Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Tìm hiểu di tích chùa yên nội xã đồng quang huyện quốc oai hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.41 MB, 110 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

KHOA BẢO TÀNG
*********

NGUYỄN MINH TÚ

TÌM HIỂU DI TÍCH CHÙA N NỘI
(XÃ ĐỒNG QUANG, HUYỆN QUỐC OAI, HÀ NỘI)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH BẢO TÀNG

Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Quốc Hùng

HÀ NỘI - 2010


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................. 1 
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 3 
3. Mục đích nghiên cứu....................................................................................................... 3 
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 4 
5. Bố cục của khóa luận ...................................................................................................... 4 
Chương 1 :CHÙA YÊN NỘI TRONG DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ ....................................... 6 
1.1. Tổng quan về thơn n Nội ..................................................................................... 6 
1.1.1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ....................................................................... 6 
1.1.2.Lịch sử thay đổi địa giới và tên gọi ................................................................... 7 
1.1.3.Đời sống kinh tế ............................................................................................... 10 


1.1.4.Truyền thống văn hóa ...................................................................................... 12 
1.1.5.Truyền thống Cách mạng ................................................................................. 17 
1.2. Niên đại khởi dựng và q trình tồn tại của di tích chùa Yên Nội ............................. 19 
1.2.1. Niên đại di tích ................................................................................................ 19 
1.2.2. Những lần tôn tạo, sửa chữa chùa Yên Nội .................................................... 20 
Chương 2 :GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT CỦA CHÙA YÊN NỘI .................. 22 
2.1. Giá trị kiến trúc ...................................................................................................... 22 
2.1.1.Không gian cảnh quan ..................................................................................... 22 
2.1.2. Bố cục mặt bằng.............................................................................................. 28 
2.1.3. Kết cấu kiến trúc ............................................................................................. 28 
2.2. Giá trị nghệ thuật ................................................................................................... 34 
2.2.1. Nghệ thuật trang trí trên kiến trúc .................................................................. 34 
2.2.2. Tượng thờ ........................................................................................................ 39 
2.2.3. Di vật ............................................................................................................... 59 
2.3. Các sinh hoạt văn hóa tơn giáo- tín ngưỡng ......................................................... 61 
Chương 3 :VẤN ĐỀ BẢO TỒN, TÔN TẠO VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA DI TÍCH
CHÙA YÊN NỘI. ............................................................................................................. 64 
3.1. Thực trạng di tích ................................................................................................... 65 
3.2. Giải pháp bảo tồn di tích ........................................................................................ 68 
3.3. Phát huy giá trị của di tích ..................................................................................... 76 
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 80 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 82 


1

MỞ ĐẦU
1.Lýdochọnđềtài
Trong lĩnh vực văn hóa, giữa các quốc gia, dân tộc khơng có những
chuẩn mực chung, giá trị chung, thị hiếu chung bởi vì văn hóa là phần hồn

của các dân tộc. Văn hóa là sản phẩm của những điều kiện tồn tại cụ thể của
mỗi dân tộc và văn hóa thường rất đa dạng. Di sản văn hóa chính là những
bằng chứng trung thực, cụ thể nhất phản ánh đặc thù văn hóa của từng quốc
gia. Ngày nay trước xu thế tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế về văn hóa, đưa
các nền văn hóa lại gần nhau, tiếp xúc cọ sát, bổ sung cho nhau thì tất cả các
nước đều phải tiến hành những hoạt động bảo tồn và phát huy những giá trị
di sản văn hóa của riêng mình, thể hiện bản lĩnh văn hóa dân tộc mình.
Di sản văn hóa là tài sản q giá, là tài nguyên đặc biệt không thể tái
sinh, không thể thay thế nhưng cũng rất dễ bị biến dạng trước những tác
động của các điều kiện tự nhiên cũng như các hoạt động đa dạng của con
người. Vì thế hiện nay di sản văn hóa khơng chỉ nằm trong sự quan tâm của
riêng một quốc gia nào nữa mà nó nhận được sự quan tâm của cả cộng đồng
quốc tế.
Trong những tầng lớp của diễn trình lịch sử văn hóa Việt Nam được
ghi nhận, phản ánh qua nhiều nguồn tư liệu khác nhau như: thư tịch cổ,
truyền thuyết, lễ hội, … Trong đó, di tích lịch sử- văn hóa là kho tàng ẩn
chứa nhiều tư liệu phong phú, đa dạng, đáng tin cậy về “phần hồn” của một
cộng đồng.
Di tích lịch sử- văn hóa khơng chỉ là những địa điểm, cơng trình xây
dựng cịn lại mà cịn bao gồm cả những động sản, hiện vật có trong di tích và
những di sản văn hóa phi vật thể được ngưng đọng tại di tích.


2

Việt Nam là quốc gia có loại hình di tích lịch sử- văn hóa phong phú
và đa dạng trong đó di tích kiến trúc- nghệ thuật chiếm một số lượng đáng
kể. Nhắc đến di tích kiến trúc-nghệ thuật khơng thể không nhắc đến kiến
trúc chùa Việt Nam, một loại di tích gắn liền với đời sống tâm linh của
người Việt từ xa xưa.

Từ những năm đầu Công nguyên, khi đạo Phật vào nước ta thì người
Việt cổ đã gặp gỡ Phật giáo ở tinh thần bình đẳng bác ái, cứu khổ cứu nạn.
Người Việt không tiếp thu đạo Phật một cách y nguyên như cái vốn ban đầu
của nó mà đã được Việt hóa cho phù hợp với điều kiện sống, phong tục tập
quán của người Việt. Chùa là nơi hoạt động và truyền bá Phật giáo. Ở Việt
Nam chùa còn là nơi thờ Phật và các đệ tử của Phật, nơi sinh hoạt văn hóa,
chữa bệnh, dạy học, sản xuất ...các nhà sư còn là các thầy giáo, thày
thuốc.v.v..Trong đó có rất nhiều ngơi chùa nổi tiếng như: chùa Dâu (Bắc
Ninh), chùa Phật Tích (Bắc Ninh), chùa Một Cột (Hà Nội), chùa Tây
Phương (Hà Nội), chùa Hương (Hà Nội), ... cả một hệ thống di tích lịch sửvăn hóa phong phú,đa dạng gắn với những ngôi chùa là một minh chứng cho
sức mạnh tiềm ẩn của đời sống tinh thần của người dân Việt.
Chùa Yên Nội thuộc thôn Yên Nội, xã Đồng Quang, huyện Quốc
Oai, Hà Nội. Trong văn tự chữ Hán (văn bia, thần phả, sắc phong) chữ
“Yên” và chữ “An” có hai cách phát âm nên có người gọi là An Nội. Ngày
nay nhân dân quanh vùng hay gọi là n Nội. Đó tuy khơng phải là một
ngôi chùa lớn, nhưng chứa đựng nhiều giá trị văn hóa tiêu biểu của loại hình
chùa làng trên đồng bằng Bắc bộ. Ngôi chùa đã cho chúng ta thấy những giá
trị nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc, trang trí và ảnh hưởng của nó trong đời
sống tâm linh của người dân địa phương trong quá trình tồn tại hàng mấy
trăm năm. Tìm hiểu di tích chùa n Nội, khóa luận mong muốn giải mã
được phần nào biểu tượng, đặc trưng của ngôi chùa, đồng thời cũng mong


3

nắm bắt được thực trạng về mọi mặt của di tích để đánh giá rồi từ đó đưa ra
một số giải pháp cho vấn đề bảo vệ và phát huy giá trị của di tích trong giai
đoạn hiện nay. Nhất là khi Việt Nam đang hội nhập cùng thế giới, mở cửa
đón nhận những luồng văn hóa mới, nhiều phong cách nghệ thuật mới,
truyền thống và bản sắc của mỗi quốc gia đang hàng ngày hàng giờ liên tục

bị tác động thì việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc lại càng cần được quan
tâm. Hơn nữa, đấy chính là nguồn sử liệu quý giá cho người đương thời
nhận thức về xã hội và văn hóa của cha ơng.
Từ những lý do trên, là một sinh viên năm cuối chuyên ngành bảo
tồn bảo tàng, được sự đồng ý của thầy giáo: Phó giáo sư.Tiến sỹ Nguyễn
Quốc Hùng, em đã lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu di tích chùa n Nội” làm bài
khóa luận tốt nghiệp cuả mình. Em hy vọng với những kiến thức đã tiếp thu
được trong quá trình học tập và áp dụng vào một di tích cụ thể sẽ góp phần
nhỏ cùng nhà chùa và địa phương bảo tồn di tích được tốt hơn.
2.Đốitượng,phạmvinghiêncứu
- Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu di tích chùa
Yên Nội tại thôn Yên Nội, xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, Hà Nội.
- Phạm vi không gian nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu chùa n
Nội trong khơng gian văn hóa của thơn n Nội, xã Đồng Quang, huyện
Quốc Oai, Hà Nội xưa và nay.
3.Mụcđíchnghiêncứu
- Tìm hiểu q trình ra đời và tồn tại của di tích chùa Yên Nội.
- Nghiên cứu chùa Yên Nội trên các phương diện văn hóa, nghệ
thuật bao gồm kiến trúc, điêu khắc, trang trí. Đặc biệt tập trung nghiên cứu
những giá trị văn hóa nghệ thuật của hệ thống điêu khắc tượng thờ, kết cấu
kiến trúc.


4

- Tìm hiểu mối quan hệ của chùa Yên Nội với đời sống văn hóa của
cộng đồng người dân Yên Nội nhằm nêu được vai trò của chùa trong đời
sống cư dân từ trước tới nay.
- Nghiên cứu đánh giá tồn bộ hiện trạng của di tích từ đó đưa ra
một số đề xuất nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích trong giai đoạn hiện

nay.
4.Phươngphápnghiêncứu
-Khóa luận sử dụng quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
khi xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng trong diễn biến lịch sử.
-Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành trong Văn
hóa học: Dân tộc học, Mỹ thuật học, Bảo tàng học, …
-Khóa luận sử dụng phương pháp khảo sát điền dã: quan sát thực
địa, đo vẽ, chụp ảnh, phỏng vấn, ghi chép, thống kê, so sánh, phân tích, tổng
hợp.
5.Bốcụccủakhóaluận
Ngồi phần mở đầu và kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham
khảo khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Chùa Yên Nội trong diễn trình lịch sử.
Trong chương này khóa luận giới thiệu khái quát về vùng đất nơi di
tích tồn tại về lịch sử, dân cư, kinh tế, văn hóa xã hội. Đồng thời nghiên cứu
tìm hiểu tư liệu để xác định thời gian khởi dựng cùng các lần trùng tu chùa.
Chương 2: Giá trị văn hóa- nghệ thuật chùa Yên Nội.
Chương này là nội dung chính của khóa luận. Trong chương 2 tập
trung khảo tả kiến trúc, nêu ý nghĩa của hệ thống tượng thờ và các di vật tiêu
biểu có giá trị lịch sử mỹ thuật trong chùa.


5

Chương 3: Vấn đề bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích
chùa n Nội.
Chương này có đề cập đến thực trạng của di tích, từ đó đề xuất một
số giải pháp nhằm bước đầu tôn tạo, phát huy giá trị chùa n Nội.
Bài khóa luận được hồn thành với sự nỗ lực của bản thân cùng với
sự hướng dẫn trực tiếp, tận tình của thầy giáo Phó giáo sư. Tiến sỹ Nguyễn

Quốc Hùng. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Phó giáo sư. Tiến sỹ
Nguyễn Quốc Hùng- người đã hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện
đề tài.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn và bày tỏ lịng biết ơn chân thành của
mình tới các thầy cô giáo trong khoa Bảo tàng Trường Đại học Văn hóa Hà
Nội, UBND xã Đồng Quang, sư thầy trụ trì chùa Yên Nội và các bạn cùng
lớp đã giúp em hồn thành bài khóa luận.
Do trình độ có hạn, bài khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu sót,
bởi vậy em rất mong nhận được sự góp ý của các nhà nghiên cứu, thầy cô và
các bạn.


6

Chương1
CHÙANNỘITRONGDIỄNTRÌNHLỊCHSỬ

1.1.TổngquanvềthơnnNội
1.1.1.Vịtríđịalývàđiềukiệntựnhiên
Chùa n Nội có tên chữ là “Báo Ân tự” hiện nay thuộc thôn Yên
Nội, xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Huyện Quốc Oai là vùng
chuyển tiếp giữa miền núi với đồng bằng, có đường giao thơng bộ quan
trọng Láng- Hịa Lạc và đường Hồ Chí Minh đi qua, quốc lộ 21A chạy qua
cùng tỉnh lộ 80, 81. Hai con sơng Đáy và sơng Tích chảy song song qua địa
bàn huyện không chỉ tạo điều kiện cho việc giao thơng đường thủy mà cịn
đem lại nguồn nước dồi dào phục vụ sản xuất và phát triển kinh tế. Huyện
Quốc Oai nằm ở phía Tây thành phố Hà Nội, phía Đơng giáp với các huyện
Hồi Đức và Đan Phượng, phía Tây giáp tỉnh Hịa Bình, phía Nam giáp
huyện Chương Mỹ, phía Bắc giáp huyện Thạch Thất và Phúc Thọ.
Huyện gồm có thị trấn Quốc Oai và 20 xã: Sài Sơn, Phượng Cách,

Yên Sơn, Ngọc Mỹ, Thạch Than, Đồng Quang, Cộng Hòa, Tân Hòa, Nghĩa
Hương, Cấn Hữu, Ngọc Liệp, Liệp Tuyết, Tuyết Nghĩa, Đơng n, Hịa
Thạch, Phú Cát, Phú Mân, Tân Phú, Đại Thành, Đông Xuân. Huyện Quốc
Oai là vùng đất bán sơn địa cho nên cảnh đẹp trong huyện cũng hết sức
phong phú được nhiều nhà thơ nhà văn ca ngợi trong đó những câu thơ của
Quang Dũng được nhiều người biết hơn cả:
Bao giờ trở lại đồng Bương, Cấn
Về núi Sài Sơn ngắm lúa vàng
Sông Đáy chậm nguồn qua phủ Quốc
Sáo diều vi vút thổi đêm trăng.


7

Xã Đồng Quang nằm về phía Đơng của huyện Quốc Oai có đường
giao thơng thủy và bộ liên làng, liên xã thuận tiện. Địa chính của xã: phía
Bắc giáp Thị trấn Quốc Oai, xã Yên Sơn, một phần của huyện Hồi Đức;
phía Đơng giáp xã Cộng Hịa; phía Tây giáp xã Thạch Than, xã Cấn Hữu, xã
Ngọc Mỹ; phía Nam giáp huyện Chương Mỹ. Xã Đồng Quang có 3 thơn:
Đồng Lư, Dương Cốc, Yên Nội.
Đường đến di tích khá thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội đi
khoảng 20 km theo đường cao tốc Láng- Hòa Lạc, rẽ vào thị trấn Quốc Oai,
đi qua chợ Phủ Quốc Oai rẽ trái đi theo đường đê đến xã Đồng Quang. Từ
Ủy ban nhân dân xã Đồng Quang đi khoảng 2km sẽ tới chùa Yên Nội.
Chùa Yên Nội cách thành phố Hà Đông chừng 17 km, từ Hà Đông
đi theo quốc lộ 21B đi vào huyện Quốc Oai đến cây số 16 là tới thơn n
Nội. Di tích ở trung tâm làng, gần với đình Yên Nội.
1.1.2.Lịchsửthayđổiđịagiớivàtêngọi
Thời Trần nước ta được chia làm mười hai lộ trong đó có Quốc Oai.
Năm 1397, Hồ Quý Ly đổi thành Phủ Quốc Oai.

Thời Hậu Lê là Phủ Quốc Oai ở phía Đơng trấn Sơn Tây gồm có 6
huyện: Từ Liêm, Phúc Lộc, Yên Sơn, Thạch Thất, Đan Phượng, Mỹ Lương.
Xã Đồng Quang thuộc huyện Yên Sơn.
Năm 1831, vua Minh Mạng cho thành lập tỉnh Sơn Tây và Quốc Oai
là một trong năm phủ của tỉnh Sơn Tây. Phủ Quốc Oai khi đó gồm hai huyện
Thạch Thất và Đan Phượng, và tách huyện Từ Liêm về Hà Nội.
Năm 1888, tách huyện Đan Phượng về tỉnh Hà Đông mới lập, phủ
Quốc Oai đổi thành huyện Quốc Oai trực thuộc tỉnh Sơn Tây.
Ngày 21-4-1965, tỉnh Hà Tây được thành lập theo quyết định của Ủy
ban thường vụ Quốc hội. Theo đó Quốc Oai thuộc tỉnh Hà Tây gồm 23 xã:


8

Phú Mãn, Phú Cát, Hòa Thạch, Tuyết Nghĩa, Đồng Yên, Liên Tuyết, Ngọc
Liệp, Ngọc Mỹ, Cấn Hữu, Thạch Than, Nghĩa Hương, Đồng Quang, Sài
Sơn, Yên Sơn, Phượng Cách, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành, Cộng Hịa,
Hồng Ngơ, Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp.
Ngày 27-12-1975, kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa V thơng qua nghi
quyết hợp nhất hai tỉnh Hà Tây và Hịa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình. Theo
đó Quốc Oai thuộc tỉnh Hà Sơn Bình.
Ngày 29-12-1978, Quốc hội khóa VI, kỳ họp thứ tư đã quyết định
mở rộng thành phố Hà Nội. Theo đó chuyển các xã Tam Hiệp, Hiệp Thuận,
Liên Hiệp, Cộng Hòa, Tân Hòa, Tân Phúc, Đại Thành của huyện Quốc Oai
thuộc tỉnh Hà Sơn Bình vào thành phố Hà Nội. Sau khi điều chỉnh huyện
Quốc Oai còn lại 16 xã: Phú Mãn, Phú Cát, Hòa Thạch, Tuyết Nghĩa, Đồng
Yên, Liên Tuyết, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Cấn Hữu, Thạch Than, Nghĩa
Hương, Đồng Quang, Sài Sơn, Yên Sơn, Phượng Cách, Hồng Ngơ.
Ngày 17-2-1979, Hội đồng Chính phủ ban hành quyết định 49-CP
điều chỉnh địa giới hành chính các huyện ngoại thành Hà Nội. Theo đó sát

nhập các xã Cộng Hòa, Tân Hòa, Tân Phú và Đại Thành của huyện Quốc
Oai vào huyện Hoài Đức, sát nhập các xã Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp
của huyện Quốc Oai vào huyện Phúc Thọ.
Ngày 23-12-1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành quyết định số 178HĐBT thành lập thị trấn Quốc Oai huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Sơn Bình trên
cơ sở tồn bộ diện tích và dân số của xã Hồng Ngơ. Sau khi điều chỉnh
huyện Quốc Oai có 16 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn Quốc Oai
và 15 xã: Phú Mãn, Phú Cát, Hòa Thạch, Tuyết Nghĩa, Đồng Yên, Liên
Tuyết, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Cấn Hữu, Nghĩa Hương, Thạch Thán, Đồng
Quang, Sài Sơn, Yên Sơn, Phượng Cách.


9

Ngày 12-8-1991, kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII thơng qua quyết
định chia tỉnh Hà Sơn Bình thành hai tỉnh Hà Tây và Hịa Bình, chuyển thị
xã Sơn Tây và 5 huyện: Hoài Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Ba Vì, Thạch
Thất của Hà Nội về tỉnh Hà Tây. Theo đó huyện Quốc Oai lại trở về với tỉnh
Hà Tây.
Ngày 23-6-1994, chính phủ ra Nghị định số 52- CP về điều chỉnh địa
giới huyện và thành lập thị trấn, phường thuộc các huyện Hoài Đức, Chương
Mỹ, Thạch Thất, Quốc Oai và thị xã Hà Đông thuộc tỉnh Hà Đông. Theo đó
chuyển các xã Đại Thành, Cộng Hịa, Tân Hịa, Tân Phú của huyện Hoài
Đức về huyện Quốc Oai quản lý. Sau khi điều chỉnh huyện Quốc Oai có 20
đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn Quốc Oai và 19 xã: Phú Mãn, Phú
Cát, Hòa Thạch, Tuyết Nghĩa, Đồng Yên, Liên Tuyết, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ,
Cấn Hữu, Nghĩa Hương, Thạch Than, Đồng Quang, Sài Sơn, Yên Sơn,
Phượng Cách, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành, Cộng Hòa.
Từ ngày 1-8- 2008, toàn bộ tỉnh Hà Tây nhập vào tỉnh Hà Nội, theo
theo nghị quyết của cuộc họp thứ ba Quốc hội khóa XII ngày 29-5-2008.
Theo đó huyện Quốc Oai trở thành một huyện trực thuộc thành phố Hà Nội.

Ngày 1-8-2008, chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ký
quyết định số 20/QĐ- Ủy ban nhân dân về việc tạm giao tồn bộ diện tích tự
nhiên và dân số xã Đơng Xn (trước đây thuộc huyện Lương Sơn, Hịa
Bình) về huyện Quốc Oai quản lý từ ngày 1-8-2008.
Ngày 8-5-2009, Chính phủ đã Nghị quyết 19/NĐ-CP về việc xác lập
địa giới hành chính xã Đơng Xn thuộc huyện Quốc Oai. Theo đó chuyển
tồn bộ diện tích tự nhiên và dân số xã Đông Xuân về huyện Quốc Oai quản
lý. Theo đó đến nay, huyện Quốc Oai gồm có thị trấn và 20 xã: Phú Mãn,
Phú Cát, Hòa Thạch, Tuyết Nghĩa, Đồng Yên, Liên Tuyết, Ngọc Liệp, Ngọc


10

Mỹ, Cấn Hữu, Nghĩa Hương, Thạch Than, Đồng Quang, Sài Sơn, Yên Sơn,
Phượng Cách, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành, Cộng Hịa, Đơng Xn.
1.1.3.Đờisốngkinhtế
Quốc Oai là huyện có những lợi thế về vị trí địa lý và giao thơng, đất
đai và nguồn nhân lực. Phát huy những lợi thế đó, huyện Quốc Oai tập trung
phát triển kinh tế toàn diện, trong đó chú trọng ngành nơng nghiệp, cơng
nghiệp và xây dựng.
Huyện Quốc Oai được thiên nhiên ưu đãi, có hai con sơng Đáy và
sơng Tích chảy song song qua địa bàn huyện tạo điều kiện thuận lợi cho giao
thông đường thủy và bồi đắp thành những cánh bãi màu mỡ, đem lại nguồn
nước dồi dào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Nghề trồng lúa là nghề căn
bản của nhân dân địa phương, nông dân Quốc Oai cần cù, chịu khó.
Xã Đồng Quang có diện tích là 1070,26 ha, trong đó diện tích đất
canh tác nơng nghiệp là 712,13 ha, diện tích đất phi nơng nghiệp là 358,13
ha. Xã Đồng Quang là một vùng đất vừa có ruộng vừa có đất bãi được phù
sa bồi đắp nên đất canh tác luôn màu mỡ. Với những lợi thế về đất đai xã
Đồng Quang được đánh giá là xã giàu tiềm năng để phát triển nông nghiệp.

Thực tế cho thấy là từ trước đến nay, nơng nghiệp ln đóng vai trị chủ đạo,
đóng góp nhiều nhất cho xã Đồng Quang.
Với những lợi thế kể trên trong nhiều năm qua, huyện Quốc Oai
luôn chủ trương chú trọng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng bền
vững, phá bỏ thế độc canh cây lúa, tiến tới đa canh để thích ứng với địa hình
đa dạng của địa phương nhằm phát triển những mơ hình nông nghiệp khác
nhau, gắn với thế mạnh của từng vùng, tạo hiệu quả kinh tế cao nhất. Trong
đó vùng ven sông chủ yếu phát triển cây ăn quả, rau màu, chăn ni bị sữa,
vùng đồng bằng tập trung phát triển cây lương thực mà lúa là cây trồng chủ


11

đạo, vùng bán sơn địa triển khai thực hiện trồng tre Bát Độ lấy măng và một
số cây khác và khai thác các mỏ đá, khống sản puzolan.
Bên cạnh đó, khoảng chục năm trở lại đây chính quyền địa phương
xã Đồng Quang cũng chú trọng đến việc đưa vào một số ngành thủ công
nghiệp, nhưng chủ yếu theo quy mô nhỏ. Thủ cơng nghiệp chủ yếu phát triển
với nghề cót nan và nghề mộc, nghề mây tre đan để tận dụng nhân lực vào
những lúc nông nhàn và để giúp nhân dân có thêm thu nhập. Tuy nhiên đây
khơng phải là nghề truyền thống của địa phương cho nên người dân chưa
u thích và chưa thu hút được đơng đảo nhân lực của địa phương. Hiện nay,
vào thời gian nông nhàn thì nghề phụ chủ yếu của người dân nơi đây là nghề
xây dựng.
Xã Đồng Quang là một xã rộng của huyện Quốc Oai, kinh tế địa
phương căn bản là nông nghiệp. Trước đây, cây lúa là cây độc canh của xã
tuy nhiên một vài năm trở lại đây nhận thấy nhu cầu rau màu của các trung
tâm kinh tế lân cận tăng cao xã đã có định hướng cho người dân địa phương
canh tác rau màu. Bên cạnh đó, nhiều hộ dân còn mạnh dạn nhận gọn cả một
vùng để thâm canh sản xuất kết hợp với chăn nuôi, phát triển mơ hình kinh

tế kiểu trang trại.
Q trình lãnh đạo phát triển kinh tế, chính quyền địa phương ln
chú ý kết hợp với chương trình xóa đói giảm nghèo theo hướng khuyến
khích, tạo điều kiện để các đồn thể quần chúng thực hiện các dự án vay vốn
bằng hình thức tín chấp, tổ chức mơ hình tập hợp xây dựng quỹ tiết kiệm tự
nguyện giúp nhau làm kinh tế gia đình.
Dưới chế độ thực dân phong kiến đời sống của nhân dân xã Đồng
Quang người dân đã phải chịu biết bao cảnh áp bức, tô thuế nặng nề, ruộng
đất thì bị địa chủ chiếm đoạt, … đời sống nhân dân khổ cực, túng quẫn. Sau
ngày 20-7-1954, địa bàn huyện Quốc Oai trong đó có xã Đồng Quang được


12

giải phóng. Bước vào thời kỳ cách mạng mới, nhân dân Đồng Quang đứng
trước nhiều khó khăn do hậu quả của cuộc chiến tranh để lại. Đồng ruộng
trong xã tuy khơng bị bỏ hoang như nhiều nơi nhưng tình trạng “chiêm khê,
mùa thối”chưa chấm dứt. Khu Đầm Bung trũng như lú vó, nhiều vụ khơng
cấy được. Số diện tích ngồi đê chỉ cấy một vụ nhưng cũng rất bấp bênh. Hệ
thống thủy lợi Phù Sa cung cấp nước tưới chỉ đến được một số diện tích ở
hai thơn n Nội và Dương Cốc. Tồn bộ diện tích đất canh tác còn lại nhất
là ở Đồng Lư đều phụ thuộc vào thiên nhiên. Trên 1000 mẫu ruộng canh tác
có tới 70 % là ruộng của địa chủ và ruộng công, ruộng hậu và ruộng họ. Ở
thơn Đồng Lư có đến 60% diện tích do địa chủ ở Cộng Hịa chiếm giữ. Sức
kéo và công cụ lao động rất thiếu. Đời sống nhân dân sau chiến tranh rất khó
khăn. Số người khơng biết chữ chiếm tới 90%, trường học, cơ sở y tế trên
địa bàn xã chưa được xây dựng. Trước tình hình khó khăn của xã Đồng
Quang, Đảng và Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách để khuyến khích sản
xuất như: giảm tơ, khốn ruộng cho nơng dân, đắp đê phòng lụt, mở rộng và
kéo dài hệ thống kênh dẫn nước Phù Sa qua địa bàn xã, …

Thành quả kinh tế lớn nhất từ sau khi Đồng Quang được giải phóng
là ruộng đất thuộc quyền sử dụng của nhân dân. Nhân dân tích cực cải tạo từ
ruộng một vụ thành hai và ba vụ, xóa bỏ được cảnh đồng lầy nước đọng, đưa
khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng làm thay đổi giống cây trồng và phương
pháp canh tác lạc hậu, phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng và tồn diện,
đời sống nhân dân được ấm no.
1.1.4.Truyềnthốngvănhóa
Xã Đồng Quang với tính chất của một làng q cổ có lịch sử cư trú
lâu năm với 46 dòng họ sống quần tụ, đồn kết, sống thuận hịa bên nhau
như: Vương Duy, Nguyễn Đạt, Nguyễn Văn, Nguyễn Đình,… Dân Đồng


13

Quang chân chất, ít văn vẻ. Phong tục cưới xin, ma chay đều rất tiết kiệm,
thờ thần rất thành kính. Dân phần nhiều theo đạo Phật, thờ Mẫu.
Đời sống văn hóa của nhân dân Đồng Quang rất phong phú với
nhiều phong tục tập quán của làng quê cổ truyền, đó là những tục lệ: cưới
xin, ma chay, giỗ chạp… Ngày nay nhân dân xã Đồng Quang thực hiện theo
chủ trương mới của Đảng và Nhà nước về việc xây dựng nếp sống văn hóa
mới những phong tục tập quán này ngày càng được đơn giản hơn, bỏ đi
những cái hủ tục khơng cần thiết, tránh lãng phí. Đám cưới, ma chay đã
khơng cịn có thuốc lá, chỉ có trầu cau, riêng thơn Dương Cốc trong việc ma
chay khơng có ăn uống mà chỉ có hương cau. Nhiều phong tục tập quán tuy
đã giản tiện đi nhiều song về cơ bản vẫn giữ được những nét đẹp truyền
thống từ bao đời nay. Ví dụ như trong việc cưới xin, vẫn giữ đủ ba lễ: chạm
ngõ, ăn hỏi và lễ cưới, việc thách cưới cũng chỉ cịn mang tính hình thức chứ
khơng nặng nề như trước.
Về đời sống tâm linh, người dân nơi đây thờ cúng ơng bà tổ tiên, thờ
thành hồng làng, thờ Phật, các anh hùng có cơng với nước.

Đối với người Việt nói chung thì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có vai
trị rất quan trọng để bày tỏ lịng thành kính, biết ơn của con cháu với ơng
bà, tổ tiên. Và trong tâm thức của người Việt chết là sự mất đi về mặt thể
xác, hiện hữu, phần hồn luôn tồn tại bên con cháu, người thân để che chở
cho họ trong cuộc sống. Tập tục thờ cúng tổ tiên đã trở thành truyền thống
tốt đẹp, đạo lý uống nước nhớ nguồn và tạo nên sự đoàn kết giữ những
người trong họ tộc.
Hệ thống di tích lịch sử- văn hóa trong làng ln là nơi đáp ứng nhu
cầu sinh hoạt tâm linh của người dân, Đình và Chùa n Nội là trung tâm
tơn giáo tín ngưỡng của cả thơn n Nội. Đình và chùa n Nội đều đã
được cơng nhận là di tích cấp Quốc gia.


14

Hiện nay, đình n nội vẫn cịn lưu giữ được nhiều nét kiến trúc cổ,
ý nghĩa thiêng liêng vẫn còn rất đậm đà, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của
người dân địa phương. Đình n Nội là một cơng trình kiến trúc điêu khắc
nghệ thuật thời Hậu Lê. Cơng trình này từ xưa tới nay mang tên làng yên
Nội, gọi là đình Yên Nội. theo cuốn thần phả đình làng n Nội do Đơng
các Đại học sỹ Nguyễn Bính soạn năm Hồng Phúc nguyên niên (1572) và 20
đạo sắc phong hiện cịn lưu giữ trong đình cùng các loại văn tế, văn bia…thì
đình làng n Nội thờ thành hồng là 3 vị: Tản viên Đại vương Nguyễn
Tuấn, Cao Lỗ đại vương, Mỵ nương cơng chúa. Theo thần phả đình làng
n Nội thì Nguyễn Tuấn được tiên ơng và vua Thủy tề tặng cho gậy thần
Sinh- Tử và sách ước, với hai vật báu đó ơng đã giúp đỡ nhân dân, làm cho
dân khang vật thịnh. Ông cũng được vua Hùng thứ 18 gả con gái là Ngọc
Hoa Mỵ Nương công chúa cho, bà là người đoan trang, thơng minh, chính
trực. Sinh thời ông bà đã dạy dân làng Yên Nội trồng lúa, đánh cá, trị thủy,
đắp đê. Nhớ tới công lao to lớn đó, dân làng lập đền thờ. Đình làng n Nội

cịn thờ vị thành hồng thứ 3 là Cao Lỗ đại vương. Theo thần phả của đình
Yên Nội có đoạn viết: “ Việt Điện U Linh có đoạn chép: vương có tên là
Cao Lỗ, tướng tài của An Dương Vương, có cơng đánh giặc nên được phong
làm đại thần…”. Nhân dân Yên Nội cảm phục trước công lao to lớn của
Ngài nên đã lập đền thờ. Bên cạnh đó theo các cụ cao tuổi ở trong làng thì từ
thời các đời trước có truyền lại rằng Cao Lỗ đại vương cịn có cơng vận
động nhân dân khai hoang đất đai mở rộng diện tích làng Yên Nội.
Cùng với những di tích lịch sử, truyền thống văn hóa được thể hiện
thơng qua lễ hội của đình làng. Hội làng là nơi thể hiện đời sống tinh thần
phong phú của người dân nơi đây thông qua các điệu hát quan họ trên
thuyền, các trò chơi như cờ người, cờ tướng, múa kiếm, múa quạt, đánh
đu… Nhắc đến hội làng Yên Nội không thể không nhắc đến hội vật, một


15

trong những hội vật nổi tiếng nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ diễn ra vào ngày
12-2 âm lịch. Hội vật là dịp để người dân thể hiện tình yêu với mơn thể thao
đã gắn bó với biết bao thế hệ người Yên Nội, để rồi đấu vật trở thành một
tiếng nói riêng đầy tự hào của người dân nơi đây.
Hội vật n Nội khơng biết có từ khi nào nhưng theo các cụ cao tuổi
trong làng (cứ đời trước truyền miệng lại cho đời sau) thì hội vật gắn với sự
ra đời của đình vào năm Chính Hịa lục niên (1686). Hội vật ở đây không
đơn thuần là vật thi đấu thể hiện tinh thần thượng võ mà còn là võ thờ bởi vì
thành hồng làng là một võ tướng tài giỏi và trung thành của vua An Dương
Vương.
Người dân trong thôn quan niệm rằng: Lúa đem lại cơm ăn cho con
người còn Vật đem lại đời sống tinh thần phong phú cho họ. Ở Yên Nội từ
đứa trẻ cho đến người lớn tuổi đều biết vật bởi lẽ chẳng gì thì tiếng trống vật
cũng theo họ từ tấm bé. Cánh đàn ông ham vật đã đành, phụ nữ cũng thích

mơn này. Cứ đến hội làng, sới vật đơng nghẹt người reo hị cổ vũ, chỉ trỏ,
bình phẩm về những thế vật. Mê vật rồi như lẽ đương nhiên người Yên Nội
cũng giỏi vật. Trai làng Yên Nội đã chinh phục khơng biết bao nhiêu giải vật
làng ở xứ Đồi và có khi cịn cả trên đấu trường Quốc tế. Năm 1980, huấn
luyện viên Nguyễn Đình Khinh, một đơ vật của làng cùng với 3 đơ vật: Phí
Hữu Tình, Nguyễn Đình Chi, Nguyễn Văn Cơng được tham dự Olympic tại
Matxcova vẫn là niềm tự hào của nhân dân Yên Nội. Cả 4 đô vật đều được
trưởng thành từ những phong trào vật trong thôn, từ những hội vật làng. Một
thôn mà có từng ấy người được dự Olympic quả là có một khơng hai, và
trong đợt đi thi đấu ấy chúng ta khơng giành thành tích cao nhưng trận thắng
của đơ vật Phí Hữu Tình cũng đã ghi một dấu ấn tốt đẹp cho vật Việt Nam
trên trường thể thao quốc tế. Đến nay sự đam mê của người dân nơi đây
cũng không hề suy suyển và để nối tiếp truyền thống và giữ “lửa” cho đấu


16

vật chính quyền địa phương đã cho mở những lớp học đấu vật để nuôi dưỡng
những tài năng trẻ trong thơn.
Trước đây thơn n Nội cịn có một văn chỉ ngay cạnh đình và 3
qn nhưng đến nay khơng cịn nữa. Văn chỉ này là văn chỉ thuộc hàng
huyện. Theo nhóm tác giả cuốn sách “Các nhà khoa bảng Việt Nam” đã
thống kê các vị đỗ Tiến sỹ từ khoa thi Nho giáo đầu tiên (1075) đến khoa thi
cuối cùng (1919), nước ta có 2898 vị được nhà nước phong kiến công nhận
là Tiến sỹ. Trong 2898 Tiến sỹ, huyện Quốc Oai có 13 vị, đây là một con số
đáng tự hào về lực lượng trí thức của huyện Quốc Oai ở thời kỳ phong kiến
đã góp phần xây dựng nền văn hiến nước nhà. Yên Nội là vùng đất có truyền
thống khoa bảng, các vị tiến sỹ ở thơn Yên Nội là chủ yếu, vì thế cho nên
mảnh đất nơi đây mới được chọn để xây dựng văn chỉ đại diện cho cả huyện
Quốc Oai. Ngày nay, chính quyền địa phương vẫn luôn coi trọng việc nâng

cao chất lượng dạy và học thông qua việc đầu tư xây dựng trường học, đồ
dùng phục vụ học tập. Bên cạnh đó để động viên sự hiếu học trong con em
nhân dân thì ở trong làng, xã cũng có nhiều hình thức thơng qua các hội
khuyến học của các đồn thể, của các dịng họ.
Về văn hóa xã hội, từ chỗ trình độ dân trí quá thấp, tuổi thọ người
dân rất thấp, đến nay cơ sở vật chất phục vụ sự nghiệp giáo dục và chăm sóc
sức khỏe cho nhân dân được khang trang. Con em nhân dân đều trưởng
thành từ mái trường của quê hương. Đường làng, ngõ xóm, nhà cửa của nhân
dân được làm bằng bê tơng và ngói hóa. Phương tiện thông tin đại chúng và
đi lại như: đài cát- xét, tivi, xe máy đang dần trở thành phổ biến. Đời sống
tinh thần và tuổi thọ của nhân dân được nâng cao hơn rất nhiều so với nhiều
năm đầu quê hương được giải phóng. Bên cạnh đó hiện nay, trong thôn cũng
đã tổ chức được nhiều hoạt động của các đoàn thể quần chúng như là: hội
phụ nữ, Đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, hội nông dân, hội người cao


17

tuổi, … tất cả đều hướng vào vấn đề xây dựng nơng thơn mới, xây dựng
kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Phong trào và chất lượng hoạt động của mỗi
đoàn thể có những mức độ khác nhau nhưng đều thực hiện tốt các chủ
trương của Đảng và Nhà nước. Ví dụ như hội người cao tuổi thì thường
xuyên tổ chức các buổi tập dưỡng sinh, chơi bóng chuyền hơi, thi đấu cờ
tướng, múa quạt, ươm cây giống để sau này trồng vào các cơng trình cơng
cộng của cả thơn. Hay như đồn thể thanh niên và phụ nữ cịn phối hợp với
nhau xây dựng một câu lạc bộ gia đình trẻ “không sinh con thứ ba”, tổ chức
hội thi hát ru, tham gia các đêm liên hoan văn nghệ quần chúng, thi đấu
bóng đá, bóng chuyền và vật tự do. Hoạt động của các đồn thể đã góp phần
tạo cho thơn xóm ở đây thêm vui tươi, lành mạnh.
1.1.5.TruyềnthốngCáchmạng


Đến thế kỷ XX, dưới sự cai trị của thực dân Pháp, nhân dân xã Đồng
Quang đã kiên cường cùng cả nước đứng lên chống giặc. Từ sau ngày 20-71954, địa bàn huyện Quốc Oai trong đó có xã Đồng Quang được giải phóng.
Nhân dân trong xã cùng với các địa phương bước vào một giai đoạn cách
mạng mới: xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, tiếp tục đấu tranh
chống đế quốc Mỹ và bọn tay sai nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất
đất nước.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, dưới sự lãnh đạo của
Huyện ủy, Đảng bộ xã Đồng Quang đã lãnh đạo nhân dân thực hiện hai
nhiệm vụ sản xuất- chiến đấu trên cơ sở đó đẩy mạnh phát triển văn hóa xã
hội và cơng tác xây dựng Đảng. Đó là những năm tháng mà sức trẻ ở Đồng
Quang đã huy động cao động vào nhiệm vụ chiến đấu ở cả hai phương diện:
chi viện cho chiến trường và tham gia lực lượng dân quân tự vệ thực hiện
“chắc tay súng, vững tay cày” chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của đế


18

quốc Mỹ, giữ trật tự an ninh trên địa bàn. Nhân dân xã Đồng Quang đã
hưởng ứng lời kêu gọi của Tổ quốc, biết bao thanh niên đã vào bộ đội, đi
thanh niên xung phong, chiến đấu và phục vụ chiến đấu ở các chiến trường.
Mức huy động tuyển quân đạt 10% so với dân số. Nhiều gia đình ở các thơn
xóm có từ 2 con trở lên như gia đình cụ Nguyễn Văn Toẻn, cụ Phí Thị Năm,
cụ Nguyễn Thị Nhọt, cụ Nguyễn Văn Tỷ, cụ Nguyễn Khắc Cử, cụ Vương
Văn Á.
Bước chân của thanh niên Đồng Quang đã in trên khắp các nẻo
chiến trường ở ba nước Đông Dương. Nhiều đồng chí đã lập cơng xuất sắc.
Trong cuộc kháng chiến ác kiệt này có 101 thanh niên Đồng Quang đã được
Đảng và Nhà nước truy tặng và phong tặng danh hiệu, huân huy trương các
loại.

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, sản xuất trong điều kiện
có chiến tranh phá hoại và nhiệm vụ chi viện sức người, sức của cho chiến
trường ngày càng cao. Song Đảng bộ và nhân dân Đồng Quang đã vượt qua
những khó khăn thiếu thốn để phát triển sản xuất đóng góp cho kháng chiến
và đảm bảo mức sống nhất định của nhân dân. Tuy đời sống của nhân dân
cịn nhiều khó khăn thiếu thốn nhưng với tinh thần “thóc khơng thiếu một
cân, qn không thiếu một người” Đảng bộ và nhân dân Đồng Quang đã
phát huy cao độ truyền thống yêu nước và lao động sản xuất của quê hương.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của cả dân tộc đã giành thắng
lợi, Đảng bộ và nhân dân Đồng Quang cùng cả nước hoàn thành nhiệm vụ
sản xuất, chiến đấu, chi viện sức người sức của cho tiền tuyến lớn miền
Nam. Ngày 30-4-1975 là một dấu mốc lịch sử để Đảng bộ và nhân dân Đồng
Quang cùng cả nước vào một giai đoạn lịch sử mới, thắng lợi của sự nghiệp
giải phóng miền Nam đã cổ vũ, động viên lớn tinh thần lao động của cán bộ,
Đảng viên và nhân dân Đồng Quang bước vào xây dựng cuộc sống mới.


19

Trên con đường dài của cách mạng có khơng ít gian nan thử thách,
trân trọng quá khứ đấu tranh với bao vinh quang và hào hùng của Tổ quốc
người dân Đồng Quang luôn vững vàng, tin tưởng, tiếp phấn đấu giành
những thành tựu mới, góp phần nhỏ bé vào cơng cuộc xây dựng đất nước và
làng q thân u.
1.2.NiênđạikhởidựngvàqtrìnhtồntạicủaditíchchùanNội
1.2.1.Niênđạiditích
Việc xác định niên đại cho một di tích là một việc làm vơ cùng cần
thiết bởi vì đây là điều kiện đầu tiên đặt nền tảng để đưa ra những đoán định
khoa học có liên quan đến di tích, góp phần bảo tồn những giá trị của di tích
ấy. Việc xác định niên đại của di tích có thể tiến hành thông qua nhiều dữ

liệu như: tư liệu lịch sử, kiến trúc của di tích, văn bia, …
Với tổng thể kiến trúc của chùa Yên Nội như hiện nay, nhìn chung là
phong cách kiến trúc của thời Nguyễn. Song trong chùa cịn có nhiều pho
tượng q, đặc biệt bộ tượng tam thế đã được các nhà khoa học khẳng định
là thuộc thời Lê Trung Hưng. Có nhiều ý kiến cho rằng chùa chắc chắn phải
được xây dựng trước tượng? Có lẽ do biến động của lịch sử mà ngôi chùa
hiện đã được tu sửa nhiều lần nên kiến trúc khơng cịn như khởi thủy của nó.
Tuy nhiên cũng có nhiều nhà nghiên cứu đã lưu ý giả thuyết là vì lý do nào
đó mà tượng từ nơi này có thể được chuyển tới nơi khác. Với giả thuyết này,
chưa có bất cứ tư liệu nào nói về việc ba pho tượng tam thế ở chùa Yên Nội
là được chuyển từ nơi khác đến.
Trong chùa cịn có quả chng do cụ Hà Huy Lã ký vào bài minh
(cụ là người tỉnh Tuyên Quang, quyền tuần phủ quan phong), cụ viết bài
minh này vào năm Thành Thái tứ niên (1902). Và theo khảo sát của các nhà
khoa học vào năm 1989 trên thượng lương trái của tịa tiền đường có ghi:


20

“Đinh Hợi niên, nguyệt nhật thời gia cát, trụ trì thiền tăng tu tạo, Tiệm Viên
Thành, ngày tốt, tháng tốt”. Như vậy, thượng lương này làm cách đây 124
năm và bên cạnh đó cịn có các bia hậu có niên đại trên 100 năm. Niên đại
này là niên đại tu sửa và cho đến nay cũng chưa có tư liệu lịch sử nào cho
thấy niên đại tuyệt đối của chùa n Nội.
Riêng theo ý kiến của tơi thì tơi muốn lấy ba pho tượng tam thế là ba
pho tượng có niên đại cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII là tư liệu gốc để
đánh giá thời gian xây dựng ngôi chùa.
1.2.2.Nhữnglầntôntạo,sửachữachùaYênNội
Chùa Báo Ân đã cùng tồn tại với con người và vùng đất Yên Nội
qua bao nhiêu tháng năm, trải qua nhiều biến động của tự nhiên cũng như

những thăng trầm của lịch sử xã hội. Mặt khác, đặc trưng của kiến trúc
truyền thống nước ta là hầu hết được làm bằng các vật liệu hữu cơ nên chắc
chắn chùa Yên Nội đã phải trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa. Nhưng hiện
tại hầu như khơng có tài liệu nào ghi chép về những lần tu sửa chùa kể cả
trong thời gian gần đây. Do vậy việc tìm hiểu quá trình tồn tại của chùa Yên
Nội gặp rất nhiều khó khăn. Nguồn tư liệu ghi trên thượng lương bên trái tòa
tiền đường được khảo sát vào năm 1989 có ghi: “Đinh Hợi niên, nguyệt nhật
thời gia cát, trụ trì thiền tăng tu tạo, Tiệm Viên Thành, ngày tốt, tháng tốt”.
Năm 2001 được sự quan tâm của chính quyền địa phương, chùa đã
được đầu tư 20 triệu đồng vào việc tu sửa tòa tam bảo. Niên đại này còn
được ghi rõ trên thượng lương tòa tiền đường.
Năm 2007 đến năm 2010 được sự đóng góp của nhân dân địa
phương và khách thập phương, nhà chùa tiến hành tu sửa nhà thờ tổ và nhà
mẫu, lát gạch nốt những chỗ còn lại trong sân chùa, xây thêm một số lầu để
đưa tượng ra thờ cúng. Nhà chùa xây một số lầu để đưa tượng ra thờ cúng vì


21

sư thầy trụ trì chùa Yên Nội thấy là những tượng ấy xếp đặt trong tịa tam
bảo là khơng hợp lý và sẽ gây lộn xộn hệ thống tượng thờ, làm mất đi sự tôn
nghiêm của nơi thờ tự. Đa phần các tượng này đều là do các phật tử cúng
tiến vào chùa, hay là trong thời gian chùa không có trụ trì người dân đã tự ý
mang tượng vào chùa để. Sư thầy trụ trì chùa hiện nay khơng nỡ bỏ đi nên
đã cho xây các đơn nguyên kiến trúc khác để nhang khói.


22

Chương2

GIÁTRỊKIẾNTRÚCNGHỆTHUẬTCỦACHÙAYÊNNỘI

2.1.Giátrịkiếntrúc
2.1.1.Khônggiancảnhquan
2.1.1.1.Không gian
Trong việc xây dựng kiến trúc truyền thống, đặc biệt là đối với kiến
trúc thuộc loại hình tín ngưỡng- tơn giáo thì việc lựa chọn thế đất đẹp được
gọi là địa linh là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Theo quan niệm truyền
thống thì người ta tin rằng mảnh đất địa linh là mảnh đất mà nếu xây dựng di
tích ở đó người ta tin rằng cộng đồng đó có thể cầu viện được “nguồn sinh
lực vũ trụ” cho mọi mặt trong cuộc đời của họ. Vì vậy mà những mảnh đất
được gọi là đẹp của cộng đồng thì sẽ được ưu tiên vào việc xây dựng các
cơng trình kiến trúc thuộc loại hình tín ngưỡng- tơn giáo. Trong xây dựng
cơng trình kiến trúc truyền thống thì người ta luôn tuân theo thuyết phong
thuỷ và thuật âm dương. Đây là thuyết phù hợp với quan niệm của cư dân
nông nghiệp. Mảnh đất được coi là linh địa là nơi tụ phúc, tụ linh và mảnh
đất ấy phải cao hơn những mảnh đất xung quanh ( trừ những di tích nằm trên
đồi núi ).
Chùa Yên Nội được xây dựng trên mảnh đất có thế hình mai rùa,
cao ráo hơn xung quanh, nó đã đáp ứng được yêu cầu của thuật phong thuỷ.
Hơn thế nữa, trước mặt của chùa Yên Nội có một dịng sơng chảy qua. Đây
là yếu tố tụ thuỷ là tụ phúc. Cư dân nơng nghiệp thì tin rằng nếu di tích quay
ra nơi có tụ thuỷ, đặc biệt là một khúc sơng chảy thì dân làng ấy sẽ được
thần Phật phù trợ cho làm ăn phát đạt, thịnh vượng, dân làng bình an. Theo ý
kiến của nhà sư Pháp Loa (trong cuốn Tam Tổ thực lục) cho rằng mảnh đất


23

được chọn để xây dựng chùa thì phải đủ các yếu tố sau: không phải là nơi

rừng thiêng nước độc, không quá gần dân mà cũng không quá xa dân và phải
có cả 4 yếu tố nước, lửa, lương thực, rau. Chùa Yên Nội khởi nguyên đã
thỏa mãn các yếu tố trên. Khi có được một mảnh đất đẹp thì người Việt quan
tâm đến việc chọn hướng cho di tích.
Chùa Yên Nội được làm quay về hướng Nam. Hướng của di tích ứng
với hướng của thần Phật nghĩa là theo hướng nhìn của thần Phật, hướng nhìn
từ trong di tích nhìn ra. Hướng Nam là hướng rất đặc biệt, được người Việt
lựa chọn để xây dựng các cơng trình kiến trúc truyền thống, trong đó có
cơng trình kiến trúc tín ngưỡng- tôn giáo bởi các lý do sau: thứ nhất, hướng
Nam là hướng “ấm đông, mát hè” tức là về mùa đơng thì tránh được gió rét
phương Bắc, về mùa hè thì tránh được gió nóng từ phía Tây. Người Việt xưa
nay có câu: “Lấy vợ hiền hồ, làm nhà hướng Nam”. Theo quan niệm của
nhà Phật thì hướng Nam là hướng là hướng trong sáng, đồng nghĩa với
hướng của trí tuệ (hướng của bát nhã). Đạo Phật thì lấy trí tuệ để diệt trừ vơ
minh bởi vì vơ minh là nguồn gốc của tội ác. Theo quan niệm âm dương ngũ
hành thì hướng Nam là hướng mang dương tính, màu đỏ vì vậy nó gắn với
sự sống, gắn với điều may mắn, gắn với điều thiện, gắn với điều phúc.
Hướng Nam còn là hướng của đế vương, người xưa đã có câu: “Thánh nhân
Nam diện nhi thính thiên hạ” có nghĩa là thánh nhân quay mặt nhìn về
hướng Nam để nghe lời tâu bầy của thiên hạ. Đối với di tích chùa mà quay
về hướng Nam thì đức Phật, bồ tát nhìn về hướng Nam nghe lời cầu cứu của
chúng sinh mà dùng phép thuật của mình để cứu vớt chúng sinh.
Như vậy chùa Yên Nội với thế đất này đã đảm bảo được các yêu cầu
của thuật phong thuỷ, của thuyết âm dương ngũ hành, là mảnh đất tụ linh, tụ
phúc, là chỗ dựa tinh thần cho dân làng Yên Nội.


×