Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Nghiên cứu khác biệt giữa resource description and access và quy tắc mô tả anh mỹ AACR2 định hướng áp dụng vào thư viện quốc gia việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (860.23 KB, 137 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

PHẠM KIM THANH

NGHIÊN CỨU KHÁC BIỆT GIỮA
“RESOURCE DESCRIPTION AND ACCESS”
VÀ QUY TẮC MÔ TẢ ANH – MỸ (AACR2) ĐỊNH HƯỚNG ÁP DỤNG VÀO THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THƯ VIỆN

Hà Nội – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

PHẠM KIM THANH

NGHIÊN CỨU KHÁC BIỆT GIỮA
“RESOURCE DESCRIPTION AND ACCESS”
VÀ QUY TẮC MÔ TẢ ANH – MỸ (AACR2) ĐỊNH HƯỚNG ÁP DỤNG VÀO THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM
Chuyên ngành : Khoa học thư viện
Mã số : 60 32 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THƯ VIỆN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: Ts. Lê Văn Viết

Hà Nội – 2012


LỜI CẢM ƠN



Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
cơ quan Thư viện Quốc gia Việt Nam và các đồng nghiệp. Tôi xin bày tỏ lời
cảm ơn sâu sắc tới cơ quan và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời
gian nghiên cứu.
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Văn Viết – Phó
giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam, người đã trực tiếp hướng dẫn tơi
trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn. Nhờ có sự giúp đỡ
nhiệt tình và những ý kiến đóng góp q báu của thầy mà luận văn của tơi
được hồn thành.
Tơi xin chân thành cám ơn đồng nghiệp Thư viện Quốc gia Việt Nam
giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu; đồng nghiệp Cục Thông tin Khoa học
và Công nghệ đã cùng chia sẻ nghiên cứu đề tài này với tôi.
Tôi xin trân trọng cám ơn các PGS, TS và các cán bộ khoa Sau đại học,
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong
quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cám ơn bạn bè, người thân trong gia đình
đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ tơi trong qua trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1 ........................................................................................................... 8
LÝ LUẬN CƠ BẢN BIÊN SOẠN “RESOURCE DESCRIPTION AND
ACCESS” .......................................................................................................... 8
1.1 Giới thiệu tổng quan về “Resource Description and Access” ................ 8
1.1.1 Sự ra đời của “Resource Description and Access”............................. 8

1.1.2 Cấu trúc “Resource Description and Access” .................................... 9
1.1.3 Mục tiêu và nguyên tắc quản trị “Resource Description and Access” ..... 12
1.2 Cơ sở lý luận biên soạn “Resource Description and Access”............... 15
1.2.1 Tiêu chuẩn mô tả quốc tế Internatioanl Standard Bibliographic Description 15
1.2.2 Nguyên tắc IFLA về biên mục hiện đại .............................................. 17
1.3 Cơ sở thực tiễn biên soạn “Resource Description and Access” ........... 32
1.4 Mối quan hệ giữa “Resource Description and Access” với lý thuyết
biên mục hiện đại và quy tắc mô tả trước ................................................... 34
1.4.1 Mối quan hệ giữa “Resource Description and Access” với Nguyên
tắc biên mục hiện đại .................................................................................. 34
1.4.2 Mối liên hệ giữa AACR2, ISBD và RDA: ........................................... 38
Kết luận: ...................................................................................................... 39
Chương 2 ......................................................................................................... 40
KHÁC BIỆT GIỮA “RESOURCE DESCRIPTION AND ACCESS” VỚI
AACR2 ............................................................................................................ 40
2.1 Khác biệt tổng quan .............................................................................. 40


2.1.1 Nguyên lý xây dựng bản qui tắc ......................................................... 40
2.1.2 Khác nhau về tài nguyên thông tin ..................................................... 44
2.2 Khác biệt về phương thức và yếu tố mô tả qua MARC21 ................... 47
2.2.1 Phương thức mô tả giữa AACR2 và RDA .......................................... 47
2.2.2 Khác biệt về yếu tố mô tả qua MARC21 ............................................ 51
KẾT LUẬN: .................................................................................................... 87
Chương 3 ......................................................................................................... 90
ĐÁNH GIÁ VỀ “RESOURCE DESCRIPTION AND ACCESS” VÀ ......... 90
ĐỊNH HƯỚNG ÁP DỤNG VÀO THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM. .... 90
3.1 Đánh giá “Resource Description and Access” qua thử nghiệm tại thư
viện ở Mỹ. ................................................................................................... 90
3.1.1 Điểm mạnh ......................................................................................... 92

3.1.2 Hạn chế .............................................................................................. 93
3.2 Định hướng áp dụng tại Thư viện Quốc gia Việt Nam ........................ 96
3.2.1 Thực trạng công tác biên mục tại Thư viện Quốc gia ....................... 96
3.2.2 Giải pháp triển khai ......................................................................... 100
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 105
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT

VIẾT ĐẦY ĐỦ

TẮT

AACR2

=

Quy tắc mô tả Anh – Mỹ

FRAD

=

Functional Requirements for Authority Data - Yêu
cầu chức năng về dữ liệu kiểm soát thống nhất

FRBR


=

Functional Requirements for Bibliographic Records Yêu cầu chức năng về biểu ghi thư mục

IFLA

=

International Federation of Library Associations and
Institutions – Liên đoàn quốc tế Hiệp hội và Tổ chức
Thư viện

ISBD

=

Internetional standard bibliographic description - Mô
tả thư mục tiêu chuẩn quốc tế

ISBD (A)

=

Internetional standard bibliographic description for
Older Monographic Publications (Antiquarian) - Mô
tả thư mục tiêu chuẩn quốc tế (Tài liệu chuyên khảo
trước năm 1801 – tài liệu quí hiếm)

ISBD


=

Internetional Standard Bibliographic Description
(Cartographic Materials) - Mô tả thư mục tiêu chuẩn

(CM)

quốc tế (tài liệu bản đồ)
ISBD

=

(ER)

International Standard Bibliographic Description for
Electronic Resources - Mô tả thư mục tiêu chuẩn
quốc tế (Nguồn điện tử)

ISBD (M)

=

Internetional Standard Bibliographic Description
(monograph) - Mô tả thư mục tiêu chuẩn quốc tế (Ấn


phẩm chuyên khảo)
ISBD


=

(NBM)

Internetional Standard Bibliographic Description
(non bibliographic monograph) - Mô tả thư mục tiêu
chuẩn quốc tế ( tài liệu không phải chuyên khảo)

ISBD

=

International Standard Bibliographic Description for
Printed Music - Mô tả thư mục tiêu chuẩn quốc tế

(PM)

(bản âm nhạc in)
ISBD (S)

=

Internetional Standard Bibliographic Description
(series)- Mô tả thư mục tiêu chuẩn quốc tế (Ấn phẩm
liên tục)

MARC

=


MAchine-Readable Cataloging - Biên mục đọc máy

ONIX

=

ONline Information eXchange - Phần mềm trao đổi
thông tin trực tuyến

RDA

=

Resource Description and Access - Mô tả và truy cập
tài nguyên

TVQGVN

=

Thư viện Quốc gia Việt Nam


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa các thực thể nhóm 1

Tr.31

Sơ đồ 1.2: Quan hệ thực thể nhóm 1 với thực thể nhóm 2


Tr.33

Sơ đồ 1.3: Quan hệ giữa thực thể nhóm 1,2, 3 với Tác phẩm Tr.34
qua chủ đề
Sơ đồ 1.4: Quan hệ giữa các thực thể theo mơ hình đơn giản

Tr.36

Sơ đồ 1.5: Quan hệ giữa các thực thể theo mơ hình nâng cao

Tr.37



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết đề tài
Trước một thực tế ngày càng xuất hiện nhiều loại hình chuyển tải thơng tin qua
các phương tiện thông tin đa dạng như văn bản in, âm thanh, hình ảnh, đa phương
tiện, điện tử…được phát triển nhanh chóng với khối lượng khổng lồ. Cùng với các
hình thức chuyển tải thơng tin, các hình thức tài liệu như sách, báo, tạp chí, bản đồ,
tranh ảnh, âm nhạc, tài liệu chuyên khảo, tiêu chuẩn ngành, tài liệu pháp luật…
cũng luôn thay đổi cùng với cuộc sống hiện đại cũng như nhu cầu tin của người
dùng tin. Những quy tắc biên mục truyền thống trước đây đã khơng cịn phù hợp
với tình hình hiện nay.
Đã có những phát triển mới trong lý luận luận biên mục trên cơ sở nghiên cứu
của cộng đồng thư viện thế giới.
Nguyên tắc biên mục quốc tế mới ra đời đã thay thế nguyên tắc Pari năm 1961,

từ đó làm thay đổ0i căn bản nhiều vấn đề công tác biên mục. “Nguyên tắc biên mục
mới” được xây dựng dựa trên : “Functional Requirements for Bibliographic
Records ” (FRBR) (Yêu cầu chức năng về biểu ghi thư mục); và “Functional
Requirements for Authority Data”(FRAD) (Yêu cầu chức năng về dữ liệu kiểm soát
thống nhất) do IFLA nghiên cứu và công bố gần đây.
Resource Description and Access là bộ quy tắc biên mục mới do các nhà thư
viện học Mỹ biên soạn, ra đời nhằm thay thế AACR2, và dựa trên những “Nguyên
tắc biên mục quốc tế mới”. Vì vậy RDA chắc chắn có những thay đổi chuyển biến
tiến bộ hơn AACR2.
Đối với Thư viện Quốc gia Việt Nam, việc nghiên cứu tiêu chuẩn biên mục
mới để phù hợp với tình hình hoạt động thực tiễn biên mục tại cơ quan TVQGVN
nói riêng và hệ thống thư viện nói chung là u cầu cấp bách. Phịng Phân loại biên
mục có nhiệm vụ tham gia nghiên cứu các chuẩn nghiệp vụ để đóng góp ý kiến
tham vấn, đề xuất cho cơ quan. Với quy tắc mô tả RDA ra đời mới đây là mối quan
tâm của chúng tôi trong công tác nghiên cứu quy tắc biên mục mơ tả phù hợp với
tình hình hiện nay.


2
Nghiên cứu những khác biệt giữa quy tắc Resource Description and
Access với Quy tắc mô tả Anh – Mỹ AACR2 nhằm mục đích giúp giải quyết
bài tốn lựa chọn tiêu chuẩn biên mục hiện đại là việc làm có ý nghĩa về lý luận
và thực tiễn.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1 Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu quy tắc RDA giúp các nhà thông tin thư viện Việt Nam hiểu rõ
hơn về quy tắc mô tả và nắm được mục đích, phạm vi áp dụng trong công tác
biên mục các dạng tài nguyên thông tin; Đặc điểm cơ bản; Cơ sở biên soạn bộ
quy tắc; - Cũng qua nghiên cứu này cho thấy được mối liên quan giữa quy tắc
RDA với các chuẩn biên mục khác đó là ISBD. Bộ quy tắc mơ tả Anh – Mỹ

AACR2, tính tương thích giữa RDA với khổ mẫu MARC21 trong việc chuyển
đổi, cũng như lưu trữ dữ liệu.
Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu so sánh giữa hai bộ Quy tắc Anh – Mỹ AACR2 và RDA từ đó
ta thấy được ưu điểm và hạn chế trong bộ quy tắc mô tả RDA so với AACR2.
Cũng từ nghiên cứu này, với tình hình thực tiễn biên mục tại Thư viện Quốc
gia Việt Nam tìm ra điểm tương đồng và khác biệt cụ thể giữa các quy tắc mơ tả;
Tìm ra những thuận lợi và khó khăn khi chuyển đổi quy tắc mơ tả. Từ đó chúng
tơi xây dựng phương hướng áp dụng quy tắc mô tả mới, cũng như cách thức
chuyển đổi dữ liệu theo quy tắc mô tả hiện nay với quy tắc mơ tả mới.
Qua đây đề xuất chính sách và giải pháp áp dụng quy tắc biên mục phù hợp
với điều kiện hoạt động Thư viện Quốc gia Việt Nam. Từ đó giải quyết bài tốn
lựa chọn tiêu chuẩn biên mục hiện đại tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, nâng cao
hiệu quả công tác biên mục mô tả trong tình hình hiện nay.
3. Tình hình nghiên cứu
3.1 Nước ngồi
Có nhiều bài viết về RDA qua website của các tổ chức, cơ quan thông tin thư
viện, Hiệp hội thông tin thư viện quốc tế. Những bài viết đã nghiên cứu về khái


3
niệm thực thể, thuộc tính của thực thể, mối liên quan giữa thực thể, thuộc tính, khác
biệt giữa RDA với qui tăc mô tả khác, khác biệt trong MARC21 khi mô tả RDA.
Trong các bài nghiên cứu về RDA được đăng tải trên các website đáng chú ý nhất là
bài viết do tác giả Adam L. Schiff về : “Change from AACR2 to RDA”: A
comparision of examples” theo địa chỉ:
Bài viết nghiên cứu về những thay đổi của
RDA so với AACR2. Tác giả nghiên cứu dưới góc độ so sánh các yếu tố mô tả ở
các vùng mô tả và đưa ra ví dụ cụ thể nhằm minh họa những thay đổi cơ bản giữa
AACR2 và RDA.

Trên trang Web của Joint Steering Committee (JSC) theo địa chỉ www.rdajsc.org/docs/10_1_12 tác giả Barbara B. Tillett trưởng phịng Chính sách và Tiêu
chuẩn của Thư viện Quốc Hội Mỹ có bài “Changes from AACR2 for Texts” nghiên
cứu về những thay đổi của RDA đối với tài liệu dạng văn bản. Tác giả so sánh giữa
RDA, AACR2, ISBD trên góc độ: Về khái niệm và thuật ngữ mới được sử dụng
trong RDA; Về việc kiểm tra chạy thử nghiệm RDA để nghiên cứu tính thích ứng với
biểu ghi MARC21 và OPAC; Về kiểm tra yêu cầu về FRBR và FRAD; Về kiểm định
mối liên quan giữa thực thể và biểu hiện trong một tác phẩm…
Tại Hội nghị Hiệp hội thư viện Mỹ (ALA), tổ chức vào ngày 11/7/2009, tác
giả Tom Delsey, người biên tập RDA từ năm 2004 đến 2009 đã đề cập sự khác biệt
giữa RDAvới AACR2 theo cấu trúc của bộ qui tắc. Bài trình bày có tiêu đề “RDA
Compared with AACR2” được đăng theo địa chỉ presentations.ala.org/.../1/.../LLLDelsey-ALA2009.pp...
Ngồi ra có nhiều tài liệu liên quan tới RDA được đăng tải trên các website
các thư viện lớn trên thế giới như Mỹ, Canada, Ôtxtrâylia…nhằm giúp giới thư viện
trên thế giới tiếp cận được với RDA.
Trang

Web

của

IFLA

/>
requirements-for-authority-data. đăng toàn bộ nội dung của FRAD, qua đó thấy


4
được Yêu cầu chức năng về dữ liệu kiểm soát tính thống nhất: Mục tiêu, phạm vi
của FRAD. Khái niệm thực thể, thuộc tính, các mối liên quan kiểm sốt nội dung,
liên quan giữ thực thể và thuộc tính.

Trên

trang

web:

/>
bibliographic-records đăng tồn bộ nội dung của FRBR, qua đó nắm được yêu cầu
chức năng về biểu ghi thư mục: mục tiêu, phạm vi, phương pháp luận của FRBR.
Khái niệm về thực thể, thuộc tính, các mối liên quan giữa thực thể và thuộc tính.
Yêu cầu cơ bản đối với biểu ghi thư mục quốc gia.
Tuy nhiên do rào cản về ngôn ngữ và trên nhiều trang Web nên việc tiếp cận
với RDA có nhiều khó khăn với cộng đồng thư viện Việt Nam.
3.2 Tại Việt Nam
Bài giới thiệu “Phát triển RDA để thay thế AACR2” của Ths. Nguyễn Minh
Hiệp đăng trên www.glib.hcmuns.edu.vn/hiep/writing/ RDA.pdf giới thiệu tổng
quan về sự ra đời và vai trị của RDA. Tác giả có bài nghiên cứu cấu trúc RDA;
Những khái niệm, thuật ngữ mới được dùng trong RDA. Nghiên cứu về khái niệm
mới trong RDA.
Ths Cao Minh Kiểm có bài đăng trên Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 3 năm
2010 với tiêu đề “Giới thiệu một số khái niệm mới trong biên mục hiện đại” giới
thiệu thuật ngữ được sử dụng trong RDA, cũng như những vấn đề mới được đề cập
trong qui tắc mô tả RDA.
Một số bài viết về RDAcủa Ths Cao Minh Kiểm, PGS Ths Nguyễn Duy Hoan
có bài viết đề cập tới những khác biệt giữa RDAvới AACR2.
Cuộc “Tọa đàm RDA và khả năng áp dụng tại Việt Nam” tại Thư viện Quốc
gia Việt Nam tổ chức ngày 25/2/2011 có nhiều bài báo cáo bước đầu tiếp cận với
RDA : “Biên mục hiện đại và RDA” của Ths. Nguyễn Thị Đào; “Tìm hiểu quy tắc
biên mục mới RDA – mơ tả và truy cập tài nguyên thông tin” của Ths. Nguyễn Văn
Hành, Ths. Hồng Thị Hịa; “Bộ quy tắc biên mục RDA đã ra đời đánh dấu sự thay

đổi quan trọng trong biên mục” của Ths. Nguyễn Minh Hiệp; “Một số khác biệt cơ


5
bản giữa AACR2 và RDA” của Ths. Nguyễn Duy Hoan; Ths. Vũ Minh Huệ ; “Sơ
bộ tìm hiểu và so sánh “mô tả và truy cập tài nguyên (RDA) với quy tắc biên mục
Anh – Mỹ (AACR2)” của Ths. Cao Minh Kiểm.
Các bài báo cáo trong cuộc tọa đàm và các bài viết trên tạp chí đã mang lại
một số đóng góp đáng kể trong việc tiếp cận với bản qui tắc mô tả mới này. Tuy
nhiên đây mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu của các nhà thư viện Việt Nam,
các bài viết có tính khái qt, giới hạn ở khái niệm chung, cơ bản, giản đơn. Việc
sử dụng các thuật ngữ trong các bài viết về RDA chưa thống nhất, gây khó khăn cho
giới chun mơn trong việc tiếp cận RDA. Ngoài ra việc tiếp cận với quy tắc RDA
của các nhà thư viện Việt Nam còn khó khăn do rào cản ngơn ngữ.
Xu hướng của Thư viện Quốc gia trong những năm tới là sẽ nghiên cứu để áp
dụng RDA vào công tác biên mục của mình.
Để đánh giá khả năng áp dụng qui tắc biên mục mới vào Thư viện Quốc gia
Việt Nam cần có sự nghiên cứu sâu sắc, kỹ lưỡng hơn về RDA, trong đó có tìm sự
khác biệt giữa RDA với AACR2. Chính vì thế tơi đã chọn vấn đề: “Nghiên cứu
khác biệt giữa “Resource Description and Access” với qui tắc biên mục Anh –
Mỹ (AACR2)– Định hướng áp dụng vào Thư viện Quốc gia Việt Nam” làm đề
tài nghiên cứu luận văn của mình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu chính trong luận văn là - Nghiên cứu khác biệt giữa
“Resource Description and Access” với AACR2
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Khả năng ứng dụng vào Thư viện Quốc gia Việt Nam
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu qui tắc mơ tả quốc tế RDA, AACR2


6
- So sánh những khác biệt của RDA và AACR2 và đề ra các giải pháp khoa
học có tính khả thi để giúp Thư viện Quốc gia ứng dụng RDA vào công tác biên
mục tài liệu hiện.
5.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận xây dựng bộ qui tắc RDA.
- Khái niệm về thực thể, thuộc tính, các mối liên quan; Nguyên tắc xây dựng
điểm truy cập; Các quy tắc xây dựng yếu tố mô tả.
- Nghiên cứu những khác biệt giữa RDA với AACR2: Khác biệt về nguyên lý
xây dựng bản quy tắc; Tài nguyên thông tin; phương thức mô tả; yếu tố mô tả; Khác
biệt về biểu ghi MARC21.
- Đánh giá RDA, định hướng áp dụng vào Thư viện Quốc gia Việt Nam.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp lí luận chung
Q trình nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử.
6.2 Phương pháp cụ thể
Sử dụng một số phương pháp khoa học :
- Nghiên cứu tài liệu: Thông qua bản mới nhất về RDA (bản tiếng Anh),
AACR2 (Bản dịch), ISBD (bản tiếng Anh), FRBR (Bản tiếng Anh), FRAD (Bản
tiếng Anh).
- Phân tích, tổng hợp tài liệu từ các bài viết được đăng tải trên các trang Web
của cơ quan thông tin thư viện lớn trong nước và nước ngồi, trên tạp chí Thư viện
Việt Nam, trên tài liệu tham luận tại hội thảo về RDA tổ chức tại Thư viện Quốc gia
Việt Nam. So sánh, đánh giá về nội dung, mức độ phản ánh, khía cạnh đề cập vấn
đề của tài liệu.
- Tham khảo ý kiến chuyên gia về lĩnh vực biên mục ở các cơ quan thư viện,

trường đại học lớn trong nước.


7
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương sau:
Chương 1: Lý luận cơ bản biên soạn “Resource Description and Access”
Chương 2: Khác biệt giữa “Resource Description and Access” với AACR2
Chương 3: Đánh giá về “Resource Description and Access” - Định hướng áp
dụng vào Thư viện Quốc gia Việt Nam.


8
Chương 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN BIÊN SOẠN “RESOURCE DESCRIPTION AND ACCESS”

1.1 Giới thiệu tổng quan về “Resource Description and Access”
1.1.1 Sự ra đời của “Resource Description and Access”
Hoạt động biên mục đã có từ lâu trên thế giới. Cơng tác biên mục trong hoạt
động thư viện thế giới ngày càng được quan tâm, năm 1961 Nguyên tắc biên mục
quốc tế được thông qua tại Pari gọi tắt là “Nguyên tắc Pari”. Trong hơn 40 năm qua
“Nguyên tắc Pari” là cơ sở mà các nhà thư viện học dựa vào đó xây dựng các tiêu
chuẩn mô tả thư mục, bản tiêu chuẩn mô tả thư mục quốc tế đầu tiên ra đời có tên
tiếng Anh là “Internatioanl Standard Bibliographic Description” viết tắt ISBD.
Dựa vào tiêu chuẩn mô tả ISBD, các nhà thư viện Mỹ - Anh đã kết hợp với
nhau để xây dựng nên quy tắc biên mục Anh – Mỹ AACR phù hợp với cách mô tả
tài liệu khối Anh – Mỹ. Quy tắc AACR ra đời lần đầu tiên năm 1967. AACR2 là
viết tắt của Quy tắc Biên mục Anh-Mỹ, Second Edition. Nó được đồng cơng bố bởi
Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ , Hiệp hội Thư viện Canada và Viện Chuyên gia Thư
viện Thông tin Chartered ở Anh. AACR2 được thiết kế để sử dụng trong xây dựng

thư mục sách và danh mục tài liệu với tất cả các loại khác nhau trong thư viện. Các
quy định này bao gồm mô tả, và cung cấp các điểm truy cập, với các tài liệu có sẵn
trong thư viện.
Mặc dù tuyên bố là "Anglo-American", nhưng ấn bản đầu tiên của AACR xuất
bản năm 1967 có một số khác biệt về văn phong Bắc Mỹ và Anh. Ấn bản thứ hai
của năm 1978 thống nhất hai bộ quy tắc (thông qua danh mục chính tả tiếng Anh)
và mang lại sự phù hợp với Tiêu chuẩn mô tả thư mục quốc tế ISBD. AACR2 tồn
tại trong một số phiên bản in, cũng như phiên bản trực tuyến, có một số phiên bản
chỉnh sửa của AACR2 bao gồm cả một phiên bản ngắn gọn. Nguyên tắc của AACR
bao gồm biên mục từ tài liệu có trong tay chứ khơng phải là nguồn thơng tin bên
ngoài.
Trong những năm qua, AACR2 đã được cập nhật bằng cách sửa đổi thường
xuyên, và đã được sửa đổi đáng kể vào năm 1988 (phiên bản 2, 1988) và năm 2002
(xuất bản lần 2, sửa đổi). Việc sửa đổi năm 2002 đã thay đổi đáng kể phần mô tả vật


9
lý của tài liệu. Các nhà thư viện Mỹ xây dựng lịch trình cập nhật AACR hàng năm
bắt đầu vào năm 2003 và đã ngừng vào năm 2005. Việc chỉnh sửa AACR2 vào năm
tiếp theo đã gây ra sự bế tắc, do xuất hiện lý luận mới về biên mục hiện đại và sự
phát triển không ngừng dạng tài nguyên thơng tin trong thư viện và cơ quan thơng
tin. Vì vậy yêu cầu cần thay đổi về cơ bản bộ quy tắc là cần thiết.
Mô tả và truy cập tài nguyên (RDA) ra đời là một tiêu chuẩn cho biên mục cung
cấp hướng dẫn và chỉ dẫn xây dựng các dữ liệu mơ tả tài ngun có sẵn và tài
ngun được phát hiện trong cơ quan thông tin, thư viện, lưu trữ. Bộ quy tắc được
sử dụng dành cho các thư viện và các tổ chức văn hoá khác như: bảo tàng và lưu
trữ. RDA được xây dựng dựa trên quyết định của Hội nghị quốc tế về các nguyên
tắc biên mục và hướng phát triển AACR trong tương lai tổ chức tại Toronto vào
năm 1997. Sự khác biệt chính giữa RDA và AACR là cấu trúc. RDA được tổ chức
dựa trên các yêu cầu chức năng biểu ghi thư mục (FRBR). Những nguyên tắc này

xác định cả hai nhiệm vụ đáp ứng người dùng thư mục của thư viện và hệ thống cấp
bậc của mối quan hệ trong dữ liệu thư mục. Quy tắc RDA được quy định tương
thích với kỳ mơ hình dữ liệu nào.
1.1.2 Cấu trúc “Resource Description and Access”
RDA xây dựng cấu trúc bản quy tắc bám sát yêu cầu chức năng biểu ghi thư
mục (FRBR) và u cầu chức năng kiểm sốt tính thống nhất (FRAD), đó là dựa
vào các khái niệm thuật ngữ thực thể, thuộc tính, biểu thị, biểu hiện, tài liệu như
trong FRBR. Nguyên tắc xây dựng mối liên quan giữa tác phẩm, biểu hiện biểu thị,
tài liệu; Mối liên quan giữa cá nhân, cơ quan-tổ chức với một tài nguyên; Xây dựng
mối liên quan về chủ đề. Nguyên tắc xây dựng điểm truy cập và phương án lựa
chọn trong mô tả tài nguyên. Cấu trúc của RDA được chia thành 10 phần:
Phần 1: Xét thuộc tính của biểu thị và tài liệu.
Phần 2: Cách ghi thuộc tính của tác phẩm và biểu hiện.
Phần 3: Cách ghi thuộc tính của cá nhân, dòng họ, cơ quan – tổ chức.
Phần 4: Cách ghi các thuộc tính về khái niệm, đối tượng, sự kiện, địa điểm.


10
Phần 5: Cách ghi liên quan cơ bản về tác phẩm, biểu hiện, biểu thị, tài liệu
Phần 6: Cách ghi các liên quan về cá nhân, dòng họ, cơ quan – tổ chức với
một tài nguyên.
Phần 7: Cách ghi mối liên quan về Khái niệm, đối tượng, sự kiện, địa điểm
Phần 8: Cách ghi mối liên quan giữa tác phẩm, biểu hiện, biểu thị và tài liệu.
Phần 9: Cách ghi mối liên quan giữa cá nhân, dòng họ, cơ quan – tổ chức.
Phần 10: Cách ghi lại những liên quan giữa các khái niệm, đối tượng, sự kiện,
và địa điểm.
Phần phụ lục từ A đến L: giải thích các trường hợp và hướng dẫn cách ghi
dữ liệu cụ thể.
- Phụ lục A: RDA cung cấp chỉ dẫn viết hoa.
- Phụ lục B: RDA danh sách các chữ viết tắt.

- Phụ lục C: RDA liệt kê những bài đầu tiên bằng tiếng Anh và lựa chọn một
số ngôn ngữ khác mà được bỏ qua khi ghi lại ưu tiên tiêu đề thường dùng và tên ưu
tiên cho người và cơ quan - tổ chức.
- Phụ lục D: RDA cung cấp sơ đồ của tài liệu dữ liệu RDA được sử dụng để
mô tả tài nguyên nhằm lựa chọn phương án siêu dữ liệu liên quan để mã hóa hoặc
trình bày dữ liệu mơ tả tài ngun(ví dụ, ISBD, MARC 21, Dublin Core).
- Phụ lục E: RDA cung cấp sơ đồ tài liệu dữ liệu RDA được sử dụng mô tả
một thực thể liên quan với một tài nguyên nhằm lựa chọn phương án siêu dữ liệu
liên quan để mã hóa hoặc trình bày các điểm truy cập và dữ liệu cơ quan biên mục
(ví dụ, MARC 21).
- Phụ lục F: RDA cung cấp hướng dẫn về cách chọn và ghi tên người trong
một số ngôn ngữ cụ thể, bổ sung các chỉ dẫn chung và các hướng dẫn đã được cung
cấp trong chương 9 RDA.
- Phụ lục G: RDA cung cấp thông tin về các tước hiệu quý tộc, về thứ bậc, vv,
được sử dụng trong một số khu vực pháp lý cụ thể.
- Phụ lục H: RDA cung cấp thông tin về ngày tháng ghi trong lịch Kitô giáo.


11
- Phụ lục I: RDA đưa danh mục thuật ngữ được sử dụng như là định danh để
chỉ ra bản chất của mối liên quan giữa một tài nguyên và một người, họ tên, h a y
một cơ qua n - t ổ c hức li ên qua n với tài nguyê n c ụ t hể.
- Phụ lục J: RDA danh mục thuật ngữ được sử dụng như là định danh để chỉ ra
bản chất của mối liên quan giữa tác phẩm, biểu thị, biểu hiện, và tài liệu cụ thể.
- Phụ lục K: RDA danh mục thuật ngữ được sử dụng như là định danh để chỉ
ra bản chất của mối liên quan giữa người, họ tên, và các cơ quan - tổ chức cụ thể.
- Phụ lục L: RDA danh mục thuật ngữ được sử dụng như là định danh để chỉ
ra bản chất của mối liên quan giữa khái niệm, đối tượng, sự kiện, địa điểm.
Như vậy từ phần 1 đến phần 4 trong cấu trúc RDA đề cập tới việc xác định các
thuộc tính thực thể của tài nguyên, có nghĩa là xác định các tài liệu mô tả tương ứng

với các thành phần tạo nên một tài nguyên. Tài nguyên này có thể là một tài liệu,
một đối tượng cụ thể. Các thuộc tính thực thể này có liên quan tới thuộc tính thực
thể trong FRBR và FRAD, cách nhận dạng các thực thể: Tác phẩm, biểu hiện, biểu
thị, tài liệu, cá nhân, dòng họ, cơ quan – tổ chức, khái niệm, đối tượng, sự kiện, địa
điểm chưa được đề cập trong bản thảo lần đầu.
Phần 5 – đến phần 10: Đề cập tới các mối liên quan giữa các thực thể để nhận
dạng tài nguyên. Việc nhận dạng tài nguyên được thể hiện qua các tài liệu mơ tả
hình thức và mơ tả nội dung của tài nguyên. Quy định này giúp tăng khả năng truy
cập thông tin. RDA cung cấp hướng dẫn về việc xây dựng các điểm truy cập và các
điểm truy cập tham chiếu cho tác phẩm, các cách biểu thị, người, họ tên, và cơ quan
- tổ chức tới một tài ngun thơng tin, một tác phẩm, một hình thức trình bày, một
định dạng thể hiện, một tài liệu.
Tuy nhiên các phần 4,7,10 liên quan tới thực thể như xác định khái niệm của :
Khái niệm, đối tượng, sự kiện, địa điểm ; Xác định mối liên hệ giữa khái niệm, đối
tượng, sự kiện, địa điểm; chưa được đề cập trong bản thảo này.
Ngoài ra, RDA cung cấp hướng dẫn về việc sử dụng tiêu đề (Tiêu đề ưu tiên,
tiêu đề song song, tiêu đề khác, vv) như là các điểm truy cập.


12
Phần 3: Phụ lục giới thiệu các phụ lục về nguyên tắc viết hoa; nguyên tắc viết
tắt; Điều khoản mô tả; Cú pháp ghi dữ liệu mô tả; Cú pháp ghi điểm truy cập kiểm
soát; Hướng dẫn thêm về tên người; Tên quý tộc; Cách viết thuật ngữ; Ngày trong
lịch thiên chúa giáo; Định danh các liên quan; Các ví dụ trường hợp cụ thể cách ghi
dữ liệu.
1.1.3 Mục tiêu và nguyên tắc quản trị “Resource Description and Access”
Mục tiêu
Xây dựng bộ quy tắc mô tả RDA dựa trên những mục tiêu cơ bản:
 Đáp ứng nhu cầu người dùng tin.
 Các dữ liệu phải đạt tiêu chí tìm kiếm của người dùng tin. Điều quan trọng

trong RDA là khả năng tìm kiếm tất cả tài ngun thơng tin thể hiện một tác phẩm
cụ thể dưới nhiều dạng khác nhau như: chữ cái – số, âm nhạc, bản nhạc, âm thanh,
hình ảnh, đối tượng, phim ảnh, dạng số vv , hoặc bất kỳ sự kết hợp của hình thức
nào khác. Chẳng hạn như tác phẩm được xuất bản vừa dạng in, vừa dạng số, vừa
âm thanh, quy tắc RDA giúp tích hợp các dữ liệu của ba dạng đó, giúp người tìm tin
sẽ tìm được cả ba dạng.
 Mục tiêu tìm tất cả tài nguyên mà thể hiện một biểu hiện của tác phẩm như
dạng vật mang tin, hình ảnh, bản đồ, âm thanh, bản nhạc, năm ra đời tác phẩm, năm
xuất bản, ngôn ngữ tác phẩm, tên tiêu đề khác, số tập, tỷ lệ bản đồ, kỹ thuật trình
bày, kỹ thuật ghi âm, số lượng từ, số lượng trang…VD: Tìm các Tác phẩm của Hồ
Chí Minh dạng hình ảnh, ở đây “dạng hình ảnh” là một biểu hiện, tác phẩm “Hồ Chí
Minh” là một biểu hiện.
 Tìm tất cả các tài nguyên liên quan tới một người. Ví dụ như: Khi tìm kiếm
theo tên của tác giả sẽ tìm ra tập hợp tất cả các tác phẩm của tác giả đó ở cả dạng
thư mục, hoặc tồn văn, hình ảnh, âm thanh, tài liệu số…., hoặc tìm các tác phẩm
mà tác giả đó cùng viết chung. Với các quy tắc hiện nay, việc tra cứu mới chỉ dừng
ở thực hiện dạng thư mục.
Khác với các quy tắc mô tả khác đó là cần đáp ứng u cầu tìm tin theo chủ đề
được đưa ra.


13
 Tìm các tác phẩm cụ thể; Hoặc tìm biểu hiện của tác phẩm nào đó ví dụ như:
“Tác phẩm Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh được viết bằng chữ Hán thì tác giả
Hồ Chí Minh và chữ Hán là biểu hiện của tác phẩm; Hoặc tìm theo tài liệu mơ tả
thư mục nào đó như tìm theo tên nhà xuất bản, tên tùng thư; Hoặc theo tên người,
tên cơ quan-tổ chức, tên những người, cơ quan – tổ chức liên quan, theo đặc điểm
riêng của người liên quan tới tác phẩm, phân biệt giữa những người cùng tên; Hoặc
tài nguyên có đặc điểm vật mang tin phù hợp với người dùng tin, có ngơn ngữ phù
hợp với người dùng tin.

 Xác định các tài nguyên được mô tả tương ứng với tài nguyên cần tìm kiếm,
hoặc phân biệt giữa hai hay nhiều tài nguyên có đặc điểm tương tự hoặc khác nhau.
 Xác định tính đại diện cho tác phẩm là tên người, họ đi kèm, tên cơ quan – tổ
chức, hoặc sự giống và khác nhau giữa yếu tố để tìm kiếm tác phẩm. Đó chính là
xác định tiêu đề là tên, họ của cá nhân, hoặc tiêu đề là tên cơ quan – tổ chức. Cần
xác định thêm yêu tố làm rõ tên người đó là vai trò tác giả, năm sinh năm mất, .. để
phân biệt những người có tên giống nhau.
 Chọn tài nguyên phù hợp với yêu cầu tìm kiếm của người dùng tin với đặc
trưng vật lý của vật mang tin như bản in, bản số hóa, bản âm thanh, chữ nổi…;
Hoặc với ngôn ngữ phù hợp.
 Mục tiêu quan trọng nữa của RDA trong bổ sung vốn tài liệu thông qua mua,
cho mượn, vv. hoặc truy cập từ xa vào tài nguyên điện tử khác thông qua kết nối
trực tuyến. Như vậy với quy tắc RDA việc xây dựng mục lục liên hợp là thuận lợi
đối với các cơ quan thông tin thư viện. Đây cũng là mục tiêu cơ bản, trước mắt của
cơ quan thông tin thư viện trong thời kỳ hội nhập quốc gia và quốc tế.
 Mục tiêu khác nữa của RDA là hiểu được các mối liên quan giữa hai hay
nhiều thực thể; Giữa thực tể được mơ tả và thực thể được biết đến, ví dụ hình
thức ngơn ngữ của một tác phẩm giữa u cầu tìm và tác phẩm thực có khác
nhau; Và hiểu được cách xác định tiêu đề thường dùng đối với tác phẩm có nhiều
tên khác nhau.


14
 Mục tiêu mà tác giả biên soạn RDA nhắm tới đó là hiệu quả chi phí. Dữ liệu
phải đáp ứng yêu cầu chức năng hỗ trợ người dùng tin với chi phí thấp nhất, cũng
như chi phí cho quá trình biên mục được giảm tới mức thấp nhất có thể.
Các dữ liệu hoạt động độc lập theo định dạng, phương tiện, hoặc hệ thống lưu trữ
hoặc truyền dữ liệu thông thường và linh hoạt điều chỉnh để sử dụng trong các môi
trường đa dạng. Các dữ liệu cần được tuân thủ theo nguyên tắc hội nhập để tích hợp
với cơ sở dữ liệu hiện có (đặc biệt là những người sử dụng phát triển AACR và các

tiêu chuẩn liên quan) [23, tr.4-5].
Nguyên tắc quản trị.
RDA quản trị theo các nguyên tắc cơ bản sau đây:
 Nguyên tắc phân biệt: Các dữ liệu mô tả một tài nguyên này phân biệt với tài
nguyên khác. Dữ liệu mô tả các thực thể khác nhau cùng liên kết với một tài nguyên
được phân biệt bằng dấu hiệu nhận dạng của mỗi thực thể.
 Nguyên tắc đầy đủ: Các dữ liệu mô tả một tài nguyên cần đáp ứng đầy đủ
nhu cầu của người dùng tin để lựa chọn tài nguyên thích hợp.
 Nguyên tắc liên quan: Các dữ liệu mô tả một tài nguyên cần chỉ ra các mối
liên quan quan trọng giữa các tài nguyên được mô tả và các tài nguyên khác.Các dữ
liệu mô tả một thực thể liên kết với một tài nguyên cần phản ánh các mối liên quan
thư mục quan trọng giữa các thực thể và với các thực thể khác.
 Tính đại diện: Dữ liệu mơ tả một tài nguyên cần phản ánh đại diện của
chính tài ngun đó. Tên hoặc hình thức của tên liên quan tới tài nguyên được quy
định như Cá nhân, Dòng họ, hoặc Cơ quan – Tổ chức là tên hoặc hình thức của tên
phổ biến nhất trong quá trình tìm kiếm, hoặc tên được chấp nhận theo ngôn ngữ và
chữ viết thường dùng. Các tên và hình thức khác của Cá nhân, Dòng họ, hoặc Cơ
quan - Tổ chức liên quan tới tài nguyên cần để tiến hành tìm kiếm, nên được ghi
như là tên biến.
 Tiêu đề được quy định là tiêu đề chính đối với một tác phẩm phải dùng tiêu
đề có tần suất tìm kiếm nhiều nhất, hoặc tiêu đề thể hiện ngôn ngữ gốc của tác
phẩm. Các tiêu đề khác được tìm thấy trong tác phẩm hoặc nguồn tham khảo, hoặc


15
người sử dụng dùng để tìm kiếm, phải được ghi như là tiêu đề biến. Điều này cho ta
thấy quy định chặt chẽ của RDA gần với nhu cầu tìm tin của người dùng tin, ưu tiên
đến người dùng tin. Điều này đòi hỏi cán bộ biên mục phải nắm bắt được tác phẩm.
 Độ chính xác: Dữ liệu mơ tả một tài ngun cần có thêm thơng tin bổ sung
để sửa chữa hoặc làm rõ những điều chưa rõ, khó hiểu, hoặc gây hiểu nhầm đối với

các thơng tin thể hiện tài nguyên.
 Thuộc tính: Dữ liệu ghi lại mối liên quan giữa một tài nguyên và một Cá
nhân, Dòng họ, hoặc Cơ quan - Tổ chức liên quan với tài ngun đó phải phản ánh
thuộc tính trách nhiệm trong tài nguyên này hoặc các tài nguyên khác mà bất kể là
thuộc tính trách nhiệm có chính xác hay không.
 Yếu tố thực tế: Với tài nguyên mà không phải là phiên bản từ tài nguyên
chính nên sử dụng cách thông thường là ưu tiên ngôn ngữ và chữ viết của cơ quan
tạo lập dữ liệu. Sử dụng tên người, họ tên, tên cơ quan – tổ chức là những tên ưu
tiên theo ngôn ngữ liên quan gần với tên đó.
 Tính đồng nhất: Các phụ lục về viết hoa, tên viết tắt, trật tự của các yếu tố,
dấu câu... phải được thống nhất trong việc trình bày dữ liệu mô tả một tài nguyên
hoặc thực thể liên quan tới tài nguyên [23, tr.6-8].
1.2 Cơ sở lý luận biên soạn “Resource Description and Access”
1.2.1 Tiêu chuẩn mô tả quốc tế Internatioanl Standard Bibliographic
Description
Mô tả thư mục tiêu chuẩn quốc tế ISBD là một tập hợp các quy tắc do Liên
đoàn quốc tế Hiệp hội và Tổ chức Thư viện (IFLA) soạn thảo để xây dựng ra một
tiêu chuẩn mô tả thư mục mà qua đó mọi người có thể đọc được, đặc biệt là để sử
dụng tài liệu thông qua dạng thư mục hoặc mục lục trong thư viện. ISBD phải đáp
ứng được yêu cầu về kiểm soát thư mục, mô tả được tất cả các dạng tài liệu và đặc
biệt là chia sẻ dữ liệu biên mục giữa các cơ quan biên mục. Tiêu chuẩn mô tả thư
mục ISBD được biên soạn theo các mục tiêu và nguyên tắc sau đây:
- ISBD cung cấp các quy định phù hợp cho mô tả tất cả các loại tài nguyên cơng
bố, mức độ mà tính thống nhất, các quy định đối với từng nguồn tài liệu riêng biệt.


16
- ISBD cung cấp các quy định trên toàn thế giới về biên mục mơ tả tương thích
để hỗ trợ việc trao đổi thư mục giữa các cơ quan thư mục trong nước, thư viện quốc
tế và thông tin cộng đồng (bao gồm cả các nhà sản xuất và nhà xuất bản).

- ISBD có thể đưa ra các mức độ mô tả khác nhau, bao gồm cả yêu cầu cần
thiết cho cơ quan biên soạn thư mục quốc gia, thư viện các trường đại học và các cơ
quan nghiên cứu khác. Điều này cho thấy tính linh hoạt của ISBD đối với các mức
độ mô tả thư mục tài liệu. Chính những điều này cho thấy ISBD được tồn tại trong
thời gian khá dài.
- Các yếu tố mô tả cần thiết để xác định và lựa chọn đối với một nguồn tài liệu
được quy định cụ thể đối với từng loại hình tài liệu. Điều này cho thấy tính cứng
nhắc trong tiêu chuẩn mơ tả đối với loại hình tài liệu.
- Xây dựng một bộ các yếu tố thông tin để thể hiện tài liệu.
ISBD cung cấp các quy định chung áp dụng cho các loại tài liệu, và quy định cụ thể
cho từng loại hình tài liệu hoặc là trường hợp ngoại lệ đối với các dạng tài liệu khác
thông qua quy tắc chung [17, tr.7].
Các dạng nguồn tin được áp dụng trong bộ tiêu chuẩn mô tả ISBD đó là: Dạng
bản đồ; Điện tử; Phim ảnh; Đa phương tiện; Âm nhạc; Văn bản; Âm thanh; Hình ảnh.
Các tiêu chuẩn mô tả ISBD bao gồm: Tài liệu không phải dạng sách (ISBD
(NBM)); Ấn phẩm liên tục (ISBD (S)); các ấn phẩm chuyên khảo (ISBD (M)); tài
liệu bản đồ (ISBD (CM)); chuyên khảo trước năm 1801 – tài liệu quí hiếm (ISBD
(A)); và bản âm nhạc in (ISBD (PM)); ISBD (ER) là tiêu chuẩn được công bố gần
đây nhất. Mỗi tiêu chuẩn mô tả ISBD nhằm thể hiện một tập hợp chặt chẽ các quy
định cho loại tác phẩm riêng biệt .
Nói chung, ISBD được áp dụng để mơ tả các biểu thị, bằng cách mơ tả các tài
liệu có sẵn trong tay như là biểu thị toàn bộ “Yêu cầu chức năng cho biểu ghi thư
mục (FRBR)”. Bằng cách này, ISBD áp dụng Tuyên bố của Nguyên tắc quốc tế
Biên mục năm 1961.
Trong ISBD, các cơ quan biên soạn thư mục quốc gia bắt buộc tuân theo
những quy định các yếu tố mô tả, phạm vi áp dụng đối với các nguồn tài liệu nhằm


×