Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.74 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP 1 TIẾT MÔN GDCD Bài 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em 1. Kể tên 4 nhóm quyền của trẻ em; 2. Ý nghĩa của công ước. Bài 13: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1. Căn cứ để sát định Công dân của một nước là gì? Bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông 1. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông; 2. Để đảm bảo an toàn khi đi đường, chúng ta phải đi như thế nào? 3. Quy định chung của người đi xe đạp. Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập 1. Việc học tập có tầm quan trọng thế nào? 2. Trách nhiệm của học sinh; 3. Ý nghĩa.. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI Bài 12: 1. 4 nhóm quyền của trẻ em: + Nhóm quyền sống còn; + Nhóm quyền bảo vệ; + Nhóm quyền phát triển; + Nhóm quyền tham gia. 2. Ý nghĩa: Công ước này thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của Cộng đồng quốc tế đối với trẻ em, là điều kiện càn thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm. Bài 13: 1. Công dân là người dân của một nước. Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân nước đó. Bài 14: 1. Nguyên nhân dẫn đến TNGT là: a) Nguyên nhân chủ quan (nguyên nhân chính): – Do ý thức của người tham gia giao thông chưa cao; – Sự thiếu hiểu biết của người tham gia giao thông. b) Nguyên nhân khách quan – Phương tiện giao thông ngày càng nhiều, chưa đảm bảo; – Đường giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu; – Sự quản lí của Nhà nước về giao thông còn hạn chế..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> -12. Để đảm bảo an toàn khi đí đường, ta phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, hàng rào chắn. 3. Quy định chung của người đi xe đạp: – Người đi xe đạp ko đi xe dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng; ko đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc phương tiện khác; ko sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác; ko mang vác và chở vật cồng kềnh; ko buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh. *(không = ko) Bài 15: 1. Việc học tập đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. Có học tập, chúng ta mới có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. 2. Trách nhiệm của học sinh: – Thực hiện tốt các quy định về quyền và nghĩa vụ học tập. – Giúp đỡ và phê phán những biểu hiện chữ tốt trong học tập. 3. Ý nghĩa: Những quy định trên thể hiện tính nhân đạo của pháp luật nước ta. Chúng ta phải thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập của mình. ~***~.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> -2-.
<span class='text_page_counter'>(4)</span>