Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Hoa ban trong đời sống văn hóa dân tộc thái vùng tây bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 104 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HỐ HÀ NỘI
KHOA VĂN HĨA HỌC
--------------------

NGƠ THỊ MAI HƯƠNG

HOA BAN TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA DÂN
TỘC THÁI VÙNG TÂY BẮC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.PHẠM THỊ THU HƯƠNG

HÀ NỘI – 2013


2

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
Chương 1: KHÁI QUÁT ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA VÙNG TÂY BẮC ........................8

1.1. Định vị vùng văn hóa Tây Bắc ............................................................. 8
1.1.1.Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên ...................................................... 8
1.1.2. Đặc trưng văn hóa vùng Tây Bắc ................................................... 13
1.2. Đặc trưng văn hóa thái - chủ thể văn hóa của vùng Tây Bắc......... 15
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Thái ......................... 15
1.2.2. Một số đặc trưng văn hóa Thái....................................................... 19
Chương 2: HOA BAN - BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA VÙNG TÂY BẮC ...................... 42


2.1. Đặc điểm và vai trò của cây ban........................................................ 42
2.2. Hoa ban trong một số lễ hội vùng Tây Bắc ...................................... 45
2.2.1. Lễ hội hoa ban của người Thái....................................................... 45
2.2.2. Một số lễ hội khác vào mùa hoa ban .............................................. 47
2.3. Hoa ban trong văn hóa ẩm thực vùng Tây Bắc ............................... 49
2.3.1. Nét độc đáo của hoa ban trong các món ăn đặc trưng ................... 49
2.3.2. Cách chế biến một số món ăn cơ bản từ hoa ban ........................... 52
2.4. Hoa ban trong văn học - nghệ thuật ................................................. 56
2.4.1. Hoa ban trong truyện cổ tích dân gian của người Thái .................. 56
2.4.2. Hình ảnh hoa ban trong thơ ca dân gian Thái ................................ 70
Chương 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ VIỆC BẢO TỒN, KHÔI PHỤC BIỂU TƯỢNG
HOA BAN VÙNG TÂY BẮC .......................................................................................... 75

3.1. Thực trạng rừng ban Tây Bắc ........................................................... 75
3.2. ý thức của người dân trong việc bảo tồn cây ban và biểu tượng hoa
ban ............................................................................................................... 77
3.3. Một số ý kiến đề xuất để bảo tồn, khôi phục biểu tượng hoa ban . 79


3
3.3.1. Vai trị của Nhà nước và các cấp chính quyền trong công tác bảo
tồn hoa ban ............................................................................................... 79
3.3.2. Phát huy vai trò của cộng đồng trong hoạt động bảo tồn............... 90
KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 95
PHỤ LỤC........................................................................................................................... 96


4


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài “HOA BAN TRONG
ĐỜI SỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI VÙNG TÂY BẮC”, em xin chân
thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới T.S Phạm Thị Thu Hương, giảng viên trường
Đại học Văn hóa Hà Nội đã hướng dẫn và định hướng tận tình cho em những
cơ sở khoa học và hướng phát triển của đề tài nghiên cứu trong suốt quá trình
thực hiện đề tài này.
Em xin cảm ơn các thầy cơ giáo trong Khoa Văn hóa học, trường Đại
học Văn hóa Hà Nội đã tạo điều kiện và góp ý cho em trong q trình làm đề
tài này nhằm giúp em có những suy nghĩ và những lưu ý trong khi tiến hành
khảo sát thực tế để có cơ sở thực tiễn cho đề tài.
Em xin cảm ơn thầy giáo Nguyễn Tiến Đông, giáo viên trường THPT
Vân Nội đã cho em những góp ý để làm khóa luận.
Mặc dù đã cố gắng nhưng đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót.
Em mong q thầy cơ và các bạn có thể góp ý cho em để đề tài được hồn
thiện hơn.
Người viết
Ngơ Thị Mai Hương


5

MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong một lần tình cờ theo dõi phóng sự “Qua miền Tây Bắc” trên
truyền hình, tơi bắt gặp những cánh rừng ban trắng muốt. Được ngắm nhìn vẻ
đẹp tinh khơi của lồi hoa ấy, tơi thấy đây mới chính là hoa của núi rừng. Ai
từng một lần qua Tây Bắc vào mùa xuân chắc hẳn không thể không dừng
chân thưởng ngoạn vẻ đẹp của những rừng ban đang bung nở. Viết về hoa ban

Tây Bắc, Giáo sư Tô Ngọc Thanh cho rằng: “Ở nước ta nhiều nơi có hoa ban
nhưng khơng nơi nào hoa ban lại nhiều và trắng trong, trinh bạch như ở Tây
Bắc. Vì thế mặc nhiên hoa ban đã trở thành biểu tượng của vùng đất ngút
ngàn trùng xa này”[10, tr 36]. Hoa ban từ lâu đã gắn bó mật thiết với các dân
tộc vùng Tây Bắc. Người dân nơi đây có nhiều món ăn ngon, độc đáo cũng
như nhiều phong tục, tập quán, lễ hội liên quan đến hoa ban. Trong kho tàng
văn hóa nghệ thuật của vùng Tây Bắc, hình tượng hoa ban chiếm vai trị đáng
kể và tượng trưng cho những vẻ đẹp lý tưởng trong tâm hồn, tính cách con
người. Vẻ đẹp tinh khiết của hoa ban cùng những ý nghĩa tiềm ẩn đã hấp dẫn,
lôi cuốn con người ta tìm tịi và khám phá vẻ đẹp kì diệu ấy.
Hiện nay, do nhiều nguyên nhân, những cánh rừng hoa ban ngút ngàn
xưa kia giờ đây đã dần mất đi, những phong tục, tập quán về hoa ban cũng
dần mai một. Xót xa trước thực trạng này, thấm thía những giá trị của hoa ban
trong đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc vùng Tây Bắc, với lịng
u mến hoa ban, nên tơi đã chọn đề tài: “Hoa ban trong đời sống văn hóa
người Thái vùng Tây Bắc ” để tìm hiểu và sưu tầm, nguyên cứu và hi vọng
khơi dậy lòng tự hào của bà con dân tộc vùng Tây Bắc về hoa ban, từ đó góp
phần nhỏ bé vào việc bảo vệ những cánh rừng ban, bảo tồn và lưu truyền
những giá trị văn hóa từ hoa ban - lồi hoa diệu kì mà thiên nhiên đã ban tặng
cho núi rừng Tây Bắc. Tôi hi vọng trong một thời gian không xa, cùng với


6
những loài hoa như hoa sen, hoa đào, hoa mai, hoa ban cũng sẽ trở thành một
loài hoa đặc trưng khi nhắc đến bản sắc văn hóa Việt Nam.
2.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Hoa ban đã trở thành biểu tượng văn hóa vùng Tây Bắc; bởi vậy, trong
nhiều cơng trình nghiên cứu về văn hóa vùng Tây Bắc như : “Vùng văn hóa
Tây Bắc” của GS. Tơ Ngọc Thanh [10], hoa ban được miêu tả với vẻ đẹp

thiên nhiên thuần khiết, cùng với điệu xịe Thái, hoa ban đã góp phần làm nên
nét đặc trưng của văn hóa vùng. Vẻ đẹp của hoa ban cũng được miêu tả trong
những dịng bút kí của Nguyễn Tuân, trong truyện ngắn “Mùa ban” của Đặng
Thị Oanh,…Tuy nhiên trong bài nghiên cứu này, tác giả tập trung khai thác
hoa ban trên phương diện là biểu tượng văn hóa vùng, tập trung tìm hiểu giá
trị văn hóa của hoa ban trên cơ sở biểu hiện trong sinh hoạt cộng đồng, trong
lễ hội, trong ẩm thực và trong văn học- nghệ thuật…Đồng thời, khẳng định
vai trò của hoa ban đối với việc gìn giữ bản sắc văn hóa vùng hiện nay trước
thực trạng những giá trị văn hóa dân tộc đang dần bị mai một.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Tìm hiểu ý nghĩa của hoa ban trong đời sống các dân tộc vùng Tây Bắc,
đặc biệt là trong đời sống văn hóa dân tộc Thái- chủ thể văn hóa vùng Tây
Bắc để khẳng định tầm quan trọng của việc gìn giữ những đặc thù văn hóa
vùng miền; từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn, khôi phục biểu tượng
hoa ban trong đời sống văn hóa của người dân vùng Tây Bắc nói riêng, trong
kho tàng văn hóa Việt Nam nói chung.
4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu: Hoa ban - loài hoa mang nhiều nét văn hóa đặc
sắc trong đời sống tâm linh,sinh hoạt và lao động của các dân tộc vùng Tây
Bắc, đặc biệt trong đời sống người Thái, vốn là chủ thể văn hóa vùng Tây Bắc.


7
- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung khai thác giá trị và biểu hiện của hoa
ban trong đời sống dân tộc vùng Tây Bắc, trong đó chủ yếu tập trung vào văn
hóa Thái.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Để giải quyết mục đích nghiên cứu, khóa luận sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp tổng hợp, đánh giá, so sánh, phân tích
- Phương pháp phỏng vấn, điều tra xã hội học
6. BỐ CỤC CỦA KHĨA LUẬN

Ngồi Mở đầu (3 trang), Kết luận (2 trang), Tài liệu tham khảo, phụ lục
(10 trang), nội dung chính của khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát đặc trưng văn hóa vùng Tây Bắc
Chương 2: Hoa ban- Biểu tượng văn hóa vùng Tây Bắc
Chương 3: Một số ý kiến đề xuất trong việc bảo tồn , khôi phục biểu
tượng hoa ban.


8

Chương 1
KHÁI QUÁT ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA VÙNG TÂY BẮC
1.1. ĐỊNH VỊ VÙNG VĂN HĨA TÂY BẮC

1.1.1.Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lí và địa hình
Vùng Tây Bắc là vùng núi phía Tây Bắc nước ta có đường biên giới
chung với Trung Quốc và Lào. Đây là một trong 3 tiểu vùng của Bắc Bộ Việt
Nam (2 tiểu vùng kia là vùng Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng).
Vùng Tây Bắc gồm 6 tỉnh với diện tích trên 5,64 triệu ha, bao gồm các
tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái và Hịa Bình. Phía Tây
của vùng này giáp với một số tỉnh của nước Lào; phía bắc giáp với tỉnh Vân
Nam (Trung Quốc), phía đơng có thế lấy sơng Hồng làm ranh giới phân chia
với vùng Đông Bắc. Đây là vùng núi non hiểm trở, một địa bàn chiến lược

trọng yếu về kinh tế và quốc phòng của Việt Nam.
Cả vùng có 3 hệ thống sơng chính, đó là hệ thống sông Hồng, sông Đà
và sông Mã. Trục sông Đà cũng là trục quốc lộ 6 xuyên qua ba tỉnh Lai Châu,
Sơn La, Hịa Bình, là con đường thủy – bộ thơng thương chính của cả vùng
Tây Bắc. Sơng Đà (Nậm Tè) chảy từ Vân Nam vào Mường Tè từ độ cao gần
1000m rồi trườn qua cao nguyên đá vôi và đá phiến. Ngược lại, quốc lộ 6 xuất
phát từ thị xã Hà Đông vùng châu thổ Bắc bộ lại men theo các dãy núi cao lưu
vực sông Đà, vượt lên đến tận Điện Biên- Mường Lay, với các con dốc: dốc
Cun, Mộc Châu, Pha Đin… Trục thủy bộ từ lâu đã hình thành các thị trấn, thị
xã, tạo nên trục dân cư: Hịa Bình, Mộc Châu, n Châu, Mường La. Thuận
Châu, Tuần Giáo, Mường Thanh…


9
Trục sông Thao (sông Hồng- Nậm Tao) vốn là con đường thông thương
nội địa vừa thông thương quốc tế với vùng Vân Nam (Trung Quốc). Trục giao
thông này cũng tạo nên một số đơ thị lớn nhỏ, ít nhiều ảnh hưởng đến phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng như: Yên Bái. Lào Cai, Cam Đường,
Bảo Thắng… Địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao
chạy theo hướng Tây Bắc-Đơng Nam. Dãy Hồng Liên Sơn dài tới 180 km,
rộng 30 km, với một số đỉnh núi cao trên từ 2800 đến 3000 m. Dãy núi Sơng
Mã dài 500 km, có những đỉnh cao trên 1800 m. Giữa hai dãy núi này là vùng
đồi núi thấp lưu vực sơng Đà (cịn gọi là địa máng sơng Đà). Ngồi sơng Đà là
sơng lớn, vùng Tây Bắc chỉ có sơng nhỏ và suối gồm cả thượng lưu sơng Mã.
Trong địa máng sơng Đà cịn có một dãy cao nguyên đá vôi chạy suốt từ
Phong Thổ đến Thanh Hóa, và có thể chia nhỏ thành các cao ngun Tà
Phình, Mộc Châu, Nà Sản. Cũng có các lịng chảo như Điện Biên, Nghĩa Lộ,
Mường Thanh.
Lịch sử hình thành vùng Tây Bắc bắt đầu từ cách đây 500 triệu năm.
Thuở ban đầu, vùng này là biển và chỉ có một số đỉnh ở dãy Hồng Liên Sơn

và dãy Sơng Mã là nổi lên trên mặt biển. Biển liên tục rút ra xa rồi lại lấn vào
suốt hàng trăm triệu năm. Trong q trình ấy, đã có những sự sụt lún mạnh,
góp phần hình thành các tầng đá phiến và đá vôi. Vào cuối đại Cổ sinh (cách
đây chừng 300 triệu năm), dãy Hồng Liên Sơn và dãy Sơng Mã đã được nâng
hẳn lên. Địa máng sơng Đà lúc đó vẫn chìm dưới biển. Cho đến cách đây 150
triệu năm, chu kỳ tạo núi Indochina làm cho hai bờ địa máng từ từ tiến lại gần
nhau, khiến cho trầm tích trong địa máng uốn lên thành những nếp uốn khổng
lồ, đồng thời làm cho tầng đá vơi có tuổi cổ hơn lại trồi lên trên tầng đá phiến,
tạo thành những cao ngun đá vơi ngày nay. Trong q trình tạo núi, cịn có
sự xâm nhập của macma. Kết quả là, vùng Tây Bắc được nâng lên với một
biên độ đến 1000 mét.


10
Do sự phân hóa về địa hình, đặc biệt là hệ thống núi trùng điệp và sơng
ngồi dày đặc cùng với sự phân bố của các tộc người từ xa xưa đã hình thành
nên ba dạng sinh thái tộc người điển hình. Đó là: dạng sinh thái người thung
lũng, dạng sinh thái người rẻo cao, dạng sinh thái người rẻo giữa.
1.1.1.2. Khí hậu và cảnh quan thiên nhiên Tây Bắc
Tây Bắc là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển du lịch với cảnh quan
thiên nhiên mang vẻ đẹp nguyên sơ và hùng vĩ. Thiên nhiên đã ban tặng cho
vùng Tây Bắc cảnh núi non vừa hùng vĩ, hoang sơ nhưng cũng rất hữu tình.
Nằm ở vùng núi cao trên 1000m so với mực nước biển, Tây Bắc có nền khí
hậu á nhiệt đới núi thấp xen kẽ ơn đới, quanh năm mát mẻ, xứ sở sương mù
Tây Bắc đẹp và nên thơ với các địa danh du lịch như Sa Pa, Mộc Châu, Sơn
La… Sông suối Tây Bắc dày đặc nhưng phân bố khơng đều, có nơi thì sẵn
nước nhưng có nơi cực kì khan hiếm, do đó dân cư cũng phân bố không đồng
đều theo nguồn nước. Vùng lòng chảo rộng lớn mật độ dân cư khoảng 40-50
người/km2 nhưng ngược lại vùng cao nguyên thì chỉ khoảng 20người/km2.
Vùng cư trú của đồng bào còn là nơi tiếp cận với rừng rậm nhiệt đới và á nhiệt

đới. Sự giàu có về tài nguyên rừng đã cung cấp cho nhu cầu trong cuộc sống
của người dân Tây Bắc. Rừng Tây Bắc hình thành từ rất lâu nên thẳm độngthực vật rất phong phú. Đây là vùng rừng núi có quan hệ gần gũi với hệ thực
vật lớn trên thế giới như hệ Vân Nam- Hymalaya, hệ Nam Trung Hoa, hệ Ấn
Độ- Mã Lai. Về chủng loại có đến 100 họ, 500 loại gỗ lớn, 30 loại tre
nứa……Cây rừng có đủ loại ở vùng nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới.
Từ xưa, bản mường của bà con đã dựng lên bằng những nguyên liệu lấy
từ rừng. Gỗ, tre từ hàng ngàn năm đã giúp họ dựng lên những ngôi nhà sàn
vững chắc. Có thể nói, gỗ, tre giúp họ giải quyết đầy đủ các nhu cầu từ việc
dựng căn nhà ở cho đến các vật dụng sinh hoạt, đồ trang sức…Từ những vật


11
dụng đan nát để đựng rau cỏ, thức ăn, vải vóc đều được đan bằng nan tre nứa.
Trong khuân khổ của một nền kinh tế tự nhiên, công cụ lao động của họ phải
lấy từ gỗ, tre ở rừng về để chế tác: cán thuổng, bắp cày, cái bừa, gậy chọc
lỗ….Cùng với sông suối, rừng là nguồn cung cấp thức ăn hàng ngày cho
người dân, nuôi sống con người từ khi lọt lịng đến lúc về già. Có thể nói rừng
có vai trị vơ cùng quan trọng, là đối tương săn bắt, hái lượm và nương rẫy của
các dân tộc nơi đây.
Từ những đặc điểm địa hình đồi núi hiểm trở, đồng bào phải cư trú trên
các vùng khí hậu rất phức tạp. Khí hậu vùng Tây Bắc chia thành 2 mùa rõ rệt:
Mùa nóng, mùa mưa ở Tây Bắc bắt đầu từ tháng 5, 6 đến tháng 10. Đặc
điểm nổi bật mùa này là thời tiết oi bức, mưa to kéo dài và độ ẩm cao. Khi
thời tiết chuyển dần vào mùa nóng, người ta có thể cảm nhận sự oi ả và sau đó
bắt đầu có sấm sét, mưa lớn từng cơn, thỉnh thoảng lại có những cơn dơng
mãnh liệt . Sau đó lượng mưa tăng dần và chuyển hẳn sang mùa mưa thực sự.
Mưa của Tây Bắc là mưa của núi rừng, kéo dài đến hàng tuần và có vùng đến
hàng tháng. Người Thái gọi loại mưa này là “mưa nước chảy trên máng”.
Nước chảy trên máng khơng ngớt thì mưa khơng ngớt hạt, xen vào đó là
những trận mưa xối xả gây ra hiện tượng xói mịn ghê gớm (khu vực thượng

nguồn sơng Đà và Hồng Liên Sơn). Nhiều vùng cịn có mưa đá, đỉnh cao của
mùa mưa vào tháng 6, 7 và 8.
Mùa rét, hanh khô ở Tây Bắc bắt đầu từ tháng 10, 11 đến tháng 4, 5,
đặc điểm thời tiết lạnh sau chuyển sang hanh khơ, mưa ít. Từ tháng 11 trở đi
trời bắt đầu trở lạnh, về mùa này nhiệt độ khoảng 5-7oC, có nhiều nơi ban
đêm xuống 0 hoặc dưới 0oC. Vì đọ ẩm ở thung lũng lớn và suối bốc hơi mạnh
bởi vậy thường gây ra hiện tượng sương mù dày đặc. Những tháng rét, gió
mùa đơng bắc tràn về mạnh, có tháng đến 3-4 đợt, nhiệt độ tụt xuống đột ngột.


12
Sau đợt lạnh thường xuất hiện sương muối ở nhiều nơi: vùng chân đèo Pha
Đin, vùng Mường La, Mộc Châu, Sơn La…
Do cấu trúc địa hình như vậy nên vùng Tây Bắc bị che khuất cả hai
luồng gió mùa chính. Luồng nào khi đến vùng này đều gây hiệu ứng phơn làm
biến tính. Mùa đơng của vùng khơ lạnh hơn hơn, mùa hè gió Tây khơ héo(gió
Lào). Khi có gió Lào thổi, nhiệt độ cao nhất trong ngày thường vượt quá 37oC
và độ ẩm nhất trong ngày thường giảm xuống dưới 50%. Gió tây thổi từ tây
qua đơng dãy Trường Sơn gây ra gió khơ nóng chủ yếu ở khu vực miền Trung
nước ta, thường xảy ra vào tháng 4, 5 và 6 hàng năm, thành từng đợt, kéo dài
trong nhiều ngày. Thời tiết trong những ngày này rất khô, độ ẩm có khi xuống
30%, và nóng, nhiệt độ có khi lên tới 43oC, bầu trời không một gợn mây, trời
nắng chói chang, gió lại thổi đều đều như quạt lửa, cây cỏ héo khô, ao hồ cạn
kiệt, con người và gia súc bị ngột ngạt, Ở các thung lũng khuất gió mùa khơ
kéo dài, lượng mưa năm giảm. Mùa khô thường từ 4-5 tháng. Lượng mưa
thường dưới 1.500 mm, có nơi chỉ đạt 1.100mm.
Cảnh quan thiên nhiên vùng Tây Bắc rất đa dạng, phân hóa theo độ cao.
Vùng núi cao phía bắc giáp dãy Hồng Liên Sơn có cảnh quan của vùng ơn
đới do địa hình cao, ít ảnh hưởng gió mùa, cịn vùng núi thấp ở phía nam
mang cảnh đặc trưng của vùng nhiệt đới gió mùa. Thành phần động thực vật

phong phú và đa dạng, rừng nhiệt đới gió mùa chiếm ưu thế, trong rừng có
những lồi cây cận nhiệt và ôn đới (đào, lê, mận,…) và các lồi thú lơng dày
(gấu, chồn,…). Giá trị lớn nhất của cảnh quan thiên nhiên vùng Tây Bắc đó là
khai thác du lịch, đưa vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng đến với khách du lịch. Chính
những đặc trưng của cảnh quan nơi đây đã tạo nên diện mạo, sắc thái văn hóa
riêng cho vùng Tây Bắc. Đến với cao nguyên Mộc Châu với vẻ đẹp lung linh
của những đồng cỏ, đồi chè ngút ngàn, tận hưởng luồng khơng khí mát lành.
Bởi vậy mà nhiều người ví cao nguyên Mộc Châu như “Đà Lạt của miền Tây
Bắc”. Rời Mộc Châu lên thị trấn vùng cao Sa Pa- nơi ẩn chứa nhiều điều kì


13
diệu của tự nhiên, phong cảnh thiên nhiên với địa hình đồi núi, màu xanh của
rừng cây tạo nên bức tranh có bố cục hài hịa, có cảnh sắc thơ mộng và hấp
dẫn từ cảnh quan phía đất trời rừng núi Tây Bắc. Sa Pa có khí hậu mang sắc
thái ôn đới và cận nhiệt đới. Thời tiết ở thị trấn một ngày có đủ bốn mùa, khí
hậu quanh năm mát mẻ. Sa Pa là một trong những nơi hiếm hoi có tuyết rơi,
bởi vậy tạo nên sắc thái riêng cho Sa Pa và vùng Tây Bắc. Sa Pa có những
cảnh đẹp tự nhiên như thác Bạc (khoảng 200m), cầu Mây, Cổng Trời làđiểm
cao nhất mà đứng đó có thể ngắm nhìn đỉnh Phanxipăng, bãi đã cổ Sa Pa nằm
trong thung lũng Mường Hoa.
Trải qua thời gian, vùng núi cao Tây Bắc đã hình thành hệ thống ruộng
bậc thang với những vẻ đẹp đa dạng, độc đáo được nhiều du khách biết đến
như ruộng bậc thang ở Tả Van, Lao Chải, Tà Phìn, Mường Khương, Bắc Hà,
Si Ma Cai (Lào Cai)… rồi đến ruộng bậc thang quanh co trải dài quanh dốc
núi ở Lai Châu, Điện Biên…
Tây Bắc đẹp không chỉ bởi những cánh đồng xanh ngút ngàn, những
làng bản xa xăm ẩn hiện trong sương khói, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những
ruộng bậc thang, những con đường uốn lượn qua dốc, qua đèo mà lên Tây Bắc
còn thưởng ngoạn cảnh sắc vời của những cánh rừng hoa đào, hoa mận, hoa

mơ,… mỗi độ tết đến xuân về. Tây Bắc vào mùa xuân với ngàn thứ hoa rừng,
trong đó có một loài hoa – hoa ban. Đây là loài ban mang đặc trưng riêng của
đất trời Tây Bắc, mang bản sắc văn hóa đặc thù của vùng núi cao. Hoa ban đã
đi vào tiềm thức của các tộc người nơi đây, nó khơng chỉ tơ sắc cho cảnh quan
rừng núi Tây Bắc mà cịn mang trong mình nhiều giá trị văn hóa tiêu biểu.
1.1.2. Đặc trưng văn hóa vùng Tây Bắc
Núi rừng Tây Bắc từ ngàn xưa là môi trường sinh sống của nhiều tộc
người. Từ lâu những lưu vực các con sông lớn Tây Bắc đã trở thành đề tài của
nhiều truyền thuyết về đường di cư và là vùng cư trú của nhiều tộc người.


14
Người La Hủ và Hà Nhì cho rằng tổ tiên của họ đã di chuyển từ miền Bắc
theo dọc sông Nậm Na và sông Đà vào miền Tây Bắc. Người Thái cũng kể
rằng họ đã theo sông Hồngtới những thung lũng, lòng chảo Tây Bắc để làm
ruộng. Người La Ha, người Kháng từ lâu đời đã rất thành thạo việc chế tác
những chiếc thuyền độc mộc để di chuyển trên sông Đà. Người Mường cũng
ngược sông Đà để đi vào Quang Huy, Nghĩa Lộ,…Bởi vậy miền Tây Bắc là
một khu vực cư trú của nhiều tộc người. Cũng từ những cuộc thiên di mang
theo luồng văn hóa mới và sự cộng cư xen kẽ, ảnh hưởng lẫn nhau đã tạo ra
những yếu tố văn hóa chung như: vai trị của kinh tế hái lượm, trồng lúa, nuôi
trâu, ở nhà sàn, nhiều mơ típ thần thoại chung như “quả bầu mẹ”. Tuy nhiên
từng tộc người vẫn bảo tồn được những nét riêng biệt.
Có thể nói Tây Bắc là một vùng văn hóa đặc sắc. Nói đến văn hóa Tây
Bắc khơng thể khơng nói đến mái nhà sàn hình khum mu rùa với đơi “khau
cút” độc đáo, thấp thống đâu đó chiếc khăn piêu sặc sỡ mà duyên dáng cùng
với những hàng cúc bướm rập rờn, đơi xà tích lấp lánh.
Vùng văn hóa Tây Bắc là vùng văn hóa ẩm thực độc đáo với món cá
nướng “pa pỉnh ộp”, món xơi nếp thơm dẻo, cùng với các thức chấm “chẩm
chéo”, “nậm pịa”, nồi thắng cố sôi sùng sục cùng thứ rượu “lau sậu” Điện

Biên, rượu ngơ Bắc Hà…Vùng văn hóa Tây Bắc là văn hóa của các làn điệu
diễn xướng “ khắp” (Thái), “ đang” (Mường), “khèn” (H.Mơng) và các điệu
xịe vịng, xịe nón, xịe chai, múa sạp của người Thái, “tăng bu” của người
Khơ Mú, lễ hội “ka sai síp” của đồng bào Xinh Mun, “khơ già già” của
người Hà Nhì….
Trong những nét văn hóa đặc sắc ấy, Tây Bắc cịn được biết đến với vẻ
đệp ngút ngàn của núi rừng, một vẻ đep hoang sơ, kì vĩ lạ lùng. Ai đã một lần
qua Tây Bắc đều ngây ngất với men say của rượu nồng, say đắm với những


15
điệu xịe uyển chuyển, chìm ngập trong những cánh rừng đào phai, những
rừng ban trắng muốt mỗi dịp xuân sang.
1.2. ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA THÁI - CHỦ THỂ VĂN HÓA CỦA VÙNG
TÂY BẮC

1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Thái
Ở vùng phía nam tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), thượng Lào và miền
Tây Bắc Việt Nam, từ đời nhà Đường hay có thể từ đời Tần Hán là nơi cư trú
của tổ tiên người Thái sống xen kẽ với các dân tộc thuộc ngữ hệ Môn- Khơme
và Tạng – Miến. Điều này có thể được chứng minh rõ ràng thêm qua nhiều tài
liệu lịch sử chép tay, nhiều truyền thuyết còn lưu lại trong dân cư Thái ở Tây
Bắc (Việt Nam), ở Xíp Xoong Păn Na (Trung Quốc), ở Lào, Miến Điện và
Thái Lan. Các truyền thuyết đều thống nhất rằng quê hương xưa nhất của
người Thái, người Lào và người Lự ở miền “chín con sơng gặp nhau”, tức là
nơi các con sông Hồng (Nặm Tao), Mã (Nặm Má), Mê Kông (Nặm Khoong),
Nặm U, Nặm Na, sông Đà (Nặm Te), sông Nặm Tốn chảy vào Nặm Núa,
sông Gâm (nặm Xang) và sông Lô (nặm Lo).
Theo những truyền thuyết ghi chép lại, tổ tiên người Thái xưa ở các
Mường (các khu vực) như: Mường Ôm, Mường Ai, Mường Lị, Mường Bo

Te, Mường Hơng, Mường Ốc, Mường Ác, Mường Tun Hoàng. Các tên đất
này xưa thuộc 16 châu Thái từ năm 1884 đến nay đã thuộc tỉnh Vân Nam
(Trung Quốc). Riêng Mường Then hay (Mường Theng) được đặc biệt chú ý.
Có thể thấy xưa kia người Mường Theng khơng chỉ đóng khung trong cánh
đồng Mường Thanh (Điện Biên Phủ) ngày nay) mà là một khu vực rộng lớn,
bao gồm cả Mường Tè, Mường Bum, Sông Mã ở Tây Bắc - Việt Nam và tỉnh
Phông Xa Lỳ (Lào). Mường Thanh có nghĩa là Mường Trời. Hầu hết các
nhóm Thái ở Lào, Thái Lan đều nhận Mường Theng là đất tổ của họ. Ở đây
có rất nhiều tên đất gắn liền với truyền thuyết liên quan đến sinh hoạt cổ xưa


16
của người Thái, đến các nhân vật thần thoại mà người Thái tự coi là tổ tiên
của mình.
Sinh sống lâu đời trên dải đất Việt Nam, kế thừa một nền văn minh cổ
truyền của cha ơng, người Thái đã đóng góp khơng nhỏ vào kho tàng văn hóa
chung của dân tộc Việt Nam. Theo sử liệu cịn lưu lại thì người Thái đã có
mặt ở nước ta từ khoảng thế kỉ VII. Theo ghi chép trong các tập sử thi của
người Thái thì họ thiên di từ Tây Nam, Vân Nam( Trung Quốc) vào Tây Bắc
Việt Nam với nhiều đợt kể từ thế kỉ VII- thế kỉ XIV, trong đó có 3 cuộc thiên
di lớn từ thế kỉ IX- thế kỉ XI. Theo “Quám tố mương” (Chuyện kể bản
mường), ngành Thái Đen từ miền giữa Nặm U và sông Hồng do Tạo Ngần và
Tạo Xuông dẫn dọc theo sông Hồng xuống chiếm vùng Nghĩa Lộ, Yên Bái.
Hai đời sau, Lạng Chượng dẫn dắt bộ tộc mình chiếm các vùng Sơn La, Điện
Biên và Lai Châu. Cuộc thiên di này dài hàng trăm năm do gặp phải sức
kháng cự của những bộ tộc địa phương, nhất là bộ tộc Xá Khao.
Sau khi chiếm Tây Bắc, một phần người Thái Đen tràn xuống lưu vực
sông Mã qua Lào vào Thanh – Nghệ. Các nhóm hàng Tổng, Mãn Thanh hay
Tày Thanh Tày, Muổi, Tây Khăng, Tây Mương Đen... đều là gốc Thái Đen.
Sau các nhóm này chịu ảnh hưởng qua lại về mặt nhân chủng, văn hóa với các

dân tộc sống bên cạnh. Vì vậy, họ có nét khác biệt với người anh em của họ ở
Tây Bắc[4].
Cũng có ý kiến cho rằng, ngành Thái Trắng và bộ phận Thái Đen ở
Mường Thanh có nguồn gốc bản địa, tổ tiên là người Tày- Thái cổ. Vào đầu
thiên niên kỉ I sau công nguyên, tổ tiên người Tày-Thái cổ đã từng tham gia
vào việc xây dựng quốc gia Âu Lạc của An Dương Vương, sau đó một bộ
phận di cư sang phía Tây, tách khỏi bộ phận gốc, chính là người Tày hiện nay.
Cịn bộ phận Thái Đen đầu tiên có mặt tại Mường Lò (Văn Chấn, Yên Bái) là


17
con cháu của Tạo Xuông, Tạo Ngần gốc từ Vân Nam (Trung Quốc) di cư
sang. Đến thế kỉ VII, thủ lĩnh Lạng Chượng, cháu của Tạo Xuông đưa quân từ
Mường Lị tràn vào miền lưu vực sơng Đà, sơng Mã, đánh chiếm và làm chủ
Mường Thanh [11].
Về tên gọi, người Thái tự gọi mình là Phủ Tay hay Cồn Tay đều có
nghĩa là người. Có 2 ngành là Tay Đăm(Thái Đen) và Tay Khao hay Tay
Đon(Thái Trắng).
Ngành Thái Đen cư trú ở Mường Lò(Văn Chấn, Yên Bái), Mường
Than(Lào Cai), Mường La, Mường Vạt (Sơn La), Mường Thanh (Điện Biên)…
Ngành Thái Trắng cư trú ở Mường La, Mường Chiến(Sơn La), Mường
Tè, Mường So(Lai Châu), Mường Tấc, Mường Xang(Sơn La)….. Ngành Thái
Mộc Châu từ Lào sang Việt Nam vào cuối thế kỉ XIV. Theo tồn thư và
Cương mục, dưới triều Hiến Tơng năm thứ 9 (1337) nhà vua sai Hưng Biểu
Vương đánh người Thái ở Trinh Kì, chém được tù trưởng là Xa Phần. Nhưng
rõ ràng họ Xa là tổ tiên dòng họ quý tộc ngành Thái Trắng (Mộc Châu). Thời
gian ghi chép trong chính sử phù hợp với thời gian sử Thái cho biết về hoạt
động của các tù trưởng Thái ở Mộc Châu. Trước thời Lị Lẹt (thế kì XIV), sử
Thái Sơn La khơng thấy nói đến lãnh địa Mộc Châu, mà chỉ nói ở đó người
Thái cịn cư trú. Đến thời Lò Lẹt , các sử chép tay của người Thái như Quam

tố mường, Tầy pú xấc đều chép Nho Cầm làm chúa Mường Xang tức vùng
cao nguyên Mộc Châu. Hành trình của người tù trưởng này tới Mộc Châu
được ghi trong cuốn “Piết mướng” hiện lưu hành rộng rãi ở Tây Bắc. Pha nha
Nhọt Chòm Căm hay Nho Cầm là con chua Mường Ngần (khu vực Viên
Chăn) vì đuổi người Xá chiếm lấu đất. Số người Thái này sau phát triển sang
cư trú miền Đà Bắc (Hào Bình) và Thượng Thanh Hóa; một ít sang n Châu
và Phù Yên (Sơn La).


18
Ngành Thái Trắng ở Lai Châu cũng như ở miền Nam Trung Quốc tràn
về. Thực ra Táy Khao (tức Thái Trắng) hay Táy Đón là tên gọi nhiều nhóm
dân tộc hiện ở vùng Mường Lay, Mường So (Phong Thổ), Mường Tè, Quỳnh
Nhai (Sơn La), nhóm Thái Trắng ở Phú Yên (Nghĩa Lộ), nhóm Tày vùng Văn
Chấn (Nghĩa Lộ), Văn Bàn, Trấn Yên (Yên Bái) và có thể cả một bộ phận
Tày ở vùng Hà Giang, Lào Cai và Yên Bái nữa. Khu vực Thái Trắng là con
đường qua lại của nhiều dân tộc, nhiều luồng văn hóa khác nhau về mặt nhân
chủng và văn hóa. Vì vậy, tuy cùng tên gọi, các nhóm đó khơng có những đặc
điểm thuần nhất như ngành Thái Đen.
Vào đầu thiên niên kỉ thứ II, ngành Lự ở Mường Thanh và Thái Trắng
ở nam Trung Quốc chiếm ưu thế ở miền Lai Châu. Vào thế kỉ thứ XI-XII,
mặc dầu ngành Thái Đen tạm thời chiếm ưu thế ở Mường Thanh, nhưng
ngành Thái Trắng vẫn là nhóm người có thế lực ở đâu. Họ vẫn làm chủ một
phần Điện Biên và các miền trên như Mường Bum – Mường Tè, miền Phong
Xa Lỳ (Lào), miền Xíp Xoong Pắn Na và miền lưu vực sông Đà ở Vân Nam.
Nay chưa rõ cụ thể một bộ phận Thái Trắng đánh đuổi người Hà Nhì chiếm
lấy Mường Lay lúc nào, chỉ biết thế kỉ XIII, tức vào đời chau năm hay sáu đời
của Lạng Chượng, người Thái Trắng đã làm chủ Mường Lay và đến đầu thế
kỉ XV, với các chúa Pét Lạn và Cưới Cắm (tức Đèo Cát Hãn) chính quyền
Thái Trắng ở đây đã rất mạnh, họ dần phát triển thế lực ra các vùng xung

quanh như Quỳnh Nhai (Sơn La), Mường Xo, Mường Tè (Lai Châu). Thậm
Chí có lúc họ cịng xuống cả Mường Lị, Mường Tấc (Yên Bái).
Bộ phận Tay Khao ở Nghĩa Lộ, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang lâu dần đã
hoài hợp với người Tày, cũng như bộ phận người Thái ở huyện Long Trân
tỉnh Quảng Tây đã hòa hợp với Choang. Khi nghiên cứu, ta còn thấy ở bộ
phận này trong phong tục tập quán còn lưu lại một số yếu tố Thái. Ngôn ngữ


19
của họ cũng gần với nhóm Thái Tây Bắc hơn là với nhóm Tày, Nùng lẻ tẻ
khác xen lẫn với người xá ở trên khắc miền Tây Bắc (Việt Nam). Nhưng chắc
họ đã có mặt ở đâu vào những thế kì thuộc thiên nhiên kỉ thứ nhất sau cơng
ngun. Các nhóm khác lẻ tẻ ở Tâu Bắc xen lẫn người Xá, họ trở thành từng
bản, có khi thành từng mường độc lập hoặc phụ thuộc vào các chúa người Xá.
Cho đến hiện nay người vẫn gọi là “Bác Xá, Chú Kinh”. Nhiều truyền thuyết
của người Thái đều con người Xá là anh cả , người Thái là anh hai,... Điều đó
chứng tỏ người Thái đã có một thời kì chung sống với người Xá trên các lãnh
địa đó và ở địa vị phụ thuộc.
Phải đợi đến thiên niên kỷ thứ II sau công nguyên, tổ tiên ngành Thái
Đen, Thái Trắng và Thái Mộc Châu mới thiên di mạnh mẽ vào Việt Nam.
Ngày nay, địa bàn cư trú của người Thái trải suốt từ miền Tây Bắc qua
Hịa Bình đến tận miền Tây 2 tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An. Dân tộc Thái là
một dân tộc lớn nhất trong nhóm ngơn ngữ Tày-Thái thuộc hệ Thái-Kađai.
1.2.2. Một số đặc trưng văn hóa Thái
1.2.2.1. Văn hóa vật chất
* Phương tiện vận chuyển
Cũng như các dân tộc khác, trong 54 dân tộc anh em, người Thái cũng
sử dụng cá phương tiện vận chuyển cổ xưa: gùi, ngựa thồ, song phổ biến nhất
là gánh, còn gùi theo kiểu chằng dây đeo vắt qua trán là các hình thức vận
chuyển thơng dụng trên bộ. Cịn ở dọc các con sông lớn, họ rất nổi tiếng trong

việc xuôi ngược bằng thuyền đuôi én.
*Ẩm thực
Mỗi dân tộc đều có một truyền thống văn hố ẩm thực riêng, có bí
quyết riêng để chế biến các món ăn ngon miệng vào những ngày lễ tết, cưới


20
xin, hội hè... Ở Tây Bắc, nói đến ẩm thực, người ta nhắc đến ẩm thực của
người Thái.
Trước kia, người Thái thường sử dụng gạo nếp làm lương thực chính
cho các bữa ăn hàng ngày. Ngày nay, gạo tẻ đã được người Thái sử dụng phổ
biến để thay thế, tuy nhiên gạo nếp vẫn được coi là đặc sản truyền thống.
Trong các “đặc sản” nếp có 2 thứ là: Xơi và cơm lam.
Xơi nếp (khẩu óm) là món ăn truyền thống của dân tộc Thái. Người
Thái có phương pháp xơi cách thuỷ bằng chõ gỗ rất kỹ thuật. Xôi được đồ từ
gạo ngâm qua đêm trong những chiếc chõ gỗ. Nồi để đồ xôi là cái ninh (mỏ
nưng) cao, bằng đồng. Xôi đồ chin được dỡ ra mâm bao giờ cũng phải quạt
cho nguội rồi mới cho lại vào chõ hay các giỏ xôi (ép khảu) để ăn hàng ngày.
Xôi là khẩu phần lương thực thông dụng, và từ xôi người ta làm thành
nhiều thứ có giá trị như là quà bánh cho trẻ con, người già ăn lót dạ hay ăn cho
ngon miệng. Các món ăn này bao hàm trong đó có có sự quan tâm , tình cảm
q mến mà người ta dành cho người già và con trẻ, Có 3 loại q như vậy:
xơi nướng, xơi cặp, xơi vừng.
Ngồi ra, cơm lam (khẩu lam) cũng được người Thái sử dụng phổ biến
trong những lần đi rừng, làm rẫy và các dịp lễ tết.
Cơm lam là loại cơm chín trong loại ống đặc biệt thuộc họ tre.Gạo để
làm cơm phải là gạo nếp thơm và dẻo. Người ta chọn 1 loại ống bánh tẻ mà
thành ruột của nó có mùi thơm như hương cơm nếp để làm ống lam. Gạo được
ngâm trước rồi cho vào ống với 1 lượng nước vừa phải, sau đó đặt nghiêng
trên ngọn lửa xoay đều cho ống không bị cháy. Nước sôi và cạn thì dập lửa,

nướng ống cơm trên than hồng. Cơm chín lấy ra để nguội, cạo bóc lớp vỏ, ăn
rất dẻo thơm mà không ngán.


21
Món cơm lam này thường được làm cho sản phụ, nó cũng có giá trị như
quà bánh cho người già,trẻ con ,cho khách quý hay người thân đi xa nhà cần
có lương thực mang theo vài ba ngày.
Với đặc trưng 1 nền kinh tế nông nghiệp tự cấp tự túc điển hình “cơm
cày ruộng, cá kiếm ăn”, thực phẩm dùng trong bữa ăn của người Thái về mặt
so sánh giống với nhiều tộc người ở Đơng Nam Á. Đó là thói quen ăn các lồi
động vật thuỷ sản với 1 lượng khá nhiều rau trong bữa ăn.
Sống trong môi trường thung lũng với hệ thống song suối dày đặc là
nguồn cung cấp thuỷ sản phong phú cho con người, Người Thái có câu tục
nhữ “ Lúa ở ruộng, cá ở nước” ( Khảu dú na, pa dú nặm) hay “ Miếng cơm
trắng, khúc cá bạc” (Khảu đón, tón pa khao) để nói về món cá trong kết cấu
của bữa ăn. Ngay cả trong ngôn ngữ văn chương, để biểu thị mùa cá người ta
vẫn dùng những “mùa lúa,mùa cá” để thể hiện chu kì 1 năm hay nhiều năm.
Cũng cần lưu ý rằng do làm ruộng nước mà người ta có thể đánh bắt cá ngay
trong các thửa ruộng, các cánh đồng của mình.Đấy là chưa nói ở nhiều vùng
người Thái có nghề ni cá ruộng, 1 nguồn lợi lớn làm giàu thành phần đạm
trong bữa ăn của họ.
Trước hết là món cá sống, ăn gỏi ( tiếng Thái gọi là cỏi). Món này chỉ
phổ biến đối với đàn ơng. Người ta ăn gỏi với các loại cá chép nhỏ cỡ gần
bằng 2 ngón tay, cả con hoặc ăn gỏi loại cá chép to lọc lấy phần nạc nhất ở 2
bên lườn của nó. Các món dùng cho ăn gỏi có nước chua, rau thơm, hành, ớt,
hoa chuối thái nhỏ, các loại lá chát. Ăn gỏi trở thành 1 thú ăn của đàn ông và
người ta sánh gỏi cá ngang với thịt chó: “Thèm thịt thì ăn thịt chó, thèm cá thì
ăn gỏi cá” (Xép nhứa kin nhứa ma, Xép pa kin pa cỏi)
Cá chín cũng có nhiều cách chế biến, trong đó món ăn được ưa thích là

món cá nướng (pa pỉnh).Người ta có thể nướng cá bằng cách hong trên than


22
hay đặt trực tiếp trên than hồng, hoặc lùi cá trong chất bùn dẻo vào đống tro
than đang cháy. Cá cũng được dùng để nấu canh, kho như nhiều dân tộc khác
Người Thái rất thích ăn cá chua. Cá chua được làm từ cá con trộn với cơm lên
men cho vào ống nứa để 1 số ngày, khi ăn đổ ra đun thành canh.
Ở các vùng Thái (Thanh Hoá, Nghệ An) trước kia món cá chua (pa
xỏm) là một thứ khơng thể thiếu được trong các đồ sính lễ của cả q tộc và
bình dân
Mắm là món ăn dự trữ,đồng thời cũng là món gia giảm. Ở Sơn La đã
nổi tiếng về các món mắm cá của người Mường Chiến, mắm “đòng
đong”(mắm lý) của thị xã Sơn La. Người ta có thể để các loại mắm này
hàng năm. Mắm để lâu thường ăn sống ngon hơn; mắm mới làm thường
phải chưng lên trước khi ăn.Có thể ăn xơi chấm mắm cung các loại
măng,rau ghém như: măng lay luộc, măng loi sống, quả non và búp của cây
vả, quả và lá cây sung…
Khi kiếm được nhiều cá người ta sấy khô để làm món ăn dần. Ở Tây
Bắc, cá sấy khơ là 1 thứ đồ dẫn cưới, là lễ vật quý để thờ cúng tỏ tiên, biếu
tặng bạn bè, người thân.
Bên cạnh cá, thịt cũng là món ăn được coi là quan trọng. Nguồn thức ăn
thịt là do chăn nuôi gia đình cung cấp, cũng có thể do săn bắn, đặt bẫy mà có
được từ tự nhiên.
Trong các món ăn rất đặc trưng Thái cịn phải kể đến món nặm pia.
Nặm pia là nhủ tương trong ruột non của các loài động vật ăn cỏ có vị vừa
bùi,vừa đắng. Món này có tác dụng kích thích dịch vị, dùng để chấm lạp,
chấm thịt luộc rất hợp.
Thịt nạc thái mỏng, để sống, ngâm vào nước măng chua cho tái rồi ăn
thì gọi là xa, là món ăn của những người đàn ơng. Thịt băm nhỏ rồi nhúng tái



23
hoặc rang chín dậy mùi thơm, đỏ vào nước chua có các gia vị đã chuẩn bị sẵn
để ăn thì gọi là lạp chin, thường dành cho phụ nữ và trẻ em.
Món thứ hai cũng rất Thái là món chéo. Thành phần không đổi của chéo
là muối và ớt giã cùng tỏi, rau thơm, mùi, lá hành….có thể thêm gan gà luộc
chín, ruột cá, cá nướng…Có thể thêm các gia vị rồi giã nát để chấm thịt, cá,
rau, măng. Có nhiều loại chéo: Chéo ớt giã với muối gọi là chéo ượt cưa; nếu
thêm tỏi để sống hoặc tỏi nướng gọi là chéo hua hom; thêm rau thơm, tỏi, cá
nướng gọi là chéo pa. Mỗi món chéo như vậy ăn với 1 loại thức ăn nhất định.
Người Thái ưa thích ăn có các vị: Cay, chua, chát, đắng, bùi, ít dùng các
món ngọt, lợ, đậm, nồng…hay uống rượu cần, cất rượu.
Ngoài ra tục ăn trầu, hút thuốc lào cũng được người Thái biết đến như là
những tập quán quen thuộc của nhiều tộc người anh em. Tuy vậy, ở Tây Bắc
hiện nay tục ăn trầu hầu như đã gần mất hẳn, tục uống rượu cần cũng không
phổ biến và điển hình như ở miền Tây Thanh Hố, Nghệ An. Người Thái hút
thuốc bằng điếu ống tre, nứa và châm bằng mảnh đóm tre ngâm, khơ nỏ. Người
Thái trắng trước khi hút cịn có lệ mời người xung quanh như trước khi ăn.
* Trang phục
Các nhóm người Thái như Thái đen, Thái trắng đều có nhiều điểm
chung trong trang phục hằng ngày nhưng trong đó, vẫn nổi bật bản sắc riêng
để phân biệt.
Một bộ trang phục truyền thống phụ nữ Thái gồm: áo ngắn (xửa cỏm),
áo dài (xửa chái và xửa luổng), váy (xỉn), thắt lưng (xải cỏm), khăn (piêu),
nón (cúp), xà cạp (pepăn khạ), các loại hoa tai, vòng cổ, vịng tay và xà tích.
Xửa cỏm (áo ngắn bó sát người có hàng cúc bướm) có thể may bằng
nhiều loại vải với màu sắc khác nhau. Chính hàng khuy bạc hay kim loại đã



24
làm cho xửa cỏm thành chiếc áo đặc trưng của bộ nữ phục Thái. Theo quan
niệm dân gian Thái, hai hàng cúc bạc trên hai vạt áo xửa cỏm là tượng trưng
cho sự kết hợp nam với nữ, tạo nên sự trường tồn của nịi giống. “Xửa cóm”
có hàng cúc bướm giữa ngực chủ yếu phổ biến ở phụ nữ Thái vùng Tây Bắc.
Đay là loại áo xẻ ngực,dài tay,khi mặc áo ôm sát lấy thân người.
“Mák pém” là những bộ cúc hình con bướm, ve sầu … đính ở 2 bên nẹp
áo giữa ngực.Với chất liệu kim loại,màu sáng nổi lên trên màu tối của chất
liệu vải,hàng “mák pém” nổi bật giữa chiếc xửa cóm tạo nên 1 hiệu quả thẩm
mỹ,một sự chu ý.Một áo ngắn trung bình có từu 11 – 13 bộ cúc bướm. Số bộ
cúc bướm nhất thiết phải là số lẻ.
Nhìn lại tồn bộ xửa cóm nếu thống qua ta thấy rất giản dị,song nếu
quan sát kĩ ta lại thấy khơng đơn giản. Đó là sự gia công đúng mực về kỹ thuật
và nghệ thuật. Điều đó làm choi xửa cỏm Thái nổi bật bởi sự hài hồ giữa cái
che và cái phơ ra, giữa cái giản dị mà không kém phần lộng lẫy.
Phụ nữ Thái còn mặc hai loại áo dài là xửa chái và xửa luổng. Xửa chái
may bằng vải chàm đen, kiểu áo 5 thân, cài cúc phía bên tay trái, cổ đứng, gấu
áo phủ quá đầu gối. Theo tục lệ, phụ nữ có chồng mới mặc xửa chải vào dịp
cưới xin, hội hè. Xửa luổng là áo khốc ngồi, may dài, rộng, chui đầu, có tay
hoặc khơng có tay. Phụ nữ Thái từ khi còn trẻ đã may loại áo này, một dành
cho bản thân khi về già và một dành biếu mẹ chồng khi về làm dâu. Các cụ già
mặc áo xửa luổng lộn trái vào ngày thường, chỉ khi chết mới mặc mặt phải.
Váy (xỉn) cùng với xửa cỏm tạo nên dáng nét chính của bộ nữ phục
Thái. Phụ nữ Thái mặc váy hai lớp: váy trắng lót bên trong và và váy chàm
mặc ngoài. Váy được tạo thành bởi 4 mảnh vải khổ 40cm,dài trên dưới 90
cm, khâu khép kín lại theo chiều dài, cạp váy được can từ miếng vải khác
từ thân váy.


25

Cạp váy thường được làm bằng vải màu trắng hoặc đỏ. Khi nối vào thân
váy, cạp váy có chiều cao khoảng 10cm. Người Thái gọi cạp váy là “đầu váy”
(hua xỉn). Tên gọi đó nói lên sự quy định khi sử dụng váy. Đầu váy ln ở
phía trên để phân biệt với chân váy phía dưới. Phía dưới chân váy được phụ
nữ Thái viền hoặc đáp thêm miếng vải khác màu vừa cho cứng, vừa tạo nên
một giá trị thẩm mỹ riêng.
Thắt lưng (xài ẻo) là một dải băng vải, có chức năng giữ cho cạp váy
quấn chặt ở cơ thể người mặc váy. Thắt lưng thường được làm bằng vải tơ tằm
hay sợi bơng màu xanh lam hoặc tím xẫm, giữ cho cạp váy quấn chặt lấy eo.
Thắt lưng truyền thống của phụ nữ Thái thường làm bằng vải tơ tằm óng ả.
Ngồi thắt lưng dệt bằng tơ tằm, người Thái còn phổ biến dùng loại thắt lưng
dệt bằng sợi bông. Thắt lưng dệt băng sợi bông thường đem nhuộm rồi mới
dùng.Thắt lưng thường được nhuộm màu xanh lá cây. Các cơ gái cịn gia cơng
thêm 2 đầu thắt lưng miếng vải màu cho đẹp. Các cơ cịn thêu xung quanh
miếng vải ghép ở 2 đầu khăn.
Khăn Piêu là vật dụng “cầm tay” của các cô gái Thái mỗi khi đi ra
đường hay trong các dịp hội hè. Chiếc khăn piêu được các cô gái Thái thêu
thùa rất cầu kì, nó thể hiện sự khéo léo của mỗi cơ gái.
Sự khác biệt giữa nữ giới của dân tộc Thái Đen và Thái Trắng được
thể hiện trong các dịp hội hè. Những dịp đó, phụ nữ Thái Trắng thường mặc
áo dài màu đen. Đây là loại áo dài thụng thân thẳng, khơng lượn nách, được
trang trí bằng vải “khít” ở giữa thân có tua vải phủ từ vai xuống ngực, nách
áo trang trí theo lối đáp hai mảng hoa văn trong bố cục hình tam giác. Phụ
nữ chưa chồng búi tóc sau gáy, có chồng búi trên đỉnh đầu. Họ có loại nón
rộng vành. Trong khi đó, phụ nữa Thái Đen thường mặc áo dài xẻ nách,
chui đầu, trang trí phong phú đa dạng về màu và màu mà mơ-típ hơn Thái


×