BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HĨA HÀ NỘI
Khoa Văn hóa Du lịch
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH VỀ
CỘI NGUỒN HỢP TÁC GIỮA BA TỈNH
LÀO CAI – YÊN BÁI – PHÚ THỌ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Anh Cường
Sinh viên thực hiện : Bùi Thị Kiều Oanh
Hà Nội, tháng 5 năm 2012
1
LỜI CẢM ƠN
Được sự gợi ý của giảng viên hướng dẫn – TS Nguyễn Anh Cường,
em đã mạnh dạn chọn đề tài “Xây dựng chương trình du lịch về cội nguồn
hợp tác giữa ba tỉnh Lào Cai – Yên Bái – Phú Thọ” làm khóa luận tốt
nghiệp của mình. Với bản thân em, đề tài là một thử thách khó khăn vì
khơng chỉ địi hỏi một lượng kiến thức văn hóa lớn mà trong thực tế chưa
có cuốn sách nào viết về một chương trình du lịch về cội nguồn hồn chỉnh.
Chính vì vậy, khóa luận tốt nghiệp chính là một cơ hội để em thực hiện
mong muốn xây dựng một chương trình du lịch cội nguồn hấp dẫn, có tính
thực tiễn cao.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của: Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch tỉnh Lào Cai; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái; Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ; Ban quản lý di tích Đền Hùng
(Việt Trì – Phú Thọ)… đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình khảo sát
thực tế, thu thập tài liệu. Em xin cảm ơn thầy cơ trong khoa Văn hóa Du
lịch đã cung cấp cho em những kiến thức nền tảng về nhiều lĩnh vực trong
suốt bốn năm học để em có thể thực hiện đề tài này. Một lần nữa em xin
cảm ơn sự động viên và giúp đỡ rất tận tình của Thầy Cường trong suốt
thời gian em làm khóa luận.
Do những hạn chế về thời gian, vốn hiểu biết, đề tài cịn rất nhiều
thiếu sót, em mong nhận được sự thơng cảm, góp ý từ thầy cơ và các bạn!
Sinh viên
Bùi Thị Kiều Oanh
2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
Chương 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT CHUNG BA
TỈNH LÀO CAI – YÊN BÁI – PHÚ THỌ.............................................. 9
1.1 Một số cơ sở lý luận. ........................................................................... 9
1.1.1 Loại hình du lịch...................................................................... 9
1.1.2 Loại hình du lịch về cội nguồn và chương trình du lịch về cội
nguồn. ............................................................................................ 10
1.1.3 Quy trình thiết kế chương trình du lịch về cội nguồn. ............ 13
1.2 Khái quát chung ba tỉnh Lào Cai – Yên Bái – Phú Thọ................. 16
1.2.1 Lào Cai.................................................................................. 16
1.2.2 Yên Bái. ................................................................................. 20
1.2.3 Phú Thọ................................................................................. 24
Chương 2: THỰC TRẠNG DU LỊCH VỀ CỘI NGUỒN HIỆN NAY
TẠI BA TỈNH LÀO CAI – YÊN BÁI – PHÚ THỌ.............................. 29
2.1 Tiềm năng du lịch về cội nguồn hiện nay tại ba tỉnh. ..................... 29
2.1.1 Các di tích lịch sử nổi tiếng. .................................................. 29
2.1.2 Các danh lam thắng cảnh xếp hạng quốc gia. ....................... 41
2.1.3 Các lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc. .................................. 47
2.1.4 Các di sản văn hóa phi vật thể............................................... 56
2.1.5 Các làng thủ cơng nghề truyền thống. ................................... 59
2.1.6 Ẩm thực. ................................................................................ 64
2.1.7 Giao thơng............................................................................. 66
2.2 Thực trạng các chương trình du lịch (tour) về cội nguồn tại ba tỉnh
Lào Cai – Yên Bái – Phú Thọ. ............................................................... 70
Chương 3: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH VỀ CỘI
NGUỒN MỚI HỢP TÁC GIỮA BA TỈNH LÀO CAI – YÊN BÁI –
PHÚ THỌ ............................................................................................... 85
3
3.1 Giải phát triển chương trình du lịch về cội nguồn hợp tác giữa ba
tỉnh Lào Cai – Yên Bái – Phú Thọ......................................................... 85
3.1.1 Giải pháp phát triển các sản phẩm du lịch. .......................... 85
3.1.2 Giải pháp thu hút đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch...... 87
3.1.3 Giải pháp tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến điểm đến......... 88
3.1.4 Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực. ....................................... 90
3.1.5 Giải pháp bảo vệ môi trường................................................. 91
3.1.6 Giải pháp về chương trình du lịch (tour). .............................. 91
3.2 Một số đề xuất, kiến nghị. ................................................................ 93
3.3 Một số chương trình du lịch về cội nguồn mới. .............................. 93
KẾT LUẬN........................................................................................... 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................... 108
PHỤ LỤC.............................................................................................. 110
4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu
tất yếu của xã hội, không những là ngành kinh tế mũi nhọn của mỗi quốc
gia mà còn là cầu nối giao lưu giữa các dân tộc, quốc gia và các miền trong
một đất nước.
Khi đi du lịch, trước hết du khách muốn được đảm bảo an tồn về
tính mạng và sức khỏe, sau đó là thẩm nhận và tìm hiểu văn hóa của các
quốc gia, dân tộc, các vùng miền khác nhau. Du khách cũng muốn được
trải nghiệm những cảm giác khác nhau thơng qua các loại hình du lịch, các
hình thức và cách thức tổ chức, điều phối các chương trình du lịch tạo ra
những sắc thái riêng khơng nơi nào giống nơi nào, khơng chương trình nào
giống chương trình nào... Dù nhu cầu rất khác nhau nhưng nhìn chung, du
khách đều có xu hướng về lại cội nguồn lịch sử, về lại với thiên nhiên, với
những giá trị nhân văn, truyền thống của dân tộc. Với xu hướng như vậy,
vài năm gần đây, loại hình du lịch về cội nguồn với các tour hành hương
trong và ngoài nước được một số doanh nghiệp tổ chức ngày càng nhiều,
cho thấy nhu cầu du lịch trong cộng đồng ngày càng đa dạng. Đây là một
hình thái du lịch đặc thù, mỗi chương trình phải đồng thời thỏa mãn các
nhu cầu: thưởng ngoạn, thư giãn và tín ngưỡng của du khách.
Nếu chúng ta là nhà điều hành tour của một công ty lữ hành mà du
khách yêu cầu phải xây dựng một chương trình du lịch về cội nguồn thì ta
phải làm gì?
Ra đời (tự phát) năm 2005, chương trình du lịch về cội nguồn hợp
tác giữa ba tỉnh Yên Bái, Lào Cai và Phú Thọ hiện đã trở thành một thương
hiệu, có sức lan tỏa sâu rộng. Lần đầu tiên Việt Nam có một chương trình
5
liên kết du lịch giữa các địa phương, đem lại hiệu quả rõ nét trong việc
quảng bá hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh du lịch cũng như sự phát triển kinh
tế của ba tỉnh. Theo ý kiến cá nhân, tôi cho rằng đây là một sáng kiến trong
việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch mang tính liên vùng, đồng thời
cũng là gợi ý giải đáp cho câu hỏi trên.
Qua đây tôi mạnh dạn chọn đề tài “Xây dựng chương trình du lịch
về cội nguồn hợp tác giữa ba tỉnh Lào Cai – Yên Bái – Phú Thọ” với
mong muốn tìm hiểu thực trạng các chương trình du lịch về cội nguồn hiện
nay của du khách tại ba tỉnh trên. Bên cạnh đó đưa ra những giải pháp đóng
góp và phát huy những ý tưởng thiết kế tour mới, hấp dẫn dành cho khách
đi du lịch.
2. Mục đích nghiên cứu.
Đưa ra cái nhìn tổng thể về thực trạng du lịch về cội nguồn hiện nay
tại ba tỉnh Lào Cai – Yên Bái – Phú Thọ, nắm rõ tiềm năng cũng như hạn
chế về du lịch cội nguồn tại ba tỉnh. Bên cạnh đó nghiên cứu một số tour
mẫu, đưa ra thực trạng và giải pháp hợp lý khi đưa vào thực tế .
Phác thảo gợi mở một số chương trình du lịch về cội nguồn mới hợp
tác giữa ba tỉnh nhằm thu hút du khách.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: các điểm du lịch đặc sắc, các sản phẩm du
lịch về danh thắng, văn hóa, lịch sử trong tour du lịch về cội nguồn.
Phạm vi nghiên cứu: ba tỉnh Lào Cai – Yên Bái – Phú Thọ.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp liên ngành.
Phương pháp khảo sát điều tra thực địa.
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Viết về chương trình du lịch cội nguồn hợp tác giữa ba tỉnh Lào Cai
– Yên Bái – Phú Thọ có rất nhiều bài tham luận hay, viết rất đầy đủ chi tiết.
6
Trong tổng số 44 bài tham luận của ba tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ phải
kể đến các bài tiêu biểu: “Hiệu quả bước đầu và những hạn chế trong
quảng bá chương trình du lịch “Về cội nguồn” do 3 tỉnh Lào Cai - Phú
Thọ - Yên Bái tổ chức hàng năm” của nhà báo Phạm Ngọc Triển, Phó
Tổng biên tập Báo Lào Cai; “Một số giải pháp tăng cường công tác thông
tin du lịch 3 tỉnh Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ” của ông Hà Quốc Trung,
Giám đốc Trung tâm Thông tin Du lịch tỉnh Lào Cai;; “Phát triển du lịch
bền vững ba tỉnh Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai” của ông Nguyễn Hữu
Thắng, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái…
Nhiều tham luận đưa ra làm rõ thế mạnh và những kinh nghiệm tốt cùng
các mặt hạn chế, yếu kém trong tổ chức chỉ đạo phát triển du lịch ở ba tỉnh
Phú Thọ - Lào Cai - Yên Bái. Từ đó, gợi mở các giải pháp phát triển du
lịch hiệu quả ở ba tỉnh, nhất là nâng cao chất lượng chương trình du lịch về
cội nguồn hiện nay mới chỉ thu hút du khách nội địa mà chưa có sản phẩm
hấp dẫn du khách quốc tế, đặc biệt là du khách từ tỉnh Vân Nam và khu vực
vùng tây nam Trung Quốc.
Đặc biệt bản chi tiết “Kế hoạch tổ chức chương trình Du lịch về cội
nguồn năm 2011” của Ủy ban nhân dân ba tỉnh Lào Cai – Yên Bái – Phú
Thọ là tiêu biểu nhất, trong đó đã làm rõ mục đích, ý nghĩa khi tổ chức
chương trình, bên cạnh đó đưa ra những nội dung chi tiết về việc triển khai
các hoạt động theo kế hoạch chung ba tỉnh đề ra như: công tác tuyên truyền
quảng bá, công tổ chức các sự kiện, khai thác xây dựng sản phẩm du lịch,
hoạt động kinh doanh và đầu tư du lịch…
Ngồi ra, cịn có nhiều bài viết trên các báo điện tử, tạp chí du lịch.
Tuy nhiên lại chưa có nhiều cuốn sách hay bài nghiên cứu tạo dựng được
một chương trình du lịch về cội nguồn hợp tác giữa ba tỉnh cụ thể, đặc sắc
và hấp dẫn trong lòng du khách.
7
6. Bố cục của đề tài.
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, đề tài
“Xây dựng chương trình du lịch về cội nguồn hợp tác giữa ba tỉnh Lào
Cai – Yên Bái – Phú Thọ” gồm 3 chương chính:
Chương 1: Một số cơ sở lý luận và khái quát chung ba tỉnh Lào Cai –
Yên Bái – Phú Thọ.
Chương 2: Thực trạng du lịch về cội nguồn hiện nay tại ba tỉnh Lào
Cai – Yên Bái – Phú Thọ.
Chương 3: Xây dựng chương trình du lịch về cội nguồn mới hợp tác
giữa ba tỉnh Lào Cai – Yên Bái – Phú Thọ.
8
Chương 1
MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT CHUNG BA
TỈNH LÀO CAI – YÊN BÁI – PHÚ THỌ
1.1 Một số cơ sở lý luận.
1.1.1 Loại hình du lịch.
* Khái niệm về loại hình du lịch.
“Loại hình du lịch được hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch có
những đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối,
một cách tổ chức như nhau, hoặc được sắp xếp chung theo một mức giá
bán nào đó” (Tác giả Trương Sỹ Quý).
* Phân loại các loại hình du lịch.
+ Dựa vào mục đích chuyến đi:
Du lịch văn hóa.
Du lịch lịch sử.
Du lịch sinh thái.
Du lịch vui chơi giải trí.
Du lịch thuần túy về nhu cầu thể chất và tinh thần (gồm du lịch thể
thao, du lịch chữa bệnh, du lịch hành hương tôn giáo, du lịch hồi niệm).
Du lịch cơng vụ.
Du lịch mang tính chất xã hội.
+ Dựa vào địa bàn du lịch:
Du lịch quốc tế : những chuyến du lịch mà nơi cư trú của khách du
lịch và nơi đến du lịch thuộc hai quốc gia khác nhau. Gồm :
Du lịch quốc tế chủ động : là các hoạt động kinh doanh du lịch
gắn liền với khách du lịch quốc tế đến nước ta.
9
Du lịch quốc tế bị động : là các hoạt động kinh doanh du lịch
gắn liền với việc đưa khách du lịch nước ta ra nước ngoài.
Du lịch trong nước : gồm những chuyến du lịch mà nơi đến du lịch
và nơi cư trú của khách du lịch ở trên cùng một quốc gia.
+ Dựa vào nơi tham quan du lịch:
Du lịch nghỉ biển.
Du lịch nghỉ núi.
Du lịch nông thôn.
Du lịch tham quan thành phố.
+ Dựa vào thời gian của chuyến đi:
Du lịch ngắn ngày.
Du lịch dài ngày.
+ Dựa vào khả năng chi trả của khách:
Du lịch bình dân.
Du lịch hạng sang.
1.1.2 Loại hình du lịch về cội nguồn và chương trình du lịch về cội
nguồn.
* Loại hình du lịch về cội nguồn.
Du lịch về cội nguồn là loại hình du lịch mà du khách du xuân trên
mảnh đất cội nguồn, phát tích, tham dự các lễ hội thấm đẫm giá trị lịch sử,
văn hóa của dân tộc. Qua đó du khách sẽ có thêm nhiều trải nghiệm thú vị
của riêng mình để thêm hiểu, thêm yêu, thêm tự hào và có trách nhiệm hơn
với quê hương, dân tộc Việt.
Sự thật là mọi cá nhân đều có cách suy nghĩ khác nhau về ý nghĩa
của từ “cội nguồn”, khái niệm du lịch về cội nguồn cũng vì vậy trở thành
một khái niệm rất rộng lớn. Nhưng quan trọng phải hiểu rằng du lịch về cội
nguồn ra đời không chỉ xuất phát từ nhu cầu tự khám phá lại cội rễ, tổ tiên
10
của mỗi người dân Việt mà cịn từ tình u quê hương và niềm tự hào quê
cha đất tổ của những người làm du lịch.
Tham gia bất kỳ một tour du lịch nào trong hệ thống tour du lịch về
cội nguồn, du khách đều cảm nhận được từ các góc độ khác nhau những
bản sắc, tập tục cổ truyền của người Việt cổ hay các dân tộc HMông, Dao,
Thái, Cao Lan, Tày, Nùng…; khám phá những danh thắng: hang động, hồ,
rừng nguyên sinh…
Sự hấp dẫn của một chuyến du lịch về cội nguồn có thể hiểu đơn
giản là sự hấp dẫn qua việc tìm hiểu và được tận mắt nhìn thấy những di
chỉ, di tích lịch sử, văn hóa qua các thời kỳ dựng nước và giữ nước của một
vùng từng là kinh đô cổ xưa nhất của nước Việt, cũng như cả một vùng
rừng núi rộng lớn đã và đang là miền biên ải của đất nước từ Văn Lang
ngày xưa đến Việt Nam hôm nay.
Thực tế du lịch về cội nguồn là loại hình có ý nghĩa giáo dục truyền
thống lịch sử, văn hóa rất sâu sắc. Nó đáp ứng được nhu cầu của đông đảo
các đối tượng du khách như học sinh, sinh viên, đoàn viên, thanh niên, hội
cựu chiến binh... Hành trình đó khơng chỉ đáp ứng được nhu cầu vui chơi,
giải trí, tham quan, khám phá của du khách mà cịn mang ý nghĩa tích cực
trong việc giáo dục truyền thống cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Khi
du khách tham gia hành trình về nguồn cội chắc chắn sẽ có thêm cơ hội để
gặp gỡ những người mới, có thêm các kiến thức mới về các nền văn hóa và
đặc biệt mang lại cho chính bản thân những ký ức tuyệt vời.
Du lịch về cội nguồn là một hành trình văn hóa hết sức thiết thực đối
với mỗi người. Về cội nguồn là về với những gì bản sắc nhất, truyền thống
nhất, để lắng đọng và cảm nhận “khí phách cha ơng, hồn thiêng sơng núi”,
đến với cái đích “Chân – Thiện – Mĩ” trong cuộc sống hôm nay.
( Dịch từ www. essentialtips.net)
11
* Chương trình du lịch về cội nguồn.
+ Chương trình du lịch:
Các chương trình du lịch là những nguyên mẫu, để căn cứ vào đó
người ta tổ chức các chuyến du lịch với mức giá đã được xác định trước.
Nội dung của chương trình thể hiện lịch trình chi tiết các hoạt động từ vận
chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí, tham quan. Mức giá của chương
trình bao gồm giá hầu hết của các dịch vụ và hàng hóa phát sinh trong q
trình thực hiện chương trình.
Đặc điểm của chương trình du lịch là sản phẩm đặc biệt được thể
hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau:
Nó là sản phẩm du lịch nên chứa các đặc điểm của sản phẩm du lịch.
Nó là sản phẩm tổng hợp của tất cả các sản phẩm riêng lẻ.
Nó là phương án tối ưu hoặc một sự kết hợp hoàn thiện và thống
nhất giữa các giá trị sử dụng để tạo ra chuyến du lịch trọn gói.
Thể hiện tính hấp dẫn và khả năng sinh lời.
Nội dung của chương trình du lịch rất phong phú và đa dạng, nó
cũng xuất phát từ nhiều yếu tố, trong đó nhu cầu của du khách có tính chất
quyết định. Về cơ bản nó bao gồm :
Tên chương trình – mã chương trình.
Thời điểm tổ chức chương trình.
Tổng quỹ thời gian của chương trình du lịch (n ngày, n-1 đêm).
Chi tiết hoạt động từng ngày.
Giá của chương trình du lịch.
Các dịch vụ khác (nếu có).
Các điều khoản khác của chương trình.
+ Chương trình du lịch về cội nguồn:
Có rất nhiều loại chương trình du lịch về cội nguồn mà du khách có
thể tham gia. Dù cho sở thích, thị hiếu của mỗi người khác nhau, nhưng ai
12
cũng sẽ tìm được cho mình một chương trình phù hợp với bản thân nhất.
Thứ nhất, tour du lịch về cội nguồn có rất nhiều giá khác nhau tùy thuộc
vào địa điểm đến, tiện nghi và dịch vụ bao gồm trong đó. Thứ hai, du
khách tham gia tour khơng chỉ một mình mà với một nhóm người(có thể
cùng sở thích, cùng trình độ hoặc bạn bè thân thiết...).
+ Ý nghĩa và yêu cầu của việc thiết kế chương trình du lịch về cội
nguồn:
Ý nghĩa : Một chương trình du lịch, đặc biệt là chương trình du lịch
về cội nguồn được thiết kế một cách kỹ càng, chi tiết và chuyên nghiệp sẽ
là cơ sở mang lại sự hài lòng, hấp dẫn cho du khách và lợi nhuận cho doanh
nghiệp.
Yêu cầu :
Mỗi tour phải phù hợp từng đối tượng khách(thường là những khách
muốn nâng cao kiến thức, tìm hiểu nhiều điều bổ ích, lý thú).
Khai thác tối đa tài nguyên du lịch của vùng (một chương trình du
lịch hấp dẫn phải khám phá được hầu hết tài nguyên của khu vực đó, việc
kết hợp tốt các tài nguyên du lịch trong vùng sẽ cho du khách cái nhìn tổng
quát hơn về khu vực đó).
Khai thác tốt nhất hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của vùng.
1.1.3 Quy trình thiết kế chương trình du lịch về cội nguồn.
* Nghiên cứu nhu cầu thị trường du lịch về cội nguồn.
+ Mục đích đi du lịch của khách: Mỗi người đi du lịch vì những nhu
cầu nhất định. Điều này ảnh hưởng đến việc họ sẽ lựa chọn điểm đến này
hay điểm đến khác, chương trình du lịch này hay chương trình du lịch khác.
Đối với loại hình du lịch về cội nguồn động cơ của đa số du khách là muốn
tìm về cội nguồn, gốc rễ của dân tộc thơng qua những bản sắc, tập tục cổ
truyền của người Việt cổ, qua những danh thắng: hang động, hồ, rừng
nguyên sinh…để thêm yêu quê hương, dân tộc. Nắm bắt được mục đích du
13
lịch của du khách tiềm năng là cơ sở quan trọng trong định hướng xây dựng
chương trình du lịch.
+ Nghiên cứu khả năng thanh toán của du khách : Là cơ sở xác định
điều kiện tiện nghi về phương tiện vận chuyển, lưu trú, ăn uống của khách.
Trước hết cần nghiên cứu về thu nhập của du khách ở các thị trường du lịch
tiềm năng và quan trọng nhất là chi tiêu cho du lịch trong tổng thu nhập đó,
tùy theo từng dân tộc, cư dân của các quốc gia khác nhau mà khả năng
dành cho chi tiêu du lịch cũng khác nhau. Theo xu hướng phát triển du lịch
hiện nay, du khách ngày càng dành cho chi tiêu du lịch nhiều hơn. Do đó
các tổ chức lữ hành cũng cần xem xét cơ cấu chi tiêu của du khách, điều
này rất quan trọng cho việc xây dựng mức giá của chương trình du lịch và
xây dựng cơ cấu dịch vụ cung ứng sao cho đáp ứng tốt nhu cầu và khả năng
của du khách. Giá của loại hình du lịch này thường khơng q cao vì vậy sẽ
có lượng lớn du khách có khả năng chi trả.
+ Nghiên cứu quỹ thời gian dành cho du lịch của du khách : Cần
nghiên cứu quỹ thời gian rảnh rỗi của du khách – khoảng thời gian trong
năm họ không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh mà chỉ dành nó
vào việc thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi sau những ngày tháng làm việc mệt
nhọc. Qua đó doanh nghiệp dễ dàng hoạch định độ dài thời gian cho một
chương trình du lịch, từ đó có kế hoạch sắp xếp các tuyến điểm tham quan,
nghỉ ngơi phù hợp.
+ Nghiên cứu không gian du lịch muốn khám phá: Là cơ sở để xác
định vùng du lịch mà chương trình muốn giới thiệu, tùy theo nội dung của
mỗi chương trình du lịch mà khơng gian du lịch có thể thay đổi. Đối với
chương trình du lịch về cội nguồn, khơng gian du lịch ở đây có thể là khu
vực núi non, thác nước...với phong cảnh tuyệt đẹp, có khi là một loạt những
di tích lịch sử cổ kính, uy nghiêm, lại có lúc chuyển sang các bản làng của
những dân tộc thiểu số...
14
+ Nghiên cứu khả năng sức khỏe của du khách: Bất kỳ du khách nào
khi tham gia du lịch nói chung hay đi tour về cội nguồn nói riêng cũng đều
phải có sức khỏe tốt. Để trang bị tốt nhất cho mỗi du khách, các cơng ty lữ
hành cịn tổ chức các buổi tập huấn đặc biệt nhằm đảm bảo an toàn cho du
khách.
+ Nghiên cứu yêu cầu và tập quán về chất lượng phục vụ: Nghiên
cứu thói quen tiêu dùng và yêu cầu chất lượng đối với các loại dịch vụ vận
chuyển, lưu trú, ăn uống làm cơ sở để kết hợp thành phần yếu tố dịch vụ
theo các tiêu chuẩn phù hợp với yêu cầu của du khách về cấp hạng, chủng
loại, tính chất. Điều này phụ thuộc đặc điểm kinh tế xã hội và tập quán tiêu
dùng của du khách.
+ Nghiên cứu thời điểm nghỉ ngơi và có nhu cầu du lịch của du
khách: Là cơ sở để nắm bắt mùa vụ du lịch của một thị trường du lịch. Từ
đó cơng ty lữ hành sẽ tiến hành xây dựng các chương trình du lịch và xúc
tiến các hoạt động quảng cáo, tuyên truyền cho việc tiêu thụ sản phẩm du
lịch.
* Nghiên cứu nguồn cung du lịch về cội nguồn.
+ Nghiên cứu tài nguyên du lịch:
Kiểm kê tài nguyên du lịch (tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân
tạo).
Lựa chọn tài nguyên du lịch căn cứ vào những yếu tố sau : giá trị của
tài nguyên du lịch (uy tín và sự nổi tiếng) ; sự phù hợp của tài ngun du
lịch với mục đích của chương trình du lịch ; điều kiện phục vụ đi lại, an
ninh trật tự, độ an tồn và mơi trường tự nhiên, xã hội của khu vực có tài
nguyên du lịch.
+ Nghiên cứu điều kiện sẵn sàng đón tiếp và phục vụ khách:
15
Cơ sở hạ tầng xã hội cho dịch vụ du lịch gồm mạng lưới giao thông
(phi trường, bến cảng, nhà ga, bến xe...) và các cơ sở hạ tầng khác (hệ
thống điện, nước, y tế...).
Để một chương trình du lịch về cội nguồn thành công, điều kiện giao
thông là một trong những điều kiện tiên quyết. Doanh nghiệp lữ hành có
thể tổ chức các tour bằng nhiều phương tiện khác nhau, phù hợp với
khoảng cách và khả năng tiếp cận điểm du lịch, tạo sự đa dạng và hấp dẫn
cho chương trình.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch : gồm các cơ sở lưu trú,
các cơ sở phục vụ dịch vụ ăn uống và các phương tiện chuyên chở (gồm tất
cả những phương tiện đưa khách từ nhà đế điểm du lịch, giữa các điểm du
lịch và đi lại bên trong điểm du lịch).
Cùng với sự phát triển của kinh tế, du khách ngày càng đòi hỏi nhiều
hơn về chất lượng và điều kiện phục vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống đáp
ứng nhu cầu, tâm lý và khả năng chi trả của họ. Do đó sự chuẩn bị trước về
điều kiện sẵn sàng đón tiếp càng trở nên quan trọng với các doanh nghiệp
lữ hành.
* Lập lịch tour và định giá cho chương trình du lịch về cội nguồn.
Lịch tour là sự phát triển của bảng phác thảo. Phân bố tuyến hành
trình một cách chi tiết theo từng ngày.
Dựa vào các phương pháp định giá và đánh giá mức độ hấp dẫn của
chương trình để đưa ra một mức giá thích hợp.
1.2 Khái quát chung ba tỉnh Lào Cai – Yên Bái – Phú Thọ.
1.2.1 Lào Cai.
* Điều kiện địa lý tự nhiên.
+ Vị trí địa lý:
Lào Cai là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc Việt Nam, cách Hà Nội
296 km theo đường sắt và 375 km theo đường bộ. Tỉnh có 203,5 km đường
16
biên giới với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, trong đó 144,3 km là sơng suối
và 59,2 km là đất liền. Phía Bắc tỉnh Lào Cai giáp tỉnh Vân Nam - Trung
Quốc; phía Nam giáp tỉnh n Bái; phía Đơng giáp tỉnh Hà Giang; phía
Tây giáp tỉnh Sơn La và Lai Châu. Hiện nay, tỉnh có 10 đơn vị hành chính
(1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện).
+ Đặc điểm địa hình:
Địa hình tỉnh Lào Cai đặc trưng là núi cao xen kẽ với đồi núi thấp, bị
chia cắt lớn, với phần thung lũng dọc sông Hồng và các tuyến đường bộ,
đường sắt chạy qua vùng trung tâm của tỉnh. Các huyện miền núi nằm bao
quanh hành lang trung tâm này từ Đông - Bắc sang Tây – Nam, gồm nhiều
dãy núi và thung lũng nhỏ biệt lập, nơi có các cộng đồng dân cư sinh sống.
Những vùng có độ dốc trên 250 chiếm tới 80% diện tích đất đai của tỉnh.
Địa hình tự nhiên của tỉnh có độ cao thay đổi từ 80 m trên mực nước biển
lên tới 3.143 m trên mực nước biển tại đỉnh Phan Si Păng, đỉnh núi cao
nhất Việt Nam. Địa hình vùng núi với các tác động tiểu khí hậu đã giúp tạo
nên một mơi trường thiên nhiên rất đa dạng.
+ Khí hậu:
Lào Cai là tỉnh có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt do bị chi
phối bởi yếu tố địa hình phức tạp, phân tầng độ cao lớn nên có đan xen một
số tiểu vùng á nhiệt đới, ôn đới rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp,
lâm nghiệp, chăn nuôi, đặc biệt với nhiều loại cây trồng, vật ni có giá trị
kinh tế cao như cây ăn quả ơn đới, cây dược liệu, thảo quả, bị lai sind…
Nhiệt độ trung bình hàng năm thường từ 22 – 240C; cao nhất 360C,
thấp nhất 100C (có nơi dưới 00C như ở Sa Pa); độ ẩm trung bình năm trên
80%, cao nhất là 90% và thấp nhất 75%. Thường có sự chênh lệch giữa các
vùng, vùng cao độ ẩm lớn hơn vùng thấp; lượng mưa trung bình năm trên
1.700 mm, năm cao nhất ở Sa Pa là 3.400 mm, năm thấp nhất ở thị xã Lào
Cai 1.320 mm. Sương mù thường xuất hiện phổ biến trên tồn tỉnh, có nơi
17
mật độ rất dày. Trong các đợt rét đậm thường xuất hiện sương muối, ở
những vùng có độ cao trên 1.000 m (SaPa, Bát Xát) hàng năm thường có
tuyết rơi.
* Tài nguyên thiên nhiên.
+ Tài nguyên đất:
Lào Cai có diện tích tự nhiên rộng 805.708,5 ha, độ phì nhiêu cao,
rất màu mỡ, đa dạng bao gồm 10 nhóm đất với 30 loại đất chính, phù hợp
với nhiều loại cây trồng khác nhau. Trong đó: đất nơng nghiệp có 76.203
ha, đất lâm nghiệp 178.192 ha, đất chưa sử dụng còn khoảng 393.500 ha.
+ Tài nguyên rừng:
Tổng trữ lượng tài nguyên rừng tồn tỉnh có 17.244.265 m3 gỗ (trong
đó, rừng tự nhiên 16.876.006 m3; rừng trồng gỗ 368.259 m3); 207.512.300
cây tre, vầu các loại. Diện tích quy hoạch cho đất lâm nghiệp 543.982 ha,
chiếm 68% tổng diện tích tự nhiên tồn tỉnh, trong đó đất có rừng 274.766
ha, chiếm 34% tổng diện tích tự nhiên tồn tỉnh (gồm có rừng tự nhiên
225.877 ha; và rừng trồng 48.889 ha). Đất chưa có rừng 269.216 ha, chiếm
33% tổng diện tích tự nhiên tồn tỉnh. Với vốn rừng trên, chỉ tiêu về mặt
diện tích rừng bình quân đầu người của tỉnh Lào Cai là 0,45 ha/người, so
với chỉ tiêu tương ứng của thế giới là 0,97 ha/người.
Vườn quốc gia Hoàng Liên (Sa Pa) với hệ sinh thái tự nhiên rất
phong phú (có trên 2.000 lồi thực vật, trên 400 lồi chim, thú, bị sát, rất
nhiều lồi động, thực vật đặc biệt q hiếm, có kho tàng quỹ gen thực vật
quý hiếm chiếm 50% số loài thực vật quý hiếm của Việt Nam).
+ Tài nguyên khoáng sản:
Lào Cai là một trong những tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản nhất
Việt Nam với 35 loại khoáng sản khác nhau và trên 150 điểm mỏ. Trong đó
có nhiều loại khống sản như apatít, đồng, sắt, graphít, ngun liệu cho
gốm, sứ, thuỷ tinh,… với trữ lượng lớn nhất cả nước. Một số mỏ có trữ
18
lượng lớn dễ khai thác, dễ vận chuyển và đang có thị trường quốc tế đã tạo
thuận lợi cho phát triển cơng nghiệp chế biến các loại khống sản ở địa
phương.
* Tiềm năng kinh tế - du lịch.
+ Những lĩnh vực kinh tế lợi thế:
Lào Cai có vị trí địa lý thuận lợi, nơi có hai con sơng Hồng và sơng
Chảy, có cửa khẩu quốc tế Lào Cai và có nhiều tiềm năng khác thuận lợi
cho việc phát triển kinh tế đối ngoại và du lịch. Lào Cai nổi tiếng với khu
du lịch Sa Pa, là nơi có khí hậu, thời tiết mát mẻ vào mùa hè, hấp dẫn du
khách nhiều nơi trên thế giới tới du lịch.
Lào Cai là một tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản và nguồn tài nguyên
rừng rất phong phú và đa dạng, là cơ sở để phát triển công nghiệp chế biến
nông - lâm sản.
Cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu nằm trên tuyến hành lang
kinh tế Cơn Minh - Hải Phịng, là cửa ngõ lớn và thuận lợi nhất để phát
triển thương mại, du lịch giữa Việt Nam với vùng Tây Nam - Trung Quốc
(gồm 11 tỉnh, thành phố, diện tích hơn 5 triệu km2 và dân số hơn 380 triệu
người); là con đường ngắn nhất, thuận tiện nhất từ tỉnh Vân Nam, vùng Tây
Nam - Trung Quốc ra cảng Hải Phịng và nối với vùng Đơng Nam Á. Cửa
khẩu quốc tế Lào Cai hội tụ đủ các loại hình vận tải: đường sắt, đường bộ,
đường sông và tương lai sẽ có cả đường hàng khơng. Là cửa khẩu quốc tế
duy nhất của Việt Nam có vị trí nằm ngay trong thị xã tỉnh lỵ có hệ thống
hạ tầng và dịch vụ khá phát triển. Hiện nay, cửa khẩu quốc tế Lào Cai đã và
đang được tập trung xây dựng thành cửa khẩu văn minh, hiện đại, đủ điều
kiện trở thành nơi trung chuyển hàng hoá lớn giữa Việt Nam với Trung
Quốc và các nước ASEAN, từng bước chuẩn bị cho khu vực mậu dịch tự
do ASEAN – Trung Quốc.
19
+ Tiềm năng du lịch:
Lào Cai có tiềm năng lớn để phát triển ngành du lịch với các loại
hình nghỉ dưỡng, sinh thái, leo núi, văn hoá. Thiên nhiên ban tặng cho Lào
Cai nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng gắn với các địa danh Sa Pa, Bắc
Hà, Bát Xát, Mường Khương,..Trong đó, khu du lịch Sa Pa rất nổi tiếng
trong nước và quốc tế; là một trong các trọng điểm du lịch của quốc gia. Số
khách du lịch đến Lào Cai năm 2002 là 350.000 người; khách qua cửa khẩu
quốc tế năm 2002 đạt 1,4 triệu lượt người. Năm 2003, khu du lịch Sa Pa
tròn 100 tuổi.
Tiếp giáp với Lào Cai là tỉnh Vân Nam – Trung Quốc, một trong 4
tỉnh, thành phố có kinh tế du lịch phát triển nhất Trung Quốc (sau Bắc
Kinh, Thượng Hải, Quảng Đông), hàng năm có tới 2,5 triệu lượt khách
quốc tế; đa số du khách đến Vân Nam đều muốn sang du lịch Việt Nam
qua cửa khẩu Lào Cai và ngược lại.
1.2.2 Yên Bái.
* Điều kiện địa lý tự nhiên.
+ Vị trí địa lý:
Yên Bái là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, là 1 trong 13 tỉnh
vùng núi phía Bắc, nằm giữa 2 vùng Đơng Bắc và Tây Bắc. Phía Bắc giáp
tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đơng giáp 2 tỉnh Hà
Giang, Tun Quang và phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Yên Bái có 9 đơn vị
hành chính cấp huyện, thị (1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện) với tổng số
180 xã, phường, thị trấn; trong đó có 70 xã vùng cao và 70 xã đặc biệt khó
khăn được đầu tư theo các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà
nước. Yên bái là đầu mối và trung độ của các tuyến giao thông đường bộ,
đường sắt, đường thuỷ từ Hải Phòng, Hà Nội lên cửa khẩu Lào Cai, là một
lợi thế trong việc giao lưu với các tỉnh bạn, với các thị trường lớn trong và
ngoài nước.
20
+ Đặc điểm địa hình:
Yên Bái nằm ở vùng núi phía Bắc, có đặc điểm địa hình cao dần từ
Đơng Nam lên Tây Bắc và được kiến tạo bởi 3 dãy núi lớn đều có hướng
chạy Tây Bắc – Đơng Nam: phía Tây có dãy Hồng Liên Sơn – Pú Luông
nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Đà, tiếp đến là dãy núi cổ Con Voi nằm
kẹp giữa sông Hồng và sơng Chảy, phía Đơng có dãy núi đá vơi nằm kẹp
giữa sơng Chảy và sơng Lơ. Địa hình khá phức tạp nhưng có thể chia thành
2 vùng lớn: vùng cao và vùng thấp. Vùng cao có độ cao trung bình 600 m
trở lên, chiếm 67,56% diện tích tồn tỉnh. Vùng này dân cư thưa thớt, có
tiềm năng về đất đai, lâm sản, khống sản, có khả năng huy động vào phát
triển kinh tế - xã hội. Vùng thấp có độ cao dưới 600 m, chủ yếu là địa hình
đồi núi thấp, thung lũng bồn địa, chiếm 32,44 % diện tích tự nhiên tồn
tỉnh.
+ Khí hậu:
n Bái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung
bình là 22 - 230C; lượng mưa trung bình 1.500 – 2.200 mm/năm; độ ẩm
trung bình 83 – 87%, thuận lợi cho việc phát triển nông – lâm nghiệp. Dựa
trên yếu tố địa hình khí hậu, có thể chia n Bái thành 5 tiểu vùng khí hậu.
Tiểu vùng Mù Cang Chải với độ cao trung bình 900 m, nhiệt độ trung bình
18 – 200C, có khi xuống dưới 00C về mùa đơng, thích hợp phát triển các
loại động, thực vật vùng ơn đới. Tiểu vùng Văn Chấn – nam Văn Chấn, độ
cao trung bình 800 m, nhiệt độ trung bình 18 – 200C, phía Bắc là tiểu vùng
mưa nhiều, phía Nam là vùng mưa ít nhất tỉnh, thích hợp phát triển các loại
động, thực vật á nhiệt đới, ôn đới. Tiểu vùng Văn Chấn – Tú Lệ, độ cao
trung bình 200 – 400 m, nhiệt độ trung bình 21 – 320C, thích hợp phát triển
các loại cây lương thực, thực phẩm, chè vùng thấp, vùng cao, cây ăn quả và
cây lâm nghiệp. Tiểu vùng nam Trấn Yên, Văn Yên, thành phố Yên Bái,
Ba Khe, độ cao trung bình 70 m, nhiệt độ trung bình 23 – 240C, là vùng
21
mưa phùn nhiều nhất tỉnh, có điều kiện phát triển cây lương thực, thực
phẩm, cây công nghiệp, lâm nghiệp, cây ăn quả. Tiểu vùng Lục Yên – Yên
Bình độ cao trung bình dưới 300 m, nhiệt độ trung bình 20 – 230C, là vùng
có mặt nước nhiều nhất tỉnh, có hồ Thác Bà rộng 19.050 ha, có điều kiện
phát triển cây lương thực, thực phẩm, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản,
có tiềm năng du lịch.
*Tài nguyên thiên nhiên.
+ Tài ngun đất:
Tổng diện tích đất tự nhiên tồn tỉnh là 688.292 ha. Trong đó đất
nơng nghiệp 69.315,12 ha, chiếm 10,07%; đất lâm nghiệp 282.241,86 ha,
chiếm 41%; đất chuyên dùng 29.199,78 ha, chiếm 4,25%; đất ở 3.804,54
ha, chiếm 0,55% và đất chưa sử dụng 303.730,7 ha, chiếm 44,13%. Trong
đó số đất chưa sử dụng, đất có khả năng nơng nghiệp là 1.358,26 ha; đất có
khả năng lâm nghiệp là 278.729,14 ha. Đất Yên Bái chủ yếu là đất xám
(chiếm 82,36%), còn lại là đất mùn alít, đất phù sa, đất glây, đất đỏ…
+ Tài ngun rừng:
Năm 2002, tồn tỉnh có 186.808 ha rừng tự nhiên, chiếm 27,14%
diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, tăng 41,5% so với năm 1996 và tăng 3,5%
so với năm 2000; diện tích rừng trồng 95.430 ha bằng 13,86% diện tích đất
tự nhiên. Tỷ lệ che phủ đạt 41%. Tổng trữ lượng gỗ các loại theo số liệu
điều tra năm 1998 có 17,2 triệu m3, 51,133 triệu cây tre, vầu, nứa và các
loại lâm sản khác, trữ lượng gỗ rừng trồng còn 2,5 triệu m3. Về khai thác
lâm sản, năm 1995, khối lượng gỗ tròn khai thác là 55.683 m3, năm 2000
đạt 105.344 m3, năm 2002 đạt 123.000 m3.
+ Tài nguyên khoáng sản:
Tài nguyên khoáng sản Yên Bái khá đa dạng, hiện đã điều tra 176
điểm mỏ khống sản, xếp vào các nhóm khống sản năng lượng, khống
sản vật liệu xây dựng, khống chất cơng nghiệp, khống sản kim loại và
22
nhóm nước khống. Nhóm khống sản năng lượng gồm các loại than nâu,
than Antraxit, đá chứa dầu, than bùn…; loại than nâu và than lửa dài tập
trung ở ven sông Hồng, sông Chảy và các thung lũng bồn địa như Phù
Nham (Văn Chấn). Nhóm khống sản vật liệu xây dựng gồm đá vơi, đá ốp
lát, sét gạch ngói, cát sỏi…được phân bố rộng rãi trên khắp địa bàn tỉnh.
Nhóm khống chất công nghiệp gồm đầy đủ các nguyên liệu công nghiệp
từ ngun liệu phân bón, ngun liệu hố chất, ngun liệu kỹ thuật, đặc
biệt là đá quý và bán đá quý được phân bố chủ yếu ở Lục Yên và n
Bình. Nhóm khống sản kim loại có đủ các loại từ kim loại đen (sắt) đến
kim loại nâu (đồng, chì, kẽm) và kim loại quý (vàng), đất hiếm phân bố chủ
yếu ở hữu ngạn sơng Hồng. Nhóm nước khống được phân bố chủ yếu ở
vùng phía tây của tỉnh (Văn Chấn, Trạm Tấu), bước đầu được sử dụng tắm
chữa bệnh.
* Tiềm năng kinh tế - du lịch.
+ Những lĩnh vực kinh tế lợi thế:
Yên Bái có lợi thế để phát triển ngành nông – lâm sản gắn với vùng
nguyên liệu: trồng rừng và chế biến giấy, bột giấy, ván nhân tạo; trồng và
chế biến quế, chè, cà phê; trồng và chế biến sắn, hoa quả; nuôi trồng và chế
biến thuỷ sản. Với nguồn khống sản phong phú, tỉnh có điều kiện thuận
lợi trong việc khai thác và chế biến khoáng sản như: đá quý, cao lanh,
fenspat, bột cácbonnát canxi, sắt…và sản xuất vật liệu xây dựng: xi măng,
gạch, sứ kỹ thuật, sứ dân dụng, đá xẻ ốp lát, đá mỹ thuật và các loại vật liệu
xây dựng khác khác.
+ Tiềm năng du lịch:
Yên Bái là một tỉnh miền núi, phong cảnh thiên nhiên đa dạng và
đẹp: hang Thẩm Lé (Văn Chấn), động Xuân Long, động Thuỷ Tiên (Yên
Bình), hồ Thác Bà, du lịch sinh thái suối Giàng, cánh đồng Mường Lị; di
tích cách mạng, đền thờ Nguyễn Thái Học, Căng Đồn, Nghĩa Lộ…Tỉnh
23
yên Bái có nhiều dân tộc thiểu số và mỗi dân tộc mang đậm một bản sắc
văn hoá riêng, là điều kiện để kết hợp phát triển du lịch sinh thái.
1.2.3 Phú Thọ.
* Điều kiện địa lý tự nhiên.
+ Vị trí địa lý:
Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, nằm
trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây
Bắc (vị trí địa lý mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng Tây – Đơng - Bắc).
Phía Đơng giáp Hà Tây, phía Đơng Bắc giáp Vĩnh Phúc, phía Tây giáp Sơn
La, phía Tây Bắc giáp Yên Bái, phía Nam giáp Hồ Bình, phía Bắc giáp
Tun Quang. Với vị trí “ngã ba sơng” cửa ngõ phía Tây của Thủ đơ Hà
Nội, Phú Thọ cách Hà Nội 80 km, cách sân bay Nội Bài 60 km, cách cửa
khẩu Lào Cai, cửa khẩu Thanh Thuỷ hơn 200 km, cách Hải Phòng 170 km
và cảng Cái Lân 200 km.
Phú Thọ nằm ở trung tâm các hệ thống giao thông đường bộ, đường
sắt và đường sông từ các tỉnh thuộc Tây - Đông - Bắc đi Hà Nội, Hải
Phòng và các nơi khác. Là cầu nối giao lưu kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ
thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc.
Quốc lộ 2 qua Phú Thọ đi Tuyên Quang, Hà Giang sang Vân Nam
(Trung Quốc), quốc lộ 70 đi Yên Bái, Lào Cai sang Vân Nam (Trung
Quốc), quốc lộ 32 qua Phú Thọ đi Yên Bái, Sơn La, cùng với các tỉnh bạn
trong cả nước và quốc tế.
Phú Thọ có 12 đơn vị hành chính gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú
Thọ, huyện Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Đa, Cẩm Khê, Phù Ninh, Lâm
Thao, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn và Yên Lập. Thành phố Việt Trì
là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hố của tỉnh; 274 đơn vị hành chính
cấp xã gồm 14 phường, 10 thị trấn và 250 xã, trong đó có 214 xã miền núi,
7 xã vùng cao và 50 xã đặc biệt khó khăn.
24
+ Đặc điểm địa hình:
Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt, được
chia thành tiểu vùng chủ yếu. Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của
Phú Thọ, tuy gặp một số khó khăn về việc đi lại, giao lưu song ở vùng này
lại có nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và phát
triển kinh tế trang trại. Tiểu vùng gò, đồi thấp bị chia cắt nhiều, xen kẽ là
đồng ruộng và dải đồng bằng ven sông Hồng, hữu Lô, tả Đáy. Vùng này
thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp, phát triển cây lương thực
và chăn ni.
+ Khí hậu:
Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một mùa
đơng lạnh. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C, lượng mưa trung bình
trong năm khoảng 1.600 đến 1.800 mm. Độ ẩm trung bình trong năm tương
đối lớn, khoảng 85 – 87%. Nhìn chung khí hậu của Phú Thọ thuận lợi cho
việc phát triển cây trồng, vật nuôi đa dạng.
* Tài nguyên thiên nhiên.
+ Tài nguyên đất:
Tổng diện tích tự nhiên của Phú Thọ là 3.519,56 km2, theo kết quả
điều tra thổ nhưỡng gần đây, đất đai của Phú Thọ được chia theo các nhóm
sau: đất feralít đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét, diện tích 116.266,27
ha chiếm tới 66,79% (diện tích điều tra). Đất thường có độ cao trên 100 m,
độ dốc lớn, tầng đất khá dày, thành phần cơ giới nặng, mùn khá. Loại đất
này thường sử dụng trồng rừng, một số nơi độ dốc dưới 25o có thể sử dụng
trồng cây cơng nghiệp.
Hiện nay, Phú Thọ mới sử dụng được khoảng 54,8% tiềm năng đất
nông – lâm nghiệp; đất chưa sử dụng cịn 81,2 nghìn ha, trong đó đồi núi có
57,86 nghìn ha.
25