Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Văn hóa làng nghề kiêu kỵ gia lâm hà nội trong bối cảnh công nghiệp hóa hiện đại hóa và đô thị hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.48 MB, 153 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

VŨ THỊ MINH PHƯỢNG

VĂN HÓA LÀNG NGHỀ KIÊU KỴ, XÃ KIÊU
KỴ, GIA LÂM, HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH
CNH – HĐH VÀ ĐÔ THỊ HÓA

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA HỌC
MÃ SỐ: 60 31 70

Người hướng dẫn khoa học:
TS. ĐỖ THỊ MINH THÚY

HÀ NỘI - 2011


2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa

CNH - HĐH

Đơ thị hóa



ĐTH

Hội đồng nhân dân

HĐND

Nhà xuất bản

Nxb

Kế hoạch hóa gia đình

KHHGĐ

Tạp chí

T/c

Tệ nạn xã hội

TNXH

Trách nhiệm hữu hạn

TNHH

Trung ương

TW


Ủy ban nhân dân

UBND


3

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1

MỞ ĐẦU

4

CHƯƠNG 1: LÀNG KIÊU KỴ VÀ VĂN HÓA TRUYỀN

10

THỐNG LÀNG NGHỀ KIÊU KỴ
1.1. Vài nét về làng nghề Kiêu Kỵ

10

1.1.1 Lịch sử, địa lý hành chính

10


1.1.2. Điều kiện tự nhiên, dân cư và kinh tế

12

1.1.3. Danh nhân làng nghề Kiêu Kỵ

15

1.1.4. Cơ cấu tổ chức xã hội trong làng

17

1.2. Các nghề thủ công trong làng

21

1.2.1. Nghề quỳ

21

1.2.2. Nghề da

22

1.3. Các thành tố văn hóa truyền thống làng Kiêu Kỵ

23

1.3.1. Văn hóa vật thể tiêu biểu


23

1.3.2. Văn hoá phi vật thể tiêu biểu

29

CHƯƠNG 2: SỰ BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

42

LÀNG NGHỀ KIÊU KỴ TRONG BỐI CẢNH CƠNG NGHIỆP
HĨA – HIỆN ĐẠI HĨA VÀ ĐƠ THỊ HĨA
2.1. Những nhân tố tác động của q trình cơng nghiệp hóa – hiện

42

đại hóa và đơ thị hóa tới sự phát triển kinh tế xã hội của làng nghề
Kiêu Kỵ
2.1.1. Sự biến đổi về kinh tế

42

2.1.2. Sự biến đổi trong cơ cấu tổ chức xã hội

47

2.2. Những biến đổi của văn hóa truyền thống làng nghề Kiêu Kỵ

54



4

trong bối cảnh hiện nay
2.2.1. Những yếu tố văn hóa vật thể

54

2.2.2. Những yếu tố văn hóa phi vật thể

68

CHƯƠNG 3 : VẤN ĐỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY NHỮNG GIÁ

84

TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA LÀNG NGHỀ KIÊU
KỴ
3.1. Một số vấn đề lý luận

84

3.1.1. Một số đặc trưng của nghề thủ cơng và văn hóa làng nghề

84

3.1.2. Vai trị của nghề và văn hóa làng nghề trong đời sống kinh tế

86


hiện nay
3.1.3. Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở nước

92

ta hiện nay
3.2. Một số giải pháp cho việc bảo tồn và phát huy những giá trị

96

văn hóa truyền thống của làng nghề Kiêu Kỵ
3.2.1. Một số giải pháp cho việc bảo tồn và phát huy nghề thủ công

97

truyền thống ở Kiêu Kỵ
3.2.2. Một số giải pháp cho việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa

100

truyền thống làng nghề Kiêu Kỵ
3.2.3. Một số kiến nghị

104

KẾT LUẬN

108


TÀI LIỆU THAM KHẢO

112

PHỤ LỤC

118


5

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của luận văn
Nghề thủ cơng Việt Nam vốn có truyền thống lâu đời, truyền thống đó
gắn liền với tên làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản phẩm
thủ công truyền thống, với những nét độc đáo, tinh xảo, hoàn mỹ.
Hiện nay, làng nghề thủ công truyền thống ở nhiều nơi vẫn tồn tại - giữ
được nghề và phát triển. Ở đó tập trung sản xuất một hay nhiều nghề thủ
công, trở thành các trung tâm sản xuất có quy mơ vừa và nhỏ, quy tụ các thợ
thủ công, các nghệ nhân tài khéo, tạo ra những sản phẩm có bản sắc riêng, mà
nơi khác khó có thể bắt chước được. Những sản phẩm ở các trung tâm này,
không chỉ là những vật phẩm sinh hoạt bình thường hàng ngày, mà một số đạt
tới giá trị nghệ thuật cao, biểu trưng của nền văn hoá truyền thống; Biểu thị sự
phát triển kinh tế, trình độ dân trí, đặc tính nhân văn của dân tộc.
Làng nghề là một mơi trường văn hố, kinh tế, xã hội và cơng nghệ
truyền thống lâu đời. Nó bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền
từ đời này sang đời khác, chung đúc qua các thế hệ nghệ nhân tài năng. Sản
phẩm của mỗi làng nghề thủ cơng đều có bản sắc riêng của mình, nhưng vẫn
có nét tiêu biểu và độc đáo của cả dân tộc Việt Nam. Mơi trường văn hố làng

nghề là khung cảnh làng quê với cây đa, bến nước, đình chùa, đền miếu… các
hoạt động lễ hội, phong tục tập quán, nếp sống đậm nét dân gian và chứa
đựng tính nhân văn sâu sắc. Vì thế mất nghề thủ cơng truyền thống là đánh
mất một phần di sản văn hố vơ cùng độc đáo của dân tộc là mất đi cái tinh
hoa, bản sắc của con người Việt Nam.
Trong xu thế tồn cầu hố và hội nhập quốc tế, dưới tác động của nền
kinh tế thị trường, công tác bảo tồn và đầu tư phát triển nghề thủ công truyền
thống là một trong những nội dung cơ bản của quá trình cơng nghiệp hố hiện


6

đại hố nơng thơn. Xây dựng nơng thơn mới hiện nay, vừa giải quyết việc
làm, vừa tăng thu nhập, góp phần tích cực vào việc xố đói giảm nghèo, rút
ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, đúng mục tiêu, nội dung các
Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước đã đề ra.
Làng Kiêu Kỵ xưa thuộc Kinh bắc, là một ngôi làng Việt cổ, cách kinh
thành Thăng Long khoảng 20 km. Kiêu Kỵ có lịch sử hình thành và phát triển
trên 400 năm, mang trong mình những giá trí văn hố vật thể và phi vật thể
đặc sắc góp phần cấu thành nên văn hố Thăng Long – Hà Nội. Làng Kiêu Kỵ
là làng nghề độc nhất vơ nhị ở Việt Nam có nghề quỳ, giữ vị trí đặc biệt trong
chiến lược phát triển kinh tế, văn hố, xã hội của Hà Nội nói riêng và của cả
nước nói chung. Vì vậy việc nghiên cứu “Văn hố làng nghề Kiêu Kỵ, xã
Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội trong bối cảnh cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa
và đội thị hố” nhằm góp phần vào việc bảo tồn và phát triển di sản văn hóa
quý giá của cha ông trong xu thế hội nhập hiện nay là vô cùng cần thiết.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện nay, nghiên cứu về làng nghề và văn hoá làng nghề truyền thống
ở Việt Nam là vấn đề được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, thuộc nhiều
lĩnh vực khác nhau như Dân tộc học, Sử học, Kinh tế học, Xã hội học… Các

cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học với nhiều cách tiếp cận khác
nhau đã tạo nên một kho tư liệu phong phú về nghề và văn hố làng nghề, có
thể chia thành 4 mảng tài liệu như sau:
2.1. Các tác phẩm viết về văn hoá làng nói chung
Thời phong kiến có cuốn Dư địa chí (1976) của Nguyễn Trãi; Đại Nam
nhất thống chí (1971) của Quốc sử quán triều Nguyễn; là những cuốn đề cập
đến sớm nhất các vấn đề về đời sống văn hoá cộng đồng dân cư trong các
làng xã Việt Nam nói chung dưới dạng ghi chép về địa lý, khí hậu, sản vật,
những kỹ nghệ tiêu biểu …, ở đây, làng cụ thể chưa được đề cập đến.


7

Các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu về văn hố làng và nông thôn Việt
ở các giai đoạn tiếp theo: Việt Nam phong tục (2003) của Phan Kế Bính; Nếp
cũ: Làng xóm Việt Nam (1991) của Toan Ánh; Cơ cấu tổ chức của làng Việt
cổ truyền ở Bắc Bộ (1984) của Trần Từ; Tìm hiểu làng Việt (1990) của Diệp
Đình Hoa; Làng Việt Nam - một số vấn đề kinh tế xã hội (1992) của Phan Đại
Doãn…. Các tác phẩm này tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến cơ
cấu tổ chức, thiết chế làng, phong tục tập qn, tín ngưỡng tơn giáo …
Các tác phẩm nghiên cứu chuyên sâu về một làng hay một vấn đề cụ
thể như cuốn Làng Nguyễn (1992) của Diệp Đình Hoa; Ninh Hiệp – truyền
thống và biến đối (1997) của Tô Duy Hợp; Văn hoá làng Tiên Điền – truyền
thống và hiện đại (1998) của Nguyễn Quốc Phẩm … các tác phẩm này đề cập
cụ thể về điều kiện tự nhiên, những nét sinh hoạt văn hoá truyền thống của
từng làng, qua đó khắc hoạ tương đối rõ nét về bức tranh văn hố của từng địa
phương đó.
2.2. Các tác phẩm viết về nghề thủ công ở Việt Nam
Sư lược lịch sử phát triển thủ công nghiệp Việt Nam (1957) của Phan
Gia Bền có thể coi là một trong những tác phẩm sớm nhất viết về nghề thủ

công. Những năm cuối thế kỷ XX, nghề thủ công đã được nhiều học giả trong
và ngoài nước quan tâm và nghiên cứu: Nghề cổ truyền (1987) của Tăng Bá
Hoành; Lược truyện thần tổ các ngành nghề (1991) của Vũ Ngọc Khánh; Tìm
hiểu di sản văn hoá dân gian Hà Nội (1994) do Trần Quốc Vượng, Nguyễn
Vinh Phúc, Lê Văn Lan chủ biên; Nghề thủ công truyền thống Việt Nam và
các vị tổ nghề (1996) của Trần Quốc Vượng, Đỗ Thị Hảo; Tạo việc làm thông
qua khôi phục và phát triển nghề truyền thống (1996) của Trần Văn Luận;
Những bàn tay tài hoa của cha ông (1990) của Phan Đại Doãn, Nguyễn
Quang Ngọc; Tinh hoa nghề nghiệp cha ông (1998) của Bùi Văn Vượng; Các
vị tổ ngành nghề Việt Nam (1999) của Lê Minh Quốc;… các tác phẩm này đã


8

đi sâu nghiên cứu cụ thể từng ngành nghề thủ công truyền thống tại các địa
phương.
2.3. Các tác phẩm viết về các làng nghề, phường thủ cơng
Làng Vó và nghề đúc đồng truyền thống (1996) của Đỗ Thị Hảo;
Nghề, làng nghề thủ công truyền thống ở Nghệ An (1998) của Ninh Viết
Giao; Nghề đóng tàu làng Trung Kiên (1999) của Hoàng Thị Hồng Cẩm;
Làng nghề phố nghề Thăng Long – Hà Nội (2000) của GS. Trần Quốc
Vượng, Đỗ Thị Hảo: Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình
CNH-HĐH (2001) của Dương Bá Phượng; Làng nghề thủ cơng huyện Thanh
Oai (Hà Nội) truyền thống và biến đổi ( 2009) của Bùi Xuân Đính … Các tác
phẩm này đã triển khai nghiên cứu về nghề thủ công ở các địa phương dưới
nhiều góc độ khác nhau, các tác giả đã đề cập sâu sắc và rõ nét về sự biến đổi
và phát triển của các làng nghề trong lịch sử và hiện tại. Qua những cơng
trình nghiên cứu này đã cho chúng ta có được bức tranh tương đối hồn chỉnh
về nghề, làng nghề thủ cơng truyền thống ở Việt Nam.
2.4. Các tác phẩm, bài viết về nghề và làng nghề Kiêu Kỵ

“Nghề quỳ ở Kiêu Kỵ” là một trong những nghề độc nhất vô nhị ở nước
ta nên đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và nghiên cứu như cuốn: “Địa
chí văn hố dân gian Thăng Long- Đông Đô – Hà Nội (1991) của Đinh Gia
Khánh, Sổ tay địa danh Việt Nam (1996) của Đinh Xuân Vịnh, Làng nghề thủ
công truyền thống Việt Nam (1996) của Bùi Văn Vượng, Quỳ vàng Kiêu Kỵ
của Nam Anh (T/c Truyền hình Hà Nội 4/2006), Nghề quỳ ở Kiêu Kỵ của
Nguyễn Quang Lê (T/c Văn hoá Dân gian 1/2005); Lịch sử truyền thống cách
mạng Đảng bộ và nhân dân xã Kiêu Kỵ tháng 1/2003… các cơng trình, bài
viết trên đã ít nhiều nghiên cứu, miêu tả nghề và làng nghề Kiêu Kỵ ở những
góc độ khác nhau, song chưa có một cơng trình nào nghiên cứu chun sâu,
chun biệt về văn hoá làng nghề Kiêu Kỵ trong bối cảnh CNH, HĐH và đơ
thị hóa.


9

3. Mục đích nghiên cứu của luận văn
- Luận văn nghiên cứu tìm hiểu một số nét văn hố của làng nghề Kiêu
Kỵ xã Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội trong bối cành CNH - HĐH và đơ thị hố
nhằm tơn vinh những di sản, thành tựu văn hố do cha ơng để lại.
- Tìm ra ngun nhân, các cơ chế vận động, các mối quan hệ kinh tế, xã
hội, sự hình thành, tồn tại, biến đổi và phát triển của làng nghề Kiêu Kỵ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu, khảo sát văn hố làng nghề Kiêu Kỵ dưới nhiều góc
độ khác nhau, trong đó đề tài tập trung nghiên cứu về điều kiện tự nhiên – xã
hội, địa lý dân cư, nghiên cứu về lịch sử hình thành và quá trình phát triển của
làng nghề, các giá trị văn hố từ truyền thống đến hiện đại, như phong tục tập
quán, tín ngưỡng, lễ hội, và các cơng trình kiến trúc.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu văn hoá làng nghề Kiêu Kỵ từ xưa cho tới nay
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Luận văn vận dụng phương pháp duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề bảo tồn và phát
huy những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc theo tinh thần của Nghị
quyết TW5 khoá 8 của Đảng “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Luận văn sử dụng phương pháp khảo sát điền dã thực địa, khảo cứu
mơi trường văn hóa của làng nghề Kiêu Kỵ.
+ Sưu tầm tư liệu về làng nghề qua sách báo, tạp chí, qua các nguồn tư
liệu trong dân gian.


10

+ Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành như phương
pháp nghiên cứu dân tộc học, văn hóa học, xã hội học, nhân học…
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn nghiên cứu một một số nét văn hoá làng nghề Kiêu Kỵ trong
bối cảnh CNH - HĐH và đơ thị hóa. Đóng góp của luận văn trên những khía
cạnh sau:
- Cung cấp cho người đọc một cái nhìn khái quát về nghề thủ công
truyền thống ở Kiêu Kỵ trong tiến trình lịch sử.
- Khẳng định giá trị văn hố của làng nghề Kiêu Kỵ trong q trình
cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa và đơ thị hóa
- Chỉ ra tính đặc thù của làng nghề, sự tồn tại và phát triển của làng
nghề truyền thống đặc biệt trong bối cảnh hiện nay.
- Những kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần tăng thêm niềm tự

hào về văn hố làng trong đó có văn hố làng nghề truyền thống, nâng cao
tình yêu quê hương, đất nước của người dân trong q trình hội nhập và giao
lưu văn hố quốc tế hiện nay.
7. Bố cục của luận văn:
Bố cục của luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục, luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Làng Kiêu Kỵ và văn hoá truyền thống làng nghề Kiêu Kỵ
Chương 2: Sự biến đổi của văn hoá truyền thống làng nghề Kiêu Kỵ
trong bối cảnh cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa và đơ thị hố
Chương 3: Vấn đề bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá truyền
thống của làng nghề Kiêu Kỵ


11

CHƯƠNG 1
LÀNG KIÊU KỴ
VÀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG LÀNG NGHỀ KIÊU KỴ

1.1. Vài nét về làng nghề Kiêu Kỵ
1.1.1 Lịch sử, địa lý hành chính
Xã Kiêu Kỵ là một trong những địa bàn có vị trí quan trọng về kinh tế
và văn hóa ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Xã Kiêu Kỵ cách thị trấn Trâu Quỳ-lỵ sở của huyện Gia Lâm chừng
3km và cách Hà Nội chừng 20 km, theo quốc lộ 5 (Hà Nội - Hải Phòng) rẽ
vào đường số 181 chừng 2km thì tới làng.
Xã Kiêu Kỵ là một trong 35 xã- thị trấn thuộc huyện Gia Lâm ngoại
thành Hà Nội, phía Bắc và Tây bắc giáp xã Dương Xá và thị trấn Trâu Quỳ
huyện Gia Lâm, phía Tây giáp xã Đa Tốn huyện Gia Lâm, phía Đơng giáp xã
Tân Quang và Tiên Tiến huyện Văn Lâm, phía Nam giáp xã Cửu Cao huyện

Châu Giang tỉnh Hưng Yên. Xã gồm 7 thôn: Báo Đáp, Chu Xá, Gia Cốc,
Hoàng Xá, Kiêu Kỵ, Trung Dương, Xuân Thụy và hai khu dân cư: Thảm len,
Liên cơ.
Thơn Báo Đáp có tên Nơm là làng Đuốc, Chu xá có tên Nơm là làng
Cầu Chùa, Hồng Xá có tên Nơm là làng Mãn, Gia Cốc có tên Nơm là làng
Đanh, Kiêu Kỵ có Tên Nơm là Cầu Cậy, Xn Thụy có tên Nôm là làng Ni.
Xã mang tên Kiêu Kỵ từ năm 1965, làng Kiêu Kỵ nằm ở trung tâm xã có đầy
đủ điều kiện phát triển kinh tế văn hố tồn diện.
Kiêu Kỵ gọi theo Hán tự nghĩa là “cưỡi ngựa”. Tương truyền, thời Nhà
Trần, đất làng Kiêu Kỵ được sử dụng làm bãi thao trường luyện tập binh mã
(ngựa chiến) của tướng quân Nguyễn Chế Nghĩa. Nên Cầu Cậy có tên là Kiêu
Kỵ.


12

Cũng có truyền thuyết nói rằng, Cầu Cậy đổi thành Kiêu Kỵ là từ khi
có chủ trương của triều đình phong kiến cho phép các thôn xã được bàn định
để đổi tên Nôm không được đẹp thành tên chữ Hán vừa đẹp, vừa thuận lợi
trong giao dịch giấy tờ hành chính. Theo đó, Cầu Cậy được Hán hóa Cầu ra
Kiều, Cậy ra Kỵ. Kiêu Kỵ do đọc chệch của Kiều Kỵ mà ra.
Theo sử sách, truyền thuyết còn lưu truyền và các cổ vật tìm thấy khi
đào sơng Bắc Hưng Hải qua phần phía Nam xã thì các thơn làng xã Kiêu Kỵ
được hình thành từ rất lâu đời (trừ thôn Trung Dương mới lập ấp cuối thế kỷ
19)
Trước đây xã Kiêu Kỵ gồm bốn xã: Hạ Tốn, Xuân Thụy, Gia Cốc và
Kiêu Kỵ thuộc Đa Tốn huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1948 cả bốn xã
đều nhập vào xã Đa Tốn gọi là xã Đại Hưng. Năm 1956 lại tách ra thành xã
Tân Hưng và thôn Trung Dương thuộc xã Quang Trung ( trước thuộc đồn
điền Trâu Quỳ) nhập vào. Năm 1966 xã Tân Hưng được đổi tên thành xã

Kiêu Kỵ
Xã Kiêu Kỵ, trong lịch sử và hiện tại trực phụ thuộc cấp hành chính
huyện Gia Lâm. Do vậy, tìm hiểu đơi nét về q trình hình thành huyện Gia
Lâm nhằm làm sáng rõ hơn vị trí địa lý hành chính của Kiêu Kỵ trong q
trình phát triển.
Tên gọi Gia Lâm có từ đời Lý (1010-1225); Ngày 01-12 năm Giáp.
Đến thời Trần, quận Gia Lâm đổi thành huyện Gia Lâm. Gia Lâm là cửa ngõ
phía Bắc của kinh thành Thăng Long, thuận lợi cho việc giao thương buôn
bán, phát triển nghề thủ công phục vụ nhu cầu của các tầng lớp nhân dân kinh
thành Thăng Long.
Huyện Gia Lâm lần lượt đặt trụ sở tại các xã Đặng Xã, Phú Thị, Ái Mộ,
Trường Lâm và hiện nay huyện Gia Lâm trụ sở đặt tại Trâu Quỳ.


13

Thời Lý, Trần (1010- 1400), huyện Gia Lâm thuộc phủ Thiên Đức LộBắc Giang. Theo bài vịnh văn ở thôn Thánh Quán, huyện Bạch Hạc (nay là
huyện Vĩnh Tường- Vĩnh Phúc) soạn vào thời Trần cho biết vùng đất huyện
Gia Lâm có điền trang thái ấp của Văn Huệ Vương Trần Quang Chiều (nay là
thôn Gia Lâm, xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm).
Sau khi đánh thắng quân Minh, Lê Lợi đã phân chia các cấp hành chính
cả nước, huyện Gia Lâm chia về phủ Thuận Đức.
Vào năm thứ 6 niên hiệu Quang Thuận (1466), đời Lê Thánh Tông,
huyện Gia Lâm chia về phủ Thuận An, thuộc thừa tuyên Bắc Giang. Ba năm
sau, vào năm 1469, thừa tuyên Bắc Giang đổi thành Trấn Kinh Bắc. Năm
1831, Trấn Kinh Bắc đổi thành tỉnh Bắc Ninh. Năm 1862, huyện Gia Lâm
phân về phủ Thuận Thành, thuộc tỉnh Bắc Ninh.
Năm thứ 6 niên hiệu Duy Tân (1912), huyện Gia Lâm về phủ Từ Sơn,
tỉnh Bắc Ninh.
Từ đời Nguyễn Gia Long, huyện Gia Lâm đã có khu vực địa bàn gần

giống như hiện nay. Ngày 28/11/1948, huyện Gia Lâm về tỉnh Hưng Yên
(Sắc lệnh số 263 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa). Ngày
07/11/1949, huyện Gia Lâm về Thành phố Hà Nội (nghị quyết của Quốc hội
nước Việt Nam dân chủ cộng hịa khóa 2, kỳ họp thứ 2) cho tới nay.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên, dân cư và kinh tế
Xã Kiêu Kỵ mang đầy đủ những đặc trưng của một vùng châu thổ sông
Hồng, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp.
Theo tổng điều tra dân số năm 1999, xã Kiêu Kỵ có diện tích đất tự
nhiên là 561 ha, trong đó có 319 ha đất canh tác nơng nghiệp và đến năm
2010, diện tích đất tự nhiên 561 ha và trong đó đất canh tác là 261 ha.
Ruộng đất làng Kiêu Kỵ mầu mỡ phì nhiêu được bồi đắp bởi con sông
Hồng tải nặng phù sa và hai con sông nhỏ là sông Nghĩa Trụ và Sông Đào.


14

sông Nghĩa Trụ chảy qua Lê Xá, Phú Thị đến Xuân Cầu, Văn Giang (Hưng
Yên). Sông Đào từ Cổ Bi chảy về hướng đông đến Khương Tự nối với sông
Nghĩa Trụ ở Xuân Áng.
Ruộng đất Kiêu Kỵ được chia làm 2 loại- vùng cao và vùng thấp, chênh
lệch nhau từ 0,5 đến 1,2 mét, vùng cao có độ cao trung bình từ 4,2 đến 4,6
mét (so với mặt nước biển), trồng được hai vụ lúa, một vụ mầu/ năm. Vùng
thấp chỉ trồng được hai vụ lúa năm, không trồng thêm được vụ hoa mầu.
Quá trình hình thành hai loại đất là do sự biến đổi của hệ thống đồi gò,
thềm nằm bên cạnh đầm lầy được phù sa sông Hồng bồi đắp. Sử sách còn ghi
lại, thời nhà Trần từ năm 1269-1398 xảy ra 16 trận vỡ đê. Thời Lê cũng vậy,
trận to nhất vào năm 1792 vỡ đê Cự Lĩnh nước ngập trắng cả một vùng Văn
Lâm, Văn Giang. Sang thế ký thứ XIX đê Văn Giang vỡ 18 năm liền. Từ
những trận vỡ đê, đói kém loạn lạc, thất tán. Dân làng Kiêu Kỵ trong cảnh
bần hàn, cùng nhau đắp đê, sửa kè, tu sửa lại đồng điền, xây dựng lại làng

xóm.
Dân số Kiêu Kỵ, theo kết quả điều tra năm 1999 có 8065 người, 2156
hộ. Đến năm 2010, Kiêu Kỵ có 10351 người và 2785 hộ, riêng thơn Kiêu Kỵ
có 2500 người và 740 hộ. Địa bàn tụ cư của người dân Kiêu Kỵ theo hình
xương cá, dọc hai bên đường 179. Nhân dân ở đây có truyền thống cách
mạng, cần cù trong lao động, sáng tạo trong sản xuất.
Bảng 1: Số nhân khẩu và hộ dân ở các thôn trong xã Kiêu Kỵ
Nhân khẩu

Hộ dân

Thôn Báo Đáp

1057

323

Thơn Hồng Xá

592

161

Thơn Xn Thụy

1222

313

Thơn Chu Xá


485

141

Thơn Kiêu Kỵ

2500

740


15

Thôn Trung Dương

1772

468

Thôn Gia Cốc

1201

355

Khu dân cư Thảm len

299


82

Khu dân cư Liên cơ

1223

202

(Nguồn: Theo số liêu điều tra năm 2010 do xã Kiêu Kỵ cung cấp)
Với tiềm năng đất đai, nguồn lao động dồi dào và lợi thế về vị trí địa lý,
Kiêu Kỵ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.
Làng Kiêu Kỵ lấy nông nghiệp đa canh làm nguồn sống chính, 90%
diện tích được cấy, trồng nhiều loại lúa, rau mầu; ngoài thâm canh , người dân
còn xen canh gối vụ.
Là một làng sản xuất nơng nghiệp nhưng Kiêu Kỵ có nghề thủ cơng
truyền thống may da và dát quỳ do đó kinh tế ngày càng phát triển. Thu nhập
hàng năm hàng trăm triệu đồng/hộ. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng
cao.
Làng có chợ. Chợ Kiêu Kỵ có quy mơ chợ vùng, hàng hố dồi dào. Chợ
là bức tranh quê phản ánh sự sung túc, dồi dào của sản vật Kiêu Kỵ như: lúa
gạo, ngô, khoai, rau, dưa, cà, thịt cá tôm cua, đặc biệt là hàng thịt trâu, do
làng có nghề chế biến da trâu làm mực nho. Một nguyên liệu trong làm nghề
quỳ ( vì quy trình gia cơng làm quỳ có khâu: lướt mực và đập giấy quỳ), nên
làng phải mổ trâu lấy da nấu keo, thịt đem bán, do đó thịt trâu ở chợ Kiêu Kỵ
rẻ hơn nhiều chợ khác. Chợ Kiêu Kỵ được xem là chợ nổi tiếng xứ Kinh Bắc:
Chợ Phù Lưu (chợ Dầu) chợ Đình Bẳng, chợ Phù Đổng, chợ
Công Luận, chợ Huê Cầu, chợ Lực Canh, Chợ Quỳnh, chợ
Thanh Am, chợ Đông Dư, chợ Kiêu Kỵ, có những chợ có phố
xá như chợ Kiêu Kỵ bán thịt trâu, vàng diệp. Chợ Lực Canh là
chợ có xóm đơng dân nhất. Chợ Phù đổng có hàng hố nhiều.



16

Chợ Bát Tràng trên bến dưới thuyền, có nhiều thuyền bè ra vào
tấp nập [60, tr.1118].
Người làng Kiêu Kỵ có đầy đủ đức tính của người nơng dân Việt Nam:
Cần cù chịu thương chịu khó, chất phát, thuần hậu, nghĩa tình trọn vẹn với
xóm làng, bạn bè, họ mạc. Lại có đức tính cần cù, sáng tạo của người thợ thủ
cơng: bền bỉ, khéo léo, trọng chứ “tín” trong nghề nghiệp. Người thợ thủ công
Kiêu Kỵ không làm giả, không thích dùng chữ “giả” mà vàng là vàng, bạc là
bạc. Quỳ thiếc chứ không phải là giả bạc. Vải da chứ không phải là giả da.
1.1.3. Danh nhân làng nghề Kiêu Kỵ
Làng Kiêu Kỵ là ngôi làng cổ nằm trong vùng đất có bề dày lịch sử
hàng nghìn năm. Truyền thống cách mạng cùng với văn hóa làng đã ni
dưỡng nên những người con kiệt xuất. Đó là vị tướng nhà Trần, Nguyễn Chế
Nghĩa và ông tổ nghề quỳ Nguyễn Quý Trị. Cả hai ông đều được dân làng
Kiêu Kỵ suy tơn làm thành Hồng làng.
Danh nhân Nguyễn Chế Nghĩa theo cuốn thần tích cịn lưu lại tại đền
Kiêu Kỵ có ghi ơng:
Người Cối Xun, Tràng Tân, phủ Hạ Hồng, lộ Hồng Châu nay
là xã Nghĩa Hưng, huyện Tứ Lộc, tỉnh Hải Dương. Ngài là một
danh tướng thời Trần, tinh thông võ nghệ, thiên văn địa lý và
kinh sử…Dưới cờ vua Trần Hưng Đạo Đại vương, ngài đã cùng
Phạm Ngũ Lão, Trần Nhật Duật…lập nhiều chiến công hiển
hách. Sau chiến thắng giặc Nguyên Mông xâm lược, ngài được
vua Trần gả cơng chúa Ngọc Hoa cho và tấn phong làm phị mã
Đơ úy, sau đó là Nhập nội thị Thái úy, Thái tể Nghĩa Xuyên
...Không những ngài giúp vua dẹp giặc, ngài còn giúp dân trong
việc cầy cấy tầm tang, bảo vệ đê điều, chống bọn tham nhũng…



17

Ngài bị bọn gian nịnh xúc xiểm ly gián nhà vua và cuối cùng bị
chúng hãm hại khi ở triều nội về Kiêu Kỵ [61, tr.1118]. Dân làng
Kiêu Kỵ đã lập đền thờ ông.
Danh nhân Nguyễn Quý Trị vị tổ dát vàng quỳ. Nguyễn Quý Trị đỗ tiến
sĩ đời Cảnh Hưng (1740-1786), thuở nhỏ ông sinh ra và lớn lên ở làng Kiêu
Kỵ. Vào năm 1763, khi đang làm quan đến chức “Binh Bộ tả thị lang” Hàn
lâm Viện học sĩ, ông được cử đi sứ sang Trung Quốc. Trên đường đi công cán
ông nhận thấy ở đất nước người có nghề rất hay; nghề dập dát vàng bạc để
sơn thếp lên hồnh phi, câu đối... Ơng cố gắng tìm hiểu và học cho được
nghề. Khi về nước ông phổ biến cho dân làng và dân làng suy tôn ông là Tổ
sư nghề quỳ. Hàng năm, để tưởng nhớ công lao của ông, cứ đến ngày 17-8 âm
lịch, dân làng Kiêu Kỵ làm giỗ ơng, ngày “cáo kỵ” hay cịn gọi là ngày “Kỵ
Tổ sư”.
Danh nhân Vũ Danh Thuận người có cơng chấn hưng nghề quỳ cuối
thế kỷ XIX, ơng là nhà sản xuất, đồng thời là nhà kinh doanh có tài. Văn bia
Hậu thần ở làng ghi:
Ngồi việc chấn hưng nghề, ơng cịn là người có tình nghĩa sâu
nặng với q hương, ơng thấy dân làng chịu thuế khóa nặng, lại
bị lũ lụt vỡ đê, có gia đình nghèo khổ quá phải bỏ làng đi, đình,
miếu muốn tu sửa mà khơng kham nổi…Ơng đã cung tiến gạch
ngói gỗ lạt cho bản xã để tu sửa, lại để cho 60 mẫu đất, giúp
thêm trên 1000 cọc tiền và 2 dật bạc, giúp cho 26 đội đắp đê, 260
sọt thóc. Ơng bàn với các chức sắc đem tiền lời của của khốn
cơng quỹ là 200 quan mua gạo phát cho dân làng và kêu gọi bà
con lưu tán trở về quê hương. Ơng cịn để riêng 5 sào ruộng dành
cho con cháu sau này thi hương lọt vào trường đệ tam trở lên thì

được nhận phần ruộng đó để canh tác lấy lương thực mà ăn học


18

tiếp…Tâm đức của ông lớn như vậy, nên dân làng lập bia đá vào
tháng 9 năm Minh Mệnh thứ 9 (1928) ghi nhận công lao và tôn
ông là hậu thần. Ông được phụ thờ Tổ nghề Nguyễn Chế Nghĩa.
Danh nhân Nguyễn Sơn Kiêu Kỵ còn là quê hương của tướng Nguyễn
Sơn (1908-1956). Ông tên thật là Vũ Nguyên Bác, tham gia cách mạng từ
năm 1926, học trường quân sự Hoàng Phố và hoạt động trong phong trào
Cộng Sản ở Trung Quốc, từng tham gia Vạn lý trường chinh (năm 1935).
Năm 1945, ông về nước giữ các chức vụ chỉ huy quân sự ở Liên khu 5, liên
khu 4. Năm 1949, được phong quân hàm Thiếu tướng. Năm 1951, trở lại
Trung Quốc, công tác tại Bộ tổng tham mưu quân giải phóng Trung Quốc,
được phong quân hàm Thiếu tướng nên gọi là Lưỡng quốc Thiếu tướng. Ở
Trung Quốc tên ông được nhắc đến như một huyền thoại. Năm 1999, tên ông
được đặt tên cho một đường phố từ phố Ngọc Lâm đến sân bay Gia Lâm, dài
1,5km.
Ngoài những người con “khéo tay hay nghề”, “học hay, cày giỏi” được
dân làng truyền tụng, tơn vinh, cịn có những người con ưu tú của làng đã ngã
xuống trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lăng để bảo vệ quê hương, đất
nước.
1.1.4. Cơ cấu tổ chức xã hội trong làng
Làng xã là trung tâm sinh hoạt tự chủ của người dân và là nơi bảo lưu
văn hóa truyền thống, tạo nên sức mạnh dân tộc. Trước mọi cuộc xâm lăng,
trước mọi mưu đồ làm tổn hại cuộc sống hạnh phúc của người dân, hệ thống
làng xã ln là cơ cấu chính yếu giúp dân tộc ta bảo toàn lực lượng, phục hồi
sức mạnh và vươn lên phát triển.
Theo PGS.TS Bùi Xuân Đính:

Làng trước hết là một từ Nôm, dùng để chỉ đơn vị tụ cư truyền
thống của nơng dân Việt, có địa vực riêng, cơ sở hạ tầng cùng cơ


19

cấu tổ chức riêng, lệ tục riêng… nhưng chặt chẽ và hoàn chỉnh
nhất [18, tr.19].
Trước Cách mạng tháng Tám 1945, cơ cấu tổ chức của làng Kiêu Kỵ
theo mơ hình của làng nông nghiệp vùng châu thổ sông Hồng, làng gồm các
thiết chế tập hợp người theo mối quan hệ: Dòng họ: là tổ chức tập hợp người
theo huyết thống và tồn tại như như một sức mạnh tâm lý. Vì thế dịng họ
khơng giữ vai trị, chức năng gì trong cơng việc của làng, nhưng nó vẫn có sự
liên kết chặt chẽ trong việc nắm giữ những chức vụ trong bộ máy quản lý làng
xã ; Xóm: là tổ chức tập hợp người theo quan hệ địa vực, quan hệ láng giềng,
có chức năn g bảo vệ an ninh cộng đồng; Giáp: là tổ chức tập hợp người theo
lớp tuổi kết hợp với quan hệ huyết thống của nam giới, giữ nhiều trọng trách
trong sinh hoạt xã hội của làng, trong việc biện lễ, phục vụ tế lễ, rước sách thờ
cúng Thành hồng, chia ruộng đất cơng, phân bổ sưu thuế…; Hội đồng kỳ
mục: gồm các quan lại các cấp về hưu, các tân cựu chánh phó tổng, cựu lý
phó trưởng, đứng đầu là một tiên chỉ và một hoặc hai thứ chỉ giúp việc [18,
tr.20 – 23] . Đây là cơ quan có tồn quyền quyết định các công việc trong; Bộ
máy chức dịch: là đại diện của chính quyền phong kiến ở làng, chịu trách
nhiệm các khoản sưu thuế, binh dịch của xã trước nhà nước; Các phường hội:
quan hệ tương trợ của những người có cùng sở thích. Trong làng, thiết chế
giáp và hội đồng kỳ mục cùng bộ máy chức dịch giữ vị trí quan trọng trong tổ
chức và quản lý các hoạt động của cộng đồng.
Cơ cấu tổ chức theo huyết thống dòng họ: Dịng họ ở Kiêu Kỵ có vị trí
và vai trị quan trọng trong làng, dòng họ là chỗ dựa vật chất và tinh thần cho
mỗi gia đình. Làng Kiêu Kỵ có nhiều dịng họ, trong đó có các dịng họ lớn

như: họ Nguyễn, Lê, Phạm Đình, Nguyễn Danh, Đinh, Vũ Huy, Mai, Qch.
Nhiều dịng họ đã từng có người đỗ đạt cao trong các khoa thi, như: họ Vũ
Huy, họ Lê Hữu, họ Lê Đình, họ Nguyễn, họ Vũ Danh... Mức độ liên kết
trong một dòng họ khá rạch ròi như: cố, cụ, ông, bà, con, cháu, chắt, chút ...


20

Cơ cấu tổ chức theo địa vực (láng giềng, xóm): Làng Kiêu Kỵ phân
chia thành nhiều xóm, xóm phân thành nhiều ngõ, mỗi ngõ có một hay nhiều
nhà. Trước kia làng Kiêu Kỵ có các xóm: xóm ngõ Đơng, xóm cổng Hương,
xóm ngõ Cầu, xóm ngõ Ba, xóm ngõ Nghĩa, xóm Dấm. Các xóm, các ngõ này
có cấu trúc hình khối dài, xen kẽ với ruộng đồng...và có cuộc sống tương đối
độc lập. Mỗi xóm có một cổng, một giếng chung.
Cơ cấu tổ chức theo nghề nghiệp, sở thích: cơ cấu tập hợp người trong
những tổ chức dựa trên lòng tự nguyện tham gia của từng cá nhân (phe, hội,
phường...). Ở Kiêu Kỵ có hội Tư văn, hội Võ giáp, hội Nghề... Hội Tư văn là
hội gồm: “Những khóa sinh nho học, thầy đồ, những người học hành đỗ đạt
qua các kỳ thi đứng ra lập hội Tư văn”[39, tr.127]. Cùng với hội Tư Văn,
làng cịn có hội Võ giáp. Hội Võ giáp do cụ Vũ Hữu Lâm, tục gọi là cụ cử
Lim đứng ra tổ chức. Cụ cử Lim đậu cử nhân võ thời Tự Đức. Hằng năm vào
ngày 06-9, hội Võ Giáp sửa lễ xôi thủ lợn để hàng hội tế lễ ở đền đức Thành
hoàng làng, rồi cùng nhau hoan ẩm.
Hội Võ giáp không mở trường dạy võ mà chỉ truyền dạy “miếng”,
“thế” cho thanh niên trai tráng, tuần đinh của làng để tự vệ lúc tuần tra “nội
thôn ấp, ngoại đồng điền”. Hàng năm, vào dịp hội làng, hội Võ giáp đều có tổ
chức giải vật, giải võ thu hút nhiều thanh nhiên trai tráng của các làng lân cận
cùng tham gia rất sôi nổi và hào hứng.
Cơ cấu tổ chức theo giáp: Đây là tổ chức dành cho nam giới tiến thân
theo tuổi tác, phụ nữ khơng được vào. Bé trai mới lọt lịng được vào hàng

giáp ngay, sau đó được lên đinh, ngồi chiếu giữa làng, được nâng dần địa vị
theo tuổi tác:
Giáp không phải một thành phần của xã, mà giáp có thể coi như
một tập thể gồm những đàn ông con trai trong làng được quy tụ
bởi những liên hệ tôn tộc, bởi cùng một thơn xóm, hoặc có khi


21

cùng có một liên hệ tinh thần gì khác như việc tế tự chẳng hạn
[3, tr.140 – 141].
Kiêu Kỵ trước đây có 10 giáp gồm, giáp Chung Bắc, giáp Chính Nhất,
giáp Nam Thọ, giáp Chính Hậu, giáp Nam Phúc, giáp Chung Thượng, giáp
Nam Tồn, giáp Nam Thịnh, giáp Đơng Nhất, giáp Đoài Nhất. Theo cụ Lê
Hữu Duyến (vị túc nho của làng) các giáp có nhiệm vụ “khánh tiết và tuần
phịng”, tức là lo những cơng việc liên quan đến việc cúng tế và giữ gìn trật
tự an ninh, cơng việc này được ghi đầy đủ và cụ thể trong khoán ước của làng
và được gọi là bản thủ. Tổ chức giáp có liên quan chặt chẽ đến dịng họ, cha ở
giáp nào thì con thuộc giáp ấy, tuy nhiên chức năng hoạt động có khác nhau.
Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính: Làng Kiêu Kỵ bên cạnh các tổ
chức dịng họ, xóm giềng, phe, giáp, hội, thì bộ máy hành chính mang tính cổ
truyền cũng tương tự như các làng q khác.
Cơ cấu bộ máy hành chính có ba cơ quan: cơ quan nghị quyết, cơ quan
chấp hành và cơ quan trị an. Thời nhà Lê thì Hội đồng kỳ hào là cơ quan nghị
quyết, có hương trưởng (sau là tiên chỉ). Trị an, tự vệ giao cho trùm trưởng
(sau gọi là tuần đinh). Hương trưởng và trùm trưởng cũng là thành viên của
Hội đồng kỳ hào.
Hội đồng kỳ hào gồm các hương hào danh tiếng có phẩm hàm, học
thức, hoặc hưu quan trong xã. Trong làng Kiêu Kỵ ngôi thứ trong hội đồng
được xét theo “thiên tước”, tức ai cao tuổi nhất thì làm tiên chỉ. Hội đồng kỳ

hào thường nhóm họp một tháng hai lần vào ngày mồng một và ngày rằm sau
lễ Thành hoàng ở đình, giải quyết các cơng việc như: quyết định thu chi các
ngạch thuế đinh, tiền cheo, tiền vạ, cùng những việc tế tự, Hội đồng kỳ hào
cịn có quyền xét những vụ hình luật nhỏ.
Chấp hành xã trưởng do nhân dân bầu ra để thi hành những nghị quyết
của Hội đồng kỳ hào cùng là đại biểu của xã khi liên lạc với triều đình phong


22

kiến như các quan từ cấp huyện trở lên khi nhà nước thu thuế, mộ lính, hay
bắt dân làm tạp dịch. Giúp xã trưởng là phó xã trưởng.Xã Kiêu Kỵ:
Trước cách mạng tháng 8-1945 cấp hành chính xã do Lý trưởng
đứng đầu, giữ con dấu, quản lý chung và có trách nhiệm thu thuế
nộp lên trên. Phó lý giúp việc Lý trưởng, lo việc bảo vệ canh
phòng an ninh và đê điều, giúp việc cho Phó lý có Quản xã
Trương Tuần. Trưởng bạ giữ sổ sách, bản đồ ruộng đất. Thư ký
giữ việc hộ tịch, khai sinh, khai tử, giá thú. Thủ quỹ giữ quản lý
thu chi của xã, các nhân vật trên gọi là Hương chức, quyết định
mọi việc của làng xã” [56, tr.24].
1.2. Các nghề thủ công trong làng
Nghề thủ công là một phần không thể thiếu của làng xã nơng nghiệp cổ
truyền, nó phản ánh đầy đủ thuộc tính tự cung, tự cấp cố hữu của làng xã
nông nghiệp. Khác các làng thuần nông, làng nghề biểu hiện tính năng động,
sáng tạo của người nơng dân trong q trình thích ứng với điều kiện địa lý,
kinh tế, xã hội nhất định, đồng thời thể hiện yếu tố mở của xã hội tiểu nông.
1.2.1. Nghề quỳ
Làng nghề Kiêu Kỵ là nơi duy nhất trong cả nước có nghề làm vàng
quỳ truyền thống, hay còn gọi là nghề dát vàng quỳ, nghề quỳ.
Theo cố GS Trần Quốc Vượng và PGS- TS Đỗ Thị Hảo:

Quỳ là một loại bột chế từ vàng thật, bạc thật. Người ta mua
thứ giấy quỳ ở làng Đông Xá vừa mỏng vừa dai, rồi đem
những lá vàng bạc được dát mỏng, cắt thành những miếng
vuông xếp vào giữa tờ giấy. Sau đó lấy búa nện đều cho đến
khi tan thành bột để trang trí các đồ thờ như ngai,


23

kiệu…Người thợ thổi bột vàng lên nền sơn lót, sơn thếp, đồ
vật trở lên lóng lánh rực rỡ lạ thường. Ngày ngày cung cấp
cho khắp nơi, chữ rằng “Nghệ (nghề) tinh, thân vinh” [63,
tr.141 – 142].
Quy trình sản xuất quỳ có nhiều cơng đoạn phức tạp, nên một người
thợ dù tài giỏi đến đâu cũng không thể làm hết được các cơng việc. Trên
thực tế khơng có loại máy móc nào dù hiện đại đến đâu cũng khó có thể
thay thế được đôi bàn tay của người thợ Kiêu Kỵ. Để làm ra một sản
phẩm quỳ vàng hay quỳ bạc với chất lượng cao thì phải có sự kết hợp
nhịp nhàng của nhiều người thợ trong một dây chuyền sản xuất đồng bộ
và khép kín qua nhiều cơng đoạn như: chuẩn bị mực, giấy dó, dát mỏng,
... Nghề quỳ có nhiều cơng đoạn tỷ mỷ địi hỏi nhiều cơng sức mang tính
gia truyền. Sản phẩm của nghề quỳ là những đồ thờ cúng thuộc về tâm
linh, nên những hộ dân có nghề thường cũng khó bỏ nghề.
1.2.2. Nghề da
Cách đây khoảng 100 năm, ở làng Kiêu Kỵ mới xuất hiện thêm
nghề may da. Nghề này do ông Vũ Hai Dâu sáng lập từ những năm đầu
thế kỷ XX. Trước chỉ may ví, túi xách, dây lưng bằng da mỏng, da thật.
Sau, do công nghệ phát triển, nghề may da ở đây chuyển sang may da
công nghiệp (vải da). Mặt hàng chủ yếu là cặp, túi xách, balơ, vỏ bao bì
đựng các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, các mặt hàng giầy dép,

ví, dây lưng... tiếp tục được sản xuất nhưng số lượng không lớn. Nghề
may da là nghề sản xuất bán thủ công nghiệp, thu hút mọi lứa tuổi, từ
người có tay nghề đến những người chưa thành thạo, làm ở các công đoạn
sản xuất khác nhau.


24

1.3. Các thành tố văn hóa truyền thống làng Kiêu Kỵ
1.3.1. Văn hóa vật thể tiêu biểu
Cụm di tích đình, đền, chùa ở làng Kiêu Kỵ được Bộ Văn hóa cơng
nhận và xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia năm 1996.
Di tích đình, đền, chùa Kiêu Kỵ là những di tích tơn giáo tín ngưỡng.
Đình và đền thờ phụng những vị thần có cơng với dân với nước. Chùa thờ
phật cầu phúc lành cho dân. Đình, đền, chùa Kiêu Kỵ được xây dựng tập
trung trên một khu đất rộng cao ráo, rộng thống ở rìa làng và được gọi là khu
“Thần từ Phật tự”. Đi từ cổng vào, đền nằm bên trái, đình nằm bên phải,
chùa ở phía sau đình và đền tạo thành một cụm di tích hồn chỉnh “Tiền thần
hậu phật”.
Di tích Kiêu Kỵ vẫn giữ được nét cổ kính thâm nghiêm của khơng gian
văn hóa cổ truyền: đình, đền, chùa ẩn dưới những tán cây cổ thụ um tùm, xum
xuê, nhiều cây to cao tới hai, ba mươi mét, thân ba, bốn người ôm không xuể,
gốc rễ thì xù xì những u, những bướu, già nua...
Khu “Thần từ Phật tự” của làng được xây bao quanh một bức tường
“huê” (hoa). Cổng tam quan, tòa đền chính kết cấu kiểu nội cơng ngoại quốc.
Cửa chính giữa: hồng mơn, được xây cao vượt hẳn lên. Cổng ngồi xây kiểu
trụ lồng đèn, thân trụ có mặt cắt hình vng, đỉnh trụ đặt bình rượu, phía dưới
là hình lồng đèn khơng trang trí. Hai trụ hai bên nghi mơn (cửa ngách) là hai
con nghê quay mặt vào nhau, đỉnh trụ đắp nổi hình chim phượng. Cổng,
tường “huê” bao tạo nên sự bề thế và trang nghiêm của khu di tích.

1.3.1.1. Đình Kiêu Kỵ
Đình làng ở Kiêu Kỵ đã có từ lâu đời, trải qua nhiều lần trùng tu tôn
tạo, có kiến trúc đồ sộ nhất trong cụm di tích nơi đây.
Đình được xây lại từ năm Bính Ngọ (1942) dưới đời vua Bảo Đại thứ
16. Mái đình lợp ngói vảy 2 lớp (ngói ta), xây bít đốc. Trên nóc có lưỡng long


25

triều nguyệt. Hai đầu đốc xây cuốn vân mây. Đình trông về hướng nam là
hướng mà trong tiềm thức dân gian của người Việt là hướng tốt lành, yên ổn.
Đình có bố cục chữ Đinh (I) gồm đại đình năm gian hai dĩ và hậu cung 3 gian.
Kiến trúc đơn giản, chủ yếu là bào trơn, bào soi nhẹ nhàng. Trước cửa trên
cùng có khắc 3 chữ Hán “vị tiên sư”, phía dưới bên tả có ghi “dát vàng tinh
xảo nức trời Nam” và bên hữu có ghi “phá giặc uy linh lừng đất Bắc”. Nội
dung của 2 câu đối này ca ngợi sự tài giỏi trong việc dẹp giặc của tướng quân
Nguyễn Chế Nghĩa, uy linh của Ngài khiếp vía qn thù và sự tài tình, khéo
léo của tổ nghề dát vàng quỳ Nguyễn Quý Trị. Nội thất gồm 6 vì kèo, mở 3
cửa, nền lát gạch Bát Tràng... Hậu cung: 3 gian. Gian giữa đặt ban thờ và
tượng thờ cụ Nguyễn Quý Trị- vị tổ sư nghề vàng quỳ. Tượng cao 1m20, mũ
mão và y phục đại triều màu xanh. Bệ cao 1m. Toàn bộ các tượng cao 2m20
rất uy nghi. Dưới chân tường bên tả có dựng một tấm bia bằng đá khắc chữ
Latinh, có nội dung như sau:
“Đức tổ sư Nguyễn Quý Trị, người ra đời thế kỷ thứ 15. Cụ đỗ tiến sĩ
năm 1442 thời vua Lê Nhân Tơng trị vì. Nhà vua cử cụ Yên Kinh cùng cụ
thám hoa Lương Như Ngọc ở làng Liễu Trang, Giai Lương, Hải Dương.
Vua Lê thăng tiến Quý Trị: Bình bộ Tả thị lang, Hàn lâm viện trực học
sĩ”. Tiếp đến là bia tên các vị cung tiến công, của để xây dựng tượng tổ.
Tượng được xây dựng vào ngày 11 tháng 04 năm 1996.
Cửa hậu cung là khung cửa võng cũ. Theo các cụ xưa kể khung cửa

võng này, trước đây được trạm trổ tinh vi, hoa lá cách điệu, với “lưỡng long
triều nguyệt” (chín con rồng chầu mặt trăng) được sơn son thiếp vàng lộng
lẫy. Nhưng bị đạn cối của thực dân Pháp bắn vào, đã hư hỏng nặng, chỉ cịn
khung như hiện nay.
Đại đình 5 gian, 2 dĩ, để trống gian giữa, hai bên tả và hữu thì xây bục
đóng sàn gỗ lim chia theo từng ngôi thứ cao thấp cho sinh hoạt cộng đồng,


×