Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tài liệu Nước Đại Cồ Việt pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.62 KB, 5 trang )

Đại Cồ Việt
Đại Cồ Việt (chữ Hán: 大瞿越
[1]
) là quốc hiệu Việt Nam dưới thời nhà Đinh, nhà Tiền
Lê và nhà Lý. Quốc hiệu Đại Cồ Việt tồn tại 86 năm kể từ khi Đinh Bộ Lĩnh thống nhất
giang sơn, lên ngôi hoàng đế năm 968 cho đến đời vua Lý Thánh Tông năm 1054. Trong
giai đoạn này có sự kiện dời kinh đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Đại Cồ Việt là nhà nước
phong kiến tập quyền đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam sau một thời gian dài bị Bắc
thuộc.
Ý nghĩa
Quốc hiệu Đại Cồ Việt do vua Đinh Tiên Hoàng đặt năm 968. Đại Cồ Việt là quốc
hiệu được dùng trong 8 đời vua của 3 triều Đinh, Tiền Lê, Lý, với quãng thời gian dài 86
năm (từ 968 - 1054). Đến năm Giáp Ngọ, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo thứ 6 (1054), vua
Lý Thánh Tông mới đặt lại quốc hiệu là Đại Việt. Điều này có nghĩa là khi dời đô từ Hoa
Lư ra Thăng Long, nước vẫn mang quốc hiệu là Đại Cồ Việt.
Ý nghĩa quốc hiệu Đại Cồ Việt:
"Đại" theo nghĩa chữ Hán là lớn, "Cồ" trong tiếng Việt cổ cũng là lớn
[2]
. Đinh Tiên
Hoàng muốn ghép 2 chữ cả Hán và Việt để khẳng định nước Việt là nước lớn, dù đọc theo
ngôn ngữ nào
[3]
.
Ý nghĩa này còn được thể hiện ở hai câu đối (vẫn còn trong đền vua Đinh Tiên
Hoàng ở Hoa Lư):
[4]
Cồ Việt quốc đương Tống Khai Bảo
Hoa Lư đô thị Hán Trường An.
Nghĩa là:
Nước Cồ Việt ngang hàng với nhà Tống đời Khai Bảo;
Kinh đô Hoa Lư như Tràng An của nhà Hán.


Lịch sử Đại Cồ Việt
Quân sự
Lịch sử Đại Cồ Việt là trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ đầu xây
dựng và bảo vệ đất nước. Là thời kỳ khởi đầu để mở ra một kỷ nguyên độc lập lâu dài
xuyên suốt các triều đại Đinh, Lê, Lý và Trần, Hậu Lê sau này. Trong 86 năm quốc hiệu thì
42 năm kinh đô Đại Cồ Việt là Hoa Lư, còn lại kinh đô là Thăng Long tồn tại cả khi Lý
Thánh Tông đổi quốc hiệu sang Đại Việt.
Thời gian này các vương triều Trung Hoa mang quân sang xâm lược, nhưng nhưng
bị chống trả quyết liệt. Tiêu biểu hơn cả là chiến thắng vang dội của Lê Hoàn đánh thắng
quân nhà Tống xâm lược (981), giết chết tướng Hầu Nhân Bảo.
Năm sau (982), Lê Đại Hành mang quân đánh Chiêm Thành vì Chiêm Thành đã bắt
giữ sứ giả của Đại Cồ Việt. Quân nhà Tiền Lê đại phá được quân Chiêm Thành, giết chết
vua Chiêm là Bà Mỹ Thuế, đánh thẳng vào kinh đô Chiêm Thành, rồi mới rút về.
Sang thời nhà Lý, Lý Thái Tông cũng khởi binh đánh Chiêm Thành năm 1044 vì vua
Chiêm lấn cướp ven biển và không chịu thông sứ. Nhà Lý bắt được hơn 5.000 người và
30 con voi. Tướng Chiêm thành là Quách Gia Di chém quốc vương là Sạ Đẩu đem đầu
sang xin hàng. Lý Thái Tông mang tù binh người Chiêm về nước ban cho ruộng đất lập
thành phường ấp để làm ăn.
Lịch sử Việt Nam, từ khi độc lập vào thế kỷ 10 mang dấu ấn của sự phát triển nhà
nước Nho giáo theo mô hình kiểu Trung Hoa.
Kinh tế
Nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu trong sinh hoạt kinh tế. Nông dân được làng xã
chia ruộng để cày cấy, nộp thuế và đi lính cho nhà vua. Các vua rất chú ý khuyến khích
nông nghiệp. Lê Hoàn là vua Việt Nam đầu tiên cử hành lễ cày tịch điền vào mùa xuân
hàng năm. Từ đó, các vua thời sau đều giữ lệ ấy.
Song song với nông nghiệp, vấn đề thủy lợi cũng được các vua chú ý kênh ngòi
được đào vét nhiều nơi vừa để tưới ruộng vừa để tiện lợi giao thông bằng thuyền bè. Hệ
thống giao thông đường bộ được mở mang. Những đường giao thông chính đều có đặt
các trạm xá.
Các nghề thủ công như nghề gốm, nghề dệt, khai mỏ, luyện sắt, đúc đồng... đều

được phát triển. Nhờ ngành thủ công nghệ phát triển cao nên Lê Đại Hành xây được một
cung điện làm nơi coi chầu, cột nhà được thếp vàng, ngói bằng bạc. Các hoạt động sản
xuất, thương mại hầu như chưa phát triển mặc dù vào thời nhà Lý đã có buôn bán với các
vương quốc trong vùng tại cảng Vân Đồn (Quảng Ninh).
Văn hoá
Sau thời đại của văn hóa Ðông Sơn, văn minh sông Hồng, lịch sử văn hóa văn minh
Việt Nam bước vào thời đại lớn thứ hai của nó là thời đại Ðại Cồ Việt - Ðại Việt - Việt Nam,
với ba thời kỳ văn hóa dài ngắn khác nhau: văn hóa Hoa Lư, văn hóa Thăng Long và văn
hóa Phú Xuân.
Thế kỷ 10, khi đất nước Ðại Cồ Việt bước vào kỷ nguyên độc lập tự chủ lâu dài,
cũng là lúc nảy sinh những mầm mống của một nền văn học dân tộc dưới hình thức chữ
Hán và chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo. Các danh nhân như Khuông Việt, Pháp
Thuận và Vạn Hạnh là những người được triều đình trọng dụng và có tầm ảnh hưởng lớn
đến văn hóa dân tộc. Đinh Tiên Hoàng là người đầu tiên lập chức tăng thống đưa phật
giáo trở thành quốc đạo. Từ năm Canh Ngọ 970, Đinh Tiên Hoàng truyền cho đúc tiền
đồng, là tiền tệ xưa nhất ở Việt Nam, gọi là tiền đồng Thái Bình, đặt nền móng cho nền tài
chính - tiền tệ của Nhà nước phong kiến Việt Nam. Từ năm 976, thuyền buôn của các
nước ngoài đến dâng sản vật của nước họ, kết mối giao thương với Đại Cồ Việt.
Trong "Lịch triều hiến chương loại chí" (Phan Huy Chú) nhận xét:
"Xét nước ta từ thời Hùng Vương mới bắt đầu thông hiếu với Trung
Quốc nhưng danh hiệu còn nhỏ không được dự vào hàng chư hầu triều hội... đến
khi Đinh Tiên Hoàng bình định các sứ quân, khôi phục mở mang bờ cõi, bấy giờ
điển lễ, sách phong của Trung Quốc mới cho đứng riêng là một nước"
Trong lịch sử Việt Nam, Lê Hoàn không chỉ là một vị hoàng đế có những đóng
góp lớn trong chống Tống phương Bắc, quân Chiêm phương Nam, giữ gìn và củng cố
nền độc lập dân tộc mà còn có nhiều công lao trong sự nghiệp ngoại giao, xây dựng
và kiến tạo đất nước Đại Cồ Việt. Lê Hoàn cũng là người tạo tiền đề, điều kiện để thời
gian sau đó Lý Công Uẩn có đủ khả năng dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long năm 1010,
mở ra một kỷ nguyên phát triển lâu dài của văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Lê Đại
Hành khi làm vua cho xây dựng nhiều công trình, đẩy mạnh sản xuất nông

nghiệp và thủ công nghiệp để chấn hưng đất nước. Ông là vị vua mở đầu cho lễ tịch
điền nhằm khuyến khích sản xuất nông nghiệp dưới chế độ phong kiến Việt Nam. Mở
đầu cho một lễ nghi trọng đại mà các vương triều sau tiếp tục noi theo để khuyến
khích phát triển sản xuất nông nghiệp. Lê Đại Hành cũng là vị vua đầu tiên tổ chức
đào sông. Công trình đào sông Nhà Lê do Lê Hoàn khởi dựng là con đường giao
thông thuỷ nội địa đầu tiên của Việt Nam. Sự nghiệp mở đầu vĩ đại đó đã trở thành
phương châm hành động của các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn sau này.
Lê Hoàn là người mở đầu và xác lập những nguyên tắc cơ bản của nền ngoại
giao Đại Việt. Nhà Tống là triều đại phong kiến hùng mạnh nhất châu Á đương thời
mang nặng tư tưởng bành trướng đã phải từng bước thừa nhận sức mạnh, thế lực
của quốc gia độc lập Đại Cồ Việt, đã phong cho Lê Hoàn các tước vị cao như Giao
Chỉ quận vương, Nam Bình vương, sứ thần Tống còn làm thơ tôn Lê Hoàn tài ba
không khác gì vua Tống. Phan Huy Chú đánh giá: “Nhà Tiền Lê tiếp đãi sứ nhà Tống,
tình ý và văn thư rất là chu đáo. Khúc hát hay cũng đủ khoe có nhân tài mà quốc thể
được thêm tôn trọng làm cho người Bắc phải khuất phục”. Đại Việt sử ký toàn thư ghi
nhà vua còn bố trí sư Pháp Thuận giả làm người chở đò ra đón sứ giả Lý Giác. Câu
chuyện hai người đã mượn bài thư Vịnh ngỗng của Lạc Tân Vương đời Đường để nối
vần đối đáp với nhau nhân có hai con ngỗng bơi trên mặt sông, đã khiến Lý Giác rất
thích thú và bị chinh phục đã trở thành giai thoại thú vị trong bang giao và văn học.
Sau đó, về sứ quán Lý Giác đã làm một bài thư gửi tặng ngỏ ý “tôn Lê Hoàn không
khác gì vua Tống” như lời Khuông Việt đại sư nói.
PGS. Bùi Duy Tân
[5]
phát hiện bài thơ Nam quốc sơn hà, một kiệt lác văn
chương, cũng đồng thời là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam xuất
hiện đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất của Lê Hoàn và cũng
được Lý Thường Kiệt vận dụng ở lần kháng chiến chống Tống thứ hai. PGS.TS Trần
Bá Chí cũng khẳng định: Nam quốc sơn hà là bản tuyên ngôn độc lập, chỉ có thể ra
đời sau hàng ngàn năm bắc thuộc, nhưng không phải vào thời Ngô Quyền còn loạn
lạc, chưa tức vị, trước khi chống Nam Hán, mà là ở thời Vua Lê Đại Hành chống Tống

khi thể chế, ngôi vị đã vững vàng, an định
[6]
. Kiệt tác thứ hai, ở triều đại hoàng đế Lê
Hoàn là một bài ngũ ngôn tuyệt cú của nhà sư Pháp Thuận. Đây là bài thơ có tên tác
giả xuất hiện sớm nhất, nên được đặt vào vị trí khai sáng cho văn học cổ dân tộc.
Cũng như Nam quốc sơn hà, Quốc tộ là bài thơ giàu sắc thái chính luận, một bài thơ
viết về những vấn đề chính trị xã hội hiện hành của đất nước. Để trả lời nhà vua “hỏi
về vận nước ngắn dài”, nhà thơ đã lấy ngôn từ giản dị mà thâm thúy, bày tỏ chính
kiến của mình: “Vận mệnh nước nhà dài lâu, bền vững khi nhà vua dựng mở được
nền thái bình bằng phương sách “. Nếu Nam quốc sơn hà có giá trị như một bản tuyên
ngôn độc lập, thì các nhà nghiên cứu khẳng định Quốc tộ có giá trị như một bản tuyên
ngôn hòa bình. Hai bài thơ là hai kiệt tác văn chương bổ sung cho nhau, hoàn thiện
Tuyên ngôn độc lập, Tuyên ngôn hoà bình đầu tiên của dân tộc, chính là cột mốc khai
sáng văn học Việt Nam.
Là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến tập quyền Việt Nam, Hoa Lư còn
là đất tổ sản sinh nhiều giá trị văn hóa thuần Việt. Kinh đô này là đất tổ của nghệ thuật
sân khấu chèo mà người sáng lập là bà Phạm Thị Trân, một vũ ca tài ba trong hoàng
cung nhà Đinh. Đây là loại hình sân khâu tiêu biểu nhất của Việt Nam. Các truyền
thuyết lịch sử hát Tuồng cũng ghi rằng loại hình ngày hình thành vào thời Tiền Lê năm
1005, khi một kép hát người Tàu tên là Liêm Thu Tâm đến Hoa Lư và trình bày lối hát
xướng thịnh hành bên nhà Tống và được vua Lê Long Đĩnh thâu dụng, bổ là phường
trưởng để dạy cung nữ ca hát trong cung.
[7]
Sang thời Lý, nước Đại Cồ Việt tiếp tục phát triển hưng thịnh dưới thời vua Lý
Thái Tổ và Lý Thái Tông. Năm 1054, vua Lý Thánh Tông lên ngôi, đổi tên nước
thành Đại Việt.

×