Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Marketing hướng tới người lớn tuổi pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.11 KB, 6 trang )

Marketing hướng tới người lớn tuổi
Chưa bao giờ người lớn tuổi Việt Nam lại trở thành nhóm khách hàng
tiềm năng được các công ty trong và ngoài nước hướng đến như
hiện nay. Cùng với sự phát triển kinh tế, người già Việt Nam có
nguồn thu nhập ổn định sau khi về hưu cùng với thời gian rảnh rỗi
đang được các hãng sữa, dược phẩm, bảo hiểm hay du lịch tiếp cận
tối đa với các chiến dịch quảng cáo công phu.

Trong khi các công ty nước ngoài xây dựng thành công các thương hiệu
dành cho người lớn tuổi thì các công ty trong nước dường như đang bỏ
ngỏ thị trường mầu mỡ này. Chỉ tính riêng cho thị trường sữa và các sản
phẩm từ sữa cho người lớn tuổi đã ước đạt 40 triệu USD với hai thương
hiệu chiếm phần lớn thị phần là Anlene và Ensure.

Các công ty bảo hiểm nước ngoài cũng không ngừng đưa ra các sản phẩm
bảo hiểm cho đối tượng lớn tuổi. Trong khi đó các hãng du lịch trong nước
chưa chú trọng nhiều đến việc phát triển các chương trình du lịch nghỉ
dưỡng cho người lớn tuổi. Do vậy người lớn tuổi khi đi du lịch nội địa hay
nước ngoài thường bị trộn lẫn với các nhóm khách trẻ với nhu cầu du lịch
khác nhau nên thường không hài lòng với dịch vụ du lịch.

Khi tiếp thị tới người lớn tuổi, các nhà marketing thường luôn quan tâm
đến hành vi tiêu dùng của phân khúc thị trường. Một số những nhận định
về tâm lý người tiêu dùng lớn tuổi được phân tích để các nhà quản lý tiếp
thị tham khảo khi xây dựng các chương trình truyền thông hướng tới nhóm
khách hàng này.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy một sự thay đổi rất lớn trong hành vi
tiêu dùng của người lớn tuổi, có thể gọi là những “thế hệ ông bà” mới. Ở
tuổi 50, họ vẫn nhìn cuộc sống rất lạc quan. Họ tự cho mình là “những
người già năng động”, có nguồn tài chính ổn định do lương hưu hay nguồn


chu cấp đều đặn của con cháu. Họ tham gia mạnh mẽ vào các đoàn các
hội, các câu lạc bộ dưỡng sinh hay nhiều khi cả câu lạc bộ khiêu vũ cổ
điển. Họ thường ít phụ thuộc vào con cái hơn do hầu hết con cái đã có gia
đình riêng và khá thành đạt.

Người lớn tuổi Việt Nam ngày nay có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến
bản thân mình. Nếu như trước kia mối quan tâm hàng đầu của người lớn
tuổi là gia đình, trông nom con cháu, thì nay vị trí đó được cân bằng với
nhiều mối quan tâm về bản thân hoặc các hoạt động xã hội khác.

Khác với thế hệ ông bà trước đây, người lớn tuổi hiện nay không tự giam
mình tách biệt với thế giới xung quanh mà vẫn luôn cập nhật về tình hình
xã hội, các kiến thức mới, lối sống mới. Để có thể gần gũi hơn với con
cháu, nhiều cụ ông cụ bà còn học thêm cả internet, sử dụng điện thoại di
động vì từ chính những kiến thức này, người lớn tuổi không cảm thấy bị
lạc hậu hay lỗi thời do đó có thể hòa đồng cùng cháu nội cháu ngoại.

Người lớn tuổi thường rất thận trong trong việc ra quyết định mua sắm,
một phần do ngân sách chi tiêu hạn hẹp, một phần do tâm lý muốn tìm
hiểu và áp dụng những kinh nghiệm của mình hay do có nhiều thời gian để
tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi ra quyết định.

Người lớn tuổi thường rất trung thành với nhãn hiệu. Khi họ đã chọn
thương hiệu nào thì có xu hướng chọn thương hiệu đó cho những lần mua
tiếp theo. Điều này cũng được giải thích một phần bởi mức độ mạo hiểm
thường giảm dần theo lứa tuổi. Nếu như ở tuổi thanh niên, họ sắn sàng
thử những sản phẩm mới thì ở tuổi này người tiêu dùng thường phải cân
nhắc rất nhiều yếu tố như giá cả, chất lượng, nguồn gốc, …trước khi thử.
Chính tâm lý tiêu dùng này là một lợi thế đối với những nhãn hiệu đã chiếm
được lòng tin của người lớn tuổi và cũng là bất lợi cho những thương hiệu

chậm chân hơn.

Thông tin truyền miệng thường mang lại hiệu quả cao trong chiến lược tiếp
thị tới người lớn tuổi. Do có nhiều thời gian rảnh rỗi và thường tham gia
các hoạt động cộng đồng, người lớn tuổi luôn có một nhu cầu trao đổi
thông tin rất lớn. Trong khi họ có thể không trò chuyện hòa hợp với con
cháu do khác nhau về quan điểm sống thì họ lại rất thoải mái trao đổi với
bạn hữu. Họ nói về những sản phẩm họ dùng, lý do tại sao họ dùng sản
phẩm đó và thường là đưa ra nhiều lý lẽ để bảo vệ chính kiến tiêu dùng
của mình. Chính vì vậy, thông tin truyền miệng thường rất hiệu quả khi
thuyết phục người tiêu dùng lớn tuổi dùng thử sản phẩm mới.

Thông điệp quảng cáo hướng tới các khách hàng lớn tuổi cũng đang có xu
hướng chuyển đổi từ thông tin về lợi ích thực dụng của sản phẩm sang lợi
ích tâm lý có được khi tiêu dùng sản phẩm đó (Từ “functional benefits”
sang “Emotional Benefits”). Các thông điệp cũng nên có tiết tấu chậm và
nhẹ nhàng để khán giả lớn tuổi có đủ thời gian cảm nhận.

Việt Nam hiện nay đang là một nước có dân số trẻ tuy nhiên theo xu
hướng chung của thế giới, tỷ trọng người lớn tuổi trong cơ cấu dân số sẽ
ngày một gia tăng tạo nên một phân khúc thị trường tiêu dùng đầy tiềm
năng. Các nhà sản xuất, kinh doanh dịch vụ nên bắt kịp với xu thế này, xây

×