Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Cho công việc khởi đầu suôn sẻ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.19 KB, 4 trang )

Cho công việc khởi đầu suôn sẻ
Bạn đã tốt nghiệp đại học và tìm được một công việc trong thời kì kinh tế khó
khăn. Và công việc thực sự đầu tiên của bạn bắt đầu từ đây. Để cho bước khởi đầu
này diễn ra suôn sẻ, bạn nên tránh một số hành động sau:

Công việc đầu tiên rất quan trọng bởi có nó bạn mới có những bước tiến tiếp
theo... (Ảnh minh họa)
1. Thiếu kiên nhẫn
Bạn luôn muốn chứng tỏ bản thân và nôn nóng đưa ra ý tưởng trong những ngày
đầu tiên làm việc. Tuy nhiên, có khác biệt giữa sự tích cực đóng góp ý kiến và phô
trương quá mức. Bạn liên tục đưa ra ý kiến của mình mà không xem xét chúng có
thực sự hiệu quả hay không. Điều đó sẽ khiến mọi người nghĩ rằng một "lính mới"
như bạn đang muốn khoa trương bản thân, và như thể rằng nếu không có bạn thì
công ty sẽ không có bất cứ sáng kiến nào cả. Đừng khiến mọi người có ác cảm với
bạn như vậy.
Alexandra Levit, tác giả cuốn sách "They don't teach corporate in college", khuyên
bạn: "Không nên hấp tấp trong cách tiếp cận vấn đề. Những ngày đầu tiên trong
công việc, hãy chú ý tới cách mọi người làm việc, cách họ đưa ra ý kiến. Một khi
nắm được những điều đó, bạn có thể bắt đầu thể hiện sự sáng tạo của mình với sự
cân nhắc kĩ lưỡng.
2. Quá “kiên nhẫn”
Ngược lại với lưu ý đầu tiên, quá “kiên nhẫn” cũng là điều cần tránh trong những
ngày làm việc đầu tiên. Bạn không thể thụ động, ngồi yên trong suốt tháng đầu
tiên và chờ đợi mọi người chú ý tới mình. Thay vào đó, hãy tích cực tìm hiểu đồng
nghiệp và công việc của họ. Và nếu mọi người tỏ vẻ thiếu thân thiện, đừng vội thể
hiện thái độ tiêu cực. Đó chỉ là do họ chưa quen với một người mới mà thôi.
3. Sử dụng công nghệ một cách không thích hợp
Bạn được phép gửi tin nhắn trong cuộc họp hay post ảnh lên Facebook bằng máy
tính làm việc hay không, điều đó phụ thuộc vào văn hoá của công ty.
Levit khuyên bạn nên chú ý tới những người xung quanh. Đồng nghiệp có nhắn
tin, sử dụng Yahoo chat, hay nghe iPod trong giờ làm việc hay không? Mỗi công


sở có quy tắc riêng cho vấn đề này. Nhưng nói chung, một nhân viên mới không
nên lạm dụng tiện ích của công ty cho mục đích cá nhân.
4. Tạo ấn tượng ban đầu không tốt
Từ cách ăn mặc tới cách bắt tay, mọi người sẽ sớm hình thành cái nhìn về bạn.
Levit đề nghị: “Hãy chú ý tới hành động của bạn khi gặp gỡ mọi người lần đầu
tiên”.
Hãy cố gắng nhớ tên và một số đặc điểm về họ. Đừng dành 2 tiếng để nghỉ ăn
trưa, kể cả nếu bạn không có nhiều việc để làm. Và chú ý tới giờ giấc tan sở của
đồng nghiệp, bạn không nên là người đầu tiên cũng như người cuối cùng rời văn
phòng.

Hãy tìm kiếm những người cố vấn tốt và giúp ích cho sự phát triển của bạn... (Ảnh
minh họa)
5. Không thảo luận mục tiêu của bạn với sếp
Bạn nên tìm hiểu mong đợi của sếp trong 3 tháng làm việc đầu tiên của bạn. “Và
không quên thảo luận mục tiêu của bạn, như danh số bán hàng tháng đầu tiên, học
thêm một số kĩ năng mới… Sự trao đổi này sẽ giúp 2 bên hiểu nhau hơn để cùng
đạt tới mục tiêu chung”, Peter Jacobs, một chuyên gia nghề nghiệp, nói.
6. Không hiểu sếp
Dù chưa đủ thời gian để tìm hiểu tường tận về gia cảnh hay món ăn “tủ” của sếp
nhưng ít nhất bạn cũng nên biết một số điều cơ bản như phong cách giao tiếp của
sếp. Anh/ chị ấy có thể không thích cách bạn vẫn thường làm là trao đổi qua điện
thoại. Vậy liệu sếp muốn trao đổi trực tiếp hay thông qua email? Bạn cần nắm
được điều đó để công việc diễn ra suôn sẻ từ những ngày đầu tiên.
7. Tiếp cận thông tin một cách hạn hẹp
Sếp là một nguồn thông tin tuyệt vời nhưng để xây dựng sự nghiệp một cách mạnh
mẽ, bạn cần lời khuyên từ nhiều hơn một người. Jacob đưa ra lời khuyên: “Hãy
tìm kiếm những người cố vấn tốt và giúp ích cho sự phát triển của bạn”.
8. Đánh giá thấp công việc
Bạn có thể nghĩ rằng công việc đầu tiên không quan trọng và đó chỉ là bước tạm

thời trước khi bạn tìm được một vị trí tốt hơn. Nhưng theo Levit, “Hãy nhìn nhận
nó như một cơ hội để tích luỹ thêm kĩ năng mới, học hỏi về lĩnh vực và tạo ra
những liên lạc có giá trị”. Công việc đầu tiên rất quan trọng bởi có nó bạn mới có
những bước tiến tiếp theo.

×