Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Tìm hiểu hoạt động du lịch tại xứ đạo bùi chu xuân trường nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 83 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA VĂN HÓA DU LỊCH
---------------------------------f

TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
TẠI XỨ ĐẠO BÙI CHU
[XUÂN TRƯỜNG, NAM ĐỊNH]

Giáo viên hướng dẫn: TS. Dương Văn Sáu
Sinh viên: Nguyễn Thị Dạ Thảo
Lớp: VHDL16C
Niên khóa: 2008-2012

Hà Nội - 2012


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này, ngồi sự cố gắng của bản thân, em đã nhận
được sự giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Em xin bày tỏ lịng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc tới thầy giáp TS
Dương Văn Sáu, trường Đại Học Văn Học Văn Hóa Hà Nội, người đã ln
tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ em hồn thành luận văn này.
Em xin bày tỏ lịng biết ơn tới các thầy cơ trong khoa Văn Hóa Du Lịch
đã tạo điều kiền thuận lợi nhất cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, em cịn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
Viện Nghiên cứ phát triển Du lịch, Sở Văn hóa Thể Thao và Du Lịch tỉnh
Nam Định, một số tu sỹ xứ đạo Bùi Chu.

Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Thị Dạ Thảo




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……………………………………………………………..…………...4
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................5
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài .......................................................................6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................7
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................7
5. Bố cục của đề tài .............................................................................................7
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ XỨ ĐẠO BÙI CHU .........................................8
1.1. Quá trình hình thành và phát triển công giáo trên thế giới và ở Việt
Nam ....................................................................................................................8
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển cơng giáo trên thế giới.....................8
1.1.2. Q trình du nhập và phát triển cơng giáo tại Việt Nam ........................9
1.2. Quá trình hình thành của xứ đạo Bùi Chu .............................................12
1.3. Vị thế của xứ đạo Bùi Chu đối với tỉnh Nam Định .................................22
1.3.1. Đối với đời sống văn hóa – xã hội ở Nam Định....................................22
1.3.2. Đối với sự phát triển du lịch Nam Định................................................25
Tiểu kết chương 1............................................................................................26
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở XỨ ĐẠO BÙI
CHU .................................................................................................................27
2.1. Những tiềm năng du lịch cơ bản của huyện Xuân Trường......................27
2.1.1. Tiềm năng sinh thái tự nhiên ................................................................27
2.1.2. Tiềm năng sinh thái nhân văn...............................................................28
2.2. Thực trạng hoạt động du lịch tại xứ đạo Bùi Chu ..................................30
2.2.1. Thực trạng cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch............................30
2.2.2. Thực trạng nguồn nhân lực và công tác quản lý...................................35
2.2.3. Thực trạng khai thác các giá trị của quần thể Nhà thờ Bùi Chu...........37
2.2.3. Tác động, ảnh hưởng của hoạt động du lịch tại xứ đạo Bùi Chu ..........41



Tiểu kết chương 2............................................................................................44
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG XỨ ĐẠO BÙI CHU
THÀNH ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN CỦA TỈNH NAM ĐỊNH ..................45
3.1. Triển vọng phát triển du lịch ở quần thể nhà thờ Bùi Chu....................45
3.1.1. Giá trị văn hóa – lịch sử của xứ đạo Bùi Chu là tiền đề quan trọng để
phát triển du lịch............................................................................................45
3.1.2. Những giá trị văn hóa độc đáo của nhà thờ xứ đạo Bùi Chu là yếu tố
tạo nên sự hấp dẫn du khách trong du lịch văn hóa .......................................46
3.2. Định hướng phát triển du lịch ở quần thể Nhà thờ Bùi chu của du
lịch Nam Định..................................................................................................47
3.3. Một số giải pháp để xây dựng quần thể nhà thờ Bùi Chu thành điểm
du lịch hấp dẫn của Nam Định .......................................................................49
3.3.1. Sự đồng thuận của các bên liên quan ...................................................49
3.3.2. Nâng cao công tác tổ chức quản lý.......................................................49
3.3.3. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật hạ tầng du lịch và các dịch
vụ bổ sung......................................................................................................51
3.3.4. Đào tạo và tái đào tạo, sử dụng và củng cố nguồn nhân lực ................58
3.3.5. Xây dựng chiến lược Marketing chuyên nghiệp....................................60
3.3.6. Xây dựng các chương trình du lịch hấp dẫn từ quần thể nhà thờ Bùi
Chu ................................................................................................................66
KẾT LUẬN......................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống
xã hội và phát triển với tốc độ ngày càng nhanh trên phạm vi toàn thế giới.

Du lịch phát triển kéo theo sự phát triển của một loạt ngành khác như: vận tải,
bưu điện, thương nghiệp, tài chính, dịch vụ phục vụ nhu cầu giải trí, hoạt
động văn hóa thể thao, các hoạt động phục vụ sinh hoạt cá nhân…. Du lịch
cịn có tác dụng tăng cường các mối quan hệ xã hội, tình hữu nghị và sự hiểu
biết lẫn nhau giữa các dân tộc, giữa các quốc gia.
Việt Nam với sự phong phú, đa dạng về địa hình, khí hậu, sơng ngịi,
sinh vật…. tạo nên cảnh quan kì thú vừa là điều kiện thuận lợi cho việc phát
triển kinh tế du lịch để quảng bá cho hình ảnh đất nước, con người Việt Nam;
vừa đóng góp vào nền kinh tế quốc dân. Quan điểm của Chiến lược phát triển
du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 là Phát triển du lịch
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong
cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển du
lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng
phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương
hiệu và khả năng cạnh tranh. Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch
quốc tế; chú trọng du lịch quốc tế đến; tăng cường quản lý du lịch ra nước
ngoài. Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các
giá trị văn hố dân tộc; gìn giữ cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đẩm an
ninh, quốc phịng, trật tự an tồn xã hội. Đẩy mạnh xã hội hoá, huy động mọi
nguồn lực cả trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối
đa tiềm năng, lợi thế quốc gia về yếu tố tự nhiên và văn hoá dân tộc, thế mạnh
đặc trưng các vùng, miền trong cả nước; tăng cường liên kết phát triển du lịch.


Mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam là đến năm 2020,
Du lịch Việt Nam cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chun
nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm
du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa
dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực. Phấn đấu đến năm 2030,
Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển.”.1

Trong những năm gần đây, loại hình du lịch tơn giáo đang ngày được
chú trọng trong tâm thức không chỉ của tất cả mọi người. Bên cạnh Phật giáo
thì Thiên chúa giáo cũng là một tôn giáo lớn không chỉ ở Việt Nam và còn ở
khắp nơi trên thế giới đặc biệt là những người Châu Âu. Nam Định được biết
đến là nơi đầu tiên mà đạo Thiên Chúa được truyền bá vào Việt Nam. Nơi đây
vẫn còn giữ được hầu hết những ngôi nhà thờ cổ từ khi mà các cha xứ đến
truyền đạo tại đây. Đặc biệt là nhà thờ Chính tịa Bùi Chu, một nhà thờ đẹp và
nổi tiếng của Nam Định. Nơi đây không chỉ thu hút người dân xứ đạo mà còn
thu hút cả khách du lịch tới thăm và chiêm ngưỡng. Hiện nay xứ đạo Bùi Chu
đang được chính quyền tỉnh Nam Định quan tâm và đầu tư mạnh mẽ. Tuy
nhiên trong thời gian đầu mới đi vào hoạt động, khai thác hiệu quả chưa cao.
Là người con của quê hương Nam Định, em đã chọn đề tài “Tìm hiểu
hoạt động du lịch tại xứ đạo Bùi Chu [Xuân Trường – Nam Định]” làm
đề tài nghiên cứu tốt nghiệp và hy vọng qua đó có thể góp một phần cơng sức
trong việc quảng bá hình ảnh du lịch Nam Định và phát huy giá trị truyền
thống dân tộc, phát triển du lịch tại nơi đây.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Tìm hiểu thực trạng khai thác du lịch tại xứ Đạo Bùi Chu – Xuân Trường
tỉnh Nam Định từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp để phát triển du lịch tại
xứ đạo Bùi Chu nói riêng và du lịch Nam Định nói chung.

1

Nguồn: Quyết định số 2473/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược “Phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm
nhìn 2030”.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát, nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tại
xứ đạo Bùi Chu để xác định đươc những ưu điểm và hạn chế. Từ đó đề xuất

giải pháp và kiến nghị, góp phần bổ sung và hồn thiện những cơ sở lý luận
nhằm phát triển hoạt động du lịch tại xứ đạo một cách hiệu quả. Đề tài tập
trung nghiêm cứu một số vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch tại xứ đạo
Bùi Chu như các vấn đề về chất lượng phục vụ du lịch, cơ sở vật chất du lịch,
đối tượng khách du lịch….. với những tài liệu tham khảo từ thực tế và lý
thuyết.
4. Phương pháp nghiên cứu
Việc lựa chọn đúng và áp dụng một cách khoa học các phương pháp
nghiên cứu sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành cơng của đề tài. Để đề tài
nhanh chóng được hồn thành và đạt được kết quả như mong đợi, cùng lúc
em đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp thu thập tài
liệu qua các sách, báo, tạp chí và các trang web. Đây là phương pháp rất thuận
tiện cho việc nghiên cứu và được rất nhiều sinh viên sử dụng. Nó đem lại
nhiều thơng tin cần thiết mà tính xác thực cao. Bên cạnh đó, em cũng sử dụng
nhiều phương pháp, như: Phương pháp điều tra thực địa; Phương pháp phân
tích và sử lý số liệu; Phương pháp phỏng vấn sâu …
5. Bố cục của đề tài
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục; Khóa luận của
em gồm 3 chương chính:
Chương 1: Khái quát chung về xứ Đạo Bùi Chu
Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch tại xứ Đạo Bùi Chu
Chương 3: Giải pháp phát triển các hoạt động du lịch tại xứ Đạo Bùi Chu


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ XỨ ĐẠO BÙI CHU

1.1. Quá trình hình thành và phát triển cơng giáo trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công giáo trên thế giới
Đạo Gia tô (nguyên thuỷ gọi là đạo Ki tô) ra đời vào thế kỷ I sau công

nguyên tại Palestine thuộc đế quốc La Mã trên cơ sở vừa kế thừa, vừa biến
tướng Do Thái giáo, rồi nó nhanh chóng phát triển thành một tơn giáo độc lập
– tôn giáo của những người bị áp bức. Ban đầu nó bị các chủ nơ La Mã (nhất
là thời hoàng đế Néron) ngăn cản và bức hại.
Đến TK IV, hoàng đế Constantin đệ nhất ra chỉ dụ tha Đạo và công nhận
Kitô giáo là quốc giáo. Hệ thống tổ chức và phẩm chất của giáo hội Công
Giáo bao gồm cơ sở là giáo xứ do Linh mục đứng đầu. Trên Giáo xứ là Giáo
phận do Giám mục cai quản, 1 cấp trực thuộc toà thánh Vatican về mọi
phương diện, mỗi giám mục đều do chính Giáo Hồng bổ nhiệm. Quyền lực
tối cao và tương đối thuộc về Giáo hoàng, Giáo Hoàng do các Hồng Y đoàn
bầu ra và tại vị đến hết đời. Các Hồng y do Giáo Hoàng quyết định tấn phong
cùng với các chức sắc trong giáo triều, họ là những cộng sự viên trực tiếp của
Giáo Hoàng. Thiết chế quan trọng nhất hỗ trợ cho quyền lực của Giáo Hoàng
là giám mục đoàn gồm các giám mục trên thế giới, tiến hành họp định kì để tư
vấn và giải quyết những vấn đề do Giáo Hoàng đưa ra. Mỗi khi đứng trước
những thay đổi quan trọng có tính chất sống cịn liên quan đến đường hướng,
vận mệnh, chính sách của Giáo hội, Giáo Hồng có thể triệu tập cơng đồng
chung- là đại hội nghị gồm tất cả các giám mục trên thế giới.
Từ thế kỷ thứ IX - XI, Kitơ giáo có sự phân hố thành hai dịng: Chính
Thống và Thiên Chúa. Dịng Chính thống phổ biến ở Nga, các nước Trung và
Đông Âu; dịng Thiên Chúa (hay cịn gọi là Gia Tơ) phổ biến ở các nước Tây


Âu: Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý… lấy Rôma làm trung tâm. Đến thế
kỷ XV, XVI, sau thời kỳ cải cách tôn giáo đạo Gia Tô tiếp tục có sự phân hố
thành Anh Giáo và đạo Tin Lành.
Suốt trong 15 thế kỷ kể từ lúc hình thành, Gia tơ giáo có vai trị hết sức
to lớn đối với chế độ phong kiến ở châu Âu trên nhiều phương diện. Từ sau
thế kỷ XV, cùng với những phát kiến địa lý vĩ đại, cộng với việc phát triển kỹ
thuật hàng hải, Gia tô giáo đã được truyền bá mạnh mẽ sang nhiều nước của

các châu lục Mỹ, Úc, Á, Phi. Việt Nam nằm trên ngã ba đường hàng hải
Đông- Tây nên cũng là điểm du nhập Gia tô giáo từ khá sớm (từ năm 1533).
1.1.2. Quá trình du nhập và phát triển công giáo tại Việt Nam
Thực ra, không phải đến khi “con đường gốm sứ”, “con đường gia vị”
hình thành trên biển với hàng đồn thương thuyền Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha,
Ý... ồ ạt giong buồm sang phương Đơng thì Kitơ giáo mới sang theo, mà
trước đó đã lâu, Kitô giáo đã du hành theo “con đường tơ lụa” xuyên lục địa
Á - Âu và đã có mặt tại một số nước Á Đông muộn nhất cũng từ thế kỷ thứ
VII. Năm 635, thời Đường Trinh Quan, Kitô giáo đã xuất hiện ở Trung Hoa
và được gọi là “Cảnh giáo” (theo Lịch sử Giáo đường Hội An (1967) - Tài
liệu lưu tại Giáo đường Hội An) . Từ thế kỷ XIV, trong những năm 1318,
1324, một số giáo sĩ phương Tây đang truyền giáo ở Trung Hoa, trong đó có
Odoric De Pordenone, đã ghé thăm đất Chiêm Thành. Có lẽ lúc bấy giờ Ấn
Độ giáo đã là một tơn giáo chính thống của người Chăm nên khó mà du nhập
một tơn giáo hồn tồn mới mẻ vào với họ. Hơn nữa, lực lượng các nhà
truyền giáo Tây phương hãy cịn q mỏng ở phương Đơng, hoạt động hàng
hải, thương mại chưa phát triển, do đó, các giáo sĩ chưa có nhiều điều kiện để
truyền đạo ở xứ này. Đến đầu thế kỷ XVI, khi kỹ nghệ hàng hải phát triển
thành trào lưu bành trướng sang các thị trường Á Đơng thì đội ngũ các nhà


truyền giáo phương Tây cũng là người đặt chân lên các nước này để thực hiện
có tổ chức những nhiệm vụ tôn giáo của họ.
Ở nước ta, từ thế kỷ XVI thương nhân châu Âu đã thành lập được các
thương điếm của mình ở Phố Hiến (Hưng Yên), Kinh Kỳ (Hà Nội), Hội An
(Quảng Nam)... Đồng thời với hoạt động của thương nhân châu Âu các vị
Thừa sai Kitô giáo cũng bắt đầu việc truyền bá Thánh kinh ở xứ này. Năm
1525, Dòng Tên (Jésuite) phái 21 giáo sĩ đến Đàng Ngồi để truyền bá đạo
Gia tơ vào Việt Nam. Trong thời kỳ đầu khơng được chính quyền địa phương
cho phép, công việc truyền đạo của các giáo sĩ phải hoạt động lén lút trong

nhân dân; hơn nữa do không thơng thạo đường đi lối lại, chưa quen khí hậu và
bất đồng ngôn ngữ nên không được bao lâu các giáo sĩ phải ra đi. Tám năm
sau, vào năm Nguyên Hồ thứ nhất (1533) đời vua Lê Trang Tơng có 1 người
Tây dương tên là Inêkhu (ignatio) đã theo đường biển lẻn vào giảng Đạo ở
các làng Ninh Cường, Quần Anh, Trà Lũ (thuộc Giao Thủy - Nam Định).
Thời gian này để chiếm được thiện cảm của chính quyền địa phương, các giáo
sĩ đã yết kiến và tặng nhiều vật phẩm q như gương có mạ vàng, đồng hồ
Tây cho vua Lê – chúa Trịnh nên được chính quyền địa phương làm ngơ.
Năm 1587, giáo sĩ Ordonez De Cevalles, người Tây Ban Nha, đã làm lễ rửa
tội và đặt tên thánh cho công chúa Mai Hoa (con vua Lê Thế Tông là Flora
Maria). Ngày 19-3-1627, giáo sĩ A.Rhodes cùng với Linh mục Pierre
Marquez đến cửa Bạng (Thanh Hóa) truyền đạo và đã cảm hóa được nhiều tín
đồ; sau đó hai ông có yết kiến Trịnh Tráng, rồi theo chúa Trịnh ra Thăng
Long, chính trong thời gian này hai linh mục (A.Rhodes cùng với Linh mục
Pierre Marquez) đã lập giáo đoàn Đàng Ngoài. Tháng 5 năm 1630, chúa Trịnh
cấm đạo, trục xuất các giáo sĩ, Đắc Lộ trở về Áo Môn.
Ở Đàng Trong, các giáo sĩ Dòng Tên cũng bắt đầu truyền bá đạo Giatô từ
khá sớm: Giáo sĩ Antonio De Faria (Bồ Đào Nha) đến cửa Hàn (Tourane - Đà


Nẵng) năm 1535, các linh mục George De Lamoste (Pháp) và Luis De
Fonseca (Bồ Đào Nha) cũng đến Quảng Nam năm 1586 để thiết lập những cơ
sở phục vụ cho việc truyền giáo ở đây. Mười năm sau (năm 1596), chiến
thuyền Tây Ban Nha đến tiếp lương cho các giáo sĩ ở cửa Hàn, linh mục
Aduazte xin phép tiếp kiến chúa Nguyễn, được chúa hứa cho phép xây dựng
nhà thờ và tự do truyền đạo. Tranh thủ sự ủng hộ của các chúa Nguyễn, ngày
18/01/1615, giáo sĩ Ý Francisco Buzomi cùng với giáo sĩ người Bồ Đào Nha
là Diego Carvalho và hai giáo sĩ Nhật là Joseph và Paulo đến Hội An nhận
nhiệm sở và làm việc ở đây trong một thời gian dài… Có thể nói, kể từ năm
1615 đến 1625, đã có hơn hai mươi giáo sĩ Dịng Tên đến Hội An truyền đạo.

Ông F.Buzomi là người khai sáng Giáo đoàn Thiên Chúa giáo xứ Nam, lãnh
đạo các hoạt động truyền giáo ở Đàng Trong và chủ trì nhà thờ Hội An trong
25 năm liền.
Thời gian này, nhiều giáo sĩ nổi tiếng khác của Dòng Tên cũng đã từng
đến Hội An thực hiện sứ mạng truyền giáo và mang lại những thành công
nhất định. Giáo sĩ Bồ Francisco De Pina được cử đến Hội An - Thanh Chiêm
truyền đạo 8 năm liền (1617 - 1625). Giáo sĩ Ý Christoforo Borri đã đến và
làm việc ở đây từ năm 1618 đến 1621. Giáo sĩ Alexandre De Rhodes đến Hội
An cả thảy 5 lần từ những năm 1624 - 1645 và đã ghi dấu ấn đậm nét không
chỉ đối với người dân phố Hội... Bên cạnh các giáo sĩ phương Tây, các giáo sĩ
Nhật Bản cũng đã từng đến thương cảng quốc tế này thực hiện nhiệm vụ tôn
giáo trong nửa đầu thế kỷ XVII. Đó là các linh mục Joseph (nhậm chức tại
Hội An từ 1615 - 1639) linh mục Pietro Marques (2 lần nhậm chức vào các
năm 1618- 1627 và 1655 - 1663), linh mục Romao Nishi (1622- 1640), linh
mục Mathias Machida (1625), linh mục Miguel Machi (1626 - 1628) và linh
mục Paulo (tên thật là Saitoh Kozaemon, từ 1665). Từ năm 1654, Hội truyền
giáo Pa ri được thành lập, các giáo sĩ người Pháp dần chiếm ưu thế trong việc


truyền giáo ở các nước Á Đông. Trong thời gian này các giáo sĩ người Pháp
tấp lập vào nước ta ở cả Đàng trong cũng như Đàng ngoài truyền đạo và dần
dần thay thế các giáo sĩ người Bồ, Tây Ban Nha...
Đến đầu thế kỷ XIX số lượng giáo dân ở nước ta trở nên đông đảo, theo
thống kê năm 1802 của Giám mục Labartette:
Giáo phận Đơng Đàng Ngồi: có l giám mục, 41 linh mục Việt Nam, 4
thừa sai và 140.000 tín hữu.
Giáo phận Tây Đàng Ngồi: có 1 giám mục, 65 linh mục Việt Nam, 5
thừa sai và 120.000 tín hữu.
Giáo phận Đàng Trong: có 1 giám mục, 65 linh mục Việt Nam, 5 thừa
sai và 60.000 tín hữu.

Như vậy, trong thời gian từ thế kỷ XVI – XIX đạo Giatô đã được truyền
bá vào Việt Nam và cảm hóa được đơng đảo tín đồ. Sự xâm nhập của đạo Gia
tô gắn liền với sự ra đời của chữ Quốc Ngữ, cùng những đóng góp tích cực
đối với đời sống xã hội, văn hố Việt Nam.
1.2. Q trình hình thành của xứ đạo Bùi Chu
Giáo phận Bùi Chu ( tiếng Latin: Dioecesis Buichuensis) là một giáo
phận công giáo Roma tại Việt Nam. Hai giáo phận Bùi Chu – Phát Diệm là
những xứ đạo nổi tiếng ở Việt Nam, gắn với nhiều sự kiện liên quan tới lịch
sử hình thành và phát triển cơng giáo ở nước ta…
Tồn giáo phận Bùi Chu hiện nằm gọn trong tỉnh Nam Định, bao gồm
sáu huyện (Xuân Trường, Hải Hậu, Nam Trực, Trực Ninh, Nghĩa Hưng) và
khu vực xứ Khoái Đồng, thành phố Nam Định, phía Đơng Bắc là giáo phận
Thái Bình, phía Tây Bắc là sông Đào nối sông Hồng với sông Đáy phân ranh
giới với giáo phận Hà Nội, và phía Tây Nam là giáo phận Phát Diệm và phía
Đơng Nam là biển Đơng.
Diện tích 1.350 km2.


Dân cư: tổng dân số địa phương trong 6 huyện và khu vực xứ Khoái
Đồng, thành phố Nam Định thuộc giáo phận Bùi Chu là 1.336.400 người. Số
giáo dân Công Giáo là 380.130 người. Chiếm tỷ lệ 28,44%. Giáo phận thuộc
khu vực đồng bằng Bắc Bộ nên 100% là dân tộc Kinh.
Dân chúng Bùi Chu có khoảng 84% làm nơng nghiệp, 5% làm muối và
đi biển, 11% làm nghề thương mại, cơ khí kỹ nghệ, tiểu thủ cơng nghiệp…
Hai con sông Hồng và sông Đáy tựa như hai cánh tay khỏe bao bọc lấy giáo
phận Bùi Chu tạo nên khu vực trù phú, dân cư đơng đúc. Ngồi ra cịn có con
sơng Ninh Cơ chảy giữa giáo phận. Những con sơng trên đều in đậm dấu vết
những cuộc hành trình giảng đạo của các nhà truyền giáo.
Bùi Chu – một vùng đất nổi tiếng khi nói đến đạo Cơng giáo Việt Nam
như một niềm tự hào, một sức mạnh của giáo hội công giáo Việt Nam với mật

độ giáo dân dày đặc và lịng sốt mến của Giáo dân ln mạnh mẽ và kiên
cường.
Lịch sử còn ghi lại những dòng đầy kiêu dũng: Bùi Chu được coi là nơi
đón nhận hạt giống Tin Mừng đầu tiên ở Việt Nam. Trong số 117 vị thánh
chứng nhân Việt Nam: có 26 vị sinh quán tại Bùi Chu và 18 vị phục vụ tại
Bùi Chu, như vậy giáo phận Bùi Chu có 44 vị thánh đại diện 514 tôi tớ Chúa
và khoảng 16.500 người đã chết để làm chứng cho Chúa thuộc hàng giáo sĩ,
tu sĩ và giáo dân trong giáo phận Bùi Chu.
Vượt lên thời gian, gương sáng các mục tử tại Bùi Chu đã in vào lịch sử
Giáo hội Công giáo Việt Nam những trang sử vàng chói lọi của tiền nhân với
gương các Thánh tử đạo chói ngời.
Giáo phận Bùi Chu có tịa giám mục đặt tại xã Xn Ngọc, huyện Xuân
Trường tỉnh Nam Định. Giám mục cai quản giáo phận hiện là Giuse Hoàng
Văn Tiệm (từ năm 2011).
ĐT: 0350 3886118 - 3887142


Fax: 84 0350 3 887521
Email:
“Tháng 3 năm Nguyên Hòa thứ nhất (1533), đời Lê Trang Tông, người
Tây Dương là Ynêxu lén lút đến làng Trà Lũ huyện Giao Thủy, ngấm ngầm
truyền tả đạo Giato” (Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm Định Việt Sử Thông
Giám Cương Mục, quyển XXXIII, tờ 5-6; cf quyển XLI, tờ 24-25). Những
dòng lịch sử tuy ngắn gọn nhưng lại là lời mở đầu cho dòng lịch sử giáo hội
Việt Nam và đặc biệt là giáo phận Bùi Chu.
Thêm vào trang sử của Giáo hội Việt Nam , trong số 117 vị thánh chứng
nhận Việt nam có 26 vị sinh quán tại Bùi Chu và 18 vị phục vụ tại Bùi Chu,
như vậy giáo phận Bùi Chu có 44 vị thánh đại diện cho 514 tơi tớ Chúa và
khoảng 16.500 người đã chết để làm chứng cho Chúa thuộc hàng giáo sỹ và
giáo dân trong giáo phận Bùi Chu.

Từ năm 1640 – 1954, Bùi Chu là vùng truyền giáo, sau đó trở thành giáo
phận có diện tích nhỏ nhất, nhưng có số giáo hữu đơng nhất trong giáo hội
Việt Nam.
Từ năm 1659, Tịa thánh chính thức thành lập 2 giáo phận tại Việt Nam
thì vùng đất Bùi Chu đã có đơng giáo hữu thuộc giáo phận Đàng Ngồi do các
thừa sai dịng Tên phục vụ, từ năm 1676 thêm các cha Đa Minh.
Ngày 19-02-1670, Đức cha P. Lambert de la Motte lập dòng Mến Thánh
Giá và chủ lễ khấn dịng cho hai chị Phaolơ và Anê tại họ Bắc Câu, xứ Kiên
Lao. Cũng năm 1670, Kiên Lao là giáo xứ có đơng giáo hữu nhất trong giáo
phận Đàng Ngoài và cha Simon Kiên (nguyên quán) phục vụ rồi qua đời tại
đây (1671-1673), toà giám mục thường được đặt tại Lục Thuỷ Hạ (nay là Liên
Thuỷ), Trà Lũ, Trung Linh, Bùi Chu.
Năm 1848, Tồ Thánh chia đơi giáo phận Đơng Đàng Ngồi: một giữ tên
cũ giáo phận Đông và một lấy tên giáo phận Trung do Đức cha Domingo


Marti Gia coi sóc. Gọi là Trung vì nó nằm giữa giáo phận Đông và Tây. Giáo
phận mới tuy hẹp đất nhưng số giáo hữu đông gấp ba lần giáo phận cũ. Giáo
phận Đơng có 45.000 tín hữu, giáo phận Trung có tới 139.000 tín hữu.
Năm 1858, Đức cha Valentin Berrio Ochoa Vinh và cha chính
Emmanuel Rianõo Hồ dâng giáo phận cho Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm
Nguyên Tội và hứa sẽ xây dựng một nhà thờ khang trang để kính Đức Mẹ.
Sau nhiều lần xây dựng, Vương Cung Phú Nhai hiện nay (xức dầu thánh hiến
trọng thể - lễ nhận dấu chúng ta thuộc về Chúa - vào ngày 7-12-1933) là
chứng tích tình Mẹ che chở giáo phận và lịng u mến của tồn thể con cái
Bùi Chu đối với Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Ngày 3-12-1924, tất cả các giáo phận ở Việt Nam đều được Tồ Thánh
đổi tên theo địa hạt hành chính nơi đặt toà giám mục, nên giáo phận Trung
được đổi thành giáo phận Bùi Chu do Đức cha Pedro Munoxagorri Trung coi
sóc.

Năm 1936, Toà Thánh chia giáo phận Bùi Chu thành hai: một giữ tên cũ
Bùi Chu do Đức cha Đôminicô Maria Hồ Ngọc Cẩn coi sóc, một lấy tên giáo
phận Thái Bình.
Năm 1960, giáo phận tơng tồ Bùi Chu được nâng lên giáo phận chính
tồ do Đức cha Giuse Phạm Năng Tĩnh coi sóc. Đức Giám mục hiện nay: Sau
2 năm trống toà (1999-2001), hiện nay Đức cha Giuse Hoàng Văn Tiệm, được
Tồ Thánh bổ nhiệm làm giám mục coi sóc giáo phận ngày 14-7-2001.
Số Giáo hạt và giáo xứ: gồm 13 giáo hạt với 129 giáo xứ ( số liệu tính đến
ngày 31 tháng 8 năm 2002)
Hạt Báo Ðáp: 7 giáo xứ tổng số tín hữu : 12.093 người
Giáo Xứ Báo Ðáp: Hồng Quang, Nam Trực, Nam Định
Giáo Xứ Khoái Ðồng: đường Lê Hồng Phong, Nam Định
Giáo Xứ Lã Ðiền: Ðiền Xá, Nam Trực, Nam Định


Giáo Xứ Phong Lộc: Nam Phong, Nam Trực, Nam Định
Giáo Xứ Nam Dương: Nam Dương, Nam Trực, Nam Định
Giáo Xứ Tân Bình (Cổ Ra): Nam Hùng, Nam Trực, Nam Định
Giáo Xứ Trực Chính: Nam Giang, Nam Trực, Nam Định
Hạt Bùi Chu: 10 Giáo xứ, tổng số, tín hữu: 25.967 người.
Giáo Xứ Bùi Chu: Xuân Ngọc, Xuân Trường, Nam Định
Giáo Xứ Cát Xuyên: Xuân Thành, Xuân Trường, Nam Định
Giáo Xứ Hạc Châu: Xuân Châu, Xuân Trường, Nam Định
Đền Thánh Kiên Lao: Xuân Tiến, Xuân Trường, Nam Định
Giáo Xứ Liên Thủy: Xuân Ngọc, Xuân Trường, Nam Định
Giáo Xứ Lục Thủy: Xuân Hồng, Xuân Trường, Nam Định
Giáo Xứ Ngọc Tiên: Xuân Hồng, Xuân Trường, Nam Định
Giáo Xứ Thủy Nhai: Xuân Thủy, Xuân Trường, Nam Định
Giáo Xứ Trung Linh: Xuân Ngọc, Xuân Trường, Nam Định
Giáo Xứ Xuân Dương: Xuân Hòa, Xuân Trường, Nam Định

Hạt Ðại Ðồng: 8 Giáo xứ, tổng số tín hữu: 32.252 người
Giáo Xứ Ðại Ðồng: Giao Lạc, Giao Thủy, Nam Định
Giáo Xứ Ðịnh Hải: Hồng Thuận, Giao Thủy, Nam Định
Giáo Xứ Hà Cát: Hồng Thuận, Giao Thủy, Nam Định
Giáo Xứ Hoành Ðông: Giao Thiện, Giao Thủy, Nam Định
Giáo Xứ Phú Ninh: Giao Xuân, Giao Thủy, Nam Định
Giáo Xứ Phú Thọ: Giao Thiện, Giao Thủy, Nam Định
Giáo Xứ Thiện Giáo: Giao Hương, Giao Thủy, Nam Định
Giáo Xứ Thuận Thành: Hồng Thuận, Giao Thủy, Nam Định
Hạt Kiên Chính: 12 Giáo xứ, tổng số tín hữu: 36.486 người.
Giáo Xứ Kiên Chính: Hải Chính, Hải hậu, Nam Định
Giáo Xứ Hòa Ðịnh: Hải Lý, Hải Hậu, Nam Định


Giáo Xứ Liên Phú: Hải Tây, Hải Hậu, Nam Định
Giáo Xứ Long Châu: Hải Hòa, Hải Hậu, Nam Định
Giáo Xứ Phương Chính: Hải Triều, Hải Hậu, Nam Định
Giáo Xứ Quế Phương: Hải tây, Hải Hậu, Nam Định
Giáo Xứ Tang Ðiền: Hải Chính, Hải Hậu, Nam Định
Giáo Xứ Thịnh Long: Thịnh Long, Hải Hậu, Nam Định
Giáo Xứ Văn Lý: Hải Lý, Hải Hậu, Nam Định
Giáo Xứ Xuân Ðài: Hải Hòa, Hải Hậu, Nam Định
Giáo Xứ Xuân Hà: Hải Ðông, Hải Hậu, Nam Định
Giáo Xứ Xương Ðiền: Hải Lý, Hải Hậu, Nam Định
Hạt Lạc Ðạo: 9 giáo xứ, tổng số tín hữu: 31.979 người.
Giáo Xứ Lạc Ðạo: Nghĩa Lạc, Nghĩa Hưng, Nam Định
Giáo Xứ Ðài Môn: Nghĩa Phú, Nghĩa Hưng, Nam Định
Giáo Xứ Ðồng Liêu: Nghĩa Lạc, Nghĩa Hưng, Nam Định
Giáo Xứ Ðồng Nghĩa: Nghĩa Hồng, Nghĩa Hưng, Nam Định
Giáo Xứ Ðồng Quỹ: Nghĩa Hồng, Nghĩa Hưng, Nam Định

Giáo Xứ Giáp Nghĩa: Nghĩa Hồng, Nghĩa Hưng, Nam Định
Giáo Xứ Giáp Phú: Nghĩa Hồng,nghĩa Hưng, Nam Định
Giáo Xứ Bình Hải: Nghĩa Phú, Nghĩa Hưng, Nam Định
Giáo Xứ Quần Lạc: Nghĩa Phong, Nghĩa Hưng, Nam Định
Hạt Liễu Đề: 12 giáo xứ, tổng số tín hữu: 25.102 người.
Đền Thánh Liễu Ðề: Liễu Ðề, Nghĩa Hưng, Nam Định
Giáo Xứ Cốc Thành: Nghĩa Ðồng, Nghĩa Hưng, Nam Định
Giáo Xứ Ðại Ðê: Nghĩa Sơn, Nghĩa Hưng, Nam Định
Giáo Xứ Chương Nghĩa: Nghĩa Tân, Nghĩa Hưng, Nam Định
Giáo Xứ Lý Nghĩa: Nghĩa Châu, Nghĩa Hưng, Nam Định
Giáo Xứ Nam Trực: Nam Tiến, Nam Trực, Nam Định


Giáo Xứ Ngoại Ðông: Nam Thái, Nam Trực, Nam Định
Giáo Xứ Quần Liêu: Nghĩa Sơn, Nghĩa Hưng, Nam Định
Giáo Xứ Quỹ Ðê: Trực Mỹ, Trực Ninh, Nam Định
Giáo Xứ Quỹ Ngoại: Trực Mỹ, Trực Ninh, Nam Định
Giáo Xứ Thạch Bi: Nam Thái, Nam Trực, Nam Định
Hạt Ninh Cường: 9 giáo xứ, tổng số tín hữu: 26.117 người.
Đền Thánh Ninh Cường: Trực Phú, Trực Ninh, Nam Định
Giáo Xứ An Nghĩa: Hải An, Hải Hậu, Nam Định
Giáo Xứ Ðơng Bình: Trực Phú, Trực Ninh, Nam Định
Giáo Xứ Lác Môn: Trực Hùng, Trực Ninh, Nam Định
Giáo Xứ An Ðạo: Hải An, Hải Hậu, Nam Định
Giáo Xứ Tân Lý: Trực Hùng, Trực Ninh, Nam Định
Giáo Xứ Tân Phường: Trực Hùng, Trực Ninh, Nam Định
Giáo Xứ Tây Ðường: Trực Phú, Trực Ninh, Nam Định
Giáo Xứ Tích Tín: Trực Ðại, Trực Ninh, Nam Định
Hạt Phú Nhai: 8 giáo xứ, tổng số tín hữu: 21.206 người.
Vương Cung Thánh Đường Phú Nhai Xuân

Phương, Xuân Trường, Nam Định
Giáo Xứ Cát Phú: Xuân Phú, Xuân Trường, Nam Định
Giáo Xứ Kính Danh:XuânTrung,XuânTrường, Nam Định
Giáo Xứ Lạc Thành: Xuân Phú, Xuân Trường, Nam Định
Giáo Xứ An Phú: Xuân Ðài, Xuân Trường, Nam Định
Giáo Xứ Quần Cống: Thọ Nghiệp, Xuân Trường, Nam Định
Giáo Xứ Nghiệp Thổ (Giáo Xứ Mẹ Thiên Chúa): Thọ Nghiệp, Xuân
Trường,Nam Định
Giáo Xứ Thánh Thể: Thọ Nghiệp, Xuân Trường, Nam Định
Giáo Xứ Vạn Lộc: Xuân Phong, Xuân Trường, Nam Định


Hạt Quần Phương: 12 giáo xứ, tổng số tín hữu: 44.192 người.
Đền Thánh Quần Phương: thị trấn Yên Ðịnh, Hải Hậu, Nam Định
Đền Thánh Hưng Nghĩa: Hải Hưng, Hải Hậu, Nam Định
Giáo Xứ Hai Giáp: Hải Anh, Hải Hậu, Nam Định
Giáo Xứ Hải Nhuận: Hải Lộc, Hải Hậu, Nam Định
Giáo Xứ Phạm Pháo: Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định
Giáo Xứ Phạm Rị: Hải Trung, Hải Hậu, Nam Định
Giáo Xứ Phú Hải: Hải Phúc, Hải Hậu, Nam Định
Giáo Xứ Giáp Nam: Hải Phương, Hải Hậu, Nam Định
Giáo Xứ Tân Hòa: Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định
Giáo Xứ Triệu Thông: Hải Bắc, Hải Hậu, Nam Định
Giáo Xứ Trung Thành: Hải Vân, Hải Hậu, Nam Định
Giáo Xứ Xuân Dục: Xuân Ninh, Xuân Trường, Nam Định
Hạt Quỹ Nhất : 12 giáo xứ, tổng số tín hữu: 45.645 người.
Giáo Xứ Quỹ Nhất: Nghĩa Hịa, Nghĩa Hưng, Nam Định
Giáo Xứ Chỉ Thiện: Nghĩa Thành, Nghĩa Hưng, Nam Định
Giáo Xứ Giáo Lạc: Nghĩa Tân, Nghĩa Hưng, Nam Định
Giáo Xứ Nghĩa Dục: Nghĩa Hải, Nghĩa Hưng, Nam Định

Giáo Xứ Ninh Hải: Nghĩa Thắng, Nghĩa Hưng, Nam Định
Giáo Xứ Phú Giáo: Nghĩa Hải, Nghĩa Hưng, Nam Định
Giáo Xứ Phúc Ðiền: Nam Ðiền, Nghĩa Hưng, Nam Định
Giáo Xứ Phương Lạc: Nghĩa Bình, Nghĩa Hưng, Nam Định
Giáo Xứ Quần Vinh: Nghĩa thắng, Nghĩa Hưng, Nam Định
Giáo Xứ Ân Phú: Nghĩa Hải, Nghĩa Hưng, Nam Định
Giáo Xứ Văn Giáo: Nghĩa Hùng, Nghĩa Hưng, Nam Định
Giáo Xứ Vinh Phú: Nghĩa Lợi, Nghĩa Hưng, Nam Định


Hạt Thức Hóa: 7 giáo xứ, tổng số tín hữu: 21.522 người.
Giáo Xứ Thức Hóa: Giao Thịnh, Giao Thủy, Nam Định
Giáo Xứ Hoành Nhị: Giao Hà, Giao Thủy, Nam Định
Giáo Xứ Ngưỡng Nhân: Giao Nhân, Giao Thủy, Nam Định
Giáo Xứ Phong Lâm: Giao Phong, Giao Thủy, Nam Định
Giáo Xứ Quất Lâm: Giao Lâm, Giao Thủy, Nam Định
Đền Thánh Sa Châu: Giao Châu, Giao Thủy, Nam Định
Giáo Xứ Du Hiếu: Giao Thịnh, Giao Thủy, Nam Định
Hạt Tương Nam: 10 giáo xứ, tổng số tín hữu: 20.230 người.
Giáo Xứ Tương Nam: Nam Thanh, Nam Trực, Nam Định
Giáo Xứ Bách Tính: Nam Hồng, Nam Trực, Nam Định
Giáo Xứ Dương A: Nam Thắng, Nam Trực, Nam Định
Giáo Xứ Hưng Nhượng: Nam Lợi, Nam Trực, Nam Định
Giáo Xứ Nam Hưng: Nam Lợi, Nam Trực, Nam Định
Giáo Xứ Nam Lạng: Trực Tuấn, Trực Ninh, Nam Định
Giáo Xứ Phú An: Cát Thành, Trực Ninh, Nam Định
Giáo Xứ Trang Hậu: Nam Hải, Nam Trực, Nam Định
Giáo Xứ Trung Lao: Trung Ðông, Trực Ninh, Nam Định
Giáo Xứ An Lãng: Trực Chính, Trực Ninh, Nam Định
Hạt Tứ Trùng: 13 giáo xứ, tổng số tín hữu: 27.012 người.

Giáo Xứ Tứ Trùng: Hải Tân, Hải Hậu, Nam Định
Giáo Xứ An Cư: Hải Tân, Hải Hậu, Nam Định
Giáo Xứ Giáp Năm: Hải Ninh, Hải Hậu, Nam Định
Giáo Xứ Lục Phương: Hải Cường, Hải Hậu, Nam Định
Giáo Xứ Nam Phương: Hải Sơn, Hải Hậu, Nam Định
Giáo Xứ Ninh Mỹ : Hải Giang, Hải Hậu, Nam Định
Giáo Xứ Ninh Sa: Hải Giang, Hải Hậu, Nam Định


Giáo Xứ Phúc Hải: Hải Phong, Hải Hậu, Nam Định
Giáo Xứ Trùng Phương: Hải Ðường, Hải Hậu, Nam Định
Giáo Xứ Tư Khẩn: Hải Châu, Hải Hậu, Nam Định
Giáo Xứ An Bài: Thị trấn Cồn, Hải Hậu, Nam Định
Giáo Xứ Xuân Hóa: Hải Xuân, Hải Hậu, Nam Định
Giáo Xứ Xuân Thủy: Hải Xuân, Hải Hậu, Nam Định
Theo số liệu thống kê của giáo phận ngày 31-12-2007.
Diện tích: 1350km2
Dân số: 1.428.658 người
Số dân công giáo: 388.013 người
Linh mục: 159 người
Nữ tu: 589 người
Giáo lý viên: 3.255 người
Rửa tội cho: 7.787 người
Rước lễ: 7.554 người
Hơn phối: 4.208 người.
Nhà thờ chính tịa Bùi chu: Nhà thờ được xây dựng từ thời Đức Cha
Wenceslao Onate Thuận (1884), chiều dài 78m, rộng 22m, cao 15m. Trải qua
hơn 100 năm, ngôi nhà thờ này vẫn đứng vững với những cột gỗ lim và
những đường nét hoa văn, thật xứng đáng là nhà thờ mẹ của các nhà thờ trong
giáo phận.

Vương Cung Phú Nhai: với diện tích 2.160m2: dài 80m, rộng 27m, cao
30m, tháp cao 44m, được xây theo lối kiến trúc Gothic thật nguy nga tráng lệ.
Đây là biểu tượng lòng yêu mến Đức Mẹ của giáo dân Bùi Chu.
Đền Các Thánh Tử Đạo Quần Phương: dành kính các thánh tử đạo nói
chung và cách riêng các thánh tử đạo quê hương Bùi Chu. Đền thánh dài 60m,
rộng 21m, cánh 37m, cao 18m, tháp 34m. Đền thánh như là một lời hứa âm


thầm của con cháu Bùi Chu rằng: sẽ cương quyết tiếp bước cha ông, sống đức
tin, làm chứng cho Tin Mừng giữa dòng đời.
Đền thánh Ninh Cường: nằm trên mảnh đất phù sa mầu mỡ cạnh bờ
sông Ninh Cơ, nơi đây vinh dự được đón vị truyền giáo Inikhu theo Khâm
Định Việt Sử đã ghi. Năm 1998, Đức cha Giuse Maria Vũ Duy Nhất đã xức
dầu thánh hiến và nâng lên Đền thánh để cảm tạ và ghi ơn Đức Mẹ Mân Cơi
đã phù trợ giáo phận được bình an trải qua những ngày sóng gió bão táp.
Đền thánh Kiên Lao và Sa Châu : được Đức cha Giuse Maria Vũ Duy
Nhất xức dầu thánh hiến nâng lên Đền thánh năm 1997. Đền thánh Kiên
Lao dành riêng để kính Thánh Gia Thất, cịn Đền thánh Sa Châu dành để
kính Thánh Giuse Công Nhân.
Đền thánh Đại Đồng : Đức Cha Giuse Hồng Văn Tiệm đã quyết định
tơn phong nhà thờ giáo xứ Đại Đồng lên hàng đền Thánh trong giáo phận với
tước hiệu Đền Thánh Trái Tim Chúa Jesus Đại Đồng, Thơng qua cuộc bỏ
phiếu tín nhiệm ngày 06-01-2010 của linh mục đoàn Giáo Phận. Lễ ban sắc
phong vào ngày 24-01-2010 do chính Đức Cha chủ sự.
1.3. Vị thế của xứ đạo Bùi Chu đối với tỉnh Nam Định
1.3.1. Đối với đời sống văn hóa – xã hội ở Nam Định
Sự hiện diện của nhà thờ làm cho đời sống tinh thần của người dân địa
phương thêm phong phú. Có thể nói sự du nhập Cơng giáo vào Nam Định
đem lại cho người dân một niềm tin tơn giáo mới. Đó là một tôn giáo với
những giáo lý chặt chẽ và nhất là một hệ thống đạo đức giàu tính nhân văn rất

gần với đạo lý truyền thống của dân tộc. Tơn giáo này tập hợp giáo hữu hành
cộng đồng có sự gắn bó chặt chẽ, những sinh hoạt tâm linh quy củ. Nhà thờ
chính tịa Bùi Chu chính là trung tâm hạt nhân của cộng đồng này. Sự hiện
diện của quần thể nhà thờ Bùi Chu đã làm phong phú thêm cho hoạt động tâm
linh của người dân địa phương, bên cạnh các đền chùa cổ kính từ xưa như


chùa Cổ Lễ, đền Trần, Phủ Dày…là một hệ thống các thánh đường công giáo
ở Xuân Trường, Giao Thủy – địa điểm đầu tiên mà công giáo được truyền vào
nước ta mà hạt nhân là Chính tịa Bùi Chu trở thành một hệ thống cơ sở thờ tự
của một bộ phận khơng nhỏ dân cư (tín đồ giáo dân chiếm 27% dân số cả
tỉnh, và 53% số dân trong huyện Xuân Trường – nguồn UBND huyện Xuân
Trường). Nhà thờ Bùi Chu là trung tâm truyền tải những thành tựu văn hóa
hiện đại vào vùng đất Nam Định. Trước hết là sự xuất hiện của chữ quốc ngữ.
Sau khi chữ quốc ngữ được truyền bá rộng rãi ở Nam Kỳ, thực dân Pháp đã
cho mở những trường học dạy chữ quốc ngữ và Pháp ngữ tại Bắc Kỳ mà chủ
yếu là tại 2 nơi là Hà Nội và Nam Định. Tại đây rất nhiều nhà nho tri thức đã
hưởng ứng việc đưa chữ quốc ngữ vào sử dụng và giảng dạy. Khác biệt quan
trọng nhất của trường bản xứ cải cách là ngoài học chữ Hán phải học thêm
chữ Quốc ngữ, chữ Pháp (khơng bắt buộc), tốn và một số mơn khoa học. Do
những trường này đặt trong hệ thống trường cơng nên phải hoạt động theo
một chương trình do Sở Học chính Bắc Kỳ quy định, theo một thời khóa biểu
đồng nhất cho tất cả các trường trên toàn xứ. Ngày 30 tháng 7 năm 1907,
Thống sứ Bắc Kỳ ra quyết định thành lập ở Hà Nội và Nam Định các khóa
học Sư phạm để cấp bằng Sư phạm cho các Tổng sư trường Ấu học tại làng
xã. Năm 1909, ban Sư phạm được mở ở trường Hậu bổ. Đến năm 1910, đã có
3 kỳ thi tuyển giáo viên, lấy được 200 người (Klobukovsky A.
L’Enseignement en Indochine. Bulletin de la Mission Laique Francaise.
Septieme Annee. No 4. Juillet 1910. tr. 86).
Khi Hội đồng Hoàn thiện giáo dục Bản xứ năm 1906 ban hành cải cách

các trường bản xứ, đưa thêm chữ Quốc ngữ, chữ Pháp và một số môn khoa
học vào trường, cũng như vào các kỳ thi Hương, nhiều nhà Nho đã hưởng
ứng nhiệt tình. Năm 1909, năm đầu tiên đưa các môn thi mới vào thi Hương,
một số nhà Nho ở Hà Đông, Nam Định đã gửi thư cho Thống sứ Bắc Kỳ :


«Những người già không học được chữ quốc ngữ, những người lười
không học được sách tân thư, những người con quan chỉ học lối cũ, không
chịu học lối mới, trong ba giống người ấy nếu có đỗ thì cũng vơ dụng mà thôi.
Xin nhà nước nhất định bỏ phép thi cũ mà thi phép thi mới »(Trung tâm Lưu
trữ QG I, Phịng Sở Học chính Bắc Kỳ 642-1)
Kể từ năm 1909, số lượng người dự thi Hương giảm hẳn so với trước.
Năm 1906, số thí sinh dự thi Hương Nam Định là 6121, năm 1909 là 3068,
năm 1912 là 1362, năm 1915 là 1820( Trung tâm Lưu trữ QG I, Phơng Sở
Học chính Bắc Kỳ 642, 642-3, 643, 644, 649). Số lượng thí sinh giảm là do đã
bị sàng lọc từ kỳ thi Hạch (Quy định chỉ những người đỗ Hạch và các Tú tài,
Ấm sinh mới được vào thi Hương). Năm 1912 có 8364 người dự thi Hạch, chỉ
lấy đỗ 1.008 (số này cộng thêm 354 Tú tài, Ấm sinh, tổng cộng 1362 người
đủ tiêu chuẩn dự thi Hương). Như vậy, kể từ năm 1906, cùng với việc thành
lập Hội đồng hoàn thiện giáo dục bản xứ, hệ thống các trường công bản xứ đã
được đổi mới nhằm mục tiêu cuối cùng là cung cấp nguồn nhân lực chuẩn bị
cho sự phát triển của các trường Pháp-Việt. Ngoài các trường tư Nho giáo là
các trường thầy đồ ở làng xã, các trường công bản xứ bao gồm trường Ấu
học, Tiểu học và Trung học. Chương trình của các trường đều có thêm phần
chứ quốc ngữ, một số mơn khoa học như tốn, sử, địa, đặc biệt cịn có thêm
phần tiếng Pháp tự chọn. Ngoài việc lập các trường bản xứ công lập (nằm
dưới sự giám sát của Nha Học chính), hệ thống thi cử bản xứ cũng có nhiều
thay đổi. Để tốt nghiệp các trường bản xứ, học sinh phải thi qua các kỳ
Tuyển, Khảo khóa, Hạch (tương ứng với ba bậc Ấu học, Tiểu học, Trung
học). Đặc biệt, kể từ kỳ thi Hương năm 1909, ngoài kỳ thi văn sách và luận

chữ Hán cịn có thêm các kỳ thi luận quốc ngữ, toán, khoa học, và tiếng Pháp
(tự chọn). Trong kỳ thi Hương cuối cùng năm 1915, thí sinh bắt buộc phải thi
tiếng Pháp. Năm 1918, các trường bản xứ chuyển thành trường Pháp-Việt,
giáo dục bản xứ không cịn thuộc hệ thống trường cơng và khơng trực thuộc
sự quản lý của Sở Học chính Bắc Kỳ.


1.3.2. Đối với sự phát triển du lịch Nam Định
Trong những năm đầu thế kỷ 17 khi địa phận được thành lập, hàng loạt
các sách kinh bổn thư chung được xuất bản bằng chữ quốc ngữ cho các giáo
dân để họ có thể tự mình đọc được kinh sách. Ngồi các trung tâm công giáo
lớn trong cả nước như Hà Nội, Hồ Chí Minh,… thì Nam Định cũng là một
trong những nơi chữ quốc ngữ phát triển mạnh nhất, đây là một trong những
tiền đề cho sựu phát triển văn hóa xã hội của vùng trong nửa đầu thế kỷ XX.
Các nhà thờ trong xứ đạo Bùi Chu còn là trung tâm văn hóa của các giáo
dân, với những sinh hoạt tôn giáo mang đậm sắc thái riêng. Các dịp lễ hội tổ
hức tại xứ đạo này đã thu hút sự tham gia của rất nhiều người không chỉ là các
giáo dân mà còn là cư dân trong tỉnh huyện và các vùng lân cận. Những hình
thức sinh hoạt văn hóa dân gian này cố kết cộng đồng tạo nên sự giao hòa
giữa cá thể với cộng đồng. Bởi vậy các hình thức sinh hoạt nghi lễ mang tính
lễ hội của nhà thờ công giáo Bùi Chu cũng đã trở thành những hoạt động văn
hóa của cả cộng đồng cư dân ở quanh xứ đạo.
Bên cạnh các cơ sở thờ tự, Chính tịa Bùi Chu cịn có những cơ sở xã hội
khác tuy đã bị thu hẹp vì phát triển hơn trước. Đó là phịng khám và chữa
bệnh cho người nghèo, các lớp tạo nghề thủ công cho giáo dân, các lớp âm
nhạc hay dạy tiếng anh cho trẻ em.
Tỉnh Nam Định là địa phương có khơng ít tiềm năng du lịch, nếu được
đầu tư khai thác đúng đắn sẽ phát triển thành một điểm du lịch thu hút. Tuy
nhiên thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Nam Định trong những năm vừa
qua thực sự đang trong tình trạng tụt hậu nghiêm trọng so với cả nước. Một

trong những nguyên nhân đầu tiên đó là chưa tạo được sản phẩm du lịch độc
đáo và sự phát triển không đồng đều giữa các địa phương trong toàn tỉnh. Một
đặc điểm trong hoạt động của tỉnh Nam Định hiện nay là sự thiếu cân bằng
trong phát triển giữa các vùng, đây là một thực tế không thể phủ nhận.


×