Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Thi thu DH 2012 2013 Hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.03 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ G D & Đ T ĐĂK LĂK TRƯỜNG THPT Y JUT. ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG LẦN THỨ NHẤT NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn: Sinh Học Thời gian làm bài: 90 phút; đề thi gồm 6 trang Mã đề thi 132. (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: ............................. I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40) Câu 1: Menđen đã giải thích định luật phân li bằng. A. Sự phân li độc lập, tổ hợp tự do của các nhân tố di truyền B. Sự kết hợp ngẫu nhiên các giao tử C. Giả thuyết giao tử thuần khiết D. Sự hình thành giao tử độc lập Câu 2: Kết quả của tiến hóa tiền sinh học là. A. Hình thành các đại phân tử hữu cơ B. Hình thành mầm mống sinh vật đầu tiên C. Hình thành cơ thể sinh vật nhân sơ D. Hình thành các hạt côaxecva Câu 3: Đoạn nhiễm sắc thể đứt gãy không mang tâm động trong trường hợp đột biến mất đoạn sẽ: A. Trở thành nhiễm sắc thể ngoài nhân B. Bị tiêu biến trong quá trình phân bào C. Không nhân đôi và tham gia vào cấu trúc nhân của 1 trong 2 tế bào con D. Trở thành 1 nhiễm sắc thể mới Câu 4: Theo quan niệm hiện đại nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên là: A. Biến dị xác định và biến dị không xác định B. Biến dị cá thể và đột biến C. Biến đổi cơ thể và đột biến D. Biến dị tổ hợp và đột biến Câu 5: Một đoạn sợi cơ bản gồm 10 nucleoxom và 9 đoạn ADN nối, mỗi đoạn nối trung bình có 50 cặp nucleotit .Tổng chiều dài của đoạn ADN xoắn kép trong đoạn sợi cơ bản trên và tổng số phân tử Histon có trong đoạn sợi cơ bản đó lần lượt là. A. 6494 A0 ; 89 B. 6492 A0 ; 80 C. 6494 A0 ; 80 D. 6494 A 0 ;79 Câu 6: Thỏ bị bạch tạng không tổng hợp được sắc tố mêlanin nên lông màu trắng, con ngươi của mắt có màu đỏ do nhìn thấu cả mạch máu trong đáy mắt. Đây là hiện tượng di truyền: A. Tương tác cộng gộp B. Tương tác bổ sung C. Tác động đa hiệu của gen D. Liên kết gen hoàn toàn Câu 7: Một người vô tình bỏ nhầm 4 quả trứng không được thụ tinh chung với 6 quả trứng đã được thụ tinh và sau đó lấy ra ngẫu nhiên 5 quả cho ấp. Xác suất để số trứng đem ấp nở được ít nhất 1 con trống. A. 7,28% B. 41,12% C. 63,88% D. 85,34% Câu 8: Ở cà chua, A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng. Khi cho cà chua quả đỏ dị hợp tự thụ phấn được F1. Xác suất chọn được ngẫu nhiên 3 quả cà chua màu đỏ, trong đó có 2 quả kiểu gen dị hợp và 1 quả có kiểu gen đồng hợp từ số quả đỏ ở F1 là: A. 1/16 B. 4/27 C. 12/27 D. 6/27 Câu 9: Nhân tố có vai trò tăng cường sự phân hóa trong nội bộ quần thế làm cho quần thể nhanh chóng phân li thành các quần thể mới là. A. Quá trình giao phối B. Các cơ chế cách li C. Quá trình chọn lọc tự nhiên D. Quá trình đột biến Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của quá trình giao phối trong tiến hóa? A. Giao phối góp phần làm tăng tính đa dạng di truyền. B. Giao phối cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên. C. Giao phối tạo ra alen mới trong quần thể. D. Giao phối làm trung hòa tính có hại của đột biến. Câu 11: Trình tự các gen trên NST ở 4 nòi thuộc một loài được kí hiệu bằng các chữ cái như sau: (1): ABGEDCHI (2): BGEDCHIA (3): ABCDEGHI (4): BGHCDEIA. Cho biết sự xuất hiện mỗi nòi là kết quả của một dạng đột biến cấu trúc NST từ nòi trước đó.Trình tự xuất hiện các nòi là: A. 2→4→3→1 B. 1→2→4→3 C. 3→1→2→4 D. 2→1→3→4 Câu 12: Người ta đã sử dụng phương pháp nào sau đây để phát hiện ra hội chứng Đao ở người trong giai đoạn sớm, trước sinh? A. Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi phân tích ADN. B. Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích NST giới tính X..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> C. Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi cho phân tích prôtêin. D. Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích NST thường. Câu 13: Nhiệt độ môi trường tăng, ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ sinh trưởng, tuổi phát dục của động vật biến nhiệt? A. Tốc độ sinh trưởng tăng, thời gian phát dục kéo dài. B. Tốc độ sinh trưởng giảm, thời gian phát dục kéo dài. C. Tốc độ sinh trưởng giảm, thời gian phát dục giảm. D. Tốc độ sinh trưởng tăng, thời gian phát dục rút ngắn. Câu 14: Trong quần thể người có một số thể đột biến sau:1 - Ung thư máu; 2 - Hồng cầu hình liềm; 3 - Bạch tạng; 4 - Hội chứng Claiphentơ; 5 - Dính ngón tay số 2 và 3; 6 - Máu khó đông; 7 - Hội chứng Tơcnơ; 8 Hội chứng Đao; 9 - Mù màu. Những thể đột biến nào là đột biến nhiễm sắc thể? A. 1,2,4,5. B. 1, 4, 7 và 8. C. 1, 3, 7, 9. D. 4, 5, 6, 8. A B O Câu 15: Ở người, tính trạng nhóm máu ABO do một gen có 3 alen I , I , I qui định. Trong một quần thể cân bằng di truyền có 25% số người mang nhóm máu O; 39% số người mang nhóm máu B. Một cặp vợ chồng đều có nhóm máu A sinh một người con, xác suất để người con này mang nhóm máu giống bố mẹ là bao nhiêu? 3 119 19 25 A. 4 B. 144 C. 24 . D. 144 Câu 16: Để kiểm tra giả thuyết của Oparin và Handan, năm 1953 Milơ đã tạo ra môi trường nhân tạo có thành phần hoá học giống khí quyển nguyên thuỷ của Trái Đất. Môi trường nhân tạo đó gồm: A. CH4, CO, H2 và hơi nước B. CH4, NH3, H2 và hơi nước C. N2, NH3, H2 và hơi nước D. CH4, CO2, H2 và hơi nước Câu 17: Trong kỹ thuật chuyển gen, người ta thường chọn thể truyền có các dấu chuẩn hoặc các gen đánh dấu để : A. Tạo ra ADN tái tổ hợp dễ dàng. B. Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận C. Tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện. D. Phát hiện được tế bào nào đã nhận được ADN tái tổ hợp. Câu 18: Ở một loài thực vật, tình trạng hình dạng quả do hai gen không alen phân li độc lập cùng quy định. Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả hai alen trội A và B cho quả dẹt, khi chỉ có một trong hai alen cho quả tròn và khi không có alen trội nào cho quả dài. Tính trạng màu sắc hoa do một gen có 2 alen quy định, alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Cho cây quả dẹt. hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 6 cây quả dẹt, hoa đỏ : 5 cây quả tròn, hoa đỏ : 3 cây quả dẹt, hoa trắng :1 cây quả tròn hoa trắng : 1 cây quả dài, hoa đỏ.Biết rằng không xảy ra đột biến, kiểu gen nào của (P) sau đây phù hợp với kết quả trên? BD AD Ad Ad Aa Bb BB Bb A. bd B. ad C. AD D. aD Câu 19: Trong thiên nhiên, kiểu phân bố nào của các cá thể trong quần thể xảy ra phổ biến nhất? A. Phân bố theo nhóm B. Phân bố đặc trưng C. Phân bố đồng đều D. Phân bố ngẫu nhiên Câu 20: quan niệm hiện đại , nhân tố làm trung hòa tính có hại của đột biến là : A. Giao phối B. Chọn lọc tự nhiên C. Các cơ chế cách li. D. Đột biến Câu 21: Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào được sử dụng để xác định vị trí gen trên nhiễm sắc thể: A. Chuyển đoạn B. Mất đoạn C. Lặp đoạn D. Đảo đoạn Câu 22: Một quần xã có độ đa dạng càng cao thì: A. Số lượng cá thể trong quần xã rất cao. B. Số lượng loài và tính ổn định của quần xã càng cao. C. Sẽ có sự cạnh tranh càng gay gắt D. Sau đó sẽ có khống chế sinh học làm giảm ngay độ đa dạng. Câu 23: Đột biến mất đoạn khác với chuyển đoạn không tương hỗ ở chỗ: A. Đoạn bị đứt ra không gắn vào NST khác. B. Làm NST ngắn bớt đi vài gen C. Đoạn bị đứt chỉ gồm một số cặp nuclêôtit. D. Làm NST bị thiếu gen, đa số có hại cho cơ thể. Câu 24: Khi khảo sát sự di truyền tính trạng tầm vóc cao, thấp ở người do một gen quy định được biểu hiện qua ba thế hệ như sau..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Xác suất để cặp bố, mẹ II2 và II3 sinh được một đứa con trai có tầm vóc thấp và một con gái có tầm vóc cao là. A. 28,125% B. 56,25% C. 14,0625% D. 9,375% Câu 25: Khi tổng hợp một phân tử mARN ,một gen bị hủy 2520 liên kết hidro và cần cung cấp 315 X và 405 G .Đợt phiên mã thứ nhất không vượt quá 5 lần ,gen cần 225 A;đợt phiên mã khác gen cần 315A. Số lần phiên mã của đợt thứ nhất và đợt thứ hai lần lượt là. A. 3 và 5 B. 4 và 6 C. 4 và 7 D. 5 và 7 15 Câu 26: Giả sử thí nghiệm Meselson- Stahl (dùng N đánh dấu phóng xạ để chứng minh ADN tái bản theo nguyên tắc bán bảo toàn) tiếp tục đến thế hệ thứ 4 thì tỷ lệ các phân tử ADN có chứa N15 là: A. 1/16. B. 1/8. C. 1/4. D. 1/32. Câu 27: Tần số tương đối của alen A ở phần đực trong quần thể là 0,6. Qua ngẫu phối quần thể đã đạt được trạng thái cân bằng di truyền với cấu trúc như sau: 0,49 AA + 0,42 Aa + 0,09 aa. Xác định tần số tương đối của alen A và a ở phần cái của quần thể ban đầu. A. A : a = 0,7 : 0,3 B. A : a = 0,51 : 0,49 C. A : a = 0,8 : 0,2 D. A : a = 0,6 : 0,4 Câu 28: Một quần thể có tần số kiểu gen ban đầu: 0,4AA : 0,1aa : 0,5Aa. Biết rằng các cá thể dị hợp tử chỉ có khả năng sinh sản bằng 1/2 so với khả năng sinh sản của các cá thể đồng hợp tử. Các cá thể có kiểu gen AA và aa có khả năng sinh sản như nhau. Sau một thế hệ tự thụ phấn thì tần số cá thể có kiểu gen dị hợp tử sẽ là: A. 25,33% B. 12,25% C. 15.20% D. 16,67% Câu 29: Trong 1 khu rừng rộng 5000 ha. Mật độ sếu đầu đỏ vào năm nghiên cứu thứ nhất là 0,25 cá thể/ ha. Năm thứ 2 có 1350 cá thể xuất hiện. Biết tỉ lệ tử vong của quần thể là 2%/năm. Số lượng cá thể trong năm thứ nhất: A. 1350 B. 25 C. 1150 D. 1250 Câu 30: Loài cá nhỏ kiếm thức ăn dính ở kẽ răng của cá lớn, đồng thời làm sạch chân răng của cá lớn. Trên đây là mối quan hệ sinh thái nào? A. Kí sinh B. Hợp tác C. Hội sinh D. Cộng sinh Câu 31: Xét 4 gen của một loài: gen I có 2 alen nằm trên NST thường ; gen II có 3 alen và gen III có 2 alen cùng nằm trên NST X ở đoạn không tương đồng với Y; gen IV có 2 alen nằm trên Y ở đoạn không tương đồng với X. Các gen liên kết không hoàn toàn, số kiểu gen và số kiểu giao phối nhiều nhất có thể có trong quần thể là A. 57 kiểu gen và 540 kiểu giao phối. B. 99 kiểu gen và 2.268 kiểu giao phối. C. 57 kiểu gen và 756 kiểu giao phối. D. 99 kiểu gen và 4.752 kiểu giao phối. Câu 32: Ở một loài thực vật, alen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định hoa vàng. Hai cặp gen này nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 1. Alen D qui định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quả dài, cặp gen Dd nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 2. Cho giao phấn giữa hai cây (P) đều thuần chủng được F 1 dị hợp về 3 cặp gen trên. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2, trong đó cây có kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài chiếm tỉ lệ 1%. Biết rằng hoán vị gen xảy ra cả trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Tính theo lí thuyết cây có kiểu hình thân cao, hoa đỏ, quả tròn ở F2 chiếm tỉ lệ : A. 40,5% B. 54,0% C. 38,25% D. 66,0% Câu 33: Ở một loài siinh vật có bộ NST 2n = 24.Trong bộ nhiễm sắc thể của cá thể này có 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng chỉ chứa toàn các cặp gen đồng hợp, 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng chỉ chứa 1 cặp gen dị hợp có trao đổi đoạn tại 2 điểm và 3 cặp nhiễm sắc thể tương đồng chứa nhiều cặp gen dị hợp có trao đổi đoạn tại 1 điểm trong quá trình giảm phân. Các cặp nhiễm sắc thể tương đồng còn lại đều chứa nhiều cặp gen dị hợp nhưng trong giảm phân không xảy ra trao đổi đoạn. Nếu không xảy ra đột biến thì khả năng tối đa cá thể này có thể tạo ra bao nhiêu loại giao tử. A. 8192 B. 4096 C. 6144 D. 2048.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu 34: Ởngười, tính trạng ngón trỏ ngắn hơn ngón tay đeo nhẫn quy định bởi gen nằm trên NST thường nhưng chịu ảnh hưởng của giới tính. Gen này là trội ở đàn ông nhưng là lặn ở đàn bà.Trong một quần thể, số người đàn ông có tay trỏ ngắn là 120, số người đàn ông có ngón trỏ dài là 210. Tần số những người đàn bà có ngón trỏ ngắn và ngón trỏ dài là bao nhiêu? A. 20% ngắn, 80% dài. B. 8% ngắn, 92% dài . C. 4% ngắn, 96% dài. D. 40% ngắn, 60% dài. Câu 35: Trong quá trình tiến hóa nhỏ, sự cách li có vai trò: A. Góp phần thúc đẩy sự phân hóa kiểu gen của quần thể gốc. B. Xóa nhòa những khác biệt về vốn gen giữa 2 quần thể đã phân li. C. Làm thay đổi tần số alen từ đó hình thành loài mới. D. Tăng cường sự khác nhau về kiểu gen giữa các loài , các họ. Câu 36: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng. Cho cây (P) có kiểu gen Aa tự thụ phấn thu được F1; tiếp tục cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Biết rằng không có đột biến xẩy ra, số cây con được tạo ra khi cho các cây F 1 tự thụ phấn là tương đương nhau. Tính theo lí thuyết, cây có kiểu hình hoa đỏ ở F2 chiếm tỉ lệ A. 37,5%. B. 75,0%. C. 62,5%. D. 50,0%. Câu 37: Ứng dụng sự thích nghi của cây trồng đối với nhân tố ánh sáng, người ta đã trồng xen các loài cây theo trình tự: A. Cây ưa lạnh trồng trước, cây ưa nhiệt trồng sau. B. Cây ưa ẩm trồng trước, cây chịu hạn trồng sau. C. Cây ưa sáng trồng trước, cây ưa bóng trồng sau. D. Cây ưa bóng trồng trước, cây ưa sáng trồng sau. Câu 38: Môi trường sống không đồng nhất và thường xuyên thay đổi, loại quần thể nào sau đây có khả năng thích nghi cao nhất? A. Quần thể có kích thước lớn và sinh sản giao phối B. Quần thể có kích thước nhỏ và sinh sản giao phối. C. Quần thể có kích thước nhỏ và sinh sản vô tính D. Quần thể có kích thước lớn và sinh sản tự phối. Câu 39: Một loài sâu hại quả có C = 9,6 0C, trong điều kiện ấm nóng của Miền Nam sâu hoàn thành chu kỳ phát triển của mình sau 56 ngày. Nhưng ở các tỉnh Miền Bắc nhiệt độ trung bình lạnh hơn 4,8 0C nên sâu cần 80 ngày. Vậy nhiệt độ trung bình của mỗi miền là: A. Nam là 26,60C - Bắc là 21,80C B. Nam là 25,60C - Bắc là 20,80C 0 0 C. Nam là 24,6 C - Bắc là 19,8 C D. Nam là 23,60C - Bắc là 18,80C Câu 40: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, các nhóm linh trưởng phát sinh ở. A. Kỉ Đệ Tứ (Thứ tư) của đại Tân sinh B. Kỉ Krêta (Phấn trắng) của đại Trung Sinh C. Kỉ Jura của đại Trung sinh D. Kỉ Đệ Tam (thứ ba) của đại Tân sinh II. PHẦN RIÊNG [10 câu] Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc phần B) A- Theo chương trình Chuẩn ( 10 câu, từ câu 41 đến câu 50) Câu 41: Cho vị trí các gen trên 1 NST như sau. A B C D A 30 20 30 B 30 10 60 C 20 10 50 D 30 60 50 Trật tự phân bố của gen trên bản đồ di truyền là. A. A- B- C- D B. B- C- A- D C. B- C- D- A D. C- B- D- A Câu 42: Trong các ví dụ dưới đây, ví dụ nào thuộc cơ quan tương tự: A. Gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà Lan B. Vây cá và vây cá voi C. Cánh dơi và tay khỉ D. Tuyến nước bọt của chó và tuyến nọc độc của rắn Câu 43: Bệnh nhiễm sắc thể phổ biến nhất ở người là: A. Hội chứng Etuôt B. Hội chứng Claiphentơ C. Hội chứng Patau D. Hội chứng Đao Câu 44: Cho cấu trúc di truyền của quần thể như sau: 0,4 AABb: 0,4 AaBb: 0,2 aabb. Người ta tiến hành cho quần thể trên tự thụ phấn bắt buộc qua 3 thế hệ. Tỉ lệ cơ thể mang hai cặp gen đồng hợp trội là. A. B. C. D. Câu 45: So với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới ấm áp, động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới (nơi có khí hậu lạnh) thường có: A. Tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể giảm, góp phần làm tăng sự toả nhiệt của cơ thể..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> B. Tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể tăng, góp phần làm tăng sự toả nhiệt của cơ thể. C. Tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể giảm, góp phần hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể. D. Tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể tăng, góp phần hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể Câu 46: Cho 2 quần thể 1 và 2 cùng loài,kích thước quần thể 1 gấp đôi quần thể 2. Quần thể 1 có tần số alen A= 0,3, quần thể 2 có tần số alen A= 0,4. Nếu có 10% cá thể của quần thể 1 di cư qua quần thể 2 và 20% cá thể của quần thể 2 di cư qua quần thể 1 thì tần số alen A của 2 quần thể 1 và 2 lần lượt là: A. 0,35 và 0,4 B. 0,4 và 0,3 C. 0,31 và 0,38 D. 0,3 và 0,41 Câu 47: Theo quan điểm tiến hoá hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và các kiểu gen mới trong quần thể. B. Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn có hại ra khỏi quần thể. C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen. D. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể. Câu 48: Để phân biệt nhóm loài ưu thế, nhóm loài thứ yếu, nhóm loài ngẫu nhiên trong quần xã sinh vật người ta dựa vào. A. Vai trò của các nhóm loài trong quần xã B. Số lượng cá thể của các nhóm loài trong quần xã C. Đặc điểm phân bố của các nhóm loài trong quần xã D. Quan hệ dinh dưỡng giữa các nhóm loài trong quần xã Câu 49: Đóng góp lớn nhất của học thuyết Đacuyn là A. Phát hiện vai trò sáng tạo của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. B. Đưa ra được khái niệm biến dị cá thể để phân biệt với biến đổi hàng loạt. C. Giải thích được sự hình thành loài mới theo con đường phân li tính trạng. D. Giải thích sự hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật. Câu 50: Bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm ở người do đột biến gen dạng: A. Thay cặp G-X thành A-T dẫn đến thay thế axitamin Glutamic thành Valin B. Thay cặp T-A thành A-T dẫn đến thay thế axitamin Valin thành Glutamic C. Thay cặp T-A thành A-T dẫn đến thay thế axitamin Glutamic thành Valin D. Thay cặp G-X thành A-T dẫn đến thay thế axitamin Valin thành Glutamic B- Theo chương trình Nâng cao ( 10 câu, từ câu 51 đến câu 60) Câu 51: Chỉ số ADN là trình tự lặp lại của một đoạn nuclêôtit A. Trong vùng điều hòa của gen. B. Trong các đoạn êxôn của gen. C. Trên ADN không chứa mã di truyền. D. Trong vùng kết thúc của gen. Câu 52: Phương pháp nào sau đây đạt hiệu quả tốt nhất trong việc duy trì ưu thế lai ở một giống cây trồng ? A. Trồng bằng hạt đã qua chọn lọc. B. Cho tự thụ phấn bắt buộc C. Nhân giống vô tính bằng cành giâm D. Nuôi cấy mô Câu 53: Hiện nay, một trong những biện pháp ứng dụng liệu pháp gen đang được các nhà khoa học nghiên cứu nhằm tìm cách chữa trị các bệnh di truyền ở người là A. Đưa các prôtêin ức chế vào trong cơ thể người để ức chế hoạt động của gen gây bệnh B. Làm biến đổi các gen gây bệnh trong cơ thể thành các gen lành C. Bổ sung gen lành vào cơ thể người bệnh D. Loại bỏ ra khỏi cơ thể người bệnh các sản phẩm dịch mã của gen gây bệnh Câu 54: Kimura đã đề suất thuyết tiến hóa trung tính dựa trên các nghiên cứu về những biến đổi trong cấu trúc của. A. các nhiễm sắc thể B. các phân tử prôtêin C. các phân tử ARN D. các phân tử ADN Câu 55: Điều giải thích cho hiện nay vẫn song song tồn tại các nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm sinh vật có tổ chức cao: A. Thích nghi với hoàn cảnh sống là chiều hướng tiến hóa cơ bản nhất B. Thích nghi ngày càng hợp lí C. Cấu trúc vật chất di truyền của sinh vật có tổ chức thấp rất đa dạng D. Sinh giới ngày càng đa dạng------------------------------------Câu 56: Chọn lọc tự nhiên đào thải các đột biến có hại và tích luỹ các đột biến có lợi trong quần thể, alen đột biến có hại sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải: A. Khỏi quần thể rất chậm nếu đó là alen trội. B. Không triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen trội. C. Triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen lặn. D. Khỏi quần thể rất nhanh nếu đó là alen trội. Câu 57: Tác động của chọn lọc sẽ tạo ra được sự cân bằng ổn định với cả hai loại alen (trội và lặn) cùng hiện diện là:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> A. Chọn lọc chống lại alen trội. B. Chọn lọc chống lại alen lặn. C. Chọn lọc chống lại thể dị hợp. D. Chọn lọc chống lại thể đồng hợp. Câu 58: Sự di truyền của 2 cặp tính trạng được quy định bởi 2 cặp gen, di truyền trội hoàn toàn. Nếu F1 có tỷ lệ kiểu hình 7 A-B-: 5A-bb: 1aaB-: 3aabb, thì P có kiểu gen, tần số hoán vị gen là: AB AB AB Ab A. ab x ab , hoán vị một bên với f = 25% B. ab x aB , hoán vị 2 bên với f = 18,75% AB Ab AB aB C. ab f = 25% x ab D. ab f = 25% x ab Câu 59: Về trật tự khoảng cách giữa 3 gen X, Y và Z người ta nhận thấy như sau: A-----------22cM-----------B------13cM-------D. Abd abd x Hệ số trùng hợp là 0,7. Nếu P : aBD abd thì tỉ lệ % kiểu hình không bắt chéo của F1 là: A. 70,5% B. 69% C. 67% D. 60,9% Câu 60: Có 2 loại protein bình thường có cấu trúc khác nhau được dịch mã từ 2 phân tử mARN khác nhau. Nhưng 2 phân tử mARN được phiên mã từ 1 gen trong nhân tế bào. Hiện tượng này xảy ra do: A. Các exon trong cùng 1 gen được xử lý theo những cách khác nhau để tạo nên các phân tử mARN khác nhau. B. Hai protein có cấu trúc không gian và chức năng khác nhau. C. Một đột biến xuất hiện trước khi gen phiên mã làm thay đổi chức năng của gen. D. Các gen được phiên mã từ những gen khác nhau. --------------------------------------------------------- HẾT ----------.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×