Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nghiên cứu phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi ở đồng bằng sông cửu long áp dụng cho dự án kênh phú đức thuộc huyện tam nông, tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

NGUYỄN NHẬT TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
KINH TẾ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH
THỦY LỢI Ở ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG – ÁP DỤNG
ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHO DỰ ÁN KÊNH PHÚ ĐỨC THUỘC
HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. Hồ Chí Minh - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

NGUYỄN NHẬT TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
KINH TẾ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH
THỦY LỢI Ở ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG – ÁP DỤNG
ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHO DỰ ÁN KÊNH PHÚ ĐỨC THUỘC


HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ XÂY DỰNG
MÃ SỐ: 60580302
LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. DƯƠNG VĂN VIỆN

TP. Hồ Chí Minh - 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện Luận văn, tơi đã nhận được sự trợ giúp quý báu của
rất nhiều tổ chức và cá nhân. Tôi muốn được bày tỏ lòng cám ơn chân thành tới các
Phòng, Ban cùng tập thể Quý thầy cô của trường Đại Học Thủy Lợi, đặc biệt là các
thầy cơ ở khoa cơng trình và khoa kinh tế của trường Đại Học Thủy Lợi – Đã trang bị
những kiến thức mới về khoa học kỹ thuật trong quản lý xây dựng.
Trước tiên, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Dương Văn Viện
là những người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ trong q trình nghiên cứu và hồn
thành luận văn.
Xin chân thành cám ơn Ban Giám đốc Ban Quản lý dự án cơng trình ngành
nơng nghiệp Đồng Tháp đã tạo điều kiện sắp xếp thời gian học tập và nghiên cứu khoa
học của tôi trong thời gian qua được thuận lợi. Luận văn sẽ khơng thể hồn thành nếu
khơng có sự giúp đỡ của các đồng nghiệp. Đó là những người đã gánh vác phần lớn
công việc của tôi trong quá trình học tập cũng như quá trình thực hiện Luận văn. Cho
tôi được gửi lời tri ân tới mọi người.
Xin chân thành cám ơn tới Trung tâm nghiên cứu công trình biển thuộc Viện
Kỹ thuật biển và Cục thống kê tỉnh Đồng tháp, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Đồng Tháp, Phịng nơng nghiệp & PTNT huyện Tam Nơng, Cty tư vấn cổ phần đầu tư
xây dựng NN đã giúp đỡ toàn bộ số liệu để thực hiện Luận văn này.

Luận văn sẽ khơng thể hồn thành nếu khơng có sự giúp đỡ của các đồng
nghiệp. Đó là những người đã gánh vác phần lớn công việc của tôi trong quá trình học
tập cũng như quá trình thực hiện Luận văn. Cho tôi được gửi lời tri ân tới mọi người.
Trong khuôn khổ luận văn, do thời gian và điều kiện hạn chế nên khơng tránh
khỏi những thiếu sót, vì vậy tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp q báu
của các Thầy, Cơ, đồng nghiệp và những người quan tâm.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 03 năm 2015

Nguyễn Nhật Trường


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Bản luận văn tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu thực sự
của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức kinh điển,
nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS
Dương Văn Viện.

Học viên thực hiện luận văn

Nguyễn Nhật Trường


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 5
1.

Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 5

2.


Mục đích của đề tài .................................................................................... 7

3.

Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................. 7

a)

Cách tiếp cận .............................................................................................7

b)

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................8

4.

Kết quả dự kiến đạt đƣợc.......................................................................... 8

Chƣơng 1. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN ......... 9
1.1. TỔNG QUAN VỀ PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ .................................. 9
1.1.1 Phương pháp dùng một vài chỉ tiêu tài chính kinh tế tổng hợp kết hợp với
một hệ chỉ tiêu bổ sung .........................................................................................9
1.1.2 Phương pháp dùng một chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo .....................11
1.1.3 Phương pháp giá trị - giá trị sử dụng........................................................15
1.2. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÃ THỰC HIỆN ............................. 17
1.3. CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ........................... 18
1.3.1. Phương pháp điều tra, khảo sát, phân tích tài liệu ....................................18
1.3.2. Phương pháp phân tích ảnh viễn thám .....................................................19
1.3.3. Phương pháp mơ hình vật lý .....................................................................19

1.3.4. Phương pháp mơ hình tốn .......................................................................20
1.4. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI VÙNG ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG ................................................................................. 21
1.5. ĐỀ XUẤT HƢỚNG NGHIÊN CỨU ...................................................... 23
Chƣơng 2. CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC DỰ ÁN ... 26
2.1 ĐIỀU TRA, THU THẬP TÀI LIỆU, SỐ LIỆU .................................... 26
2.1.1. Nguyên tắc và phương pháp thu thập tài liệu, số liệu ..............................26

Trang 1


2.1.2. Thu thập các tài liệu dân sinh kinh tế - xã hội vùng dự án ......................26
2.1.3.Các tài liệu về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng dự
án ........................................................................................................................28
2.2. CÁCH XÁC ĐỊNH DIỄN BIẾN THỦY LỰC VÙNG DỰ ÁN BẰNG
MƠ HÌNH THỦY LỰC........................................................................... 28
2.2.1. Giới thiệu mơ hình thủy lực 1 chiều (MIKE 11) áp dụng trong nghiên cứu
..................................................................................................................29
2.2.2. Ứng dụng mơ hình thủy lực 1D hệ thống sông Mê Kông (MIKE 11) ....30
2.2.3. Kết quả kiểm định mơ hình thủy lực 1D ..................................................33
2.2.4. Ứng dụng mơ hình Mike 21 tính tốn diễn biến chế độ thủy lực vùng dự
án ................................................................................................................ 35
2.2.5. Các bước thiết lập mơ hình MIKE 21 .......................................................35
2.2.6. Nhận xét việc ứng dụng mơ hình thủy lực 2D mơ phỏng diễn biến thủy
lực vùng dự án ....................................................................................................36
2.3. XÁC ĐỊNH TỔNG CHI PHÍ DỰ ÁN THUỶ LỢI (C) ........................ 36
2.3.1. Xác định tổng mức đầu tư của dự án .......................................................36
2.3.2. Chi phí quản lý vận hành cơng trình hàng năm (CQLVH) ..........................39
2.3.3. Chi phí thay thế (CTT) ...............................................................................40
2.3.4. Tổng chi phí của dự án (C).......................................................................40

2.3.5. Dùng phần mềm HitoSoft để tính tổng chi phí của dự án ........................40
2.4. XÁC ĐỊNH TỔNG LỢI ÍCH CỦA DỰ ÁN THỦY LỢI (B) ............... 42
2.4.1. Nguyên tắc xác định lợi ích của dự án thủy lợi........................................42
2.4.2. Phương pháp và trình tự xác định lợi ích của dự án thủy lợi ...................43
2.5. XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DỰ ÁN
THỦY LỢI ................................................................................................ 44
2.5.1. Giá trị thu nhập ròng (NPV) .....................................................................44

Trang 2


2.5.2. Hệ số nội hoàn kinh tế (IRR) ....................................................................45
2.5.3. Tỷ số thu nhập / chi phí (B/C) ..................................................................47
2.5.4. Phân tích độ nhạy của dự án .....................................................................48
2.5.5. Phân tích tác động của dự án thủy lợi đối với kinh tế xã hội vùng hưởng
lợi

..................................................................................................................49

2.5.6. Các tiêu chí để đánh giá hiệu quả dự án thủy lợi .....................................50
Chƣơng 3. ÁP DỤNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN KÊNH PHÚ ĐỨC ...... 52
3.1. TỔNG QUAN DỰ ÁN KÊNH PHÚ ĐỨC ............................................. 52
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ....................................................................................52
3.1.2. Đặc điểm dân sinh kinh tế - xã hội ...........................................................57
3.1.3. Hiện trạng hạ tầng vùng dự án .................................................................58
3.1.4. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng dự án ........................................60
3.1.5. Quy mơ hệ thống cơng trình.....................................................................61
3.2. TÍNH TỐN ĐÁNH GIÁ CHẾ ĐỘ THỦY LỰC TRƢỚC VÀ SAU
KHI CÓ DỰ ÁN KÊNH PHÚ ĐỨC....................................................... 62
3.2.1. Thiết lập mơ hình MIKE 21 .....................................................................62

3.2.2. Phạm vi và miền tính tốn của mơ hình ...................................................63
3.2.3. Lưới tính và cơ sở dữ liệu đầu vào ..........................................................63
3.2.4. Kết quả tính tốn.......................................................................................65
3.2.5. Nhận xét kết quả tính tốn ........................................................................66
3.3. XÁC ĐỊNH TỔNG CHI PHÍ DỰ ÁN (C) ............................................. 67
3.3.1. Tổng mức đầu tư ......................................................................................67
3.3.2. Chi phí quản lý vận hành hàng năm (CQLVH) ...........................................67
3.3.3. Chi phí thay thế (CTT) ...............................................................................67
3.3.4. Tổng chi phí của dự án (C).......................................................................68

Trang 3


3.4. XÁC ĐỊNH TỔNG LỢI ÍCH CỦA DỰ ÁN (B) .................................... 68
3.4.1. Sản lượng dự kiến sẽ tăng thêm khi có dự án ..........................................68
3.4.2. Xác định các yếu tố đầu vào đầu ra của sản xuất nông nghiệp ................69
3.4.3. Xác định các chỉ tiêu hiệu quả của dự án .................................................72
3.4.4. Nhận xét kết quả tính tốn .......................................................................78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 79


Kết luận ...................................................................................................... 79



Kiến nghị .................................................................................................... 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 80
Tài liệu tham khảo tiếng Việt ............................................................................. 80
Tài liệu tham khảo tiếng Anh ............................................................................. 80

PHỤ LỤC TÍNH TOÁN ......................................................................................... 81

Trang 4


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đồng bằng sơng Cửu Long (ĐBSCL) là phần cuối cùng của Châu thổ sông
Mekong, bao gồm 13 tỉnh/thành là Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long,
Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà
Mau và Tp. Cần Thơ; với tổng diện tích tự nhiên khoảng 3,96 triệu ha, chiếm 5%
diện tích tồn lưu vực sơng Mekong. ĐBSCL có lợi thế phát triển chủ yếu về sản
xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp. Đây là vùng trọng điểm chiếm tỷ lệ khoảng 50%
sản lượng lương thực và khoảng 60% sản lượng thuỷ sản của cả nước.
Từ sau ngày đất nước thống nhất, nhận thức được vị trí đặc biệt quan trọng của
ĐBSLC trong việc cung cấp lương thực và trong chiến lược an ninh lương thực
Quốc gia, Đảng và Chính phủ đã tập trung đầu tư để khai thác tiềm năng to lớn của
vùng này. Việc xây dựng hàng loạt cơng trình thủy lợi để dẫn ngọt, tiêu chua, xổ
phèn, ngăn mặn, tiêu úng và hàng vạn kilomet bờ bao để chống lũ tháng VIII bảo vệ
lúa Hè Thu, kết hợp với việc áp dụng các giống lúa mới và tiến bộ kỹ thuật trong
nông nghiệp đã tạo tiền đề để thay đổi cơ cấu mùa vụ. Chúng ta đã biến ĐBSCL từ
một vụ lúa với năng suất rất thấp thành hai vụ lúa và nhiều vùng đã sản xuất ba vụ
lúa với năng suất cao, đưa nước ta trở thành nước xuất khẩu lúa gạo đứng hàng đầu
trên thế giới, góp phần quan trọng và quyết định vào việc thực hiện thành công
chiến lược an ninh lương thực Quốc gia.
Do đặc thù là vùng đồng bằng thấp, nhiều kênh rạch, thuỷ triều cao nên việc
tưới tiêu ở đồng bằng sông Cửu Long phần lớn nhờ vào tự chảy. Chính vì thế hệ
thống thuỷ lợi thường gặp là các hệ thống tưới tiêu tự chảy với các cơng trình chủ
yếu là cống và hệ thống kênh mương, đê bao. Vùng đất phía Tây Bắc của ĐBSCL
do chịu ảnh hưởng mạnh của lũ nên hệ thống kênh trục tiêu thốt lũ đóng vai trị rất

quan trọng, nhất là ở vùng trũng thấp như khu vực Đồng Tháp Mười.

Trang 5


Các Dự án hệ thống kênh trục tiêu thoát lũ và cung cấp nước tưới cho vùng
Đồng Tháp Mười theo tinh thần Quyết định 99/TTg ngày 9/2/1996 của Thủ tướng
Chính phủ phù hợp Quy hoạch thủy lợi tổng hợp Đồng bằng sơng Cửu Long đã góp
phần giảm nhẹ thiệt hại cho người nơng dân (và càng có ý nghĩa trong điều kiện
biến đổi khí hậu) giúp cho cơng tác xóa đói, giảm nghèo một cách thiết thực, cải
thiện mơi trường sinh hoạt và sản xuất, từ đó tạo ra sản phẩm nơng nghiệp có chất
lượng cao hơn, sản xuất nơng nghiệp ngày càng bền vững, đạt được mục tiêu duy trì
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời tạo chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu
quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa phát
triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ mơi trường ứng phó với q trình biến đổi
khí hậu tồn cầu (trích Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp
đến năm 2020).
Về lĩnh vực xây dựng thuỷ lợi có rất nhiều dự án được đầu tư, nhưng thường thì
rất ít dự án được đánh giá hiệu quả kinh tế một cách đầy đủ và nhiều khi chỉ mang
tính hình thức. Bởi lẽ, việc đánh giá giá hiệu quả của một dự án, nhất là dự án thuỷ
lợi với mức độ ảnh hưởng rộng, tác động tới nhiều lĩnh vực như kinh tế, xã hội, mơi
trường, an ninh quốc phịng ... trong điều kiện cơ sở dữ liệu thiếu thốn, các con số
thống kê ít được quan tâm nên thực sự khơng đơn giản. Mặt khác, nhiều khi việc
đánh giá, lượng hoá gặp khơng ít khó khăn cả về cơ sở khoa học, phương pháp
luận... cũng như công cụ để tiến hành. Vì thế, có những dự án được triển khai nhưng
khơng mang lại hiệu quả như mong muốn, thậm chí đơi khi lợi ích mang lại khơng
đủ bù đắp thiệt hại do dự án gây ra. Cũng có những cơng trình mang lại lợi ích thực
tế rất lớn nhưng đánh giá khi lập dự án lại có hiệu quả kinh tế khơng cao.
Việc phân tích, đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư xây dựng cơng trình thủy lợi
là rất cần thiết, có ảnh hưởng quyết định đến tính khả thi của một dự án, nhằm chọn

ra dự án đem lại hiệu quả, có tác động tích cực trong cải thiện điều kiện môi trường,
mang lại khả năng sinh lợi cho kinh tế cũng như tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã
hội cho khu vực hưởng lợi của dự án. Vì vậy “Nghiên cứu phương pháp đánh giá
hiệu quả các dự án đầu tư xây dựng cơng trình thủy lợi ở đồng bằng sông Cửu
Trang 6


Long – Áp dụng cho dự án kênh Phú Đức thuộc huyện Tam Nơng, tỉnh Đồng
Tháp” là một đóng góp thiết thực. Nghiên cứu này sẽ đáp ứng yêu cầu thực tế,
nhằm tìm cách đánh giá hiệu quả cho các dự án thuỷ lợi mang đặc điểm của
ĐBSCL với một ví dụ cụ thể ở địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
2. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất trình tự thực hiện việc lượng hố các
nhân tố ảnh hưởng thành tiền dưới góc độ chi phí và lợi ích để đánh giá hiệu quả
kinh tế của các dự án thủy lợi ở ĐBSCL và áp dụng cụ thể cho dự án kênh Phú Đức
thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
3. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
a) Cách tiếp cận
Đề tài liên quan đến vấn đề tính tốn hiệu ích kinh tế xã hội của vùng lãnh thổ
khi “có dự án” so với khi “khơng có dự án”. Đây là những yếu tố phụ thuộc rất
nhiều vào sự thay đổi của không gian, thời gian, và cả những biến đổi thời tiết khí
hậu, khí tượng thủy văn cũng như đặc thù kinh tế của vùng miền. Do đó cách tiếp
cận trước tiên là tiếp cận thực tiễn, kế thừa tài liệu sẵn có, các cơ sở dữ liệu, kết
quả của những nghiên cứu trước đây, cũng như các số liệu thống kê đã có trong khu
vực. Với cách tiếp cận này cho phép đề tài tiết kiệm được nhiều cơng sức, kinh phí
và thời gian, đồng thời có được các số liệu sát với thực tế, phản ánh đúng thực tiễn.
Để đánh giá hiệu quả, tiến hành đánh giá dự án thông qua các chỉ tiêu kinh tế,
tính tốn tổng mức đầu tư và chi phí cũng như lợi ích mà dự án mang lại. Vì thế
cách tiếp cận thứ 2 là tiếp cận bởi mơ hình tính tốn, sử dụng mơ hình tốn
chun nghiệp để tính tốn chi phí và lượng hóa ảnh hưởng của dự án.

Do dự án có ảnh hưởng rộng, tới nhiều yếu tố trong cả môi trường tự nhiên,
kinh tế và xã hội nên cần phải có cách tiếp cận mang tính tổng thể, hệ thống.

Trang 7


Mặt khác, bởi ảnh hưởng của dự án mang tính tổng thể (có tính hệ thống), liên
quan tới nhiều vấn đề nên một cách tiếp cận không thể không đề cập đấy là tiếp cận
theo hƣớng phát triển bền vững, nhằm đảm bảo sự hài hịa của các lợi ích, cân
nhắc giữa các ảnh hưởng tích cực và tiêu cực, giữa cái được và cái mất để đáp ứng
yêu cầu phát triển lâu dài, bền vững.
b) Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các mục đích đặt ra đề tài sẽ lựa chọn phương pháp thích hợp để
nghiên cứu cách đánh giá hiệu quả kinh tế cho các dự án thuỷ lợi mang đặc điểm
chung của ĐBSCL với ví dụ cụ thể ở địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Một số phương pháp
nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn:
+ Phương pháp thu thập cơ sở dữ liệu đã có, điều tra, khảo sát thực địa.
+ Phương pháp phân tích, xử lý thống kê số liệu;
+ Ứng dụng bộ mơ hình tốn MIKE để lượng hóa các ảnh hưởng của dự án;
+ Ứng dụng mơ hình tốn chun nghiệp Hitosoft để tính tốn chi phí của dự
án;
+ Phương pháp phân tích tài chính và phương pháp phân tích chi phí lợi ích:
đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án;
+ Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến của các chuyên gia.
4. Kết quả dự kiến đạt đƣợc
Đề xuất được trình tự thực hiện và cách thức để tiến hành việc lượng hoá các
nhân tố ảnh hưởng tới thành phần chi phí và lợi ích khi thực hiện dự án làm cơ sở
để tính tốn các chỉ tiêu hiệu quả của dự án, giúp cho người ra quyết định có cơ sở
để chọn được phương án tối ưu. Từ đó cũng làm tài liệu kham thảo góp phần đẩy
mạnh công tác đánh giá hiệu quả của những dự án thuỷ lợi tương tự trong tỉnh Đồng

Tháp nói riêng và ĐBSCL nói chung.

Trang 8


Chƣơng 1. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN
1.1. TỔNG QUAN VỀ PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
Đánh giá hiệu quả dự án được thực hiện từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư và sau
khi đưa cơng trình vào khai thác sử dụng.
Để phân tích, đánh giá lựa chọn được phương án tốt của dự án người ta thường
dùng các phương pháp đánh giá như: phương pháp dùng một vài chỉ tiêu tài chính
kinh tế tổng hợp kết hợp với một hệ chỉ tiêu bổ sung; phương pháp dùng một chỉ
tiêu tổng hợp không đơn vị đo; phương pháp giá trị - giá trị sử dụng.
1.1.1 Phƣơng pháp dùng một vài chỉ tiêu tài chính kinh tế tổng hợp kết hợp với
một hệ chỉ tiêu bổ sung
1.1.1.1. Cơ sở lý luận
Phương pháp dùng một vài chỉ tiêu tài chính kinh tế tổng hợp với một hệ
thông chỉ tiêu bổ sung, lấy chỉ tiêu tài chính - kinh tế tổng hợp làm chỉ tiêu chính để
lựa chọn phương án cịn hệ chỉ tiêu bổ sung chỉ có vai trị phụ, hỗ trợ khẳng định rõ
thêm tính đúng đắn của kết quả lựa chọn.
Phương pháp này lấy chỉ tiêu tài chính - kinh tế tổng hợp làm chỉ tiêu chính
để so sánh lựa chọn các phương án vì chỉ có loại chỉ tiêu này mới có thể phản ánh
khái quát phương án một cách tương đối toàn diện các mặt kinh tế, tài chính, kỹ
thuật và xã hội. Các chỉ tiêu kỹ thuật khơng có khả năng này.
Phương pháp giúp ta đánh giá và lựa chọn phương án một cách tương đối tồn
diện nhưng khơng tránh khỏi một số nhược điểm là các chỉ tiêu tài chính kinh tế
tổng hợp chịu sự biến động của giá cả, của tỷ giá hối đối (nếu dự án có liên quan
đến ngoại tệ), chịu sự tác động của quan hệ cung cầu nên không phản ánh bản chất
ưu việt về kỹ thuật của phương án.
1.1.1.2. Hệ chỉ tiêu sử dụng để đánh giá

a) Nhóm các chỉ tiêu tài chính và kinh tế - xã hội
Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính
Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính bao gồm: các chỉ tiêu tĩnh và các chỉ tiêu động.
Trang 9


Các chỉ tiêu tĩnh bao gồm:
+ Lợi nhuận tính trên một đơn vị sản phẩm;
+ Mức doanh lợi một đồng vốn đầu tư;
+ Thời hạn thu hồi vốn đầu tư (chưa tính đến giá trị thời gian của tiền tệ).
Các chỉ tiêu động bao gồm:
+ Hiệu số thu chi (NPV hoặc NFW, NAW);
+ Suất thu lợi nội tại (IRR);
+ Tỷ số thu chi BCR (B/C).
Các chỉ tiêu nêu trên phản ánh lợi ích trực tiếp của doanh nghiệp. Chúng có
thể đóng vai trị chi tiêu tài chính - kinh tế tổng hợp. Khi quyết định phương án
chủ đầu tư chỉ dùng một trong các chỉ tiêu trên làm chỉ tiêu chính, các chỉ tiêu cịn
lại để tham khảo. Cịn hệ chỉ tiêu bổ sung có thể dùng các chỉ tiêu kỹ thuật, môi
trường và xã hội khác tùy theo từng trường hợp của dự án nghiên cứu.
Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội
Các chỉ tiêu hiệu số thu chi, suất thu lợi nội tại, tỷ số thu chi cũng có thể dùng
để đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của một dự án đầu tư. Trong trường hợp này
chúng ta cần phải được xác định từ góc độ lợi ích của tồn bộ nền kinh tế quốc dân,
của toàn xã hội.
Cũng giống như các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội
nêu trên cũng có thể dùng làm chỉ tiêu tài chính kinh tế tổng hợp để quyết định
phương án đầu tư. Ngồi ra, trong phân tích kinh tế - xã hội người tra còn sử dụng
các chỉ tiêu như mức đóng góp hàng năm cho ngân sách Nhà nước, làm tăng mức
sống dân cư, tạo thêm công ăn việc làm, giải quyết nạn thất nghiệp, bảo vệ môi
trường…

Các chỉ tiêu chi phí
Trong nhóm này có các chỉ tiêu như giá thành (tổng chi phí xây dựng cơng
trình dự án, chi phí đầu tư, chi phí khác, chi phí vận hành,…

Trang 10


b) Nhóm chỉ tiêu kỹ thuật
Các nhóm chỉ tiêu về khối lượng xây lắp;
Các nhóm chỉ tiêu về tuyến (đối với các cơng trình xây dựng giao thơng);
Các chỉ tiêu khai thác.
c) Các chỉ tiêu về môi trƣờng và các chỉ tiêu xã hội khác
Diện tích xây dựng, diện tích chiếm đất;
Mức độ ảnh hưởng đến mùa màng nông nghiệp;
Mức độ ảnh hưởng đến môi trường như khả năng gây xói lở, thay đổi dịng
chảy, ảnh hưởng đến hệ động thực vật, tiếng ồn, chất lượng khơng khí, vấn
đề thẩm mỹ, cảnh quan, ảnh hưởng đến các di sản văn hóa, khu du lịch,
thay đổi tập quán sinh hoạt của dân…
Ngồi ra vấn đề an ninh quốc phịng là rất quan trọng phải được xem xét ngay
từ khi giai đoạn đầu của dự án. Phải tính đến cả các ảnh hưởng thứ cấp như: quy
mô pháp triển các ngành sản xuất liên quan như sản xuất nguyên vật liệu xây dựng,
phát triển giao thông tạo tiền đề cho các ngành sản xuất khác phát triển…
1.1.2 Phƣơng pháp dùng một chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo
1.1.2.1. Cơ sở lý luận
Trong so sánh, đánh giá, lựa chọn các phương án đầu tư có trường hợp phải
dùng nhiều chỉ tiêu khác nhau với các đơn vị đo khác nhau. Thường thường,
phương án này hơn phương án kia ở một số chỉ tiêu nhưng lại kém ở một số chỉ tiêu
khác. Ví dụ, thường phương án xây dựng cơng trình có vốn đầu tư ban đầu lớn thì
chi phí duy tu, bảo dưỡng lại nhỏ; phương án cho sản phẩm chất lượng tốt thì chi
phí khơng thấp,…

Từ đây nảy sinh nhu cầu so sánh các phương án bằng một chỉ tiêu nào đó tổng
hợp được, tính gộp được tất cả các chỉ tiêu muốn so sánh. Trong khi các chỉ tiêu
muốn so sánh lại có đơn vị khác nhau nên khơng thể cộng lại để so sánh hay so sánh
một cách trực tiếp. Muốn vậy, trước hết phải làm mất đơn vị đo của chúng (vơ thứ
ngun hóa), làm cho chúng trở nên đồng hướng rồi mới có thể tính gộp lại được.

Trang 11


Đó là lý do ra đời phương pháp dùng một chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo để xếp
hạng phương án đầu tư.
Về bản chất, chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo là tất cả các chỉ tiêu cần thiết
để đánh giá các phương án đầu tư vốn có ý nghĩa, vai trị khác nhau, đơn vị đo khác
nhau được làm cho đồng hướng, làm mất đơn vị đo, được đánh giá về mức độ quan
trọng (theo phương pháp chuyên gia) rồi tính gộp lại trong một chỉ tiêu bằng mức
độ quan trọng đã đánh giá.
Phương pháp dùng một chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo thường được áp
dụng để so sánh lựa chọn các phương án khi mà chúng có nhiều chỉ tiêu, mà mức độ
quan trọng của mỗi chỉ tiêu đều đáng kể, ví dụ như các trong phân tích kinh tế - xã
hội của dự án đầu tư xây dựng cơng trình thủy lợi thì các chỉ tiêu cần được xem xét
có thể là: thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển, đảm bảo an ninh quốc gia, góp phần
xóa đói giảm nghèo,…
Ưu, nhược điểm của phương pháp
-

Ƣu điểm:

+ Việc so sánh lựa chọn đơn giản và thống nhất vì chỉ dùng một chỉ tiêu duy
nhất - Chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo;
+ Có thể đưa nhiều chỉ tiêu vào so sánh, giúp cho việc so sánh có tính tổng

hợp và phản ánh được tất cả các mặt, các khía cạnh của các phương án;
+ Có thể tính đến cả các chỉ tiêu khó thể lượng hóa và các chỉ tiêu chỉ có thể
diễn tả bằng lời, ví dụ như tính thẩm mỹ, khía cạnh tâm lý… bằng phương pháp cho
điểm của chuyên gia.
-

Nhƣợc điểm:

+ Dễ mang tính chủ quan trong bước cho điểm mức độ quan trọng của các chỉ
tiêu vì phải lấy ý kiến chuyên gia;
+ Dễ che lấp mất chỉ tiêu chủ yếu nếu đưa quá nhiều chỉ tiêu vào so sánh;
+ Các chỉ tiêu đưa vào so sánh có thể bị trùng lặp ở một mức độ nhất định.

Trang 12


Phương pháp xác định mức độ quan trọng (trọng số) của các chỉ tiêu
Để xác định tầm quan trọng của các chỉ tiêu người ta thường dùng phương
pháp lấy ý kiến chuyên gia. Chuyên gia là những người có kiến thức, kinh nghiệm
lâu năm trong lĩnh vực nghiên cứu. Số lượng chuyên gia thu hút vào việc lấy ý kiến
không nên ít q, vì như vậy khơng đảm bảo độ chính xác. Ngược lại, nếu lấy nhiều
chun gia q thì trong một số trường hợp sẽ khó tìm được một kết luận chung
(nếu kết luận này là cần thiết) và ngồi ra nó địi hỏi những chi phí lớn khơng cần
thiết.
Để lấy ý kiến chuyên gia, người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp: phương
pháp ma trận vuông Warkentin, phương pháp cho điểm theo thang điểm trước,
phương pháp số bình qn,… trong đó phương pháp ma trận vng Warkentin được
sử dụng phổ biến hơn cả.
1.1.2.2. Một số phương pháp cụ thể
Phương pháp đơn giản

Phương pháp đơn giản áp dụng cho các trường hợp có các đặc điểm sau:
+ Các chỉ tiêu so sánh chỉ là định tính và khơng có đơn vị đo;
+ Mức đáp ứng của các phương án theo các chỉ tiêu và mức quan trọng (trọng
số) của các chỉ tiêu so sánh được xác định theo phương pháp chuyên gia.
Như vậy, phương pháp này mang nặng tính chủ quan và chỉ nên áp dụng cho
các trường hợp khơng có hoặc khơng thể tính tốn các chỉ tiêu so sánh định lượng.
Phương pháp pattern
Trình tự tính tốn của phương pháp này gồm 6 bước:
Bước 1. Lựa chọn các chỉ tiêu để đưa vào so sánh;
Bước 2. Xác định hướng của các chỉ tiêu và làm cho các chỉ tiêu đồng hướng;
Bước 3. Làm mất đơn vị đo của các chỉ tiêu;
Bước 4. Xác định tầm quan trọng của mỗi chỉ tiêu;
Bước 5. Xác định chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo của phương án;
Bước 6. So sánh lựa chọn phương án.

Trang 13


Phương pháp so sánh cặp đơi
Các bước tính tốn của phương pháp này cũng giống như của phương pháp
Pattern, chỉ có cách làm mất đơn vị đo của các chỉ tiêu và cách lựa chọn phương án
cuối cùng là có điểm khác.
Cách làm mất đơn vị đo của các chỉ tiêu:
Khi so sánh cặp đôi 2 phương án a và b theo chỉ tiêu i nào đó thì trị số không
đơn vị đo của chỉ tiêu i của phương án:
a so với b là:

(1.1)

b so với a là:


(1.2)

Trong đó:

– giá trị của chỉ tiêu i trong phương án a;
– giá trị của chỉ tiêu i trong phương án b.

Nếu có 3 phương án a, b và c đem ra so sánh thì ta lần lượt so sánh từng cặp
đơi a với b; a với c và b với c. Mỗi cặp lại được so sánh như 2 công thức (1.1) và
(1.2).
Cách xác định chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo:
Chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo cũng được tính trong so sánh theo từng cặp
phương án. Nếu có 2 phương án đem ra so sánh là a và b theo m chỉ tiêu thì chỉ tiêu
tổng hợp khơng đơn vị đo của phương án:
a so với b là:

(1.3)

b so với a là:

(1.4)

Trong đó: Wi – trọng số của chỉ tiêu thứ i.
Nếu có 3 phương án so sánh là a, b và c thì ta lần lượt so sánh từng cặp đôi a
với b; a với c và b với c. Nếu số phương án đem ra so sánh nhiều hơn nữa ta cũng
phải so sánh lần lượt với từng cặp đôi theo công thức (1.3) và (1.4).

Trang 14



Cách chọn phương án tốt nhất:
Các trị số của chỉ tiêu tổng hợp khơng đơn vị đo V được tính tốn trong so
sánh từng cặp sau đó được tính theo % so với nhau, trong đó phương án nào có V
lớn hơn thì được cho là 100%. Sau đó ta lập ma trận vuông từ các phương án trong
so sánh cặp đôi. Giá trị của mỗi ô trong ma trận là trị số % của phương án của dịng
đó so với phương án của cột tương ứng.
Từ ma trận thu được, nếu hàm mục tiêu là cực tiểu thì ta lựa chọn phương án
tốt nhất theo quy tắc maximin (quy tắc lạc quan hay còn gọi là quy tắc thuận lợi nhỏ
nhất, quy tắc tối đa hóa cực tiểu). Nếu hàm mục tiêu là cực đại ta phải lựa chọn
phương án tốt nhất theo quy tắc minimax.
1.1.3 Phƣơng pháp giá trị - giá trị sử dụng
1.1.3.1 Cơ sở lý luận
Mỗi phương án kỹ thuật luôn luôn được đặc trưng bằng các chỉ tiêu giá trị và
các chỉ tiêu giá trị sử dụng.
Các chỉ tiêu giá trị được biểu diễn bằng tiền như vốn đầu tư, tổng chi phí xây
dựng, các chỉ tiêu hiệu quả kinh tài chính, kinh tế…
Các chỉ tiêu giá trị sử dụng được biểu diễn theo các đơn vị đo khác nhau như
công suất, tuổi thọ, chất lượng…
Phương pháp giá trị - giá trị sử dụng so sánh các phương án trên cơ sở tính
tốn giá trị hoặc chi phí cần thiết để có được một đơn vị giá trị sử dụng của sản
phẩm dự án.
Giá trị sử dụng ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, hay nói khác đi nó có thể
được thể hiện chỉ bằng một chỉ tiêu giá trị sử dụng đơn lẻ nào đó, mà cũng có thể là
một chỉ tiêu giá trị sử dụng tổng hợp được xác định theo phương pháp xác định chỉ
tiêu tổng hợp không đơn vị đo.
Phương pháp giá trị - giá trị sử dụng có thể áp dụng cho các trường hợp:
- So sánh các phương án đầu tư có giá trị sử dụng khác nhau;
- Các dự án phục vụ lợi ích cơng cộng, khơng lấy mục tiêu lợi nhuận là chính;
Trang 15



- Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.
Ưu nhược điểm của phương pháp:
Ƣu điểm: Phương pháp giá trị - giá trị sử dụng có những ưu điểm của chỉ
tiêu kinh tế tổng hợp khi tính chỉ tiêu giá trị và của chỉ tiêu tổng hợp khơng đơn vị
đo khi tính chỉ tiêu giá trị sử dụng tổng hợp.
Nhƣợc điểm:
- Các nhược điểm của chỉ tiêu tài chính kinh tế tổng hợp như chịu sự biến
động của giá cả, của tỷ giá hối đoái (nếu dự án có liên quan đến ngoại tệ), chịu sự
tác động của quan hệ cung cầu nên không phản ánh bản chất ưu việt về kỹ thuật của
phương án kỹ thuật;
- Các nhược điểm của chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo như: dễ mang tính
chủ quan trong bước cho điểm mức quan trọng của các chỉ tiêu và đễ bị che lấp mất
chỉ tiêu chủ yếu nếu đưa quá nhiều các chỉ tiêu vào so sánh…
1.1.3.2 Nội dung của phương pháp
Theo phương pháp giá trị - giá trị sử dụng các phương án có thể được so sánh
theo tiêu chuẩn giá trị (chi phí) Gd nhỏ nhất để đạt được một đơn vị giá trị sử dụng
tổng hợp:
→ min

(1.5)

Hay tiêu chuẩn giá trị sử dụng tổng hợp Sd lớn nhất đạt được tính trên một
đồng chi phí:
→ max

(1.6)

Trong đó: G – giá trị hay chi phí của phương án;

S – giá trị sử dụng của phương án.
Giá trị sử dụng tổng hợp Sj của phương án j có thể xác định bằng phương pháp
chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo:

Trang 16


Với:

Trong đó:
- Cij – chỉ tiêu giá trị sử dụng thứ i của phương án j khi còn đơn vị đo ban đầu;
- Pij – chỉ tiêu giá trị sử dụng thứ i của phương án j khi đã làm mất đơn vị đo;
- Wi – trọng số của chỉ tiêu i;
- m – số chỉ tiêu giá trị sử dụng đưa vào so sánh;
- n – số phương án.
1.2. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÃ THỰC HIỆN
Trong nước ta có rất nhiều dự án, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: thủy
lợi, thủy điện, xây dựng dân dụng, giao thông và công nghiệp ... đều được đánh giá
kinh tế xã hội theo nhiều phương pháp khác nhau và từng thời điểm khác nhau.
Cơng trình thủy điện thượng Kon Tum là dự án lớn nhất tỉnh Kon Tum từ
trước đến nay, là cơng trình thủy điện thuộc cấp II, dự án thuộc nhóm A. Thời gian
bắt đầu: 9/2009. Phân tích kinh tế của dự án bao gồm: phân tích tính kinh tế của
chính dự án và tính kinh tế xã hội của dự án.
+ Phân tích tài chính dự án bao gồm: phân tích tài chính theo yêu cầu của tổng
đầu tư và phân tích tài chính theo yêu cầu của chủ đầu tư.
+ Phân tích rủi ro bao gồm: phân tích độ nhạy, phân tích tình huống, phân tích
rủi ro bằng mô phỏng Monte Carlo để đánh giá qui mơ tác động của mọi biến có
khả năng ảnh hưởng đến kết quả của dự án. Từ đó đề xuất giải pháp hạn chế sự thay
đổi và tác động của các biến.


Trang 17


Dự án đầu tư xây dựng cơng trình Đê biển Ba Tri, huyện Ba Tri - tỉnh Bến
Tre, dự án chống xói lở sơng Tiền, thị trấn Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Đây là một
tiểu dự án nằm trong Dự án quản lý rủi ro thiên tai, bằng vốn vay Ngân hàng Thế
giới, thời gian bắt đầu 01/2009. Phương pháp: Phân tích hiệu quả kinh tế của dự án
đến thời điểm tính tốn phân tích năm 2009:
+ Chi phí kinh tế của dự án
+ Lợi ích kinh tế của dự án
+ Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế (NPV, IRR, BCR) ;
+ Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án.
+ Phân tích định lượng là phương pháp phân tích gồm
+ Các chỉ tiêu định lượng, thể hiện quan hệ giữa chi phí và kết quả đạt được
của dự án: hiệu quả đầu tư tính cho 1 thời đoạn (2006-2009) hiệu quả đầu đầu tư đạt
mức yêu cầu (đáng giá) hay chưa đạt mức yêu cầu (không đáng giá)...
Phương pháp dùng các chỉ tiêu động (so sánh thời điểm phân tích và thời điểm
lập dự án):
+ So sánh các chỉ tiêu hiệu số thu chi NPV
+ So sánh theo chỉ tiêu suất thu lợi nội tại IRR
+ So sánh theo chỉ tiêu tỷ số
1.3. CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ
Để nghiên cứu đánh giá chế độ thuỷ lực, thuỷ văn, diễn biến lòng dẫn người ta
đã sử dụng một số phương pháp như phương pháp điều tra, khảo sát, phân tích tài
liệu; phương pháp phân tích ảnh viễn thám; phương pháp mơ hình vật lý; phương
pháp mơ hình tốn.

1.3.1. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát, phân tích tài liệu
Từ tài liệu khảo sát: địa hình, địa chất, thủy văn, bùn cát tiến hành tính tốn, so
sánh, phân tích, suy luận, đánh giá, nhận xét, kiến nghị.

Phương pháp phân tích từ tài liệu thực đo: cho biết hiện trạng của lòng dẫn tại
thời điểm đo đạc. Với tài liệu đo nhiều năm, phân tích diễn biến trên mặt bằng, mặt
cắt dọc, vị trí tuyến lạch sâu, biến đổi trên các mặt cắt ngang hay chập các bản đồ,
Trang 18


bình đồ lịng sơng cùng tỷ lệ ở những thời kỳ khác nhau sẽ cho biết diễn biến của
lòng dẫn giữa hai thời điểm và dự đoán xu thế phát triển của lịng dẫn.
Như vậy, bình đồ lịng dẫn sơng, hải đồ, băng hồi âm, số liệu ghi trên card là
những thơng tin có giá trị để biết được đặc điểm hình thái và trắc lượng hình thái
của địa hình lịng dẫn - một đối tượng nghiên cứu khơng thể quan sát trực tiếp được.
Và đối với một vùng trọng điểm cụ thể cho biết quá trình biến đổi của nội tại lịng
dẫn, độ chính xác khi xem xét diễn biến với số liệu tính tốn rất chính xác.
Trong việc tính tốn dự báo xói lở bờ cho một vị trí trọng điểm, nếu điều kiện
cho phép thì việc đo đạc để xem xét q trình biến đổi lịng dẫn là hồn tồn có thể
thực thi.
Nhược điểm của phương pháp là phạm vi nghiên cứu nhỏ, chi phí đo đạc lớn,
thời gian nghiên cứu kéo dài.

1.3.2. Phƣơng pháp phân tích ảnh viễn thám
Từ tài liệu ảnh vệ tinh ở các thời kỳ khác nhau cho phép nhận được những
thông tin khá chính xác về địa hình bờ biển ở thời điểm ảnh được lưu chụp, bằng
các công nghệ tin học GIS để lập bản đồ theo mục đích sử dụng, xem xét q trình
biến đổi lịng dẫn trong từng giai đoạn (giữa hai thời đoạn ảnh được chụp), kết quả
cho biết q trình diễn biến, tình hình xói, bồi ...
So sánh các ảnh có tỷ lệ lớn, độ phân giải cao ở các thời kỳ sẽ cho biết quá
trình biến đổi lòng dẫn trên phạm vi rộng.
Hạn chế: cần phải có trung tâm xử lý và có ảnh với độ phân giải cao, phương
pháp này chỉ cho biết những thay đổi trên mặt bằng.
1.3.3. Phƣơng pháp mơ hình vật lý

Ưu điểm: cho biết chính xác các chỉ tiêu về kỹ thuật, qui mơ kích thước cơng
trình, các giải pháp xử lý hỗ trợ tối ưu để việc đầu tư công trình đạt hiệu quả cao
nhất.
Nhược điểm: Nếu trong điều kiện cho phép về cơ sở vật chất, trang thiết bị,
khi nghiên cứu bằng mơ hình vật lý địi hỏi việc giới hạn phạm vi của mơ hình, lựa

Trang 19


chọn tỷ lệ mơ hình cần đảm bảo luật tương tự của tham số thủy lực, hơn nữa là việc
sử dụng mơ hình lịng cứng hay mơ hình lịng động.
1.3.4. Phƣơng pháp mơ hình tốn
Cho đến nay nhiều mơ hình tốn để tính tốn thủy lực một chiều hoặc hai
chiều đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới trên cơ sở giải bài tốn thuỷ động lực
từ phương trình Saint Venant hoặc Navier Stoke. Tùy từng mơ hình, cho phép dự
báo, đánh giá q trình biến đổi lịng dẫn gián tiếp thông qua các tham số thủy lực,
hay trực tiếp sự biến đổi của lòng dẫn.
Ưu điểm của phương pháp: có thể sử dụng mơ hình để tính tốn cho nhiều
phương án, nhiều kịch bản khác nhau, rút ngắn thời gian nghiên cứu, lựa chọn
phương án tối ưu.
Nhược điểm: u cầu về số liệu đầu vào có độ chính xác cao, tài liệu cơ bản
(địa hình, dịng chảy) để kiểm định và trình độ người sử dụng mơ hình.
Năm 1997, Viện Kỹ thuật tài nguyên nước và môi trường Đan Mạch DHI
(Danish Hydraulic Institute) cơng bố phần mềm tính tốn thủy lực MIKE 11. Đây là
mơ hình thủy động lực học được giải từ hệ phương trình Saint - Venant tồn phần
cho sơng, kênh dẫn và áp dụng cho cả sơng chịu ảnh hưởng của thủy triều. Mơ hình
MIKE 11 được xem là thành công nhất trong mô phỏng mực nước, lưu lượng,
chuyển tải bùn cát, xâm nhập mặn và cả đến truyền chất, một yếu tố rất quan trọng
trong nghiên cứu chất lượng nước và đánh giá tác động mơi trường nước. Nhờ có
MIKE 11 mà rất nhiều dự án về quản lý nguồn tài nguyên nước đã được triển khai

và đã thành công trên nhiều quốc gia, trong đó có những dự án lớn ở Bangladesk,
Pakistan, Ấn Độ ….
Ưu điểm của mơ hình MIKE 11 cũng như các mơ hình một chiều khác là có
thể mơ phỏng các hệ thống sông, rạch lớn, phức tạp trong thời gian dài, với chiều
dài của các nhánh sông rạch hàng trăm kilơmét rất phù hợp với vùng nghiên cứu,
nơi có mạng lưới sông – kênh – rạch chằng chịt, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của triều
biển Đông. Số liệu biên đầu vào của mơ hình gồm lưu lượng nước và biên mực
nước. Số liệu để hiệu chỉnh mơ hình cũng là lưu lượng nước hay mực nước thực đo
Trang 20


ở các vị trí cần kiểm tra trong mơ hình. Khi mơ phỏng diễn biến xói bồi lịng dẫn,
u cầu số liệu về bùn cát thường là đường kính hạt bình qn dọc theo các sơng
rạch. Tính tốn bằng mơ hình này đơn giản và khơng mất nhiều thời gian. Tuy
nhiên, vì là mơ hình một chiều nên các yếu tố về hình thái sơng trên mặt bằng chưa
được xét đến, chẳng hạn như các đoạn sông cong, gấp khúc hay ảnh hưởng của các
phân nhập lưu...Các yếu tố thủy lực chỉ là các yếu tố trung bình trên mặt cắt ngang.
Xói bồi lịng dẫn chỉ xem xét theo tuyến lạch sâu của sơng, cịn về xói lở ngang, mơ
hình MIKE 11 khơng đáp ứng được.
Mơ hình MIKE 21 cho phép mô phỏng chi tiết các yếu tố thủy lực và hình thái
hai chiều. Mơ hình có thể mơ phỏng theo phương đứng (chiều sâu) và phương
ngang (xói lở bồi lắng lịng và bờ sơng). Đây được xem như là một cơng cụ rất
mạnh, là một trong những mơ hình tốt nhất hiện nay trên thế giới tính tốn dự báo
q trình diễn biến lịng dẫn.
Tuy vậy, hạn chế của mơ hình này là số liệu dùng để hiệu chỉnh mơ hình cần
thêm nhiều yếu tố như trường phân bố vận tốc dịng chảy hai chiều, tốc độ xói lở
bờ... là các yếu tố hiện nay chưa thể đo đạc trực tiếp ngồi hiện trường hoặc khơng
phải lúc nào cũng có thể thu thập được .
Trong đề tài này sẽ sử dụng bộ mơ hình MIKE (MIKE 11 và MIKE 21) của
Viện Thủy lực Đan Mạch để tính tốn cho hệ thống sơng, kênh rạch tồn bộ khu

vực đồng bằng sơng Cửu Long, trong đó có khu vực dự án kênh Phú Đức, tính tốn,
mơ phỏng chế độ thủy lực hiện trạng (chưa có dự án) và theo kịch bản nạo vét kênh
(có dự án) để so sánh ảnh hưởng của dự án. Đây là bộ phần mềm tính tốn thủy lực
được xem là có ưu thế nhất hiện nay trên thế giới, trong đó MIKE 11 - tính dịng
một chiều và MIKE 21 - tính dịng hai chiều, lưới mềm dẻo.
1.4. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI VÙNG ĐỒNG BẰNG SƠNG
CỬU LONG
Đồng bằng sơng Cửu Long (ĐBSCL) là phần cuối cùng của châu thổ Mê
Kơng gồm 13 tỉnh, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

Trang 21


×