Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Chi tiêu thời lạm phát, khó không? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.56 KB, 4 trang )

Chi tiêu thời lạm phát, khó không?
Đã bao giờ bạn hành động trong lúc thiếu suy nghĩ để rồi phải hối tiếc hay chưa?
Trong thời buổi lạm phát như hiện nay, mỗi khi cần rút ví, bạn nên suy nghĩ xem
món đồ mình mua có phù hợp với sở thích và thiết thực với bản thân hay không?

Mặc dù chúng ta có rất nhiều ước muốn thầm
kín, thậm chí là một chút gì đó tội lỗi, nhưng
những ước muốn đó không phải là nguyên do
vẫn thường chi phối các quyết định của chúng
ta.
Chính những cảm giác cố hữu trong suy nghĩ
mới là yếu tố làm nên điều đó. Những cảm giác
này nhắc nhở chúng ta rằng xét về lâu dài, để
có cuộc sống tốt hơn, thì chúng ta nên chăm chỉ
làm việc thay vì nghỉ ngơi, chỉ sống vừa đủ
thay vì sống xa hoa, và nên tiết kiệm thay vì
tiêu xài hoang phí. Nhưng liệu tất cả những thứ
đó có mang lại hạnh phúc cho chúng ta?
Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng bỏ qua
đam mê trong hiện tại sẽ dẫn đến cả một sự hối
tiếc muộn màng sau này, còn cảm giác hối tiếc vì đã theo đuổi những thú vui vật chất lại
sớm tiêu tan.
Điều này có tầm ảnh hưởng lớn đến mức chúng ta có thể dựa vào đó để tác động đến
hành vi mua sắm của người tiêu dùng bằng một cách rất đơn giản là đề nghị họ lường
trước những hối tiếc sau này.
Một trong số những nghiên cứu của chúng tôi xuất bản trong Tạp chí nghiên cứu người
tiêu dùng (Journal of Consumer Research) khám phá cảm giác ân hận của những sinh
viên đại học sau kỳ nghỉ đông gần nhất và của những cựu sinh viên khi nhớ lại kỳ nghỉ
đông thời đi học của 40 năm trước.

Có bao giờ bạn hành động


thiếu suy nghĩ, để rồi phải hối tiếc
vì những gì mình đã làm?
Ảnh nguồn: upload.wikimedia.org
Cảm giác tiếc nuối vì không chi tiêu hoặc không đi du lịch nhiều hơn trong suốt các kỳ
nghỉ tăng theo thời gian, trong khi cảm giác tiếc nuối vì đã không làm việc, không học
tập hoặc không tiết kiệm tiền trong suốt những kỳ nghỉ lại giảm theo thời gian.
Chúng tôi nhận thấy kết quả tương tự trong một nghiên cứu về cảm giác của các doanh
nhân đối với lựa chọn gần đây nhất của họ giữa công việc và giải trí. Theo thời gian, cảm
giác hối hận về lựa chọn của những người sống dễ dãi với bản thân ngày càng giảm,
trong khi đó cảm giác tiếc nuối của những người luôn làm tròn phận sự thì lại ngày càng
tăng vì họ thấy mình đã bỏ qua quá nhiều những thú vui trong cuộc sống.
Những người thường cố gắng kháng cự lại những đam mê cá nhân dễ mắc phải hội chứng
lo xa một cách thái quá – điều này khác hẳn với sự tự kiềm chế. Để cưỡng lại những cám
dỗ về thú vui vật chất, họ thường tập trung vào những nhu cầu căn bản và hành động có
trách nhiệm.
Những người này thường cho rằng dễ dãi với bản thân là một lối sống phí phạm thời
gian, tiền bạc, vô trách nhiệm, và thậm chí là vô đạo đức. Kết quả là họ đã bỏ qua những
sản phẩm hay những cơ hội mà thực ra họ rất thích. Tính lo xa thái quá này có thể chi
phối hành vi tiêu dùng của họ theo cách bất lợi với lợi ích của chính họ và của cả các nhà
kinh doanh.
Dĩ nhiên chúng ta không tán thành việc cố gắng thuyết phục khách hàng đưa ra những
quyết định tiêu dùng nông nổi, nhưng những người làm kinh doanh có thể giúp khách
hàng đưa ra những lựa chọn phù hợp hơn và tránh được những sự nối tiếc về sau.

Trong thời buổi lạm phát như hiện nay, hạn chế tiêu pha hoang phí
sẽ khiến bạn không phải suy nghĩ về sau
Ảnh nguồn: www.gift4shopping.com
Trong một nghiên cứu khác, sắp đăng trong Tạp chí nghiên cứu marketing (Journal of
Marketing Research), 57 khách hàng được đề nghị tham gia cuộc thăm dò ý kiến và trả
lời một số câu hỏi trước khi vào siêu thị để mua hàng.

Chúng tôi đã yêu cầu họ xem xét hai sự lựa chọn: mua một bộ trang phục đắt tiền khiến
cho họ hài lòng hoặc mua một bộ rẻ hơn và dùng số tiền còn lại cho những nhu cầu khác
thực tế hơn.
Một nửa trong số đó được yêu cầu dự đoán khả năng nào sẽ gây cho họ cảm giác hối tiếc
nhiều hơn trong những ngày tiếp theo, trong khi nửa còn lại được hỏi về cảm giác hối tiếc
họ sẽ có thể có với từng sự lựa chọn trong vài năm sau.
Sau khi đi mua sắm, chúng tôi kiểm tra lựa chọn của khách hàng. Đúng như dự đoán,
những người lường trước cảm giác hối tiếc trong những ngày sau đó thì có xu hướng mua
những đồ vật cần thiết, những người tính đến cảm giác hối tiếc trong tương lai xa hơn thì
mua những đồ vật phục vụ đam mê của họ.
Nói cách khác, suy nghĩ về sự hối tiếc trong thời gian ngắn là động lực cho người tiêu
dùng chi tiêu có chừng mực hơn còn suy nghĩ về sự hối tiếc trong tương lai xa sẽ khiến
người ta suy nghĩ thoáng hơn khi đưa ra các quyết định tiêu dùng.
Chúng tôi đã phát hiện ra rằng các nhà kinh doanh những mặt hàng và dịch vụ giải trí xa
xỉ có thể đạt được mục đích lợi nhuận của mình bằng việc khuyến khích khách hàng nghĩ
tới cảm giác hối tiếc nếu như họ bỏ qua những sở thích thực sự của mình.
Ví dụ một công ty du lịch có thể thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty
bằng cách yêu cầu họ lường trước cảm giác tiếc nuối khi đã bỏ qua một cơ hội lý tưởng
về một chuyến du lịch trọn gói cho cả gia đình.
Tất nhiên, những định hướng trên cũng không hề có hại cho khách hàng, vì theo cách nói
của ông Pahu Tsongs, Thượng nghị sĩ tiểu bang Massachusetts thì “Cho đến tận khi hấp
hối, cũng không có ai lại ước là mình đã làm nhiều việc hơn”.
- Bài viết của Anat Keinan và Ran Kivetz đăng trên tạp chí Harvard Business Review
tháng 7-8/2008 -
• Bích Ngọc dịch

×