Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN VIỆC XÂY DỰNG GIẢI PHÁP CHO BÀI TOÁN T+2 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.45 KB, 4 trang )




TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN VIỆC XÂY DỰNG
GIẢI PHÁP CHO BÀI TOÁN T+2
(Phiên bản tài liệu: 1.0)




















1

Hà nội, 03/2010
Tài liệu này được lập trên cơ sở đã phân tích và để thống nhất yêu cầu về quy
trình thanh toán bù trừ cho phép NĐT bán trước chứng khoán từ ngày T+2 trở


đi trong chu kỳ thanh toán T+3.
- Bán chứng khoán ngày T+2: là bán số lượng chứng khoán (mua ngày T) vào
ngày T+2 (trước ngày chứng khoán mua ngày T về tài khoản giao dịch ngày T+3).
- Giao dịch chứng khoán thông thường (đã có số dư chứng khoán sở hữu) quy
ước là giao dịch T.
- Giao dịch bán chứng khoán ngày T+2 quy ước là giao dịch T2.
- Ngày thanh toán là ngày thanh toán (T+3) đối với giao dị
chT hoặc giao dịch
T2.
I. Tài khoản sử dụng và cách thức hạch toán:
- Tạm quy ước là các tài khoản TK1, TK2, TK3, TK4, TK5
STT Ký hiệu Nội dung
1 TK1 Tài khoản giao dịch
2 TK2 Tài khoản chờ thanh toán (chuyển đi)
3 TK3 Tài khoản chờ nhận về
4 TK4 Tài khoản chờ thanh toán của việc bán chứng khoán T+2
5 TK5 Tài khoản kiểm tra bán khống

Tài khoản TK1 tương ứng với Tài khoản 0121- TK chứng khoán giao dịch
Chế độ kế toán đã có tài khoản: Tài khoản 0125- chứng khoán chờ thanh toán,
theo hướng dẫn dùng để hạch toán chứng khoán đã được khớp lệnh mua, bán đang
trong thời gian chờ thanh toán. Tuy nhiên, để đảm bảo việc quản lý cũng như thực
hiện hạch toán việc thanh toán bán chứng khoán T+2, TVLK và VSD cần phải mở
các tiểu khoản của tài kho
ản chứng khoán chờ giao dịch như: TK chứng khoán chờ
thanh toán (chuyển đi), TK chờ nhận về, TK chờ thanh toán ( chờ chuyển đi đối với
bán chứng khoán T+2).

- Cách thức hạch toán các tài khoản như sau:
1. Tài khoản CK giao dịch - TK1:

2

- Ghi tăng vào ngày thanh toán giao dịch (sau khi chạy TTBT) đối với giao
dịch mua chứng khoán.
- Ghi giảm vào ngày T (sau khi có kết quả giao dịch) đối với các giao dịch bán
chứng khoán ngày T.
Số dư = Số lượng chứng khoán hiện đang sở hữu ngày T (không bao gồm số
chứng khoán đã bán đang chờ chuyển đi).
2. Tài khoản CK chờ thanh toán( chờ chuyển đi) -TK2:
- Ghi tăng vào ngày T (sau khi có kết quả giao dịch) đối với các giao dịch bán
chứng khoán ngày T.
- Ghi giảm vào ngày thanh toán sau khi thanh toán giao dịch T
Số dư = Số lượng chứ
ng khoán bán (giao dịch T) đang phong toả chờ chuyển
đi.
3. Tài khoản CK chờ về (mua chờ nhận về) - TK3:
- Ghi tăng vào ngày T+2 đối với giao dịch mua chứng khoán ngày T
- Ghi giảm vào ngày thanh toán sau khi thanh toán giao dịch T
Số dư: Số lượng chứng khoán mua vào ngày T-2 đang chờ nhận về
4. Tài khoản CK chờ thanh toán (trường hợp bán trên tài khoản CK chờ về)
- TK4:
- Ghi tăng vào ngày T (sau khi có kết quả giao dịch) đối với các giao dịch bán
chứng khoán đã mua vào ngày T-2 ( lệ
nh bán khi không đủ số dư trên TK1 và có số
dư trên TK3).
- Ghi giảm vào ngày thanh toán sau khi thanh toán giao dịch T2
Số dư = Số lượng chứng khoán bán (giao dịch T2) đang phong toả chờ
chuyển đi
5. Tài khoản kiểm tra việc bán khống - TK5 = TK1+TK3-TK4>0
Số lượng chứng khoán được bán chỉ trong phạm vi số dư tài khoản TK5.

III. Nguyên tắc thực hiện thanh toán:
- TVLK và VSD phải mở các tài khoản TK2, TK3, TK4. Số dư các tài khoản
lưu ký của TVLK và VSD phải luôn khớp vớ
i nhau.
3

- Chứng khoán bán sẽ được trích từ số chứng khoán hiện đã sở hữu (giảm
TK1) trước, nếu không đủ sẽ trích tiếp từ số chứng khoán đang chờ nhận về (tăng
TK4). Số lượng chứng khoán trích từ các tài khoản được tính tròn theo lô giao dịch
quy định tại các SGDCK.
- Việc xác nhận giao dịch, nộp hồ sơ sửa lỗi phải được thực hiện trong ngày
T+1,VSD hoàn tất việc sửa lỗi trong buổi sáng ngày T+2.
IV. Nguyên tắc tính thực hiện quyền:
- Số lượng CK tính quyền được xác định bằng tổng số lượng CK trên TK1 và
TK2 tại ngày đăng ký cuối cùng.


4


×