Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Khai thác tài liệu địa chí tại thư viện tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (513.3 KB, 68 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ HƯỜNG

KHAI THÁC TÀI LIỆU ĐỊA CHÍ TẠI THƯ VIỆN
TỈNH THANH HÓA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Th.S. PHẠM THỊ PHƯƠNG LIÊN

HÀ NỘI – 2010


2

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc
nhất đến cô giáo – Th.S. Phạm Thị Phương Liên – người đã tận
tình, chỉ bảo, giúp đỡ, động viên em trong q trình hồn thành
khóa luận tốt nghiệp.
Em xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Thư viện –
Thông tin, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, cùng sự giúp đỡ của
Ban Giám đốc, cán bộ làm cơng tác địa chí, cán bộ phòng bổ sung,
cán bộ phòng biên mục tại Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi, hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình học
tập và làm khóa luận.


Do kiến thức cũng như thời gian thực hiện đề tài cịn hạn chế
nên bài khóa luận vẫn cịn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được
những góp ý q báu của thầy cơ giáo và các bạn để bài khóa luận
được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Hường


3

MỤC LỤC
LỜI NĨI ĐẦU ................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 5
2. Mục đích nghiên cứu đề tài: ....................................................................... 6
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................................... 7
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 7
5. Bố cục đề tài ............................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: VỐN TÀI LIỆU ĐỊA CHÍ CỦA THƯ VIỆN TỈNH
THANH HĨA .................................................................................................. 8
1.1 Khái qt về cơng tác địa chí của thư viện tỉnh Thanh Hóa ................ 8
1.1.1 Khái niệm cơng tác địa chí, vốn tài liệu địa chí và khai thác tài liệu địa chí. . 8
1.1.2 Cơng tác địa chí của thư viện tỉnh Thanh Hóa .................................... 11
1.2 Vốn tài liệu địa chí của thư viện tỉnh Thanh Hóa ................................ 18
1.2.1 Vai trị của tài liệu địa chí .................................................................... 18
1.2.2 Các loại tài liệu địa chí ....................................................................... 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC TÀI LIỆU ĐỊA CHÍ TẠI
THƯ VIỆN TỈNH THANH HĨA ................................................................ 29
2.1 Nhu cầu sử dụng tài liệu địa chí ............................................................. 29

2.1.1 Đối tượng sử dụng ............................................................................... 29
2.1.2 Nhu cầu sử dụng .................................................................................. 32
2.2 Các phương tiện khai thác tài liệu địa chí ........................................... 34
2.2.1 Bộ máy tra cứu địa chí ......................................................................... 34
2.2.2 Thư mục địa chí ................................................................................... 41
2.3 Các phương thức phục vụ tài liệu địa chí ............................................. 44
2.3.1 Đọc tại chỗ ........................................................................................... 44
2.3.2 Sao chụp tài liệu địa chí ....................................................................... 45


4

2.3.3 Dịch tài liệu địa chí .............................................................................. 46
2.3.4 Phục vụ tra cứu thơng tin thư mục tài liệu địa chí............................... 46
2.3.5 Hoạt động thông tin tuyên truyền tài liệu địa chí ................................ 48
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC TÀI
LIỆU ĐỊA CHÍ TẠI THƯ VIỆN TỈNH THANH HĨA ............................ 53
3.1 Xây dựng, phát triển nguồn thơng tin địa chí phong phú, đa dạng ... 53
3.2 Hồn thiện bộ máy tra cứu tài liệu địa chí ........................................... 54
3.3 Tăng cường đội ngũ cán bộ địa chí ........................................................ 55
3.4 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu tài liệu địa chí................ 56
3.5 Đa dạng hóa các hình thức phục vụ tài liệu địa chí ............................. 58
KẾT LUẬN .................................................................................................... 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 65
PHỤ LỤC


5

LỜI NĨI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong q trình hình thành và phát triển của một quốc gia, mỗi vùng
miền, địa phương đều đóng vai trị quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế, văn
hóa, an ninh quốc phịng. Nhưng mỗi vùng, miền, địa phương đều có những
đặc trưng, bản sắc riêng; và những đặc trưng, bản sắc này có ảnh hưởng sâu
sắc đến sự phát triển của địa phương nói riêng và có ảnh hưởng khơng nhỏ tới
sự phát triển của cả quốc gia nói chung. Chính vì thế, việc nghiên cứu về các
đặc trưng của các vùng, miền, địa phương luôn là vấn đề được sự quan tâm
chú trọng của các quốc gia. Ở Việt Nam ta, cùng với tiến trình phát triển của
lịch sử của đất nước, việc nghiên cứu, tìm hiểu về những đặc trưng riêng của
mỗi vùng, miền, địa phương nhằm thúc đẩy kinh tế; giữ gìn và phát huy
truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục tình u q hương đất nước
cũng được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt coi trọng. Nghiên cứu về đặc trưng
riêng của các địa phương được thể hiện thông qua nhiều phương diện như
biên soạn lịch sử, khảo cổ, dân tộc học, xã hội học, ... mà một trong những
phương diện đó là văn hóa, cụ thể hơn là địa chí văn hóa. Đối với hệ thống
thư viện tỉnh, thành phố, cơng tác địa chí trong thư viện là một trong những
nhiệm vụ chủ yếu, là hoạt động mang tính đặc thù. Trong cơng tác địa chí của
thư viện, ngồi các vấn đề như bảo quản, thu thập, xử lý tài liệu địa chí cần
phải kể đến vấn đề khai thác các tài liệu địa chí.
Thanh Hóa – “mảnh đất địa linh nhân kiệt” gắn liền với tên tuổi của
nhiều vị anh hùng như: Bà Triệu, Lê Lợi,…, nhiều địa danh nổi tiếng như: núi
Rồng sông Mã, cầu Hàm Rồng, đất Lam Kinh,…. Ngày nay, trước sự đổi thay
to lớn của đất nước, vùng đất núi Rồng, sông Mã đang đứng trước những thời
cơ và thách thức của xu thế hội nhập, có thể làm mất đi phần nào bản sắc


6

riêng của một vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Trước thực trạng

đó, có thể nhận thấy, hơn lúc nào hết, cơng tác địa chí lại càng được coi trọng:
cơng tác địa chí đang góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, củng cố các
tiềm lực quốc phòng an ninh, giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp
của tỉnh. Riêng đối với Thư viện tỉnh Thanh Hóa, cơng tác địa chí đã và đang
là cơng tác trọng tâm của thư viện.
Từ trước tới nay, cũng đã có những đề tài nghiên cứu về cơng tác địa
chí hay cụ thể hơn là vốn tài liệu địa chí của thư viện tỉnh Thanh Hóa, tuy
nhiên để tìm hiểu sâu về khai thác tài liệu địa chí từ đó đưa ra các giải pháp để
khai thác tài liệu địa chí một cách có hiệu quả thì hiện tại vẫn là vấn đề đang
rất được quan tâm. Bởi công tác địa chí khơng chỉ chú trọng việc thu thập,
bảo quản hay xây dựng, quản lý bộ sưu tập địa chí, mà cần phải nhận thấy vấn
đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để vốn tài liệu đặc trưng, q báu đó khơng
bị “bỏ qn” mà được khai thác triệt để nhất, hữu ích nhất (vấn đề khai thác
tài liệu địa chí phục vụ độc giả). Đây cũng chính là lý do khiến em chọn đề tài
“Khai thác tài liệu địa chí tại thư viện tỉnh Thanh Hóa”, em hy vọng cơng
trình này sẽ đóng góp được phần nào đó vào việc nâng cao hiệu quả khai thác
tài liệu địa chí tại thư viện tỉnh Thanh Hóa nói riêng và hiệu quả của cơng tác
địa chí của tỉnh Thanh Hóa nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài:
Khóa luận tìm hiểu về thực trạng vốn tài liệu địa chí của thư viện tỉnh
Thanh Hóa trên các bình diện: số lượng, nội dung, hình thức, các phương tiện
khai thác tài liệu địa chí của thư viện và thực trạng sử dụng tài liệu địa chí của
các nhóm người dùng tin tại thư viện tỉnh Thanh Hóa. Trên thực trạng đó
khóa luận đưa ra những đánh giá về thành tựu và hạn chế trong việc khai thác
và sử dụng tài liệu địa chí, đồng thời đề xuất một số kiến nghị nhằm đưa q
trình khai thác tài liệu địa chí tại thư viện đạt hiệu quả ngày càng cao hơn.


7


3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: nhu cầu sử dụng tài liệu địa chí, các cơng cụ
và phương thức khai thác tài liệu địa chí tại thư viện tỉnh Thanh Hóa.
- Phạm vi nghiên cứu: tính đến tháng 4 năm 2010
4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
 Phương pháp quan sát người dùng tin
 Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu
 Phương pháp phỏng vấn cán bộ thư viện và người dùng tin
 Điều tra bằng phiếu.
5. Bố cục đề tài
Bài khóa luận bao gồm 62 trang, ngồi phần lời nói đầu, kết luận, phụ
lục thì nội dung chính của khóa luận được bố cục như sau:
Chương 1: Vốn tài liệu địa chí của Thư viện tỉnh Thanh Hóa
Chương 2: Thực trạng khai thác tài liệu địa chí tại thư viện tỉnh
Thanh Hóa
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác tài liệu địa chí tại
thư viện tỉnh Thanh Hóa


8

CHƯƠNG 1
VỐN TÀI LIỆU ĐỊA CHÍ CỦA THƯ VIỆN TỈNH THANH HĨA

1.1 Khái qt về cơng tác địa chí của thư viện tỉnh Thanh Hóa
1.1.1 Khái niệm cơng tác địa chí, vốn tài liệu địa chí và khai thác tài liệu
địa chí.
* Cơng tác địa chí là nghiên cứu tìm hiểu về địa phương, vùng, khu
vực, quốc gia, bao gồm các khâu công việc như: biên soạn xuất bản những tài

liệu có nội dung liên quan đến địa phương; sưu tầm, bổ sung, bảo quản, khai
thác và phổ biến những tài liệu, tư liệu, những kiến thức về địa phương
đó.(13)
Cơng tác địa chí phản ánh nhiều yếu tố trong đó 3 yếu tố cơ bản nhất là
thiên nhiên, đất đai và con người. Vì thế thơng qua cơng tác này các địa
phương cịn có thể giới thiệu về q hương, đất nước mình khơng chỉ trong
phạm vi quốc gia, khu vực mà cịn ra tồn thế giới.
Cơng tác địa chí đóng vai trị quan trọng đối với sự phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội của mỗi vùng miền, mỗi khu vực và mỗi quốc gia nói chung
và đối với việc phát triển của tỉnh, thành phố nói riêng. Vai trị của cơng tác
địa chí thể hiện rõ nét ở trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế - xã hội; văn hóa,
khoa học kỹ thuật; giáo dục con người; An ninh quốc phịng, bảo vệ Tổ quốc.
* Cơng tác địa chí trong thư viện là một bộ phận của cơng tác địa chí,
được hình thành dựa trên hoạt động địa chí và hoạt động thư viện, có nhiệm
vụ phát hiện, sưu tầm, thu thập, xử lý, tổ chức và bảo quản lâu dài vốn tài liệu
địa chí và xuất bản phẩm địa phương, khai thác, sử dụng, phổ biến rộng rãi


9

vốn tài liệu này tới các đối tượng bạn đọc, tuyên truyền kiến thức về địa
phương thông qua các phương tiện của thư viện.(13)
Cơng tác địa chí trong thư viện bao gồm các khâu công tác: sưu tầm, bổ
sung tài liệu địa chí; xử lý các tài liệu địa chí (bao gồm có xử lý hình thức và
xử lý nội dung); tổ chức, sắp xếp tài liệu địa chí; bảo quản tài liệu địa chí;
phục vụ tài liệu địa chí;... Trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri
thức và xu hướng tồn cầu hóa cùng với sự nghiệp đổi mới, cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, cơng tác địa chí thư viện ngày càng thể hiện rõ vai trị
và ý nghĩa của mình. Bởi thơng qua việc tiến hành các hoạt động nhằm lưu
giữ và phổ biến vốn tài liệu địa chí, cơng tác địa chí góp phần xây dựng chiến

lược phát triển lâu dài và bền vững của địa phương trên các phương diện kinh
tế, văn hóa, xã hội.
Về mặt kỹ thuật nghiệp vụ, các khâu của cơng tác địa chí thư viện như
xử lý, tổ chức tài liệu về địa phương không khác nhiều so với các khâu công
tác với các tài liệu khác trong thư viện. Điểm khác cơ bản của các khâu trong
cơng tác địa chí là hướng đến tài liệu địa phương (tài liệu của địa phương
hoặc viết về địa phương). Tuy nhiên để thực hiện tốt khâu công tác địa chí thì
khơng chỉ cần có kiến thức về nghiệp vụ bình thường mà cần phải chú ý đến
các yếu tố đặc trưng về địa chí, ví dụ như để sưu tầm được tài liệu về địa
phương khơng chỉ cần có nghiệp vụ bổ sung mà cịn phải có sự hiểu biết đầy
đủ về xuất bản phẩm đặc biệt ở địa phương, đặc điểm xuất bản của địa
phương, đặc điểm ngôn ngữ tài liệu, đặc điểm dân tộc của địa phương,... Mỗi
địa phương có đặc điểm riêng về tự nhiên, kinh tế, xã hội, vì thế có nắm vững
về địa phương thì mới có thể thực hiện tốt cơng tác bổ sung tài liệu địa chí.
* Vốn tài liệu địa chí là những tài liệu ghi chép về địa phương, có thể là
toàn diện hay từng phần, từng mặt của địa phương (ví dụ như về kinh tế, văn


10

hóa, xã hội, con người, nhân vật, sự kiện của địa phương,...).
Vốn tài liệu địa chí là điều kiện cần và đủ để xây dựng cơng tác địa chí,
đây cũng chính là nhân tố quan trọng quyết định tới hiệu quả của vấn đề khai
thác tài liệu địa chí.
* Khai thác tài liệu là quá trình chuyển tải nội dung, thơng tin, giá trị
tích hợp trong tài liệu tới bạn đọc.
Để có thể khai thác tài liệu hiệu quả thì trước hết chúng ta cần phải
nghiên cứu và xác định các đối tượng khai thác tài liệu cũng như các cơng cụ
phục vụ q trình khai thác tài liệu. Đối với việc khai thác tài liệu địa chí
cũng vậy. Đối tượng khai thác tài liệu địa chí rất phong phú như các nhà lãnh

đạo, quản lý của Trung ương đến địa phương; các nhà nghiên cứu sáng tác;
bạn đọc phổ thơng (học sinh, sinh viên,...). Đây chính là các đối tượng thường
sử dụng tài liệu địa chí thường xuyên nhất.
Bên cạnh việc xác định đối tượng sử dụng tài liệu địa chí, chúng ta
cũng cần tìm hiểu mục đích sử dụng của những đối tượng ấy. Bạn đọc có thể
sử dụng tài liệu địa chí nhằm các mục đích tìm hiểu, nâng cao trình độ;
nghiên cứu về một vấn đề của địa phương: dân tộc, khảo cổ, bảo tàng, ... phục
vụ cho việc lãnh đạo, quản lý, viết báo cáo, viết bài tuyên truyền hoặc đơn
giản là tăng thêm hiểu biết biết về địa phương.
Từ việc nắm rõ mục đích, yêu cầu của bạn đọc trong việc khai thác tài
liệu sẽ giúp q trình khai thác tài liệu địa chí của bạn đọc đạt hiệu quả cao,
đáp ứng được nhu cầu của độc giả.
Cơng cụ khai thác địa chí cũng rất đa dạng bao gồm nhiều hình thức
(truyền thống và hiện đại) như: mục lục, bảng tra; hộp phiếu địa chí; thư mục
địa chí; cơ sở dữ liệu địa chí; trang web địa chí;...


11

1.1.2 Cơng tác địa chí của thư viện tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc miền Trung với nhiều tiềm năng và thế
mạnh trong tiến trình phát triển của vùng và đất nước. Đây là một vùng đất
địa linh nhân kiệt gắn liền với nhiều tên tuổi, nhiều sự kiện mang dấu ấn lịch
sử đồng thời là vùng đất nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử như: Lê
Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn, chiến thắng Hàm Rồng lịch sử, Núi Rồng, sông
Mã, suối Cá, Bến En;... nhiều di tích đã được xếp hạng như: khu di tích Bà
Triệu, Lê Hồn, thành Nhà Hồ, Lam Kinh, Ba Đình, Hàm Rồng ... Điều đó
cũng khẳng định: Thanh Hóa là mảnh đất có bề dày lịch sử hào hùng và
truyền thống văn hố độc đáo. Thanh Hóa cịn là nơi sinh sống của người
nguyên thuỷ và là nơi đã trải qua tiến trình phát triển với nhiều giai đoạn phát

triển văn hóa rực rỡ: nền văn hố Đa Bút, là một nền văn hoá khảo cổ tiến bộ
cùng thời trong khu vực cách đây 6.000 năm; Cồn Chân Tiên, Đông Khối Quỳ Chữ tương đương với các văn hoá Phùng Ngun - Đồng Dậu - Gị Mun
ở lưu vực sơng Hồng. Đó là q trình chuẩn bị mọi mặt để đến văn minh Văn
Lang cách đây hơn 2.000 năm lịch sử, văn hố Đơng Sơn ở Thanh Hóa đã toả
sáng rực rỡ trong đất nước của các Vua Hùng;...
Tất cả những đặc điểm về địa lý, lịch sử đã tạo nên thế mạnh riêng có
của mảnh đất xứ Thanh trên tất cả các lĩnh vực, kinh tế, văn hóa, lịch sử, ...
Chính vì thế, trong thời đại ngày nay cùng với q trình cơng nghiệp hóa –
hiện đại hóa và xu thế hợp tác quốc tế, việc nghiên cứu, tìm hiểu về những
truyền thống lịch sử, các nguồn lực và tiềm năng của Thanh Hóa lại càng trở
nên cấp thiết hơn đối với sự phát triển của tỉnh nhà nói riêng và trong tiến
trình phát triển, hội nhập của cả nước nói chung.
Thư viện tỉnh Thanh Hóa chính là nơi sưu tầm, lưu giữ và giới thiệu
những tài liệu chứa đựng những thông tin quan trọng về tỉnh Thanh, những tài


12

liệu có đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu tìm hiểu cũng như phát
huy những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh nhà trong hiện tại và tương lai.
Thư viện tỉnh Thanh Hóa được thành lập ngày 05 – 03 – 1956 với
3.000 bản sách và cơ sở vật chất cịn nghèo nàn, chỉ có 6 ghế băng và 4 bàn
phục vụ tại chỗ cho bạn đọc. Đến nay vốn tài liệu của thư viện đã tăng lên là
350.000 bản sách, 275 loại báo, tạp chí. Vốn tài liệu của thư viện phong phú
về nội dung, loại hình và ngơn ngữ. Về ngơn ngữ tài liệu, thư viện tỉnh Thanh
Hóa có các tài liệu bằng tiếng Việt, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Anh, đặc biệt
thư viện cịn có kho tài liệu Hán Nơm rất giá trị,... Bình qn hàng năm thư
viện phục vụ từ 200.000 đến 220.000 lượt bạn đọc với trên 620.000 lượt sách
báo luân chuyển. Công tác tuyên truyền giới thiệu sách báo thường xuyên
được thư viện quan tâm và tổ chức như: các cuộc triển lãm trưng bày, hội

nghị bạn đọc, hội thơ, lễ hội thư pháp, ... những hoạt động này đã thu hút
được sự quan tâm của rất nhiều độc giả và qua đó thư viện cũng nhận được rất
nhiều ý kiến đóng góp cho hoạt động của mình, từ đó góp phần nâng cao hiệu
quả hoạt động. Ngoài ra thư viện cũng rất quan tâm đến việc biên soạn các ấn
phẩm thông tin thư viện, hiện nay hàng năm thư viện biên soạn từ 4 đến 5 ấn
phẩm thơng tin thư viện, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả
hoạt động của thư viện. Công tác phục vụ nghiên cứu khoa học cũng được thư
viện đặc biệt chú trọng, bình quân hàng năm thư viện phục vụ tài liệu cho 70
đến 80 đề tài khoa học các cấp và nhiều luận văn, luận án. Nét mới trong việc
thực hiện nhiệm vụ được giao của đơn vị trong những năm qua đó là thư viện
đã đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện, từng bước
hiện đại hóa hoạt động thư viện. Hiện nay mạng máy tính của thư viện bao
gồm 1 máy chủ và 42 máy trạm. Máy chủ và các thiết bị ngoại vi được kết nối
trong mạng LAN và mạng Internet. Phòng đa phương tiện của thư viện hiện
nay gồm có 20 máy và trên 200 ấn phẩm điện tử.


13

Thư viện hiện nay có 7 phịng phục vụ: phịng đọc, phịng mượn, phịng
báo – tạp chí, phịng thiếu nhi, phòng tra cứu ngoại văn, phòng đọc đa phương
tiện và phịng địa chí với đội ngũ cán bộ thư viện gồm 36 cán bộ, trình độ
chun mơn từ đại học, cao đẳng trở lên. Có 3 cán bộ làm cơng tác tại phịng
địa chí, đây là những cán bộ ngồi trình độ chun mơn nghiệp vụ cịn có sự
hiểu biết rộng về địa phương. Ngoài việc phục vụ bạn đọc, đáp ứng nhu cầu
tin thì các cán bộ này cũng là người giữ vai trò chủ đạo trong việc thu thập bổ
sung, xử lý, tổ chức và phục vụ các tài liệu về địa phương.
Cơng tác địa chí là hoạt động được thư viện tỉnh Thanh Hóa rất chú
trọng quan tâm và đầu tư. Thư viện tỉnh đã tổ chức phịng tài liệu địa chí riêng
biệt phục vụ theo hình thức kho mở với nhiều loại hình tài liệu khác nhau

như: sách; báo, tạp chí; tài liệu Hán Nơm; tài liệu tiếng Pháp, riêng tài liệu
Hán Nôm là mảng tài liệu đặc biệt bao gồm cả các văn bia, sắc phong,di chỉ,
gia phả,....
Cơng tác địa chí đóng một vai trị quan trọng trong hoạt động của thư
viện tỉnh Thanh Hóa, đóng góp khơng nhỏ vào hoạt động của thư viện, điều
này thể hiện rõ từ các khâu như sưu tầm bổ sung tài liệu đến giới thiệu, phục
vụ tài liệu cho độc giả.
Việc sưu tầm, bổ sung tài liệu địa chí ln được thư viện đặc biệt chú
trọng, danh mục sách về địa phương luôn đứng đầu trong danh mục bổ sung
của thư viện. Căn cứ vào nhu cầu của độc giả mà cán bộ cơng tác tại phịng
địa chí sẽ đưa ra những đề xuất, cụ thể hóa thành các danh mục tài liệu cần bổ
sung lên ban lãnh đạo và bộ phận bổ sung, từ đó sẽ bổ sung kịp thời và chính
xác, đáp ứng được nhu cầu của độc giả. Ngồi ra cán bộ của phịng địa chí
cũng đặc biệt quan tâm đến tìm kiếm bổ sung tài liệu về địa phương qua nhiều
phương thức như: tìm, khai thác trong các tủ sách dòng họ, trong nhân dân,


14

tìm và khai thác tài liệu từ các thư viện khác thơng qua các cuộc triểm lãm, ví
dụ như khi tổ chức triển lãm sách báo “Thanh Hóa – Quảng Nam” (tháng
03/2010) hay triển lãm sách mang tựa đề “Ký ức Hàm Rồng” (từ 30/03/2010
đến 07/04/2010) thư viện tỉnh Thanh Hóa có mượn tài liệu của Thư viện Quốc
gia Việt Nam, thư viện Trung ương quân đội Việt Nam,... thông qua đó các
cán bộ địa chí xác định những tài liệu hay, có giá trị, đáp ứng được nhu cầu
của thư viện mình để tìm mua, đồng thời photo những tài liệu hiện tại khơng
cịn trên thị trường; góp phần làm phong phú kho tài liệu địa chí của thư viện,
đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của độc giả.
Việc xử lý tài liệu địa chí cũng có sự khác biệt so với những tài liệu
khác. Thư viện tỉnh Thanh Hóa xây dựng mục lục phân loại địa chí dựa trên

cơ sở Bảng phân loại tài liệu địa chí dùng cho thư viện công cộng của Vụ Thư
viện, do hai tác giả Lê Gia Hội và Nguyễn Hữu Viêm biên soạn, xuất bản năm
1993. Trong mục lục phân loại địa chí, tài liệu địa chí được chia theo 10 mơn
loại từ ĐC.1 đến ĐC.0:
- ĐC.1: Tỉnh, thành phố(trực thuộc Trung ương). Thành phố (trực thuộc
tỉnh). Các quận, huyện, thị xã. Chủ tịch Hồ Chí Minh với Đảng bộ và nhân
dân tỉnh, thành phố. Đảng và Nhà nước với nhân dân trong tỉnh, thành phố.
- ĐC.2: Đảng bộ tỉnh, thành phố. Các Đảng bộ. Các cơ quan chính
quyền và cơ quan quản lý địa phương. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh tỉnh, thành phố. Tình hình chính trị, xã hội hiện tại của tỉnh, thành phố
(từ ngày 30/04/1975 đến nay).
- ĐC.3: Thiên nhiên và các nguồn tài nguyên của tỉnh, thành phố.
- ĐC.4: Kinh tế tỉnh, thành phố. Kế hoạch hóa nền kinh tế tỉnh, thành
phố.


15

- ĐC.5 Đời sống khoa học của tỉnh, thành phố. Cơng tác văn hóa, giáo
dục của tỉnh, thành phố. Cơng tác văn hóa, giáo dục của tỉnh, thành phố. Cơng
tác báo chí.
- ĐC.6: Cơng tác y tế của tỉnh, thành phố. Công tác bảo vệ sức khỏe
cho nhân dân. Công tác thể dục thể thao.
- ĐC.7: Nghệ thuật. Tỉnh, thành phố trong các tác phẩm nghệ thuật.
- ĐC.8: Đời sống văn học của tỉnh, thành phố. Tỉnh, thành phố trong
các tác phẩm văn học. Văn học dân gian. Ngôn ngữ. thổ ngữ của các dân tộc
ít người.
- ĐC.9: Lịch sử tỉnh, thành phố. Đặc điểm nhân chủng. các di tích lịch
sử, các danh lam thắng cảnh của tỉnh, thành phố.
- ĐC.0: Tài liệu về các nhân vật nổi tiếng của tỉnh, thành phố (hộp

phích nhân vật).
Tuy nhiên, hiện nay trong quá trình sử dụng, Bảng phân loại này bộc lộ
nhiều bất cập, không đáp ứng được hết yêu cầu sử dụng và khai thác tài liệu
của cán bộ phân loại và bạn đọc về địa phương. Cán bộ thư viện gặp rất nhiều
khó khăn trong việc phân loại chi tiết các tài liệu. Hiện nay, một số thư viện
tỉnh, thành phố đã tự biên soạn bảng phân loại riêng hoặc biên soạn bảng mã
thư mục địa chí hay tìm cách khắc phục khó khăn của việc phân loại theo
Bảng phân loại tài liêu địa chí (dành cho các thư viện công cộng) của Vụ thư
viện xuất bản năm 1993 bằng cách sử dụng kết hợp cả bảng phân loại này và
Bảng phân loại 19 lớp. Ví dụ tại thư viện tỉnh Thanh Hóa, tác phẩm “Thơ
Thanh Hóa thế kỷ XX” do Nhà xuất bản Thanh Hóa xuất bản năm 2007 có ký
hiệu là ĐC 83.1 trong đó ĐC 83 là ký hiệu theo bảng phân loại tài liệu địa chí
dành cho Các nhà văn của tỉnh, thành phố. Sách và tài liệu phê bình hoặc nói
về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn đó; .1 là ký hiệu của bảng phân


16

loại 19 lớp dành cho thể loại thơ. Hay tác phẩm “Từ Quan Thần Sán đến Hà
Nội” có ký hiệu là ĐC 83.4 trong đó .4 là ký hiệu dành cho thể loại ký của
Bảng phân loại 19 lớp,....
Tuy nhiên các phương án này đều chưa phải là tối ưu, đồng thời lại tạo
ra sự không nhất quán trong việc phân loại tài liệu địa chí giữa các thư viện
cơng cộng trong cả nước.
Từ thực tiễn đó, tác giả cho rằng cần phải sớm có một Bảng phân loại
địa chí mới có thể đáp ứng được sự phong phú của các tài liệu và tạo nên sự
thống nhất trong khâu phân loại tài liệu địa chí giữa các thư viện, đảm bảo
tính liên thơng và chia sẻ nguồn lực thơng tin trong toàn quốc.
Việc sắp xếp tài liệu địa phương sao cho khoa học cũng được thư viện
rất chú ý. Các môn loại được sắp xếp theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên

xuống dưới, từ trong ra ngoài của kho tài liệu, lần lượt từ môn loại ĐC.1 đến
ĐC.0; trong từng mơn loại thì tài liệu lại được sắp xếp theo vần chữ cái nhan
đề tác phẩm. Riêng mảng tài liệu Hán Nôm, tài liệu tiếng Pháp được xếp trên
những giá, những tủ riêng biệt để thuận tiện cho việc tìm hiểu của độc giả và
phục vụ nhu cầu của độc giả.
Tuy nhiên, với việc gia tăng nhanh chóng của vốn tài liệu địa chí (cả về
nội dung và hình thức) thì vấn đề đặt ra cho thư viện tỉnh Thanh Hóa hiện nay
là cần phải mở rộng diện tích cho kho tài liệu địa chí để tạo thuận lợi cho việc
sắp xếp kho tài liệu và phục vụ độc giả.
Việc trưng bày, triển lãm giới thiệu tài liệu địa chí cũng đóng vai trị
quan trọng trong hoạt động tổ chức các cuộc cuộc triển lãm, trưng bày; nói
chuyện giới thiệu tài liệu,... của thư viện tỉnh Thanh Hóa, có hơn 70% nội
dung các cuộc triển lãm, trưng bày, giới thiệu tài liệu là trưng bày triển lãm về
tài liệu địa chí. Đây được xem là thế mạnh của cơng tác địa chí tại thư viện


17

tỉnh Thanh Hóa. Hàng năm thư viện tổ chức nhiều cuộc triển lãm trưng bày
tài liệu địa chí nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn như : kỷ niệm chiến thắng
Hàm Rồng (ngày 3 – 04/04/1965), kỷ niệm ngày kết nghĩa hai tỉnh Thanh
Hóa – Quảng Nam, kỷ niệm ngày sinh của Lê Lợi(10/9/1385), kỷ niệm ngày
thành lập thành phố Thanh Hóa. Đặc biệt từ đầu năm 2010 cho đến nay(tháng
4/2010) thư viện đã liên tiếp tổ chức nhiều cuộc triển lãm như: triển lãm nhân
ngày kỷ niệm 50 năm kết nghĩa Thanh Hóa – Quảng Nam(1960 – 2010), triển
lãm nhân dịp kỷ niệm 45 năm chiến thắng Hàm Rồng (ngày 3,4/4/1965 –
ngày 3,4/4/2010)....
Tuy nhiên, trước yêu cầu và nhiệm vụ đổi mới về kinh tế, văn hóa, xã
hội như hiện nay, thư viện tỉnh Thanh Hóa cần phải quan tâm nhiều hơn nữa
đến việc giới thiệu các tài liệu về các chuyên đề riêng biệt như kinh tế, văn

hóa, khoa học kỹ thuật,... của địa phương. Đặc biệt là trưng bày, giới thiệu
những tài liệu phản ánh kinh nghiệm, thành tựu trên các lĩnh vực như trong
sản xuất kinh doanh, dịch vụ ở địa phương của các đơn vị kinh tế trong tỉnh,
các gương điển hình của địa phương. Các cuộc triển lãm, trưng bày cần được
thông báo, thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng của
tỉnh. Thư viện cần tổ chức nhiều hơn nữa những cuộc thảo luận, trao đổi với
bạn đọc để từ đó phát huy những thế mạnh và khắc phục những tồn tại trong
hoạt động thư viện từ đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu của bạn đọc nói chung và
bạn đọc địa chí nói riêng.
Từ những nghiên cứu trên chúng ta có thể nhận thấy cơng tác địa chí
ln đóng một vai trị quan trọng trong hoạt động của thư viện tỉnh Thanh
Hóa, chiếm khối lượng lớn trong chuỗi hoạt động của thư viện, là hoạt động
đã tạo nên sự khác biệt và đặc thù riêng của thư viện so với các thư viện khác.
Cơng tác địa chí được xem là thế mạnh trong hoạt động của thư viện tỉnh
Thanh Hóa và được thư viện quan tâm, đầu tư thích đáng. Hoạt động này đã,


18

đang và sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
của thư viện góp phần vào sự phát triển của tỉnh.
1.2 Vốn tài liệu địa chí của thư viện tỉnh Thanh Hóa
1.2.1 Vai trị của tài liệu địa chí
Tài liệu địa chí là tài liệu ghi chép, điều tra, khảo tả về 1 vùng đất nhất
định trong một quốc gia hay viết về 1 nhân vật, sự kiện; những xuất bản phẩm
của địa phương và tài liệu có tác giả là người của địa phương đó, trong một
thời điểm lịch sử nhất định với bất cứ ngơn ngữ nào, dưới bất kỳ hình thức
nào.
Tài liệu địa chí bao nhiều loại tùy theo tiêu chí phân chia khác nhau
như theo nội dung tài liệu, theo địa dư, theo ngơn ngữ, theo hình thức xuất

bản, ...
Theo địa dư thì tài liệu địa chí bao gồm tài liệu địa chí mang tính quốc
chí và tài liệu mang tính địa phương chí. Trong đó, quốc chí là loại sách có
nội dung ghi chép và phản ánh tồn diện về một đất nước, khơng chỉ nói về
một vùng, miền nhất định nào đó. Địa phương chí là loại sách ghi chép, phản
ánh về từng vùng, từng miền, từng địa phương cụ thể, có thể là về tất cả các
lĩnh vực của địa phương đó, cũng có thể là phản ánh một lĩnh vực, vấn đề,...
của địa phương.
Theo nội dung ghi chép và phản ánh bao gồm địa chí tổng hợp và địa
chí chuyên ngành. Địa chí tổng hợp là tài liệu có nội dung phong phú, ghi
chép tồn diện về một vùng, một địa phương,... Địa chí chuyên ngành là tài
liệu ghi chép, phản ánh về một ngành nghề, một lĩnh vực nhất định của địa
phương như kinh tế, văn hóa, danh lam thắng cảnh,...
Theo mục đích sử dụng và đối tượng độc giả có thể chia thành tài liệu


19

địa chí phục vụ nghiên cứu và địa chí phổ thơng. Tài liệu địa chí nghiên cứu
là những tài liệu phục vụ cho những người có trình độ, người nghiên cứu,
người làm công tác quản lý các vùng, địa phương,... Tài liệu địa chí phổ thơng
là những tài liệu phục vụ đối tượng rộng rãi, nhằm mục đích tìm hiểu, mở
rộng kiến thức về một vùng đất.
Ngoài những cách phân chia trên chúng ta cịn có thể phân loại tài liệu
địa chí theo một số tiêu chí khác như: theo tác giả; theo hình thức xuất bản,
ghi chép; theo ngơn ngữ;....
Việc phân chia tài liệu địa chí theo tiêu chí nào còn phụ thuộc vào thực
trạng vốn tài liệu địa chí của các cơ quan, đơn vị và cũng phụ thuộc vào điều
kiện riêng của từng cơ quan, đơn vị.
Tài liệu địa chí có ý nghĩ quan trọng trong phục vụ đời sống nhân dân

và đối với sự phát triển về mọi mặt của địa phương. Tài liệu địa chí ghi lại
tâm tư tình cảm, tri thức của người địa phương; phản ánh mọi mặt của địa
phương từ quá khứ đến hiện tại. Đối với nhân dân trong tỉnh, tài liệu địa chí
cung cấp hiểu biết về địa phương từ đó có cơ hội mở rộng phạm vi, điều kiện
sống. Đối với cán bộ lãnh đạo địa phương, tài liệu địa chí là cơ sở khoa học
để xây dựng phương hướng, kế hoạch phát triển địa phương. Đối với cán bộ
nghiên cứu, tài liệu địa chí là cơng cụ giúp họ nắm được lịch sử nghiên cứu về
địa phương; từ đó xác định đề tài nghiên cứu chính xác, tránh nghiên cứu
trùng lặp, tốn thời gian và công sức. Đối với người làm công tác giáo dục như
thầy cô giáo, cán bộ thư viện – thông tin, cán bộ văn hóa,... tài liệu địa chí là
phương tiện để tun truyền giáo dục về địa phương, phổ biến các tri thức của
địa phương. Việc sưu tầm, thu thập, giữ gìn và khai thác để phát huy giá trị
của tài liệu địa chí là nhiệm vụ của mỗi địa phương (cụ thể hơn đó là nhiệm
vụ trọng tâm của thư viện địa phương). Điều này được thư viện tỉnh Thanh


20

Hóa xác định rõ và đặc biệt chú trọng. Cho đến nay thì có thể nói cơng tác địa
chí của thư viện tỉnh Thanh Hóa đã đạt được hiệu quả đáng kể với số lượng
tài liệu địa chí ngày càng phong phú đồng thời đưa các tài liệu này phát huy
vai trị của mình trong đời sống xã hội của tỉnh nhà.
Trong hoạt động của thư viện, tài liệu địa chí đóng một vai trị rất quan
trọng. Tài liệu địa chí chính là nền tảng của hoạt động địa chí, đặc trưng nổi
bật của tài liệu địa chí là tính địa vực, tính tổng hợp, tính khách quan, tính cơ
đọng, tính tư liệu, diện mạo - hình ảnh - nét độc đáo về sắc thái địa lý - lịch sử
- dân tộc - kinh tế - chính trị - xã hội của từng địa phương, từng vùng miền
được thể hiện rõ nét, từ nguồn tài liệu phong phú đa dạng về đặc điểm điều
kiện tự nhiên, truyền thống lịch sử, tiềm năng, thế mạnh của địa phương,
người đọc xây dựng cho mình kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cơng tác, nâng

cao trình độ nhận thức, hiểu biết về quê hương, đất nước, con người,...
Vì thế, muốn nâng cao hiệu quả khai thác tài liệu địa chí thì trước hết
cần phải nâng cao chất lượng vốn tài liệu địa chí của thư viện, cả về số lượng
và nội dung.
Nhận thức được tầm quan trọng của tài liệu địa chí như vậy, thư viện
tỉnh Thanh Hóa đã đặc biệt chú ý đến việc xây dựng mảng tài liệu này và khai
thác, giới thiệu các loại hình tài liệu địa chí tới bạn đọc.
1.2.2 Các loại tài liệu địa chí
Trong vốn tài liệu khá phong phú của thư viện tỉnh Thanh Hóa thì tài
liệu địa chí chiếm một số lượng đáng kể, đây là mảng tài liệu được thư viện
tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm và đầu tư. Tính đến tháng 4 năm 2010, tổng
số tài liệu địa chí trong kho tài liệu địa chí của thư viện tỉnh Thanh Hóa là
10.595 bản ; trong đó tài liệu Hán Nơm có 1010 bản, tài liệu nói về địa
phương là 6785 bản, tài liệu xuất bản tại địa phương và tác giả là người địa


21

phương có gần 2000 bản, tài liệu có nội dung về địa phương khác là hơn 500
bản; tài liệu tiếng Pháp có gần 300 bản.
Theo loại hình, tài liệu địa chí của thư viện tỉnh Thanh Hóa bao gồm
các hình thức sách; báo – tạp chí, tranh ảnh – bản đồ, một số hình thức cổ như
di chỉ, sắc phong, văn bia,... Tài liệu địa chí chủ yếu là sách với số lượng
chiếm phần lớn kho tài liệu địa chí của thư viện, tiếp đến là Báo – tạp chí và
cuối cùng là tranh, ảnh, bản đồ (chỉ chiếm một số lượng nhỏ trong vốn tài liệu
địa chí của thư viện).
Theo ngôn ngữ bao gồm tài liệu viết bằng chữ Latinh (bao gồm có tài
liệu tiếng Việt và tài liệu bằng tiếng Pháp) và tài liệu viết bằng chữ tượng
hình ( tài liệu Hán – Nơm), trong đó tài liệu tiếng Việt đóng vai trị chủ đạo
với số lượng chiếm hơn 87% tổng số tài liệu; tiếp đến là tài liệu Hán – Nôm,

cuối cùng là tài liệu tiếng Pháp với số lượng rất ít – chỉ gần 300 bản và chủ
yếu là bản photo (có rất ít tài liệu nguyên bản). Tài liệu tiếng Pháp về Thanh
Hóa mới được thư viện sưu tầm trong vài năm gần đây do đó số lượng cịn ít.
Hiện nay tài liệu Hán – Nôm và tài liệu bằng tiếng Pháp đã và đang được thư
viện đầu tư dịch ra tiếng Việt nhằm phát huy giá trị của tài liệu và đáp ứng
được nhu cầu của độc giả.
Dựa trên thực trạng kho tài liệu địa chí của thư viện tỉnh Thanh Hóa và
để khảo sát rõ về vốn tài liệu địa chí, tác giả tạm chia tài liệu thành các mảng
như sau: tài liệu có nội dung phản ánh về địa phương; tài liệu sưu tầm, xuất
bản tại địa phương; tài liệu do người địa phương sáng tác, biên soạn; tài liệu
có nội dung về địa phương khác; tài liệu quý hiếm; báo – tạp chí..
1.2.2.1 Tài liệu có nội dung phản ánh về địa phương
Trong kho tài liệu địa chí của thư viện tỉnh Thanh Hóa thì tài liệu có
nội dung về địa phương chiếm đa số (hơn 64% trên tổng số tài liệu của phòng


22

địa chí - 6785/10.595 tài liệu). Đây chủ yếu là tài liệu do thư viện bổ sung,
sưu tầm qua các năm, cũng chính là mảng tài liệu dành được sự quan tâm nhất
của bạn đọc, đáp ứng đa số nhu cầu tin của bạn đọc địa chí.
Mặc dù đã được quan tâm và đầu tư để thu thập, bổ sung nhưng hiện
nay mảng tài liệu này vẫn còn một số tồn tại như nội dung tài liệu còn hạn
chế, chưa có nhiều tài liệu chuyên sâu về từng vấn đề, từng lĩnh vực riêng biệt
của địa phương,... Vì thế dẫn đến việc chưa thỏa mãn hoàn toàn nhu cầu của
một số bạn đọc địa chí trong thư viện (đặc biệt là bạn đọc nghiên cứu).
1.2.2.2 Tài liệu sưu tầm, xuất bản tại địa phương
Đây là mảng tài liệu đứng thứ hai về số lượng tài liệu trong phịng địa
chí của thư viện tỉnh Thanh Hóa (chiếm hơn 1200 bản), là tập hợp những ấn
phẩm xuất bản tại địa phương từ trước cho đến nay, tuy hiện nay chưa đầy đủ

nhưng cũng phần nào phản ánh được công tác xuất bản tại địa phương trong
những năm qua.
1.2.2.3 Tài liệu do người địa phương sáng tác, biên soạn
Đây cũng là mảng tài liệu được thư viện tỉnh quan tâm bởi vì qua đó
cho thấy rằng có rất nhiều tác giả của các ấn phẩm là người xứ Thanh trên
những lĩnh vực như kinh tế, chính trị, khoa học vũ trụ, văn học nghệ thuật,...
điều này cho chúng ta thấy những đóng góp của những người con quê Thanh
trong sự nghiệp sáng tác nói riêng và sự phát triển của nước nhà nói chung.
Mảng tài liệu này hiện chưa được sưu tầm nhiều do một số nguyên
nhân khách quan nhưng cũng có một số lượng đáng kể (gần 800 bản), mỗi
bản là một ấn phẩm riêng biệt, mỗi bản tương đương là một tên sách.
1.2.2.4 Tài liệu có nội dung phản ánh về một số địa phương khác
Sở dĩ đây là những tài liệu khơng liên quan đến Thanh Hóa nhưng vẫn


23

được thư viện lựa chọn và giới thiệu đến độc giả bởi vì mặc dù có nội dung
phản ánh về địa phương khác nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu,
nghiên cứu của đơng đảo bạn đọc Thanh Hóa. Ví dụ như khi muốn nghiên
cứu hay tìm hiểu về một vùng miền, một tỉnh thành nào khác trên toàn quốc,
bạn đọc không phải đến tận vùng miền, tỉnh thành đó khảo sát, tìm tài liệu mà
có thể đến thư viện tỉnh Thanh Hóa và tìm đọc tài liệu về các địa phương
mình muốn tìm hiểu. Tuy nhiên, các tài liệu đó thường có nội dung khái quát,
tổng hợp, nêu những đặc điểm cơ bản của từng địa phương, rất ít những tài
liệu có nội dung chuyên sâu về từng vấn đề riêng biệt, ... Việc sưu tầm và giới
thiệu những tài liệu có nội dung nói về địa phương khác cũng góp phần khơng
nhỏ vào việc nâng cao kiến thức, sự hiểu biết của con người xứ Thanh về các
vùng miền khác trên cả nước.
Tài liệu về địa phương khác chiếm gần 500 bản trong tổng số tài liệu

của phịng địa chí là 10.595 cuốn. Đây chủ yếu là tài liệu được tặng biếu bởi
các thư viện bạn trong cả nước.
Trong phịng địa chí, mảng tài liệu này được phân chia thành 5 nhóm
(theo khu vực địa lý):
- Các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc
- Các tỉnh khu vực đồng bằng sơng Hồng và dun hải phía Bắc
- Các tỉnh khu vực Bắc miền Trung
- Các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
- Thành phố Hồ Chí Minh – các tỉnh khu vực miền Nam
Tài liệu về địa phương khác được theo thứ tự từ trái qua phải, từ trong
ra ngoài của kho tài liệu địa chí, lần lượt theo khu vực từ Bắc vào Nam.
1.2.2.5

Tài liệu quý hiếm


24

Trong kho tài liệu địa chí của thư viện tỉnh Thanh Hóa có một số lượng
khơng nhỏ tài liệu q hiếm, có thể chia các tài liệu này thành hai dạng (theo
ngôn ngữ của tài liệu): tài liệu Hán – Nôm và tài liệu tiếng Pháp. Đây phần
lớn là những thư tịch cổ có nội dung về Thanh Hóa, riêng vốn tài liệu tiếng
Pháp hầu hết được xuất bản trước 1945. Đây cũng là mảng tài liệu được thư
viện chú trọng quan tâm và đầu tư giữ gìn và phát huy giá trị.
* Tài liệu Hán – Nôm:
Vốn tài liệu Hán – Nơm của thư viện tỉnh Thanh Hóa gồm 1010 bản với
nhiều loại tài liệu khác nhau như sắc phong, gia phả, di chỉ, văn bia,... Trong
đó có nhiều bản đã được dịch ra tiếng Việt. Thư viện có một cán bộ chuyên
phụ trách việc sưu tầm, dịch tài liệu Hán – Nôm, điều này cho thấy thư viện
đã nhận thức rất rõ tầm quan trọng của mảng tài liệu Hán – Nôm và cũng cho

thấy sự quan tâm, đầu tư thích đáng của thư viện dành cho mảng tài liệu này.
Chúng ta có thể kể đến một số tài liệu Hán - Nôm đã được dịch ra tiếng
Việt như:
- Cung lục các sự tế văn (cung kính ghi chép các sự tế văn): ghi chép
về các thể văn tế trời đất, thánh thần ở thôn Quần Nguyên, tổng Văn
Trường, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia (nay là xã Quảng Hợp, huyện
Quảng Xương).
Viết thời Bảo Đại, bằng chữ Hán, chép tay, 15 tờ, 30 trang.
- Gia phả họ Nguyễn, sưu tầm ở Viện Giang – Đông Sơn. Năm Thành
Thái thứ 10 (1898).
- Tập thần tích Quản gia Đơ Bác Trịnh Ra Quản khố thời Cao Biền
(Vĩnh Ninh – Vĩnh Lộc).


25

- Tập công văn xin cấp ruộng và kê khai ruộng đất ở thôn Châu, xã
Bái Châu, tổng Bái Châu, huyện Yên Định (nay là xã Định Liên – huyện
Yên Định).
Viết thời vua Tự Đức, bản sao, bằng chư Hán chép tay, 24 tờ, 48
trang.
- Tập lệnh chỉ ban cho Thượng tướng quân Cẩm y vệ, Ty đô chỉ huy
Đồng Tri, Tuấn lễ hầu Trịnh Văn Nghĩa (Vĩnh Hùng – Vĩnh Lộc).
- “Cát thiên tam thế thực lục và Cát thiên tam thế thực lục diễn âm),
viết năm Duy Tân thứ 7 (1913).
Quảng cung tiên chủ Linh từ tàng bản: ghi chép, ca ngợi công đức, lịch
sử và sự hiển ứng của Thánh Mẫu ở đền Sòng – Phố Cát
Viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, 48 tờ, 96 trang.
Tài liệu Hán – Nơm của thư viện có nhiều dạng, trong đó có thể kể đến
thần tích, gia phả, sắc phong, văn bia,...

 Thần tích là mảng tài liệu quan trọng trong vốn tài liệu địa chí trong
thư viện tỉnh Thanh Hóa. Đây là loại văn bản ghi chép sự tích các vị thần
đang được thờ phụng trong các di tích như đình, đền, miếu tại địa phương.
Mảng tài liệu này cung cấp thông tin giúp bạn đọc nghiên cứu về văn hóa, lịch
sử, đặc biệt là tín ngưỡng dân gian tại các làng, xã. Hiện nay thư viện tỉnh
Thanh Hóa hiện có khoảng 20 thần tích, viết bằng chữ Hán. Ngồi ra cịn có
10 cuốn thần tích được sưu tầm, dịch và xuất bản bằng tiếng Việt năm 2009,
có nội dung về các làng, xã tại huyện Đông Sơn – phủ Thiệu Hóa (nay là
huyện Thiệu Hóa – tỉnh Thanh Hóa).
 Tại thư viện tỉnh Thanh Hóa có hơn 10 cuốn gia phả, viết chủ yếu bằng
chữ Hán, có giá trị lớn trong việc cung cấp thông tin về lịch sử các dòng họ,


×