Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nghiên cứu xây dựng mục lục liên hợp trực tuyến cho hệ thống thư viện công cộng việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 91 trang )

1
Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO

Bộ VĂN HOá THÔNG TIN

Trờng đại học VĂN HOá H NộI

Đỗ VĂN HùNG

Nghiên cứu xây dựng mục lục liên hợp trực
tuyến cho hệ thống Th viện công cộng Việt
Nam
Chuyên ngành: Th viện học
MÃ số: 60 32 20

Luận văn thạc sĩ khoa học th viện
Ngời hớng dẫn khoa học:
TS. Trần Thị Quý

Hà nội - 2005


2

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ..................................................... 4
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. MỤC LỤC LIÊN HỢP VÀ NHU CẦU TRAO ĐỔI THÔNG TIN
TRONG HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆT NAM ........................................ 9
1.1. Chức năng và cơ cấu tổ chức của Hệ thống Thư viện Công cộng Việt Nam ..... 9
1.1.1. Chức năng và nhiệm vụ của Hệ thống Thư viện Công cộng Việt Nam..... 9


1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Hệ thống Thư viện Cơng cộng Việt Nam................. 11
1.2. Hiện trạng tin học hố và tiền đề xây dựng Mục lục liên hợp của Hệ thống
Thư viện Công cộng ........................................................................................... 12
1.2.1. Hạ tầng mạng và kết nối Internet ............................................................. 14
1.2.2. Thực trạng nguồn dữ liệu điện tử tại các thư viện ................................... 15
1.3. Nhu cầu quản lý và trao đổi thông tin trong Hệ thống Thư viện Công cộng
Việt Nam ............................................................................................................ 17
1.3.1. Quản trị tập trung nguồn lực thông tin trong hệ thống ............................ 17
1.3.2. Tạo ra một cổng khai thác thông tin tập trung ....................................... 18
1.3.3. Kiểm sốt chất lượng xử lý thơng tin ....................................................... 18
1.3.4. Giảm thiểu chi phí xử lý trên một đầu tài liệu ......................................... 18
1.3.5. Liên thông chia sẻ thông tin giữa các đơn vị thành viên.......................... 19
1.4. Tổng quan về mục lục liên hợp trực tuyến....................................................... 20
1.4.1. Tiền đề xuất hiện Mục lục liên hợp trực tuyến ........................................ 20
1.4.2. Khái niệm Mục lục liên hợp trực tuyến ................................................... 23
1.4.3. Các chức năng cơ bản của Mục lục liên hợp trực tuyến .......................... 27
1.5. Lợi ích của Mục lục liên hợp trực tuyến ........................................................... 28
1.5.1. Lợi ích đối với các thư viện thành viên................................................... 29
1.5.2. Lợi ích đối với người sử dụng .................................................................. 29
1.5.3. Lợi ích đối với Hệ thống Thư viện Cơng cộng ........................................ 30
1.5.4. Lợi ích đối với các đối tượng ngoài hệ thống .......................................... 30
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ MỤC LỤC LIÊN HỢP TRỰC TUYẾN CHO HỆ THỐNG
THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆT NAM........................................................................... 31
2.1. Các đối tượng tham gia Mục lục liên hợp trực tuyến........................................ 31
2.2. Sơ đồ mô tả ứng dụng Mục lục liên hợp trực tuyến.......................................... 34
2.2.1. Sơ đồ hệ thống của mục lục liên hợp trực tuyến ...................................... 34
2.2.2. Sơ đồ hoạt động của mục lục liên hợp trực tuyến .................................... 36
2.2.3. Sơ đồ tổ chức dữ liệu của mục lục liên hợp trực tuyến ............................ 38
2.2.4. Sơ đồ chức năng của Mục lục liên hợp trực tuyến ................................... 40
2.3. Các tính năng cơ bản của Hệ thống Mục lục liên hợp trực tuyến .................... 41

2.3.1. Tạo mục lục liên hợp trực tuyến .............................................................. 41
2.3.2. Khai thác mục lục liên hợp trực tuyến ..................................................... 47


3
2.3.3. Quản trị hệ thống ...................................................................................... 53
2.3.4. Chức năng dành cho các Thư viện thành viên ......................................... 56
2.4. Khả năng hệ thống và an toàn, bảo mật dữ liệu ................................................ 58
2.5. Chuẩn nghiệp vụ thư viện và công nghệ thông tin được sử dụng ..................... 59
2.5.1. Chuẩn nghiệp vụ ngành thư viện ............................................................. 60
2.5.2. Chuẩn công nghệ thông tin ...................................................................... 62
2.6. Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin .................................................... 65
2.6.1. Hạ tầng phần cứng và mạng ..................................................................... 65
2.6.2. Phần mềm mục lục liên hợp trực tuyến.................................................... 67
CHƯƠNG 3. TRIỂN KHAI MỤC LỤC LIÊN HỢP TRỰC TUYẾN CHO HỆ THỐNG
THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆT NAM........................................................................... 68
3.1. Các bước xây dựng và triển khai Hệ thống Mục lục liên hợp trực tuyến. ........ 68
3.2. Điều kiện phát triển Hệ thống Mục lục liên hợp trực tuyến ............................. 70
3.2.1. Một số yêu cầu chung .............................................................................. 70
3.2.3. Liên kết giữa các thư viện để đảm bảo kho dữ liệu chung....................... 73
3.3. Vai trò, nhiệm vụ của Thư viện Quốc gia Việt Nam và các thư viện khoa học
tổng hợp các tỉnh thành. ..................................................................................... 73
3.3.1. Vai trò và nhiệm của Thư viện Quốc gia Việt Nam ................................ 73
3.3.2. Vai trò và nhiệm vụ của Thư viện khoa học tổng hợp các tỉnh, thành .... 74
3.4. Tổ chức triển khai Hệ thống Mục lục liên hợp trực tuyến. ............................... 75
3.4.1. Thành lập ban quản lý dự án và vận hành Hệ thống Mục lục liên hợp
trực tuyến .................................................................................................. 75
3.4.2. Kế hoạch và tiến độ triển khai.................................................................. 76
3.5. Đào tạo người sử dụng Hệ thống Mục lục liên hợp trực tuyến ......................... 77
3.6. Các rủi ro và biện pháp phòng ngừa ................................................................. 78

3.7. Đảm bảo các điều kiện để triển khai và vận hành Hệ thống Mục lục liên hợp
trực tuyến. .......................................................................................................... 80
3.7.1. Đảm bảo về nguồn lực ............................................................................. 80
3.7.2. Đảm bảo về pháp lý ................................................................................. 81
3.7.3. Đảm bảo nguồn tài chính ......................................................................... 81
3.7.4. Đảm bảo cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT ................................................... 82
3.8. Các tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động của Mục lục liên hợp trực tuyến. 82
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 85
PHỤ LỤC LUẬN VĂN .................................................................................................... 88


4
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
AACR2

Anglo-American Cataloguing Rules 2nd : Quy tắc biên mục
Anh – Mỹ ấn bản lần 2
ADSL
Asymmetric Digital Subcriber Line : Đường thuê bao kỹ
thuật số bất đối xứng
CNTT
Công nghệ thông tin
CSDL
Cơ sở dữ liệu
Ftp
File Transfer Protocol: Giao thức truyền tập tin
HD
Holding data: Vốn tư liệu
Http

Hypertext Transfer Protocol : Giao thức Truyền Siêu văn bản
ILL
InterLibrary Loan : Mượn liên thư viện
ISBD
International Standard Biliography Description : Quy tắc mô
tả tài liệu dạng sách theo chuẩn quốc tế
ISBN
International Standard Book Number : Chỉ số tiêu chuẩn
quốc tế cho tài liệu dạng sách
ISO2709 Chuẩn tệp trao đổi dữ liệu
ISSN
International Standard Serial Number : Chỉ số tiêu chuẩn
quốc tế cho tài liệu là xuất bản phẩm nhiều kỳ
LAN
local area network :Mạng cục bộ
MARC21 Machine-Readable Cataloging 21st : Khổ mẫu biên mục đọc
bằng máy
MLLHTT Mục lục liên hợp trực tuyến
NDT
Người dùng tin
OPAC
Online Public Access Catalogue : Mục lục tra cứu công cộng
trực tuyến
TCP/IP
Transfer Control Protocol/Internet Protocol : Chuẩn sử dụng
để chuyển dữ liệu giữa các máy tính nối mạng
TT-TV
Thơng tin – Thư viện
TVCC
Thư viện Công cộng

TVKHTH Thư viện khoa học tổng hợp
TVQGVN Thư viện Quốc gia Việt Nam
XML
Extensible Markup Language : Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn
bản
Z39.50
Chuẩn (giao thức) tra cứu liên thư viện
NXB
Nhà xuất bản


5
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là sự phát triển của
Internet và truyền thông đã thúc đẩy hoạt động Thông tin - Thư viện lên
một tầm cao mới và cũng đang đứng trước những xu thế mới. Trong đó
phải kể đến xu hướng hợp tác liên thơng trao đổi và chia sẻ thông tin
giữa các cơ quan Thông tin - Thư viện. Các thư viện thay vì hoạt động
độc lập, khép kín sẽ cùng hợp tác theo những hình thức phù hợp với điều
kiện của mình nhằm nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu thông tin của
người dùng tin đang không ngừng gia tăng cả về số lượng và chất lượng.
Thực tế cho thấy một thư viện không thể đáp ứng được hầu hết các
nhu cầu về thơng tin của người dùng tin mà mình phục vụ. Một trong
những phương pháp hữu hiệu nhất để làm tăng nguồn lực thông tin cũng
như tăng cường khả năng cung cấp thông tin của các cơ quan Thông tin Thư viện đó chính là hợp tác trao đổi thơng tin - hệ thống liên thư viện.
Công cụ hữu hiệu nhất đó là Mục lục liên hợp (Union catalogue). Mục lục
liên hợp phản ánh nguồn lực thông tin của các thành viên trong một hệ
thống, hay của cả một quốc gia.
Thực trạng trong hoạt động Thông tin - Thư viện hiện nay của Hệ

thống Thư viện Công cộng, bên cạnh những bước phát triển vượt bậc trong
thời gian gần đây về cơ sở vật chất, về vấn đề tin học học, về nâng cao trình
độ cán bộ... Hệ thống Thư viện Cơng cộng Việt Nam cịn những hạn chế đó
là:
− Nguồn lực thông tin của mỗi thư viện không thể đáp ứng một cách
tối đa nhu cầu thông tin của người dùng tin.
− Hoạt động hợp tác, trao đổi nguồn lực thơng tin giữa các thư viện
hầu như khơng có.


6
− Nguồn lực thông tin chưa được giới thiệu trực tuyến trên mạng, đặc
biệt là nguồn tài nguyên điện tử.
− Chưa tạo ra một cổng thông tin khai thác tập trung cho người dùng
tin, hạn chế cho người dùng tin tiếp cận nguồn tài liệu.
− Lãng phí kinh phí cho việc xử lý tài liệu khi phải xử lý cùng một
đầu tài liệu.
− Chất lượng biên mục, xử lý tài liệu chưa được kiểm soát.
Để khắc phục những hạn chế trên và phát huy hơn nữa vai trò của các
Thư viện Cơng cộng trong giai đoạn mới, cần có một giải pháp hữu hiệu đó
chính là xây dựng Hệ thống Mục lục liên hợp trực tuyến cho Hệ thống Thư
viện Công cộng Việt Nam.
Tuy nhiên việc xây dựng thành công Hệ thống Mục lục liên hợp trực
tuyến (MLLHTT) không phải là cơng việc đơn giản, nó bao gồm nhiều
cơng đoạn và khá mới mẻ đối với thực tiễn tại Việt Nam. Chính vì vậy cần
có sự nghiên cứu và áp dụng một cách có hiệu quả hệ thống này.
Với lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu xây dựng mục lục
liên hợp trực tuyến cho Hệ thống Thư viện Công cộng Việt Nam” làm
luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Thông tin - Thư viện.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu xây dựng hệ thống mục lục liên hợp
cho Hệ thống Thư viện Công cộng, nhằm tập trung nguồn lực thông tin, tạo
ra một cổng truy cập và trao đổi thơng tin duy nhất cho người dùng tin
trong tồn hệ thống này.
Nhiệm vụ nghiên cứu: khảo sát tình hình trao đổi thông tin của hệ
thống các Thư viện Công cộng. Nghiên cứu cơ chế hoạt động, tổ chức của
mục lục liên hợp trực tuyến, qua đó tiến hành xây dựng một mơ hình tổ
chức hoạt động mục lục liên hợp trực tuyến phù hợp với đặc thù của Hệ
thống Thư viện Công cộng Việt Nam hiện nay.


7
Đây là đề tài thuộc dạng nghiên cứu - phát triển (Research and
Development) do vậy ngoài việc nghiên cứu xây dựng mơ hình mục lục liên
hợp, đề tài cịn đề cập đến vấn đề phát triển những nghiên cứu này thành
ứng dụng để triển khai kết quả nghiên cứu vào thực tiễn của hệ thống
TVCC Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để viết luận văn này, tác giả sử dụng một số phương nghiên cứu sau:
- Phương pháp khảo sát (thông qua phiếu điều tra)
- Phương pháp trao đổi chuyên gia
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
- Phương pháp mơ hình hố
- Phương pháp phỏng vấn
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Mơ hình hệ thống mục lục liên hợp trực tuyến.
Thư viện Quốc gia và một thư viện khoa học tổng hợp cấp tỉnh thuộc Hệ
thống Thư viện Công cộng.
Phạm vi nghiên cứu: Mơ hình mục lục liên hợp trực tuyến ở mức ứng
dụng. Khảo sát chọn mẫu, lựu chọn các thư viện điển hình trong Hệ thống

Thư viện Cơng cộng đó là: Thư viện Quốc gia Việt Nam và các thư viện
Khoa học tổng hợp của các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hà Tây, Thanh Hố,
Nghệ An, Bình Định, Khánh Hồ, Tp. Hồ Chí Minh, An Giang và Cần
Thơ. Tập trung chủ yếu hoạt động xây dựng CSDL điện tử và hoạt động
trao đổi dữ liệu giữa các thư viện.
5. Tình hình nghiên cứu
Đây là đề tài hồn tồn mới, chưa có một bài báo, một khố luận, một
luận văn hay cơng trình khoa học nào nghiên cứu trước đây tại Việt Nam.


8
6. Đóng góp của đề tài
Luận văn có những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn như sau:
Về mặt lý luận: Luận văn làm phong phú hơn vốn hiểu biết về tự động
hố thư viện và liên thơng trao đổi, chia sẻ thông tin trong hoạt Thông tin
Thư viện. Phương pháp tổ chức Hệ thống Mục lục liên hợp trực tuyến.
Về mặt thực tiễn: Luận văn xây dựng một mơ hình hồn chỉnh về hệ
thống mục liên hợp trực tuyến: mơ hình chức năng, phương pháp tổ chức
và hoạt động của hệ thống này. Qua đó là cơ sở để Thư viện Quốc gia Việt
Nam kết hợp với các đơn vị ban ngành liên quan tham khảo, nghiên cứu
xây dựng thành công hệ thống mục lục liên hợp trực tuyến.
7. Kế cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1:

Mục lục liên hợp và nhu cầu trao đổi thông tin trong Hệ
thống Thư viện Công cộng Việt Nam.

Chương 2:


Thiết kế xây dựng mục lục liên hợp trực tuyến cho Hệ
thống Thư viện Công cộng Việt Nam.

Chương 3: Triển khai mục lục liên hợp trực tuyến cho Hệ thống Thư
viện Công cộng Việt Nam.


9
CHƯƠNG 1. MỤC LỤC LIÊN HỢP VÀ NHU CẦU TRAO ĐỔI THÔNG
TIN TRONG HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆT NAM
1.1. Chức năng và cơ cấu tổ chức của Hệ thống Thư viện Công cộng
Việt Nam
1.1.1. Chức năng và nhiệm vụ của Hệ thống Thư viện Công cộng Việt
Nam
Hệ thống Thư viện Công cộng Việt Nam bao gồm: Thư viện Quốc gia
Việt Nam và thư viện Khoa học tổng hợp của 64 tỉnh thành trong cả nước.
Ngồi ra cịn hệ thống các thư viện trực thuộc các cấp hành chính của tỉnh,
thành phố. Hệ thống thư viện này thuộc sự quản lý Nhà nước của Bộ Văn
hóa - Thơng tin, cơ quan được giao trực tiếp quản lý là Vụ Thư viện.
Pháp lệnh Thư viện số : 31/2000PL - UBTVQH10 do Uỷ ban Thường
vụ Quốc hội ban hành năm 2001 nêu rõ:
“Thư viện có chức năng, nhiệm vụ giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc;
thu thập, tàng trữ, tổ chức việc khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu
trong xã hội nhằm truyền bá tri thức, cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu
học tập, nghiên cứu, cơng tác và giải trí của mọi tầng lớp nhân dân; góp
phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa
học, công nghệ, kinh tế, văn hóa, phục vụ cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước”. [Điều 1, Pháp lệnh thư viện].
Pháp lệnh khẳng định, Thư viện Quốc gia Việt Nam là thư viện trung

tâm của cả nước, có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
“- Khai thác các nguồn tài liệu trong nước và nước ngoài phục vụ cho
nhu cầu người đọc;


10
- Thu nhận các xuất bản phẩm lưu chiểu trong nước theo quy định; xây
dựng, bảo quản lâu dài kho tàng xuất bản phẩm dân tộc; biên soạn,
xuất bản Thư mục quốc gia và Tổng thư mục Việt Nam;
- Tổ chức phục vụ các đối tượng người đọc theo quy chế của thư viện;
Hợp tác, trao đổi tài liệu với các thư viện trong nước và nước ngoài;
- Nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thông tin - thư
viện;
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm công tác
thư viện; hướng dẫn nghiệp vụ thư viện theo sự phân cơng của Bộ Văn hóa
- Thông tin”. [Điều 17, Pháp lệnh thư viện]
Pháp lệnh cũng quy định nhiệm vụ của các thư viện do Uy ban nhân
dân các cấp thành lập:
“- Xây dựng và bảo quản vốn tài liệu của địa phương và về địa phương
- Tham gia xây dựng thư viện, tủ sách cơ sở; tổ chức việc luân chuyển
sách, báo xuống các thư viện, tủ sách cơ sở”. [Điều 18, Pháp lệnh thư viện]
Trong giai đoạn hiện nay khi mà internet và truyền hình đang là những
kênh thơng tin được nhiều người sử dụng nhất, thì nhu cầu đọc và văn hóa
đọc đang có nhiều thay đổi, các cơ quan Thơng tin - Thư viện cũng cần có
sự thay đổi để bắt kịp với xu thể này. Trong đó việc cập nhật thơng tin
thường xuyên, nâng cao chất lượng thông tin, đổi mới các hình thức phục
vụ, tăng cường nhiều loại hình tài liệu (đặc biệt là các tài liệu điện tử, nghe
nhìn) nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của người dùng tin đang là yếu tố
quan trọng để thu hút người dùng tin đến với thư viện.
Để thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ của mình thời kỳ mới, Hệ

thống Thư viện Công cộng trong cả nước cần phải có sự thay đổi mạnh mẽ
về mọi mặt trong hoạt động của mình, trong đó nhiệm vụ ưu tiên là tiến


11
hành hiện đại hóa, tin học hóa các hoạt động nghiệp vụ, thúc đẩy hợp tác
liên thông trao đổi và chia sẻ thông tin trong hệ thống, tạo ra nguồn lực
thông tin tổng lực nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin ngày càng gia
tăng về số lượng và chất lượng của người dùng tin trong cả nước.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Hệ thống Thư viện Công cộng Việt Nam
Pháp lệnh thư viện điều 16 ghi rõ, Hệ thống Thư viện Công cộng bao
gồm:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện do Ủy ban nhân dân các cấp thành lập

Hình 1. Cơ cấu tổ chức Hệ thống Th vin Cụng cng
Ghi chú:

quản lý nhà nớc
-------- chỉ đạo nghiƯp vơ

Hiện tại Hệ thống Thư viện Cơng cộng trong cả nước có: 01 Thư viện
Quốc gia Việt Nam, 64 thư viện Khoa học tổng hợp, 587 thư viện quận,
huyện, thị xã [12, tr. 502]


12
Các thư viện tỉnh, thành phố và các Quận, huyện, thị xã chịu sự quản
lý trực tiếp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố. Kinh phí hoạt động
thường xuyên sẽ lấy từ nguồn ngân sách của tỉnh. Vụ Thư viện và Thư viện

Quốc gia Việt Nam chỉ đạo về mặt nghiệp vụ và định hướng hoạt động
chung.
1.2. Hiện trạng tin học hoá và tiền đề xây dựng Mục lục liên hợp của
Hệ thống Thư viện Công cộng
Trong 3 năm từ 2002 đến 2004 Thư viện Quốc gia Việt Nam và Hệ
thống Thư viện Công cộng đã được đầu tư về công nghệ thông tin hiện đại
theo nguồn đầu tư từ Bộ Văn hóa – Thơng tin.
Mục tiêu: hiện đại hoá hoạt động nghiệp vụ của Hệ thống TVCC nhằm
tăng cường năng lực hoạt động của mỗi thư viện, tăng cường khả năng liên
thông trao đổi thông tin trong hệ thống thơng qua mạng Internet. Qua đó,
tăng cường khả năng phục vụ nhu cầu về sử dụng thông tin của nhân dân
trong cả nước.
Các nội dung đầu tư bao gồm:
* Hiện đại hoá Thư viện Quốc gia Việt Nam
Mục tiêu: hiện đại hoá Thư viện Quốc gia Việt Nam trở thành một cơ
quan đầu mối về nghiệp vụ thông tin thư viện của Hệ thống Thư viện Công
cộng. Tăng cường năng lực cung cấp thông tin của TVQG cho Hệ thống
Thư viện Công cộng. Các nội dung đầu tư bao gồm:
- Đầu tư về hạ tầng công nghệ thông tin: hệ thống mạng LAN nối
mạng tồn bộ các phịng ban trong TVQG. Nối mạng internet tốc độ cao
luôn trực tuyến 24/24. Hệ thống máy chủ mạnh (7 chiếc); tăng cường các
máy trạm nghiệp vụ, các trang thiết bị chuyên dụng.


13
- Các phần mềm ứng dụng: trang bị phần mềm thư viện điện tử giúp tự
động hố tồn bộ quy trình nghiệp vụ trong Thư viện Quốc gia Việt Nam.
Đưa thơng tin lên mạng Internet. Hỗ trợ kiểm sốt chất lượng xây dựng
CSDL.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu: Xây dựng một cơ sở dữ liệu bao gồm gần

300.000 biểu ghi; hiện nay số biểu ghi này đã được đưa lên mạng.
* Hiện đại hoá các thư viện khoa học tổng hợp tỉnh, thành phố
Đầu tư cơ bản bước đầu cho các thư viện KHTH tỉnh, thành phố nhằm
giúp các thư viện tự động hóa các họat động nghiệp vụ và đủ năng lực tham
gia hệ thống thông tin điện tử thuộc khối Thư viện công cộng. Các thư viện
đã được đầu tư máy chủ, một máy đọc mã vạch và phần mềm thư viện điện
tử.
Trong Hệ thống TVCC hiện có 16 thư viện được đầu tư 450 triệu để
xây dựng một thư viện điện tử cỡ vừa. 48 thư viện được đầu tư một phần
mềm thư viện điện tử cỡ nhỏ. Ngồi ra có một số thư viện đã tự mình đầu
tư thơng qua nguồn vốn của tỉnh.
Các thư viện đã tích cực ứng dụng CNTT vào hoạt động nghiệp vụ
như công tác bổ sung, biên mục, quản lý bạn đọc, mượn trả, tra cứu... Bước
đầu các thư viện đã hình thành được phương thức hoạt động của một thư
viện hiện đại.
* Đào tạo cán bộ và thống nhất chuẩn nghiệp vụ
Để triển khai hệ thống điện tử hiệu quả, hầu hết cán bộ thư viện đã
được đào tạo và đào tạo lại các kiến thức sau:
- Đào tạo các lớp nghiệp vụ về thư viện hiện đại: biên mục theo
MARC21, phân loại, thư viện điện tử, xuất bản điện tử, các chuẩn ngành.
- Các kỹ năng sử dụng máy tính và các ứng dụng văn phịng.


14
* Kết quả ứng dụng CNTT:
- Mạng lưới thông tin điện tử của Hệ thống Thư viện Công cộng đã cơ
bản được thành lập trên cơ sở mạng máy tính được kết nối Internet. Các thư
viện đã bước đầu có thể tra cứu trực tiếp dữ liệu của Thư viện Quốc gia và
một số thư viện tỉnh.
- Các thư viện đã và đang từng bước tiến hành ứng dụng phần mềm

vào các khâu nghiệp vụ, quy trình nghiệp vụ đã có những thay đổi và
phương thức hoạt động mang đặc điểm của những thư viện hiện đại.
- Nguồn thông tin điện tử của cả hệ thống được tăng cường và đang
dần được chuẩn hóa. Hầu hết các thư viện đã xây dựng được cơ sở dữ liệu
trên máy tính điện tử.
- Đội ngũ cán bộ tin học được bổ sung về số lượng và nâng cao về
trình độ. Tin học đã được phổ cập đến tồn thể cán bộ cơng nhân viên tạo
ra tính đồng bộ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu
nghiệp vụ. [17, tr. 9-10]
Các đầu tư trên là cơ sở tiền đề rất quan trọng để xây dựng và triển
khai thuận lợi Hệ thống mục lục liên hợp trực tuyến. Các điều kiện đó là:
- Hạ tầng cơng nghệ thơng tin, đặc biệt là hệ thống mạng Internet và
phần mềm quản lý thư viện: điều kiện tiên quyết để xây dựng MLLHTT.
- Nguồn dữ liệu điện tử được xây dựng tại TVQGVN và các
TVKHTH tỉnh đã bước đầu được xây dựng.
- Các chuẩn nghiệp vụ về mô tả và phân loại tài liệu được thống nhất.
1.2.1. Hạ tầng mạng và kết nối Internet
Theo báo cáo thống kê thì đến nay đã có 42 thư viện tỉnh đã được kết
nối internet (một số thư viện đã có kênh thuê bao riêng)và hầu hết các thư
viện đã có hệ thống mạng cục bộ (LAN).


15
Hệ thống mạng máy tính được xây dựng dựa trên mơ hình thiết kế và
cơng nghệ hiện đại, có khả năng cung cấp kết nối cho cho hàng trăm các
node mạng, đồng thời sẵn sàng cho việc nâng cấp, mở rộng hệ thống sau
này.
Ngồi các thư viện có kinh phí sử dụng các đường thuê bao riêng
(Leased Line), một số thư viện lựa chọn hình thức kết nối Internet rẻ hơn
như ADSL, Dial-up. Với kết nối này, các TVCC đã xây dựng được một hệ

thống hạ tầng kết nối Internet, sẵn sàng cho các ứng dụng trực tuyến như:
mục lục liên hợp, tra cứu liên thư viện, mượn liên thư vin.
T h viện vừa

Kênh

Z39.50 client
W eb
G ửi dữ liệu

mà hoá

S erver

T h− viƯn lín

W eb brow ser

F irew all/VPN G atew ay

Barcode
R eader

Internet

P C TV Q G
R outer

S ervers TVQ G


K ênh m à hoá

Z 39.50 client
W eb
G ửi dữ liệu

Laser printer

Public

Local LAN

PC TVQ G

M ục lục
liên hợp

W eb Server

PC
TVQ G

Th− viƯn n há

Z39.50 client
W eb
G ưi d÷ liƯu

Hình 2. Sơ đồ kết nối mạng trong Hệ thống Thư viện Công cộng
1.2.2. Thực trạng nguồn dữ liệu điện tử tại các thư viện

Nguồn lực thông tin điện tử là một bộ phận quan trọng không thể thiếu
trong thư viện điện tử, nguồn thông tin này rất đa dạng và đang ngày càng
chiếm tỷ trọng lớn trong thư viện hiện đại, nhu cầu sử dụng nguồn dữ liệu
này ngày càng lớn. Nắm bắt được điều này các TVCC cũng đã tiến hành


16
xây dựng cho mình các cơ sở dữ liệu điện tử, trong những năm gần đây
họat động này đang được thúc đẩy mạnh hơn. Có hai nguồn dữ liệu điện tử:
các tài liệu điện tử tự xây dựng và các tài liệu điện tử thu thập từ bên ngoài
[17, tr. 5]
Trong đó phải kể đến các CSDL thư mục. Đây là loại CSDL rất quan
trọng, phản ánh nguồn lực thông tin truyền thống của các thư viện làm cơ
sở cho một số họat động nghiệp vụ như xử lý tài liệu, tạo lập và bổ sung
mục lục, biên soạn thư mục, phục vụ tra cứu, tìm tin, trao đổi thơng tin thư
mục, mượn liên thư viện. 100% các thư viện ứng dụng cơng nghệ thơng tin
đều có CSDL phản ánh kho tài liệu của mình. Việc hồi cố CSDL thư mục
đã được đặt ra tại Hội nghị Vũng tàu năm 2000 và được nhiều thư viện tiến
hành trong 5 năm qua. Các thư viện đã hoành thành việc hồi cố: Bà RịaVũng Tàu, Bình Phước, Hải Dương, Bắc Giang, Phú Yên, Trà Vinh, Phú
Thọ, Đà Nẵng, Khánh Hòa. Các thư viện đã hồn thành phần lớn cơng việc
hồi cố: Thư viện Quốc gia Việt Nam, Bình Dương, Bình Định, Hà Tây , Hà
Nam, Kon Tum, Bình Thuận, Hà Nội, Bạc Liêu, Hà Tĩnh, Gia Lai, Hà
Giang, Tp. Hồ Chí Minh , Tiền Giang, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Đắc Lắc.
CSDL địa chí là CSDL thư mục được các thư viện quan tâm phát
triển. Phần lớn các thư viện tỉnh thành phố đã có CSDL địa chí. Lớn nhất là
Phú n 30.000 biểu ghi, Tp. Hồ Chí Minh 20.458 biểu ghi, Hà Nội 21.500
biểu ghi, Bà Rịa-Vũng Tàu 12.000 biểu ghi, Hải Dương 10.000 biểu ghi.
Các CSDL toàn văn cũng đã và đang được xây dựng. TVQGVN đang
xây dựng CSDL tóm tắt luận án tiến sỹ với hơn 10.000 biểu ghi. Ngoài ra
có khoảng 8 thư viện khác xây dựng CSDL tồn văn ở những cấp độ khác

nhau: Thư viện Tp. Hồ Chí Minh 10.000 tên tài liệu, Thư viện Bình Định
có khoảng 14.000 trang... [17, tr. 6]


17
Bên cạnh các CSDL tự xây dựng, các thư viện cũng đã tận dụng
Internet và các kênh khác để khai thác các nguồn tài liệu điện từ bên ngoài
như Thư viện Tp. Hồ Chí Minh có báo Giải phóng Sài Gịn, Thư viện Bắc
giang có CSDL luật Việt Nam, Thư viện Hà nội có 50 CD về Thăng LongHà Nội, Thư viện Quốc gia có CSDL Willson Fulltext.
Khai thác dữ liệu từ trên Internet cũng đã được các thư viện thực hiện
trong thời gian gần đây. Tra cứu thư mục thông qua giao thức Z39.50 tới
các máy chủ của Thư viện Quốc hội Mỹ, OCLC..., tra cứu tài liệu toàn văn
miễn phí trên các website: , ,
, .
Như vậy có thể thấy các Thư viện Cơng cộng đã xây được các CSDL
điện tử khá phong phú, trong đó có CSDL thư mục (phản ánh toàn bộ
nguồn tài liệu truyền thống và đặc thù của mỗi thư viện) đóng vai trị quan
trọng. Đây chính là điều kiện rất quan trọng làm nguồn dữ liệu cho mục lục
liên hợp khi được xây dựng. Các cơ sở dữ liệu này được tập hợp trong mục
lục liên hợp, được hiệu chỉnh, chuẩn hoá và tổ chức lại nhằm giúp người
dùng tin trong cả nước có thể truy cập đến các nguồn tin này.
1.3. Nhu cầu quản lý và trao đổi thông tin trong Hệ thống Thư viện
Công cộng Việt Nam
1.3.1. Quản trị tập trung nguồn lực thông tin trong hệ thống
Hệ thống TVCC trong thời gian qua đã xây dựng được nguồn thông
tin điện tử lớn nhưng vẫn chưa được quản lý tập trung. Nhu cầu hiện nay là
phải quản lý tập trung được nguồn thông tin này, tạo ra một cơ sở dữ liệu
tri thức khoa học tổng hợp trong hệ thống TVCC. Qua đây có thể kiểm sốt
tốt được nguồn lực thơng tin trong hệ thống này. Với việc kiểm sốt được
nguồn lực thơng tin có thể có được đánh giá khách quan về nguồn tài liệu



18
có trong mỗi thư viện thành viên, từ đó có chiến lược điều chỉnh về nguồn
lực thông tin chung của cả hệ thống, đồng thời đó cũng là tiền đề để chia sẻ
thông tin giữa các đơn vị trong hệ thống TVCC.
1.3.2. Tạo ra một cổng khai thác thông tin tập trung
Nguồn thông tin hiện tại đang nằm phân tán tại các thư viện sẽ gây
khó khăn cho việc tiếp cận và khai thác thơng tin của những người có nhu
cầu. Cần tạo ra một cổng vào duy nhất đến các nguồn thơng tin trong Hệ
thống TVCC, qua đó tăng cường khả năng cung cấp tài liệu điện tử trực
tuyến và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thông tin của nhân dân; tăng
cường năng lực cung cấp thông tin của các thư viện trong hệ thống.
1.3.3. Kiểm soát chất lượng xử lý thơng tin
Kiểm sốt chất lượng biểu ghi: tuân theo chuẩn, khổ mẫu biên mục,
xác định chủ đề, từ khố, phân loại...Đây là một vấn đề khó nhưng cần phải
tiến hành.
Cần có một hệ thống để kiểm sốt chất lượng nguồn thơng tin thư
mục: có đơn vị đứng đầu chịu trách nhiệm và các đơn vị thành viên có vai
trị đóng góp thơng tin.
1.3.4. Giảm thiểu chi phí xử lý trên một đầu tài liệu
Chúng tơi đã tiến hành tìm kiếm trên 5 cơ sở dữ liệu của 5 thư viện ,
cho thấy xuất hiện các tài liệu giống nhau có ở các thư viện, đặc biệt là
những tài liệu thuộc lĩnh vực văn học, chính trị, xã hội của các nhà xuất bản
có uy tín trong nước như Nxb Văn học, Nxb Giáo dục, Nxb Chính trị Quốc
gia...
Thông tin tài liệu
Số đỏ / Vũ Trọng Phụng.-H.: Văn
học, 2003 .- 237 tr; 19cm
Triết học Mác-Lê Nin: chương

trình cao cấp - Tập 1 .- H.: Chính

TV KHTH

TV

TV KHTH

Tp. Hồ

KHTH

Thừa Thiên

Chí Minh

Hà Nội

Huế

X

X

X

X

X


X

X

X

X

X

TV
QGVN

TV KHTH
Bắc Giang


19
trị Quốc gia, 2000.- 208 tr. ; 19 cm
Cuốn theo chiều gió: Tiểu thuyết/
Magơrit Mitchell; Dương Tường
dịch .- H.: Văn học, 2002.- 759tr. ;
19cm
Văn kiện Hội nghị lần thứ 9 của
Ban chấp hành Trung Ương khoá
IX / Đảng cộng sản Việt Nam .-H.:
Chị Quốc gia, 2004.- 242 tr.; 19 cm
Lịch sử 12 / Đinh Xuân Lâm,
Nguyễn Anh Thái Biên soạn .- In
lần thứ 4.- H.: Giáo dục, 1995 .278tr. ; 19 cm


X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X


Thực tế hiện nay, hầu hết các thư viện khi bổ sung về đều tự mình xử
lý tài liệu, như vậy đối với các tài liệu tiếng Việt thì các thư viện đang xử lý
cùng một đầu tài liệu. Với giá thành như hiện nay, bình quân mỗi tài liệu
tiếng Việt phải trả tiền công xử lý thư mục là 7.000 đồng, đem nhân với 64
đơn vị thì giá thành phải trả cho 1 đơn vị thư mục là 448.000 đồng, một con
số rất lớn, xét về mặt lợi ích chung của tồn hệ thống TVCC thì đây là vấn
đề cần được đặc biệt lưu tâm.
Nếu có MLLHTT thì vấn đề này được khắc phục, tài liệu sẽ do một cơ
quan xử lý chung (có thể là TVQGVN), các thư viện có thể tái sử dụng lại
kết quả này.
1.3.5. Liên thông chia sẻ thông tin giữa các đơn vị thành viên
Thực tế thì nguồn kinh phí hàng năm dành cho bổ sung tài liệu mới
của các thư viện KHTH là không nhiều. Trong khi nhu cầu của người dùng
tin thì rất lớn. Đây chính là áp lực và cũng là một khó khăn lớn của các thư
viện trong hoạt động của mình. Như vậy nếu xây dựng được một cơ chế
trao đổi tài liệu giữa các thư viện thành viên sẽ giúp thư viện giải quyết
được khó khăn trên. Mục lục liên hợp là một trong những tiền đề quan
trọng để xây dựng cơ chế chia sẻ thơng tin.
Tóm lại Hệ thống Thư viện Cơng cộng cần có một giải pháp kiểm sốt
thơng tin. Đảm bảo kiểm sốt được tồn bộ nguồn lực thơng tin trong hệ


20
thống, tập trung thông tin về một đầu mối duy nhất. Tăng cường năng lực
cung cấp thông tin và hiệu quả hoạt động của các Thư viện Công cộng: đáp
ứng một cách tốt nhất nhu cầu về thông tin của nhân dân trong cả nước.
1.4. Tổng quan về mục lục liên hợp trực tuyến
1.4.1. Tiền đề xuất hiện Mục lục liên hợp trực tuyến
Sự xuất hiện của MLLH trực tuyến là một tất yếu trong tiến trình phát

của ngành Thơng tin – Thư viện. Xu thế hợp tác, liên thông chia sẻ thông
tin đang là xu hướng chủ đạo và cũng nhu cầu cấp thiết của các cơ quan
TT-TV. Chính vì vậy cần có những cơng cụ hữu hiệu để đáp ứng nhu cầu
này, đó chính là xây dựng CSDL tổng hợp, để làm được đó cần có
MLLHTT. Có thể khái quát các tiền đề ra đời MLLHTT như sau:
Nhu cầu thông tin của người dùng tin tăng ngày càng gia tăng: các cơ
quan TT-TV đang đứng trước một thực tế là số lượng người dùng tin phải
phục vụ rất lớn, kèm theo đó là nhu cầu thơng tin khổng lồ, bên cạnh đó
u cầu về chất lượng thơng tin cũng rất cao, loại hình tài liệu cung cấp đến
cho NDT tin cũng đa dạng: tài liệu in ấn, tài liệu điện tử.
Xu thế hợp tác liên thông chia sẻ và trao đổi thông tin: trước áp lực về
nhu cầu thông tin, các cơ quan TT-TV phải tham gia vào các hiệp hội, tổ
chức để được chia sẻ và trao đổi thông tin, tăng cường nguồn lực thông tin
của đơn vị mình.
Cơng nghệ thống tin và mạng Internet: CNTT đang có tác động mạnh
mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực quản trị thông
tin: thu thập, xử lý, lưu trữ và phổ biến thông tin. Internet tạo ra cơ hội và
môi trường để các thư viện có thể giới thiệu nguồn thơng tin đến người
NDT và chia sẻ nguồn tin lẫn nhau.
Nhu cầu kiểm sốt thư mục: Thơng tin phát triển rất nhanh chóng dẫn
đến q trình lưu trữ, xử lý và tìm tin trở nên ngày càng phức tạp, từ đó


21
xuất hiện nhu cầu phải có một nghệ thuật và kỹ năng quản lý, khai thác và
sử dụng hồ sơ dữ liệu. Sự kiểm soát này được thực hiện bằng các cơng cụ
thư mục, trong đó mỗi tư liệu được thể hiện dưới dạng một biểu ghi thư
mục. Các công cụ thư mục bao gồm: các mục lục, các tập thư mục, các bản
chỉ dẫn thư mục dưới dạng ấn phẩm và các cơ sở dữ liệu. Tại sao lại phải
kiểm soát: Chia sẻ biểu ghi thư mục, Kiếm soát được nguồn thông tin của

mỗi quốc gia: TMQGVN, Mỗi nước chỉ biên mục tài liệu của nước đó.
Tiêu chuẩn nghiệp vụ thư viện và CNTT. Xuất hiện ngày càng nhiều
các chuẩn ngành TT-TV và các chuẩn CNTT ứng dụng vào hoạt động TTTV như: Chuẩn biên mục ISBD, AACR2; Khổ mẫu MARC, mô tả dữ liệu
XML, DC; tra cứu liên thư viện Z39.50, mượn liên thư ISO10161,...
Cùng với quá trình hiện đại hoá các hoạt động thư viện, các cơ quan
TT-TV trên thế giới cũng đã nhận thức được vai trò quan trọng của MLLH
trong việc trao đổi, chia sẻ và tập hợp dữ liệu của các thư viện nên đã tiến
hành xây dựng MLLH cho mình, các hệ thống MLLH này đã mang lại hiệu
quả.
Mục lục liên hợp trực tuyến của OCLC trong 3 thập kỷ gần đây, đã
được các thư viện chia sẻ các thư mục điện tử để tạo ra cơ sở dữ liệu thông
tin thư mục lớn nhất thế giới. WorldCat cung cấp hơn 47 triệu biểu ghi thư
mục bằng 400 ngôn ngữ và lưu giữ thông tin quan trọng trong phát triển
thu thập thông tin, biên mục, kiểm sốt tính nhất qn và sự thay đổi của
các dịch vụ trước đây.
Qua dịch vụ tra cứu của OCLC, người dùng tin ở thư viện bạn có thể
truy cập tới 70 cơ sở dữ liệu bằng những tên quen thuộc do các nhà cung
cấp thông tin hàng đầu cung cấp cũng như những nguồn tài nguyên chỉ có
OCLC cung cấp như: WorldCat, ArticleFirst, Electronic Collections
Online, NetFirst, PAIS International, PapersFirst, ProceedingsFirst và Danh


22
mục liên hợp các xuất bản phẩm định kỳ của OCLC. [Địa chỉ Website:
]
Thư viện quốc gia Canada, đã tiến hành xây dựng mục lục liên hợp với
20 triệu biểu ghi của 35 triệu vốn tài liệu (bản tài liệu), cùng với sự tham
gia của 500 thư viện tại Canada. Hệ thống này cho phép các thư viện có thể
tải dữ liệu về để tái sử dụng và thực hiện các dịch vụ mượn liên thư viện.
Hệ thống này hoạt động liên tục 24 giờ hàng ngày, 7 ngày một tuần. [Địa

chỉ Website: />Hệ thống mục lục liên hợp của hơn 24 trường đại học tại Thái Lanvới
tổng số biểu ghi hiện nay là: 3,625,502 (cập nhật ngày 12/1/2005) đã giúp
các trường đại học chia sẻ nguồn dữ liệu lẫn nhau . Các trường đại học
tham gia hệ thống này được khai thác các biểu ghi chung của hệ thống,
thực hiện việc mượn liên thư viện giữa các thư viện. Khẩu hiệu của Mục
lục liên hợp Thái Lan là một đại học một thư viện. [Địa chỉ Website
http://202.28.18.229/ ].
Nhìn chung việc xây dựng mục lục liên hợp trên thế giới đã được thực
hiện từ rất sớm và đã mang lại lợi ích rất lớn cho người khai thác thơng tin
và cán bộ hoạt động trong lĩnh vực Thông tin – Thư viện. Đây cũng là mơ
hình để có thể nghiên cứu và áp dụng.
Ở Việt Nam, trước đây Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tiến hành xây
dựng mục lục liên hợp cho hệ thống các Thư viện Công cộng, Trung tâm
thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia cũng xây dựng mục lục liên hợp
về Tạp chí thơng tin khoa học và công nghệ ở Việt Nam. Tuy nhiên các hệ
thống mục liên hợp này được quản lý thủ cơng dưới dạng các tủ phích mục
lục, nên có rất nhiều hạn chế vì vậy khơng tồn tại được lâu. Hiện nay hệ
thống MLLH này đã hồn tồn khơng được sử dụng và khơng cịn được
cập nhật nữa. Các các hạn chế của hệ thống MLLH này là:


23
- Tốn kém trong việc lưu trữ: phải duy trì hệ thống mục lục lớn, tốn
diện tích, hay phải thường xuyên thay đổi và cập nhật hệ thống.
- Khó khăn trong việc cập nhật dữ liệu: hoạt động cập nhật thông tin
về sự thay đổi vốn tài liệu của các thư viện rất chậm và khó.
- Hạn chế trong khai thác: người dùng thường bị ngập trong đống dữ
liệu trong khi phải tra cứu bằng tay.
- Khơng có khả năng trao đổi và tái sử dụng các kết quả xử lý biên
mục.

Mấy năm gần đây, bằng việc sử dụng hệ quản trị thư viện CDS/ISIS,
TVQG cũng tiến hành biên mục tập trung và chia sẽ biểu ghi thư mục cho
các thư viện tỉnh. Tuy nhiên, việc khai thác không hiểu quả vì:
- Thời gian TVQG xử lý biểu ghi mất khá lâu, trong khi đó để bạn đọc
tra cứu tài liệu thì phải có CSDL và việc lưu thơng diễn ra hàng ngày
không thể chậm trễ được.
- Các thư viện thành viên không thể xem thông tin lưu trữ của nhau
được, không thể thực hiện các dịch vụ trực tuyến.
Cùng với việc các Thư viện Công cộng đang ngày càng được hiện đại
hoá, nhu cầu người dùng tin ngày càng gia tăng, xu hướng chuẩn hố để
liên thơng trao đổi đang là chủ đạo thì việc xây dựng một Hệ thống Mục
lục liên hợp trực tuyến cho Hệ thống Thư viện Công cộng đang là nhu cầu
cần thiết, đây cũng chính là nhiệm vụ mới của Hệ thống Thư viện Công
cộng trong giai đoạn hiện nay.
1.4.2. Khái niệm Mục lục liên hợp trực tuyến
Có rất nhiều các định nghĩa về mục lục liên hợp, có thể liệt kê ra đây
một số định nghĩa cơ bản sau:
MLLH là tổng mục lục, thư mục liên thư viện. Một thư mục gồm toàn
sưu tập của tất cả các thư viện thuộc một hệ thống thư viện (thư mục trung
ương) hoặc một nhóm các thư viện độc lập cộng tác với nhau để xây dựng


24
tổng thư mục, trong đó các thư viện được mã hố để có thể tìm ra một đơn
vị thư tịch mà thư viện đó đã có trong tổng thư mục này. [10, tr. 217]
Nhà thư viện học I.I Filkine người Nga cũng đưa ra một khái niệm khá
bao quát về mục lục liên hợp:
MLLH là bản chỉ dẫn vị trí của ấn phẩm được xây dựng bởi một nhóm
thư viện phản ánh chung tất cả hay một phần kho sách của các thư viện
này nhằm mục đích thơng tin, bổ sung phối hợp và hợp tác sử dụng.

I.I Filkine – Liên xô cũ
Cùng với sự phát triển của công nghệ thơng tin, khái niệm và chức
năng của MLLH đã có sự thay đổi cho phù hợp với thực tiễn:
Mục lục liên hợp trực tuyến là hình thức tập hợp tồn bộ CSDL các
biểu ghi thư mục của nhiều thư viện hoặc tổ chức thành một mục lục
chung, nhằm mục đính chia sẻ nguồn lực giữa các thư viện trong công tác
biên mục, đồng thời tạo điều kiện dễ dàng cho người dùng tin tìm kiếm tài
liệu. Đặc biệt, với xu hướng ngày càng nhiều tài liệu được số hóa và có thể
truy cập trực tuyến (online), mục lục liên hợp có thể trở thành một CỔNG
THƠNG TIN thư mục thống nhất giúp người dùng tin tiếp cận với toàn bộ
CSDL (vốn tài liệu) của các đơn vị thành viên tham gia mục lục liên hợp
trực tuyến.
Mục lục liên hợp trực tuyến phát huy mạnh mẽ vai trị chuẩn hóa. Với
các mục lục liên hợp lớn tới hàng chục triệu biểu ghi, người dùng và các
thành viên của mục lục liên hợp chỉ có thể khai thác được mục lục với sự
trợ giúp tìm kiếm của máy tính. Việc tập hợp các biểu ghi thư mục lại
thành một mục lục liên hợp cũng địi hỏi tính chuẩn hóa cao, bao gồm
thống nhất bảng mã (Unicode), khổ mẫu trao đổi (MARC21), thống nhất
khung phân loại và tiêu đề chủ đề, thống nhất việc mô tả cá biệt tài liệu của
mỗi thư viện. [4, tr.10].


25
Mục lục liên hợp tiếp nhận các thông tin biên mục và vốn tư liệu từ
các Thư viện thành viên, tổ chức nhất qn hóa và gộp các thơng tin trùng
lặp, thông báo cho các Thư viện thành viên khi có thay đổi liên quan, cũng
như cung cấp các dịch vụ tra cứu thông tin cho các đối tượng liên quan.
Đặc điểm cơ bản của MLLH đó là tính hệ thống, tức là có ít nhất 2
đơn vị tham gia, có sự ràng buộc nhất định và có mục tiêu hoạt động rõ
ràng. Như vậy các đơn vị tham gia phải cùng nằm trong một hệ thống nào

đó ví dụ: hệ thống các Thư viện Công cộng, hệ thống các thư viện đại học,
hệ thống các cơ quan thông tin KHCN, các liên hiệp hay các hiệp
hội…Mục tiêu của sự tham gia này tăng cường nguồn lực thơng tin của
mình, hay nói cách khác là họ có cơ hội để bổ sung thêm những mảng
thơng tin mà thư viện đó thiếu từ các thư viện thành viên tham gia trong hệ
thống.
Thông thường các thư viện thành viên tham gia MLLHTT sẽ có những
đặc điểm chung là có đối tượng người dùng tin giống nhau và nhưng vậy
nội dung vốn tài liệu của họ về mặt nào đó cũng có điểm tương đồng.
Mục lục liên hợp trực tuyến xét về mặt cơ sở dữ liệu thì đó là một cơ
sở dữ liệu tổng hợp của nhiều cơ quan thông tin thư viện, với đặc điểm:
- Phản ánh toàn bộ nội dung nguồn tài liệu của các thư viện thành viên
thông qua các hệ thống các biểu ghi dữ liệu.
- Mỗi biểu ghi trong cơ cơ dữ liệu ngồi phần mơ tả chung về tài liệu
cịn có một phần mơ tả vốn tư liệu của tất cả các thư viện thành viên có tài
liệu đó.
Ví dụ: cuốn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, do ĐHQGHN xuất bản
năm 1999. Giả sử tài liệu này đều có ở trong kho của 5 năm thư viện khác
nhau:
- Trong CSDL của MLLHTT chỉ có 1 biểu ghi duy nhất mô tả về
cuốn sách này


×