Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Nhu cầu của một kỷ nguyên lãnh đạo mới pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.4 KB, 6 trang )

Nhu cầu của một kỷ nguyên lãnh đạo mới
Những thay đổi về căn bản, có tính chất lịch sử trong
phương thức lãnh đạo đòi hỏi một kiểu nhà lãnh đạo mới.


Đặc biệt, nhà lãnh đạo phải là nhà du hành chứ không phải là một
hành khách. Đó là một nhà lãnh đạo luôn sẵn sàng lao vào một
cuộc hành trình đi qua những vùng đất chưa có tên trên bản đồ.
Những nhà lãnh đạo đi tiên phong mở ra một kỷ nguyên lãnh đạo
mới, từ nhà tiên tri Moses của Ai Cập tới cố Tổng thống Hoa Kỳ
Franklin Delano Roosevelt đều đã sử dụng tinh thần, tầm nhìn, và
kỹ năng của họ để xây dựng lên chiếc cầu bắc từ kỷ nguyên lãnh
đạo này sang kỷ nguyên kế tiếp. Họ không chỉ tạo ra lối đi an toàn
qua quá trình quá độ mà còn làm thay đổi hoàn toàn nhận thức
về văn hóa của chúng ta, biến sự kinh sợ trở thành niềm vui hân
hoan.
Những nhà lãnh đạo đi tiên phong này được những cuộc khủng
hoảng lãnh đạo kêu gọi phải “lên đường”. Đó chính là bản chất
của sự thay đổi có tính chất lịch sử mà những nhà lãnh đạo này
bị bản năng thôi thúc, chứ không phải là kinh nghiệm.
Nhu cầu tái tạo phương thức lãnh đạo trong kinh doanh
Dịp này, nhiều công dân Hoa Kỳ đang hết sức băn khoăn với câu
hỏi về tầm quan trọng của kinh nghiệm đối với một ứng cử viên
cho chức Tổng thống, đặc biệt là với sự tham gia ứng cử của
Thượng nghị sĩ Barack Obama. Cho dù ông có trở thành người
bổ nhiệm của Đảng Dân chủ hay không, thì sự ủng hộ mà các cử
tri dành cho ông chính là minh chứng cho thấy niềm khát khao
của người dân Hoa Kỳ về một kỷ nguyên lãnh đạo mới trong
chính trị. Ngày càng có nhiều người dân Hoa Kỳ sẵn sàng xây
dựng chiếc cầu nối tới một tương lai mới, và với họ dường như
chỉ riêng Thượng nghị sĩ Obama có thể đáp ứng được nhu cầu


này.
Tuy vậy, bất kỳ ai có tham vọng lãnh đạo trong ngành kinh doanh
nên ghi lại những điều sau. Rất lâu trước khi cuộc khủng hoảng
tại thị trường cho vay thứ cấp nổ ra, người dân Hoa Kỳ đã có
nhận thức rất mới mẻ về lãnh đạo trong kinh doanh như họ đã
từng giác ngộ về lãnh đạo trong chính trị.
Và cho dù có quá nhiều người đặt hi vọng vào Thượng Nghị sĩ
Obama, hi vọng rằng ông sẽ là người đi tiên phong cho một kỷ
nguyên lãnh đạo chính trị mới, nhưng người dân Hoa Kỳ một mặt
vẫn trong tư thế sẵn sàng trở thành những người tiêu dùng biết
đền ơn những nhà lãnh đạo kinh doanh thể hiện trí thông minh và
sự can đảm cho quá trình tái tạo ngành thương mại, mở ra một
kỷ nguyên lãnh đạo trong kinh doanh mới.
Trong suốt giai đoạn vàng của kỷ nguyên tiêu dùng hàng loạt tại
Hoa Kỳ vào khoảng giữa những năm 1960, mức lương của CEO
gấp khoảng 24 lần mức lương trung bình của một người công
nhân. Theo số liệu điều tra từ công ty nghiên cứu thị trường
Harris Interactive - Hoa Kỳ, tại thời điểm đó, 55% người dân Hoa
Kỳ đặt niềm tin vào phương thức lãnh đạo của những công ty chủ
chốt hàng đầu. Cho tới ngày nay, khi tỉ lệ mức lương giữa CEO
và người công nhân tăng xấp xỉ lên con số 300 và 1, thì chỉ còn
khoảng 16% người dân còn duy trì niềm tin vào phương thức
lãnh đạo trong kinh doanh của những công ty này.
Những ví dụ điển hình
Ngành kinh doanh đưa ra những ví dụ điển hình về những nhà
lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm đã bám víu vào hiện trạng và nhấn
chìm con tàu đang dần chìm xuống, thậm chí khi khách hàng của
họ đã nhảy qua mạn tàu và bơi sang một vùng biển mới. Nhưng
bài học kinh nghiệm đắt giá nhất xuất phát từ thời điểm quyết
định khi Ai đó điều khiển những con tàu cứu hộ và lái con tàu tới

vùng biền ngoài xa, nơi họ được đền ơn một cách xứng đáng.
Henry Ford là một ví dụ điển hình. Ông chính là một người bảo
thủ và mù quáng nhưng lại là một nhà lãnh đạo phi thường đã
mở ra một kỷ nguyên lãnh đạo mới.
Năm 1908, các nhà sản xuất xe hơi
Detroit đã sử dụng phương pháp sản
xuất thủ công để sản xuất những
chiếc xe hơi sang trọng phục vụ
những khách hàng giàu có và bán với
giá thua lỗ. Chỉ riêng Ford nắm được
rằng có một thị trường mới của những
người dân bình thường mong muốn
những chiếc xe hơi với giá phù hợp
với túi tiền của họ.
Trước thái độ miệt thị, coi thường của
những công ty cùng ngành, Ford đã
chiến đấu với các ngân hàng, bỏ lại
hai công ty và cuối cùng bắt đầu sự
nghiệp của riêng ông. Tầm nhìn của
ông về tiêu dùng hàng loạt đã truyền
cảm hứng cho các nhân viên trong
công ty khám phá ra một lô-gic hoàn
toàn mới trong sản xuất và kinh tế học: sản xuất hàng loạt.
Họ đã trải qua rất nhiều năm thử nghiệm và đối mặt với những
sai sót trong sản xuất cho tới cuộc bứt phá năm 1913, với sự ra
đời của một dây chuyền lắp ráp chuyển động và kiểu dáng Model
T giá thấp nổi tiếng.
Nếu bạn đặt cược cho kinh nghiệm, cho rằng kinh nghiệm đã làm
nên những thành công của Ford thì có nghĩa là bạn đã bị thua
cuộc. Mục tiêu sản lượng tăng vọt đầy ấn tượng tới 1.000% trong

một số ngành sản xuất đã đạt được chỉ trong vòng một năm.

Henry Ford - người khai
sinh ra tập đoàn xe hơi
mang tên ông.
Doanh thu tăng vọt. Giá cả cắt giảm. Theo James Couzens, quản
lý tài chính đầu tiên của Ford, thì “chúng tôi đã bị ngập trong đơn
đặt hàng”.
Khi được hỏi về chiếc chìa khóa dẫn tới thành công, Couzens đã
tiết lộ rằng: “Với công việc kinh doanh, cả Ford và tôi đều không
có bất kỳ kinh nghiệm đáng kể nào…Tôi cho rằng nếu chúng tôi
có nhiều kinh nghiệm hơn, chúng tôi có thể đã bắt tay vào công
việc bằng cách khác. Những cải tiến thành công nhất của chúng
tôi có thể đã không thành công!”
Steve Jobs là một nhà lãnh đạo kỷ nguyên mới khác. Ông đã phá
vỡ một cách dứt khoát kỷ nguyên tiêu dùng hàng loạt của Ford,
hướng tới đáp ứng nhu cầu một loại người tiêu dùng cá nhân
mới. Trước hết, Jobs tái hình dung chiếc máy tính như một công
cụ cho mỗi cá nhân, biến khái niệm cách mạng hóa thành một
sản phẩm thương mại có thể tổn tại độc lập và phát triển với sự
ra đời của thế hệ Apple II vào năm 1977.
Năm 1983, hội đồng quản trị của Apple đã bỏ lỡ cơ hội khi họ đề
cao kinh nghiệm, đặt kinh nghiệm lên trên bản năng, và hất cẳng
Jobs ủng hộ John Scully - quản lý cấp cao dày dạn kinh nghiệm
của Pepsico.
Tiếp theo là sự chuyển đổi mang
tính lịch sử trong ngành kinh
doanh âm nhạc. Từ năm 1999 -
2003, doanh thu của ngành âm
nhạc ghi âm đã giảm 25% khi

mọi người chuyển sang sử dụng
những mạng ngang hàng như
Napster và Kazaa. Tới năm
2003, hàng tháng có khoảng
năm tỉ các bản nhạc được bán
trên những mạng lưới này.
Mặc dù có một lượng khách
hàng khổng lồ đang chờ đợi ở
bờ biển mới, những chuyên gia
âm nhạc dày dạn kinh nghiệm
đã lựa chọn con đường ở lại
phía sau lời mời chào lên boong
tàu. Họ cố gắng hạn chế khuynh
hướng sử dụng đĩa CD với rất
nhiều lý do biện hộ khác nhau, và sau đó họ bắt đầu tung ra vụ
Gia-ra-nát hợp pháp để chống lại Napster và hàng trăm fan hâm
hộ âm nhạc cuồng nhiệt nhất.
Nhưng trong khi những chuyên gia âm nhạc dày dạn kinh nghiệm
chỉ nhìn thấy một quốc gia với những người tiêu dùng hàng loạt
phạm pháp, thì Steve Jobs lại nắm được một loại hình cá nhân
tiêu dùng mới với những đam mê độc nhất vô nhị.
Những chiếc thuyền cứu hộ song sinh là iPod tung ra năm 2001
và iTunes tung ra thị trường năm 2003 đã tạo con đường rẽ cho
cơ cấu ngành công nghiệp tiêu dùng hàng loạt trước đây và tái
hợp nhất âm nhạc với mỗi người nghe. Nhà du hành Jobs đã
được đền ơn bằng lòng trung thành và tiền mặt khi iPod trở thành
Model T của kỳ nguyên tiêu dùng cá nhân hóa mới. Doanh thu

Steve Jobs - CEO của Apple

×