Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Giải pháp phát triển du lịch làng nghề khảm trai chuôn ngọ xã chuyên mỹ phú xuyên hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.09 MB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HỐ HÀ NỘI
KHOA VĂN HĨA DU LỊCH
------

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG
NGHỀ KHẢM TRAI CHUÔN NGỌ
XÃ CHUYÊN MỸ – PHÚ XUYÊN – HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Trần Nhoãn
Sinh viên thực hiện
: Bùi Thị Nhuần
Lớp
: VHDL 14A

HÀ NỘI - 2010

1


Lời cảm ơn
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu, các thầy cô
trong khoa Văn Hóa Du Lịch đã tận tình chỉ bảo, trang bị kiến thức cho em
suốt bốn năm học vừa qua.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn PGS, TS Trần Nhoãn người đã hướng
dẫn, tạo điều kiện để em hoàn thành đề tài.
Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn đến UBND xã Chun Mỹ, chính
quyền thơn Ngọ Hạ, Hợp Tác Xã thủ công Ngọ Hạ, Trung tâm thông tin thư
viện trường ĐH Văn Hóa Hà Nội, Thư viện quốc gia… đã giúp đỡ em trong
quá trình sưu tầm nghiên cứu tài liệu.
Xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của gia đình, bạn bè.


Do cịn nhiều hạn chế về tài liệu nghiên cứu và vốn hiểu biết nên đề tài
khơng tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý từ qúy thầy cơ
và các bạn để bài khóa luận được hồn thiện
Hà Nội tháng 6 năm 2010
Sinh viên

Bùi Thị Nhuần

2


MỤC LỤC
Mở đầu

4

1. Tính cấp thiết của đề tài

4

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5

Đối tượng nghiên cứu

5

Phạm vi nghiên cứu


5

3. Mục đích nghiên cứu

5

4. Phương pháp nghiên cứu

5

5. Bố cục nội dung của khóa luận

6

Chương 1: Tổng quan về làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ,
xã Chuyên Mỹ - Phú Xuyên - Hà Nội

7

1.1 Vị trí địa lý

7

1.2 Lịch sử hình thành

7

1.3 Nghề khảm trai truyền thống của làng nghề

11


Chương 2: Giá trị của làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ đối với
sự phát triển du lịch

19

2.1 Quy trình làm ra sản phẩm khảm trai

24

2.1.1 Một số cơng cụ chính dùng trong nghề

24

2.1.2 Nguyên liệu tạo thành sản phẩm

26

2.1.3 Quy trình tạo ra sản phẩm hồn chỉnh

27

2.1.4 Một số thuật ngữ chính dùng trong nghề

32

2.2 Giá trị độc đáo của nghề khảm trai

35


2.2.1 Giá trị về mặt mỹ thuật

35

2.2.2 Giá trị về mặt bản sắc Việt Nam

36

2.2.3 Giá trị đối với làng nghề

37
3


Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch làng nghề khảm trai
Chuôn Ngọ, xã Chuyên Mỹ - Phú Xuyên – Hà Nội

41

3.1 Bảo tồn phát triển nghề khảm trai tại làng Chuôn Ngọ

41

3.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

44

3.3 Đào tạo nguồn nhân lực du lịch

47


3.4 Tăng cường tuyên truyền, quảng bá về làng nghề, sản phẩm nghề,
tour du lịch làng nghề

50

3.5 Vấn đề bảo vệ môi trường

51

3.6 Thiết kế tour du lịch làng nghề có điểm đến là làng nghề khảm
trai Chuôn Ngọ

53

Kết luận

59

Tài liệu tham khảo

60

Phụ lục

61

4



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Làng nghề truyền thống được xem là một dạng tài nguyên du lịch nhân
văn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi các sản phẩm du lịch làng nghề ln
bao gồm trong nó cả nội dung giá trị vật thể và phi vật thể.
Từ ngàn xưa, Hà Nội đã nổi tiếng với 36 phố phường mà ở đó mỗi con
phố, tên đường đều gắn liền với tên một nghề thủ công truyền thống. Đến nay,
với việc tiếp nhận toàn bộ địa bàn tỉnh Hà Tây- vùng đất được mệnh danh là
đất trăm nghề Hà Nội đã trở thành nơi hội tụ của sự tài hoa khéo léo trong
ngành thủ công mỹ nghệ cả nước. Những làng nghề truyền thống không chỉ
mang lại việc làm cho nhân dân, sản xuất hàng hóa phục vụ xã hội mà cịn
góp phần đáng kể vào cơng cuộc phát triển kinh tế thay đổi diện mạo nông
thôn đã và đang trở thành những khu, vùng, điểm du lịch hấp dẫn du khách
trong và ngoài nước.
Nhiều tên làng đã nổi tiếng như gốm Bát Tràng, lụa Vạn phúc, thêu Quất
Động, khảm trai Chn Ngọ… Trong đó làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ với
lợi thế nằm gần trục giao thông chính, cạnh nhiều di tích lịch sử văn hóa cùng
những sản phẩm khảm trai độc đáo , tinh tế của mình đã và đang nhận được
nhiều sự quan tâm, chú ý của các cơ quan phát triển du lịch , công ty lữ hành,
khách du lịch… Tuy nhiên mặc dù được đầu tư phát triển từ những năm 20032004, có tên trong sản phẩm tour của các hãng lữ hành song đến nay tình hình
du lịch ở làng nghề khảm trai Chn Ngọ chưa có nhiều chuyển biến tích cực,
lượng tour thưa thớt. Nhận thấy tiềm năng và cả thực trạng tồn tại này, là một
người con của quê hương Phú Xuyên đang theo học ngành Văn hóa du lịch,
em quyết tâm xây dựng đề tài:
“ Giải pháp phát triển du lịch làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ xã
Chuyên Mỹ - Phú Xuyên – Hà Nội”
5


Với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp du lịch của địa

phương
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Làng Chuôn Ngọ với nghề khảm trai, các sản phẩm khảm trai, lịch sử văn
hóa làng nghề, sản phẩm du lịch làng nghề, các điểm du lịch lân cận
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ, xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên,
thành phố Hà Nội với các số liệu có liên quan; một số làng nghề thủ công
truyền thống khác: làng thêu ren Quất Động ( Thường tín ), làng lụa Vạn
Phúc, làng mây tre đan Phú Vinh…
3. Mục đích nghiên cứu
Góp phần thúc đẩy việc phát triển du lịch làng nghề Chn Ngọ nói riêng
và du lịch Hà Nội nói chung
- Làm rõ tiềm năng để phát triển du lịch làng nghề Chuôn Ngọ, Chuyên
Mỹ
- Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tại làng nghề
- Đề xuất giải pháp để phát triển du lịch làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điền dã, khảo sát thực tế: đến làng nghề để khảo sát cảnh
quan làng nghề, các sản phẩm khảm trai, khảm sơn mài, các cơ sở sản xuất,
quy trình làm ra sản phẩm, các di tích trong làng nghề
- Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn cán bộ Ủy ban xã Chun Mỹ, chính
quyền thơn Ngọ, cán bộ Htx thủ công Ngọ- Hạ, các nghệ nhân, thợ nghề, học
viên, khách tham quan… để tìm hiểu thông tin, số liệu.

6


- Phương pháp phân tích tổng hợp: từ các nguồn ấn phẩm sách báo, tạp
chí, khóa luận… phân tích tổng hợp để lấy các thơng tin cần thiết, hình thành

đề mục để viết khóa luận
5. Bố cục nội dung của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội
dung bài khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Lịch sử hình thành làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ
Chương 2: Du lịch làng nghề khảm trai Chuôn ngọ với sự phát triển du
lịch thủ đô Hà Nội
Chương 3: Thực trạng hoạt động, giải pháp phát triển du lịch tại làng nghề
khảm trai Chuôn Ngọ.

7


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ KHẢM TRAI CHUÔN NGỌ
XÃ CHUYÊN MỸ - PHÚ XUYÊN – HÀ NỘI
1.1 Vị trí địa lý
Xã Chuyên Mỹ nằm ở phía Tây của huyện Phú Xun cách thủ đơ Hà Nội
46 km. Vị trí được xác định bởi:
- Phía Đơng giáp sơng Nhuệ và xã Tân Dân
- Phía Tây giáp xã Minh Đức huyện Ứng Hịa
- Phía Nam giáp xã Văn Từ
- Phía Bắc giáp xã Hồng Long
Thơn Chn Ngọ là một làng nhỏ nằm ven bờ sông Nhuệ thuộc xã Chuyên
Mỹ: một làng q n ả, sơng nước hiền hịa nổi tiếng với nghề khảm trai cổ
truyền và những người dân trung hậu, cần cù và đầy nghị lực, đang nối tiếp
truyền thống hào hùng của cha ông vững bước trên con đường đổi mới, xây
dựng một làng văn hóa mang sắc thái nghề nghiệp truyền thống hấp dẫn, giàu
tiềm năng về kinh tế và du lịch.
Đi từ thị xã Hà Đông hay Hà Nội xi về phía Nam theo đường quốc lộ

1A đến thị trấn Phú Xuyên, từ đây rẽ phải theo biển chỉ dẫn về “ Điểm du lịch
làng nghề khảm trai” chúng ta sẽ đến với một làng nghề truyền thống có lịch
sử 1000 năm văn hóa, mang đậm sắc thái của một vùng quê đồng chiêm trũng
ở đồng bằng sơng Hồng
1.2 Lịch sử hình thành làng nghề khảm trai chn Ngọ
Theo các cụ truyền lại, một nghìn năm trước ở đây là đồng nước mênh
mơng khơng có làng xóm, dù rằng các di chỉ khảo cổ học ở Châu Can, Chi
Chỉ khẳng định Phú Xuyên đã có một nền văn hóa hai nghìn năm lịch sử. Đất
làng lúc đó chỉ là một gò đất nổi lên giữa đồng nước mênh mông. Triều quan

8


nhà Lý năm 1100, khi xem địa lý để xây dựng đình miếu thờ đức Trương
Cơng Thành, đã phải đưa vào sử sách “ Trường giang xuất mạch khí Đơng
Bắc, xuất vu Tây Nam thủy giang thoát mạch độc lập” có nghĩa là có sơng dài
tạo ra mạch khí ở Đơng Bắc nhưng về phía Tây Nam thì mạch khí đột nhiên
hịa vào vùng rốn nước mênh mơng
Vào năm Giáp Ngọ 994 thời kì nhà Lý sắp rời đơ từ Hoa Lư về Đại La,
những người về đây sinh sống đầu tiên là sáu anh em gia đinh họ Nguyễn,
một số gia đình họ Vũ, họ Trần, họ Trương, họ Lương. Đấy là những người
dân làm nghề chài lưới, lúc đến vẫn ở trên thuyền. Sau này thấy đát lành mới
lên đông đất định cư và làm nhà ở. Năm người trong số sáu anh em họ
Nguyễn cùng các cụ họ Trần, họ Trương, họ Lương lập lên phường Ngọ, sau
này gọi là thơn Ngọ, cịn cái tên Chn Ngọ thì khơng biết vì sao và có tự bao
giờ. Tên làng có nguồn gốc từ năm Giáp Ngọ ấy.
Người dân thơn Ngọ có quyền tự hào rằng làng mình đã có một lịch sử tồn
tại và phát triển hơn một ngàn năm với những kì tích hào hùng, vẻ vang trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ xóm làng, đất nước:
Ngày đầu thành lập, tổ tiên ở phường Ngọ chỉ sống bằng nghề đánh cá, săn

bắt chim muông đổi lấy gạo ăn. Từ khi thành lập cho đến đầu đời nhà Lý(9941100) phường Ngọ có khoảng 40 hộ làm ăn sinh sống. Nơi đây quanh năm
nước ngập, tôm cá nhiều nên chim về cũng lắm. Người dân mưu kế làm bẫy
bắt chim, giật lưới bắt mịng két, cùng với tơm cá kiếm được mang đến nơi xa
bán lấy tiền mua gạo về dùng. Lúc đầu, không cấy được lúa đời sống gian
nan, cực khổ, có khi phải bắc chạn lên ở do đê vỡ, nước lụt cho đến khi sông
Nhuệ được đào để thốt nước thì mới cấy được lúa chiêm. Nhưng người dân
vẫn sống chung với nước đi lại phải dùng thuyền.
Năm 1924, thôn Ngọ bị một trận lụt nước lên cao nhất cả làng phải bắc
chạn lên sát nóc nhà. Sau trận lụt dân làng quyết định đào đất tôn nền đến tận

9


ngấn nước đọng trên thân tre sau khi nước rút. Đến những lần vỡ đê sau lớn
như trận lụt năm 1944 nước cũng chỉ mấp mé đường làng. Tổ tiên làng Ngọ
đã đánh một dấu mốc lịch sử bằng mồ hơi và cơng sức của mình để lại cho
con cháu một làng xóm cao ráo, sạch sẽ ngày nay.
Tổ tiên trong làng và bao đời nối tiếp đã dầy công khai hoang lập ấp dựng
xây làng xóm. Trang sử ấy vẻ vang bao nhiêu thì trong lịch sử bảo vệ đất
nước giữ gìn q hương thơn Ngọ cũng đã viết được những trang hào hùng
bấy nhiêu. Đã có biết bao thế hệ trong làng hy sinh và cống hiến cả tuổi xn
của mình cho q hương đất nước.
Người dân thơn Ngọ vơ cùng tự hào vì có một danh tiếng ngay từ thời kì
đầu thành lập: danh nhân Trương Cơng Thành thời Lý( 1053- 1099). Lúc còn
sống ngài đã tận trung với nước, cùng Lý Thường kiệt bình Chiêm, phá Tống.
Khi ca khúc khải hồn thì treo ấn từ quan, khơng tham danh vọng mà quy y
Phật pháp, lúc hóa được triều Lý, triều Lê tôn vinh phong thần xây dựng đình
miếu cho mn dân thờ phụng tơn nghiêm phù hộ cho dân làng “ hãn hoạn trừ
tai”, mùa màng bội thu, văn nhân muôn đời hưng thịnh
Ngài là thành hoàng làng và cũng là đức tổ nghề khảm trai mang lại kế

sinh nhai và vinh hoa phú quý cho muôn đời.
Để bảo vệ làng tổ tiên ở thôn Ngọ đã đào hào trồng tre, làm lũy và chiến
đấu ngoan cường. Làng tuy nhỏ và nghèo nhưng thường xuyên bị giặc giã và
trộm cướp nhịm ngó. Song người dân ln đồn kết một lịng giữ n làng
xóm. Có người bị giặc đâm thủng ruột bịt khăn nhiễu buộc chặt vết thương
đuổi giặc ra tận đường cái mới hy sinh. Một thời giặc cướp nghe tên Chuôn
Ba đều khiếp sợ, nể mặt ít khi vào làng cướp phá.
Thời chống pháp, thơn Ngọ là khu căn cứ chiến đấu của bộ đội C3( tỉnh
đội Hà Đơng) và du kích khu Cháy. Lực lượng du kích của xã chủ yếu là
người thơn Ngọ(40 chiến sĩ) thơn Ngọ cịn là nơi ni dấu và bảo vệ cán bộ

10


cách mạng về hoạt động ở vùng này. Các đường cao xung quanh Cây Vừng
Đầu Đơng đều có hầm bí mật vì thế được gọi là “Cây Vừng cứu quốc”
Từ 1950-1954 thôn Ngọ thường xuyên bị giặc Pháp càn quét, ném bom và
bắn phá bằng đại bác. Đây là căn cứ để các đơn vị bộ đội chủ lực của ta tham
gia chiến dịch đường 6 Hịa Bình. Ác liệt nhất là trận càn ngày 18/6/1951,
chiến dịch Kanguru từ ngày 26-28/6/1952 và trận càn ngày 6/8/1953. Hầu như
ngày nào cũng có máy bay địch oanh tạc cùng với đại bác nã đạn vào làng. Cả
làng chỉ còn đền chùa cùng với vài nóc nhà là ngun vẹn. Đình làng cũng bị
hư hỏng do bom địch nổ gần.
Đến ngày 6/5/1954 trước lúc hiệp định Giơnevo được kí kết, giặc Pháp
cịn huy động máy bay đánh phá dữ dội 12 lần, từ 5 giờ chiều cả làng bị chìm
ngập trong khói bom và tan tác trong bão đạn. Để bám trụ giữ làng, giữ căn
cứ địa của khu Cháy, thôn Ngọ đã phải chịu biết bao tổn thương về người và
của. Trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, thơn Ngọ
đã có 42 người tham gia du kích chống Pháp, 252 thanh niên nhập ngũ và
chiến đấu trên khắp các chiến trường. Nhân dân thơn Ngọ có quyền tự hào về

truyền thống tham gia đánh giặc bảo vệ tổ quốc và giữ làng của mình. Những
chiến cơng và thành tích tham gia kháng chiến của thơn Ngọ có thể so sánh
với thành tích của các làng xã anh hùng trong tỉnh.
Trong sự nghiệp xây dụng đất nước quê hương, thơn Ngọ cũng đã sản sinh
và đóng góp nhiều thế hệ có năng lực quản lý, chun mơn cao và có phẩm
chất đạo đức tốt được nhân dân tín nhiệm. Trên khắp mọi miền đất nước, hầu
hết các tỉnh, thành: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hà Đơng, Lào Cai, Lạng Sơn,
Hải Phòng, đén các tỉnh Tây Nguyên gần 1000 con em của thơn Ngọ đang
sinh sống và góp cơng xây dựng đất nước. Đó là những cán bộ có trình độ Đại
Học và trên Đại Học đã và đang hoạt động trong các lĩnh vực quản lý nhà
nước, quản lý doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh và gần 600 thợ thủ công

11


lành nghề đang hàng ngày sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu cho Tổ
quốc.
Ngày nay đến Chuôn Ngọ khách du lịch sẽ cảm nhận được sự sôi động trù
phú của một làng nghề đang thời kỳ thịnh vượng.
1.3 Nghề khảm trai truyền thống của làng nghề Chuôn Ngọ
Một truyền thuyết hầu như được tất cả dân làng Ngọ chấp nhận và trong
tâm thức mọi người vị tổ nghề của họ là Trương Cơng Thành- Thành hồng
làng. Mặc dù trong thần tích khơng ghi chép song những người trong làng vẫn
còn kể lại cho con cháu rằng: Sau khi đức Trương Công Thành treo ấn từ
quan, Ngài quy y Phật pháp và đi du sơn du thủy. Một lần trên bãi biển, Ngài
bắt gặp một loài thủy vật nằm trên cát khơng có ruột mà chỉ có vỏ. Cậy lớp vỏ
bên ngồi thì thấy vâ ngũ sắc rất đẹp, ngài mang về nhà để bày chơi. Sau khi
tìm hiểu kĩ trong sách thì thấy gọi là con xà cừ. Nơi Ngài ở bấy giờ chưa phải
là chùa mà chỉ là một cái am nhỏ với vài gian nhà tranh gọi là Am Hương Hải
nay là chùa Thầy ở Thạch Thất. Đức Trương Công Thành thấy đây là nơi sơn

thủy hữu tình, tĩnh mịch và xa lánh trần tục nên trụ lại ở đó . rồi về sau dân cư
trong vùng đến đấy cầu phúc, cơng đức góp lại làm nên một ngôi chùa nhỏ
chứ không đẹp như bây giờ ( cái tên chùa Thầy và quy mô chùa hiện tại là do
đức Từ Đạo Hạnh làm nên khi tu hành ở đấy) và thời gian đó cũng là giai
đoạn cuối đời của Trương Công Thành. Một lần trong lúc nhàn rỗi Ngài đập
một con xà cừ ra xem thử, thấy mỗi lớp một màu sắc khác nhau ánh đẹp như
ngọc. Ngài ghép thử vào đôi câu đối sơn then, chữ cũ màu nâu vì lúc đó ở ta
đã có nghề sơn rồi. Thấy đẹp Ngài lại ra biển và lần này mang về rất nhiều xà
cừ. Làm xong một bức hồnh phi và câu đối thì cũng là lúc Ngài sắp về với
cõi Phật. Dân chúng trong vùng trọng vọng cơng đức của Ngài đến thăm nom,
chăm sóc. Dân thôn Ngọ cũng thay nhau Ngài vị họ Trương đã hết người nối
dõi, được ngài truyền cho nghề quý và mang hết chỗ xà cừ còn lại về dùng.

12


Như vây, người dân thôn Ngọ đã học được công nghệ khảm trai từ năm
1099.
Theo một truyền thuyết khác, thời vua Lê Hiển Tông (1740- 1786) ở làng
Thuận Nghĩa, tỉnh Thanh Hóa có một người làm nghề chài lưới rất khéo tay là
Nguyễn Kim. Một hơm nhìn những vỏ trai, vỏ hến ánh lên những màu sắc cầu
vồng bỗng nảy ra ý nghĩ: cắt những mảnh vỏ trai có màu cầu vồng, mài nhẵn
ra như giấy, dán vào chân bàn thờ. Thế rồi Kim đem cưa, dao , đục ra kì cạch
khoét hình cây, hoa lá vào một miếng gỗ rồi dùng sơn gắn những mảnh vỏ xà
cừ vào gỗ. Làm thử miếng gỗ thành công, Kim mới khảm trai ở bàn thờ. Cái
bàn thờ đẹp lên một cách lạ thường, ai vào chơi cũng phải ngạc nhiên khen
ngợi. Dần dần, các đồ hộp trong nhà từ cái hộp, cái khay nước cho đến cột
nhà. Kim đều khảm trai hết. Sẵn vỏ trai, vỏ ốc ở bờ biển, kim tha hồ lựa chọn
những mảnh vỏ có màu đẹp và trong những ngày tháng nhàn rỗi, Kim biến
những đồ gỗ trong nhà thành đồ mỹ nghệ. Bà con trong làng thích đến nhà

Kim chơi vừa uống nước vừa ngắm nhìn các hình khảm bàn tán: - Cái mảnh
xà cừ xanh kia làm lá, cái mảnh màu hồng làm hoa có đẹp hơn khơng hoặc cái
mảnh màu tím này đẹp thật nếu khảm con rồng chầu mặt nguyệt thì sẽ rất nổi.
Bà con đi đâu thấy có mảnh xà cừ nào đẹp cũng mang về cho Kim. Đồ khảm
trai của Kim ngày một trau chuốt óng ả, màu sắc phong phú. Kim cò khảm
trai cho đồ gỗ của nhiều bà con trong xóm. Làng Thuân Nghĩa nổi tiếng là
làng chơi đồ khảm. Tin đến tai quan Trấn thủ Thanh Hóa, Quan kéo quân về
Thuận Nghĩa, vào nhà Nguyễn Kim, Quan lóa cả mắt, nhìn cái gì cũng thấy
khảm trai quan muốn cướp hết, ra lệnh trói Kim và kết tội :- Nhà vua đã cấm
làm nhà chữ công, cấm chạm trổ tứ linh, tứ quý nhà người lộng hành, khảm
chạm rồng phượng đầy nhà. Tội đáng chém đầu. Quan Trấn thủ ra lệnh dỡ
nhà, đem tất cả cột nhà, bàn ghế và các đồ gỗ có khảm trai về dinh làm tang
chứng. Nguyễn Kim kêu oan cuối cùng Quan tha cho Kim tội chết, khơng bắt
giải lên tỉnh, cịn bao nhiêu đị khảm quan lấy hết. Sợ quan còn kiếm chuyện
13


lôi thôi, Kim bỏ làng mang theo vợ con ra Bắc, đến làng Chuôn Ngọ sinh
sống bằng nghề chạm khảm. Kim truyền nghề cho dân làng Chuôn, sau khi
ông mất nhiều người thợ khảm ra Thăng Long làm ăn và lập ra phố hàng
Khay hiện nay. Và để tưởng nhớ công ơn ông, người ta lập đền thờ ở làng
Cựu Lâu, tôn ông làm tổ nghề khảm. Làng Cựu Lâu sau bị thực dân Pháp phá
bỏ để lập phố Tràng Tiền, đền thờ cũng khơng cịn.
Về làng Chn Ngọ, sự tích ơng tổ nghề khảm lại có vài tình tiết khác, ông
Trấn kể rằng:
Cụ tổ năm đời nhà ông húy là Vũ Văn Kim, vì thế gia đình nhà ơng vẫn
kiêng chữ kim và gọi cái kim là cái khâu. Tuy có vốn Nho học nhưng ngày ấy
chữ chẳng ni sống nổi người, cụ tổ lang thang khắp nơi sống bằng nghề mò
cua bắt ốc, sau theo thầy địa lý ngao du sơn thủy. Đi theo thầy địa lý cũng
không đủ ăn, cụ tổ lên Thụy Ứng ( Thường Tín ) làm lược. cụ nghĩ ra cách

làm lược cài búi tóc có cẩn thêm một mảnh vỏ trai màu biếc, trông rất đẹp.
Khảm ở lược rồi cụ chuyển sang khảm ở khay, ở hộp. Từ đó thành ra có nghề
khảm. Đến đời con cụ Kim là cụ Ngân thì gia đình rời lên Hà Nội. Nhiều
người biết nghề khảm cũng kéo ra Hà Nội cùng ở một phố, làm cùng một
nghề, lập ra phố Hàng Khay.
Theo ông Trấn chuyện ông tổ nghề khảm khơng có chi tiết ơng quan trấn
thủ áp bức.
Trương Công Thành, Nguyễn Kim, Vũ Văn Kim ai là ơng tổ nghề, có lẽ cả
ba đều là tổ nghề của địa phương với tư cách là người đã có cơng phổ biến,
cải tiến nghề nghiệp. Sử sách cịn ghi rõ nghề khảm ở Việt Nam đã có từ lâu
đời, trước cả thời Lý. Trong thời kỳ Bắc thuộc, khoảng từ thế kỷ III đến thế
kỷ V đồ khảm xà cừ của ta đã có tiếng. Những loại khay, cơi trầu khảm xà cừ
đều được sử sách Trung Hoa khen là báu vật.

14


Một vài tư liệu tuy còn nghèo nàn nhưng cũng cho phép chúng ta khẳng
định: nghề khảm trai là một nghề cổ truyền lâu đời của dân tộc ta, muộn nhất
cũng phải từ thế kỷ V. Riêng với Chuôn Ngọ có thể cho rằng người đầu tiên
đem nghề khảm trai về dạy cho dân làng là tổ sư Trương Công Thành rồi sau
đó các vị hậu sư Nguyễn Kim hay Vũ Văn Kim đã phát triển nghề ngày một
thịnh vượng, sản phẩm ngày một tinh xảo khiến khảm trai Chuôn Ngọ nổi
tiếng xa gần và trở thành một nghề thủ cơng truyền thống độc đáo được khách
hàng trong và ngồi nước ưa chuộng.
Quá trình phát triển nghề khảm trai, khảm sơn mài Chuôn Ngọ
Trải qua bao nhiêu đời , người làng Ngọ biết mài mỏng trai ốc, biết làm ra
cưa dũa và dao tách để dùng. Rồi nghề ngày càng tinh xảo, khay hộp khảm,
tranh khảm và nhiều mặt hàng khảm khác ra đời. nghề khảm ngày càng phát
triển. nhiều nghệ nhân Ngọ đã được triệu vào kinh thành Huế để làm hàng

khảm cho nhà vua. Họ Nguyễn ở xóm Thượng có cụ Lý Mục được vua ban
triện ngà. Triện này được cụ Nguyễn Đẩu giữ dân Pháp ném bom vào làng
mới bị mất.
Đến cuối đời nhà Nguyễn (1920–1945) thì nghề khảm nổi tiếng với ngành
khảm truyền thần, theo những người già kể lại người dầu tiên vẽ ảnh truyền
thần lên vỏ xác khảm trên nền đồng là Bát Nhượng vẽ ảnh vua Thành Thái để
quan chức Bắc dâng vua khi vua ra dự lễ khánh thành cầu Long Biên 1902.
Trước năm 1945, sản phẩm chủ yếu cuẩ nghề khảm thường dùng trong
đình chùa miếu mạo hoặc dùng trong cung vua phủ chúa. Các tầng lớp trung
thượng lưu cũng thường dùng nhưng số lượng cũng chẳng được là bao. Vì
vậy bên cạnh mặt tích cực là thúc đẩy người thợ chiếm lĩnh đỉnh cao tinh hoa
nghề nghiệp để có được sự tín nhiệm và việc làm thì thị trường chật hẹp lúc
đó đã đẩy khơng ít người thợ khảm vào tình trạng khó khăn, phải bỏ nghề
hoặc tìm kiếm một nghề khác.

15


Sau này, vào giai đoạn chiến tranh ác liệt trong cả nước, nghề khảm cũng
gặp những bước gian truân không kém. Rất nhiều thợ giỏi đã nhập ngũ tham
gia chiến đấu trên khắp các chiến trường, một số anh dũng hy sinh. Thị trường
tiêu thụ bị hẹp đến mức có những nghệ nhân bàn tay vàng cũng phải quay lại
với nghề tổ xưa nhất của làng là câu cá. Hầu hết thợ khảm trong thôn đã phải
chuyển sang sản xuất kim máy khâu, lược sừng và các mặt hàng lưu niệm làm
từ chất liệu xác máy bay Mỹ bị bắn rơi.
Noi gương tổ tiên đã từng vượt mọi gian khổ hy sinh, các thế hệ thợ khảm
nối tiếp nhau sáng tạo và tìm đường phát triển cho nghề khảm.
Thời kỳ tiếp theo là thời kỳ Hợp Tác Xã thủ công chuyên nghiệp. cho đến
hôm nay ở thôn Ngọ, HTX sơn khảm Ngọ-Hạ đã và đang góp phần đáng kể
trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương, mơ hình kiểu mẫu

về sự kết hợp sản xuất và đào tạo. Từ những năm 1960, nhờ những sản phẩm
thủ cơng mỹ nghệ, bao tinh hoa, trí tuệ dân làng Chuôn Ngọ kết tinh trong
từng lọ hoa, chiếc lược, bức tranh sơn mài đã đi khắp Liên Xô, Đông Âu.
Thời kỳ những năm 1980 làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ khơng có đủ người
làm, sản phẩm có bao nhiêu hết bấy nhiêu. Khi Đông Âu sụp đổ, những năm
2000 thị trường cạnh tranh quyết liệt, hàng thật hàng giả lẫn lộn, làng nghề có
nhiều cơn lao đao, khốn khó. Bà Vui- chủ nhiệm HTX cho biết: bao thợ giỏi
đã bỏ đi lập nghiệp khắp nước. Song cái nghề này không bao giờ chết nếu vẫn
cịn có người có tâm với nghề tổ đã tồn tại cả nghìn năm lịch sử. Vì thế, sau
nhiều thăng trầm cùng những người thợ khảm của làng nghề, hiện nay HTX
sơn khảm Ngọ -Hạ đã trở thành điển hình tiên tiến trong Hiệp hội làng nghề
truyền thống: biết cách quảng bá sản phẩm, có doanh thu hàng năm hàng tỉ
đồng, duy trì đời sống cho khoảng 50-100 xã viên có thu nhập ổn định.
Đặc biệt, ba mươi năm trở lại đây do nhu cầu của thị trường, nghề khảm
trai phát triển mạnh, cung cấp cho thi trường trong và ngoài nước với ca các

16


sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo hiếm nơi nào có được. Sản phẩm khảm
trai, khảm sơn mài của Chuôn Ngọ hơn hẳn các sản phẩm khảm trai nơi khác,
kể cả Đồng Kị nhờ đường nét tinh xảo có hồn.
Tổ chức sản xuất
Với dân số khoảng hơn 1000 người, các gia đình ở thơn Ngọ chủ yếu làm
nghề khảm, chiếm tới hơn 95% số hộ dân. Một số ít là các gia đình khơng có
con trai thi làm nơng nghiệp, và một phần không đáng kể là tiểu thương.
Những người thợ hành nghề theo quy mơ từng gia đình hoặc từng nhóm thợ
gồm thợ cưa, thợ đục, thợ mài, thợ mài, thợ tỉa ...Ngồi những gia đình có
xưởng sản xuất lớn như nhà cô Vui, nhà anh Khoa, anh Ảnh, anh Luật, chú
Thái... thì ở làng Ngọ cịn có HTX thủ công Ngọ- Hạ( Ngọ- Hạ là tên ghép từ

thôn Chuôn Ngọ và thôn Hạ). Hiện nay, HTX nằm ở vị trí giữa của thơn Ngọ
với diện tích khoảng 1 mẫu Bắc Bộ gồm 3 khu: khu xưởng sản xuất, khu
xưởng dạy nghề và khu trưng bày. HTX được thành lập từ những năm 1960
đến nay đã hoạt động được 45 năm. Từ khi xóa bỏ bao cấp và chuyển đổi cơ
cấu theo luật năm 1998 đến nay, HTX là sự đóng góp cổ phần của 36 xã viên
và hơn 100 lao động. Những người làm việc tại xưởng của HTX có độ tuổi từ
25-60 trong đó nữ chiếm tới 80% độ tuổi 25-40 chiếm đa số. thời gian gần
đây HTX tiến hành đóng bảo hiểm cho người lao động tuổi từ 25-45. Tại
xưởng của HTX, các xã viên làm việc 8 giờ một ngày theo cơng nhật, lương
bình quân của thợ lâu năm khoảng 2 triêu đồng/ tháng, thợ mới ra nghề lưởng
vào khoảng 800 ngàn đồng/ tháng. Làng Ngọ từ trước tới nay chủ yếu làm
khảm trai ốc nhưng tại HTX do nhu cầu của khách hangfneen từ lâu đã có
thêm sản phẩm sơn mài khảm. Tại phịng trưng bày của HTX du khách có cơ
hội tận mắt chiêm ngưỡng những sản phẩm độc đáo tinh xảo do chính bàn tay
những người thợ ở đây tạo nên.
Truyền nghề và học nghề
“Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” là một tôn chỉ cho sự hiếu học trong làng.
Vinh quang cũng đã đến với nhiều thế hệ nghệ nhân do năng khiếu bẩm sinh
17


cùng với bàn tay được rèn luyện từ sự lao động cần cù, biết thừa kế và phát
huy tài năng sáng tạo.
Vẻ đẹp riêng của truyền thống làng nghề còn thể hiện rõ nét trong việc
truyền nghề và học nghề. Lệ làng không cấm các nghệ nhân hay con gái đi lấy
chồng xa truyền nghề cho nơi khác.
Ở trường Mỹ Nghệ Trung Ương, các nghệ nhân Nguyễn Văn Tố, Nguyễn
Văn Nhiêm, Nguyễn Văn Thơm... đã từng mang hết tài năng dạy cho các giáo
sinh nghề khảm. Còn ở trường Mỹ Nghệ Hà Tây, ơng Nguyễn Thuyết Trình
mặc dù trong 30 năm liên tục kể những lúc giữ cương vị cao nhất trong nhà

trường cũng vẫn cùng các nghệ nhân và thợ lành nghề của thôn Ngọ tham gia
hoạt động đào tạo các giáo sinh, thợ thủ công lành nghề tong nước và quốc tế.
Trong số 80000 người được đào tạo ở đây có đến 40%là thuộc các ngành như
khảm trai, khảm sơn mài, chạm mộc mỹ nghệ.
Ở HTX thủ công Ngọ- Hạ, bà Nguyễn thị Vui dã tổ chức rất nhiều lớp đào
tạo nghề cho con em các gia đình có cơng với cách mạng, thương binh liệt sĩ
và những lớp dạy nghề cho các cháu có hồn cảnh đặc biệt. Được sự hỗ trợ từ
chương trình Tầm nhìn thế giới của LHQ, bà Vui cùng các cộng sự đã đi về
các làng quê tìm hiểu và nhận đỡ đầu cho trẻ khuyết tật thanh thiếu niên gia
đình chính sách, hộ nghèo đưa các cháu về nuôi ăn, dạy nghề tại HTX. Thời
gian đầu mỗi năm HTX nhận khoảng 50-60 cháu, biết tiếng số trẻ khuyết tật
xin học ngày một đông., Đặc biệt từ 2003-2006 với sự hỗ trợ của Bộ LĐTBXH và một tổ chức phi chính phủ Maryknoll đầu tư cho xưởng dạy nghề miễn
phí với số tiền đầu tư cho mỗi học sinh là 11 triêu đồng/1 khóa học. Dự án
này được thực hiện theo 3 pha: năm 2003 thực hiện pha 1 với một lớp học 50
học viên, nam 2004 và năm 2005 thực hiện pha 2, pha 3 cũng với mỗi lớp 50
em. Ngoài số tiền mặt 11 triệu đồng, tổ chức Maryknoll còn tài trợ cho các
em 8 xe đạp cho lớp thứ nhất, 9 xe cho lớp thứ 2. Năm 2005 được cấp kinh

18


phí, HTX đã đầu tư xây mới 1 phịng trưng bày và bán sản phẩm, 4 phòng
học, 1 phòng ăn cà tiếp tục khai giảng 1 lớp học nghề 100 học sinh trong đó
50 em khuyết tật, 50 người có hồn cảnh khó khăn độ tuổi 13-35. Sau khi tốt
nghiệp có đến 90% học viên của lớp đã được giữ lại làm thợ ở xưởng, ở làng
hoặc được gửi đi làm tại xưởng nghề chạm khảm của các tỉnh Bắc Ninh, Nam
Định, Hải Phòng, Hưng Yên, TP HCM... Với các mức lương thấp nhất 800
nghìn đồng/ tháng ngày 3 bữa ăn chủ ni cũng có người lương tới 1,5 triệu
đến 2 triệu đồng/ tháng.
Doanh thu hàng năm của Chuôn Ngọ gần 40 tỉ đồng/năm. Trong đó doanh

thu của nghề khảm chiếm 80-85 %. Thu nhập bình quân đầu người 6 triệu
đồng/năm. Có gia đình thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm. Tuy nhiên nguồn
thu này chủ yếu từ việc bán các sản phẩm khảm trai, khảm sơn mài chứ doanh
thu từ du lịch từ các dịch vụ kể trên hầu như khơng có.
Thơn Ngọ đã được UBND tỉnh Hà Tây cũ công nhận “Làng nghề công
nghiệp tiểu thủ công” theo quyết định số 351/QĐ- CB ngày 27/3/2001. Di tích
Đền thờ ơng tổ nghề khảm trai Trương Công Thành được công nhận là di tích
lịch sử văn hóa quốc gia theo quyết định số 460/QĐ/BT ngày 18/3/1966 của
Bộ VHTT.

19


Chương 2
GIÁ TRỊ CỦA LÀNG NGHỀ KHẢM TRAI
ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Sản phẩm du lịch làng nghề được hình thành dựa trên mối liên hệ giữa ba
đối tượng: làng nghề truyền thống – chủ thể cung ứng sản phẩm du lịch – đối
tượng sử dụng sản phẩm du lịch làng nghề. Vì vậy, du lịch làng nghề mang ý
nghĩa tổng hợp của ba chủ thể trên.
Đứng trên phương diện người cung ứng thì đó là một q trình xây dựng
sản phẩm du lịch từ những yếu tố thuộc về làng nghề có khả năng đáp ứng
được nhu cầu của người tiêu dùng, các yếu tố đó bao gồm: yếu tố văn hóa (
vật thể- phi vật thể ) yếu tố mơi trường, nhân lực kết hợp vói năng lực để tổ
chức để hình thành sản phẩm du lịch làng nghề, bán và thực hiện chương trình
du lịch nhằm mục đích thu lợi nhuận. Đối cung ứng sản phẩm du lich không
trực tiếp tham gia sử dụng dịch vụ du lịch làng nghề mà chỉ là người sản xuất
và tổ chức tiêu thụ sản phẩm thông qua năng lực sản xuất và các nguồn lực
làng nghề với mục đích đạt được tối đa các mục tiêu kinh tế.
Người sử dụng các sản phẩm làng nghề ( khách du lịch ) trực tiếp tiêu thụ

các sản phẩm du lịch với các giá trị văn hóa – tự nhiên – kinh tế - tại các làng
nghề nhằm mục đích hồi phục sức khỏe và nâng cao tại chỗ các đối tượng
làng nghề. Đối tượng này đóng vai trị là cầu du lịch tham gia hoạt động du
lịch để thỏa mãn các nhu cầu, động cơ cá nhân và mang lại lợi ích kinh tế cho
điểm tham quan du lịch.
Làng nghề truyền thống: đóng vai trị là nguồn tài ngun du lịch nhân
văn, là nơi tiến hành, thực hiện sản phẩm du lịch, thỏa mãn nhu cầu của khách
du lịch thông qua việc cung ứng các sản phẩm hữu hình và vơ hình nhằm đem
lại lợi ích kinh tế cho làng nghề và đáp ứng các mục tiêu xã hội khác.

20


Ta có thể đưa ra khái niệm về du lịch làng nghề như sau: Du lịch làng
nghề thuộc loại hình du lịch văn hóa khai thác các giá trị văn hóa vật thể và
phi vật thể, các sản phẩm thủ công truyền thống của làng nghề như một đối
tượng tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ cho nhu cầu vui chơi giải trí,
nghiên cứu tìm hiểu, tham quan của khách du lịch, mang lại lợi ích kinh tế
cho địa phương và đát nước thông qua việc xuất khẩu tại chỗ các mặt hàng
thủ cơng truyền thống góp phần tơn vinh, bảo tồn các giá tri văn hóa truyền
thống của làng nghề.
Cơ sở để phát triển du lịch làng nghề
- Giá trị văn hóa của làng nghề: suốt q trình lịch sử dân tộc, cây lúa
nước và người nông dân cùng cơ cấu tổ chức làng xã là những nhân tố hết sức
thân thuộc có thể lột tả được hết nguồn gốc văn minh, văn hóa của dân tộc
Việt Nam. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nông thôn vẫn là nơi lưu giữ
những giá trị văn hóa của người Việt. Mặc dù ngày nay nền kinh tế thị trường
đã len lỏi vào mọi lĩnh vực của đất nước, quá trình CNH-HĐH diễn ra từng
ngày nhưng các làng quê với tổ chức xã hội luôn chặt chẽ, với Hương ước,
với các nghi lễ nông nghiệp và quan hệ huyết tộc láng giềng vẫn là nơi lưu

giữ những nét văn hóa truyền thống đậm nét của dân tộc Việt Nam. Đối với
khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa từ các thành phố lớn nếu muốn
tiến hành một chuyến đi khám phá, tìm hiểu sâu về văn hóa Việt Nam thì
nơng thơn đặc biệt là các làng nghề thủ công truyền thống là nơi lý tưởng để
lựa chọn làm điểm tham quan du lịch. Hệ thống di tích tín ngưỡng – tơn giáovăn hóa của nước ta có một vị thế rất lớn trong nguồn tài nguyên du lịch nhân
văn, đặc biệt các cơng trình này đa phần nằm tại khu vực nông thôn. Tại các
làng nghề có bề dày lịch sử ln có mặt nhà thờ tổ nghề, cây đa, bến nước,
sân đình... gắn liền với các truyền thuyết tổ nghề, với Thành hoàng làng, các
di sản Hán- Nôm, sắc phong gia phả... tạo nên sức hút văn hóa rất riêng đối

21


với những du khách muốn tìm hiểu về tín ngưỡng tôn giáo và các tập tục dân
gian.
- Sự hỗ trợ của ngành du lịch đối với hoạt động sản xuất tiêu thụ sản phẩm
thủ công truyền thống và bản thân các sản phẩm làng nghề đã đánh giá cao
với vai trị là đồ lưu niệm và hàng thủ cơng mỹ nghệ cho các điểm du lịch.
Việc bày bán các sản phẩm này tại các điểm du lịch khác hoặc tại chính các
làng nghề khơng chỉ mang ý nghĩa là bán “ giá trị sử dụng” mà còn là bán “
giá trị tinh thần” kết tinh trong sản phẩm đó cho du khách. Tại các điểm du
lịch, sản phẩm thủ công mỹ nghệ ln có giá bán cao hơn so với bán các mặt
hàng này trên thị trường thông thường, vừa thu được lợi nhuận cao hơn, người
sản xuất hàng thủ cơng thì khơng phải bỏ ra chi phí vận chuyển, quảng cáo.
Phát triển du lịch làng nghề truyền thống không những mang lại lợi ích kinh
tế cho ngành du lịch mà cịn thúc đẩy q trình sản xuất tiêu thụ, xuất khẩu tại
chõ các sản phẩm thủ công mỹ nghệ
- Mơi trường nơng thơn trong lành với các hình thức giải trí thơn dã rất
thuận lợi để xây dựng các dịch vụ giải trí khác như: câu cá, dã ngoại, cắm trại,
điền dã, tham gia sản xuất nông nghiệp- thủ công với nhân dân địa phương,

thưởng thức ẩm thực thôn dã... Có thể nói, các khách du lịch đến thơn dã là sự
lựa chọn hợp lý để thốt khỏi mơi trường sống quen thuộc và nhịp sống căng
thẳng thường nhật ở thành thị.
- Kỹ thuật, quy trình sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ: sản phẩm
thủ công là sự kết tinh các giá trị tổng hợp như tính thẩm mỹ, nghệ thuật tạo
hình kiểu dáng và kỹ thuật chế tác sản phẩm được lưu truyền, sáng tạo và tích
lũy từ đời này sang đời khác mỗi dân tộc mỗi địa phương lại có những nét văn
hóa khác nhau rất riêng biệt dẫn đến sự khác nhau về quy trình kỹ thuật sản
xuất và sản phẩm. Vì vậy, đối với du khách được tận mắt chứng kiến, tìm hiểu

22


các quy trình sản xuất thủ cơng mỹ nghệ tại các làng nghề là một hoạt động
rất hấp dẫn bổ ích.
Tóm lại du lịch làng nghề là một trong những loại hình du lịch văn hóa rất
được ưa chuộng đối với thị trường khách du lịch đến từ các nước phát triển
đặc biệt là từ các quốc gia phương Tây nơi mà hầu như khơng cịn tồn tại
những phương thức sản xuất thủ công mà các sản phẩm chủ yếu được sản
xuất theo dây chuyền có hình dáng, chất liệu và kỹ thuật sản xuất giống nhau.
Đối với thị trường khách này họ luôn coi trọng những đồ làm bằng tay và
đánh giá cao tính độc nhất của sản phẩm. Hơn thế nữa trên thế giới và trong
khu vực nhu cầu thị trường về loại hình du lịch văn hóa đến với làng quê ngày
tăng cao và thu hút số lượng lớn các công ty du lịch tham gia kinh doanh loại
hình du lịch này. Theo thống kê, lượng du khách chọn loại hình du lịch văn
hóa làng nghề chiếm tới 60% trong tổng số 800 triệu du khách trên tồn thế
giới.
Du lịch làng nghề thủ đơ Hà Nội
Hà nội đã mở rộng diện tích lớn gấp hơn ba lần so với trước, và sở hữu tới
1/5 tổng số làng nghề của cả nước. Hơn 1000 làng nghề, trong đó có 300 làng

nghề được cơng nhận là làng nghề truyền thống. Trong đó gần ¼ là những
làng nghề lâu đời trên 100 năm tuổi với đậm đặc các giá trị văn hóa lịch sử.
Đó là một nguồn tài nguyên du lịch dồi dào hơn nữa lại có thể sử dụng khai
thác ở hai hình thức: du lịch thương mại và du lịch nhân văn. Cả hai hình thức
này đều thu hút khách ngoại địa đặc biệt là khách Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản,
Hàn Quốc.
Trong quá trình phát triển làng nghề, từ đòi hỏi thực tiễn cơ sở hạ tầng
phục vụ du lịch, nhiều cơng trình văn hóa xã hội được xây mới cải tạo, các di
tích lịch sử văn hóa cũng được quan tâm trùng tu tạo tiền đề cho hoạt động du
lịch làng nghề.

23


Nhằm khai thác tiềm năng du lịch, dịch vụ của các làng nghề truyền thống,
Hà Nội đã xây dựng chương trình phát triển du lịch làng nghề với định hướng
đến năm 2010 chỉ tiêu phát triển du lịch sẽ đạt 4-5 triệu lượt khách trong đó
khách quốc tế chiếm khoảng 5-10%. Với tốc độ tăng bình quân 10%, Thành
phố định hướng xây dựng một trung tâm dịch vụ du lịch làng nghề truyền
thống đầu tư phát triển ba làng nghề thành các điểm du lịch: nghề tạc tượng
Sơn Đồng, nghề khảm trai Chuyên Mỹ, làng nghề mây tre đan Phú Vinh.
Có thể khẳng định tiềm năng du lịch làng nghề của Hà Nội là rất lớn và
việc khai thác những tiềm năng phát huy nội lực của làng nghề sẽ tạo ra
“món ăn lạ” với du khách trong và ngồi nước . Thời gian qua, Hà Nội đã đưa
vào khai thác tour du lịch tham quan các làng nghề song nhìn chung khách đi
tour này cịn q ít. Theo đánh giá, hiện nay việc phát triển các tour du lịch
làng nghề trên địa bàn Thủ đơ cịn nhiều khó khăn, nhất là vấn đề cơ sở hạ
tầng giao thông.
Để hỗ trợ các làng nghề phát triển mạnh, nhanh và bền vững nhất là khai
thác tiềm năng du lịch, dịch vụ, trong năm 2009, sở Công thương Hà Nội đã

thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề điển hình như
thực hiện đánh giá thực trạng mơi trường làng nghề lưu vực sông Nhuệ, sông
Đáy. Tổ chức thu thập thông tin về các làng nghề để xuất bản sách và sản xuất
phim giới thiệu về làng nghề. Đặc biệt từ nguồn kinh phí khuyến cơng quốc
gia và khuyến công địa phương, Trung tâm khuyến công Hà Nội tổ chức 45
lớp đào tạo truyền nghề, nhân cấy nghề mây tre đan, thêu ren, sơn mài, dệt
khăn, điêu khắc... cho2250 học viên; triển khai 7 chương trình lớn tập trung
vào công tác truyền nghề, hỗ trợ đổi mới công nghệ tại các làng nghề, nâng
cao kỹ năng quản trị cho các chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, tổ chức cho
doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm làng nghề nhằm
quảng bá và xúc tiến đầu tư, liên kết kinh doanh, hợp tác sản xuất giữa vùng,

24


địa phương, tạo tiền đề quan trọng để các làng nghề bảo tồn, phát triển các giá
trị văn hóa ngày càng hiệu quả.
Trên cơ sở đề xuất của Tổng cục du lịch, nhóm chuyên gia tư vấn đã tiến
hành khảo sát 9 làng nghề có tiềm năng du lịch và khả năng tổ chức tour trong
ngày từ hà Nội gồm: làng gốm Bát Tràng, làng tranh Đông Hồ, làng lụa Vạn
Phúc, làng chạm đá Ninh Vân, làng thêu ren Văn Lâm (Ninh Bình), làng
khảm trai Chun Mỹ, làng nón Chng và mây tre đan Phú Vinh, làng chạm
gỗ Đông Dao ở Hải Dương. Trong chuyến khảo sát tại 9 làng nghề trên, nhóm
chuyên gia đã tiến hành đánh giá tiềm năng của làng nghề theo các tiêu chí: vị
trí, cơ sở hạ tầng, phương pháp sản xuất, chất lượng sản phẩm, lịch sử phát
triển làng nghề... bởi vì khách du lịch thường quan tâm, đánh giá và trả giá
cao cho các sản phẩm thủ công mang các giá trị truyền thống.
2.1 Quy trình sản xuất sản phẩm khảm trai Chn Ngọ
2.1.1 Một số cơng cụ chính dùng trong nghề
Để có được những sản phẩm khảm trai và khảm sơn mài việc khởi đầu của

người thợ khảm là sáng tạo ra những cơng cụ sản xuất thích hợp. Qua thời
gian và kinh nghiệm, họ đã hoàn thiện cả một bộ đồ nghề rất hữu dụng và độc
đáo. Để chế tác các loại sản phẩm khác nhau thực tế buộc người thợ phải tự
tìn tịi để thực hiện những cơng đoạn nghiêm ngặt, phức tạp tỉ mỉ. Quá trình
này chia ra thành từng giai đoạn. Để dễ dàng nắm bắt quá trình cơng nghệ đó,
ta phân những cơng cụ sản xuất của những người thợ khảm thành những bước
sản xuất riêng biệt. Những công cụ dùng để cắt gọt các loại họa tiết trai ốc thì
có:
- Cưa nhỏ hay cịn gọi là cưa mỹ nghệ, lưỡi cưa dài chừng 20 cm
và mặt rộng của lưỡi cưa khoảng từ 0,5-2,5 cm, dày tùy thuộc vào các
đường nét của họa tiết mà người thợ lựa chọn độ lớn của lưỡi cưa cho
phù hợp.

25


×