Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Xây dựng chương trình du lịch hành trình qua các miền kinh đô việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 115 trang )

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HĨA HÀ NỘI

Khoa Văn hóa Du lịch

Khóa luận tốt nghiệp

Xây dựng chương trình du lịch
“Hành trình qua các miền kinh đô Việt”

Giảng viên hướng dẫn:TS. Dương Văn Sáu
Sinh viên

: Đoàn Diệu Huyền

Lớp

: VHDL 15C

Hà Nội, tháng 5 năm 2011


Lời cảm ơn
Được sự gợi ý của giảng viên hướng dẫn – TS Dương Văn Sáu, em đã
mạnh dạn chọn đề tài Xây dựng chương trình du lịch “Hành trình qua các miền
kinh đơ Việt” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Với em, đề tài là một khó khăn
thử thách lớn vì đề tài yêu cầu một lượng kiến thức về lịch sử, địa lí, văn hóa
lớn. Nguồn tư liệu về các kinh đơ Việt có nhiều, nhưng xây dựng một chương
trình du lịch qua các miền kinh đơ Việt lại chưa có một cơng trình nào được
xuất bản. Tuy nhiên, khám phá và chinh phục những khó khăn lại có sức hấp
dẫn rất lớn với em. Mong muốn xây dựng được một chương trình du lịch hấp


dẫn, có tính thực tiễn, cùng với sự động viên, giúp đỡ rất tận tình của thầy giáo
– TS Dương Văn Sáu, Trưởng khoa Văn hóa Du lịch, em đã hồn thành khóa
luận tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban quản lý Di tích các địa
phương: Ban quản lý Di tích Cổ Loa ( Đơng Anh – Hà Nội), Ban quản lý Di tích
Hồng Thành Thăng Long (Hà Nội), Ban quản lý Di tích Lam Kinh (Thanh
Hóa), Ban quản lý Di tích Cố đơ Hoa Lư (Ninh Bình), Trung tâm bảo tồn di sản
thành nhà Hồ (Thanh Hóa), Ban quản lý Di tích nhà Mạc (Hải Phịng) đã giúp
đỡ em rất nhiều trong q trình, khảo sát thực tế, thu thập tài liệu. Em xin cảm
ơn thầy cơ trong khoa Văn hóa Du lịch đã cung cấp cho em những kiến thức nền
tảng về nhiều lĩnh vực: lịch sử, địa lí, văn hóa, marketing, tâm lí…để em có thể
thực hiện đề tài này. Xin cảm ơn sự động viên, an ủi và giúp đỡ của gia đình,
bạn bè trong suốt thời gian em làm khóa luận.
Do những hạn chế về mặt thời gian, vốn hiểu biết, đề tài có thể cịn những
thiếu sót. Em mong nhận được sự thơng cảm, góp ý từ thầy cơ và các bạn!
Sinh viên
Đoàn Diệu Huyền


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 3
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................... 3
6. Bố cục của đề tài............................................................................. 4
Chương 1 ........................................................................................................... 5
LƯỢC SỬ VIỆT NAM VÀ SỰ HÌNH THÀNH CÁC KINH ĐƠ VIỆT ............ 5
1.1 Thời đại Hùng Vương (2879 – 258TCN) ......................................... 5

1.2 Thời kỳ An Dương Vương và nước Âu Lạc (258 – 208TCN) ............. 9
1.3 Triều đại Đinh – Tiền Lê (968 –1009) ........................................... 13
1.4 Triều đại Lý – Trần (1009 – 1400) ................................................ 15
1.5 Triều đại nhà Hồ (1400 – 1407) .................................................... 19
1.6 Triều đại Lê Sơ (1428 – 1527) ...................................................... 21
1.7 Triều Mạc (1527 – 1592) và Lê – Trịnh (1533 – 1786)..................... 23
1.8 Triều Tây Sơn (1778 – 1802) ........................................................ 25
1.9 Triều đại nhà Nguyễn (1802 – 1945) ............................................. 28
1.10 Hà Nội - thủ đô của Việt Nam từ 1945 - nay………………………….30
Tiểu kết chương 1: ........................................................................... 31
Chương 2 ......................................................................................................... 33
THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH “HÀNH QUA CÁC MIỀN KINH ĐÔ
VIỆT” .............................................................................................................. 33


2.1 Mục đích, ý nghĩa của chương trình ............................................. 33
2.2 Yêu cầu, đặc điểm của chương trình............................................. 35
2.3 Phương thức thiết kế, xây dựng chương trình du lịch “ Hành trình
qua các miền kinh đơ Việt” ............................................................... 36
2.3.1 Khảo sát đánh giá, lựa chọn những miền kinh đô.............................. 36
2.3.2 Tạo dựng thành các điểm du lịch ...................................................... 37
2.3.3 Khái quát về các miền kinh đô Việt với tư cách là tuyến điểm du lịch.
.................................................................................................................. 39
2.3.4 Kết nối các điểm du lịch để xây dựng chương trình du lịch............... 55
2.3.5 Một số chương trình du lịch “Hành trình qua các miền kinh đô Việt”
.................................................................................................................. 55
Tiểu kết chương 2: ........................................................................... 59
Chương 3 ......................................................................................................... 60
ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP ĐƯA CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH “HÀNH
TRÌNH QUA CÁC MIỀN KINH ĐƠ VIỆT” VÀO THỰC TẾ ........................ 60

3.1 Những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng và tổ chức chương trình
trên thực tế. ..................................................................................... 60
3.1.1 Thuận lợi .......................................................................................... 60
3.1.2 Khó khăn ......................................................................................... 62
3.2 Các giải pháp đưa chương trình vào thực tế .................................. 63
3.2.1 Các giải pháp tổng thể....................................................................... 63
3.2.2 Các giải pháp mang tính nghiệp vụ ................................................... 65
3.2.3 Các bước tiến hành đưa chương trình vào thực tế ....................... 74
Tiểu kết chương 3…………………………………………………………..….77
Tài liệu tham khảo…………………………………………...…………………80
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 82


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kể từ khi Thomas Cook đứng ra tổ chức chuyến du lịch trọn gói đầu tiên
cho 570 khách từ Lestr đến Libroy bằng tàu hỏa, việc tổ chức kinh doanh du lịch
mới thực sự trở thành một nghề phát đạt. Đến nay, du lịch đã trở thành ngành có
vai trị quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới,
trong đó có Việt Nam.
Sau hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới, với những chính sách thơng
thống hơn của nhà nước cùng với sự nỗ lực của các doanh nhân, trí thức Việt
Nam, bộ mặt của nước nhà đã thay đổi nhanh chóng. Từ một nền kinh tế nông
nghiệp lạc hậu, Việt Nam đã phát triển mạnh về Cơng nghiệp, dịch vụ. Bên cạnh
đó, đất nước hình chữ S có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch. Nhờ thế mà du
lịch Việt Nam nhanh chóng hội nhập với thế giới và đã tạo được những bước tiến
mạnh mẽ. Năm 2010 vừa qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước tính đạt
5.049.855 lượt, tăng 34,8% so với năm 2009. Đây quả là một con số khổng lồ.
Cũng như các nước khác trên thế giới, du lịch Việt Nam phát triển đa dạng
với nhiều loại hình: du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm…Với

xu hướng phát triển của tồn xã hội, sẽ có ngày càng nhiều các loại hình du lịch
mới. Nhưng cho dù ở thời đại nào và xã hội có phát triển đến đâu, loại hình du
lịch văn hóa vẫn tìm được chỗ đứng vì nhu cầu tham quan, học hỏi, tìm hiểu kiến
thức của du khách là tất yếu.
Việt Nam là đất nước có những trang sử bi hùng nổi tiếng thế giới. Năm
2010, Hà Nội – thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tổ chức
“Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội”, đây là bề dày lịch sử đáng tự hào. Thủ
đô hiện tại của Việt Nam đã có 1000 năm tuổi, một thủ đơ “lão thành” trên thế
giới. Nhưng tính từ thời Thục Phán An Dương Vương xây thành Cổ Loa thì kinh

1


đơ Việt Nam đã có hơn 2000 năm tuổi. Cùng tiến trình lịch sử, các kinh đơ Việt
cũng đã được lựa chọn, thay đổi trong những giai đoạn khác nhau của lịch sử.
Với những giá trị về chính trị, quân sự, văn hóa khơng thể phủ nhận, nhìn chung,
các kinh đơ Việt đã hồn thành tốt vai trị trung tâm của đất nước trong những
giai đoạn đó. Ngày nay, đó là nơi lưu giữ những giá trị quý báu không thể thay
thế được. Du lịch Việt Nam trong sự phát triển của mình đã chú ý nhiều đến việc
khai thác những giá trị của các kinh đô: Thăng Long – Hà Nội, bên cạnh đó là
Hoa Lư, Huế. Các miền kinh đô khác: Dương Kinh, Tây Đô, Lam Kinh…hiện
nay,du lịch vẫn phát triển vẫn chưa xứng tầm.
Các vùng đất đã được các bậc đế vương chọn làm kinh đô chắc hẳn phải có
những lí do rất thuyết phục. Là một sinh viên khoa Văn hóa Du lịch, em mong
muốn được bày tỏ những suy nghĩ, cách nhìn, đánh giá của mình về các vùng đất
đã được ghi tên vào “danh sách vàng” của lịch sử Việt Nam này. Từ đó, em đóng
góp một số ý kiến cho việc phát triển du lịch các miền kinh đơ Việt nói riêng và
loại hình du lịch văn hóa nói chung.
Từ những lí do khách quan và chủ quan trên, cùng với sự giúp đỡ của thấy
trưởng khoa, em mạnh dạn chọn đề tài Xây dựng chương trình du lịch “Hành

trình qua các miền kinh đơ Việt” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thơng tin, tư liệu về các miền kinh đô Việt và đưa ra bức tranh
khái quát chung về sự hình thành các miền kinh đô.
- Trên cơ sở tư liệu nghiên cứu và quá trình khảo sát thực tế, đưa ra các
chương trình du lịch qua các miền kinh đơ Việt, cung cấp những tư liệu hữu ích
cho các hãng lữ hành khi họ xây dựng những chương trình du lịch đa dạng khác.
- Đưa ra các giải pháp giúp chương trình có thể đi vào hoạt động trên thực
tế.

2


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng
- Các miền đất đã trở thành kinh đô của Việt Nam.
- Các chương trình du lịch qua các miền kinh đơ đó.
* Phạm vi:
Do đề tài khá rộng, kiến thức và các điều kiện khác có hạn nên em, khơng
có tham vọng nghiên cứu tồn bộ các kinh đơ Việt trên cả nước, trong tất cả các
thời kì mà chỉ lựa chọn các kinh đô từ sông Gianh – ranh giới giữa Đàng trong và
Đàng ngoài thời phong kiến nước ta trở ra Bắc.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập, xử lí các tư liệu
- Khảo sát thực địa
- Phân tích, so sánh, tổng hợp tài liệu và dùng lý luận du lịch để nhìn nhận,
đánh giá vấn đề.
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Viết về các miền kinh đô Việt có rất nhiều cuốn sách hay, viết rất đầy đủ,
chi tiết. Những cuốn sách viết riêng về từng miền kinh đơ đó có rất nhiều như: “

Thành nhà Hồ và những câu chuyện xây thành đắp lũy” (Phạm Văn Chấy),
“Hồ Quý Ly và nhà Hồ” (Phạm Hoàng Mạnh Hà), “Kinh đô Hoa Lư xưa và
nay” (Lã Đăng Bật), “ Cố đô Huế xưa và nay” (Nhiều tác giả)…
Những cuốn sách viết tổng hợp về tất cả các miền kinh đơ Việt cũng đã ra
đời. Nổi bật nhất là có hai cuốn sách. Thứ nhất là cuốn “Hành trình 1000 năm
Kinh đô nước Việt” (Nguyễn Đăng Vinh). Cuốn sách giới thiệu đến bạn đọc
những di tích có giá trị kiến trúc, lịch sử văn hóa đặc sắc của kinh thành mang

3


dấu ấn của triều đại phong kiến, bắt đầu từ Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội,
thành nhà Mạc đến cố đô Hoa Lư, thành nhà Hồ và Lam Kinh, Phượng Hồng
Trung Đơ và cố đơ Huế; cũng như một số di tích cách mạng tiêu biểu gắn liền với
những sự kiện anh hùng của dân tộc nói chung, của thủ đơ Hà Nội nói riêng kể từ
khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đến nay.
Thứ hai là cuốn “ Kinh đô Việt Nam xưa và nay” ( Nguyễn Đăng Vinh,
Nguyễn Đăng Quang). Cuốn sách này cũng có nội dung tương tự như cuốn trên
với việc giới thiệu các kinh đơ có giá trị kiến trúc, văn hóa lịch sử đặc sắc, những
cá nhân có ảnh hưởng sâu sắc đến lịch sử, từ cố đô Hoa Lư đến Thăng Long –
Đơng Đơ – Hà Nội.
Ngồi ra, cịn có nhiều bài viết riêng biệt trên các báo, tạp chí nghiên cứu
chuyên ngành.
Có thể nói những cuốn sách, những bài viết này đã cung cấp khá đầy đủ
các thông tin nhưng chưa có cuốn sách nào viết về chương trình du lịch xuyên
suốt các miền kinh đô này.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, đề tài Xây
dựng chương trình du lịch “Hành trình qua các miền kinh đơ Việt” gồm 3 chương
chính:

- Chương 1: Lược sử Việt Nam và sự hình thành các kinh đơ Việt.
- Chương 2: Thiết kế chương trình du lịch “Hành trình qua các miền kinh
đô Việt”.
- Chương 3: Định hướng, giải pháp đưa chương trình du lịch “Hành trình
qua các miền kinh đơ Việt” vào thực tế.

4


NỘI DUNG
Chương 1
LƯỢC SỬ VIỆT NAM VÀ SỰ HÌNH THÀNH CÁC KINH ĐÔ VIỆT

1.1 Thời đại Hùng Vương (2879 – 258 TCN)
Là người Việt Nam, ai cũng biết truyền thuyết về thời đại Hùng Vương.
Người Việt Nam cùng được sinh ra trong một bọc trứng của mẹ Âu Cơ, là con
cháu của các vua Hùng. Nhiều thế hệ người Việt đã băn khoăn đi tìm câu trả lời
cho câu hỏi: “ Thời đại các vua Hùng có thật hay khơng?”.
Những thư tịch cổ chép về thời đại Hùng Vương hầu hết là sách chữ Hán
của Trung Quốc và của nước ta trong thời phong kiến. Tuy nội dung của những
thư tịch đó cịn có nhiều điều cần thảo luận và nghiên cứu sâu hơn nữa nhưng nó
vẫn là nguồn tài liệu gốc mà các nhà nghiên cứu phải sử dụng. Tài liệu thư tịch
của Trung Quốc ghi chép về thời kì Hùng Vương rất tản mạn, và ít ỏi, nhiều điểm
không rõ ràng. Sách “Giao Châu ngoại vực ký” (khoảng thế kỉ III, IV) được dẫn
lại trong sách “Thủy kinh chú” đã chép có một đoạn rất có giá trị: “ Thời xưa,
Giao Chỉ chưa có quận huyện, thì đất đai có ruộng lạc, ruộng ấy theo nước thủy
triều lên xuống (mà làm). Dân khẩn ruộng mà ăn nên gọi là dân Lạc. Đặt Lạc
vương, Lạc hầu để làm chủ các quận huyện. Các quận huyện phần nhiều là Lạc
tướng. Lạc tướng thì có ấn đồng giải xanh”. Sách “Nam Việt chí” do “Cựu
đường thư địa lý chí” và “Thái Bình hồn vũ ký” dẫn lại đã chép: “Đất Giao Chỉ

xưa rất phì nhiêu, có qn trưởng là Hùng Vương”. Đó là sơ lược vài nét về tài
liệu thư tịch Trung Quốc ghi chép những vấn đề có liên quan đến thời kì Hùng
Vương.

5


Chúng ta biết được rằng những sử sách của Việt Nam ghi chép về thời
Hùng Vương xưa nhất là vào đời Trần. Cho đến nay, ta biết được hai quyển sách
đầu tiên ghi chép về thời Hùng Vương còn lại trong tay chúng ta là quyển “ Việt
điện u linh” và “Lĩnh nam chích quái” (đầu thế kỉ XIV). Sau đó là sử sách được
soạn trong thời Lê và thời Nguyễn như : “Dư địa chí” (1435) của Nguyễn Trãi,
“Vân đài loại ngữ” của Lê Quý Đôn, “Đại Việt sử kí tồn thư” của Ngơ Sĩ Liên
(1479), “Việt Giám thơng khảo tổng luận” (1514) của Lê Tung, “Lịch triều hiến
chương loại chí” (1821) của Phan Huy Chú, “Việt sử thơng giám cương mục”
của sử quán triều Nguyễn…
Một đoạn ghi trong “ Đại Việt sử lược” chép rằng: “Đến đời Trang vương
nhà Chu (696 - 682 TC) ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật (áp) phục
được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đơ ở Văn Lang, hiệu là nước Văn
Lang…truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương”
Khảo cổ học cũng có rất nhiều đóng góp trong việc làm sáng tỏ các vấn đề
về thời đại Hùng Vương. Những kết quả của các cơng trình nghiên cứu và phát
hiện khảo cổ học trên miền Bắc Việt Nam, đã cho thấy rằng có một số di tích
thuộc hậu kì thời đá mới , thời đại đồ đồng và giai đoạn đầu của thời đại đồ sắt là
có liên quan đến thời kì Hùng Vương. Giai đoạn sớm nhất là nhóm văn hóa
Phùng Nguyên. Sau văn hóa Phùng Ngun là nhóm di tích Gị Mun. Đây là
nhóm di tích thuộc thời đại đồ đồng.
Trong nhóm di tích Gò Mun vẫn còn giữ nhiều đặc trưng về đồ đá và đồ
gốm của Văn hóa Phùng Nguyên.
Sau nhóm di tích này là nhóm di tích Văn hóa Đơng Sơn. Đây là một nền

văn hóa thuộc giai đoạn phát triển, giai đoạn hưng thịnh của thời đại đồ đồng
thau. Đây là một nền văn hóa bản địa vơ cùng rực rỡ. Tiêu biểu nhất của nền văn
hóa này là trống đồng. Kỹ thuật chế tạo đồ gốm của giai đoạn này cũng khá cao.
Văn hóa Đơng Sơn (kể cả giai đoạn Gò Mun) đã tồn tại từ cuối thập niên
thứ hai, đầu thiên niên kỉ thứ nhất trước công nguyên cho đến đầu công nguyên.

6


Theo tình hình tài liệu nghiên cứu hiện nay, một bộ phận của văn hóa Đơng
Sơn (kể cả di tích Gị Mun) là những di tích trùng hợp về thời gian và cương vực
của nước Văn Lang. Chủ nhân của Văn hóa Đơng Sơn là cư dân của miền đất bị
Triệu Đà xâm lược và sau đó bị nhà Hán xâm lược, là cư dân của nước Âu Lạc và
trước đó là cư dân của nước Văn Lang. Bởi vậy người ta cho rằng văn hóa vật
chất của thời kì Hùng Vương là Văn hóa Đơng Sơn.
Đó là một vài nét khái quát về quá trình nghiên cứu về sự tồn tại của thời
đại Hùng Vương.
Theo truyền thuyết thì thủy tổ dân tộc ta là Kinh Dương Vương, hiện cịn
có mộ tại làng Á Lữ, Thuận Thành, Bắc Ninh.
Nguyên Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương
Nam đến núi Ngũ Lĩnh (Hồ Nam, Trung Quốc) đóng lại đó rồi lấy con gái bà Vũ
Tiên, sau đó sinh được một người con trai tư chất thông minh đặt tên là Lộc Tục.
Sau Đế Minh truyền ngôi cho con trưởng là Đế Nghi, làm vua phương Bắc và
Lộc Tục làm vua phương Nam xưng là Kinh Dương Vương, sau đó lấy con gái
Thần Long là vua hồ Động Đình sinh được một con trai tên là Sùng Lãm, nối
ngôi làm vua, xưng vương là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai
là Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng, nở thành trăm người con trai. Một ngày,
Long Quân nói với Âu Cơ rằng: “ Ta là giống Rồng, mình là giống Tiên, thủy
hỏa khắc nhau, không ở cùng nhau được”. Hai người bèn chia con ra ở riêng.
Năm mươi người theo mẹ về núi, năm mươi người theo cha về biển, chia nhau

thống trị các xứ đó, đó là thủy tổ của các nhóm Bách Việt. Người con trưởng
trong số các con theo mẹ lên Phong Sơn, được tôn làm vua, gọi là vua Hùng, đặt
tên nước là Văn Lang, đóng đơ ở Phong Châu, Phú Thọ - nơi có ngọn núi Nghĩa
Lĩnh và hai ngọn núi Trọc và núi Vặn linh thiêng.
Truyền thuyết kể lại rằng: Vua Hùng đi nhiều nơi để tìm đất đóng đơ của
nước Văn Lang. Vua đi tới một miền phong cảnh đẹp đẽ, đất phẳng mà rộng, có
nhiều khe suối… Vua cho là thế đất chưa đủ, bèn sai chim đại bàng đắp 100 quả
gò, hẹn trước khi trời sáng phải xong. Chim đại bàng khuân đá đắp được 99 quả
7


gị, chợt có con gà mơ ngủ gáy sáng, chim đại bàng ngỡ trời đã rạng, vỗ cánh bay
đi. Vua Hùng tìm đất khác.
Lại tới một nơi khác, vua thấy có một ngọn núi cao sừng sững như các trụ
chống trời vươn lên giữa hàng trăm quả đồi vây quanh. Chợt con ngựa quay đầu,
vó ngựa đạp mạnh, núi lở xuống, sụt mất một góc. Vua chê thế đất khơng vững,
bèn bỏ đi. Lại tới một tòa núi dài đầu cao, đuôi thấp, nằm giữa 100 quả đồi nhỏ
như con giao long bơi lượn trên mặt sơng. Trên núi có đường lên trời, có hang
xuống đất. Vua bước vào hang chợt gặp một con rắn trắng chắn đường, cho là
điềm gở bèn bỏ đi.
Theo sông Thao, tới một vùng, thấy trước mặt là sông lớn, sau lưng là núi
cao, đầm nước mênh mơng bao bọc những hịn đảo nhỏ. Vua đứng ngắm cảnh,
chợt có rùa vàng hiện lên mặt nước, lưng như tấm phản, gật đầu chào vua, tự
xưng là chúa đầm này. Vua cưỡi lên lưng rùa. Rùa đưa vua đi thăm đủ 99 ngách,
cây cối lòa xòa, nước trong xanh, các lồi thủy tộc chào đón vua. Vua khen cảnh
đẹp nhưng khơng có đủ 100 ngách và khơng có thể mở rộng để xây dựng cung
điện họp mn dân nên lại bỏ đi. Lên tới sơng Đà, sóng xơ cuồn cuộn, núi Tản
vươn mình một dải, ven sơng cây xanh bát ngát, địa thế rất đẹp. Vua truyền lệnh
cho phượng hoàng đào 100 chiếc hồ, chọn đất này làm đất đóng đơ. Đào được 99
cái hồ thì chợt có tiếng phượng đực kêu ở đằng xa, phượng cái vỗ cánh bay theo,

cả đàn con bay lên. Vua không thấy đủ 100 các hồ nên cũng bỏ đi.
Vua đi mãi nơi này đến nơi khác mà chưa chọn được nơi nào có thể định
đơ. Đi tới một vùng, trước mặt có ba sơng tụ hội, hai bên có Tản Viên, Tam Đảo
chầu về, có đồi núi gần xa, có đồng ruộng tươi tốt, có dân cư đơng vui. Lại giữa
đồi có một quả núi cao hẳn lên như đầu một con Rồng, còn những dãy kia như
khúc rồng uốn lượn. Vua cả mừng thấy núi non kì thú, đất tốt, sông sâu, cây cối
xanh tươi. Vua Hùng chọn nơi này làm đất đóng đơ, có thế hiểm để giữ, có thế để
mở, có chỗ cho mn dân hội tụ. Đó là kinh đơ Văn Lang xưa”. Qua truyền
thuyết này, tự bản thân mỗi người dân Việt Nam đều thấy rõ hơn vị trí của vùng
đất tổ - nơi đánh dấu mộc son chói lọi của buổi hồng hoang lập nước và công lao
8


to lớn của các vua Hùng trong tiến trình phát triển của lịch sử - Đó là những bước
ngoặt đầu tiên, đặt nền móng cho lịch sử Việt Nam.
1.2 Thời kỳ An Dương Vương và nước Âu Lạc (257 – 208TCN)
Vào giữa thiên niên kỉ thứ I TCN, khi nước Văn Lang còn thịnh ở miền
Trung du và đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ thì ở miền Việt Bắc ngày nay
và một phần đất đai Quảng Tây, Quảng Đông (Trung Quốc) nổi lên một liên
minh bộ lạc của người Âu. Liên minh đó có khoảng 10 bộ lạc, trung tâm điểm là
miền đồng bằng phì nhiêu xứ Cao Bằng. Nếu người Lạc là tổ tiên trực tiếp của
các dân tộc Việt, Mường thì người Âu có thể là tổ tiên trực tiếp của các dân tộc
Nùng, Tày. Vào buổi ấy, sự phân hóa các dân tộc cịn chưa thật rành rẽ như ngày
nay. Âu và Lạc đều cùng nịi giống Việt, Lạc và Âu sống hịa bình trong mối
quan hệ láng giềng tương thân tương ái và có quan hệ thông gia. Người Âu giữ
“rừng vàng”, người Lạc coi “bể bạc”.
Khi ấy, ở miền Tứ Xuyên (Trung Quốc) có nước Ba, nước Thục. Con bn
Ba Thục thường mang hàng hóa đi xuống đất Dạ Lang ở đầu nguồn Tây Giang
rồi xi dịng Tây Giang (khi ấy gọi là sông Tường Kha) bán cho người Âu, Lạc.
Qua những con bn đó, dần dần Ba Thục biết đến miền đất Việt và người Âu,

người Lạc cũng biết qua văn minh Ba Thục. Từ đất Việt, trống đồng được chuyên
chở lên tận miền Ba Thục. Người ta đã tìm thấy ở Tứ Xuyên một trống đồng cổ
giống hệt trống đồng tìm thấy trên đất Việt Nam. Người Thục giỏi kĩ thuật cung
nỏ, kỹ thuật xây thành, cũng trao đổi kĩ thuật với người Âu, người Lạc.
Năm 316 TCN, nước Thục, nước Ba bị nước Tần tiêu diệt. Dòng họ Khai –
Minh nước Thục mất nước. Một số con cháu, họ hàng nhà Thục và dân Thục
không chịu thuần phục nhà Tần đã rủ nhau xuống trốn tránh ở phương Nam.
Vốn có quen biết trước, những người nước Thục đi mãi xuống miền tả Hữu
Giang, nương náu trên mảnh đất của người Âu. Họ nhập với người Âu, cùng
người Âu dựng vợ gả chồng, đổi theo phong tục người Âu tuy cũng giữ lại ít
nhiều bóng dáng của nền văn minh Ba Thục. Với chế độ dân chủ bộ lạc, những
9


người tài giỏi trong bọn họ cũng có thể được cử làm thủ lĩnh bộ lạc hay bộ lạc
liên minh miễn là phải hóa theo phong tục “người Âu và phục vụ người Âu”. Vào
nửa đầu thế kỉ III TCN. Bố Thục Phán được cử làm thủ lĩnh một liên minh bộ lạc
người Âu ở vùng Cao Bằng. Thủ lĩnh liên minh bộ lạc Âu – Việt tìm cách phát
triển thế lực xuống miền đông và miền nam, vào địa bàn thống trị của Hùng
Vương.
Thục Phán cầu hôn với công chúa Mị Nương – con gái vua Hùng thứ 18
không thành. Thực chất đây là một âm mưu để chiếm nước Văn Lang. Thục
Vương đã giao phó trách nhiệm ấy cho con là Thục Phán. Thục Phán là một thủ
lĩnh trẻ, tài giỏi. Ơng tìm cách liên lạc với một số đại đầu mục của triều Hùng
Vương vốn có lịng bất mãn với Hùng Vương. Họ làm tay trong giúp đỡ ông khi
khởi sự. Vào nửa cuối thế kỉ III TCN, Thục Phán phái hàng vạn quân theo nhiều
đường như Bảo Lạc (Cao Bằng), Chiêm Hóa (Tun Quang), Bạch Thơng (Bắc
Cạn), Vũ Nhai (Thái Nguyên) tiến xuống vùng Bạch Hạc, Việt Trì. Triều Hùng
bây giờ đã suy đốn, vua Hùng ngày ngày uống rượu, ăn tiệc làm vui. Áp lực quân
sự từ bên ngoài kết hợp với nội ứng bên trong và việc quân sĩ “ đảo qua” đã khiến

triều Hùng Vương sụp đổ.
Thục Phán hồn tồn thắng lợi. Ơng sát nhập đất đai người Âu ở phía bắc
và đất đai người Lạc ở phương nam thành một nước, dựng lên nước Âu Lạc, tự
xưng vua, hiệu là An Dương Vương. Tuy An Dương Vương đã truất ngôi thủ
lĩnh của vua Hùng nhưng họ hàng Hùng Vương vẫn được trọng dụng. Lạc hầu trở
thành đại thần của nước Âu Lạc. Các lạc tướng vẫn được cha truyền con nối, cai
quản các bộ lạc người Lạc như trước. Nước Âu Lạc trở thành một nhà nước nhiều
dân tộc, có miền núi, miền xi, có rừng vàng biển bạc, đất đai rộng hơn, người
đông hơn, thực lực kinh tế hơn, quân sự giàu mạnh hơn. Do đó những điều kiện
chuẩn bị cho việc chống xâm lược phương Bắc, phòng thủ đất nước của người
Việt cũng vững vàng hơn trước. Mối lo lắng của An Dương Vương lúc này tập
trung vào việc chọn một nơi thích hợp để định đơ của nhà nước mới và xây dựng
kinh đô mới thành một pháo đài bất khả xâm phạm chống họa xâm lăng đang đe
10


dọa từ phương Bắc. Bởi đô cũ của An Dương Vương ở Cao Bằng vừa quá gần
đất đai mà nhà Tần vừa chiếm được, vừa là miền núi non, xa xơi cách trở với
đồng bằng phì nhiêu nay đã thuộc quyền ông. Cao Bằng không thế xứng là thủ đô
Âu Lạc.
Ơng nhận thấy kinh đơ của các vua Hùng ở Bạch Hạc, Việt Trì cũng có
nhiều điều khơng ổn. Đây là đất cũ của Hùng Vương, vua cũ đã bại nhưng nhân
dân Văn Lang làm sao có thể một sớm một chiều ổn định ngay được? Tốt nhất là
chọn một nơi khác làm đất dựng đô, đắp lũy, đào hào, phịng giặc phương Bắc.
Truyền thuyết dân gian kể rằng chính Cao Lỗ cực lực khuyên vua nên sớm dời
đô. Mặt khác, hơn 400 năm đã trôi qua kể từ ngày vua Hùng dựng nước, định đơ
ở đất Việt Trì, hình sơng, thế đất ở đây đã có nhiều thay đổi. Dưới thời Hùng
Vương thứ nhất, miền xi cịn trũng lầy, rừng già, cỏ rậm còn hoang dại. Nhưng
trong khoảng hơn 400 năm tồn tại của nước Văn Lang cảnh quan châu thổ đã trải
qua nhiều biến hóa. Cuối đời Hùng Vương, đồng bằng đã trở thành miền đất trù

phú, xóm làng đã dựng lên san sát ở những miền đất cao, cồn gị, đồi đất ven
sơng… cho nên xu thế tất yếu khách quan, trung tâm kinh tế đã chuyển dịch từ
vùng núi, vùng trung du về miền châu thổ. Do vậy, trung tâm đất nước – thủ đô
Âu Lạc – cũng phải chuyển lùi xuống miền đồng bằng thấp hơn so với thời kì tồn
tại của nước Văn Lang.
Theo truyền thuyết, An Dương Vương cùng với tướng sĩ và qn lính, từ
vùng Tam Đảo, Việt Trì; từ vùng núi Đổ Mã (Vĩnh Phú) đi mãi về xuôi. An
Dương Vương đã dừng chân ở Tó (Uy Nỗ) vài phiên chợ. Thậm chí có chuyện
cịn quả quyết rằng An Dương Vương đóng đơ ở Tó hàng chục năm rịng. Người
dân Tó vẫn cịn tự hào rằng đất làng mình là nơi vua Thục đóng đơ đầu tiên chứ
phải đâu Cổ Loa ngay tự ban đầu đã là “đất Đế vương”.
Khi đóng binh ở Tó, ngày ngày vua thường cùng cận thần dắt bầy chó đi
săn. Bầy chó của vua khơng hiểu sao cứ chạy mãi sang đất đai Chạ Chủ (Cổ
Loa). Rồi một hơm, con chó q nhất trong bầy chó của vua bồng nhiên biến
mất. Vua sai người đi sục tìm khắp đó đây. Sau một thời gian tìm kiếm, quân sĩ
11


trở về Tó tâu với An Dương Vương rằng: con chó quý đã sang Chạ Chủ và đẻ
được đàn con trên đỉnh một quả gị thấp trên đó (nay là nền đền Thượng Cổ Loa,
nơi thờ An Dương Vương). An Dương Vương nên đường sang thăm chó quý.
Trước mắt vua là một phong cảnh kì thú: dịng Hồng Giang uốn lượn từ phía
đơng nam sang phía tây nam như ơm ấp, như che chở cho Chạ Chủ. Thuyền đánh
cá tấp nập dưới sông. Trên bến, người đông vui như hội. Nhà dân lớp lớp ven
sơng, trên những đồi gị thoai thoải. Mạch đất cao, xoải dần từ Bắc xuống Nam
với nhiều sống đất tựa như những con rồng uốn khúc đổ dồn xuống trung tâm
Chạ Chủ. Chính trên “đầu rồng” lớn nhất, con chó quý của vua đã lót ổ đẻ con
trên đám lá khô, “đất lành chim đậu”, “đất quý nên chó đẻ con”. Sau khi xem xét
kĩ địa thế của vùng Chạ Chủ, An Dương Vương bàn bạc cùng Cao Lỗ và các
triều thần khác và cùng quyết định rời đô về Chạ Chủ.

Đất Cổ Loa khi ấy quả thực là trung tâm đất nước, lại là nơi cao ráo,
thống đãng, gần nguồn nước, giao thơng thuận tiện. Quá lên Bắc một chút đã đi
vào địa bàn Việt Bắc, khu vực của người Âu, nơi Thục Phán vốn làm thủ lĩnh.
Nhờ đường sơng, thuyền bè có thể ngược sông Hồng lên Tây Bắc, xuôi sông Cầu
ra Lục Đầu Giang rồi ra biển. Vùng Hà Nội ở bên kia sơng Đuống, sơng Hồng
khi đó lầy lội, nhiều đầm sâu, vực cả, ruộng trũng, chưa xứng đáng là “đất đế
vương” (Hà Nội khi ấy mới chỉ là một làng đánh cá nhỏ ở ven bờ Tô Lịch). Vua
Thục đã đưa trung tâm đất nước Việt cổ từ một miền đồi gò thuần trung du – đỉnh
thứ nhất của tam giác châu thổ sông Hồng xuống Cổ Loa là miền giáp ranh trung
du, đồng bằng, đỉnh thứ hai của tam giác châu thổ sông Hồng. Đất Cổ Loa bước
lên hàng đầu trên vũ đài lịch sử Việt Nam.
Đất nước được sống trong bình yên. Nhưng rồi nhà Tấn suy yếu, xã hội
Trung Quốc bước vào thời kì loạn lạc, bọn phong kiến cát cứ nổi lên khắp nơi
tranh giành ngôi thứ. Triệu Đà đem quân đánh chiếm Âu Lạc nhiều lần nhưng
khơng thành vì An Dương Vương có thành Cổ Loa kiên cố lại có nỏ thần lợi hại.
Cuối cùng, Triệu Đà dùng mưu hòa hiếu, cho con là Trọng Thủy kết hôn với
công chúa Mị Châu. Do sự nhẹ dạ của nàng công chúa và sự chủ quan của người
12


cha, năm 208 TCN, Triệu Đà chiếm được Âu Lạc. Nước mất, nhà tan, cơ đồ Âu
Lạc chìm đắm trong đêm trường Bắc thuộc nghìn năm.
Các thế lực phong kiến phương Bắc, sau khi tiêu diệt nước Nam Hán của
Triệu Đà, trong một thời gian dài, vẫn chọn Cổ Loa làm thủ phủ cho vùng đất
phương Nam. Chiến thắng Bạch Đằng lịch sử năm 938 đã kết thúc hơn một nghìn
năm mất nước. Thành trì được bồi trúc thêm, điện đài được xây dựng mới. Triều
đình Cổ Loa tuy mới được thiết lập nhưng cũng đã hiện rõ vẻ bề thế đế vương.
Nhưng chính quyền Ngơ Vương khơng duy trì được lâu dài. Sau khi Ngô
Quyền mất (năm 944), triều đình vắng đi người đủ tài đủ đức để các hào trưởng
anh hùng tự nguyện thần phục. Chính quyền Cổ Loa tan rã (năm 965), đất nước

loạn lạc, mười hai sứ quân tung tác khắp nơi. Nền độc lập vừa giành lại được có
nguy cơ đổ vỡ khi phải đối diện với một nhà Tống vừa mới lên cầm quyền.
1.3 Triều đại Đinh – Tiền Lê (968 – 1009)
Trong lịch sử Việt Nam, một mốc son đáng nhớ nữa là giai đoạn Đinh Bộ
Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, chấm dứt nạn “nồi da nấu thịt” kéo dài hơn 20 năm.
Khi nhà Ngô suy yếu, đất nước chia làm 12 sứ quân do thổ hào các nơi nổi
dậy, gây nạn can qua, nhân dân khắp nơi khổ cực, đau thương. Đinh Bộ Lĩnh
(người châu Đại Hồng, Hoa Lư, Ninh Bình) đã dẹp loạn 12 sứ quân chỉ trong
một năm, lập thành nghiệp đế. Năm Mậu Thìn (968), Đinh Bộ Lĩnh lên ngơi
Hồng đế. Sách “Đại Việt sử kí tồn thư viết”: “ Mậu Thìn năm thứ nhất (968),
vua lên ngơi, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, dời kinh đô về động Hoa Lư, xây
dựng đô mới, đắp thành đào hào, làm cung điện, đặt triều nghi”. Sách “Dư địa
chí” của Nguyễn Trãi ghi: “Đinh Bộ Lĩnh gọi nước là Đại Cồ Việt, đóng đơ ở
Hoa Lư. Hoa Lư xưa thuộc châu Đại Hồng, phủ Trường n”. Từ đó, vùng đất
này thành kinh đô Hoa Lư – kinh đô đầu tiên của đất nước thống nhất, độc lập, tự
chủ sau hơn 1000 năm Bắc thuộc.
Thế đất Hoa Lư tuyệt đẹp: Hệ thống núi đá vôi Hoa Lư phát triển thành
những dải núi hiểm trở bao bọc xung quanh một dải đất bằng, rộng lớn, ngay bên
13


bờ nam sơng Hồng Long, núi cao bao quanh gần như kín ba mặt Tây, Nam và
Đơng, tạo nên những bức tường cao vơ cùng kiên cố. Phía Bắc và Đơng Bắc ít
núi, lại có con sơng Hồng Long án ngữ như một hào ngồi. Sơng Hồng Long là
một con sơng bắt nguồn từ vùng núi Hịa Bình, Nho Quan chảy ra sông Đáy, là
con đường giao thông thuận tiện từ kinh thành ra Bắc vào Nam. Từ Hoa Lư cịn
có nhiều con đường len lỏi trong vùng, qua những ngách núi cheo leo để đi sâu
vào rừng núi hoặc vào phía nam. Chọn Hoa Lư làm kinh thành, người xưa chỉ
cần xây nối một đoạn ngắn các khoảng trống giữa hai quả núi là có một cơng sự
khép kín vô cùng kiên cố mà không phải tốn nhiều công sức.

Tiếp sau Cổ Loa, Hoa Lư là một tòa thành điển hình cho phương pháp xây
dựng lợi dụng địa thế tự nhiên. Trong điều kiện lịch sử của thế kỉ X, đất nước
mới giành lại được độc lập tự chủ sau một đêm dài dằng dặc một nghìn năm Bắc
thuộc, chính quyền phong kiến tập quyền đang cịn non trẻ, nạn ngoại xâm
phương Bắc vốn còn là một hiểm họa thường trực của đất nước, kẻ thù bên trong
vẫn âm ỉ phục thù. Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn chọn Hoa Lư làm kinh đơ để nhằm
lợi dụng địa hình hiểm trở của nó trong việc chống thù trong giặc ngồi.
Hoa Lư khơng những có lợi thế về địa thế mà cịn có lợi về lịng dân bởi
Hoa Lư ở sát quê hương của Đinh Bộ Lĩnh (huyện Hoàng Long) nơi mà tuổi thơ
ấu của ông đã được dân gian huyền thoại hóa và thời tráng niên là chốn dấy binh
lập nghiệp. Hoa Lư cũng ở gần quê hương của Lê Hồn (Thanh Hóa).
Về miền đất Hoa Lư, nếu ngược dịng lịch sử thì rất xa xưa đã là nơi tụ cư
của nhiều luồng dân cư, từ bắc vào nam hay từ vùng núi phía tây ra biển. Theo sử
sách chép lại, kinh đô Hoa Lư thuộc vùng đất Trường Yên ngày nay
Hoa Lư là đồng bằng màu mỡ, trải dài ra đến tận ven biển, dân cư đơng
đúc. Phía tây bắc một nửa là núi non hiểm trở với nhiều thung lũng rộng lớn có
thể trồng trọt chăn ni để tự túc lương thực, quân sĩ có thể vừa luyện tập chiến
đấu vừa tham gia sản xuất, lúc tiến lúc lui đều thuận lợi. Phía nam giáp giới với
Thanh Hóa, một tỉnh đơng dân, lương thảo dư thừa, có thể làm hậu phương vững
chắc để đánh, lui lâu dài.
14


Với các lí do trên, Hoa Lư đã được lựa chọn làm kinh đô của Đại Việt.
Nhà Đinh làm vua được hai đời: Đinh Tiên Hoàng (968 – 979) và Phế Đế
(979 – 980). Con trai thứ hai của Đinh Bộ Lĩnh là Đinh Tồn lên ngơi lúc 6 tuổi.
Vợ ông là Dương Vân Nga thay con cầm quyền trị nước trong hồn cảnh vơ cùng
khó khăn. Sự nghiệp thống nhất đất nước vừa được hồn thành, cịn bị đe dọa về
nhiều phía. Bên ngồi, phong kiến phương Bắc chuẩn bị bành trướng xâm lược.
Bên trong, các triều thần phân biệt tranh chấp gay gắt có nguy cơ nổ ra nội chiến

lớn. Là người có tầm nhìn xa trơng rộng, Dương Vân Nga nhận thấy rõ chỉ có
Thập đạo tướng qn Lê Hồn là người có khả năng giải quyết tình hình nghiêm
trọng ấy. Dương Vân Nga đã lấy Long cổn(1) chồng lên vai Lê Hồn tỏ sự
nhường ngơi trong tiếng hò reo vang dậy trời của quân sĩ. Lê Hồn đã lên ngơi
vua năm 980 tức vua Lê Đại Hành. Ơng đã phía Bắc phá Tống, phía Nam bình
Chiêm và xây dựng một kinh đô Hoa Lư nguy nga, bề thế. Sứ thần phương Bắc là
Tống Cảo, vốn quen thói cậy mình nước lớn, hỗn xược kiêu căng, coi các nước
láng giềng như quận huyện của chúng đã phải nép mình hạ bút “Hoa Lư thị Hán
Trường An” (Kinh thành Hoa Lư có thể sánh ngang với kinh đơ Trường An đời
Hán ở phương Bắc).
Nhà Tiền Lê tồn tại trong 29 năm, trải qua ba đời vua: Lê Đại Hành (980 –
1005), Lê Trung Thông (1005), Lê Long Đĩnh (1005 – 1009).
Hoa Lư đã đóng vai trị thủ đơ 42 năm. Đây đã là trung tâm văn hóa, chính
trị, kinh tế và quân sự của hai triều Đinh và Tiền Lê.
1.4 Triều đại Lý – Trần (1009 – 1400)
Cuối đời Lê, vua Lê Long Đĩnh tàn ác, bạo ngược như Kiệt Trụ bên Tàu,
sống dâm dục đến mức không ngồi được mà phải nằm thị triều, tục gọi là vua
Ngọa Triều. Lịng người ốn giận. Khi Long Đĩnh mất, đình thần tơn Lý Cơng
Uẩn (lúc đó đang là chỉ huy quân túc vệ trong cung) lên làm vua. Đó là cuối năm
( 1) :

Long là rồng. Cổn là áo lễ của vua. Long cổn là áo lễ thêu rồng của vua.

15


1009. Thế là tại Hoa Lư, Lý Công Uẩn lên ngôi vua, sáng lập ra triều Lý (1009 –
1225)
Kinh đô Hoa Lư là một vùng núi non hiểm trở, thích hợp với yêu cầu quân
sự của một chính quyền non trẻ còn phải đối đầu với sự đe dọa của thù trong giặc

ngoài. Trước yêu cầu mới của lịch sử, Hoa Lư với địa thế và vị trí của nó khơng
đáp ứng được vai trị kinh đơ của cả nước.
Lý Công Uẩn, vị vua sáng lập triều Lý đã nhận thức sâu sắc tầm quan
trọng của kinh thành đối với vận mệnh đất nước và vương triều. Theo ông, việc
định phải nhằm “mưu toan nghiệp lớn, tính kế cho con cháu mn đời”(2). Ơng
nhận thấy “thành Hoa Lư ẩm thấp, chật hẹp, không đủ làm chỗ ở của đế vương,
muốn dời đi nơi khác”(3)
Đầu năm 1010, Lý Công Uẩn tự tay viết “Chiếu dời đơ”, nói rõ lí do dời
đơ và quyết định chọn thành Đại La (Hà Nội) làm đô thành của nước ta. Chiếu
viết: Thành Đại La “ ở trung tâm bờ cõi đất nước, được cái thế rồng cuộn hổ
ngồi, vị trí ở giữa bốn phương đơng, tây, nam, bắc; tiện hình thế núi sơng sau
trước. Ở đó địa thế rộng mà bằng phẳng, vùng đất cao mà sáng sủa, dân cư không
khổ về ngập lụt, muôn vật rất phong phú, tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta, chỗ ấy
là nơi hơn cả, thật là chỗ hội họp của bốn phương, là nơi đô thành bậc nhất của
đế vương”. Mùa thu, tháng bảy năm Canh Tuất, đoàn thuyền ngự của nhà vua cập
bến thành Đại La. Theo truyền thuyết, khi thuyền vua vừa cập bến, Lý Công Uẩn
nhìn thấy rồng vàng bay lên. Từ giờ phút đó, thành Đại La được đổi tên thành
Thăng Long và giữ vai trị kinh đơ của cả nước.
Về mặt địa lý, đất Thăng Long nằm giữa vùng đồng bằng đông dân, trù
phú, lại ở vào vị trí đầu mối của những đường giao thông trọng yếu mà lúc bấy
giờ chủ yếu là đường sơng. Thuyền bè có thể xi ngược khắp đất kinh thành và
có thể theo sơng Hồng tỏa đi khắp mọi miền đất nước. Đó là nơi quy tụ và tỏa
rộng của mạng lưới giao thơng, là vị trí “chính giữa nam bắc đơng tây”, “chỗ tụ
(2)

Chiếu dời đơ của Lý Thái Tổ, Đại Việt sử kí tồn thư, Bản kỳ, q.2, 2a
Đại việt sử kí tồn thư, bản dịch, NXB Khoa học – xã hội, Hà Nội, 1983, t.1, tr.241

(3)


16


hội trọng yếu của bốn phương”. Đất Thăng Long lại có sơng Hồng, núi Tản tạo
nên thế “núi sơng sau trước”.
Về mặt kinh tế - xã hội, từ một làng nhỏ ven sông Tô, qua thành Vạn
Xuân của nhà Tiền Lý, thành Tống Bình – Đại La thời nhà Tùy – Đường, đến
đầu thế kỉ XI, đất Thăng Long đã trở thành một vùng cư dân tập trung, kinh tế
phát triển.
Tất cả những điều kiện thiên nhiên và kết quả phát triển lịch sử trên đây
cùng với tầm nhìn bao quát và sự phát hiện thiên tài của Lý Công Uẩn đã dẫn đến
chủ trương định đô ở Thăng Long. Và từ đó, Thăng Long đã vươn lên như Rồng
bay trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, xứng đáng là Kinh đô của
nước Đại Việt, là trung tâm kinh tế - văn hóa lớn nhất cả nước.
Trong hơn hai thế kỉ dưới triều Lý, giặc ngoại xâm khơng xâm phạm đến
Thăng Long, nhưng đất kinh kì cũng phải chịu đựng những cơn binh lửa của
xung đột cung đình và chiến tranh phe phái. Triều Lý đã suy thoái cực độ và phải
nhường chỗ cho vương triều mới: nhà Trần (1226 -1400). Triều Lý tồn tại trong
215 năm thì tan rã. Trải qua 9 đời vua:
STT

Đời vua

Thời gian

1

Lý Công Uẩn

1010 - 1028


2
3

Lý Thái Tông
Lý Thánh Tông

1028 - 1054
1054 - 1072

4

Lý Nhân Tông

1072 – 1127

5

Lý Thần Tông

1128 – 1138

6

Lý Anh Tông

1038 - 1175

7


Lý Cao Tông

1176 - 1210

8

Lý Huệ Tông

1211 - 1225

9

Lý Chiêu Hoàng

1224 - 1225

* Thăng Long thời Trần

17


Triều Trần thành lập đã chấm dứt được tình trạng loạn ly cuối đời Lý, khơi
phục quyền lực của chính quyền trung ương, thiết lập lại trật tự chính trị - xã hội
trong cả nước. Trên cơ sở thừa kế những kết quả xây dựng của triều Lý, triều
Trần, bằng nhiều chính sách và biện pháp tích cực, đã thúc đẩy sự phát triển của
đất nước về mọi mặt. Nền văn minh Đại Việt tiếp tục phồn thịnh.
Thăng Long vẫn giữ vị trí kinh đơ của nước Đại Việt dưới triều Trần. Về
quy mô và cấu trúc, Thăng Long đời Trần hầu như không khác Thăng Long đời
Lý. Trong 175 năm đóng đơ ở đây, nhà Trần tận dụng tất cả những cơ sở đã được
xây dựng từ trước, tu bổ, mở mang thêm, và kiến tạo một số công trình cần thiết.

Thăng Long thời Trần khơng chỉ có xây dựng và sáng tạo, mà còn phải đánh giặc
và đã đánh giặc rất giỏi. Triều Trần thay thế triều Lý vào lúc các dân tộc châu Á
và châu Âu đang đứng trước một mối đe dọa cực kì nguy hiểm: nạn xâm lược
bành trướng dữ dội của đế chế Mông Cổ. Đó là một đế chế rộng lớn và tàn bạo
bậc nhất trên thế giới đương thời. Trong vòng 30 năm (1258 – 1288), đế chế
Mông – Nguyên đã ba lần xâm lược Đại Việt trong mưu đồ quyết chiếm lấy nước
có vị trí chiến lược trọng yếu này của Đơng Nam Á để mở đường bành trướng
xuống tồn khu vực. Nhưng cả ba lần chúng đều thất bại, phải rời bỏ mộng xâm
lăng trước hào khí Đơng A của vua tôi Đại Việt.
Nhà Trần ở ngôi được 175 năm, với 12 đời vua:
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Đời vua
Trần Thái Tông
Trần Thánh Tông
Trần Nhân Tông
Trần Anh Tông
Trần Minh Tông

Trần Hiến Tông
Trần Dụ Tông
Trần Nghệ Tông
Trần Duệ Tông
Trần Phế Đế
Trần Thuận Tông
Trần Thiếu Đế

Thời gian
1225 – 1400
1258 – 1278
1279 – 1293
1293 - 1314
1314 – 1329
1329 – 1341
1341 – 1369
1370 - 1372
1372 – 1377
1377- 1378
1388 – 1398
1398 – 1400

18


1.5 Triều đại nhà Hồ (1400 – 1407)
Sau ba cuộc kháng chiến “long trời lở đất” với thắng lợi rực rỡ, chiến cơng
huy hồng, nhà Trần trải qua một thời gian dài ổn định và phát triển thì đến
những 1370 trở về sau là thời kì “mạt Trần”. Chính giai đoạn này, Quý Ly bước
vào lịch sử với tư thế của một nhân vật mang tầm vóc đặc biệt, có ảnh hưởng rất

lớn đối với triều Trần.
Quý Ly thuộc dòng dõi trạng nguyên Hồ Hưng Dật, người Triết Giang,
Trung Quốc. Ngay từ trước khi Quý Ly bước vào chính trường, Trần Minh Tơng
là người đặt “nền móng” cho quan hệ ngoại thích của Q Ly. Vua Minh Tơng
(1300- 1357) có hai cung nhân đều là cô của Quý Ly. Minh Từ sinh ra Nghệ
Tông và Đôn Từ sinh ra vua Duệ Tông. Thế là Quý Ly là cháu họ ngoại của nhà
vua, gọi Minh Tơng bằng dượng. Sau đó, Q Ly đã từng bước trở thành phò mã,
rồi bác – cháu, rồi bố vợ - con rể, rồi ông ngoại – cháu các vua Trần. Các mối
quan hệ này giúp Quý Ly tăng cường quyền lực, từng bước gây ảnh hưởng đối
với các vua Trần và hoàn tất bằng “cuộc chuyển giao quyền lực bắt buộc” vào
năm Canh Thìn (1400).
Năm 1395, Trần Nghệ Tông qua đời. Từ đây, quyền lực trong tay vương
triều Trần thực sự do Hồ Quý Ly nắm giữ. Với nhãn quan của con người có học
vấn, năng nổ, có đầu óc cách tân, Quý Ly nhận thức rõ thế lực quý tộc Trần sẽ
kiên quyết chống lại và tìm mọi cách loại trừ ơng. Trong khi trong nước vương
triều Trần suy yếu thì ở phía Bắc, nhà Minh đang bước vào giai đoạn phát triển,
có ý đồ mở rộng lãnh thổ xuống phương Nam. Để chuẩn bị đối phó với họa xâm
lược từ phương Bắc, bảo vệ nền độc lập và bảo toàn sự nghiệp cách tân đất nước
của mình, Hồ Quý Ly đã quyết định chuyển kinh đơ từ Thăng Long vào Thanh
Hóa. Thanh Hóa đất rộng người đơng, từng là vị trí chiến lược quan trọng trong
kháng chiến chống giặc Nguyên lần thứ hai (1285). Mặt khác, ở Thanh Hóa, ảnh
hưởng của quý tộc Trần và lực lượng của họ không mạnh như các vùng gần kinh
lộ. Dời kinh đơ về đất Thanh Hóa, hẳn Quý Ly hi vọng dựa vào thế của vùng đất

19


“địa linh nhân kiệt” vốn là quê hương bản hộ của mình, dễ dàng đoạn tuyệt với
vương triều Trần và quan trọng hơn là thuận tiện trong việc chuẩn bị tổ chức
chống xâm lược từ phương Bắc.

Nguy cơ chiến tranh với phong kiến phương Bắc có ngay từ những năm
cuối của vương triều Trần, quan hệ giữa hai quốc gia ln ở trong tình trạng căng
thẳng, Q Ly là người đã nhìn thấy một cuộc giao tranh giữa hai nước chắc chắn
sẽ nổ ra nên ông luôn chuẩn bị tư thế sẵn sang để đối phó. Kể từ khi nhà Lý định
đô ở Thăng Long, đất “rồng bay” chưa bao giờ thích hợp cho việc phịng thủ (nhà
Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thường xuyên phải bỏ
Thăng Long để giành thế chủ động trên chiến trường). Kinh đơ của hai vương
triều Lí – Trần trước đó thích hợp với chiến thuật “đánh vu hồi” hơn là vị trí cố
thủ. Thực tế đã chứng minh khi vua tôi nhà Trần bỏ Thăng Long để giữ thế phản
ngự rồi chuyển sang thế tấn cơng đã có tác dụng tích cực.
Xét vị trí của thành An Tơn, thành Tây Đô đã đáp ứng được yêu cầu cần
thiết của một kinh thành lúc bấy giờ. Sử chép: “Năm Đinh Sửu, mùa xuân, tháng
giêng (1397) sai Lại bộ thượng thư kiêm thái sư lệnh Đỗ Tĩnh đi xem đất và đo
đạc động An Tơn, phủ Thanh Hóa, đắp thành, đào hào, lập nhà tông miếu, dựng
đàn xã tắc, mở đường phố, có ý muốn dời kinh đơ đến đó, tháng ba thì hồn tất.”.
Đó là thành An Tơn, cịn gọi là thành Tây Giai, thành nhà Hồ, kinh đô mới và
cũng được gọi là Tây Đơ.
Tháng 3 năm 1400 khơng cịn do dự được nữa, Quý Ly bức thiếu đế An
nhường ngơi cho mình ở An Tơn. Q Ly lên ngơi, lấy niên hiệu là Thánh
Nguyên, đổi tên nước là Đại Ngu, chuyển từ họ Lê về họ Hồ. Nhà Hồ chính thức
được thành lập.
Thăng Long đổi tên là Đơng Đơ. Từ đó, trong những năm cuối triều Trần
và thời nhà Hồ, Thăng Long mất vị trí trung tâm của cả nước. Cuối 1406, vận
mạng của đất nước và của Thăng Long – Đông Đô phải trải qua thử thách cực kì
ác liệt do cuộc chiến tranh xâm lược cùng 20 năm đô hộ của nhà Minh (1409 –
1429) gây ra. Dưới ách thống trị của nhà Minh, thành Đông Đô bị đổi tên thành
20


Đông Quan và trở thành sào huyệt trung tâm của qn giặc. Đơng Quan cũng như

cả nước chìm ngập trong đau thương tan tóc do tội ác của quân giặc gây ra.
Hồ Quý Ly có nhiều cải cách với đất nước nhưng rồi do lên ngơi khơng
“danh chính ngơn thuận”, khơng được lịng dân, cuộc kháng chiến chống xâm
lược Minh của cha con Hồ Quý Ly thất bại nhanh chóng. Nhà Hồ làm vua được 7
năm, qua hai đời vua: Hồ Quý Ly (1400) và Hồ Hán Thương (1401- 1407) thì
sụp đổ. Thành Tây đơ đã đóng vai trị quốc đô của Đại Ngu trong 7 năm nhưng
chỉ nổi rõ vai trò là một trung tâm quân sự.
1.6 Triều đại Lê Sơ (1428 – 1527)
Người khởi nghiệp nhà Lê Sơ chính là Lê Lợi. Tổ bốn đời của Lê Lợi là
Lê Hối, người Thanh Hóa. Lê Lợi sinh vào giờ Tý ngày 6 tháng 8 năm Ất Sửu,
tức ngày 10 tháng 9 năm 1385 đời nhà Trần. Ngay từ khi cịn rất trẻ, Lê Lợi đã
là người thơng minh, dũng lược, đức độ hơn người. Khi quân Minh đánh bại cha
con nhà Hồ đưa về Kim Lăng, rồi đặt nước ta thành quận, huyện. Lê Lợi ngầm
có ý khơi phục non sơng nên hạ mình tơn người hiền, bỏ tiền ra nuôi binh sĩ,
chiêu nạp những anh hùng hào kiệt khắp nơi như : Lê Văn An, Lê Văn Ninh,
Bùi Quốc Hưng, Nguyễn Trãi, Lưu Nhân Chú, Trịnh Vô, Vũ Uy… Mùa xuân
năm Mậu Tuất 1418, Lê Lợi đã cùng với nghĩa quân tất cả 50 tướng văn và
tướng võ (trong đó có 19 người đã từng kết nghĩa anh em nguyện cùng chí
hướng với nhau ở hội thề Lũng Nhai, năm 1416), chính thức phất cờ khởi nghĩa
(khởi nghĩa Lam Sơn). Đồng thời ơng tự xưng là Bình Định Vương và kêu gọi
dân Việt đồng lòng đứng lên đánh đuổi quân xâm lược Minh cứu nước. Bằng
những chiến thắng lừng lẫy trong lịch sử: Tốt Động – Chúc Động, Chiến thắng
Chi Lăng-Xương Giang…Ngày 28/1 năm Mậu Thân 1428, những bóng dáng
cuối cùng của quân Minh đã bị quét sạch khỏi bờ cõi. Ngày 29/4 năm đó, ơng
lên ngơi hồng đế, khôi phục quốc hiệu Đại Việt, vẫn định đô ở Thăng Long –
Đông Đô. Năm 1430, nhà Lê đổi Đông Đô thành Đông Kinh. Đồng thời cho xây
dựng ở quê hương đất tổ Lam Sơn một kinh thành gọi là Lam Kinh hay còn gọi
21



×