Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

tiểu luận:CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆP 4.0 Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.7 KB, 12 trang )

BÀI THI MÔN: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
ĐỀ TÀI:

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH

CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆP 4.0 Ở VIỆT NAM

BÀI LÀM:

PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH
TẾ TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CƠNG NGHIỆP 4.0 Ở VIỆT NAM
1.1.TÌM HIỂU CHUNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Ở VIỆT NAM
1.1.1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là sự vận động phát triển của các ngành làm
thay đổi vị trí, tỷ trọng và mối quan hệ tương tác giữa chúng theo thời gian để phù hợp
với sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội.
1.1.2. Ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế luôn là vấn đề then chốt, đóng vai trị quyết
định đối với q trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Ý nghĩa của chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế là:


Phát huy các lợi thế so sánh để khi khai thác và sửa dụng có hiệu quả các nguồn

lực phát triển của quốc gia, địa phương, trên cơ sở đó tái cơ cấu nền kinh tế theo
hướng phân bổ lại các nguồn lực từ các khu vực có năng suất thấp sang các khu vực có
năng suất cao hơn.
 Tạo ra khả năng sản xuất hang hóa với khối lượng lơn hơn, chất lượng cao hơn,
đa dạng hóa về chủng loại đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
 Góp phần tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho người


lao động.

1


 Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền linh tế; đẩy nhanh q trình
cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa; nâng cao khả năng ứng dụng khoa học và công nghệ ;
tạo điều kiện ứng dụng các phương thức quản lý tiên tiến và hiện đại.

1.1.3. Khái quát về công nghiệp 4.0
Cách mạng Công nghiệp 4.0 (hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư) là sự
ra đời của một loạt các công nghệ mới, kết hợp tất cả các kiến thức trong lĩnh vực vật
lý, kỹ thuật số, sinh học, và ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, nền kinh tế, các ngành
kinh tế và ngành công nghiệp.
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 thực sự đang mang đến rất nhiều thay đổi mới
cho tất cả mọi lĩnh vực trong nền kinh tế, đời sống xã hội. Công nghiệp 4.0 thúc đẩy
chuyển đổi kỹ thuật số của sản xuất thơng qua việc tích hợp các hệ thống và quy trình
khác nhau trước đây thơng qua các hệ thống máy tính được kết nối với nhau qua chuỗi
cung ứng và giá trị. Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang báo hiệu một sự thay đổi trong
bối cảnh sản xuất truyền thống bao gồm ba xu hướng công nghệ thúc đẩy sự chuyển
đổi này: kết nối, thơng minh và tự động hóa linh hoạt . Có thể mở ra kỷ nguyên mới
của đầu tư, giúp quá trình sản xuất nhanh hơn, tốn ít sức người, năng suất và chất
lượng cuộc sống của con người được tăng cao: Việc áp dụng sự tiến bộ của khoa học,
kĩ thuật, máy móc vào trong cuộc sống, trong việc sản xuất giúp cho năng suất lao
động được tăng cao từ đó cải thiện được cuộc sống của con người. Đối với các nhà đầu
tư thì cơng nghệ 4.0 sẽ mở ra cơ hội thu được mức lợi nhuận khổng lồ tương tự như
các cuộc cách mạng trước đem lại.
1.1.4. Yêu cầu chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đáp ứng cách mạng
công nghiệp 4.0
Xuất phát từ những yêu cầu phát triển các ngành để có tăng trưởng kinh tế cao

phù hợp với sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất và phân công xã hội,
chuyển dịch cơ cầu ngành kinh tế cầg n có một số yêu cầu chung để đáp ứng cách
mạng công nghiệp 4.0:

2


 Chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng khai thác hiệu quả và tạo ra lợi thế so
sánh mới bằng việc áp dụng công nghệ 4.0 để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản
phẩm, doanh nghiệp, ngành, lĩnh vực và quốc gia. Định hướng phát triển ngành là lấy
hiệu quả kinh tế, đo bằng năng suất và tốc độ tăng năng suất là mục tiêu số một.
 Chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng áp dụng công nghệ 4.0 tham gia vào
chuỗi giá trị toàn cầu, vươn tới các khâu có giá trị tăng ngày càng cao.
 Chuyển dịch cơ cấu ngành phải hướng đến dựa nhiều hơn, vững chắc hơn vào
các ngành công nghiệp công nghệ hiện đại, có khả năng tạo ra và phát triển các năng
lực cạnh tranh với thành tố chủ chốt là trí tuệ và công nghệ cao.
1.2.XU HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC
TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
 Mỹ: Giai đoạn năm 2011 - 2016, các ngành kinh tế Mỹ chịu tác động từ Cách
mạng công nghiệp 4.0, xu hướng chuyển dịch ngành kinh tế diễn ra mạnh mẽ. Điển
hình là ngành Cơng nghệ thơng tin, dịch vụ có tỷ trọng chuyển dịch mạnh nhất trong
nền kinh tế Mỹ. Trong giai đoạn này, ngành CNTT tăng tỷ trọng từ 5% lên 5,5%;
ngành Giáo dục, y tế, dịch vụ tăng từ 1,7% lên 2,1%. Có thể thấy, cơ cấu ngành kinh tế
của Mỹ có sự chuyển dịch theo đúng quy luật thị trường, khơng có sự can thiệp của
Chính phủ. Các xu hướng cơng nghệ mới của các tập đồn cơng nghệ hàng đầu thế
giới đều đặt trụ sở ở Mỹ như: Apple, Intel, Microsoft, Facebook, Uber, Amazon…
 Trung Quốc: Đối với ngành công nghiệp, tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh
tế đã liên tục giảm, rõ nét nhất là năm 2015 với tỷ trọng là 35,3%. Đây cũng là năm tỷ
trọng ngành Công nghiệp giảm xuống mức thấp nhất. Trong khi đó, ngành Điện thoại
viễn thơng vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khi sản lượng điện thoại sản xuất tăng từ

150 triệu chiếc lên gần 170 triệu chiếc, sản lượng màn hình sản xuất tăng từ 13 triệu
chiếc lên 16 triệu chiếc… Có thế thấy, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Trung Quốc
cũng chịu tác động mạnh mẽ từ CMCN 4.0. Tuy nhiên, nước này đã tận dụng triệt để
những thành tựu của cuộc cách mạng để cải cách nền kinh tế theo hướng phát triển
nhanh, bền vững hướng tới mục tiêu vượt qua Mỹ, trở thành cường quốc kinh tế lớn
nhất thế giới.

3


 Đức: Thuật ngữ “CMCN 4.0” được bắt nguồn từ báo cáo về công nghiệp 4.0
của Đức từ năm 2013. Theo đó, Đức đã có kế hoạch xây dựng ngành Cơng nghiệp 4.0
hướng tới hình thành các “nhà máy thơng minh” dựa trên sức mạnh của Đức trong các
hệ thống nhúng. Từ hệ thống nhúng này các nhà máy phát triển các hệ thống độc lập,
các bộ phận độc lập, tự động hóa cao và có khả năng nhúng vào một môi trường hay
một hệ thống "mẹ" với sự tương thích cao về cả phần cứng và phần mềm.Các hệ thống
này đáp ứng và giải quyết được các vấn đề trong lĩnh vực cơng nghiệp, tự động hố
điều khiển, quan trắc và truyền tin. Nhờ đó, Đức đã đạt được các mục tiêu trong áp
dụng công nghệ của CMCN 4.0 đối với phát triển các ngành công nghiệp truyền thống,
bảo đảm vị thế và gia tăng đáng kể tỷ trọng công nghiệp chế tạo trong cơ cấu GDP.

PHẦN 2: THỰC TRẠNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Ở VIỆT NAM
2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam những năm gần đây
Giai đoạn từ 2011- 2019, tỷ trọng ngành Dịch vụ đã chiếm vị trí đứng đầu
trong GDP, ngành cơng nghiệp đã khơng cịn có tầm quan trọng như giai đoạn trước
kia. Sự chuyển dịch này cho thấy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam đang đi đúng
hướng và hiệu quả hơn bởi chỉ có cơng nghiệp và dịch vụ mới đem lại giá trị gia tăng
lớn và hiệu quả cho nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững. Thực tế, các nước có
nền kinh tế phát triển trên thế giới thường có ngành Dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong

GDP. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam so với dịch
chuyển cơ cấu kinh tế của các nước phát triển vẫn còn khoảng cách lớn. Đối với các
nước đang phát triển trong khu vực, tỷ trọng ngành Dịch vụ trong GDP của Việt Nam
là tương đương; tuy nhiên, tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP vẫn cao hơn khoảng
trên dưới 10%.
Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành tại Việt Nam những năm gần
đây được đánh giá có sự thay đổi rõ rệt. Điều đó được thể hiện ở sự sụt giảm tỷ trọng
khu vực I, tăng tỷ trọng ở khu vực II, III. Cụ thể, ở khu vực I. tỷ trọng về ngành trồng

4


trọt, chăn nuôi giảm, tăng ở ngành thủy sản. Ở khu vực II, tỷ trọng ngành công nghiệp
chế biến tăng lên mạnh mẽ, cịn cơng nghiệp khai thác có xu hướng giảm nhẹ. Khu
vực III, các lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị có xu hướng
tăng nhanh.
Hình 1: Cơ cấu kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm 2019

/>Nguyên nhân dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên là do Nhà nước
có chủ trương, chính sách thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên mọi
khía cạnh. Ngồi ra, Nhà nước cũng áp dụng đường lối đổi mới về khoa học - công
nghệ, nhất là tác động từ cuộc cách mạng khoa học cơng nghiệp 4.0 đã góp phần làm
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế một cách nhanh chóng.
2.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Ở VIỆT NAM
2.2.1. Tích cực

5



Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có bước phát triển tích cực, đạt
được nhiều thành tựu đáng kể. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2019 đạt kết
quả ấn tượng, với tốc độ tăng trưởng 7,02%, vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra từ
6,6%-6,8%. Đây là năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt trên 7% kể
từ năm 2011.
Về chất lượng tăng trưởng kinh tế, năm 2019, đóng góp của năng suất các nhân
tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GDP đạt 46,11%, bình quân giai đoạn 2016-2019
đạt 44,46%, cao hơn nhiều so với mức bình quân 33,58% của giai đoạn 2011-2015.
Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2019 đạt 110,4 triệu
đồng/lao động (tương đương 4.791 USD/lao động, tăng 272 USD so với năm 2018).
Theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 6,2% do lực lượng lao động được bổ sung
và số lao động có việc làm năm 2019 tăng cao.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2019 vượt mốc 500 tỷ USD,
trong đó ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế trong nước ở lĩnh vực
xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều tốc độ tăng của khu vực có vốn đầu tư
nước ngồi. Cán cân thương mại hàng hóa năm 2019 ước tính xuất siêu 9,9 tỷ USD,
đây là mức cao nhất trong 4 năm liên tiếp xuất siêu.
Tình hình lao động, việc làm của cả nước có sự chuyển biến tích cực. Đời sống
dân cư ngày càng được cải thiện. Chương trình xây dựng nông thôn mới trong những
năm qua chuyển biến tốt, góp phần nâng cao đời sống nhân dân khu vực nông thôn,
đẩy mạnh phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thơn.
Tính đến cuối tháng 12/2019, cả nước có 4.806 xã (đạt 53,92%) và 111 huyện
được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, vượt 3,92% so với mục tiêu giai đoạn 20102020. Đây là kết quả chỉ đạo điều hành tích cực của Đảng, Nhà nước và cố gắng của
người dân trong sản xuất như chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; mở rộng và xây
mới các khu công nghiệp, nhà máy, cơng trình, phát triển làng nghề để tạo thêm công
ăn việc làm,...

6



2.2.2. Hạn chế
Mặc dù một số mục tiêu về chuyển dịch cơ cấu đã được hoàn thành theo kế
hoạch và chiến lược đặt ra, như: chỉ tiêu về chuyển dịch cơ cấu GDP của 3 nhóm
ngành kinh tế, chỉ tiêu về cơ cấu lao động. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tế ở Việt Nam vẫn còn khá nhiều bất cập, cụ thể là:
 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, một số chỉ tiêu kế hoạch chưa hồn
thành đặt ra đó là: tỷ trọng cơng nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP.
 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa theo hướng hiện đại: Tỷ trọng nông nghiệp
vẫn còn cao (cao hơn các nước trong khu vực và trung bình của các nước có thu nhập
trung bình thấp). Tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thấp.
 Chuyển dịch cơ cấu ngành chưa theo hướng hiệu quả, chưa bền vững: sản xuất
nông nghiệp thiếu bền vững, sản xuất cơng nghiệp vẫn mang tính gia cơng, hàng hóa
trung gian chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch nhập khẩu.
 Nền kinh tế vẫn bị phụ thuộc khá nhiều vào nước ngoài, tỷ trọng kim ngạch
xuất - nhập khẩu của khu vực nước ngoài tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
kim ngạch xuất - nhập khẩu; hàng hóa trung gian nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong
kim ngạch nhập khẩu; khu vực trong nước vẫn bị nhập siêu; sản xuất trong nước phụ
thuộc vào hàng hóa trung gian nhập khẩu.

2.2.3. Nguyên nhân của hạn chế
 Sản xuất nông nghiệp còn tự phát, nhỏ lẻ, chưa theo quy hoạch, liên kết trong
sản xuất nơng nghiệp cịn yếu. Chuỗi giá trị của nhiều sản phẩm nơng nghiệp chưa
được hình thành dẫn tới đầu ra của sản phẩm nông nghiệp gặp nhiều rủi ro. Giá nông
sản không ổn định do bị phụ thuộc vào thương lái làm cho sản lượng nông sản cũng
biến động.
 Các ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước chưa phát triển dẫn tới sản xuất công
nghiệp phải phụ thuộc vào nhập khẩu ngun, nhiên liệu. Chính vì vậy, sản xuất trong
7



nước gặp bất lợi khi giá cả thế giới biến động tăng làm tăng chi phí sản xuất trong
nước, giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.
 Trình độ thiết kế, chế tạo trong lĩnh vực cơ khí còn thấp, chưa chủ động để sản
xuất được nhiều sản phẩm có giá trị và có hàm lượng cơng nghệ cao.
 Sản xuất công nghiệp chưa tham gia được nhiều vào mạng sản xuất và chuỗi
giá trị tồn cầu.
 Tình trạng thiếu vốn và các rào cản tài chính gây khó khăn cho các doanh
nghiệp ngành chế biến, chế tạo. Do phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, quy mơ
vốn ít, dẫn tới khó khăn trong việc tiếp nhận cơng nghệ có giá trị cao. Đồng thời, phần
lớn các doanh nghiệp này lại yếu kém về công nghệ, quản trị kinh doanh, quản lý sản
xuất nên lợi nhuận thấp, nhưng lại suất cho vay cao, dẫn tới doanh nghiệp không dám
vay.

PHẦN 3: GIẢI PHÁP VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG 4.0 Ở VIỆT NAM
3.1. ĐỊNH HƯỚNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG
BỐI CẢNH CÁCH MẠNG 4.0 Ở VIỆT NAM
Căn cứ vào mục tiêu Việt Nam thịnh vượng 2035, Việt Nam trở thành nước có
thu nhập cao, vì vậy, các chỉ tiêu về cơ cấu kinh tế giai đoạn đến 2030 phải tương
đương với các nước có thu nhập trung bình.
Từ mục tiêu dự báo như trên, một số vấn đề đặt ra trong giai đoạn 2021-2030
là: Tỷ trọng của công nghiệp tăng nhanh (0,52%-0,56%/năm giai đoạn 2021-2025 và
0,4-0,5%/năm giai đoạn 2026-2030); Tỷ trọng nông nghiệp giảm 0,62-0,68% /năm giai
đoạn 2021 -2025 và 0,56 - 0,64%/năm giai đoạn 2026-2030. Song, để tăng nhanh tỷ
trọng công nghiệp và giảm tỷ trọng nông nghiệp, cần dựa trên cơ sở đẩy mạnh tăng
trưởng cả nông nghiệp và công nghiệp, dịch vụ. Thế nhưng, tốc độ tăng trưởng của

8



cơng nghiệp phải nhanh hơn, trong đó cần phải tập trung phát triển các ngành công
nghiệp hiện đại, các sản phẩm cơng nghiệp có giá trị gia tăng cao.
Để đạt được các mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế như trên, một số
định hướng giải pháp cơ bản cần thực hiện:
 Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, chủ động tiếp quản các thành quả của Cách
mạng Công nghiệp 4.0 nhằm cơ cấu lại thực chất ngành công nghiệp, phát triển công
nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh nông, lâm, thủy sản, công nghiệp chế tạo; tăng năng
suất nội bộ ngành, tăng hàm lượng công nghệ và tỉ trọng giá trị nội địa trong sản
phẩm; định hình lại cơng nghiệp chế tạo trong tương lai, nâng cao hiệu quả phát triển
công nghiệp. Định hướng cho việc giải quyết thách thức trong nội tại các ngành công
nghiệp chế tạo mà cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại.
 Tiếp tục tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nền nông nghiệp đổi mới và sáng
tạo để vừa đón đầu và nắm bắt được các thành tựu của nền nông nghiệp 4.0, phát huy
được các tác động tích cực của nơng nghiệp 4.0 vừa điều chỉnh để hạn chế tối đa các
tác động tiêu cực của sự thay đổi này.
 Có chính sách hỗ trợ và cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, trang trại và
nông dân: Hỗ trợ và cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, trang trại và nơng dân
trong phát triển và ứng dụng công nghệ 4.0 ở tất cả các lĩnh vực trong chuỗi nông sản
thực phẩm; từng bước đổi mới lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề theo hướng
chuyển đổi số, tạo và bổ sung để phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng phù hợp, có thể
tiếp thu và làm chủ cơng nghệ thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN
Thứ nhất, tăng mức đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao cơng
nghệ: Để có được nền tảng công nghệ số và bộ dữ liệu lớn cần phải tăng mức đầu tư
cho khoa học cơng nghệ. Để có được chiến lược phát triển kinh tế - sản xuất phù hợp
với cách mạng công nghiệp 4.0 cần phải đổi mới phân bổ đầu tư cho KHCN, đặc biệt

9



là đầu tư nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao; Khuyến khích hơn nữa doanh nghiệp ứng
dụng và phát triển cơng nghệ trong sản xuất, kinh doanh bằng chính sách thuế.
Thứ hai, đầu tư phát triển các ngành kinh tế thông minh: Các ngành kinh tế
thông minh được hiểu theo nghĩa rộng là các ngành công nghiệp thông minh, nông
nghiệp thông minh và các ngành dịch vụ thông minh. Trong quá trình đó cần chọn lựa
một số ngành mũi nhọn có tính đột phá sau:
 Về cơng nghiệp: Đầu tư phát triển công nghiệp thông minh là một chiến lược
phát triển hiệu quả trong cuộc CMCN 4.0. Theo đó, cần đầu tư, thu hút các nguồn tài
chính mở rộng phát triển các ngành cơng nghiệp mới như trí tuệ nhân tạo, công nghệ
thông tin … các ngành nghề tạo ra nhiều giá trị gia tăng, cùng với hiệu ứng nhân rộng
và sự kết nối trước và sau giữa các ngành kinh tế. Tầm quan trọng của các chiến lược
công nghiệp thông minh là chuyển đổi cơ cấu phù hợp với mức độ phát triển quốc gia,
hội nhập với khu vực và tồn cầu, tạo mơ hình tăng trưởng mới tồn diện và bền vững.
 Hoạt động dịch vụ: Đầu tư CNTT, áp dụng cơng nghệ số phát triển dịch vụ
hành chính cơng, dịch vụ tài chính, ngân hàng; dịch vụ thể thao, du lịch; dịch vụ y tế…
Cần đẩy mạnh dịch vụ cơng trực tuyến; Đa dạng hóa các dịch vụ công và tiếp cận
được với người dân, công khai, minh bạch, chống tham nhũng. Về đầu tư phát triển
công nghệ số, dùng khoa học dữ liệu trong các ngành tài chính, ngân hàng, năng
lượng, giao thơng vận tải, logicstic…


Về đầu tư cho y tế trong việc khám chữa bệnh, quản lý hệ thống y tế: Số hố

tình trạng bệnh tật và chăm sóc y tế của mỗi người dân trong bệnh án điện tử là nền
tảng của y tế điện tử. Về đầu tư dịch vụ du lịch: Cần đa dạng các hình thức phát triển
du lịch cả du lịch ảo; tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm
lượng tri thức và cơng nghệ cao, thực hiện chương trình phát triển du lịch quốc gia.
 Nơng nghiệp: CMCN 4.0 sẽ dần xóa nhịa ranh giới nông nghiệp, công nghiệp
và dịch vụ. Cần công nghiệp hóa nơng nghiệp, gia tăng các hoạt động dịch vụ trong

nơng nghiệp như dịch vụ tài chính, thương mại, du lịch trong nơng nghiệp; khuyến
khích phát triển nơng nghiệp cơng nghệ cao, ứng dụng công nghệ trong gieo trồng,
10


chăm bón; phát triển cây con quy mơ cơng nghiệp; Sử dụng thơng tin dữ liệu số, tự
động hóa trong nơng nghiệp, nơng thơn. Số hóa được sơng ngịi, tính tốn và mơ
phỏng được các tình huống lũ lụt để có phương án thích hợp.
Thứ ba, đầu tư đào tạo công dân thế hệ số: Tiếp tục đầu tư cho giáo dục, thay
đổi giáo dục, để lớp công dân mới có tri thức và kỹ năng thích ứng được với thay đổi
do cuộc cách mạng công nghiệp mới, để nâng cao những phẩm chất và tính nhân văn
của con người mà máy khơng bao giờ có được. Xây dựng quan điểm lao động mới cho
người lao động, dưới tác động của CMCN 4.0 cho mọi tầng lớp lao động.

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế phát triển Học viện tài chính
2. Link:
 /> />

/>


/>fbclid=IwAR078fDnciM6n4L9zj9z3hsKq2I2HNEV1ZSAvISLf2gpPOjb



5feINbtWooI

/>
12



×