Tải bản đầy đủ (.pdf) (318 trang)

Luận án tiến sĩ ngôn ngữ học trạng ngữ trong tiếng anh đối chiếu với tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.41 MB, 318 trang )

VI N H N L M
KHOA HỌC XÃ HỘI VI T NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRỊNH HỮU TUẤN

TRẠNG NGỮ TRONG TIẾNG ANH
ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI, 2020


VI N H N L M
KHOA HỌC XÃ HỘI VI T NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRỊNH HỮU TUẤN

TRẠNG NGỮ TRONG TIẾNG ANH
ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT
Ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu
Mã số: 9 22 20 24

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN VĂN HIỆP

HÀ NỘI, 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa
được cơng bố trong bất kì cơng trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Trịnh Hữu Tuấn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ
THUYẾT CỦA LUẬN ÁN ............................................................................. 7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................ 7
1.1.1. Sơ lược nghiên cứu về trạng ngữ trong tiếng Anh ............................ 7
1.1.2. Sơ lược nghiên cứu về trạng ngữ trong tiếng Việt.......................... 12
1.2. Cơ sở lí thuyết liên quan đến luận án ................................................... 16
1.2.1. Khái quát về trạng ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt ................... 16
1.2.2. Khái quát về lí thuyết ba bình diện của câu .................................... 31
1.2.3. Khái quát về ngôn ngữ học so sánh đối chiếu (SSĐC)................... 35
1.3. Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................... 38
Chƣơng 2: KẾT HỌC CỦA TRẠNG NGỮ TIẾNG ANH ĐỐI CHIẾU
VỚI TIẾNG VIỆT......................................................................................... 39
2.1. Dẫn nhập ................................................................................................. 39
2.2. Cấu tạo và vị trí của trạng ngữ tiếng Anh ........................................... 40
2.2.1. Cấu tạo của trạng ngữ tiếng Anh .................................................... 40
2.2.2. Vị trí của trạng ngữ tiếng Anh ........................................................ 42
2.2.3. Dấu hiệu nhận biết trạng ngữ trong tiếng Anh ............................... 55

2.3. Cấu tạo và vị trí của trạng ngữ tiếng Việt ........................................... 57
2.3.1. Cấu tạo của trạng ngữ tiếng Việt .................................................... 57
2.3.2. Vị trí của trạng ngữ tiếng Việt ........................................................ 62
2.3.3. Dấu hiệu nhận biết trạng ngữ trong tiếng Việt ............................... 66
2.4. Đối chiếu đặc điểm kết học của trạng ngữ tiếng Anh và trạng ngữ
tiếng Việt ........................................................................................................ 67
2.4.1. Những điểm giống nhau.................................................................. 67
2.4.2. Những điểm khác nhau ................................................................... 68


2.5. Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................... 69
Chƣơng 3: NGHĨA HỌC CỦA TRẠNG NGỮ TIẾNG ANH ĐỐI
CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT .......................................................................... 71
3.1. Dẫn nhập ................................................................................................. 71
3.2. Nghĩa học của trạng ngữ trong tiếng Anh ........................................... 73
3.2.1. Trạng ngữ chỉ thời gian ................................................................... 73
3.2.2. Trạng ngữ chỉ địa điểm ................................................................... 78
3.2.3. Trạng ngữ chỉ cách thức.................................................................. 81
3.2.4. Trạng ngữ chỉ điều kiện .................................................................. 84
3.2.5. Trạng ngữ chỉ sự nhượng bộ ........................................................... 88
3.2.6.Trạng ngữ chỉ mục đích ................................................................... 91
3.2.7. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân ............................................................ 93
3.2.8.Trạng ngữ chỉ kết quả ...................................................................... 95
3.2.9. Trạng ngữ chỉ sự so sánh ................................................................ 97
3.2.10. Sự kết hợp các vai trạng ngữ trong câu tiếng Anh ..................... 100
3.3. Nghĩa học của trạng ngữ trong tiếng Việt ......................................... 102
3.3.1. Trạng ngữ chỉ thời gian ................................................................. 104
3.3.2. Trạng ngữ chỉ khơng gian ............................................................. 106
3.3.3. Trạng ngữ chỉ tình huống .............................................................. 108
3.3.4. Trạng ngữ chỉ cách thức, phương tiện .......................................... 109

3.3.5. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân .......................................................... 110
3.3.6. Trạng ngữ chỉ mục đích ................................................................ 111
3.3.7. Trạng ngữ điều kiện ...................................................................... 111
3.3.8. Trạng ngữ nhượng bộ.................................................................... 112
3.3.9. Sự kết hợp các vai trạng ngữ trong câu tiếng Việt ....................... 112
3.4. Đối chiếu đặc điểm nghĩa học của trạng ngữ tiếng Anh và trạng
ngữ tiếng Việt ............................................................................................... 113


3.4.1. Những điểm giống nhau................................................................ 113
3.4.2. Những điểm khác nhau ................................................................. 115
3.5. Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................. 115
Chƣơng 4: DỤNG HỌC CỦA TRẠNG NGỮ TIẾNG ANH ĐỐI
CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT ........................................................................ 117
4.1. Dẫn nhập ............................................................................................... 117
4.2. Bình diện ngữ dụng của trạng ngữ tiếng Anh ................................... 117
4.2.1. Chức năng thông tin của trạng ngữ trong tiếng Anh .................... 117
4.2.2. Trạng ngữ trong cấu trúc đề - thuyết của câu ............................... 125
4.2.3. Vai trị của trạng ngữ đối với tính liên kết và mạch lạc của văn
bản ........................................................................................................... 129
4.3. Bình diện ngữ dụng của trạng ngữ tiếng Việt ................................... 132
4.3.1. Chức năng thông tin của trạng ngữ ............................................... 132
4.3.2. Trạng ngữ trong cấu trúc đề - thuyết của câu ............................... 136
4.3.3.Vai trị của trạng ngữ đối với tính liên kết và mạch lạc của văn bản... 138
4.4. Đối chiếu ngữ dụng trạng ngữ tiếng Anh và tiếng Việt .................... 142
4.5. Tiểu kết chƣơng 4 ................................................................................. 144
KẾT LUẬN .................................................................................................. 146
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 151
PHỤ LỤC



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành phần câu là một phần quan trọng không thể thiếu trong miêu tả kết
học của ngôn ngữ. Trong nghiên cứu ngôn ngữ, việc xác định thành phần câu
và miêu tả thành phần câu là một nhiệm vụ quan trọng. Việc xác định và miêu
tả tốt thành phần câu sẽ góp phần quan trọng trong việc giao tiếp hiệu quả và
là điều kiện cần cho việc dạy học ngữ pháp, cho người bản ngữ và cho người
nước ngồi. Bởi vì, việc xác định đúng thành phần câu giúp người giao tiếp,
người học nắm được đặc điểm ngữ pháp của câu, qua đó biết cách sử dụng câu
đúng trong giao tiếp, để có được hiệu quả giao tiếp tốt nhất.
Trong hệ thống thành phần câu, cùng với thành phần vị ngữ, chủ ngữ
(thường được xem là thuộc nịng cốt câu) thì thành phần trạng ngữ là thành
phần rất quan trọng, bởi thành phần này biểu thị rất nhiều thơng tin làm nền
cho sự tình được nói đến trong câu. Trong cả tiếng Anh và tiếng Việt, thành
phần trạng ngữ đóng vai trị lớn trong việc hiểu một câu/ một phát ngôn. Tuy
nhiên người Việt học tiếng Anh thường lúng túng khi sử dụng trạng ngữ tiếng
Anh vì trong tiếng Việt phạm trù này và biểu đạt tương đương đôi khi không
rõ nét. Thêm vào đó, việc khảo sát cách biểu đạt tương đương trong tiếng Việt
của trạng ngữ tiếng Anh cũng chưa được nghiên cứu thực sự thấu đáo. Có một
thực tế là khi nghiên cứu về thành phần câu, các thành phần chủ ngữ, vị
ngữ… thường được quan tâm nhiều vì chúng đóng vai trò đặc biệt quan trọng
trong câu (nòng cốt). Trong khi đó, trạng ngữ tuy là thành phần cú pháp
thường xuyên xuất hiện trong câu nhưng do thường bị coi là thành phần phụ
hoặc thành phần thứ yếu của câu nên vẫn chưa thực sự có được nhiều sự quan
tâm của nhà nghiên cứu, bên cạnh những vấn đề đã được nghiên cứu vẫn còn
nhiều vấn đề gây tranh cãi.

1



Là một người làm việc với tiếng Anh, chúng tôi thấy những người học
tiếng Anh nói chung rất lúng túng về thành phần trạng ngữ. Họ thường mắc
những lỗi sai về cách sử dụng, đó là những lỗi sai về cấu tạo (nhận diện trạng
ngữ), về vị trí (đặt trạng ngữ không đúng chỗ), về chức năng (hiểu sai về sự
hành chức của trạng ngữ)… Trong tiếng Việt, người sử dụng lại gặp khó khăn
trong việc phân biệt trạng ngữ với một số thành phần ngữ pháp khác.
Từ những lý do trên, chúng tơi thấy việc tìm hiểu, so sánh đối chiếu trạng
ngữ giữa hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt trên cả ba bình diện kết học,
nghĩa học, dụng học là cần thiết. Đó là lí do chúng tôi chọn Trạng ngữ trong
tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt làm đề tài nghiên cứu của luận án.
2. Đối tƣợng, phạm vi và tƣ liệu nghiên cứu của luận án
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là trạng ngữ trong tiếng Anh và
tiếng Việt.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong luận án chúng tôi tập trung nghiên cứu các trạng ngữ trong câu
tiếng Anh và tiếng Việt về mặt kết học, nghĩa học và dụng học.
Do nội hàm khái niệm trạng ngữ trong tiếng Anh có nhiều loại khác
nhau. Vì vậy, trong phạm vi luận án này, để tiện so sánh với trạng ngữ
trong tiếng Việt, chúng tôi chỉ bàn đến tiểu loại gia ngữ (adjuncts, bổ sung
thơng tin về chu cảnh của sự tình biểu thị trong nòng cốt câu), các tiểu loại
khác của trạng ngữ tiếng Anh (vẫn đang bàn cãi) không được bàn đến trong
luận án này.
2.3. Tư liệu nghiên cứu
Tư liệu của luận án được thu thập từ 6 tác phẩm văn học (truyện, tiểu
thuyết) bằng tiếng Anh và 10 tác phẩm văn học (truyện, tiểu thuyết) bằng
tiếng Việt. Các tác phẩm tiếng Anh được khảo sát bao gồm: The Da Vinci

2



Code (Dan Brown) bản dịch tiếng Việt của Đỗ Thu Hà; Harry Potter and
the Philosopher‘s Stone (J. K. Rowling), bản dịch tiếng Việt của Ly Lan;
Harry Potter and the Chamber of Secrets (J. K. Rowling) bản dịch tiếng
Việt của Ly Lan; Harry Potter and the Prisoner of Azkaban (J. K.
Rowling) bản dịch tiếng Việt của Ly Lan; Gone with the wind (Margaret
Mitchell) bản dịch của Dương Tường và If Tomorrow Comes (Sidney
Sheldon) bản dịch của Nguyễn Bá Long. Tư liệu tiếng Việt được chúng tôi
thu thập từ các tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Cô gái đến từ hôm
qua (Nguyễn Nhật Ánh); Tuyển tập Nam Cao; Tuyển tập truyện ngắn
Nguyễn Công Hoan; Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai); Cuộc đời ngoài cửa
(Nguyễn Danh Lam); Con hoang (Lê Hồng Nguyên), Tuyển tập truyện
ngắn Vũ Trọng Phụng; Đời callboy (Nguyễn Ngọc Thạch); Vang bóng một
thời (Nguyễn Tuân).
Sự lựa chọn này có lí do ở sự tương đương về độ dài văn bản. Với sự
tương đương về độ dài văn bản, chúng tôi thu thập được 1500 câu tiếng
Anh có trạng ngữ và 1500 câu tiếng Việt có trạng ngữ làm ngữ liệu nghiên
cứu cho luận án.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là vận dụng lí thuyết ngữ pháp hiện
đại để làm sáng rõ đặc điểm của trạng ngữ tiếng Anh, đối chiếu để tìm ra đặc
điểm tương đồng và khác biệt so với trạng ngữ tiếng Việt.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác lập cơ sở lí thuyết về trạng ngữ, lí thuyết 3 bình diện nghiên cứu
câu, lí thuyết so sánh đối chiếu.
- Thống kê, phân loại các loại trạng ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt
trong một số tác phẩm văn học.


3


- Chỉ ra đặc điểm kết học của trạng ngữ tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt.
- Chỉ ra đặc điểm nghĩa học của trạng ngữ tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt.
- Chỉ ra đặc điểm dụng học của trạng ngữ tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã tiến hành các phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp so sánh đối chiếu sẽ được sử dụng để so sánh các loại
trạng ngữ tiếng Anh và tiếng Việt, tìm ra các điểm tương đồng và khác
biệt của trạng ngữ trong hai ngôn ngữ này.
- Phương pháp miêu tả được sử dụng để xác định vị trí của trạng
ngữ trong câu tiếng Anh từ đó sẽ so sánh đối chiếu với những yếu tố
trong tiếng Anh dễ nhầm lẫn với trạng ngữ và những yếu tố tương đương
với nó trong tiếng Việt. Trong phương pháp này chúng tôi sử dụng các thủ
pháp sau:
+ Thủ pháp khảo sát - thống kê – phân loại được sử dụng để liệt kê,
khảo sát, thống kê các trạng ngữ tiếng Anh và tiếng Việt trong tác phẩm
được chọn.
+ Ngồi ra luận án cịn sử dụng một số thủ pháp khác là: thủ
pháp cải biến, thủ pháp lập biểu đồ, thủ pháp mơ hình hóa, thủ pháp
phân tích và thủ pháp tổng hợp, Những thủ pháp này thường được sử
dụng trong nghiên cứu ngữ pháp nói chung.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Trên cơ sở xác lập một khung lí thuyết đủ hiệu lực, sử dụng các
phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp miêu tả và các thủ pháp quan
trọng của cú pháp, luận án nghiên cứu trạng ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt
và chỉ ra đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng của trạng ngữ trong hai
ngôn ngữ này. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ làm rõ các điểm tương đồng


4


và dị biệt của trạng ngữ ở hai ngôn ngữ Anh và Việt, trên các bình diện kết
học, nghĩa học và dụng học, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy và
học tập môn ngữ pháp tiếng anh và ngữ pháp tiếng Việt.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lí luận
Nghiên cứu trạng ngữ tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt sẽ góp phần
giải quyết những vấn đề lí luận của ngơn ngữ học nói chung và ngữ pháp học
nói riêng. Cụ thể là chỉ ra được:
a) Những đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng của trạng ngữ tiếng
Anh và tiếng Việt.
b) Những nét giống và khác giữa trạng ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận án góp phần đề xuất cách phân tích và giảng dạy trạng ngữ nói
riêng, ngữ pháp nói chung trong tiếng Anh và tiếng Việt.
- Luận án góp phần giúp người học hiểu và sử dụng có hiệu quả các
loại trạng ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt, qua đó góp phần nâng cao hiệu
quả giảng dạy và học tập môn ngữ pháp tiếng Anh và tiếng Việt
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án gồm 4
chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết của luận án
Trong chương này, chúng tơi trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu
trong nước và ngoài nước của trạng ngữ.
Cơ sở lí thuyết liên quan đến luận án gồm: 1/Trạng ngữ với tư cách là
một nhãn hiệu thuộc bình diện kết học của câu; 2/Các bình diện nghĩa học và
dụng học của trạng ngữ; 3/Vấn đề xác định trạng ngữ trong tiếng Anh. 4/Vấn

đề xác định trạng ngữ trong tiếng Việt; 5/Quan điểm của luận án về trạng ngữ.

5


Chương 2: Kết học của trạng ngữ tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt
Trong chương này, chúng tơi trình bày những đặc điểm về mặt kết học
của trạng ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt chủ yếu ở vị trí và cấu tạo.
Chương 3: Nghĩa học của trạng ngữ tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt
Trong chương này, chúng tôi nghiên cứu nghĩa biểu hiện của trạng ngữ
trong cấu trúc nghĩa sự tình của câu. Cụ thể, chương này sẽ khảo sát ý nghĩa
của trạng ngữ và phân loại chúng vào theo các tiêu chí về nghĩa học.
Chương 4: Dụng học của trạng ngữ tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt
Trong chương này, chúng tơi theo lí thuyết về phân đoạn thông tin
(thông tin cũ/thông tin mới, cấu trúc đề- thuyết), lí thuyết về liên kết và mạch
lạc của diễn ngôn để khảo sát đặc điểm dụng học của trạng ngữ trong tiếng
Anh và tiếng Việt.

6


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Sơ lược nghiên cứu về trạng ngữ trong tiếng Anh
Nghiên cứu về trạng ngữ trong tiếng Anh được bàn đến trong rất nhiều
cơng trình nghiên cứu ngữ pháp tiếng Anh nói chung, các sách dạy tiếng Anh
cho người nước ngồi và đặc biệt các chuyên khảo của các tác giả có uy tín
như R. Quirk, Martin Hewings, L.G. Alexander, Michael Swan, Jack C.

Richards, John Lyons. Các tác giả đã quan tâm đến các vấn đề chức năng, vị
trí và cấu tạo của trạng ngữ trong tiếng Anh. Chẳng hạn, cuốn A student‘s
Grammar of the English Language của Sidney Greenbaum & Randolph Quirk
đã cung cấp cho sinh viên nói riêng, người đọc nói chung những nội dung
quan trọng của ngữ pháp tiếng Anh, trong đó có vấn đề về trạng ngữ. Nghiên
cứu về vấn đề này cịn kể đến cơng trình quen thuộc đối với nhiều người học
tiếng Anh là English Grammar in Use của Raymond Murphy. Trong cơng
trình này, tác giả đã chỉ ra đặc điểm chung của ngữ pháp tiếng Anh trong đó
có vấn đề trạng ngữ tiếng Anh.
Trạng ngữ tiếng Anh mặc dù là thành phần phụ, nhưng vẫn được nhắc
đến trong các cơng trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Anh nói chung, như
Practical English Usage của Michael Swan (2005), The Essential English
Grammar của Alexander (1993), Current English Grammar của Chalker, S.
(1992), chúng tơi nghĩ đó là do tầm quan trọng về mặt ngữ nghĩa và ngữ dụng
của thành phần câu này.
Theo khung ngữ pháp truyền thống, nghiên cứu trạng ngữ trong tiếng
Anh được bàn đến ở các nội dung như khái niệm trạng ngữ, cách phân loại
trạng ngữ và phân biệt trạng ngữ với các thành phần dễ nhầm lẫn khác, hoặc ở

7


một bình diện khác, như phân biệt trạng ngữ và bổ ngữ, phân biệt trạng ngữ
và trạng từ.
Về khái niệm trạng ngữ trong tiếng Anh; các nhà nghiên cứu, dù có
cách định nghĩa khác nhau, nhưng tựu trung lại cũng đã có những thống nhất
nhất định về phạm vi khái niệm. Trong tiếng Anh, ―trạng ngữ‖ được gọi là
―adverbials‖,―adverbial modifier‖ hoặc ―adverbial adjunct‖. Tác giả
Hadumod Bussmann trong cuốn thuật ngữ từ điển ngơn ngữ học có tên
Routledge dictionary of language and linguistics đã định nghĩa ―trạng ngữ‖

như sau: "Collective term for several syntactic functions with various
semantic realizations; an adverbial characterizes a verbal action, process, or
state of affairs with respect to time, place, kind, manner, etc.‖ [8,9] (Thuật
ngữ dùng chung cho một số chức năng cú pháp, hiện thực hóa những nội dung
ngữ nghĩa khác nhau; trạng ngữ cho biết thời gian, nơi chốn, kiểu loại, cách
thức v.v của hành động, q trình hoặc trạng thái sự tình được nói đến trong
câu). Theo tác giả cuốn ―Oxford Advanced Learner's Encyclopedia
Dictionary‖ thì trạng ngữ là thành phần cung cấp (bổ sung) thêm thơng tin về
địa điểm, thời gian, hồn cảnh, phương cách, nguyên nhân, mức độ…. Đồng
quan điểm này, các tác giả cuốn Từ điển "Webster's New World College
Dictionary" cũng cho rằng những thành phần nào dùng để diễn tả thời gian,
địa điểm, cách thức, mức độ, nguyên nhân,... được gọi là trạng ngữ. Có thể
thấy, mặc dù được diễn đạt khác nhau, nhưng các tác giả đã đồng nhất trong
việc chỉ ra thế nào là trạng ngữ trong tiếng Anh. Từ điển "Dictionary of
Language Teaching and Applied Linguistics" (nhà xuất bản Longman) định
nghĩa: "Trạng ngữ là thành phần dùng để … trả lời những câu hỏi như thế
nào?, ở đâu?, khi nào? Một đoạn ngữ hay một mệnh đề đảm nhiệm chức năng
của một trạng từ được gọi là một trạng ngữ hay mệnh đề trạng ngữ." [101, 9]
L.G. Alexander, tác giả cuốn ―Longman English Grammar‖ diễn giải ―Trạng
ngữ (…) cho chúng ta biết hành động sự việc xảy ra như thế nào (How?) khi

8


nào (When?), ở đâu (Where?).‖ [51, 122] Tuy nhiên, theo tác giả thì trạng
ngữ cịn có thể bổ nghĩa cho tính từ, trạng từ khác, cụm giới từ, câu.
Tác giả này còn đưa ra cách xác định trạng ngữ và cho nhiều ví dụ rất
cụ thể để người đọc phân biệt sự khác nhau giữa trạng từ (nhãn hiệu từ loại)
và trạng ngữ (nhãn hiệu thành phần câu).
Về phân loại trạng ngữ tiếng Anh

Việc phân loại trạng ngữ tiếng Anh được nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm như Laen-zlinger, Cinque (1999:106), Ernst (2002:9), Frey and Pittner
(1998) Trạng ngữ được các nhà ngôn ngữ học phân loại thành các loại khác
nhau. Theo W. McGregor trong Semiotic Grammar thì ―Sự phân loại trạng
ngữ bao gồm trạng ngữ chỉ thể cách và mức độ (ví dụ: happily, clumsily,
quickly, very), trạng ngữ chỉ thời gian (ví dụ: now, when, today), trạng ngữ chỉ
khơng gian (ví dụ: here, north, up, across), trạng ngữ chỉ thái độ (ví dụ:
certainly, hopefully), trạng ngữ tình thái (modal adverbials) (not, no,
probably, etc.), trạng ngữ chỉ dự định (ví dụ: only, even, again), và trạng ngữ
chỉ trình tự (ví dụ: firstly, finally)."
Các nhà nghiên cứu nói về phân loại trạng ngữ như là trên cơ sở sự phân
loại những đặc tính cú pháp, mang nhãn hiệu mà qua đó cho thấy nền tảng
ngữ nghĩa của sự phân loại. Lấy ngẫu nhiên từ những sự phân loại khác nhau
và sắp xếp ngẫu nhiên từ trạng ngữ mang tính cú pháp cao đến cú pháp thấp,
có trạng ngữ hành vi lời nói hướng người nói (frankly) và trạng ngữ đánh giá
hướng người nói (fortunately), bằng chứng (evidently), trạng ngữ tri thức
(probably), trạng ngữ phạm vi (linguistically), trạng ngữ hướng chủ thể và
hướng khách thể (deliberately), trạng ngữ cách vị trí (here), trạng ngữ xác
định số lượng (frequently), trạng ngữ chỉ cách thức (slowly), trạng ngữ chỉ
mức độ (very)...‖
Các tác giả cuốn Longman grammar of spoken and written English cho
rằng trạng ngữ có 3 chức năng chính là bổ sung thơng tin về tình huống cho
sự tình được nêu trong câu, biểu đạt phương thức của người nói/ người viết
9


trong câu, hoặc nối kết câu hoặc bộ phận câu với các thành phần câu khác
trong văn bản. Với ba chức năng chính đó, theo các tác giả, trạng ngữ có 3
loại lớn là trạng ngữ tình huống (circumstance adverbials), trạng ngữ phương
thức (stance adverbials) và trạng ngữ liên hệ (linking adverbials).

Trong cuốn "Longman English Grammar", tác giả L.G. Alexander cho
rằng trạng ngữ có 9 loại sau:1/ Adverbial clauses of time (Trạng ngữ thời
gian); 2/ Adverbial clauses of place (Trạng ngữ nơi chốn); Adverbial clauses
of manner (Trạng ngữ cách thức); A dverbial clauses of reason (Trạng ngữ
nguyên nhân); Adverbial clauses of condition (Trạng ngữ điều kiện);
Adverbial clauses of concession (Trạng ngữ chỉ sự nhượng bộ); Adverbial
clauses of purpose (Trạng ngữ mục đích); Adverbial clauses of result (Trạng
ngữ kết quả); [51, 265]
Đồng quan điểm với nhau về mệnh đề trạng ngữ, các tác giả Bùi Ý - Vũ
Thanh Phương (trong cuốn "Ngữ Pháp tiếng Anh") và Lê Dũng (trong cuốn
"Ngữ pháp tiếng Anh nâng cao") cho rằng ―Mệnh đề trạng ngữ (Adverb
clause) có giá trị như một trạng ngữ‖ và chức năng của mệnh đề trạng ngữ là
bổ nghĩa cho động từ hay cho cả câu để nói rõ thêm cách thức, thời gian, nơi
chốn ... của hành động hay sự việc. Xuất phát từ chức năng của trạng ngữ
trong câu, các tác giả này cũng đã chia mệnh đề trạng ngữ thành 9 loại sau
[50, 190-197]:
Mệnh đề trạng ngữ thời gian (Adverb clauses of time), Mệnh đề trạng
ngữ nơi chốn (Adverb clauses of place), Mệnh đề trạng ngữ cách thức
(Adverb clauses of manner), Mệnh đề trạng ngữ nguyên nhân (Adverb
clauses of cause), Mệnh đề trạng ngữ mục đích (Adverb clauses of purpose),
Mệnh đề trạng ngữ kết quả (Adverb clauses of result), Mệnh đề trạng ngữ so
sánh (Adverb clauses of comparison), Mệnh đề trạng ngữ chỉ sự nhượng bộ
(Adverb clauses of concession), Mệnh đề trạng ngữ điều kiện (Adverb clauses
of condition).

10


Như vậy ba tác giả trên đều có đồng quan điểm phân chia mệnh đề
trạng ngữ ra làm 9 loại. Tuy nhiên, theo quan điểm của mình, Marcella Frank,

tác giả cuốn "Modern English - A Practical Reference Guide" lại chia trạng
ngữ thành 11 loại sau [110, 234-275] : Clauses of time (mệnh đề thời gian),
Clauses of place (mệnh đề nơi chốn) Clauses of Contrast (mệnh đề tương
phản), Clauses of Cause (mệnh đề nguyên nhân), Clauses of Result (mệnh đề
kết quả), Clauses of Purpose (mệnh đề mục đích), Clauses of Condition
(mệnh đề điều kiện), Clauses of Exception (mệnh đề ngoại lệ), Clauses of
Manner (mệnh đề phương thức), Clauses of Comparison (mệnh đề so sánh),
Proportion or Extent (mệnh đề tỉ lệ hoặc tầm mở rộng).
Về vị trí của trạng ngữ trong câu.
Vị trí của trạng ngữ trong câu cũng là vấn đề được các nhà nghiên cứu
quan tâm. Phần lớn các ý kiến cho rằng trạng ngữ có thể đứng trước, đứng
giữa và đứng sau thành phần nòng cốt và ở vị trí khác nhau trạng ngữ có
những giá trị khác nhau.
Như vậy, nhìn vào những cơng trình nghiên cứu về trạng ngữ có thể nhận
thấy trạng ngữ là thành phần câu cịn có nhiều tranh luận. Những tranh luận
này gợi mở cho chúng tôi về việc cần phải xác định vai trò của trạng ngữ đối
với cấu trúc câu; xác định các vai trạng ngữ một cách phù hợp trên cơ sở
phân biệt trạng ngữ với những thành phần câu dễ gây nhầm lẫn; tìm hiểu về
trạng ngữ ở những vị trí khác nhau trong câu.
Ngồi ra, các cơng trình nghiên cứu về trạng ngữ trong tiếng Anh của các
nhà nghiên cứu còn chú trọng đến vấn đề phân biệt trạng ngữ với trạng từ. Về
vấn đề này có thể kể đến một số nhà nghiên cứu như M. Strumpf and A.
Douglas, Martin J. Endley. Theo M. Strumpf and A. Douglas (2004) thì
―Trạng từ và trạng ngữ là tương đồng nhưng khơng phải là một. Mặc dù
chúng có cùng chức năng mở rộng nghĩa, đặc tính của chúng khác nhau. Một
trạng ngữ là một thành phần của câu. Nó là một phần của câu và mang một
chức năng nào đấy. Một trạng từ, mặt khác là một từ loại. Chúng ta có thể
11



nói rằng một trạng từ có thể đóng vai trị là một trạng ngữ, nhưng một
trạng ngữ không cần một trạng từ‖ (108, tr.2004). Theo Martin J. Endley
thì ― Tơi muốn nêu sự khác biệt giữa hai khái niệm: Trạng từ và trạng
ngữ: Trạng từ là một nhãn hiệu cho phạm trù ngữ pháp, là các từ đơn
quen thuộc như quickly, happily, and spontaneously…. Trạng ngữ đề cập
đến chức năng. Những yếu tố ngơn ngữ có chức năng này bao gồm cả
trạng từ thêm vào những yếu tố ngôn ngữ khác chẳng hạn cụm từ (on the
table, at the bookstore next week, last year, etc.) và mệnh đề (ví dụ: after
he saw the movie)‖ (114, tr. 2010)
Như vậy, có thể thấy, trạng ngữ và trạng từ dù có những đặc điểm tương
đồng nhưng không đồng nhất với nhau. Trạng từ là xét về mặt từ loại, còn
trạng ngữ là xét về mặt ngữ pháp, về cương vị thành phần câu.
Tóm lại, sự khác nhau giữa trạng từ và trạng ngữ nằm ở chỗ trạng từ
thuộc về từ loại (part of speech), còn trạng ngữ thuộc về thành phần câu
(sentence part).
Theo cách phân loại truyền thống, có 8 từ loại trong tiếng Anh, trong
đó có trạng từ, đó là: danh từ (noun), động từ (verb), tính từ (adjective), trạng
từ (adverb), giới từ (preposition), đại từ (pronoun), liên từ (conjunction) và
thán từ (interjection).
1.1.2. Sơ lược nghiên cứu về trạng ngữ trong tiếng Việt
Thành phần trạng ngữ trong tiếng Việt bắt đầu được nghiên cứu từ
những năm trước năm 1945. Nghiên cứu trạng ngữ tiếng Việt đã được bàn
đến trong những nội dung sau:
Về khái niệm trạng ngữ. Trước năm 1945, do cái nhìn Dĩ

u vi trung,

các tác giả cho rằng trong tiếng Việt có trạng từ và đồng nhất trạng từ với
trạng ngữ. Theo đó, các nhà nghiên cứu như Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ,
Phạm Duy Khiêm… cho rằng ―trạng từ là tiếng để phụ thêm nghĩa một

tiếng động từ, một tiếng tĩnh từ, một tiếng trạng từ khác hay cả một mệnh
đề.‖ [25, 106]. Sau năm 1945, các nhà ngôn ngữ học tiếp tục nghiên cứu
12


trạng ngữ nói riêng và thành phần câu nói chung. Trạng ngữ được nhiều nhà
ngữ pháp học quan tâm nghiên cứu và đưa ra các quan niệm khác nhau. Theo
Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê (1963) [10, 554], thì ―trạng ngữ đặt
sau là bổ từ của tiếng (tức là từ), trạng ngữ đặt trước là bổ từ của câu.‖ Theo
Nguyễn Kim Thản (1964) [37, 212], trạng ngữ là thành phần thứ yếu của
câu, biểu thị các ý nghĩa thời điểm, địa điểm, ngun nhân, mục đích,
phương tiện hay tình thái.
Dỗn Quốc Sỹ, Đồn Viết Bửu (1970) [36, tr. 143], Lược khảo về
ngữ pháp Việt Nam dùng thuật ngữ bổ từ của câu thay cho thuật ngữ
trạng ngữ.
Trần Thái Hồng, Võ Thị Cưu (1975) cho rằng trạng từ là từ chỉ
trạng thái của tuyên từ (động từ hay tính từ), hay một trạng từ khác.
Theo Hồng Trọng Phiến thì trạng ngữ là thành phần thứ yếu của
câu, nó có ý nghĩa địa điểm, không gian, thời gian, nguyên nhân, mục đích
Theo Cao Xuân Hạo (1991) trong Tiếng Việt -Sơ thảo ngữ pháp chức
năng (2004) [18, 162] thì trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho
cấu trúc Đề - Thuyết một ý phụ. Trạng ngữ thường có vị trí ở đầu hoặc cuối
câu. Về vị trí, trạng ngữ có thể chen vào giữa Đề và Thuyết.
Về các loại trạng ngữ. Trước năm 1945, các nhà ngôn ngữ học nhấn
mạnh vai trò của trạng ngữ đối với tiếng Việt. Khi đó, các nhà ngơn ngữ học
đang đồng nhất khái niệm trạng từ và trạng ngữ. Theo đó, các tác giả chia
trạng từ thành các loại như 1) trạng từ chỉ thể, cách; 2) trạng từ chỉ số
lượng; 3) trạng từ chỉ thời gian; 4) trạng từ chỉ nơi chốn; 4) trạng từ
chỉ sự nghi vấn; 5) trạng từ chỉ ý kiến.
Theo Nguyễn Kim Thản (1964) các loại trạng ngữ gồm: 1) trạng

ngữ thời gian; 2) trạng ngữ địa điểm; 3) trạng ngữ nguyên nhân (―Cách
mạng đã do Việt Bắc mà thành cơng‖); 4) trạng ngữ mục đích; 5) trạng
ngữ phương tiện (―Khách toàn đến bằng xe hơi‖); 6) trạng ngữ tình thái.
Dỗn Quốc Sỹ, Đồn Viết Bửu (1970) trong Lược khảo về ngữ pháp
13


Việt Nam chia thành: 1) bổ từ thời và không gian, 2) bổ từ nguyên nhân bổ từ nguyên lai - bổ từ mục đích, 3) bổ từ giả thiết.
Trần Thái Hồng, Võ Thị Cưu (1975) cũng chia trạng từ thành
các loại sau: 1) trạng từ chỉ thể cách; 2) trạng từ chỉ số lượng; 3) trạng
từ chỉ thời gian; 4) trạng từ chỉ nơi chốn; 5) trạng từ chỉ sự nghi vấn; 6)
trạng từ chỉ sự quyết chắc; 7) trạng từ chỉ sự hoài nghi; 8) trạng từ chỉ sự
phủ định
Đái Xuân Ninh (1978) [32, 303], trong Hoạt động của từ tiếng Việt
cho rằng, bổ ngữ, quen gọi là trạng ngữ, bao gồm: ) Bổ ngữ đặt trước gồm 1)
bổ ngữ nơi chốn; 2) bổ ngữ thời gian; 3) bổ ngữ trạng thái (cách thức); 4) bổ
ngữ mục đích; 5) bổ ngữ nguyên nhân; 6) bổ ngữ phương tiện; 7) bổ ngữ nội
dung, b) Bổ ngữ đặt sau, tác giả chia thành: 1) bổ ngữ thời gian; 2) bổ ngữ
nơi chốn; 3) bổ ngữ nguyên nhân; 4) bổ ngữ mục đích; 5) bổ ngữ phương
tiện; 6) bổ ngữ nội dung; 7) bổ ngữ trạng thái. Đồng quan điểm này, Diệp
Quang Ban (1984) [1, tr. 171 -187] trong Cấu tạo của câu đơn trong tiếng
Việt thì dùng thuật ngữ bổ ngữ để chỉ trạng ngữ. Theo tác giả thì có các loại
bổ ngữ sau: a) bổ ngữ của câu chỉ thời gian; b) bổ ngữ của câu chỉ không
gian, bổ ngữ của câu chỉ nguyên nhân; bổ ngữ của câu chỉ mục đích; bổ
ngữ của câu chỉ điều kiện, bổ ngữ của câu chỉ tình hình và bổ ngữ của câu
chỉ tình huống.
Về phạm vi ý nghĩa của trạng ngữ các ý kiến của các nhà ngôn ngữ bộc
lộ nhiều sự khác biệt:
Các tác giả của ―Giáo trình Việt ngữ‖ (1962) xếp vào trạng ngữ những
ngữ đoạn biểu thị ý nghĩa về thời gian, không gian, cách thức. Đây là cách

xác định phạm vi ý nghĩa của trạng ngữ tương đối đơn giản.
Tác giả Nguyễn Kim Thản đưa ra một danh sách trạng ngữ gồm nhiều
loại hơn: trạng ngữ thời gian, trạng ngữ địa điểm, trạng ngữ nguyên nhân,
trạng ngữ mục đích, trạng ngữ phương tiện, trạng ngữ tình thái [39, 212]. Về

14


sau trong cuốn ―Cơ sở cú pháp tiếng Việt‖ (2008) tác giả có bổ sung thêm loại
trạng ngữ chuyển tiếp có nhiệm vụ chuyển tiếp từ câu nọ sang câu kia.
Dùng tên gọi thành phần tình huống thay cho trạng ngữ, nhóm tác giả
thuộc Ủy ban cho rằng thành phần này có chức năng ―bổ sung ý nghĩa về thời
gian, nơi chốn, hay về phương tiện, mục đích, về cách thức, trạng thái… nói
chung là nghĩa tình huống‖. [47, 224]
Tác giả Diệp Quang Ban đã gọi thành phần trạng ngữ là thành phần bổ
ngữ của câu và phân chia thành các loại bổ ngữ khác nhau như: bổ ngữ chỉ
thời gian, bổ ngữ chỉ không gian, bổ ngữ chỉ mục đích, bổ ngữ chỉ nguyên
nhân, bổ ngữ chỉ điều kiện, bổ ngữ chỉ tình hình, và bổ ngữ chi tình huống.
Theo tác giả Nguyễn Văn Hiệp (2009), dựa trên tiêu chí ngữ nghĩa có
thể phân loại trạng ngữ thành: trạng ngữ chỉ thời gian, trạng ngữ chỉ không
gian, nơi chốn, trạng ngữ chỉ nguyên nhân, trạng ngữ chỉ mục đích, trạng ngữ
hạn định, trạng ngữ điều kiện, trạng ngữ phương thức, trạng ngữ nhượng bộ,
trạng ngữ chỉ tác thể của hành động, kẻ tạo tác hay hủy diệt. Tám loại trạng
ngữ này được trình bày rõ trong ―Cú pháp tiếng Việt‖ (2009). Với cách phân
loại này, tác giả đã coi vị ngữ phụ là một loại trạng ngữ, đồng thời tác giả đã
tách một số trạng ngữ vốn được xác định là trạng ngữ chỉ nguyên nhân và xếp
vào trạng ngữ chỉ tác thể của hành động, kẻ tạo tác hay hủy diệt.
Với một cách phân loại trạng ngữ cũng khá chi tiết, tác giả của ―Câu
tiếng Việt‖ - Nguyễn Thị Lương cho rằng trạng ngữ thường đảm nhận các vai
nghĩa như chỉ thời gian, chỉ không gian, chỉ cách thức, chỉ phương tiện, chỉ

nguyên nhân, chỉ mục đích, chỉ điều kiện, chỉ nhượng bộ. Chúng tôi cho rằng
đây là một cách phân loại trạng ngữ thuyết phục và có sự phân biệt giữa trạng
ngữ và vị ngữ phụ.
Liên quan đến sự phân biệt giữa trạng ngữ và vị ngữ phụ (cịn gọi là vị
ngữ thứ yếu), chúng tơi nhận thấy sự tranh luận tập trung vào trường hợp
trường hợp các cụm động từ, cụm tính từ ở đầu câu, đứng trước chủ ngữ. Tác
giả Nguyễn Kim Thản trong ―Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt‖, Hoàng Trọng
15


Phiến trong ―Ngữ pháp tiếng Việt‖, Diệp Quang Ban trong ―Ngữ pháp tiếng
Việt‖, tập 2… đều thống nhất xếp các trường hợp này vào loại trạng ngữ bổ
sung ý nghĩa về tình hình, trạng thái, tính cách, hay trạng ngữ biểu thị tình
thái. Trong khi đó các tác giả Hồng Tuệ, Lê Cận, Cù Đình Tú trong ―Giáo
trình Việt ngữ‖, Phan Thiều trong ―Rèn luyện ngôn ngữ‖, tập 2, Nguyễn Thị
Lương trong ―Câu tiếng Việt‖, lại xếp những trường hợp trên vào thành phần
vị ngữ phụ.
1.2. Cơ sở lí thuyết liên quan đến luận án
1.2.1. Khái quát về trạng ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt
1.2.1.1. Trạng ngữ trong tiếng Anh
Như phần 1.1.1 đã tổng kết, trạng ngữ trong tiếng Anh đã được quan
tâm nghiên cứu ở nhiều vấn đề, trước hết là ở phạm vi khái niệm. Có thể thấy,
cho dù có những khía cạnh nào đó vẫn cịn thảo luận, trạng ngữ trong tiếng
Anh được hiểu tương đối thống nhất, mặc dù cách diễn đạt có thể hơi khác,
như có thể thấy qua những cách diễn đạt sau:
- Trạng ngữ là thành phần phụ của câu. Trạng ngữ góp phần xác định
thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, …của sự việc nêu trong câu và
trả lời cho các câu hỏi như: Ở đâu? Khi nào? Vì sao? Để làm gì?
- Trạng ngữ là loại thành phần phụ bổ sung ý nghĩa về thời gian, địa
điểm, cách thức, phương tiện, ngun nhân, phương diện, tình hình, mục đích,

…cho sự tình được đề cập trong câu.
- Trạng ngữ là từ hoặc cụm từ chỉ thời gian, địa điểm hoặc cách thức
của hành động. Trạng ngữ thường được cấu tạo là các cụm giới từ
(prepositional phrase), trạng từ (adverb) hoặc một cụm trạng từ (adverbial
phrase). Về vị trí, trạng ngữ có thể có nhiều vị trí khác nhau nhưng thường đi
sau vị ngữ. Tuy nhiên trạng ngữ là cụm giới từ không được nằm giữa động từ
và vị ngữ.
She drove on the street her new car. (Sai)
She drove her new car on the street. (Đúng)
16


Các phân tích trên cho thấy trạng ngữ (adverbial modifier) đã có sự thống
nhất trong các nhà nghiên cứu Anh ngữ. Theo đó, trạng ngữ có thể là từ, trạng từ,
một cụm giới từ hay một cụm danh từ dùng để bổ nghĩa cho động từ hoặc bổ
nghĩa cho cả câu và thường bắt đầu bằng một liên từ. Trạng ngữ cũng có thể là
một mệnh đề để làm rõ thời gian, địa điểm, mục đích ... của sự việc.
1.1.2.2. Từ loại và những dạng cấu trúc thực hiện chức năng trạng ngữ trong
câu tiếng Anh
1/ Trạng từ
Theo định nghĩa của từ điển bách khoa tồn thư về ngơn ngữ và ngơn
ngữ học thì trạng từ (adverb) của tiếng Anh bắt nguồn từ adverbium của
những nhà ngữ pháp người Rome, sau đó được dịch sang tiếng Hi Lạp là
epirrhema. Từ này có nghĩa: trạng từ là một từ đi kèm với động từ, hay
nói theo ngữ nghĩa học thì nó bổ nghĩa cho động từ. Cho dù người ta bây
giờ nhận thấy rằng mối liên kết giữa trạng từ và động từ không chặt như
người ta vẫn tưởng, nhưng trạng từ nói chung vẫn được sử dụng và đã tạo ra
thuật ngữ ―adverbial‖, là một danh từ dùng để chỉ những trạng từ
(adverbs) cũng như là những cụm từ (phrases) hay những mệnh đề (clauses)
mà có cùng chức năng như những trạng từ (95, tr39). Theo từ điển bách khoa

toàn thư này thì trạng từ có những đặc điểm sau: thứ nhất, trạng từ là một từ
loại; thứ hai, trạng từ là bất biến (invariable) về hình thức, thứ ba trạng từ bổ
nghĩa cho một động từ (verb), thứ tư, trạng từ mang tính tùy nghi, khơng bắt
buộc (optional), thứ năm về vị trí trạng từ (trong tiếng Anh vị trí giữa câu là
vị trí của trạng từ. Khu vực của trạng từ là giữa động từ nguyên mẫu và
động từ được chia, hay còn gọi là động từ biến ngôi), thứ sáu là sự đồng
thuận khi xét các đặc tính của trạng từ. Khơng có đặc tính nào được đề cập
bên trên vừa thỏa mãn điều kiện cần và điều kiện đủ để đáp ứng các tiêu
chí của trạng từ. Tuy nhiên một vài trường hợp được nói đến bên trên có thể
đáp ứng tính điển hình của trạng từ, thứ bảy là tính phổ quát (universality)
hay tính phổ biến về trạng từ.
17


2/ Cụm giới từ (prepositional phase)
Cụm giới từ trong tiếng Anh là một nhóm từ thường bắt đầu bằng một
giới từ kết hợp với một cụm danh từ, đại từ, cụm trạng từ (địa điểm hoặc thời
gian). Ngoài ra, cụm giới từ còn được bắt đầu bằng một giới từ kết hợp với
một danh động từ, hoặc mệnh đề bắt đầu bằng câu hỏi wh. Ví dụ:
- Giới từ và cụm danh từ:
I came here by bus. (Tôi đến đây bằng xe buýt.)
- Giới từ và trạng từ
From there, it‘ll take you about 1 hours to the school. (Từ đó, bạn sẽ
mất khoảng 1 tiếng để đi tới trường)
- Giới từ và cụm trạng từ
Until quite recently, no one knew about his news. (Cho đến gần đây,
khơng ai biết gì về tin tức của anh ấy)
Cụm giới từ thường đóng vai trạng ngữ trong câu, như có thể thấy
qua các ví dụ trên.
3/Mệnh đề trạng ngữ

Mệnh đề trạng ngữ là mệnh đề có chức năng làm trạng ngữ trong câu.
Trong tiếng Anh, có các loại mệnh đề trạng ngữ như: mệnh đề trạng ngữ chỉ
thời gian, mệnh đề trạng ngữ chỉ nơi chốn, mệnh đề trạng ngữ chỉ cách thức,
mệnh đề trạng ngữ chỉ nguyên nhân, mệnh đề trạng ngữ chỉ kết quả…..
a) Mềnh đề trạng ngữ chỉ thời gian
Mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian trong tiếng Anh thường được bắt đầu
bằng các từ sau:
+ When (khi mà), While (trong khi), Before (trước khi), After (sau khi),
Since (từ khi), As (Khi mà), Till/ until (cho đến khi), As soon as (ngay khi
mà), Just as (ngay khi), Whenever (bất cứ khi nào)….

18


b) Mệnh đề trạng ngữ chỉ nơi chốn
Mệnh đề trạng ngữ chỉ nơi chốn là loại mệnh đề có vai trò làm trạng
ngữ chỉ nơi chốn trong câu. Mệnh đề này trong tiếng Anh được bắt đầu bằng
where (nơi mà) và wherever (bất cứ nơi nào)
b) Mệnh đề trạng ngữ chỉ nguyên nhân
Mệnh đề trạng ngữ chỉ nguyên nhân là loại mệnh đề có vai trị nêu
ngun nhân của sự vật, hiện tượng trong câu. Mệnh đề này trong tiếng Anh
thường được bắt đầu bằng because, since, as, seeing that….(đều có nghĩa là
bởi vì.)
c) Mệnh đề trạng ngữ chỉ cách thức
Mệnh đề trạng ngữ chỉ cách thức là loại mệnh đề có vai trị làm trạng
ngữ chỉ cách thức trong câu. Mệnh đề này trong tiếng Anh thường bắt đầu
bằng as hay as if, đều có nghĩa là : Như là, như.
d) Mệnh đề trạng ngữ chỉ mục đích
Mệnh đề trạng ngữ chỉ mục đích là loại mệnh đề có vai trị làm trạng
ngữ chỉ mục đích trong câu. Mệnh đề này trong tiếng Anh thường bắt đầu

bằng so that, in order that, đều có nghĩa là ―để mà‖.
e) Mệnh đề trạng ngữ chỉ sự tương phản
Mệnh đề trạng ngữ chỉ sự tương phản là loại mệnh đề có vai trò làm
trạng ngữ chỉ sự tương phản trong câu. Mệnh đề này trong tiếng Anh thường
bắt đầu bằng các từ như : although, though, even though (mặc dù), but/ yet
(nhưng), while/ whereas (trong khi/ trái lại), ….
1.2.1.2. Trạng ngữ trong tiếng Việt
Trạng ngữ là một thuật ngữ rất quen thuộc trong ngữ pháp tiếng Việt
Các tác giả Hoàng Tuệ, Nguyễn Kim Thản, Diệp Quang Ban, Lưu Vân Lăng,
Nguyễn Tài Cẩn, đều cho rằng trạng ngữ là một thành phần phụ của câu
(Hoàng Tuệ….1962, Nguyễn Kim Thản 1964, Lưu Vân Lăng 1970, Nguyễn
Tài Cẩn…1975, Diệp Quang Ban 1985….). Tuy nhiên, tư cách thành phần

19


×