Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nhu cầu và kỹ năng khai thác thông tin trên mạng internet của sinh viên trường đại học văn hóa hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (815.57 KB, 87 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA THƯ VIỆN – THÔNG TIN
------------

NHU CẦU VÀ KỸ NĂNG KHAI THÁC THÔNG TIN
TRÊN MẠNG INTERNET CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Giáo viên hướng dẫn : Th.s Nguyễn Thị Ngọc Mai
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Quê
Lớp

: TV 40B

HÀ NỘI – 2012


2

LỜI CẢM ƠN
Thực hiện khóa luận này, em đã nhận được sự giúp đỡ rất to lớn của các thầy,
cô trong khoa Thông tin – thư viện Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Đặc biệt là sự
hướng dẫn tận tình của Cơ giáo hướng dẫn – Ths. Nguyễn Thị Ngọc Mai.
Nhân đây, em xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ths. Nguyễn Thị
Ngọc Mai đã hướng dẫn tận tình giúp em hồn thành khóa luận này. Em cũng xin
gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy, cô trong khoa đã giảng dạy em trong những năm
vừa qua.


Mặc dù đã có cố gắng nhưng do điều kiện thời gian hạn chế, nguồn tài liệu
chưa nhiều cùng với trình độ bản thân có hạn nên khóa luận khơng tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong được thầy cơ và bạn bè góp ý để khóa luận được
hồn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2012
Sinh viên

Nguyễn Thị Quê


3

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: NGUỒN THÔNG TIN TRÊN MẠNG INTERNET VỚI
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI ................................. 6
1.1 Khái quát về nguồn thông tin trên Internet ..................................................... 6
1.1.1 Vài nét về mạng toàn cầu Internet .......................................................... 6
1.1.2 Đặc điểm của thông tin trên Internet ..................................................... 15
1.2 Vai trị của thơng tin trên mạng Internet trong hoạt động của sinh viên Trường
Đại học Văn hóa Hà Nội ................................................................................ 18
1.2.1 Khái quát về Trường Đại học Văn hóa Hà Nội ...................................... 18
1.2.2 Đặc điểm của sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội và nhu cầu tin
của họ ......................................................................................................20
1.2.3 Việc khai thác thông tin trên mạng Internet với sinh viên Trường
Đại học Văn hóa Hà Nội ...................................................................... 23
CHƯƠNG 2: NHU CẦU VÀ KỸ NĂNG KHAI THÁC THÔNG TIN TRÊN
INTERNET CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC VĂN HĨA HÀ NỘI ......................................................................... 29
2.1 Nhu cầu khai thác thơng tin trên mạng Internet của sinh viên

Trường Đại học Văn hóa Hà Nội ......................................................................... 29
2.1.1 Mục đích khai thác thơng tin trên mạng Internet ................................... 29
2.1.2 Đặc điểm của thông tin trên mạng Internet được sinh viên
Đại học Văn hóa Hà Nội khai thác ....................................................... 35
2.2 Kỹ năng khai thác thông tin trên mạng Internet của sinh viên
Đại học Văn hóa Hà Nội .............................................................................. 41
2.2.1 Thói quen khai thác thơng tin trên mạng Internet .................................. 41


4

2.2.2 Kỹ năng khai thác thông tin trên mạng Internet ..................................... 52
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG
CƯỜNG KHẢ NĂNG TÌM KIẾM, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG THÔNG
TIN TRÊN INTERNET CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI ......................................................................... 59
3.1 Nhận xét ........................................................................................................ 59
3.1.1 Ưu điểm ................................................................................................. 59
3.1.2 Hạn chế ................................................................................................ 60
3.2 Một số ý kiến đề xuất nhằm tăng cường khả năng tìm kiế, khai thác và sử dụng
thơng tin trên Internet của sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội ........... 61
3.2.1 Về phía Trung tâm thơng tin – thư viện Trường Đại học Văn hóa
Hà Nội .................................................................................................. 61
3.2.2 Về phía Nhà trường ............................................................................... 64
3.2.3 Về phía sinh viên ................................................................................... 67
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 70


5


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Thống kê số người sử dụng Internet trên thế giới
Bảng 2: Thống kê số người sử dụng Internet tại Việt Nam
Bảng 3: Nhu cầu của sinh viên đối với thông tin trên Internet
Bảng 4: Ảnh hưởng của thông tin trên Internet tới nhận thức của sinh viên
Bảng 5: Mục đích khai thác thơng tin trên Internet của sinh viên
Đại học Văn hóa Hà Nội
Bảng 5a: Lĩnh vực khai thác thơng tin trên Internet của nhóm sinh viên thứ nhất
Bảng 5b: Lĩnh vực khai thác thông tin trên Internet của nhóm sinh viên thứ hai
Bảng 6: Loại thông tin trên Internet mà sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội tiếp cận
Bảng 7: Ngơn ngữ tìm tin trên Internet của sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội
Bảng 8: Mức độ theo dõi các kênh thông tin của sinh viênĐại học Văn hóa Hà Nội
Bảng 9: Tần suất khai thác thông tin trên Internet của sinh viên
Đại học Văn hóa Hà Nội
Bảng 10: Lượng thời gian sử dụng Internet hàng ngày của sinh viên
Đại học Văn hóa Hà Nội
Bảng 11: Tần suất sử dụng Internet của sinh viên vào ngày cuối tuần
Bảng 12: Địa điểm truy cập Internet của sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội
Bảng 13: Các cơng cụ tìm tin trên Internet của sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội
Bảng 14: Sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội học kỹ năng sử dụng Internet
Bảng 15: Kinh nghiệm sử dụng Internet của sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội
Bảng 16: Phương pháp tìm tin trên Internet của sinh viên
Bảng 17: Việc lựa chọn thông tin của sinh viên
Bảng 18: Đánh giá thông tin trên Internet của sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội
Bảng 19: Phương tiện lưu trữ thơng tin thường sử dụng của sinh viên
Đại học Văn hóa Hà Nội


6


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Tầm quan trọng của các kênh thông tin đối với sinh viên
Đại học Văn hóa Hà Nội
Biểu đồ 2: Mục đích khai thác thơng tin trên Internet của sinh viên
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Biểu đồ 2a: Lĩnh vực khai thác thông tin trên Internet của nhóm sinh viên thứ nhất
Biểu đồ 2b: Lĩnh vực khai thác thơng tin trên Internet của nhóm sinh viên thứ hai
Biểu đồ 3: Ngơn ngữ tìm tin trên Internet của sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội
Biểu đồ 4: Tần suất khai thác thông tin trên Internet của sinh viên
Đại học Văn hóa Hà Nội
Biểu đồ 5: Lượng thời gian sử dụng Internet hàng ngày của sinh viên
Đại học Văn hóa Hà Nội
Biểu đồ 6: Địa điểm truy cập Internet của sinh viên
Đại học Văn hóa Hà Nội
Biểu đồ 7: Các cơng cụ tìm tin của sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội
Biểu đồ 8: Phương pháp tìm tin trên Internet của sinh viên
Đại học Văn hóa Hà Nội


7

LỜI MỞ ĐẦU
 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, người ta chứng kiến những bước thay đổi mạnh
mẽ chưa từng thấy của các phương tiện thông tin đại chúng. Một trong những
phương tiện đó là Internet. Intermet đã thâm nhập vào hầu như mọi lĩnh vực từ kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội và mọi hoạt động sống của con người thuộc mọi tầng
lớp xã hội.
Ngày nay, ngồi việc con người khai thác, tìm kiếm thông tin cho nhu cầu
học tập và đời sống qua sách, báo, tạp chí, qua ti vi, đài,… Internet trở thành một

trong những công cụ hữu hiệu và tiện dụng để cập nhật, tìm kiếm thơng tin. Internet
được coi như một kho thông tin khổng lồ, hầu hết các vấn đề trong xã hội đều được
phản ánh trên Internet. Vì vậy, Internet được đánh giá là một trong những nguồn
cung cấp thơng tin phổ biến, tiện lợi, con người có thể lấy được thông tin bất cứ lúc
nào và ở bất cứ đâu chỉ cần có kết nối mạng Internet. Trong nền kinh tế, khoa học
– kỹ thuật ngày càng phát triển, Internet giống như một người đồng hành cùng con
người trong toàn bộ hoạt động của đời sống, từ cơng việc cho đến học tập, từ giải
trí cho đến giao lưu kết bạn,… Một trong các tiện ích phổ thơng của Internet là hệ
thống thư điện tử (email), trị chuyện trực tuyến (chat), máy truy tìm dữ liệu
(search engine), các dịch vụ thương mại và chuyển ngân, và các dịch vụ về y tế
giáo dục như là chữa bệnh từ xa hoặc tổ chức các lớp học ảo. Chúng cung cấp một
khối lượng thông tin và dịch vụ khổng lồ trên Internet

[9]

Sinh viên là những con người trẻ, năng động, sáng tạo. Họ là những người có
kiến thức khoa học, có trình độ và đặc biệt ham khám phá những cái mới lạ như:
khoa học, cơng nghệ,… Họ có tư duy nhanh, tiếp cận nhanh mọi vấn đề, đây là một


8

lợi thế để sinh viên khai thác thông tin. Nhu cầu tin của đối tượng này cũng ngày
càng trở nên phong phú, sâu rộng trên các lĩnh vực. Từ những đặc trưng của sức trẻ,
sức sáng tạo đó, sinh viên dễ dàng, nhanh chóng tiếp cận với các cơng nghệ mới,
các phương tiện hiện đại trong đó có Internet. Sinh viên là một trong những đối
tượng sử dụng rộng rãi mạng Internet để phục vụ cho việc học tập, giải trí, và cho
các mục đích khác,… Vì vậy, Internet đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời
sống sinh viên. Internet là phương tiện giúp tìm kiếm những kiến thức phục vụ việc
học tập trên giảng đường, là phương tiện giao lưu, chia sẻ, giải trí,… Trong các

nhóm đối tượng sử dụng mạng Internet, sinh viên chiếm một tỉ lệ lớn, sinh viên là
một thành phần quan trọng của xã hội, những người chủ tương lai của đất nước, có
nhiều điều kiện về trí lực và thể lực, những người đang học tập và rèn luyện trong
các trường đại học nên có nhu cầu rất lớn về tri thức.
Cũng như sinh viên các trường đại học khác, đối với sinh viên Trường Đại
học Văn hóa Hà Nội, sự ra đời và phát triển của Internet cũng đã có ảnh hưởng
mạnh mẽ đến đời sống tinh thần, cũng như học tập trong môi trường sống luôn
năng động và bận rộn hiện nay.
Trên thực tế, ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục đang là vấn đề được
Nhà nước ta hết sức quan tâm nhằm đưa nền giáo dục nước nhà tiến xa hơn nữa,
đào tạo ra đội ngũ tri thức mới có kiến thức thơng tin và kỹ năng sử dụng mạng
phục vụ cho giáo dục. Một số văn bản Luật, Thơng tư về việc khuyến khích ứng
dụng mơi trường mạng vào giáo dục đã được ban hành, trong Luật Cơng nghệ
thơng tin của Quốc hội nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số
67/2006/QH11 đã nêu: “Nhà nước có chính sách khuyến khích ứng dụng cơng
nghệ thơng tin trong việc dạy, học, tuyển sinh, đào tạo và các hoạt động khác trong
lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên môi trường mạng”

[7, Khoản 1 – Điều 34]

. Tuy nhiên,


9

việc đáp ứng nhu thơng tin ngồi những mặt tích cực như cung cấp các thông tin
cần thiết, phục vụ đắc lực trong việc giải quyết các vấn đề, các thắc mắc của sinh
viên, Internet còn mang đến rất nhiều tác động tiêu cực làm ảnh hưởng đến việc
học tập và đời sống của sinh viên, do trình độ khai thác thơng tin trên mạng Internet
của sinh viên cịn yếu… Một vấn đề đặt ra hiện nay đó là các trường đại học và các

trung tâm thư viện trường cần có sự nghiên cứu tồn diện và đầy đủ về nhu cầu tin
trên Internet các đối tượng người sử dụng thư viện, đặc biệt bộ phận đông đảo nhất
là sinh viên, từ đó có thể đưa ra các giải pháp phù hợp và cụ thể để giúp sinh viên
khai thác, sử dụng Internet hiệu quả hơn nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu tin, đồng
thời nâng cao kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet một cách
phù hợp cho sinh viên.
Trong lĩnh vực thư viện – thơng tin đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về nhu
cầu tin của bạn đọc, cụ thể là của cán bộ, sinh viên,… và nhu cầu tin trên Internet
của bạn đọc cũng đã được một số đề tài nghiên cứu đề cập tới như một phần của
nhu cầu tin. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào đi sâu vào nghiên cứu một cách toàn
diện, đầy đủ về nhu cầu và kỹ năng khai thác thông tin trên mạng Internet của sinh
viên. Nhận thức được ý nghĩa lý luận và thực tiễn, tầm quan trọng của việc nghiên
cứu nhu cầu và kỹ năng khai thác thông tin trên mạng Internet của sinh viên, em đã
mạnh dạn chọn đề tài “ Nhu cầu và kỹ năng khai thác thông tin trên mạng
Internet của sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội” làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp.
 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu : Nhu cầu và kỹ năng khai thác thông tin trên mạng
Internet của sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu : Trường Đại học Văn hóa Hà Nội từ năm 2010 đến nay.


10

 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhu cầu và kỹ năng khai thác thông tin trên mạng Internet
của sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội nhằm làm rõ thực trạng việc khai
thác và sử dụng thông tin trên mạng của sinh viên, nhu cầu về các nguồn tin khác
nhau, cũng như các kỹ năng khai thác trên mạng Internet của sinh viên thuộc các
khóa, các khoa, các chuyên ngành,… Qua đó, khóa luận đưa ra một số giải pháp

nhằm tăng cường hiệu quả khai thác thông tin trên Internet cho sinh viên của
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội nói riêng và sinh viên các trường đại học, cao
đẳng nói chung.
 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện khóa luận, trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử trong chủ nghĩa Mác – Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh. Em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:


Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi;



Phương pháp quan sát



Phương pháp phỏng vấn



Phương pháp tổng hợp, phân tích các tài liệu liên quan đến đề tài.

 Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận được hồn thành với 70 trang, ngồi phần lời nói đầu, kết luận và
danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được chia làm 3 chương:
 Chương 1: Nguồn thông tin trên mạng Internet với sinh viên Trường Đại
học Văn hóa Hà Nội
 Chương 2: Nhu cầu và kỹ năng khai thác thông tin trên mạng Internet
của sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội



11

 Chương 3: Một số ý kiến nhận xét và đề xuất nhằm tăng cường khả năng
tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet của sinh viên Trường
Đại học Văn hóa Hà Nội


12

CHƯƠNG 1: NGUỒN THÔNG TIN TRÊN MẠNG INTERNET
VỚI SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGUỒN THƠNG TIN TRÊN INTERNET
1.1.1 Vài nét về mạng tồn cầu Internet
a. Khái niệm mạng Internet
Internet là một hệ thống thơng tin tồn cầu có thể được truy nhập cơng cộng
gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thơng tin theo
kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã
được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính
nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học,
của người dùng cá nhân, và các chính phủ trên tồn cầu.
Xu thế tồn cầu hóa đang diễn ra trên thế giới đã và đang tác động to lớn vào
sự phát triển của ngành truyền thơng nói chung và báo chí nói riêng. Sự phát triển
của Internet là một trong các yếu tố quan trọng làm cho việc chuyển tải thông tin
tới các khu vực trên thế giới trở nên dễ dàng và tiện lợi. Tiền thân của mạng
Internet ngày nay là mạng ARPANET. Thuật ngữ "Internet" xuất hiện lần đầu vào
khoảng năm 1974. Năm 1983, giao thức TCP/IP (Transmission Control Protocol /
Internet Protocol – Giao thức kiểm tra việc truyền tải / Giao thức Internet) chính
thức được coi như một chuẩn đối với ngành quân sự Mỹ và tất cả các máy tính nối

mạng ARPANET phải sử dụng chuẩn mới này. Giao thức TCP/IP ngày càng thể
hiện rõ các điểm mạnh của nó, quan trọng nhất là khả năng liên kết các mạng khác
với nhau một cách dễ dàng.
Với khả năng kết nối mở như vậy, Internet đã trở thành một mạng lớn nhất
trên thế giới, mạng của các mạng, xuất hiện trong mọi lĩnh vực thương mại, chính


13

trị, quân sự, nghiên cứu, giáo dục, văn hoá, xã hội... Cũng từ đó, các dịch vụ trên
Internet khơng ngừng phát triển mở ra cho nhân loại một thời kỳ mới: kỷ
nguyên thương mại điện tử trên Internet.
b.

Lịch sử hình thành và phát triển mạng Internet

 Trên thế giới
Sự phát tiển mạng Internet đã tải qua nhiều giai đoạn khác nhau, nó được
chia thành các thời kỳ, thể hiện những dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển
Internet.
 Thời kỳ phơi thai
Năm 1969 Bộ Quốc phịng Mỹ đã xây dựng dự án ARPANET (Advanced
Research Projects Agency- ARPA) để nghiên cứu lĩnh vực mạng, với ý đồ là chia sẻ
thông tin giữa các trung tâm nghiên cứu được chính phủ bảo trợ. Theo đó các máy
tính được liên kết với nhau và sẽ có khả năng tự định đường truyền tin ngay sau khi
một phần mạng đã được phá hủy.
Năm 1972 trong một cuộc hội nghị quốc tế về truyền thơng máy tính, Bob
Kahn đã trình diễn mạng ARPANET liên kết 40 máy thơng qua các bộ xử lí giao
tiếp giữa các trạm cuối Terminal Interface Processor-TIP. Năm 1972 cũng là năm
Ray Tomlinson đã phát minh ra e-mail để gửi thơng điệp trên mạng. Từ đó đến nay,

e-mail là một trong những dịch vụ được dùng nhiều nhất.
Từ năm 1973 đến năm 1983, sự hình thành và phát triển của Internet trong
thời kỳ này được đánh dấu bằng một số sự kiện quan trọng như: Vinto Cerf và Bob
Kahn đề xuất những cơ bản của internet - đó chính là những nét chính của giao
thức TCP/IP (Transmission Control Protocol / Internet Protocol – Giao thức kiểm
tra việc truyền tải / Giao thức Internet) (9/1973). Tổ chức mạng BBN đã xây dựng
giao thức ứng dụng Telnet cho phép sử dụng máy tính từ xa (1974). Năm 1976


14

phịng thí nghiệm của hãng AT&T phát minh ra dịch vụ truyền tệp cho mạng FTP
(file transfer protocol – giao thức chuyển giao tệp tin). Tom Truscott và Steve
Bellovin thiết lập mạng USENET dành cho những người sử dụng UNIX. Năm
1979 ARPA thành lập ban kiểm sốt cấu hình internet (1978). Năm 1981 ra đời
mạng CSNET (Computer Science NETwork). TCP/IP được chọn là giao thức
chuẩn (1982). Năm 1983 ARPANET được tách ra thành ARPANET và MILNET.
Hội đồng các hoạt động Internet ra đời, sau này được đổi tên thành Hội đồng kiến
trúc Internet.
Internet còn phải trải qua ba giai đoạn phát triển nữa mới có được vị trí như
ngày hơm nay:
 Thời kỳ bùng nổ lần thứ nhất của Internet
Năm 1986 mạng NSFnet chính thức được thiết lập. Đây cũng là năm có sự
bùng nổ kết nối, đặc biệt là ở các trường đại học.
Năm 1990, với tư cách là một dự án ARPANET dừng hoạt động nhưng
mạng do NSF và ARPANET tạo ra đã được sử dụng vào mục đích dân dụng. Một
số hãng lớn bắt đầu tổ chức kinh doanh trên mạng. Đến lúc này Internet là một
phương tiện đại chúng và dịch vụ phổ biến nhất là E-mail và FTP.
 Thời kỳ bùng nổ lần thứ hai với sự xuất hiện của WWW
Cuộc bùng nổ thứ hai với sự phát triển của www, bắt đầu từ việc tìm ra cách

để lưu giữ và tìm kiếm các cơ sở dữ liệu. Các cơ sở dữ liệu này phải được kết nối
với các tài liệu của thư viện.
Năm 1991, Tim Berners Lee phát minh ra World Wide Web (WWW). Có thể
nói đây là một cuộc cách mạng trên Internet vì người ta có thể truy cập, trao đổi
thơng tin một cách dễ dàng, nhanh chóng. Năm 1994 , NIST đề nghị thống nhất
dùng giao thức TCP/IP. WWW trở thành dịch vụ phổ biến thứ hai sau dịch vụ FTP.


15

Những hình ảnh video đầu tiên được truyền đi trên mạng Internet. Tháng 7/1996,
Công ty Hotmail bắt đầu cung cấp dịch vụ Web Mail. Sau 18 tháng, dịch vụ này đã
có 12 triệu người sử dụng.
 Mạng khơng dây ngày càng phổ biến
Năm 1985, Cơ quan quản lí viễn thơng của Mĩ quyết định mở cửa một số
băng tần của giải phóng khơng dây, cho phép người sử dụng chúng mà khơng cần
giấy phép của chính phủ. Đây là bước mở đầu cho các mạng không dây ra đời và
phát triển rất nhanh.
Năm 1997, một tiểu ban đã tiến hành thương lượng hợp nhất các chuẩn và đã
ban hành chuẩn chính thức IEE 802.11. Sau đó là chuẩn 802.11b và chuẩn 802.11a
lần lượt được phê duyệt vào các năm 1999 và năm 2000.
Những năm gần đây của nhân loại, Internet khơng ngừng đi sâu vào đời sống
của con người, nó phát triển ngày càng lớn mạnh trên toàn thế giới. Theo thống kê
của Internet World Stats, đến năm 2011 cả thế giới có hơn 3.6 tỉ người sử dụng
Internet. Tốc độ gia tăng số người sử dụng Internet hàng năm chứng tỏ Internet đã
và đang trở thành môi trường hoạt động sôi nổi, phong phú (xem bảng 1).


16


Bảng 1: Thống kê số người sử dụng Internet trên thế giới

Thống kê số người sử dụng Internet trên thế giới ( 31/12/2011)
Sự xâm nhập của

Sự phát triển Internet

Internet (% dân số)

2000 – 2011 (%)

4.514.400

13.5

2988.4

Châu Á

114.304.000

26.2

789.6

Châu Âu

105.096.093

61.3


376.4

3.284.800

35.6

2244.8

Vùng Bắc Mỹ

108.096.800

78.6

152.6

Châu Mỹ La - tinh

18.068.919

39.5

1205.1

Châu Úc

7.620.480

67.5


214.0

360.985.492

32.7

528.1

Khu vực
Châu Phi

Vùng Trung Đơng

Tồn thế giới

Số người dùng

Nguồn: [29]

 Tại Việt Nam
Dịch vụ Internet ở Việt Nam bắt đầu được cung cấp chính thức từ năm 1997.
Ngày 19/11/1997 là ngày đầu tiên Việt Nam được hòa vào mạng Internet toàn cầu.
Đây là dấu mốc quan trọng đối với việc tồn cầu hóa thơng tin của Việt Nam ra thế
giới. Tuy nhiên phải nói rằng, việc tham gia vào lĩnh vực này của Việt Nam tuy
muộn nhưng đã tạo ra một “ cuộc cách mạng” về công nghệ thông tin tạo đà cho
sự “ thay da đổi thịt” của nền truyền thông đại chúng “ đi hơi chậm” so với thế
giới. Việt Nam cịn là nước có mạng Internet phát triển nhất trong khu vực. Số
người sử dụng Internet ở Việt Nam qua các năm tăng hết sức nhanh chóng :



17

Bảng 2: Thống kê số người sử dụng Internet tại Việt Nam

Số người

Phần trăm

Số thuê

Dung lượng

dùng

dân số (%)

bao

(Bit/s)

2003

804.528

3,80

1.036

2006


4.059.392

17,67

7.000

12/2009

22.779.887

24,47

53.659

12/2010

26.784.035

3/2012

32.100.000

Năm

4,2 triệu
Nguồn: [28, tr.34]

Số người dùng tại Việt Nam tính đến thời điểm cuối tháng 7/2011 đã vượt 31
triệu người, trong đó có tới 4 triệu người dùng Internet băng rộng. Số lượng người

dùng Internet đông đảo được xem là nền tảng tiềm năng, tạo ra cơ hội và nhiều
thách thức để phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam

[30]

.

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê vào tháng 3/2012, số người sử dụng
Internet ở Việt Nam đã đạt 32,1 triệu người, với số thuê bao Internet trên cả nước
ước tính đạt 4,2 triệu thuê bao (so sánh với 134 triệu thuê bao điện thoại, bao gồm:
15,3 triệu thuê bao cố định và 118,7 triệu thuê bao di động)
c.

[31]

.

Những ưu điểm và hạn chế của Internet

Trải qua mấy chục năm ra đời và phát triển, Internet đã đem lại cho nhân loại
một số thành quả đáng kể. Đồng thời, Internet cũng bộc lộ những ưu điểm và
nhược điểm. Theo I. Lui: “ Sinh viên có thể làm rất nhiều thứ nhờ Internet. Họ
khơng chỉ có thể giao tiếp với các sinh, tham gia vào các chatroom, chia sẻ ý kiến
và các giải pháp cũng như học hỏi về các nền văn hóa đa dạng, phong phú”

[18]

.

Còn theo nhận xét của Jayashree Pakhare: “ Internet có lẽ là cuộc cách mạng đáng



18

chú ý lớn lao nhất trong lĩnh vực truyền thông của lịch sử nhân loại. Cũng như các
lĩnh vực khác, Internet có ưu điểm và nhược điểm”


[22]

.

Ưu điểm:

Trước hết, Internet giúp giao tiếp, liên lạc nhanh chóng hơn: Nhiệm vụ quan
trọng nhất của Internet là phục vụ giao tiếp nhanh chóng và quả thực nó đã làm
được hơn cả những gì mong đợi. Những cải tiến mới làm cho Internet trở nên
nhanh chóng và đáng tin cậy hơn. Internet là một siêu kênh thơng tin tồn cầu, cho
phép liên kết con người lại bằng thông tin và kết nối nguồn tri thức đã tích lũy của
tồn nhân loại trong một mạng lưu thông nhất quán. Giờ đây, hàng triệu người trên
khắp thế giới, thuộc đủ mọi quốc gia, dân tộc, qua mạng Internet có thể trao đổi với
nhau về tư tưởng, tình cảm, những kinh nghiệm sống, đọc báo, tạp chí… Chúng ta
có thể giao tiếp với một người ở một nơi khác trên thế giới chỉ trong vài giây. Để
giao tiếp một cách cá nhân và mang tính tương tác hơn, bạn chỉ cần sử dụng những
tiện ích của dịch vụ chat, hội thảo video,… Đặc biệt, thông qua mạng Internet, tri
thức của từng cộng đồng, từng quốc gia được tích lũy và lưu trữ trong các thư viện,
các ngân hàng dữ liệu đã được quốc tế hóa, trở thành tài sản của lồi người, nơi
chúng ta có thể chia sẻ mọi ý tưởng và khám phá các nền văn hóa.
Thứ hai, Internet tạo ra khả năng cung cấp các nguồn lực thơng tin. Điều đó
sẽ tạo ra cơ hội thuận lợi mới cho khách hàng. Thông tin được coi là ưu điểm lớn

nhất mà Internet mang lại. Internet là một kho tàng thông tin ảo. Mọi thông tin
thuộc mọi chủ đề, mọi lĩnh vực đều có trên Internet. Những máy tìm tin như
Google, Yahoo đều có thể sử dụng qua Internet. Trên Internet có một khối lượng
thơng tin khổng lồ liên quan đến mọi chủ đề mà con người biết tới, từ những thông
tin về luật pháp, dịch vụ, thương mại, hội nghị hội thảo, thị trường, các ý tưởng mới,
hỗ trợ công nghệ và danh sách thông tin này dường như là vô tận.


19

Sinh viên và trẻ em là những đối tượng người dùng hàng đầu, thường xun
lướt Internet để tìm kiếm thơng tin. Ngày nay, hầu như mọi sinh viên đều cần sử
dụng Internet để tra cứu hoặc thu thập các nguồn tài liệu. Hơn nữa, chúng ta có thể
truy cập tới những cơng trình nghiên cứu mới nhất về y học, cơng nghệ,…
Thứ ba, Internet là cơng cụ giải trí hữu dụng: Giải trí là một trong những
nguyên nhân chính nữa lý giải vì sao nhiều người thích sử dụng Internet. Trên thực
tế, Internet đã hết sức thành công trong ngành cơng nghiệp giải trí đa chiều. Việc
tải các trị chơi hay lướt các website mang tính giải trí là một số hoạt động mà mọi
người thường thực hiện. Ngay cả các cơng ty giải trí cũng đang sử dụng Internet
một cách hiệu quả để thực hiện các chiến dịch quảng cáo. Ngồi ra có rất nhiều trị
chơi có thể tải miễn phí từ Internet. Ngành cơng nghiệp game online đã và đang trở
thành hiện tượng thu hút sự chú ý nhiều nhất của người yêu game.
Thứ tư, Internet cung cấp mạng xã hội cho người dùng: Người ta không thể
tưởng tượng được một cuộc sống online mà thiếu đi Facebook hay Twitter. Mạng
xã hội đã trở nên phổ biến trong giới trẻ đến nỗi có thể một ngày nào đó nó sẽ thay
thế cho mạng vật lý (Physical networking). Mạng xã hội được coi là phương tiện
tuyệt vời để kết nối với triệu triệu người có cùng sở thích. Ngồi việc tìm kiếm
những người bạn đã mất liên lạc từ lâu, chúng ta cịn có thể tìm việc, tìm kiếm cơ
hội kinh doanh trên các diễn đàn, các cộng đồng,… Thêm vào đó, cịn có các
chatroom nơi người dùng có thể gặp gỡ những người bạn thú vị mới. Một số người

thậm chí cịn chẳng cần tìm bạn đời trong thế giới thực.
Thứ năm, Internet cung cấp các dịch vụ trực tuyến: Internet làm cho cuộc
sống trở nên cực kỳ tiện lợi. Với vô vàn các dịch vụ trực tuyến, giờ đây chúng ta có
thể thực hiện mọi giao dịch qua mạng. Chúng ta có thể đặt vé xem phim, chuyển
tiền , thanh tốn hóa đơn, nộp thuế,… ngay tại nhà. Một số website du lịch thậm
chí cịn có dịch vụ vé máy bay, đặt phòng khách sạn,… theo nhu cầu.


20

Thứ sáu, Internet cịn mang tính thương mại điện tử: Khái niệm thương mại
điện tử được dùng cho bất cứ hình thức hoạt động thương mại hay kinh doanh nào
có liên quan tới việc chuyển giao thơng tin trên tồn cầu qua mạng Internet. Nó đã
trở thành một hiện tượng về mọi hình thức mua bán, kinh doanh,… chúng ta gọi tên
một dịch vụ và thương mại điện tử với những nhánh khổng lồ bao trùm mọi sản
phẩm và dịch vụ riêng lẻ sẽ lập tức đặt nó ngay trước cửa nhà chúng ta. Các trang
web, như eBay () chẳng hạn, cho phép chúng ta thậm chí có thể trả
tiền nhà , mua bán hoặc thực hiện việc đấu giá qua mạng.
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, Internet cũng có mặt trái của nó:
Thứ nhất, hiện tượng mất cắp thông tin cá nhân: Sự bảo vệ các thông tin và
các dịch vụ bí mật trên mạng Internet rất đáng lo ngại. Nếu chúng ta sử dụng
Internet để thực hiện giap dịch ngân hàng trực tuyến, kết nối mạng xã hội hay các
dịch vụ khác, chúng ta có thể đứng trước nguy cơ bị lấy cắp thông tin cá nhân như:
tên địa chỉ, số thẻ tín dụng,… Những kẻ xấu có thể truy cập tới các thơng tin này
qua các kết nối khơng an tồn hoặc bằng cách thiết lập phần mềm và sử dụng các
thông tin cá nhân của chúng ta vì lợi ích riêng. Khơng cần phải nói rằng điều này
đặt chúng ta vào tình thế khó khăn như thế nào.
Thứ hai, hiện tượng thư rác: Thư rác là thuật ngữ chỉ việc gửi những email
không được mong đợi với số lượng lớn mà khơng có mục đích, hay gây trở ngại
khơng cần thiết cho tồn hệ thống. Những hoạt động bất hợp pháp như vậy có thể

ảnh hưởng đến chúng ta, vì nó làm cho Internet chậm hơn và giảm độ tin cậy.
Thứ ba, nguy cơ nhiễm virus: Những người sử dụng thường bị phiền hà bởi
những cuộc tấn cơng do virus lên hệ thống của mình. Các chương trình virus khơng
thể thấy được và có thể được kích hoạt nếu chúng ta click vào một đường link
tưởng như là vơ hại. Virus có thể phá hủy hàng loạt thông tin dữ liệu, làm rối loạn


21

hệ thống điều hành, những kẻ xâm nhập rình rập và bất cứ lúc nào cũng có thể phá
hoại hoặc ăn cắp thông tin.
Thứ tư, nội dung đồi trụy: Nội dung khiêu dâm , đồi trụy là mặt trái điển hình
nhất của Internet. Internet cho phép truy cập và tải về hàng triệu ảnh, video và
nhiều nội dung đồi trụy khác. Những truy cập không bị giới hạn tới các nội dung
như vậy có thể ảnh hưởng xấu đến trẻ em và thanh thiếu niên. Nó cũng có thể là
nguyên nhân phá hoại đời sống hôn nhân và xã hội của người trưởng thành.
Thứ năm, không kết nối với xã hội: Nhờ Internet, giờ đây con người chỉ cần
gặp gỡ trên các mạng xã hội. Ngày càng có nhiều người chìm đắm trong thế giới ảo
và xa rời gia đình, bạn bè của mình. Ngay cả trẻ em cũng thích chơi game online
hơn là vận động bên ngoài và tiếp xúc với các trẻ khác.
Chính vì vậy, Internet có tiền năng làm cho đời sống của chúng ta trở nên
đơn giản và tiện lợi, cũng như trở thành mối nguy cơ phá hoại cuộc sống của chính
chúng ta. Ảnh hưởng của nó chủ yếu được định đoạt bở chính sự lựa chọn của
chúng ta khi chúng ta online. Sử dụng Internet một cách thơng thái, chúng ta có thể
kiểm sốt những tiềm năng vơ hạn của nó.
1.1.2 Đặc điểm của thơng tin trên Internet
Internet là một mạng máy tính lớn, lưu trữ lượng thông tin khổng lồ, Internet
là một khu vực tuyệt vời để khám phá những thông tin cần thiết. Internet cung cấp
một trong những công cụ tra cứu mạnh nhất – các văn bản siêu dữ liệu, và tốc độ
tìm kiếm nhanh. Tuy nhiên, vì lượng thơng tin lưu trữ trên Inetrnet là rất lớn nên nó

có thể biến q trình tìm kiếm thơng tin trở thành một cuộc hành trình với nhiều nỗi
bực dọc, cũng đồng thời là một chuyến khám phá. Sau đây là một vài đặc điểm nổi
bật của thông tin trên mạng Internet:


22

Hiện nay, mạng Internet là mạng toàn cầu, là mạng khơng có cơ quan nào
đứng ra chịu trách nhiệm về mạng này. Mạng này hoạt động khơng được kiểm sốt
bởi đơn vị nào, chính vì vậy mà thơng tin trên mạng Internet khơng được kiểm sốt .
Thơng tin được đăng tải lên mạng Internet bao gồm những bài viết, các ý
kiến cá nhân hoặc được đăng tải bởi nhiều nguồn khác nhau, khơng có độ tin
cậy,… nên chúng khơng được đánh giá trước khi đăng lên. Trừ những thông tin
được đăng tải trên các trang web chuyên ngành, trang web quốc gia,… thì thơng
tin được đưa lên đã được cơ quan kiểm duyệt nội dung. Tuy nhiên, hiện nay việc
đưa thông tin lên mạng là khá dễ dàng, mọi người đều có thể đăng tải. Chính do
vậy, nội dung cũng như hình thức của thơng tin chưa được cơ quan chức năng kiểm
sốt, đánh giá.
Mặt khác, thơng tin trên mạng Internet cịn là thơng tin có độ ổn định khơng
cao. Thơng tin có nhiều thay đổi, có nhiều sự tranh cãi.
Lượng thông tin quá lớn và chất lượng thông tin khác nhau. Điều này thể
hiện ở chỗ, ngày nay trên mạng tồn cầu chứa một khối lượng thơng tin khổng lồ,
con số này không ngừng tăng lên từng giờ, từng ngày so việc đăng tải thông tin từ
các nguồn. Khi tìm kiếm với cơng cụ thơng thường là Google trên Internet về một
vấn đề, thì kết quả đưa ra là một con số rất lớn, nó tập hợp tất cả các bài viết, các
thơng tin có một hoặc một vài thơng tin liên quan, hoặc có liên quan đến chủ đề mà
bạn tìm. Thế nên, trong tất cả các kết quả tìm được, khơng phải đều là đáng tin cậy,
chỉ một vài trang trong tổng số các trang tìm được có thơng tin đáng tin cậy.
Những thơng tin đó có thể là các bài viết của các chuyên gia trong ngành, của các
cơ quan chức năng, hoặc đó là các trang có tên miền như: .gov – chính phủ ; .edu

– giáo dục ; .ac – giáo dục đại học ; .org – tổ chức ; .mil – quân sự ; .com –
thương mại.


23

Những thông tin trên Internet không được xử lý bằng bất cứ một hệ thống
tiêu chuẩn nào, không giống như các thư viện, nơi mà người ta sử dụng các chủ đề,
tên tài liệu hoặc tác giả để xử lý, và lưu trữ, Internet buộc chúng ta phải đoán thuật
ngữ nào sẽ được sử dụng trong trang web mà chúng ta cần tìm thơng tin.
Khi tìm kiếm thơng tin, người dùng tin cịn gặp phải vấn đề khó tìm thấy
thơng tin trên Internet trong một số trường hợp như: các bài báo chuyên ngành/bài
báo khoa học dạng toàn văn, các tài liệu cũ/cổ, hay trường hợp nội dung thơng tin
có chất lượng cao.
Vì vậy, để đánh giá chất lượng của thông tin chúng ta cần nắm được các yếu
tố ảnh hưởng tới chất lượng của thông tin. Các yếu tố đó có thể là tác giả của thơng
tin được đăng tải, tổ chức cung cấp thơng tin đó, trang web, tên miền chứa đựng
thơng tin đó,… Cụ thể chúng ta có thể điểm tới một số yếu tố cần thiết khi muốn
đánh giá một thông tin trên mạng Internet như sau: Căn cứ vào yếu tố tác giả
(thông tin tác giả, chi tiết liên lạc, bằng cấp về lĩnh vực dăng tải,…); Độ chính xác
của thơng tin (nguồn cung cấp thơng tin, số liệu cung cấp có được lấy từ nguồn
đáng tin cậy hay khơng, có được chun gia trong lĩnh vực thẩm định); Tính bao
qt của thơng tin (các khía cạnh được phản ánh, đó là một bài viết hoàn chỉnh hay
chỉ là một bản thảo, hoặc một đoạn trích của thơng tin,…). Ngồi ra chúng ta có thể
căn cứ vào một số yếu tố khác nữa như: mục đích cung cấp thơng tin, tính khác
quan và tính hiện thời của thông tin,… Nắm rõ được các yếu tố ấy, chúng ta sẽ lựa
chọn được cho mình những thơng tin tốt, chứa hàm lượng thơng tin cao và có độ tin
cậy cao.



24

1.2 VAI TRỊ CỦA THƠNG TIN TRÊN MẠNG INTERNET TRONG
HOẠT ĐỘNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
1.2.2 Khái quát về Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được thành lập và ngày 26/03/1959 theo
Quyết định số 134/VH-QĐ của Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch). Trường đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển với nhiều tên gọi khác nhau:
Giai đoạn từ năm 1959 đến năm 1960, Trường mang tên “ Trường Cán bộ Văn
hóa” do u cầu nhiệm vụ, tình hình thời kỳ đó, trường có nhiệm vụ bồi dưỡng
kiến thức, chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ văn hóa. Trong khoảng từ tháng
8/1960 đến năm 1977, Trường được đổi tên thành “ Trường Lý luận Nghiệp vụ Văn
hóa”. Thời gian này, Thư viện trường cũng chính thức được thành lập. Tên gọi này
được duy trì tới 5/9/1977, Trường được đổi tên thành trường “ Cao đẳng Nghiệp vụ
Văn hóa” với chức năng đào tạo Cao đẳng các ngành nghiệp vụ văn hóa. Giai đoạn
từ 4/9/1982 đến nay, Trường một lần nữa được đổi thành “ Trường Đại học Văn
hóa Hà Nội” . Chức năng của trường là đào tạo các cán bộ thư viện, cán bộ bảo tồn
bảo tàng, phát hành sách, văn hoá du lịch và những người tổ chức hoạt động văn
hố.
Hiện nay, tồn trường có tổng số sinh viên chính quy là 5.000 sinh viên, học
tại 8 khoa chuyên ngành của Nhà trường (năm học 2011 – 2012). Về đội ngũ cán
bộ, giảng viên và nghiên cứu viên của trường : tổng số cán bộ, giảng viên của
trường là 280 người (năm 2008) [8].
Chức năng của trường: Cũng như các trường đại học khác, Đại học Văn hóa
Hà Nội thực hiện hai chức năng chính: Đào tạo và nghiên cứu khoa học. Về chức
năng đào tạo của trường bao gồm đào tạo bậc đại học (đào tạo các chuyên ngành
như: Xuất bản – Phát hành, Thư viện – Thông tin, Bảo tàng, Văn hóa Dân tộc, Văn
hóa Du lịch, Quản lý văn hóa – Nghệ thuật, Văn hóa học và Sáng tác lý luận phê



25

bình văn học) và đào tạo sau đại học (thạc sỹ và tiến sỹ). Về chức năng nghiên cứu
khoa học (nghiên cứu các hướng như: Thư viện học; Chính sách và Quản lý văn
hóa; Bảo tồn bảo tàng; Kinh doanh Xuất bản phẩm; Du lịch học; Văn hóa Dân tộc
thiểu số; Văn hóa học; Lý luận phê bình văn học; Văn hoá Đương đại; Di sản văn
hoá; Xã hội học văn hố; Và Văn hóa Thế giới.
Nhà trường coi trọng phương châm “ Học đi đôi với hành, biến quá trình
đào tạo thành q trình tự đào tạo”. Cơng tác nghiên cứu khoa học của sinh viên
cũng phát triển mạnh mẽ, được đẩy mạnh về phương tiện, điều kiện, thiết bị phục
vụ giảng dạy, học tập được tăng cường. Hàng năm đều có những cơng trình nghiên
cứu khoa học của sinh viên được trao giải thưởng “ Sinh viên nghiên cứu khoa
học” của ngành đại học. Hai năm liền trường được Bộ Giáo dục - Đào tạo tặng
Bằng khen là “ Đơn vị đạt thành tích cao trong phong trào sinh viên nghiên cứu
khoa học”.
Trường Đại học văn hóa Hà nội tuy quy mô không lớn so với các trường đại
học khác trên địa bàn Hà Nội cũng như trong cả nước, nhưng lại là trường đại học
lớn nhất, trường trọng điểm và là trường đầu ngành của Bộ Văn hoá, Thể thao và
Du lịch. Năm mươi năm qua, trường đã đào tạo được hàng chục nghìn cán bộ văn
hố hiện đang công tác trên khắp mọi miền đất nước. Hầu hết đội ngũ cán bộ văn
hoá ở các cơ quan trung ương và địa phương đều đã hoặc đang là sinh viên Đại học
Văn hoá Hà Nội. Nhiều cán bộ văn hoá của Lào và Campuchia cũng đã được đào
tạo tại trường. Hệ đào tạo sau đại học được hình thành từ năm 1991 với hai ngành
Thơng tin thư viện và Văn hoá học, đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ của hàng
nghìn cán bộ thư viện và cán bộ văn hoá do nhà trường đào tạo trước đây. Đến nay,
hệ sau đại học của trường đã đào tạo được hơn 200 thạc sỹ thuộc hai ngành này.
Ngoài ra, Trường còn quan hệ hợp tác với nhiều trường đại học lớn và các tổ
chức khoa học uy tín của nước ngoài, liên kết triển khai nhiều hoạt động hợp tác



×