Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Tố chất lãnh đạo do bẩm sinh hay được tôi luyện? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.4 KB, 5 trang )

Tố chất lãnh đạo do bẩm sinh hay được tôi luyện?
T. Edison có nói: "Thiên tài bao gồm 1% tài năng bẩm sinh và 99% là do tôi
luyện". Nhưng còn tố chất lãnh đạo thì sao? Liệu những nhà lãnh đạo thiên tài có
phải do tài năng bẩm sinh hay do quá trình tôi luyện?

Trong một phản hồi trực tuyến về bài viết
gần đây của tôi “Tố chất của game thủ” và
cuộc thảo luận về phẩm chất lãnh đạo trong
các MMOG[1] (Trò chơi trực tuyến nhiều
người chơi), Joi Ito đã tỏ ra băn khoăn liệu
quá trình chơi game tạo nên tố chất của game
thủ hay chỉ đơn giản họ có xu hướng học
theo những người đã có sẵn các tố chất này?

Tố chất của game thủ bao gồm: Tinh thần tối
ưu hóa kết quả, đề cao sự đa dạng, khả năng
thích ứng tốt với những thay đổi, sự hứng thú
học hỏi và lòng khát khao tìm hướng đi mới.
Câu hỏi mà Ito nêu ra chính là cách nhìn
nhận trong thế kỷ 21 về một vấn đề muôn
thuở: “Tố chất lãnh đạo là bẩm sinh hay
được tôi luyện?” Hoặc trong trường hợp này có thể là: “Tố chất của game thủ là bẩm sinh
hay được tôi luyện?”
T. Edison có nói: "Thiên tài bao gồm 1%
tài năng bẩm sinh và 99% là do tôi luyện"
Ảnh: www.rosanas.com

Nghiên cứu của chúng tôi đã tập trung vào việc định hướng lại câu hỏi để phù hợp với
bối cảnh ngày càng nhiều thử thách đang nổi lên trong môi trường làm việc hiện nay của
thế kỷ 21.
Ví dụ, những người chưa từng có cơ hội nắm giữ những vị trí lãnh đạo tại nơi làm việc


dường như không thể biết rằng họ có thích thú với những thử thách mà việc lãnh đạo
mang lại hay không hoặc họ có phẩm chất phù hợp với công việc đó hay không?
Trong game, cơ hội trở thành người lãnh đạo xuất hiện hầu như liên tục, cho phép người
chơi khẳng định được tiếng nói của mình và phát triển được tố chất lãnh đạo trong nhiều
tình huống khác nhau.
Cho dù những phẩm chất mà chúng tôi coi là một phần của tố chất game thủ có là bẩm
sinh hay không, chúng tôi vẫn tin rằng những trò chơi này là nơi để người chơi chứng tỏ
khả năng và trong một số trường hợp còn khám phá ra những năng lực xuất sắc có thể sẽ
mãi ngủ yên nếu họ không trở thành một game thủ.
Khi gọi những đặc điểm này là tố chất, chứ không phải kỹ năng, chúng ta đã cố gắng
nhấn mạnh điều khác biệt cơ bản giữa mô hình dạy học truyền thống và việc rèn luyện
hay học hỏi theo cách truyền đạt trực tiếp.

Tố chất lãnh đạo do đâu mà có không quan trọng,
điều quan trọng là các tổ chức phải biết
tận dụng chúng một cách hiệu quả nhất
Ảnh: componentleadership.pmi.org

Theo như một số bài báo đã xuất bản trước của chúng tôi mô tả, các game có thể dạy
người chơi nhiều kỹ năng. Nhưng đó không phải là điều chúng tôi muốn nói ở đây. Về
khái niệm, các tố chất ám chỉ điều gì đó tương đối khác biệt và ở một cấp độ cao hơn các
kỹ năng.
Trong khi một số kỹ năng có thể được chuyển giao trực tiếp từ thế giới game sang thế
giới thực thì các tố chất lại có vẻ khó được nắm giữ hơn.

Các tố chất chỉ liên quan đến người chơi trong thế giới ảo. Chúng là thành phần của một
hệ thống khái niệm rộng lớn hơn các kỹ năng rất nhiều.

Thế giới ảo cho phép người chơi nhìn ra được những khả năng khác nhau của một vấn đề
hay thử thách.

Tương tự như vậy, các tố chất sẽ khiến người ta sử dụng các phương thức khác nhau đối
với mỗi nhóm tình huống khác nhau.

Với cách hiểu này, các tố chất phụ thuộc vào những tình huống có thể cho phép hay
khuyến khích họ vươn tới vị trí lãnh đạo.
Trong trường hợp của các game, chúng ta có thể bàn luận về các kỹ năng đa dạng giúp
người chơi thích ứng với những thay đổi, nhưng chính tố chất của game thủ mới có thể
giúp họ tận dụng thời cơ từ những thay đổi đó.
Chúng tôi đã hết sức ấn tượng sau cuộc nói chuyện với lãnh đạo một hội chơi game,
người mà sau đó được tuyển vào vị trí quản lý tại một công ty Internet lớn. Anh ấy tưởng
tượng việc xây dựng đội ngũ làm việc của mình giống như khi anh ấy xây dựng một đội
khi chơi game vậy.
Trong khi hầu hết chúng ta, dù đã am hiểu công
việc này, đòi hỏi nhiều nguồn lực được cụ thể
hóa rõ ràng thì mới đồng ý đảm nhận công việc,
anh ta lại không hề như vậy.

Thay vào đó, anh ta tin rằng một trong những
việc phải làm khi giải quyết những thử thách,
yêu cầu là đi tìm những nguồn lực cần thiết để
hoàn thành nhiệm vụ.
Từ thành công trong thế giới game, anh tự tin
mình có thể tìm ra được những người có đủ khả
năng và thu hút họ vào làm việc bất kể họ đang
ở vị trí nào trong doanh nghiệp.

Những quan điểm này, dù được nhìn nhận có thể
gây chia rẽ ở hầu hết các doanh nghiệp (nhảy
qua lại giữa các phòng ban và dụ dỗ người ta đi
giải quyết vấn đề của bạn), thì lại rất phổ biến ở

thế giới game.
Tư duy của một game thủ cũng gần giống
với tư duy của một nhà lãnh đạo
Ảnh: www.aolcdn.com

Những tố chất nổi lên từ các game thủ có thể cho chúng ta biết nhiều điều về hình ảnh
tương lai của môi trường làm việc trong thế kỷ 21 khi nó tiếp tục khai thác khả năng của
những người hiểu rõ được bí quyết để thành công trong một thế giới liên tục thay đổi
nhanh chóng. Tuy nhiên nó không phải là một sự truyền đạt trực tiếp.
Nói cách khác, sẽ chẳng có tác dụng gì nếu bạn quản lý việc kinh doanh của mình như
đang quản lý một đội trong game World of Warcraft[2]
, nhưng nó sẽ mang lại hiệu quả
khi bạn nghĩ về hai việc đó với tư duy giống nhau.
Để trở về với câu hỏi đã khởi xướng lên cuộc thảo luận này, có lẽ chúng ta không nên
quan tâm nhiều tới cách các tố chất trên được hình thành mà thay vào đó nên tìm cách
đảm bảo rằng các tổ chức hôm nay và mai sau biết cách làm thế nào để tận dụng được
chúng một cách hiệu quả nhất.
- Bài viết đăng ở chuyên mục của Douglas Thomas và John Seely Brown trên trang
Harvard Business Online -

HBV-TVN

Đề nghị ghi rõ “Bản quyền @Harvard Business School Publishing”, hoặc “Bản quyền tiếng Việt @Công ty phần mềm và truyền thông
VASC” khi trích dẫn lại thông tin này trên các tài liệu in ấn và photocopy, và ghi rõ “Trích từ trang Harvard’S-TVN” khi xuất bản trực
tuyến.




[1]


MMORPG là từ viết tắt tiếng Anh của Mass Multi-player Online Role-Playing Game - Tạm dịch Trò chơi trực tuyến nhiều người chơi.

[2]

World of Warcraft là một game thuộc dòng game nhập vai trực tuyến nhiều người chơi. Kể từ khi trình làng tại Bắc Mỹ vào ngày
23/11/2004. Đây là loại game nhập vai trực tuyến nhiều người chơi đang được phổ biến rộng trong cộng đồng chơi game điện tử. Loại hình
chơi game trực tuyến này mang đến cho người chơi cả một xã hội ảo thu nhỏ, trên đó người ta có thể cùng chơi và cùng giao tiếp với nhau.
Hiện tại, World of Warcraft có hỗ trợ 7 ngôn ngữ khác nhau.


×