Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Xây dựng các show diễn nghệ thuật nhỏ phục vụ khách du lịch từ những câu chuyện truyền thuyết và cổ tích việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 94 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA VĂN HÓA DU LỊCH

--------***---------

XÂY DỰNG CÁC SHOW DIỄN NGHỆ THUẬT
NHỎ PHỤC VỤ KHÁCH DU LỊCH TỪ NHỮNG
CÂU CHUYỆN TRUYỀN THUYẾT VÀ CỔ TÍCH
VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Giáo viên hướng dẫn

: Ths. Bùi Thanh Thủy

Sinh viên thực hiện

: Vũ Thị Dịu

Lớp

: VHDL 17A

HÀ NỘI - 2013

1


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập tại trường em đã nhận được sự giúp đỡ,


quan tâm, tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, sự chỉ dạy, truyền đạt
tận tình của các thầy cơ để em có thể có được lượng kiến thức và kĩ năng bổ
ích phục vụ cho nghề mà em đã định hướng sau khi ra trường, em xin bày tỏ
lòng biết ơn chân thành vì sự quan tâm, giúp đỡ đó.
Được viết khóa luận tốt nghiệp là mong muốn cũng như cố gắng của
em sau quá trình học tập, củng cố, trau dồi kiến thức và kĩ năng nghiệp vụ của
nghề hướng dẫn du lịch. Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cơ trong khoa
Văn hóa Du lịch, gia đình, tập thể lớp VHDL 17A đã ủng hộ và giúp đỡ em
trong q trình nghiên cứu và hồn thành khóa luận. Đặc biệt, em xin gửi lời
cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô giáo- TS. Bùi Thanh Thủy, Phó
trưởng khoa Văn hóa Du lịch, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ động
viên em hồn thành khóa luận này.
Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu, tìm tịi nhưng do hạn chế về mặt kiến
thức thực tế, lý luận và thời gian nên bài khóa luận chắc chắn khơng tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những đánh giá, ý kiến đóng
góp và chỉ bảo của thầy cơ cùng các bạn để bài khóa luận được hồn thiện
hơn, giúp em có những kiến thức sâu rộng hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên
Vũ Thị Dịu

2


BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

HDV
: Hướng dẫn viên
HN
: Hà Nội

NSND
: Nghệ sĩ nhân dân
NSƯT
: Nghệ sĩ ưu tú
NXB
: Nhà xuất bản
PGS. TS
: Phó giáo sư, Tiến sĩ
TS
: Tiến sĩ
UBND
: Uỷ ban nhân dân
UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc

3


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
Chương 1: TRUYỆN CỔ TÍCH, TRUYỀN THUYẾT VIỆT NAM - VẺ
ĐẸP CỦA TÂM HỒN VIỆT ..................................................................... 11
1.1. Nguồn gốc hình thành của truyện cổ tích, truyền thuyết Việt Nam . 11
1.2. Một số đặc trưng của truyện cổ tích và truyền thuyết Việt Nam...... 13
1.2.1. Đặc trưng của truyện cổ tích..................................................... 13
1.2.2. Đặc trưng của truyền thuyết...................................................... 16
1.3. Giá trị của những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết Việt Nam........ 17
1.3.1. Phản ánh tiến trình lịch sử của dân tộc...................................... 17
1.3.2. Phản ánh tình yêu quê hương đất nước. .................................... 20
1.3.3. Phản ánh những phong tục tập quán của dân tộc....................... 22
1.3.4. Chứa đựng những giá trị nhân văn sâu sắc................................ 24

Chương 2: CÁCH THỨC TỔ CHỨC CÁC SHOW DIỄN NGHỆ
THUẬT NHỎ PHỤC VỤ KHÁCH DU LỊCH TỪ NHỮNG CÂU
CHUYỆN TRUYỀN THUYẾT VÀ CỔ TÍCH VIỆT NAM .................... 30
2.1.Ý nghĩa của việc xây dựng các show diễn nghệ thuật......................... 30
2.1.1.Nhìn từ góc độ văn hóa-giáo dục. .............................................. 30
2.1.2. Nhìn từ góc độ kinh doanh du lịch............................................ 33
2.2. Tạo dựng các show diễn nghệ thuật nhỏ phục vụ khách du lịch. ..... 36
2.2.1. Lựa chọn các câu truyện cổ tích, truyền thuyết Việt Nam đặc sắc
có hiệu ứng nghệ thuật. ...................................................................... 36
2.2.2 Tạo dựng kịch bản. .................................................................... 38
2.2.3. Địa điểm tổ chức và không gian biểu diễn nghệ thuật............... 40
2.2.4. Chất liệu nhạc........................................................................... 42
2.2.5. Diễn viên và trang phục............................................................ 44
2.2.6. Cách thức biểu diễn. ................................................................. 44

4


2.2.7. Cách thức tổ chức ..................................................................... 47
Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐƯA CÁC SHOW DIỄN
NGHỆ THUẬT NHỎ VÀO THỰC TẾ..................................................... 51
3.1. Thực trạng việc khai thác chất liệu truyện cổ tích, truyền thuyết Việt
Nam phục vụ hoạt động du lịch................................................................. 51
3.2. Giải pháp đưa các show diễn nhỏ vào thực tế.................................... 53
3.2.1. Thành lập trung tâm nghệ thuật chuyên tổ chức biểu diễn phục vụ
khách du lịch. ..................................................................................... 53
3.2.2. Đưa các show diễn vào chương trình du lịch ............................ 57
3.2.3. Liên kết giữa các đoàn nghệ thuật, cơ sở biểu diễn, các đơn vị tổ
chức với các công ty lữ hành. ............................................................. 60
3.2.4. Đảm bảo tính linh hoạt trong công tác tổ chức biểu diễn .......... 61

3.2.5. Đẩy mạnh công tác quảng bá, truyền thông .............................. 64
KẾT LUẬN................................................................................................. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 71
PHỤ LỤC.................................................................................................... 68

5


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài.
Xã hội lồi người đang từng ngày phát triển không ngừng, con người
dần phải làm quen với guồng quay của cuộc sống, với cường độ cơng việc lớn
hơn, nó có nghĩa là họ cũng cần thời gian để thư giãn và họ tìm đến du lịch
để tái tạo khả năng lao động, để được gần gũi hơn với thiên nhiên và tìm hiểu
được nét văn hóa ở nhiều nơi khác nhau vượt ra ngồi phạm vi mình sinh
sống. Cuộc sống ngày càng hiện đại và tiện nghi, mức sống ngày càng được
nâng cao, nhu cầu cơ bản của con người đã được đáp ứng, thì khi đó con
người cần thỏa mãn nhưng nhu cầu cao hơn, những nhu cầu ngày càng cao đó
tạo điều kiện cho du lịch phát triển.
Hiện nay khi du khách quyết định bỏ tiền mua một chương trình du lịch
thì chương trình đó khơng chỉ đáp ứng cho du khách những dịch vụ cơ bản
mà còn cần phải đáp ứng cho họ những dịch vụ cao cấp hơn. Đến với du lịch,
du khách ngoài việc muốn thăm thú, đặt chân tới vùng đất mới, họ cịn muốn
được hịa mình vào cuộc sống thường nhật của cư dân bản địa và thẩm nhận
những giá trị văn hóa ở nhiều chiều, nhiều khía cạnh khác nhau, đặc biệt là
những giá trị có sức gợi mở về quá khứ của cộng đồng cư dân nơi họ đến.
Việt Nam là một quốc gia có nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Bên
cạnh hệ thống di tích lịch sử, văn hóa và các danh lam thắng cảnh để giúp làm
hài lòng, thỏa mãn nhu cầu thẩm nhận của du khách thì hệ thống các tác phẩm

văn học dân gian cũng góp phần tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi về đất nước,
con người, văn hóa Việt tới nhân dân trong nước và cộng đồng bạn bè quốc
tế. Văn học dân gian là một trong những thành tố quan trọng của văn hóa Việt
Nam. Vì vậy nó chính là nguồn ngun liệu để khai thác tạo thành những sản
phẩm du lịch đặc sắc. Những tác phẩm văn học dân gian sẽ góp phần tạo thêm
sự đa dạng, hấp dẫn cho chương trình du lịch, mặt khác các tác phẩm văn học
6


dân gian cũng bao hàm, chứa đựng trong nó giá trị tinh thần và vật chất của
dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử. Thần thoại giải thích về nguồn gốc của vũ
trụ và tự nhiên, nguồn gốc của con người và các hiện tượng xã hội cũng như
ước mơ sống hòa hợp với tự nhiên và chinh phục tự nhiên. Truyền thuyết giải
thích sự hình thành của nịi giống dân tộc, ngợi ca chiến công chinh phục tự
nhiên và ngoại xâm, xây dựng nền văn hiến sơ khai của đất nước, dân tộc.
Truyện cổ tích lại phản ánh mâu thuẫn và đấu tranh xã hội, nói lên lí tưởng xã
hội và ước mơ của nhân dân, ngợi ca tình cảm đạo đức xã hội theo quan điểm
của nhân dân…. Nhưng nếu thần thoại là cái nhìn mơ hồ, hoang đường và
cũng rất lãng mạn của cha ơng thì truyện cổ tích và truyền thuyết lại là một
bức tranh hồn hảo về xã hội Việt Nam từ thời khai sơn, dựng nước, là những
loại hình phản ánh thật nhất, gần gũi nhất cuộc sống của con người Việt. Khi
hướng vào tập thể cộng đồng, cha ông phản ánh về những vấn đề trọng đại
của lịch sử, vấn đề quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên, với kẻ thù
dân tộc. Khi hướng vào đời sống gia đình, sinh hoạt xã hội, cha ông quan tâm
đến những mối quan hệ của con người trong cuộc sống thường nhật, nhất là
số phận của những con người bé nhỏ, tội nghiệp nhất trong gia đình và xã hội
đang dần bị phân hóa. Có thể nói việc khai thác những giá trị của các tác
phẩm truyện cổ tích và truyền thuyết sẽ tạo nên một hiệu ứng tốt cho công tác
tuyên truyền, quảng bá và giáo dục vốn văn hóa truyền thống của dân tộc, góp
phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch từ đó thúc đẩy sự phát triển của

ngành.
Chính vì thế việc nghiên cứu “Xây dựng các show diễn nghệ thuật
nhỏ phục vụ khách du lịch từ những câu chuyện truyền thuyết và cổ tích
Viêt Nam” mong muốn góp phần hiện thực hóa ý tưởng đó.
2. Giải thích thuật ngữ có liên quan
Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường xuyên nghe hay bắt gặp từ
show như “show diễn thời trang”, “live show”, “showroom trưng bày”, ... vậy
7


show có nghĩa là gì?. Theo Từ điển Anh Việt, show có nghĩa là sự trưng bày,
sự bày tỏ hay cuộc biểu diễn. Dịch theo nghĩa tiếng Anh show cũng có nghĩa
tương đương với từ chương trình. Nhưng cách nhìn nhận trên thực tế, nếu
chương trình là một chuỗi các cơng việc được sắp xếp sẵn từ trước, mang tính
cố định, khó thay đổi thì show lại mang tính tổng hợp, trọn gói, khơng bắt
buộc phải tn theo tuần tự.
Vì thế, show diễn nghệ thuật nhỏ phục vụ khách du lịch có thể được
hiểu là một cuộc biểu diễn tổng hợp bao gồm các lớp diễn khác nhau với
những nội dung khác nhau và có đặc điểm là ngắn gọn, mang tính giải trí cao,
đa dạng về địa điểm tổ chức, giới hạn về thời gian (khoảng từ 15’- 40’ một
show diễn), linh hoạt trong công tác tổ chức và biểu diễn.
Đây cũng chính là lý do tác giả bài khóa luận chọn từ show thay vì từ
chương trình trong cách đặt vấn đề và phản ánh nội dung nghiên cứu. Hơn
nữa, đối tượng khách du lịch ln có sự thay đổi, dịch chuyển về nhu cầu, sở
thích, thời gian và địa điểm vì vậy từ show diễn nghệ thuật sẽ đảm bảo được
tính linh hoạt, đa dạng, độc đáo, tổng hợp trong việc tổ chức biểu diễn phục
vụ du khách.
3. Mục đích nghiên cứu.
Từ chất liệu là những câu chuyện cổ tích và truyền thuyết Việt Nam
xây dựng những show diễn nghệ thật nhỏ góp phần đa dạng hóa sản phẩm du

lịch và đáp ứng nhu cầu giải trí của du khách ở tất cả các đối tượng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất là lựa chọn được những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết có
hiệu ứng nghệ thuật thơng qua những giá trị mà nó thể hiện để khẳng định đây
là một nguồn nguyên liệu quan trọng có thể khai thác phục vụ hoạt động du
lịch.
Thứ hai là xây dựng cách thức tạo dựng các show diễn nghệ thuật nhỏ
trên cơ sở những lớp truyện đặc sắc trong những câu chuyện cổ tích và truyền
thuyết để phục vụ khách du lịch.
8


Thứ ba là đưa ra những giải pháp nhằm hiện thực hóa các tác phẩm
nghệ thuật được khai thác từ những câu chuyện cổ tích và truyền thuyết Việt
Nam để phục vụ du khách.
5. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Từ trước đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, bài viết, đặc biệt
là của các học giả nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian về truyện cổ tích và
truyền thuyết Việt Nam như Truyện cổ tích Việt Nam và sự liên hệ bát trạch
Lạc Việt của tác giả Trần Đông thuộc trung tâm nghiên cứu lý học Đơng
Phương, Bàn về truyện cổ tích của các nhà văn của PGS. TS Võ Quang Trọng
(Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam), … cũng như tìm hiểu về các loại hình nghệ
thuật biểu diễn như chèo, tuồng, rối nước, xiếc, … như Hội thảo khoa học “
Nghệ thuật chèo với các đề tài hiện đại” do Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam tổ
chức tại Hà Nội vào ngày 13/7/2012, các bài viết của tác giả Tuấn Giang trên
trang web “vanchuongviet.org” như Đổi mới nghệ thuật xiếc đăng ngày
18/8/2010, Lịch sử và đặc trưng Tuồng đăng ngày 31/3/2013. Tuy nhiên số
lượng những bài nghiên cứu về vấn đề khai thác các tác phẩm truyện cổ tích
và truyền thuyết Việt Nam để xây dựng các sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu
của du khách là chưa nhiều, đâu đó xuất hiện một vài bài báo, bài đánh giá

đăng trên các tạp chí như bài viết Nghệ thuật múa rối nước Việt Nam của tác
giả Anh Chi đăng trên tạp chí điện tử “Hồn Việt” số ra ngày 19/5/201 hay
một số bài viết trên tạp chí “Văn hóa Nghệ thuật”như Tính dân tộc của xiếc
Việt của tác giả Nguyễn Ngọc Trúc, số ra ngày 15/6/2011, Khán giả với sân
khấu truyền thống hiện nay số ra ngày 15/5/2012 của tác giả Đinh Quang
Trung. Vì vậy, đề tài khóa luận hi vọng sẽ góp phần vào việc tạo ra những sản
phẩm du lịch mới hàm chứa những giá trị văn hóa của dân tộc.
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng của bài nghiên cứu những câu chuyện cổ tích và truyền
thuyết có nhiều lớp truyện giàu kịch tính, đặc sắc để xây dựng các chương
9


trình biểu diễn nghệ thuật nhỏ phục vụ du lịch nhằm đem lại cho du khách
cách tốt nhất tiếp cận văn hóa Việt từ một góc nhìn khác, một cách thẩm nhận
mới hấp dẫn và nhiều điều thú vị.
Số lượng những câu chuyện cổ tích của các cộng đồng dân tộc Việt Nam là
rất lớn nhưng bài nghiên cứu chỉ tập khai thác những câu chuyện cổ tích và
truyền thuyết của người Việt ở vùng châu thổ sông Hồng- cái nơi của văn hóa
Việt.
7. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài, bài khóa luận sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp tiếp cận liên ngành: Văn hóa học, Văn học dân gian, Văn hóa
du lịch, nghệ thuật học, …
- Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế
8. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, bố cục của khóa luận được chia thành ba
chương:
Chương 1. Truyện cổ tích, truyền thuyết Việt Nam- vẻ đẹp của tâm

hồn Việt
Chương 2. Cách thức tổ chức các show diễn nghệ thuật nhỏ phục vụ
khách du lịch từ những câu chuyện truyền thuyết và cổ tích Việt Nam
Chương 3. Thực trạng và giải pháp đưa các show biểu diễn nghệ thuật
nhỏ từ những câu chuyện truyền thuyết và cổ tích Việt Nam vào thực tế

10


Nội dung
Chương 1
TRUYỆN CỔ TÍCH, TRUYỀN THUYẾT
VIỆT NAM- VẺ ĐẸP CỦA TÂM HỒN VIỆT

1.1. Nguồn gốc hình thành của truyện cổ tích, truyền thuyết Việt
Nam
Từ ngàn xưa đến nay những câu chuyện cổ tích và truyền thuyết đã in
đậm trong tâm trí mỗi người dân Việt. Hằng đêm, những ơng bụt, bà tiên,
những cô Tấm thảo hiền, những anh hùng chống giặc giữ nước, … đã đi vào
trong giấc mơ trẻ thơ qua lời kể dịu dàng, ấm áp của bà và mẹ, để rồi dù có
lớn khơn, dù có đi bốn phương nhưng không ai trong chúng ta quên được
những câu chuyện “ngày xửa, ngày xưa” ấy. Những câu chuyện giúp mỗi
người trong chúng ta thêm vững bước trong cuộc sống dù cịn nhiều khó khăn
phía trước.
Truyện cổ tích được hiểu về mặt ngơn từ thì cổ có nghĩa là cũ, tích là
dấu vết cịn để lại. Cổ tích là những chuyện xưa cịn truyền lại. (Giáo trình
“Văn học dân gian”, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội)
Nhưng Từ điển Văn học lại cho rằng: “Truyện cổ tích nảy sinh từ xã
hội nguyên thủy, song phát triển chủ yếu trong xã hội có giai cấp, chủ đề chủ
yếu của nó là chủ đề xã hội. Nó biểu hiện cách nhìn hiện thực của nhân dân

với thực tại đồng thời nói lên những quan điểm đạo đức, những quan niệm về
cơng lí xã hội và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn cuộc sống hiện tại.
Truyện cổ tích là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú của nhân dân; yếu
tố tưởng tượng thần kì tạo lên một đặc trưng nổi bật trong phương thức phản
ánh hiện thực và ước mơ”.
Cũng có một quan niệm khác về truyện cổ tích được nhiều người chấp
nhận đó là: “… những truyện kể có yếu tố hoang đường, kì ảo. Nó ra đời từ
11


sớm nhưng đặc biệt nở rộ trong xã hội có sự phân hóa giàu- nghèo, xấu- tốt.
Qua những số phận khác nhau của nhân vật, truyện trình bày kinh nghiệm
sống, quan niệm đạo đức, lí tưởng và mơ ước của nhân dân lao động”.
Hiện nay ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu về thể loại truyện cổ tích
tương đối thống nhất. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy rằng có bao nhiêu nhà
nghiên cứu về văn học dân gian thì có bấy nhiêu định nghĩa về truyện cổ tích.
Cịn truyền thuyết là thể loại từ trước đến nay chưa có được sự thống
nhất của những nhà nghiên cứu. Do tính chất gắn bó khá chặt chẽ với lịch sử
nên một số nhà nghiên cứu coi truyền thuyết là dã sử - một bộ phận của lịch
sử thời sơ sử, lịch sử khơng chính thức và là lịch sử truyền miệng. Vì vậy,
chúng ta có thể hiểu truyền thuyết là một thể loại của văn học dân gian, tiếp
sau thần thoại, được ra đời từ thời kì đồ sắt, thể hiện ý thức phản ánh lịch sử
của con người trên hai xu hướng: kì ảo hóa lịch sử và lịch sử hóa thần thoại
(Giáo trình “Văn học dân gian”, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội).
Khi xã hội nguyên thủy tan rã cũng có nghĩa là một xã hội có sự tư hữu,
có sự phân chia giai cấp, địa vị được ra đời. Chính sự phân hóa xã hội và sự
thay đổi về chế độ hơn nhân cũng như vai trị làm chủ gia đình của người phụ
nữ đã dẫn đến những mâu thuẫn, đấu tranh gay gắt. Đồng thời sự phát triển về
kinh tế và tư duy của con người kéo theo những cuộc chiến không ngừng để
mở rộng, xâm lấn đất đai, phát triển giao thương. Vì vậy xã hội có hai khuynh

hướng tất yếu xảy ra. Thứ nhất, các cộng đồng phải liên kết với nhau tạo
thành một bộ tộc lớn mạnh hơn, hùng cường hơn để đủ sức chống lại và thắng
vượt tự nhiên, chống lại sự xâm lấn của các thế lực bên ngoài. Thứ hai, quan
hệ bình đẳng, cơng bằng xã hội bị phá vỡ, cố kết của cộng đồng khơng cịn
bền vững mà tách ra thành những cá nhân, gia đình riêng lẻ. Chính thực tại
lịch sử và đời sống xã hội này làm thay đổi đề tài của các tác giả dân gian, họ
hướng sự quan tâm vào hai đề tài chính: Một mặt, họ hướng vào cộng đồng,
phản ánh những vấn đề trọng đại của lịch sử, quan hệ của con người với tự
12


nhiên, với kẻ thù của dân tộc. Từ đó hình thành chủ đề dựng nước và giữ
nước- chủ đề chính của thể loại truyền thuyết. Mặt khác, khi hướng vào sinh
hoạt xã hội, đời sống cá nhân và gia đình, họ quan tâm nhiều hơn đến mối
quan hệ giữa con người và con người trong cuộc sống thường nhật, nhất là số
phận những con người bé nhỏ, tội nghiệp nhất, dễ bị tổn thương nhất trong gia
đình và trong xã hội bị phân hóa. Từ đó truyện cổ tích ra đời.
1.2. Một số đặc trưng của truyện cổ tích và truyền thuyết Việt Nam.
1.2.1. Đặc trưng của truyện cổ tích
- Tính tiếp truyền của truyện cổ tích
Truyện cổ tích là sản phẩm lao động sáng tạo của cha ông từ ngàn xưa
để lại. Do đặc trưng là sáng tác dân gian và tính truyền miệng nên nó là những
sáng tác rất dễ nhớ, dễ đi vào lịng người vì vậy truyện cổ tích có thể được gìn
giữ và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nó là những tác phẩm chứa
đựng kinh nghiệm sống và những bài học của thế hệ trước trao truyền cho thế
hệ sau. Dù trải qua cả một chặng đường dài đầy biến động của lịch sử nhưng
truyện cổ tích vẫn ln tồn tại một sức sống mãnh liệt, vẫn được tiếp truyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Truyện cổ tích phản ánh hiện thực một cách độc đáo
Các thể loại văn học dân gian đều lấy hiện thực làm đối tượng phản ánh

nhưng mỗi thể loại lại có cách phản ánh rất riêng. Nếu thần thoại và truyền
thuyết quan tâm đến những vấn đề lớn lao, cao cả thì truyện cổ tích lại quan
tâm đến những mối quan hệ, những con người rất đỗi bình thường, những bon
chen, đố kị rất cụ thể trong gia đình và xã hội. Truyện phơi bày trước mắt ta
một hiện thực xã hội đen tối, ngột ngạt, đầy rẫy những bất cơng nhưng nó
khơng làm con người bị chìm, bị kìm kẹp trong đó mà mỗi câu chuyện đều hé
rạng một tương lai tốt đẹp hơn. Trong mỗi tác phẩm, yếu tố thực và ảo luôn
đan xen nhau tồn tại tạo ra một “thế giới cổ tích” đặc trưng, ở đó có cả những
con người bình thường, vừa có cả những ơng bụt, bà tiên có mn vàn phép
13


màu thần kì, sự kiện vừa quen thuộc, vừa lạ lẫm. Tất cả những gì phi lí nhất,
khơng thể tồn tại ngồi đời thực thì đều dễ dàng được chấp nhận trong truyện
cổ tích. Nhà văn M. Gorki từng nói: “Truyện cổ tích mở ra trước mắt tơi một
cánh cửa nhìn vào cuộc đời, trong đó có một lực lượng tự do không biết sợ
đang tồn tại và hoạt động, ước mơ một cuộc sống tốt đẹp hơn”.
- Truyện cổ tích mang tính nghệ thuật cao
Cốt truyện của những tác phẩm truyện cổ tích ln chứa đựng những
giá trị nhân văn cao cả mà cha ông ta gửi gắm vào đó. Nếu khơng hàm chứa
một ý nghĩa nào đó thì khơng cịn là truyện cổ tích. Bằng cốt truyện ngắn gọn,
lược bỏ những chi tiết rườm rà, cũng khơng có nhiều chi tiết, nhiều nhánh rẽ,
truyện dễ dàng gợi ra trong trí tưởng tượng của người đọc về khung cảnh,
diễn biến tâm lý của mỗi nhân vật. Đọc truyện “Cây Khế” ta có thể hình dung
ra trước mắt nơi người em ở là một căn lều lụp sụp cạnh một cây khế cao lớn
và sai quả, cũng có thể dễ dàng tưởng tượng ra cảnh đối thoại giữa người em
và chim thần, …. Đây là một nét đặc sắc của truyện cổ tích.
Một yếu tố quan trọng góp phần tạo sự hấp dẫn cho mỗi câu chuyện là
lực lượng thần kì hay cịn được gọi là yếu tố kì ảo, nó là sản phẩm của những
hư cấu dưới ánh sáng của trí tưởng tượng kì ảo và bay bổng của nhân dân.

Lực lượng thần kì có nhiều tác dụng khác nhau khi tham gia vào truyện
cổ tích. Nó giúp kéo dài hay rút ngắn cốt truyện theo mong muốn của người
kể chứ không theo logic thực tế. Yếu tố thần kì làm tăng sự li kì, hấp dẫn,
hoang đường, kì ảo của truyện đồng thời thể hiện ước muốn của người dân.
Những gì khơng thể thực hiện được ngồi đời nhờ có những yếu tố thần kì có
thể dễ dàng thực hiện một cách hồn hảo trong truyện cổ tích. Nó làm cho
truyện cổ tích hết sức thơ mộng, lãng mạn, trong sáng. Nó có thể là những
con người có phép tiên như ơng bụt, Ngọc Hồng, Thiên Lơi, … , cũng có thể
là những con vật thần kì như ngựa thần, rắn thần, … hay những đồ vật thần kì
như chổi thần, giày vạn dặm, niêu cơm thần, mâm thần, ….
14


Để tạo nên “thế giới cổ tích” thì khơng thể không nhắc tới không gian
và thời gian nghệ thuật trong truyện cổ tích. Là khơng gian, thời gian mà
những nhân vật cổ tích chỉ có thể tồn tại và hoạt đơng trong nó.
Khơng gian và thời gian nghệ thuật trong truyện cổ tích khi thì là hiện
thực khi lại đậm chất kì ảo. Chúng đan cài, xen kẽ với nhau tạo thành một
khơng khí riêng độc đáo, hấp dẫn của truyện cổ tích đối với người nghe qua
bao thế hệ. Nó cũng góp phần phản ánh ước mơ, khát vọng của con người.
- Đa dạng về thể loại
Cùng phản ánh về những hiện thực xã hội, những quan điểm đạo đức
và những ước mơ của con người nhưng đối tượng phản ánh khác nhau dẫn
đến sự phân chia truyện cổ tích thành nhiều thể loại. Trong đó có ba thể loại
chính là truyện cổ tích thần kì, truyện cổ tích lồi vật và truyện cổ tích sinh
hoạt.
Tryện cổ tích thần kì là nhóm truyện mà có sự tham gia dày đặc của
những yếu tố hoang đường, kì ảo, nó đề cao trí tưởng tượng phong phú của
các tác giả dân gian. Truyện cổ tích thần kì khơng nhằm mục đích trình bày
hiện thực mà chủ yếu thể hiện ước mơ, nguyện vọng của nhân dân. Kết thúc

truyện thường có hậu nhằm đem lại sự lạc quan, vui vẻ cho nhân dân. Truyện
“Tấm Cám”, “Thạch Sanh” là những ví dụ điển hình.
Truyện cổ tích lồi vật là nhóm truyện mà nhân vật chính là những con
vật, có thể là những con vật ni hoặc hoang dã, trong đó những con vật nhỏ
bé luôn chiếm được thiện cảm của các tác giả dân gian. Thơng qua hình tượng
các con vật, các tác giả dân gian gián tiếp phản ánh mối quan hệ của con
người trong xã hội. Trong truyện “Đeo nhạc cho mèo” thì con mèo to lớn,
hung dữ biểu thị cho giai cấp thống trị ln tìm cách bóc lột, áp bức những
người hèn mọn, thấp cổ bé họng như những chú chuột nhắt luôn sống trong lo
sợ.

15


Cịn truyện cổ tích sinh hoạt lại có xu hướng phản ánh trực tiếp hiện
thực xã hội, khi mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp ngày càng ngay gắt. Tinh
thần thực tế hiện lên đậm nét. Tinh thần này giải thích cho việc yếu tố thần kì
chỉ cịn xuất hiện ở cuối truyện nhằm tô đậm hiện thực hơn là phản ánh ước
mơ. Ví dụ như cuộc đấu tranh giai dẳng giữa lão địa chủ và những người
nông dân như trong truyện “Năm trâu sáu cột”. Họ tranh cãi nhau đến chết
hóa thành chim vẫn tranh cãi “chỉ có năm trâu” “sao lại sáu cột”.
1.2.2. Đặc trưng của truyền thuyết
- Nhân vật trung tâm xuất phát từ cuộc đời thực
Nhân vật trung tâm của truyền thuyết là con người gắn với những sự
kiện trọng đại của dân tộc. Các nhân vật dù có là hư cấu hay là nhân vật lịch
sử đích thực cũng đều có tên tuổi, gốc gác,….nói chung là có một lí lịch rõ
ràng gắn với địa phương hay thời đại như quê hương của thánh Gióng là ở
Đông Anh, người anh hùng áo vải Lê Lợi sinh ra ở Thanh Hóa,… . Đây là đặc
điểm rất riêng của truyền thuyết trong tương quan với các thể loại tự sự khác
nhau. Truyền thuyết được sáng tạo theo suốt chiều dài lịch sử dân tộc, vì vậy

ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, các nhân vật lại được sáng tạo dưới sự chi
phối khác nhau của quan niệm thẩm mỹ của nhân dân.
- Truyền thuyết là thể loại văn học mang tính tự sự dân gian
Truyền thuyết có kết cấu theo khuynh hướng chung của các thể loại tự
sự dân gian, đó là khơng tìm một con đường hoàn toàn độc đáo, mà thường
theo hướng cấu tạo chung cho nhiều tác phẩm, tạo thành một kiểu truyện hay
một mơ típ. Cốt truyện thường chia làm ba phần: Hoàn cảnh và đặc điểm của
nhân vật, hành trạng và chiến công của nhân vật, kết thúc sự nghiệp của nhân
vật và đánh giá của nhân dân.
- Gắn với lịch sử, phản ánh lịch sử theo cách riêng của mình, trong đó thể
hiện cảm quan của nhân dân về lịch sử.

16


Truyền thuyết là một loại hình mang tính dã sử gắn với lịch sử dựng
nước và giữ nước nhưng nó khơng phải hồn tồn là lịch sử mà lấy lịch sử
làm nền cho sự hư cấu. Cái mà ta gọi là truyền thuyết chỉ là câu truyện lịch sử
đã được quét thêm nột lớp sơn ảo tưởng, sau một quá trình điều khiển, uốn
nắn, thêm bớt thì cái sự kiện lịch sử đó khơng cịn là nó như trong thực tế mà
nó phụ thuộc rất nhiều vào tính chủ thể của người sáng tạo. Truyền thuyết có
rất nhiều điều là sự thật nhưng cũng khơng ít điều đã được tưởng tượng ra.
Vết chân thần Kim Quy chỉ lối cho An Dương Vương xây thành Cổ Loa, lễ
vật hỏi cưới Mị Nương của Sơn Tinh, Thủy Tinh gồm voi chín ngà, gà chín
cựa, ngựa chín hồng mao là những ví dụ điển hình. Thực tế khơng có thần
Kim Quy, cũng khơng có những lễ vật hỏi cưới như voi chín ngà, gà chín cựa,
ngựa chín hồng mao nhưng dân nhân đã hư mượn những hình ảnh hư cấu đó
để thể hiện cho công lao xây thành của An Dương Vương, và tục thách cưới
đã sớm hình thành của cha ơng ta.
Trong truyền thuyết thường có hai loại sự kiện lịch sử là sự kiện lịch sử

khái qt, nhân vật có tính tập thể, là hiện thân cho cộng đồng và sự kiện lịch
sử cụ thể, nhân vật cụ thể. Có thể nói, tất cả những sự kiện trọng đại của dân
tộc hoặc nhân dân đều có mặt trong truyền thuyết. Nhưng sự phản ánh của
truyền thuyết không phải là sao chép mà là sự lựa chọn và sáng tạo. Truyền
thuyết thường chú ý nhiều hơn đến những nhân vật có xuất thân từ nông dân
hoặc gần dân. Như vậy, cùng với ý thức đề cao lịch sử vẻ vang của dân tộc,
tác giả dân gian cịn có ý thức sâu sắc về việc đề cao vai trị của những người
bình dân.
1.3. Giá trị của những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết Việt Nam
1.3.1. Phản ánh tiến trình lịch sử của dân tộc.
Những câu chuyện truyền thuyết, cổ tích hàm chứa trong nó cả diễn
trình lịch sử của dân tộc Viêt Nam. Nếu thần thoại là những câu chuyện giải
thích về nguồn gốc vũ trụ và nguồn gốc con người, các hiện tượng tự nhiên
17


thì truyền thuyết và truyện cổ tích phản ánh q trình dựng nước, hình thành
nịi giống dân tộc đến q trình đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và những biến
chuyển của xã hội dân tộc việt.
Truyền thuyết “ Con rồng cháu tiên” mở đầu cho trang sử hào hùng,
giải thích cho chúng ta về nguồn gốc của dân tộc. Trong sự giải thích nịi
giống ấy chứa đựng tình nghĩa đồng bào của dân tộc Việt Nam. Muôn con
đều từ bào thai, từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ mà ra, đều là anh em ruột
thịt một nhà. Cuộc sống làm ăn đã khiến anh em kẻ lên non người xuống biển,
xong tình máu mủ thì ngàn đời làm sao có thể thay đổi được. Câu truyện cha
Rồng mẹ Tiên đó bao đời nay vẫn là sợi dây bền chặt, gắn kết các dân tộc
Việt Nam trong lịch sử gian nan và vinh quang, là tiếng gọi đoàn kết mỗi khi
non sơng có giặc nhịm ngó. Nịi giống Rồng Tiên ấy là sự kết hợp của khí
thiêng sơng núi, mang niềm tự hào dân tộc sâu xa từ ngàn xưa cho đến mãi
mai sau. Qua truyền thuyết mỗi người trong chúng ta có quyền tự hào về nịi

giống Lạc Hồng của mình,truyện cũng là lời nhắc nhở những thế hệ tiếp bước
về tình đồn kết, về hai tiếng “ đồng bào”.
Đặc điểm thiên nhiên Việt Nam có nhiều biến đổi thất thường, chợt
nắng, chợt mưa. Cha ơng từ buổi bình minh dựng nước đã luôn phải đối đầu,
chống trọi và tìm cách vượt lên trên tự nhiên. Người Việt chống thiên nhiên
chính là chống hạn hán và lũ lụt. Truyền thuyết “ Sơn Tinh – Thủy Tinh” đã
minh chứng cho sức mạnh quật cường ấy. Sức mạnh của chàng là sức mạnh
của nhân dân. Trong truyền thuyết ngoài lớp lịch sử phản ánh cơng cuộc trị
thủy của cha ơng, có lẽ cịn có một lớp lịch sử phản ánh q trình định cư của
cư dân miền núi xuống đồng bằng ven sông biển và cuộc đánh trả dai dẳng,
quyết liệt của cư dân bản địa. Cuộc di dân thơn tính đất đai ven sơng của
người Việt được hình tượng hóa bằng mối tình tay ba giữa hai chàng trai và
một cơ gái đẹp. Điều đó thể hiện tâm hồn thơ mộng của cha ơng ta, hình ảnh
cơ gái đẹp theo quan niệm người cổ tượng trưng cho đất, cuộc tranh giành
18


người đẹp cũng là cuộc đấu tranh giành đất đã được hình tượng hóa và thơ
mộng hóa.
Cùng với việc giải thích, phản ánh q trình dựng nước, truyền thuyết
cịn phản ánh, đề cao cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của cộng đồng người
Việt suốt chiều dài lịch sử vẻ vang và hào hùng.
Nước Văn Lang được hình thành nằm án ngữ ở hành lang phía đơng của
bán đảo Đơng Dương. Vị trí địa lý này thuận lợi cho sự phát triển thông
thương, buôn bán và thực tế Văn Lang cũng là một cộng đồng phát triển hùng
cường nhưng cũng luôn phải đối đầu với những cuộc chiến tranh xâm lấn của
ngoại bang. Nên có thể nói, lịch sư dân tộc là lịch sử của những cuộc chiến và
là những cuộc chiến tranh chính nghĩa nhuộm máu hùng khí. Do điều kiện
lịch sử đó đã khiến cho cộng đồng người Việt từ khi dựng nước đã sớm hình
thành ý thức bảo vệ đất nước,tinh thần đoàn kết. Và đây cũng là mảnh đất sản

sinh ra những con người khổng lồ và tập thể anh hùng trong lịch sử dân tộc.
Nhân vật anh hùng tiêu biểu là Gióng. Gióng là anh hùng tập trung ý
chí, tinh thần đồn kết và sức mạnh của liên minh bộ lạc. Gióng lớn lên nhờ
có sự góp cơng, gắng sức của cả cộng đồng. Nhân dân ni Gióng lớn từ ba
nong cà, bảy nong cơm, để từ đó Gióng lớn lên khỏe mạnh và tài dũng. Gióng
là đại diện xuất sắc của cả cộng đồng. Tất cả tạo thành một cuộc ra trận rầm
rộ, điệp trùng, một cuộc biểu dương lực lượng và ý chí của một dân tộc non
trẻ chống ngoại xâm. Gióng cũng là bài ca chiến trận đẹp nhất, là sản phẩm
tinh thần đoàn kết của cộng đồng trong lịch sử dựng nước buổi đầu của dân
tộc. Không phải ngẫu nhiên các tác giả dân gian lại để cây kiếm sắt trong tay
Gióng gãy, vì cây kiếm là sản phẩm của triều đình nó biểu trưng cho sức
mạnh của triều đình nhưng sức mạnh ấy là có hạn. Khi kiếm gãy thứ đã giúp
Gióng đánh tan qn thù chính là những bụi tre ngà dọc hai bên đường.
Những bụi tre ấy tượng trưng cho sức mạnh tập thể, dức mạnh của nhân dân
luôn luôn thường trực và mỗi khi tổ quốc cần là sức mạnh ấy trỗi dậy mạnh
19


mẽ. Mỗi nơi Gióng đi qua đều để lại dấu tích như minh chứng cho cuộc đấu
tranh oai hùng của cả cộng đồng.
Truyền thuyết và truyện cổ tích cịn là một trang sử dài về những sự
kiện trọng đại của dân tộc được gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thời đại cho
đến ngày nay. Nó phản ánh sinh động và dồi dào về từng giai đoạn của dân
tộc. Từ nhóm truyện về vua Hùng, An Dương Vương, các tướng lĩnh như Ngơ
Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lí Thương Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Yết Kiêu, Phạm
Ngũ Lão, Lê Lợi,…đến những truyện về Bà Chúa Kho, bà hàng nước, ông
đánh dậm, người nơ bộc,… Tất cả đều nêu lên ý chí giữ gìn độc lập và tinh
thần quyết chống giặc của mọi người dân Việt.
1.3.2. Phản ánh tình yêu quê hương đất nước.
Bằng con mắt lạc quan, tâm hồn bay bổng, cha ông ta đã thể hiện tình

yêu quê hương, đất nước của người Việt của mình thơng qua các tác phẩm tự
sự dân gian trong đó có các tác phẩm truyện cổ tích và truyền thuyết.
Đọc các tác phẩm đó ta thấy hiện lên một Việt Nam với núi cao hùng
vĩ, rừng rậm sông dài, với những cánh đồng khoai lúa mướt xanh và những
rặng tre như lũy như thành. Một khung cảng làng quê mang đậm phong vị
Việt Nam. Trong khung cảnh thiên nhiên ấy là những con người thông minh,
cần cù, sáng tạo, khỏe mạnh và kiên cường sống chan hòa với thiên nhiên và
cộng đồng làng xã. Nguyễn Khoa Điềm đã thật tinh tế và sâu sắc khi phát
hiện ra cái thần của cảnh vật thiên nhiên, đất nước gắn với những truyện
“ngày xửa ngày xưa”:
“Những người vợ nhớ chồng, cịn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu,
Cặp vợ chồng u nhau góp lên hịn Trống Mái.
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua cịn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất tổ Hùng Vương” …
Tình u q hương đất nước cịn được thể hiện qua tinh thần chống
giặc ngoại xâm. Từ các ơng vua, các tướng lĩnh dịng dõi q tộc hết lịng vì
20


nước đến những danh tướng xuất thân áo vải, đan sọt, bán dầu, đánh cá và cả
những thường dân, đàn bà, con trẻ đều đã góp mình bảo vệ “đất nước muôn
đời”.
Cùng với việc ngợi ca những chiến công dựng nước, truyền thuyết và
truyện cổ tích cịn ngợi ca chiến công chinh phục và thắng đoạt tự nhiên của
con dân Việt. Lạc Long Quân diệt Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh; Sơn Tinh
dâng núi trị thủy đều là những minh chứng cho tính cách người Việt. Kiên
cường, khơng khuất phục dù là trong cuộc chiến không cân sức với tự nhiên.
Vượt lên trên tự nhiên hoang dã, khắc nghiệt, khai phá những vùng đất mới,
tìm ra những giống cây trồng mới, thuần dưỡng những vật ni mới, hình
tượng của Lạc Long Quân, Sơn Tinh, An Tiêm, Lang Liêu….là những hình

tượng khổng lồ, đẹp đẽ.
Việt Nam đẹp biết bao hiện lên thông qua những con người mà ở họ,
theo quan niệm thẩm mỹ của nhân dân, hội tụ cả tài năng, đức tính và ngoại
hình hồn hảo. Họ là những người lao động chân chính, tài năng. Họ chiến
thắng kẻ thù, thực hiện ước mơ là nhờ ở tài năng lao động. Những người lao
động dù lúc đầu có bị kinh rẻ, dù có bị lợi dụng, bóc lột và bị tước đoạt hạnh
phúc thì cuối cùng họ đều được trân trọng, được đề cao và hưởng hạnh phúc
xứng đáng với tài năng của mình. Họ lúc đầu có thể chỉ là người tài năng,
người tốt nhưng cuối cùng họ đều trở thành những người hồn hảo cả về nội
dung, hình thức như chàng Sọ Dừa.
Khơng chỉ có tài năng, truyện cổ tích, truyền thuyết cịn ca ngợi những
phẩm chất tốt đẹp của những con người là con Rồng cháu Tiên. Họ sống chan
chứa tình người, hàng xóm láng giềng, sống trọng tình (cha mẹ- con cái, vợchồng, anh- em, ….) và yêu tự do. Bà hàng nước tốt bụng sẵn sàng cưu mang
cô Tấm (Tấm Cám) khi không biết cô là người như thế nào, ở đâu và tại sao
lại chui ra từ một quả thị, nàng Tô Thị (Sự tích đá Vọng Phu) vẫn ln gửi
niềm tin vào người chồng, vẫn chung thủy tới mức bồng con ngóng chồng tới
21


hoa đá vẫn hướng về nơi chiến trận xa xôi. Họ là những người tốt, thật thà tới
mức ta ngỡ như họ ngốc nghếch. Anh Khoai (Cây tre trăm đốt) bị lừa hết lần
này đến lần khác nhưng anh vẫn khơng hề nghi ngờ gì ơng chủ, vẫn ln tin
rằng ông sẽ gả con gái cho mình để quyết tâm lên rừng tìm “cây tre trăm đốt”
về làm lễ vật, cơ Tấm dù bị dì và em hãm hại khơng phải chỉ một lần nhưng
vẫn luôn yêu thương và coi họ là người thân của mình. Nhưng khơng phải
vậy, họ thật thà chứ không hề ngốc nghếch, họ luôn tin vào chân lí “ở hiền
gặp lành”. Đó là niềm tin cũng như là lí tưởng sống của bao thế hệ người Việt
Nam.
Nhìn chung thơng qua các tác phẩm truyền thuyết và truyện cổ tích thì
các tác giả dân gian đã gửi gắm vào đó tình u q hương đất nước Việt

Nam dưới nhiều cấp độ và khía cạch khác nhau. Từ tình yêu lớn lao là tình
yêu Tổ quốc, tinh thần thượng võ đến tình yêu thiên nhiên, hoa cỏ và tình
người chan chứa. Dù ở khía cạnh nào, cấp độ nào đi nữa ta cũng luôn thấy ẩn
hiện trong mỗi câu chuyện một đất nước Việt Nam thật kì vĩ, lớn lao nhưng
cũng thật bình dị, thân thương, tâm hồn Việt Nam trong sáng và hiền hòa, con
người Việt Nam chất phác, đôn hậu và nồng ấm biết bao.
1.3.3. Phản ánh những phong tục tập quán của dân tộc
Có thể khẳng định không ở đâu như ở các tác phẩm văn học, trong đó
các tác phẩm truyền thuyết và truyện cổ tích, lại phản ánh một cách rõ nét về
những truyền thống tốt đẹp của dân tộc được hun đúc từ ngàn xưa cho đến
ngày nay.
Lịch sử của dân tộc là lịch sử của những cuộc chiến tranh vệ quốc và vì
ln sống trong cảnh mất mát, đau thương mà người Việt không bao giờ quên
ơn những người đã có cơng với dân tộc, với nhân dân. Ở họ đã sớm định hình
trong lịng một niềm tri ân sâu sắc với những người đã có cơng khai sơng, mở
núi, xây dựng nước nhà và những người đã ngã xuống vì dân tộc. Các thế hệ
con dân Việt đều biết đến câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ
22


trồng cây”. Dù họ là anh hùng dựng nước hay chống ngoại xâm giữ nước thì
họ đều nhận được sựu tơn kính, ngưỡng mộ của nhân dân. Nhân dân đã thần
thánh hóa, suy tơn họ thành những vị thần thánh để thờ cúng và đền đáp công
ơn. Họ trở thành thần thánh, Thành Hoàng của làng hay thần thiêng của một
vùng, một quốc gia mà ở đó hành trạng và sự tích của họ được lan truyền. Tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên được hình thành và lưu truyền mãi mãi.
Truyện Sơn Tinh-Thủy Tinh ngồi ngợi ca chiến cơng trị thủy của cha
ơng cịn ẩn dấu trong đó là tục thờ cúng các lực lượng tự nhiên mà đối với
người Việt, quan trọng nhất là thần Núi. Qua truyện này ta cịn nhận ra rằng
tục thờ các vị anh hùng có công lớn với cộng đồng, thờ các vị tổ tiên có cơng

khai sáng đất nước là một tín ngưỡng căn bản, thứ tín ngưỡng tối cao của
người Việt.
Sự tích “ Bánh chưng, Bánh giầy” cũng là một ví dụ điển hình của tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Bánh chưng hình vng tượng trưng cho đất, bánh
Giầy hình trịn tượng trưng cho trời. Lá xanh bọc ngoài, nhân ở trong tượng
trưng cho cha mẹ bao bọc con cái. Cũng chính vì ý nghĩa này mà Lang Liêu
được lên ngôi kế vị vua Hùng Vương thứ sáu và nhân dân hàng năm đều làm
bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng trời đất, tổ tiên tỏ lịng thành kính, tri ân.
Cịn bao tấm gương về sự hiếu nghĩa với cha mẹ, ông bà, tưởng nhớ về cội
nguồn dân tộc được khắc họa rõ nét trong các tác phẩm truyện cổ tích và
truyền thuyết.
Cùng với truyền thống “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng
cây”, truyền thống tương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau cũng sớm được
hình thành trong quá trình chống giặc giữ nước và trị thủy. Truyền thống ấy là
một nét đẹp trong đời sống cộng đồng của người Việt.
Người Việt Nam sống gắn bó với nhau trong một cố kết cộng đồng bền
chặt. Tính cộng đồng ln được bồi đắp, củng cố trong lịch sử. Con người lao
động và sinh hoạt ln theo quan niệm hàng xóm, láng giềng “tối lửa tắt đèn
23


có nhau”, “hịn bấc ném đi, hịn chì ném lại”. Bà hàng nước nhân hậu đã che
chở cho Tấm (Tấm Cám), người con gái dù đã chết hóa thành chồn, hay vợ
chồng anh nông dân tát cá đã giúp Lê Lợi thoát khỏi sự vây đuổi của quân
thù. Nhân dân cả làng góp cơm ni Gióng, cậu ăn hết bảy nong cơm, ba
nong cà uống cạn đà một khúc sông thì vụt lớn nhanh như thổi trở thành một
chàng trai cao to, cường tráng, và hàng trăm hàng trăm câu truyện kể về
những tấm lòng nhân nghĩa, về sự đùm bọc, che chở nhau trong lúc khó khăn,
hoạn nạn của người Việt.
Yêu Tổ quốc, yêu giống nòi, sống chan chứa tình nghĩa, đùm bọc lẫn

nhau, biết nhớ ơn cha ơng, tổ tiên là những truyền thống tốt đẹp của mỗi
người dân Việt. Những truyền thống ấy qua năm tháng vẫn còn nguyên giá trị
và được lớp lớp người đời sau gìn giữ và lưu truyền dưới nhiều hình thức,
trong đó có các tác phẩm truyền thuyết và truyện cổ tích. Mỗi câu chuyện kể
đều ẩn dấu những giá trị truyền thống của cha ơng từ ngàn xưa để lại. Nó giúp
cho các thế hệ sau đặc biệt là lớp trẻ không quên đi một điều rất giản đơn mà
vô cùng ý nghĩa: mình là người Việt Nam!
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
1.3.4. Chứa đựng những giá trị nhân văn sâu sắc.
- Nhận thức của người xưa về thế giới xung quanh.
Xuất hiện trước truyền thuyết và truyện cổ tích, thần thoại đã phần nào
giải thích về nguồn gốc của con người và giới tự nhiên.Tuy nhiên, những câu
truyện thần thoại lại mang đậm màu sắc hoang đường, hư ảo nên không thể
giúp con người lý giải bản chất của các hiện tượng.
Đến truyền thuyết và truyện cổ tích người xưa cũng dùng trí tưởng
tượng của mình để lí giải về nguồn gốc của sự sống, tự nhiên, con người và
những biến đổi trong lịng xã hội. Nhưng yếu tố hoang đường, kì ảo khơng
cịn dày đặc và đậm nét như thần thoại nữa.
24


Theo sự giải thích của cha ơng ta, Tiên và Rồng được hịa nhập với tổ
tiên, là những người có công sinh thành ra con người Việt Nam, những anh
hùng đầu tiên đã khai sáng ra lịch sử dân tộc. Người Văn Lang có cha Rồng,
mẹ Tiên, có cội nguồn vinh quang và cao quý.
Khi đã giải thích được về nịi giống dân tộc – sợi dây gắn kết vơ hình
mà bền chặt cộng đồng các dân tộc anh em, cha ơng ta tiếp tục giải thích về
các hiện tượng tự nhiên và xã hội.
Câu truyện “Cóc kiện trời” giải thích cho hiện tượng mưa trong tự

nhiên bằng một hình tượng rất dí dỏm và gần gũi:
“Con cóc là cậu ông trời
Hễ ai đánh nó là trời đánh cho’’
Câu truyện “Ơng Ngâu, Bà Ngâu” lại cho chúng ta biết vì sao lại có hiện
tượng mưa dầm vào tháng bảy, hay truyện “Rét làng Bân” cho chúng ta hiểu
về hiện tượng rét muộn vào tháng Ba. “Tiếng gà gáy sáng” giải thích vì sao
ngày- đêm ln phiên nhau thau đổi, vì sao lại chỉ có một mặt trời, một mặt
trăng và vì sao tiếng gà lại bắt đầu cho ngày mới. Sự tích “Hồ Ba Bể”, “Núi
Bà Đen”,“Hịn Vọng Phu”, “Hồ Tây” lại giải thích cho sự sắp đặt kì thú của
cảnh quan thiên nhiên Việt Nam, .... Đây là những hiện tượng tự nhiên, cảnh
quan thiên nhiên vốn có nhưng bằng con mắt thơ mộng và lãng mạn, cha ông
ta đã thổi hồn vào những hiện tượng vô tri, vô giác đó khiến nó trở nên thật
gần gũi, mang đậm tình người.
Ra đời trong một xã hội có sự phân chia giai cấp nên các câu chuyện
truyền thuyết và truyện cổ tích tất yếu phản ánh cái nhìn của cha ông về
những biến đổi và hệ quả của nó đối với cuộc sống của con người.
Truyện Sơn Tinh-Thủy Tinh là bước đánh dấu việc tục lệ hơn nhân thời
kì Hùng Vương bắt đầu thay đổi, chế độ quần hôn bị đẩy lùi, thay bằng chế độ
hôn nhân một vợ một chồng, kèm theo tục thách cưới, tục hôn nhân cư trú bên
nhà chồng, tục lại mặt. Cũng chế độ hôn nhân ấy dẫn đến những cuộc thi tài,
25


×