Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Tìm hiểu di tích đình kim ngân số 42 hàng bạc hoàn kiếm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 102 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI
KHOA DI SẢN VĂN HỐ

TĂNG HỒNG VÂN

TÌM HIỂU DI TÍCH ĐÌNH KIM NGÂN
SỐ 42 – HÀNG BẠC, HỒN KIẾM, HÀ NỘI

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH BẢO TÀNG HỌC
Mã số: 52320205

Giáo viên hướng dẫn: TS. PHẠM THỊ THU HƯƠNG

HÀ NỘI - 2012

1


MỤC LỤC

1. Tính cấp thiết của đề tài …………………………………….

1

2. Mục đích nghiên cứu ………………………………………..

3

3. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………….


3

4. Phạm vi nghiên cứu ………………………………………….

4

5. Phương pháp nghiên cứu …………………………………….

4

6. Bố cục khóa luận …………………………………………….

4

Chương 1. Đình Kim Ngân trong diễn trình lịch sử ……………….

6

1.1. Tổng quan về vùng đất, con người Thăng Long Hà Nội …..

6

1.2. Lịch sử ra đời, tồn tại của di tích đình Kim Ngân…………..

14

1.2.1. Niên đại khởi dựng ………………………………….

14


1.2.2. Quá trình tồn tại ……………………………………..

16

1.3. Vài nét về nghề kim hoàn và lịch sử vị thần được thờ ……

20

1.3.1. Vài nét về nghề kim hoàn …………………………..

20

1.3.2. Lịch sử vị thần được thờ ……………………………

25

Chương 2. Giá trị kiến trúc, nghệ thuật và lễ hội của đình Kim Ngân

32

2.1. Giá trị kiến trúc ………………………………………………

32

2.1.1. Không gian cảnh quan ……………………………..

32

2.1.2. Bố cục mặt bằng ……………………………………


34

2.1.3. Kết cấu kiến trúc ……………….……………………

35

2.2. Một số di vật tiêu biểu của đình Kim Ngân ………………..

40

2.3. Lễ hội đình Kim Ngân ……………………………………….

42

2


2.3.1. Thời gian diễn ra lễ hội …………………………….

42

2.3.2. Vông việc chuẩn bị cho lễ hội …………………….

42

2.3.3. Diễn trình lễ hội …………………………………...

44

Chương 3. Vấn đề bảo vệ, tôn tạo và khai thác giá trị di tích đình


47

Kim Ngân…………………………………………….....
3.1. Thực trạng di tích đình Kim Ngân…………………………

47

3.1.1. Thực trạng của kết cấu kiến trúc …………………

47

3.1.2. Thực trạng di vật ………………………………….

48

3.1.3. Thực trạng lễ hội ………………………………….

48

3.1.4. Ý thức của cộng đồng dân cư trong việc bảo tồn di tích

49

3.2. Vấn đề bảo vệ, tơn tạo di tích …………………………….

50

3.2.1. Vấn đề bảo vệ di tích ……………………………


50

3.2.2. Vấn đề tơn tạo di tích …………………………….

58

3.3. Khai thác và phát huy giá trị di tích ………………………

59

3.3.1. Tổ chức tham quan tại di tích ……………………

59

3.3.2. Giới thiệu về di tích trên các phương tiện thơng tin

60

đại chúng…………………………………………..
3.3.3. Viết sách, tờ gấp giới thiệu về di tích ……………

61

Kết luận……………………………………………………………...

62

Tài liệu tham khảo………………………………………………….

64


Phụ lục……………………………………………………………….

66

3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ trước cũng như bây giờ, khi nhớ về Hà Nội, nói về Hà Nội, ai ai
cũng đều nhận ra rằng đây là mảnh đất của tinh hoa, của văn minh thanh lịch.
Hà Nội, kể từ thời Thăng Long đến nay cũng đã nghìn năm tuổi, cả nghìn
năm thu hút nhân tài bách nghệ bốn phương, đồng thời giao lưu quốc tế. Với
vị thế là kinh thành, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn nhất nước, nên
Thăng Long – Hà Nội có nhiều điều kiện hơn các vùng khác để phát triển; và
vì thế, dường như lối sống, nếp sống, văn hố nơi đây cũng có điểm khác
biệt… Cũng ít có địa danh nào lưu lại được nhiều chứng tích lịch sử của đất
nước như ở Hà Nội. Nơi đây, mỗi địa danh, mỗi đường phố đều gắn với các
sự tích, chiến cơng của ơng cha ta. Những địa danh như Cổ Loa, Hoàn Kiếm,
Chương Dương, Ngọc Hồi, Đống Đa, Ba Đình... đều chứa đựng những dấu
ấn, những chặng đường lịch sử quan trọng thể hiện ý chí bất khuất và tài năng
của dân tộc Việt Nam qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước.
Trải qua biến động của thời gian và các cuộc chiến tranh, biết bao di
tích đã bị hủy hoại chỉ cịn lại dấu tích, nhiều di tích bị mối mọt hoặc mang
trên mình những thương tích của thời gian nhưng vẫn tồn tại như những cơng
trình bất tử trong lịng Thủ đơ u dấu, trong sự mến mộ của nhân dân. Có
những di tích đã bị đổ nát, biến dạng nhưng con người Hà Nội, những con
người u hịa bình, chuộng tự do và công lý, ham hiểu biết và học hỏi, trọng
đạo nghĩa và nhân ái, đã vực dậy được bao nhiêu di tích như biểu tượng cho

hịa bình, ổn định và phát triển truyền thống văn hóa của ơng cha, của dân tộc.
Các di tích lịch sử – văn hóa Hà Nội là chứng tích vơ giá của truyền thống
nghìn năm văn hiến của dân tộc Việt Nam, là viên ngọc quý, là cổ vật thiêng
liêng của Thăng Long - Đông Đơ - Hà Nội. Vậy nên, việc tìm hiểu, gìn giữ,
phục hồi, tôn tạo và khai thác giá trị những di sản đó cho thế hệ hơm nay và

4


các thế hệ mai sau chính là thể hiện lịng biết ơn của chúng ta, con cháu mai
sau đối với các bậc tiền nhân. Đồng thời, cũng là biểu hiện cụ thể lòng yêu
nước của thế hệ chúng ta bằng ý thức giữ gìn và vun đắp những truyền thống
tốt đẹp của cha ơng, lấy đó làm cội nguồn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Phố cổ Hà Nội - điểm du lịch có sức hút mạnh mẽ với du khách trong
và ngoài nước, nơi đây đã kết tinh những tinh hoa của một thời đại hun đúc
lên những cơng trình kiến trúc làm rạng ngời vẻ đẹp non sơng đất nước.Và
chính mối quan hệ khăng khít giữa di tích lịch sử - văn hóa với phố cổ đã
phần nào tạo nên những thế mạnh, tiềm lực và vận hội to lớn cho phố cổ Hà
Nội trong thiên niên kỷ mới này. Chính tại đây, tồn tại song song với những
ngơi “nhà ống” cổ kính là những ngơi đình, chùa, đền, miếu nằm trong nhiều
đường phố. Những cơng trình này không chỉ là nơi thờ tự - thể hiện đời sống
tâm linh của người Hà Nội, mà còn phản ánh nguồn gốc, lịch sử của cư dân
kinh thành Thăng Long (trong đó có một bộ phận đáng kể là từ nhiều nơi
khác về đây định cư và làm ăn, bn bán)…
Trong số những di tích nằm trong khu phố cổ Hà Nội có đình Kim
Ngân - một ngơi đình có quy mơ khiêm tốn nhưng những giá trị mà nó đang
lưu giữ thì lại có nhiều nét đặc sắc, nhất là chức năng của nó. Khơng như các
ngơi đình làng khác – là ngôi nhà chung của một cộng đồng cư dân, nơi thờ vị
thần chung của họ và là nơi diễn ra các sinh hoạt văn hoá của cộng đồng –
đình Kim Ngân có những chức năng khá đặc biệt nhưng lại phù hợp với nghề

nghiệp của những người dân đã góp cơng, góp của dựng đình - những người
thợ kim hoàn của làng Châu Khê (Hải Dương) lên lập nghiệp tại kinh đơ.
Việc tìm hiểu về đình Kim Ngân nói riêng và các ngơi đình trong kiến
trúc cổ truyền của người Việt thực sự là rất hữu ích và cần thiết. Bởi lẽ, thơng
qua việc tìm hiểu về ngơi đình giúp chúng ta có thể phần nào tiếp cận được ý
nghĩa, vai trị của đình làng trong đời sống, sinh hoạt văn hóa của cộng đồng
dân cư từ xa xưa. Đồng thời thơng qua đó, ta thấy được sự sáng tạo tài tình
5


của các nghệ nhân dân gian khi họ sáng tạo ra những cơng trình kiến trúc cổ
truyền cũng như sự hình thành của các làng nghề tại kinh thành Thăng Long.
Khi hiểu được những giá trị văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể chứa đựng
trong di tích thì ta càng nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn và
phát huy giá trị cho di tích đó.
Là một sinh viên được đào tạo trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa
dân tộc nên em có thể hiểu rõ tầm quan trọng, giá trị và ý nghĩa của các di sản
đó; đồng thời, nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân đối với cơng cuộc giữ
gìn và bảo tồn các giá trị đó và quan trọng hơn, đình Kim Ngân là một ngơi
đình trên chính q hương mình, để thơng qua đó có thể vận dụng những kiến
thức chuyên ngành đã tích lũy được vào thực tiễn, vận dụng và rèn luyện kỹ
năng nghiên cứu và viết bài.
Với những lý do nêu trên, em quyết định chọn đề tài: “Tìm hiểu di tích
đình Kim Ngân” (số 42 phố Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội) làm đề tài khóa
luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu về vùng đất, con người của kinh thành Thăng Long xưa –
thủ đơ Hà Nội ngày nay.
- Tìm hiểu quá trình hình thành, tồn tại và các giá trị của di tích đình
Kim Ngân.

- Trên cơ sở thực trạng của đình Kim Ngân, vận dụng hệ thống lý
thuyết đã học, bước đầu đề xuất một số ý kiến nhằm bảo tồn và phát huy giá
trị của di tích trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là di tích đình Kim Ngân (số 42 phố
Hàng Bạc, phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội).

6


4. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Nghiên cứu di tích đình Kim Ngân sau khi được phục
dựng lại (có đối chiếu, so sánh với ngơi đình trước kia qua các tư liệu thành
văn và tài liệu điều tra, khảo sát).
- Về khơng gian: Nghiên cứu di tích đình Kim Ngân trong khơng gian
lịch sử - văn hóa của khu phố cổ nói riêng và Hà Nội nói chung.
5. Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng phương pháp luận duy vật lịch sử, duy vật biện chứng trong
khi tìm hiểu quá trình hình thành và tồn tại của di tích.
- Phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp điền dã - phương
pháp quan trọng nhất đối với việc nghiên cứu di tích lịch sử - văn hóa.
- Ngồi ra, khóa luận còn sử dụng một số phương pháp khác như: thống
kê, so sánh, phân tích …
6. Bố cục khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
bố cục bài viết gồm 3 chương. Cụ thể như sau:
Chương 1: Đình Kim Ngân trong diễn trình lịch sử
Chương 2: Giá trị kiến trúc, nghệ thuật và lễ hội của đình Kim Ngân
Chương 3: Vấn đề bảo vệ, tơn tạo và khai thác giá trị di tích đình
Kim Ngân

Trong q trình tìm hiểu, nghiên cứu để hồn thiện bài viết, em đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ trong Ban quản lý di tích đình Kim
Ngân, sự quan tâm động viên của các thầy giáo, cơ giáo trong khoa Di sản
văn hóa và các bạn trong lớp. Nhân đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
cô giáo TS. Phạm Thu Hương đã quan tâm giúp đỡ và chỉ bảo tận tình về kiến

7


thức, chuyên môn; em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cơ chú trong Ban quản
lý di tích đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu để em có thể hồn thiện bài
viết này.
Do trình độ nhận thức và kiến thức chun mơn cịn nhiều hạn chế nên
bài viết chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Bởi vậy em rất mong
q thầy cơ đóng góp ý kiến để em có thể hồn thiện bào viết của mình.

8


Chương 1
ĐÌNH KIM NGÂN TRONG DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ
1.1. TỔNG QUAN VỀ VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI THĂNG LONG
HÀ NỘI

Dải đất nay là Hà Nội có dân cư từ nhiều ngàn năm trước, nhưng cái
tên gọi Hà Nội thì bắt đầu xuất hiện từ năm 1831, khi vua Minh Mạng đặt lại
tên cho Thăng Long là Hà Nội, với nghĩa là: thành phố nằm trong vịng bao
quanh của một con sơng giữa đồng bằng Bắc Bộ trù phú.
Hà Nội cổ thời Bắc thuộc nằm trong quận Giao Chỉ. Vùng Bắc Hà Nội
trên lưu vực sông Đuống, là đất huyện Tây Vu (do bộ lạc thời Hùng Vương

và Thục Phán An Dương Vương chuyển thành). Miền đất Hà Nội ở vùng tả
ngạn sông Hồng cho đến năm 271 nhà Ngô lập quận Vũ Bình với huyện
Phong Khê, Bình Dao. Nội thành và vùng ven đơ của Hà Nội hiện nay có
những làng quê thuộc huyện Tây Vu và Phong Khê thời thuộc Hán, huyện Vũ
An và Nam Định thời thuộc Ngô (thế kỷ III) và thuộc Tấn (thế kỷ IV). Cho
đến thế kỷ V, trung tâm Hà Nội ở bên bờ sông Tơ Lịch vẫn chưa có tầm quan
trọng đáng kể. Nhưng từ giữa thế kỷ V, từ vai trò là một làng, Hà Nội cổ đã
trở thành trung tâm một huyện được ghi chép lại với tên gọi Tống Bình (454 456). Nơi đây cịn ghi biết bao dấu tích văn hiến của mảnh đất từng là kinh
đô trong suốt ba thời kỳ phong kiến thịnh trị Lý, Trần, Lê.
Từ năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô ra thành Đại La, đổi gọi thành
này là kinh đô Thăng Long. Với tầm nhìn chiến lược, vị vua trẻ khi lên ngơi,
đã cảm thấy kinh đô Hoa Lư trong vùng núi non hiểm trở tuy dễ phịng thủ
nhưng khơng thể là kinh đô của một nước cường thịnh cả về quân sự lẫn kinh
tế. Người đã tìm được thành Đại La tức Hà Nội ngày nay, có thể hội tụ những
yêu cầu ấy. Trong “Chiếu dời đơ”, hình ảnh của một thành phố giàu đẹp hiện

9


lên vô cùng sinh động: "Thành Đại La ở giữa bờ cõi đất nước, có thế rồng
cuộn, hổ ngồi, bốn phía đơng, tây, nam, bắc tiện hình thế núi, sơng; sau,
trước, đất rộng, bằng phẳng, cao ráo, sáng sủa, dân cư khơng phải khổ vì ngập
lụt, mn vật phồn thịnh. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật
là nơi then chốt của bốn phương họp lại và cũng là nơi đô thành bậc nhất của
đế vương mn đời...".
Khi thuyền nhà vua đến Đại La, vua nhìn thấy một con rồng bay lên
trong đám mây, cho là điềm lành, bèn đặt tên là Thăng Long (nghĩa là: Rồng
bay lên). Câu chuyện lịch sử pha lẫn huyền thoại này cho thấy thành Thăng
Long được xây dựng ở một vị trí theo quan niệm phong thuỷ là lý tưởng cho
phát triển đơ thành vững mạnh, giàu có.

Sau hơn 1000 năm, Hà Nội ngày nay và Thăng Long xưa khác nhau
nhiều về địa lý, tự nhiên. Chỉ nói về phạm vi, thành Thăng Long xưa nằm
giữa sông Nhĩ Hà và Tơ Lịch, cịn Hà Nội (cũ) bây giờ bao gồm cả phần đất
rộng lớn ở bên ngồi hai con sơng. Trung tâm Thăng Long và trung tâm Hà
Nội không trùng nhau, nhưng những điểm ưu việt của điều kiện địa lý và tự
nhiên của Thăng Long vẫn tạo ra những thế mạnh cho Hà Nội mà hiếm đâu
sánh được.
Thứ nhất, thế đất bằng phẳng, cao ráo, nằm trên đồng bằng mầu mỡ,
khí hậu lại ấm áp. Hà Nội là vùng sinh thái tuyệt vời cho con người định
cư, phát triển.
Thứ hai, vị thế trung tâm của Hà Nội, lại nằm bên con sông lớn khiến
cho giao thông với các địa phương khác dễ dàng, thuận tiện. Từ xưa, Hà Nội
đã nổi tiếng là một trung tâm thương mại lớn: "Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì
Phố Hiến".
Thêm nữa, với cảnh sắc tươi đẹp và con người thanh lịch, Hà Nội là đề
tài cho thơ ca, nhạc, hoạ, tạo nên sức thu hút du khách bốn phương.

10


Và còn rất nhiều thế mạnh nữa do tự nhiên đem lại mà Hà Nội đã và sẽ
khai thác để xứng đáng là "nơi đô thành bậc nhất của đế vương mn đời"
như Lý Cơng Uẩn đã tiên đốn.
Hà Nội hôm nay đang phát triển cả bề dày, bề rộng, bề cao giữa vùng
trung tâm đồng bằng Bắc Bộ trên tọa độ địa lý 102o02’ – 105o44’ kinh đông
và 20o53’ – 21o23 vĩ bắc. Tọa độ nhỏ bé này đã chứa đựng trong lòng bề dày
ngàn năm lịch sử nền văn hiến Đại Việt với một số lượng dày đặc các di vật,
di tích và chứng tích.
Nếu như Hà Nội là trung tâm của cả nước Việt Nam thì quận Hồn
Kiếm lại là trung tâm của Thủ đơ Hà Nội, người xưa vẫn thường gọi là “Long

Đỗ” (rốn Rồng).
Quận Hoàn Kiếm nằm ở vị trí trung tâm của kinh thành Thăng Long
xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay. Quận Hoàn Kiếm bao gồm gần hết “36 phố
phường” của Thăng Long – Hà Nội. Toàn bộ quận vốn thuộc đất huyện Thọ
Xương, phủ Phụng Thiên cũ. Quận Hoàn Kiếm đã trải qua một quá trình hình
thành trong gần nửa thế kỷ bắt đầu ngay từ những ngày đầu của Cách mạng
tháng Tám 1945.
Một tháng sau khi có sắc luật của Chính quyền cách mạng, quy định
việc thiết lập các đơn vị hành chính cấp cơ sở ở nội thành Hà Nội là khu phố
và ở ngoại thành là xã thì ngày 21-12-1945 người Hà Nội lần đầu tiên được
chứng kiện việc xuất hiện địa danh hành chính khu phố Hồn Kiếm, giữa 17
tên khu phố đương thời: Trúc Bạch, Đồng Xn, Đơng Kinh Nghĩa Thục, Văn
Miếu, Qn Sứ, Bạch Mai...
Hồn Kiếm khi ấy với tư cách là khu phố chỉ khoanh lại một vùng đất
đai cư dân đô thị nhỏ hơn nhiều so với quận Hồn Kiếm bây giờ. Vì thế trong
thời gian 60 ngày đêm khói lửa của Hà Nội, mở đầu cho cuộc kháng chiến 9
năm trường kỳ của dân tộc Việt Nam, khu phố Hoàn Kiếm chỉ là một bộ phận

11


của Liên khu I anh hùng “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, để hơn 3 năm
sau ngày giải phóng Thủ đô (10-10-1954), khi tái lập những đơn vị khu phố
cho Thủ đơ thì vào tháng 3-1958, Hồn Kiếm đã trở thành một khu phố bề thế
hơn, giữa 12 khu phố Hà Nội thời gian đó mang các tên: Hàng Cỏ, Hàng
Bông, Cửa Đông, Hàng Đào, Trúc Bạch, Văn Miếu... và để cho đến sau năm
1959 lại càng rộng lớn hơn nữa khi nội thành Hà Nội rút xuống chỉ cịn 8 khu
phố: Hồn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Đồng Xuân, Hàng Cỏ,
Trúc Bạch, Bạch Mai.
Những năm 1974 – 1978 có thể coi là thời điểm của những sắp xếp

quan trọng để ổn định và hình thành một Hoàn Kiếm với tư cách là một quận
trung tâm của Thủ đơ như ngày nay:
Tháng 12-1974: Khu Hồn Kiếm gồm 46 tiểu khu
Tháng 12-1978: Khu Hồn Kiếm có 18 tiểu khu
Bởi vì dù là khu hay khu phố, dù gồm 46 hay 18 tiểu khu Hoàn Kiếm
vẫn là một đơn vị hành chính ổn định quanh hồ Hồn Kiếm cho đến tháng 61981 chỉ đổi gọi khu (khu phố) thành quận và tiểu khu thành phường thì một
quận Hồn Kiếm với 18 phường như đang thời bây giờ đã thành hình. Theo
số liệu thống kê tháng 4/2009, quận Hồn Kiếm có diện tích 4,5km² với số
dân khoảng 173.000 người.
Trải qua nhiều biến động của đất nước nói chung và Hà Nội nói riêng,
cái tên Hồn Kiếm cũng như địa giới thay đổi nhiều lần để rồi hơm nay Hồn
Kiếm trở thành một trong 7 quận nội thành tụ hội đầy đủ cái chất xưa và nay,
được mệnh danh là trái tim của Thủ đô.
Theo thống kê, hiện nay quận Hồn Kiếm có 18 phường, trong đó có
12 phường bao trùm toàn bộ khu phố cổ Hà Nội- nơi xưa kia vẫn thường
được gọi là “36 phố phường của Đông Kinh thời Lê và xa hơn là 61 phường
Thăng Long thời Trần”, là nơi hội tụ tài khéo của trăm vùng, nơi có những

12


ngành nghề thủ công với tay nghề giỏi nổi tiếng, cùng những tài năng, sức
sáng tạo phong phú đã góp phần không nhỏ để đưa mảnh đất Thăng Long –
Hà Nội trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất và tiêu biểu của dân tộc.
Từ xưa đến nay, người Thăng Long hay người Hà Thành vốn lịch thiệp,
tao nhã, sành mặc, có hàng mỹ nghệ tinh xảo, phong phú, nơi bn bán sầm
uất “trong thành ngồi thị”. Trong là hồng thành, ngoài bốn cửa thành là
“chợ”. To nhất là chợ (cửa) Đông, chợ (cửa) Tây, chợ (cửa) Nam. Chợ cửa
Tây nay là chợ Ngọc Hà. Chợ Cửa Nam trên đại thể vẫn ở vị trí cũ. Chợ Đơng
xưa ở Hàng Buồm. Có lẽ bao gồm cả chợ Cầu Đơng, phía dưới chiếc cầu bắc

qua sông Tô, chỗ tiếp giáp phố Hàng Đường, phố Ngõ Gạch hiện nay. Ngồi
chợ cịn có phường phố là khu dân sự. “Phường không chỉ là tổ chức xã hội
của phường thủ công, mà ở đây có thể là một đơn vị hành chính cấp cơ sở của
Kinh thành…. Quy hoạch thành thị trung cổ - Đông cũng như Tây - đều dựa
theo nguyên tắc chia thành phố thành từng ô như bàn cờ, cho nên chữ phường
theo nguyên nghĩa là một khu đất vuông, trên khu đất đó thường tập trung
những thợ thủ cơng cùng một nghề và cùng một quê” ( trích trong sách “Hà
Nội nghìn xưa” - tác giả Trần Quốc Vượng và Vũ Tuấn Sán, tr.153). Hàng
Bạc cũng là một trong những phường phố cổ nằm trong “quy hoạch” thành thị
như vậy.
Không chỉ là trung tâm kinh tế, chính trị, Hà Nội cịn là địa phương có
số lượng di tích lịch sử- văn hóa lớn nhất trong cả nước mà khu phố cổ Hà
Nội là nơi tập trung cao nhất mật độ các cơng trình kiến trúc tơn giáo- tín
ngưỡng truyền thống của Hà Nội. Trên diện tích khu phố xấp xỉ 100ha có tới
19 ngơi đình, 7 ngơi chùa và 32 ngơi đền, trong đó có một số cơng trình vừa
kết hợp là đình – chùa hoặc đình - đền hay chùa - đền hoặc bố cục trên cùng
một khuôn viên đình - đền – chùa...

13


Như vậy, cái hấp dẫn của khu phố cổ Hà Nội chính là ở những đặc
trưng trên, ở cái tổng thể do người xưa đã sắp đặt thành một cơ thể đơ thị
sống động, khăng khít, gắn bó, kề tựa nhau và tồn tại sinh sôi...
Đặc trưng của phố cổ Hà Nội đã làm tăng lên một góc Hà Nội và những
đặc trưng này đã gợi cho ta tìm về một tên phố gắn liền với sự có mặt của
đình Kim Ngân ở số 42 phố Hàng Bạc, phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm,
thành phố Hà Nội.
Phố Hàng Bạc đã được hình thành từ thế kỷ 18. Đời Hậu Lê chỗ này là
đất thuộc giáp Nỗ Hạ phường Đông Các, đến nửa đầu thế kỷ 19 là đất các

thôn Đông Thọ và Dũng Hãn, thuộc tổng Hữu Túc; sang giữa thế kỷ 19 thì hai
thơn sát nhập với nhau làm một gọi thôn Dũng Thọ, thuộc tổng Đông Thọ.
Con phố này dài không tới ba trăm mét, nhưng phân rõ làm hai đoạn:
Đoạn đầu từ ngã ba phố Mã Mây và ngã ba Hàng Bè đến ngã tư Tạ
Hiện - Định Liệt (thời Pháp là Géraud - Ol’Endhal). Khúc này đa số những
nhà là nhà cổ, nhà nào có gác thì là gác “chồng diêm”, tức là nhà thấp, gác
xép, cửa sổ nhỏ trông xuống đường; nhiều nhà kiến trúc theo lối ta xưa còn
tồn tại; lác đác xen lẫn những nhà được cải tạo lại theo kiểu mới hơn; có nhà
được xây hẳn lại mới, cao ráo, có gác.
Dân ở đoạn đầu phía đơng Hàng Bạc một phần là người bản địa, một số
làm nghề bán hàng cơm chứa trọ (họ ở lan cả sang đầu phố Mã Mây và ngõ
Phất Lộc), vì chỗ đó ngày xưa giáp bến sông, thuyền mành cập bến dỡ hoặc
ăn hàng, chủ mành ở lại lâu phải có chỗ trọ và một phần dân phố là người
làng Châu Khê (huyện Bình Giang - Hải Dương) ra Thăng Long làm nghề
đúc bạc và đổi tiền.
Phố Hàng Bạc không chỉ là nơi làm nghề đúc bạc hay đổi tiền mà còn
là nơi định cư của những người làm nghề kim hoàn.

14


Nghề đúc bạc ở đây do Lưu Xuân Tín, người làng Châu Khê, làm
Thượng thư Bộ Lại triều Lê Thánh Tơng (1460-1497) được nhà vua cho phép
mở lị đúc bạc thành nén cho triều đình nên ơng đem người trong họ hàng và
nguời làng ra Thăng Long mở phường đúc bạc. Đây là một đặc ân và đặc
quyền của dân Châu Khê. Người dân Châu Khê lên Thăng Long làm nghề đúc
bạc ngày càng đông, từ nghề đúc bạc nén tiến tới đổi bạc, đổi tiền, làm nghề
vàng bạc và làm nghề mỹ nghệ kim hoàn thành phường hội rồi trở nên phố
Hàng Bạc ngày nayTrường/Tràng đúc ở số nhà 58 Hàng Bạc. Có hai nơi là
chỗ tiếp các quan trên đến giao bạc để đúc và nhận bạc nén, đó là Trương

Đình (Đình Trên) nay là số nhà 50 Hàng Bạc và Kim Ngân đình (Đình Dưới)
ở số nhà 42.
Người Châu Khê làm nghề đúc bạc và kiêm cả nghề đổi tiền. Đoạn phố
này ở gần bến sông, tiện cho thuyền bè xuôi ngược buôn bán; họ đổi tiền kẽm
lấy bạc nén bạc vụn tiện mang đi xa, nhất là những lái buôn đem vốn đi cất
hàng, hoặc đổi bạc nén lấy đồng tiền kẽm cho những người đi mua vặt.
Đầu đời Nguyễn, trường đúc bạc bị giải thể, việc đúc bạc nén triều đình
giao cho trường đúc Huế; Hàng Bạc vẫn còn giữ nghề đổi bạc. Đến khi người
Pháp chiếm Hà Nội, theo nghề nghiệp từng phường, đã gọi phố này là Rue
des Changeurs (Phố những người đổi bạc).
Hocquard đã tả lại phố Người đổi bạc như sau: “Phố đó là một trong số
những phố đẹp của Hà Nội. Những người đổi bạc ngồi xếp bằng tròn trên sập
trong cửa hàng, trước mặt là những chồng xâu tiền kẽm và đồng; và một chiếc
rương nhỏ. Họ là những người thợ đúc bạc”.
Đoạn phố từ ngã tư Tạ Hiện - Đinh Liệt (Géraud - Od’Endhal) đến ngã
tư Hàng Đào - Hàng Bồ là nơi tập trung của người dân làng Định Cơng (làng
Định Cơng Thượng, huyện Thanh Trì) di cư ra Thăng Long làm nghề vàng
bạc. Họ là những thợ kim hoàn chuyên làm những đồ nữ trang như : khuyên

15


vàng, xà tích bạc, vịng xuyến, hoa, hột bằng vàng, khánh, vòng bạc cho trẻ
con. Những người nhiều vốn vừa làm hàng, vừa mua, vừa bán các đồ vàng
bạc. Người khơng có vốn nhận làm th lấy tiền cơng.
Cịn nghề kim hồn lại do người làng Định Cơng – Hà Nội và Đồng
Sâm – Thái Bình đem đến.
Người làng Định Công tới Thăng Long muộn hơn người dân Châu
Khê, nên họ ở quãng cuối phố Hàng Bạc và ở lan sang cả phố Hàng Đào, đầu
phố Hàng Bồ. Cùng với người làng Định Cơng cịn có người làng Đồng Sâm

(huyện Kiến Xương – Thái Bình). Nghề này bao gồm ba nghề khác nhau:
“Nghề chạm”, tức là chạm trổ những hình vẽ, hoa văn trên các đồ vật trang
sức hay đồ dùng khác nhau bằng vàng bạc; “nghề đậu” tức là kéo vàng bạc đã
nung chảy thành những sợi chỉ rồi chun thành những hình hoa lá, chim
mng gắn vào những đồ trang sức; “nghề trơn” tức là làm những đồ vàng
bạc khơng cần chạm trổ, chỉ “cườm” cho nhẵn bóng, trơn tru.
Thợ kim hồn là người làng Định Cơng Thượng, nay thuộc phường
Định Cơng, quận Hồng Mai, Hà Nội. Tương truyền, vào đời Lý Nam Đế (thế
kỷ thứ VI) có ba anh em người làng này là Trần Điền, Trần Điện và Trần Hịa
học được nghề kim hồn về dạy cho dân làng.
Nếu người Định Công thạo các “hàng đậu”, “hàng trơn” thì người
Đồng Sâm chuyên về “hàng chạm”. Các đồ dùng bằng bạc như : hộp trầu, hộp
thuốc, khay chén bạc, bát đĩa bạc đều được những người thợ thủ công xuất
thân từ làng Đồng Sâm chạm một cách tinh xảo.
Trong cuốn “Làng nghề phố nghề Thăng Long Hà Nội”, GS. Trần Quốc
Vượng - TS. Đỗ Thị Hảo có ghi lại như sau: “….dân làng Định Công vốn ở sát
Kinh thành Thăng Long, rủ nhau ra phường Đông Các, nay là phố Hàng Bạc để
hành nghề. Lúc bấy giờ, phố Hàng Bạc cũng là nơi tụ hội của thợ bạc Đồng
Sâm (Thái Bình) và thợ bạc Châu Khê (Hải Hưng). Thợ Kim Hồn Định Cơng

16


đến đây, ai có vốn thì mở cửa hiệu bán đồ vàng bạc cho những nhà quyền q,
giàu có, khơng có vốn thì đi làm th cho các cửa hàng…”.
Người làng Định Công ưa ở quây quần với nhau, quan hệ sinh hoạt và
nghề nghiệp mật thiết, che chở cho nhau, nên nếu khơng phải là người cùng
làng thì khó mà len vào lập nghiệp ở đoạn phố Hàng Bạc này.
1.2. LỊCH SỬ RA ĐỜI, TỒN TẠI CỦA DI TÍCH ĐÌNH KIM NGÂN


1.2.1. Niên đại khởi dựng
Đình Kim Ngân là tên gọi chính thức hiện này, cịn vốn xưa kia, đình
có tên là “Kim Ngân đình thị”, nghĩa là “Chợ đình Kim Ngân”. Tên gọi này
đã tạo nên sự khác biệt của đình Kim Ngân với các ngơi đình làng khác.
Ngồi chức năng vốn có của một ngơi đình làng: là nơi thờ vị thần
chung của làng, nơi sinh hoạt chung, đình Kim Ngân cịn có những chức năng
riêng biệt, mà tên gọi xưa của nó đã phần nào đề cập tới: khơng chỉ là một
ngơi đình mà đây cịn là nơi trao đổi - giống như chức năng của chợ. Lý do
của sự ra đời chợ đình này là bởi, trước kia, khi xã hội chưa sử dụng tiền giấy
mà tiêu bằng tiền đồng, tiền kẽm hay bạc vụn, bạc nén. Vì thế, khi cần chi
một khoản tiền lớn mà dùng tiền hay bạc vụn thì cồng kềnh, ngược lại khi tiêu
dùng nhỏ mà trong tay chỉ có bạc nén thì cũng phiền. Cho nên người tiêu
dùng đến Đình mà đổi. Mức giá chính thức được quy định tại Đình. Đến cả
sau này, vào thời Nguyễn và cả thời Pháp thuộc, tiền vẫn đều đổi tại Đình.
Như vậy, có thể thấy, đình Kim Ngân trước kia cịn có chức năng tương tự
như một ngân hàng thời nay, nơi đổi tiền và niêm yết tỷ giá chính thức.
Đình Kim Ngân được khởi dựng từ khi nào hiện nay chưa rõ. Khảo sát
thực tế về di tích cũng như qua nghiên cứu các nguồn tư liệu của di tích cịn
bảo lưu được cũng như trong sách sử, khơng thấy có tài liệu nào nói tới năm
bắt đầu xây dựng đình, nhưng có thể khẳng định, khơng lâu sau thời điểm
Thượng thư Bộ Lại Lưu Xn Tín (được vua Lê Thánh Tơng (1460 – 1497)

17


cho phép lập xưởng đúc bạc nén ở Kinh thành nên ơng đã về q là làng Châu
Khê, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Hưng) tuyển người ra làm nghề, một cơng
trình đã được người dân Châu Khê ở Thăng Long dựng lên để thờ Thành
hồng của làng mình, tức là vào khoảng thế kỷ XV. Cơng trình này là đình
hay đền đến nay ta khó có thể khẳng định, nhưng theo cảm nhận, có lẽ đó là

một ngơi đền thì có tính thuyết phục hơn; bởi theo các nhà nghiên cứu, ngơi
đình làng sớm nhất hiện biết ở Việt Nam là có niên đại vào nửa đầu thế kỷ
XVI – đình Thuỵ Phiêu. Hơn nữa, ở giai đoạn đầu này, chắc chắn cơng trình
này chưa nảy sinh chức năng đặc biệt – nơi đổi bạc và niêm yết mức giá chính
thức mà mới chỉ đơn thuần là nơi thờ thành hồng của những người thợ
chun đúc bạc cho triều đình. Tư liệu đề cập đến ngơi đình sớm nhất là bản
tư liệu văn khế được lập năm Minh Mệnh 6 (1825), hiện cịn lưu giữ ở di tích
cho biết, vào năm Gia Long 15 (1816), dân làng đã mua đất để mở rộng đình.
Dựa theo nguồn tư liệu này, có thể đi đến nhận định ban đầu: từ ngôi đền ban
đầu, qua quá trình tồn tại, đã trở thành đình, có lẽ vào thế kỷ XVIII, để đến
đầu thế kỷ XIX, đình Kim Ngân được mở rộng, do nhu cầu của người dân
làng Châu Khê ở kinh thành Thăng Long. Khi đó, để có nơi thu nguyên liệu,
giao thành phẩm, nơi giao dịch buôn bán, nơi dạy nghề, nơi hội họp, nơi thờ
phụng Thành hồng Làng của mình là Phạm Sỹ (rồi sau đó chuyển thành ơng
Tổ Bách Nghệ là Hiên Viên) và để tỏ lòng biết ơn những ai đã giúp dân làng
Châu Khê làm ăn sinh sống tại Kinh thành, trong đó có ơng Lưu Xn Tín; vì
thế, có một thời kỳ đình Kim Ngân cịn thờ ơng Lưu Xn Tín.
Cịn theo nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, “đình Kim Ngân có từ
cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI”. Ông nêu rõ, “vào thời vua Lê Thánh Tơng
(1460-1497), ơng Lưu Xn Tín, người làng Châu Khê, xã Thúc Kháng,
huyện Bình Giang (Hải Dương), là Thượng thư bộ Lại được triều đình trao
trọng sách lập xưởng đúc bạc nén tại Kinh thành. Bạc nén khi ấy là một loại
tiền tệ lưu hành trên thị trường. Ông về Châu Khê mang người làng lên

18


phường Đông Các lập xưởng đúc bạc. Người Châu Khê lên Thăng Long làm
nghề đúc bạc ngày càng đông, trai đinh 5 giáp ở làng quê đều có mặt ở
phường Đông Các quê mới. Từ nghề đúc bạc nén, tiến tới nghề làm đồ trang

sức bằng vàng, bạc, xưa gọi là nghề kim hồn”.
1.2.2. Q trình tồn tại
Có thể đốn định đình Kim Ngân hình thành từ cuối thế kỷ XVIII, giai
đoạn đầu của một phường hội trong Kinh thành chuyên nghề làm, mua bán
tiền bạc. Lúc ban đầu, có lẽ đình Kim Ngân có quy mơ nhỏ bé, chưa bề thế.
Đến năm Gia Long thứ 14 (1816), những người đại diện dân làng Châu Khê
tại phố, thuộc các họ đã hội họp nhau lại, cử ra các cụ đại diện cho họ tộc
mình đứng ra thay mặt dân phố để mua thêm đất mở rộng. Số tiền mua là
1900 quan tiền đồng (còn văn tự mua bán lúc bấy giờ). Các cụ mướn thợ làm
đình nổi tiếng ở Hải Dương là thợ làng Cúc Bồ ra Kinh thành dựng lại đình,
làm hậu đình, sân đình và nghi mơn.
Trải qua khoảng mấy trăm năm tồn tại cho đến ngày nay, đình Kim
Ngân đã được cộng đồng người làng Châu Khê tại Hàng Bạc cũng như nhân
dân khu phố cổ đóng góp cơng sức cũng như của cải vật chất để bảo vệ ngơi
đình này. Di tích đình Kim Ngân từ khi được tạo dựng đến nay đã trải qua
nhiều lần trùng tu, sửa chữa. Theo các tài liệu văn bia cổ của di tích cịn ghi
lại thì:
Lần thứ nhất đình được sửa chữa vào tháng 8 năm Tự Đức thứ 30
(1877) và Bia có tiêu đề: “Hậu vị bi ký” – có nghĩa là: “Bia gửi hậu”. Nội
dung văn bia có đoạn được ghi lại như sau: “Tất cả các quan viên thượng thọ
trên dưới cùng trùm trưởng của đình Kim Ngân, thôn Dũng Thọ, tổng Đông
Thọ, huyện Thọ xương, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội lập bia ghi lại nguồn gốc
của đình. Cơng đức của mọi người từ xưa đến nay cũng đã nhiều, nhưng nay
do mưa vùi, gió dập thật đáng tiếc thay. Đình này mà tu sửa phí tổn sẽ rất lớn,

19


mà qun góp cũng sẽ rộng. Nay có ơng Đỗ Huy Phổ và vợ là Vũ Thị Hiên ở
trong phố, thuận xuất tiền của gia đình mình là 221 quan tiền kẽm để giúp vào

tiền cơng xá tu sửa đình. Thiết nghĩ người có đức tất phải báo đáp, đó là nghĩa
thơng thường, mà có cơng tất báo đền, đó là lý thường tình của trời đất…”
Lần thứ hai được ghi trong tấm bia đề ngày 27 tháng 5 năm Thành Thái
thứ 4 (1892). Bia có tiêu đề “Hậu vị bi ký” - nghĩa là “Bia hậu vị”. Nội dung
được ghi lại như sau: “Đình Kim Ngân ở thơn Dũng Thọ, tổng Đơng Thọ,
huyện Thọ Xương, phủ Hồi Đức, tỉnh Hà Nội, được các quan viên trên dưới
và trùm lệnh trưởng địa phương bàn bạc, tu sửa chi phí rất lớn mà chưa xong.
Nay có người trong phố là Vũ Thị Hiên có lời trình với bản phố xin xuất tiền
của gia đình mình là 55 đồng, giúp vào việc cơng xá sửa đình. Phố ta nghĩ
rằng người có cơng tất phải đền, người có đức tất phải báo, nên để cho cha
mẹ, con trưởng, dâu trưởng, con trai của bà được phối hưởng giỗ chính…”
Ngày 1/3/1893, Sở cơng chính Thành phố Hà Nội đo đạc lại toàn bộ
mặt bằng đình Kim Ngân được 560 m2. Bên đạc số 18 ghi rõ Section A – n0
360 – Propriété pagode de Đình thị appartenant à la Société des changeurs.
Nhà 1 tầng 319 m2
Nhà tranh
Sân

9 m2
232 m2

Lần thứ ba đình được sửa chữa và ghi trong tấm bia đá, đề ngày 27 tháng
5 năm Thành Thái thứ 4 (1902). Nội dung như sau: “Các quan viên thượng thọ
trên dưới, cùng với trùm lệnh trưởng trên dưới lập bia này tại đình Kim Ngân,
thôn Dũng Thọ, tổng Đông Thọ, huyện Thọ Xương, phủ Hồi Đức, tỉnh Hà
Nội để ghi việc chi phí tu sửa đình. Các dịng họ Vũ Trịnh có lời thưa với đình
xin xuất tiền của nhà mình vào việc cơng thợ. Thiết nghĩ có tấm lịng tốt như
vậy, há khơng cảm động sao! Phố ta bèn cùng nhau thỏa thuận cho hai vị trong
dịng họ này được hưởng giỗ chính và ba vị được phối hưởng”.


20


Lần tu sửa thứ tư được ghi trong tấm bia đá có tiêu đề “Phạm Đỗ hậu bi
ký”, có nghĩa là “Bia gửi giỗ của dòng họ Phạm và dòng họ Đỗ”. Bia được
tạo tác vào ngày tốt mùa hạ năm Duy Tân thứ 2 (1908) với nội dung: “…Việc
tu sửa đình nhu phí rất lớn, nên có bà Mỹ cơ thưa với đình xin gửi giỗ cho vợ
chồng bà tự xuất tiền của là năm mươi đồng cùng nhuận bút. Phố ta thuận hứa
khi cịn sống thì kính biếu hai lễ xn thu. Ơng bà lại có lịng tốt biếu thêm
tám mươi đồng giúp vào tiền công thợ (sửa đình)…”.
Lần thứ năm đình được sửa chữa có ghi vào tấm bia với tiêu đề:
“Hoàng tộc ký kỵ bi ký” – nghĩa là “Bia gửi giỗ của dịng họ Hồng”. Bia tạo
tác vào tháng 2 năm Quý Hợi, Khải Định thứ 8 (1923). Nội dung văn bia ghi:
“… Có bà Hoàng Thị Châu, người trong phố… xin xuất tiền của nhà mình là
60 đồng giúp vào việc cơng thợ (sửa đình)…”.
Từ năm 1890 đến năm 1952, đình Kim Ngân chỉ cịn làm nơi hội họp
lớn và giỗ lễ chính vào dịp xuân tế (từ 1 – 12/2), Thu Tế (từ 1 – 12/8 âm lịch).
Ngồi ra cịn dùng vào nơi truyền dạy nghề nghiệp vàng bạc. Những lần hội
họp lớn như vậy dân phố cắt phiên nhau lo việc hậu cần. Mọi người từ trưởng
thành đến ơng lão đều đóng góp cho việc ăn uống vui hội tại đình. Họ thể hiện
sự ân tình với Tổ tiên và Tổ sư nghề nghiệp. Trong hội đình có nhiều trị vui,
thơ ca, hò vè. Họ hát những bài ca biết ơn những người đã có cơng có của
giúp dân lập nghiệp, giúp Đình tu bổ hàng năm được khang trang đẹp đẽ.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, đình Kim Ngân cịn là nơi dạy chữ
quốc ngữ, xóa nạn mù chữ, chống đói, mở hội Tuần lễ vàng đầu tiên của
Thành phố. Trước ngày tồn quốc kháng chiến, đình Kim Ngân là nơi dạy y
tế cứu thương, huấn luyện quân sự cho tự vệ khu Đông Kinh Nghĩa Thục, nơi
tập trung bộ đội thành trước khi rút khỏi thủ đơ. Năm 1952, đình Kim Ngân
được tu bổ từ trong Đình đến cửa Đình. Những người dân có tâm đóng góp
cơng của, đều được ghi danh trên tấm bia cơng đức hiện cịn ở nghi môn.


21


Sau năm 1954 và đặc biệt là đợt lũ năm 1972, các hộ dân khơng có nơi
ăn, ở nên đã kéo đến nương nhờ cửa đình, số lượng lên đến 25 hộ dân với 83
nhân khẩu. Mỗi gia đình chiếm một chỗ nên khu vực thờ cúng bị thu hẹp lại.
Ngơi đình ở trong tình trạng hư hại nặng.
Do hồn cảnh lịch sử để lại, khn viên đình bị xây tường ngăn chia cắt
thành nhiều căn phòng nhỏ của các hộ dân, lấn chiếm cả vào hậu cung. Phía
ngồi bái đường ngăn làm thư viện của phường Hàng Bạc. Hàng chục gia
đình và cơ quan địa phương chen chúc sống và làm việc trong đình, chỉ chừa
một ngõ hẹp rộng 60 - 70 cm đi thẳng vào chính giữa hậu cung, nơi đặt đồ thờ
tự và tượng pháp. Tại đình Kim Ngân đồ thờ tự còn tương đối đầy đủ. Xét về
mặt kiến trúc, ngơi đình chưa bị thay đổi kết cấu cũ. Hệ thống mái, cột đình
và các kết cấu kiến trúc sẽ được lộ ra sau khi tháo dỡ toàn bộ những bức
tường xây ngăn che của các hộ riêng lẻ.
Tháng 7 năm 2001, đình được sửa chữa nhỏ ở phần mái nhà của tòa
ống muống.
Nhận thức được rằng, một ngơi đình cổ kính hàng trăm năm tuổi có giá
trị văn hóa gắn với làng nghề của dân tộc như đình Kim Ngân khơng thể để
mai một, cần sớm được bảo tồn và trùng tu mang lại dáng vẻ xưa, UBND
Thành phố Hà Nội đã giao cho UBND quận Hồn Kiếm tiến hành lập dự án
tu bổ, tơn tạo và Ban quản lý phố cổ Hà Nội được ủy quyền làm chủ đầu tư dự
án. Đến năm 2004 - 2005, Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội phối hợp với các
chuyên gia Việt Nam và Pháp nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu, đánh giá thực
trạng cũng như xác định các giá trị văn hố về kiến trúc, tín ngưỡng… của
ngơi đình để tìm ra phương án trùng tu, phục hồi nguyên trạng để đạt hiệu quả
cao nhất. Với một áp lực về tiến độ, được sự chỉ đạo của UBND thành phố,
UBND quận, UBND phường Hàng Bạc phối hợp Ban Quản lý phố cố Hà Nội

khẩn trương vận động nhân dân, giải phóng mặt bằng bắt đầu từ tháng 2/2009.
Đến nay, mặt bằng khu vực đình đã được trả lại nguyên vẹn.
22


Gần đây nhất, năm 2010, thành phố Hà Nội đã trùng tu cơng trình lịch
sử này với sự giúp đỡ của thành phố Toulouse - Cộng hịa Pháp.
Ơng Phạm Tuấn Long – Phó Trưởng Ban quản lý phố cổ, phụ trách dự
án cho biết: “Dự án tu bổ, tôn tạo đình Kim Ngân có sự hợp tác với các
chun gia Thành phố Toulouse (Pháp) giúp cho việc bảo tồn nhằm duy trì
nơi thờ tự, giới thiệu nghề truyền thống kim hoàn, với tổng giá trị dự án là 37
tỷ đồng, trong đó dành trên 19 tỷ đồng cho cơng tác giải phóng mặt bằng".
Có thể nói, việc giải phóng mặt bằng tại đình Kim Ngân có tiến độ
nhanh nhất từ trước đến nay trên địa bàn phố cổ Hà Nội, đó là một bài học
thành cơng về sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự quan tâm hỗ
trợ của các cấp, các ngành từ thành phố đến quận.
Lễ khánh thành Đình Kim Ngân và Ngày hội Nghề kim hoàn năm 2011
diễn ra vào ngày 26/3 là một hoạt động văn hố có ý nghĩa thiết thực, nhằm
mục đích tơn vinh các giá trị di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của khu Phố
cổ Hà Nội, đồng thời góp phần tuyên truyền, giới thiệu và quảng bá cho du
khách về phong tục, tập quán, nét văn hố tín ngưỡng phong phú, qua đó nâng
cao nhận thức của người dân trong việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn
hố truyền thống vốn có của người Hà Nội.
1.3. VÀI NÉT VỀ NGHỀ KIM HOÀN VÀ LỊCH SỬ VỊ THẦN
ĐƯỢC THỜ

1.3.1. Vài nét về nghề kim hồn
Theo truyền tụng thì tổ nghề kim hồn là ba anh em họ Trần, người ở
Định Công. Lớn lên thời buổi loạn lạc, anh em mỗi người mỗi ngả kiếm kế
sinh nhai. Không hẹn, mà cả ba người đều theo học được nghề vàng bạc của

thiên hạ, và cùng luôn thương nhớ quê nhà, nên đã tìm đường trở về quê
hương, cùng nhau khởi lên nghề làm đồ vàng bạc gọi là nghề “kim hồn”
(vịng vàng). Ba anh em đã dạy cho dân làng Định Cơng nghề kim hồn, từ đó

23


thành nghề truyền đời của thợ kim hoàn ở làng Định Công, và người ta coi ba
ông họ Trần là tổ nghề.
Thực chất, ba anh em họ Trần chỉ là hậu tổ sư của nghề vàng bạc. Từ
xa xưa, nghề vàng bạc đã xuất hiện ở nước ta. Một số thư tịch cổ cho biết: từ
thời Thái thú Sĩ Nhiếp (187 - 226) đã đưa về Trung Quốc nhiều cống phẩm là
những đồ vàng bạc của Giao Châu (nước Việt). Sách Đại Việt sử ký tồn thư
cũng có ghi việc vua Lê Đại Hành sai thợ khéo trong nước làm những đồ
vàng bạc tinh xảo để làm cống phẩm cho phương Bắc... Vậy là nghề vàng bạc
ở nước Việt ta đã có hơn ngàn năm lịch sử. Khơng chỉ có thợ kim hồn nổi
tiếng ở Định Cơng, mà thợ kim hồn ở Hưng n, ở Thái Bình cũng đã nổi
danh từ xưa. Và, chính những người thợ kim hồn ở tất cả các nơi đó đã tụ
hội về Thăng Long, mang theo nghề truyền thống của mình, góp phần tạo nên
sự phát triển thịnh vượng, phong phú của 36 phố phường xưa.
Trong cuốn “Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX”, tác giả Nguyễn Văn Uẩn có
ghi lại: “Dọc theo con đê cũ có lẽ có từ thời Lý - Trần (thế kỷ 11 - 14), từ phía
bắc xuống, đi đi đến chỗ bờ tây bắc Hồ Gươm thì lượn theo bờ hồ hướng tây
nam, chỗ khuỷu cong đó sớm tụ tập người các nơi đến lập nghiệp làm những
nghề thủ công và buôn bán”. Rất nhiều phường nghề thủ công ở tứ xứ, nhất là
ở các vùng phụ cận đã di chuyển vào Thăng Long: từ Đan Loan (huyện Bình
Giang - Hải Dương) nghề nhuộm đào du nhập vào kinh thành; từ Quất Động
(thuộc Hà Nội ngày nay) người ta đưa nghề thêu tới kinh thành; từ Nhị Khê
mà nghề tiện đến Thăng Long; nghề rèn thì do người Hịe Thị, Đa Hội đem
vào Thăng Long... Vốn ở sát kinh thành, người Định Cơng (Thanh Trì) đã đưa

nghề kim hồn vào Thăng Long rất sớm, lập nghiệp ở phường Đông Các. Rồi
tiếp đó, thợ vàng bạc ở Đồng Sâm (Thái Bình) và ở Châu Khê (Hưng Yên)
cũng tụ đến đây để làm nghề. Đông nhất là thợ gốc Định Công, nhiều thợ
giỏi, tài hoa. Người thợ gốc Đồng Sâm giỏi về chạm bạc. Những người gốc
Châu Khê thì chuyên bán khuyên tai, nhẫn, vòng và đúc bạc nén, đổi tiền cho

24


khách. Chính từ những người thợ vàng bạc từ các nơi tụ về Thăng Long đã
tạo nên hoạt động chủ yếu và đặc sắc của phường Đông Các xưa, nay là phố
Hàng Bạc và một ít ở phố Hàng Bồ. Để ghi nhớ công ơn của các tổ nghề,
những người thợ vàng bạc đã xây dựng nên hai ngơi đình thờ tiền nhân.
Những người dân làng Châu Khê khi lên phố Hàng Bạc sinh sống đã
dựng 2 ngơi đình là đình Trương Thị (Đình Trên) và Kim Ngân (Đình Dưới)
cùng thờ một vị thần là Hoàng đế Hiên Viên - ông Tổ Bách Nghệ (ông Tổ
sinh ra trăm nghề) trong huyền thoại Trung Quốc. Đình Kim Ngân cũng là địa
điểm giao bạc để đúc và nhận bạc nén hồi thế kỉ XVIII. Đến nay, Đình Trên ở
số nhà 50 phố Hàng Bạc, Đình Dưới thì ở số nhà 42. Hai cơng trình kiến trúc
được xây dựng trên ba trăm năm rồi, ngày nay ta đến thăm vẫn bắt gặp không
gian truyền thống của ngơi đình làng với những chạm khắc sinh động, giàu
mỹ cảm. Những ai quan tâm tới các giá trị lịch sử sẽ vừa được nghiên cứu
phong cách nghệ thuật kiến trúc xưa, vừa được dâng nén hương thơm tưởng
nhớ những vị tổ nghề...
Sách “Lịch sử Việt Nam” - tập 1 (trang 301) ghi lại như sau: “Người
phương tây đến nước ta hồi thế kỷ XVII đều nhận xét Thăng Long là một
thành thị lớn ở châu Á, ở đó có nhiều phố phường, mỗi khu phường sản xuất
và bn bán một số mặt hang nhất định…”. Vì vậy theo nghề nghiệp từng
phường, chúng đã gọi phố này là phố của những người đổi tiền. Nguyên là
thời xưa, ta chưa tiêu bằng tiền giấy mà bằng tiền đồng, tiền kẽm, bạc vụn,

bạc nén. Hễ khi cần chi một khoản tiền lớn mà dùng tiền đồng, tiền kẽm hay
bạc vụn thì cồng kềnh, lích kích lắm. Ngược lại khi tiêu dùng nhỏ mà trong
tay chỉ có bạc nén thì cũng phiền, cho nên phải đến hàng bạc mà đổi. Một
người Pháp đã miêu tả lại phố Người đổi bạc như sau: Phố đó là một trong số
những phố đẹp của Hà Nội. Những người đổi bạc ngồi xếp bằng tròn trên sập
trong cửa hàng, trước mặt là những chồng xâu tiền kẽm, đồng và một chiếc
rương nhỏ.

25


×