Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường và thiết kế hệ thống xử lý nước thải KCN Sông Công tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.36 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ NHÂM TUẤT

---------------------------------------

NGUYỄN THỊ NHÂM TUẤT

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

SÔNG CÔNG TỈNH THÁI NGHUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

2006 - 2008

HÀ NỘI - 2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ NHÂM TUẤT

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP
SÔNG CÔNG TỈNH THÁI NGHUYÊN

CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
MÃ SỐ: 60.85.06

Người hướng dẫn khoa học: PSG.TS. NGUYỄN NGỌC LÂN

HÀ NỘI – 2008


1

LI CM N
Để hoàn thành bản luận văn này tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến PGS.TS Nguyễn Ngọc Lân người đà tận tình hướng dẫn, giúp đỡ trong
suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Viên Khoa học &
Công nghệ Môi trường trường Đại học Bách khoa Hà nội đà tận tình giúp đỡ
tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại viện.
Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn tới tập thể cán bộ các Nhà máy
thuộc khu Công nghiệp Sông Công thành phố Thái nguyên, Sở tài nguyên môi
trường Thành phố Thái nguyên đà tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình thực
địa và thu thập tài liệu xây dựng luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn về những sự giúp đỡ quý báu đó.
Thái nguyên, ngày 10 tháng 10 năm 2008
Tác giả

Nguyễn Thị Nhâm Tuất


2


MỤC LỤC

Lời cảm ơn ........................................................................................................ 1
Mục lục .............................................................................................................. 2
Danh mục các ký hiệu và thuật ngữ viết tắt ...................................................... 3
Danh mục các bảng ........................................................................................... 4
Danh mục các hình ............................................................................................ 6
Më §Çu ........................................................................................................... 7
Chương I. TỔNG QUAN VỀ KHU CƠNG NGHIỆP VÀ HIỆN TRẠNG XỬ
LÝ NƯỚC THẢI Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ........................................... 9
I.1. Tình hình phát triển các Khu cơng nghiệp trên Thế giới............................ 9
I.2. Khái quát tình hình phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam ............. 11
I.3. Hiện trạng xử lý nước thải ở các KCN ..................................................... 12
Chương II. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ MÔI TRƯỜNG KHU CƠNG
NGHIỆP SƠNG CƠNG TỈNH THÁI NGUN ........................................... 26
II.1. Giíi thiƯu chung về Khu công nghiệp Sông Công tỉnh Thái Nguyên ..... 26
II.2. Hiện trạng môi trường khu công nghiệp Sông Công .............................. 36
II.3. Hiện trạng sản xuất và môi trường của một số nhà máy thuộc Khu công
nghiệp Sông Công .................................................................................... 44
Chương III. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN GIẢI PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI
KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG CÔNG ............................................................ 60
III.1. Yêu cầu chất lượng nước thải đầu vào và công suất trạm xử lý nước thải
III.2. Lựa chọn giải pháp công nghệ xử lý nước thải ...................................... 63
Chương IV. TÍNH TỐN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
TẬP TRUNG CỦA KHU CƠNG NGHIỆP SƠNG CƠNG ........................... 73
IV.1. Các thơng số thiết kế .............................................................................. 73
IV.2. Tính tốn các thiết bị chính.................................................................... 73
Chương V. TÍNH TỐN CHI PHÍ XÂY DỰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC
THẢI ............................................................................................................... 97

V.1. Tính tốn kinh phí đầu tư ........................................................................ 97
V.2. Tính tốn chi phí vận hành ...................................................................... 97
KẾT LUẬN ................................................................................................... 116
KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 118
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 121


3

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Aeroten:

Bể xử lý sinh học hiếu khí bằng bùn hoạt tính

BOD:

Biological Oxygen Demand–Nhu cầu oxy sinh học

BOD5:

Nhu cầu oxy sinh học sau 5 ngày

BTCT:

Bê tông cốt thép

COD:

Chemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy hóa học.


ĐV:

Đơn vị.

HTXLNT:

Hệ thống xử lý nước thải.

KCN:

Khu công nghiệp.

MLSS:

Mixed Liquor Suspended Solids – Nồng độ vi sinh
vật (Hay bùn hoạt tính)

SS:

Suspended Solids – Chất rắn lơ lửng.

TCCP:

Tiêu chuẩn cho phép

TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam


TT:

Thứ tự

VNĐ:

Đồng tiền Việt Nam

VSV:

Vi sinh vật

XLNT:

Xử lý nước thải


4

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Đặc trưng nước thải đầu vào và chất lượng nước sau xử lý KCN
Biên Hòa 1 ..................................................................................... 15
Bảng 1.2. Thơng số tính chất nước thải KCN Long Thành ............................ 17
Bảng 1.3. Chất lượng nước đầu vào và đầu ra của trạm xử lý nước thải KCN
Nomura........................................................................................... 19
Bảng 1.4. Chất lượng nước đầu vào và đầu ra của trạmxử lý nước thải KCN
Biên Hòa II ..................................................................................... 20
Bảng 1.5. Chất lượng nước đầu vào và đầu ra của trạmxử lý nước thải KCN
Loteco (Đồng Nai) ......................................................................... 22
Bảng 1.6. Chất lượng nước đầu vào và đầu ra của trạm xử lý nước thải KCN

Việt Nam – Singapore (Tỉnh Bình Dương) ................................... 23
Bảng 2.1. Cơ cấu sử dụng đất của KCN Sông Công I .................................... 31
Bảng 2.2. Cơ cấu sử dụng đất của KCN Sông Công giai đoạn II ................... 32
Bảng 2.3. Một số đơn v sn xut và sản phẩm sản xuất ti KCN Sông Công 35
Bng 2.4. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt suối Văn Dương .............. 38
Bảng 2.5. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại khu vực xóm La Đình,
xã Tân Quang, thị xã Sông Công (ngày 11/03/2007) .................... 39
Bảng 2.6. Kết quả phân tích chất lượng nước thải tồn KCN Sơng Cơng ..... 41
Bảng 2.7. Kết quả phân tích khơng khí tại KCN Sông Công ......................... 42
Bảng 2.8. Kết quả phân tích chất lượng nước thải sản xuất của nhà máy Kẽm
điện phân Thái Nguyên (phân tích ngày 26-3-2007 ...................... 46
Bảng 2.9. Kết quả phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt của Nhà máy Kẽm
điện phân Thái Nguyên (phân tích ngày 26 - 3 -2007) .................. 47
Bảng 2.10. Chất lượng mơi trường khơng khí xung quanh khu vực Nhà máy
Kẽm điện phân Thái Nguyên (ngày 09/7/2006) ............................ 49
Bảng 2.11. Kết quả phân tích chất lượng mơi trường khơng khí khu vực sản
xuất của Nhà máy Kẽm điện phân Thái Nguyên (ngày 09/7/2006)50
Bảng 2.12. Kết quả phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm tại ống khói Nhà máy Kẽm
điện phân Thái Nguyên (ngày 09/7/2006) ..................................... 51
Bảng 2.13. Kết quả phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt của nhà máy
Gạch ốp lát Việt – Ý (phân tích ngày 26 - 3 - 2007) ..................... 53
Bảng 2.14. Kết quả phân tích chất lượng nước thải sản xuất của nhà máy
Gạch ốp lát Việt – Ý (phân tích ngày 26 - 3 - 2007) ..................... 54


5

Bảng 2.15. Kết quả phân tích chất lượng nước thải sản xuất của Nhà máy cán
thép Thăng Long(26/3/2007) ......................................................... 57
Bảng 2.16. Kết quả phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt của Nhà máy cán

thép Thăng Long (26/3/2007) ........................................................ 58
Bảng 3.1. Yêu cầu chất lượng nước thải đầu vào khu xử lý nước thải tập trung
của KCN Sông Công ...................................................................... 61
Bảng 3.2. Yêu cầu chất lượng nước thải sau xử lý tại nhà mày xử lý nước thải
tập trung của KCN Sông Công I .................................................... 63
Bảng 4.1. Tốc độ oxy hóa riêng của các chất bẩn hữu cơ của một số loại nước
thải công nghiệp ............................................................................. 78
Bảng 5.1. Bảng tổng hợp kinh phí đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải 98
Bảng 5.2. Bảng tổng hợp chi phí xây dựng (Đơn vị tính: 106 VNĐ) ............. 99
Bảng 5.3.Bảng dự tốn chi phí về thiết bị (Đơn vị tính: 106 VNĐ) ............ 100
Bảng 5.4. Bảng khái tốn chi phí đền bù giải phóng mặt bằng và các chi phí
khác .............................................................................................. 104
Bảng 5.5. Đơn giá sử dụng điện ...................................................................... 97
Bảng 5.6. Yêu cầu tối thiểu về đội ngũ cán bộ vận hành trạm ..................... 105
Bảng 5.7. Chi phí hóa chất tính cho 1 m3 nước thải cho trường hợp khơng xảy
ra sự cố về nước thải .................................................................... 106
Bảng 5.8 Chi phí bảo trì tính cho 1 m3 nước thải khi không xảy ra sự cố về
nước thải ...................................................................................... 107
Bảng 5.9. Chi phí nhân cơng tính cho 1m3 nước thải ................................. 108
Bảng 5.10. Bảng tính tốn chi phí điện năng tính cho 1 m3 nước thải khi
không xảy ra sự cố về nước thải .................................................. 109
Bảng 5.11. Bảng liệt kê chi phí vận hành cho trường hợp I ......................... 111
Bảng 5.12. Chi phí hóa chất tính cho 1 m3 nước thải cho trường hợp có sự cố
về nước thải .................................................................................. 111
Bảng 5.13. Chi phí bảo trì tính cho 1 m3 nước thải khi xảy ra sự cố ............ 112
Bảng 5.14. Bảng tính tốn chi phí điện năng tính cho 1 m3 nước thải khi xảy
ra sự cố về nước thải .................................................................... 114
Bảng 5.15 Bảng liệt kê chi phí vận hành cho trường hợp II ........................ 113



6

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ khối cơng nghệ xử lý nước thải của KCN Biên Hòa 1 ......... 16
Hình 1.2. Sơ đồ cơng nghệ hệ thống xử lý nước thải KCN Long Thành ....... 18
Hình 1.3. Sơ đồ công nghệ trạm xử lý nước thải KCN Nomura .................... 19
Hình 1.4. Sơ đồ cơng nghệ trạm xử lý nước thải KCN Biên Hịa II............... 21
Hình 1.5. Sơ đồ cơng nghệ trạm xử lý nước thải KCN Loteco ...................... 22
Hình 1.6. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải KCN Việt Nam – Singapore ...... 24
Hình 2.1. Sơ đồ mặt bằng KCN Sơng Cơng ................................................... 30
Hình 2.2. Nhà máy kẽm Điện phân Thái nguyên ........................................... 44
Hình 2.3. Bãi chứa bã thải rắn của Nhà máy Kẽm điện phân ......................... 48
Hình 2.4. Nhà máy gạch ốp lát Việt – Ý ......................................................... 52
Hình 2.5. Chất thải rắn của nhà máy Gạch ốp lát Việt Ý ............................... 52
Hình 2.6. Cơng ty cổ phần thép Thái ngun ................................................. 55
Hình 3.1. Sơ đồ cơng nghệ xử lý sinh học nước thải bằng bể Aeroten .......... 65
Hình 3.2. Sơ đồ cơng nghệ xử lý sinh học nước thải bằng bể lọc sinh học
Biofilt ............................................................................................. 66
Hình 3.3. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bằng bể Aeroten kết hợp hệ thống
xử lý sự cố...……………………………………………………...68


7

Mở Đầu
Ngy nay vấn đề bảo vệ môi trường đà là vấn đề tập trung sự quan tâm
của nhiều nước trên Thế giới trong đó mục tiêu là tiến tới quá trình phát triển
bền vững. Môi trường nước là một trong những thành phần môi trường quan
trọng đối với cuộc sèng cđa mäi sinh vËt nãi chung cịng nh­ cđa loài người
nói riêng trên trái đất này. Chính vì vậy có nhiều nội dung trong việc bảo vệ

và phòng chống ô nhiễm môi trường nước, nhưng trước hết là phải xử lý
những nguồn nước thải của các quá trình sản xuất công nghiệp.
Cùng với sự gia tăng nhanh của các ngành công nghiệp, một mặt nó
nâng cao đời sống kinh tế văn hoá của xà hội, mặt khác nó cũng là một
nguyên nhân chính gây tác hại nghiêm trọng tới môi trường. Việc hình thành
các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất tập trung là một hướng đi đúng đắn
mà Thế giới và Việt nam đà và đang tiến hành và gia tăng nhanh chóng bởi nó
tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý các hoạt động công nghiệp
thành một khối, góp phần tăng trưởng kinh tế và giảm được rất nhiều các chi
phí về vận chuyển các nguyên vật liệu và sản phẩm giữa các nhà máy có liên
quan. Tuy nhiên việc tập trung các ngành công nghiệp lại sẽ tạo ra những
điểm có nguồn thải lớn đặc biệt phát sinh một lượng nước thải rất lớn nếu
không được xử lý hiệu quả trước khi thải vào môi trường sẽ làm ô nhiễm các
nguồn nước ngầm, nước mặt tại các ao, hồ, kênh mương và các con sông, con
suối gây mất cân bằng sinh thái, làm tăng số lượng các vi trùng gây bệnh,
thậm chí xuất hiện các mầm bệnh nguy hiểm cho cả con người và các sinh vật
sống.
Khu công nghiệp Sông Công Tỉnh Thái Nguyên là một trong những
KCN được hình thành sớm nhất trong toàn quốc. Tuy nhiên hiện nay nhiều
nhà máy đang được xây dựng, một số đà đi vào hoạt động, hệ thống thoát
nước thải giai đoạn I đà được xây dựng xong nhưng trạm xử lý nước thải của
KCN vẫn chưa được xây dựng, nước thải từ các doanh nghiệp thải ra sông Cầu
mà chưa được xử lý. Việc này đang gây ra ô nhiễm cho nguồn nước sông Cầu,


8

ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của cả khu vực, các địa phương mà sông
Cầu chảy qua.
Do vậy việc nghiên cứu, xem xét một cách hệ thống toàn diện để có

những giải pháp công nghệ thích hợp, đưa ra hệ thống xử lý nước thải của một
KCN làm việc hiệu quả, đảm bảo nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép
và tiết kiệm về mặt kinh tế là điều rất cần thiết.
Vì vậy đề tài Khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường và thiết kế hệ
thống xử lý nước thải KCN Sông Công tỉnh Thái Nguyên hy vọng đưa ra một
phương án nhằm hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho KCN đảm bảo nước
thải của các doanh nghiệp trong KCN được xử lý trước khi xả ra nguồn, đáp
ứng yêu cầu bảo vệ m«i tr­êng, chèng « nhiƠm cho ngn n­íc S«ng C«ng
cịng như đảm bảo môi trường, sức khỏe cho người dân sống gần KCN, đảm
bảo điều kiện phát triển bền vững lâu dài cho KCN cũng như toàn bộ Thị xÃ
Sông C«ng.


9

Chương I
TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP VÀ HIỆN
TRẠNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI Ở CÁC KHU CƠNG NGHIỆP
I.1. Tình hình phát triển các Khu cơng nghiệp trên Thế giới
I.1.1. Tình hình phát triển các Khu cơng nghiệp ở Đài Loan
Đài Loan được coi là đi tiên phong và thành công trong phát triển KCN
ở Châu Á. Thời kỳ đầu thập niên 50, 60 của thế kỷ trước, Đài Loan chủ
trương phát triển các ngành công nghiệp nhẹ sản xuất hàng hóa tiêu dùng,
xuất khẩu, sử dụng nhiều lao động. Hàng loạt xí nghiệp vừa và nhỏ được xây
dựng tập trung trong khu vực nhất định KCN. Các xí nghiệp này được hưởng
ưu đãi về thuế, tiền thuê đất và đặc biệt là thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Qua mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, mơ hình các KCN của Đài Loan cũng có
sự thay đổi rất cơ bản cả về quy mơ, trình độ và ngành nghề, lĩnh vực hoạt
động, cả về cấu trúc bên trong và hình thức của KCN. Hiện nay ở Đài Loan
có 95 KCN, trong đó nhà nước trực tiếp đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật là

58 KCN, còn lại là do tư nhân đầu tư. Nhà nước thống nhất quản lý đối với
KCN dựa trên cơ sở phân cấp, chính quyền trung ương chỉ quản lý các KCN
quan trọng có vai trị định hướng dẫn dắt nền kinh tế, còn lại giao cho địa
phương và tư nhân quản lý [9].
Do sự phát triển của cách mạng công nghiệp mới: Công nghệ tin học,
công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và xu hướng tự do hóa thương mại,
tự do hóa đầu tư, các nhà hoạch định chiến lược của Đài Loan hướng sự phát
triển các KCN theo mơ hình KCN – dịch vụ dựa trên trình độ kỹ thuật công
nghệ cao đáp ứng nhiệm vụ trung chuyển, chế biến sản phẩm cao cấp cho
xuất khẩu và cho thị trường nội địa. Theo đó, quy hoạch đất đai cho xây dựng
các KCN được bố trí theo cơ cấu sau:
- Để xây dựng xí nghiệp: 60%
- Để xây dựng các cơng trình giao thơng và bảo vệ mơi trường: 33%
- Dành cho xây dựng khu dân cư: 2,3%


10

- Dành cho xây dựng các cơng trình vui chơi, giải trí: 4,7%
- Trong đó đất dành cho xây dựng các cơng trình giao thơng và bảo
vệ mơi trường có 10% đất trồng cây xanh
I.1.2. Tình hình phát triển các Khu công nghiệp ở Thái Lan [9]
Thái Lan là một trong những quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á
và là một Quốc gia công nghiệp từ những năm 60 của thế kỷ XX. Từ giữa
thập niên 70 Thái Lan bắt đầu phát triển KCN. Mơ hình KCN đầu tiên ở đây
là KCN tập trung tổng hợp bao gồm KCN, KCX và khu dịch vụ. Sau 30 năm
xây dựng và phát triển đến nay các KCN của Thái Lan phát triển theo mơ
hình KCN tổng hợp, trong đó có các KCN tập trung, KCX, khu thương mại
và khu dân cư. Một KCN tổng hợp như vậy được xây dựng, sắp xếp bố trí
trên diện tích khoảng 200 ha. Quan điểm của các nhà hoạch định chính sách

Thái Lan cho rằng, xây dựng KCN tổng hợp, cùng với việc phân chia chức
năng các KCN cho phép cung cấp cơ sở hạ tầng có lợi cho các thành phố mới,
phân phối thu nhập hợp lý giữa các tầng lớp dân cư. Đặc biệt tạo điều kiện
thuận lợi xây dựng hệ thống xử lý chất thải tập trung và bảo vệ môi trường, tổ
chức sinh họat đô thị văn minh, nâng cao đời sống, nâng cao trình độ tay nghề
của người lao động.
I.1.3.Tình hình phát triển các Khu cơng nghiệp ở Trung Quốc [9]
Ở Trung Quốc sự hình thành và phát triển các loại hình của KCN gắn
liền với quá trình cải cách mở cửa của Trung Quốc. Từ cuối thập niên 70 sang
đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, Trung Quốc tiến hành xây dựng một số đặc
khu kinh tế, có thể coi đây là mơ hình đầu tiên của KCN. Các đặc khu kinh tế
của Trung Quốc có các chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài về
mọi mặt: Thuế, sử dụng đất, thị trường tiêu thụ, quản lý hành chính. Vì vậy,
các đặc khu kinh tế ở đây đã hấp dẫn các nhà đầu tư và đã có tốc độ tăng
trưởng cao chưa từng có. Khơng những thế Chính phủ Trung Quốc cịn quyết
định mở cửa để phát triển hầu hết các thành phố ở duyên hải nhằm thu hút các
nguồn vốn, công nghệ tiên tiến của nước ngoài vào vùng kinh tế duyên hải.


11

Cùng với sự phát triển sôi động mạnh mẽ của các đặc khu kinh tế duyên hải,
các khu kinh tế khác cũng được thành lập ở lưu vực sông Trường Giang, sông
Châu và dần dịch chuyển vào đất liền để khai phát miền Tây. Đến đây KCN
đã có sự thay đổi về cấu trúc và theo đó mơ hình mới của KCN được hình
thành nhằm mục tiêu phát huy tối đa nội lực, nâng cao sức cạnh tranh quốc tế
các khu kinh tế có dạng mơ hình KCN tổng hợp [9].
Từ cuối thập niên 90 của thế kỷ XX trở đi, các KCN phát triển mạnh
mẽ chuyển sang một mô thức mới mà người Trung Quốc gọi là khu khai phát
(khai hóa và phát triển). Khu khai phát gắn với một đơn vị hành chính, trong

đó có: KCN tập trung, khu thng mi v khu dch v.
I.2. Khái quát tình hình phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam
Từ những năm 1991 trở về trước nền công nghiệp Việt Nam còn rất lạc
hậu, các trung tâm công nghiệp phát triĨn theo kinh nghiƯm cđa c¸c n­íc x·
héi chđ nghÜa trước đây ở Miền Bắc. Các cụm sản xuất công nghiệp tập trung
được hình thành trước năm 1975 ở Miền Nam. Các cơ sở công nghiệp trong
giai đoạn này mang tính tự phát, phân tán rời rạc hoặc tập trung một số nhà
máy xí nghiệp liền kề được gọi là Khu công nghiệp, mặt khác các công
nghệ sản xuất rất lạc hậu, hơn nữa lại không có quy hoạch phát triển tổng thể
và lâu dài, không quan tâm đúng mức đến các vấn đề môi trường. Nói chung
nền công nghiệp của Việt Nam trong giai đoạn này chưa có những bước tiến
nào đáng kể.
Sang những năm đầu của thập kỷ 90 và tính cho đến nay, nền công
nghiệp Việt Nam sau quá trình thực hiện đường lối công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước đà có những bước tiến quan trọng. Trước tiên là có sự thay đổi về
công nghệ sản xuất, các công nghệ cũ kỹ lạc hậu dần từng bước được cải tiến
và thay thế bằng những công nghệ hiện đại hơn. Đồng thời chính phủ cũng đÃ
chỉ đạo xúc tiến quy hoạch phát triển các KCN tập trung và một số khu chế
xuất nhằm khuyến khích đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu. Nhờ có hướng đi
đúng đắn mà nền công nghiệp Việt Nam đà phát triển vượt bậc. Cho tới cuối
năm 2007, nước ta hiện có 154 KCN được thành lập với diện tích đất tự nhiªn


12

trên 32.000 ha. Hiện tại có 92 KCN đà đi vào hoạt động với diện tích tự nhiên
trên 22.000 ha, 62 KCN đang trong giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng và
xây dựng cơ bản với tổng diện tích tự nhiên trên 12.000 ha. Việc hình thành và
phát triển các KCN đà đem lại nhữnh lợi ích lớn cho nền kinh tế đất nước.
Trong 10 tháng đầu năm 2007, các KCN đà thu hút được trên 2.600 dự án cđa

n­íc ngoµi víi tỉng sè vèn lµ 25,3 tû USD, gần 2.800 dự án đầu tư trong nước
với tổng vốn đăng ký gần 7.000 tỷ đồng. Nâng cao dự án đầu tư trong nước lên
khoảng 5.700 dự án. Tin đầu tư tại các KCN cũng nhanh hơn. Thường chỉ
mất khoảng 2-3 năm là “lấp đầy” các KCN trong khi trước đây thu hút đầu tư
vào các KCN kéo dài 7-8 năm mới có khả năng “lấp đầy”. Giá trị sản xuất
trong 10 tháng đầu năm 2007 của các KCN đạt trên 20 tỷ USD tăng khoảng
20% so với 2006 chiếm khoảng 23-24% GDP của cả nước [8].
Mặt khác trong thời gian tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các
bộ, ngành chỉ đạo các địa phương khẩn trương xây dựng các trạm xử lý nước
thải tập trung tại các KCN bảo đảm đến năm 2010, 100% các KCN của cả
nước đều có trạm nước thải tập trung đồng thời triển khai xây dựng các trung
tâm xử lý chất thải rắn và chất thải công nghiệp độc hại.
I.3. Hiện trạng xử lý nước thải ở các KCN
I.3.1. Khái quát về hiện trạng xử lý nước thải ở các KCN
Vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải của các KCN ngày nay là rất
phổ biến, mức độ ô nhiễm phụ thuộc vào tính chất sản xuất của ngành công
nghiệp, tùy thuộc ngành nghề và công nghệ sản xuất mà nước thải có thành
phần và mức độ ơ nhiễm khác nhau. Mặc dù tất cả các dự án thành lập KCN
đều được các cơ quan có chức năng xem xét kỹ về vấn đề bảo vệ môi trường,
nhưng do q trình giám sát khơng chặt chẽ mà ở một số KCN vẫn để xảy ra
tình trạng ơ nhiễm mơi trường.
Hiện tại, cả nước mới chỉ có rất ít KCN đã đầu tư đồng bộ hệ thống xử


13

lý nước thải tập trung, còn lại các KCN khác thì nhà máy xử lý nước thải tập
trung đang được xây dựng hoặc chưa được đầu tư. Các KCN và KCX ở vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam đã xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung
gồm: KCX Tân Thuận, KCX Linh Trung, KCN Tân Tạo, KCN Lê Minh

Xuân, KCN Biên Hòa 2, KCN Việt Nam – Singapore, KCN Loteco, KCN
Amata, KCN Tân Đông Hiệp A, KCN Tân Đông Hiệp B, KCN Long
Thành… Các KCN khác đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung nằm
ở miền Bắc và miền Trung đều là các KCN lớn như: KCN Nomura (Hải
Phòng), KCN Thăng Long (Hà Nội), KCN Suối Dầu (Khánh Hòa), KCN Hòa
Hiệp (Phú Yên), KCN Phố Nối B (Hưng yên), KCN Thụy Vân (Việt Trì)…
Tuy nhiên phần lớn hiệu quả xử lý nước thải của các KCN tập trung này chưa
cao với nhiều lý do khác nhau, dẫn đến tình trạng ơ nhiễm mơi trường do
nước thải của các khu vực xung quanh và là mối quan tâm và lo ngại của các
cơ quan quản lý môi trường [3].
Mặt khác, trong nội bộ của một KCN, công tác xử lý nước thải của các
doanh nghiệp không thống nhất và tập trung. KCN Biên Hịa chỉ có 12/88 nhà
máy xây dựng trạm xử lý nước thải cục bộ, nước thải sau khi xử lý vẫn chưa
đạt tiêu chuẩn xả vào nguồn loại A; KCN Việt Hương chỉ mới có 3/38 doanh
nghiệp đang họat động đã đấu nối nước thải vào nhà máy xử lý nước thải tập
trung và 10 doanh nghiệp khác đang tiến hành; KCN Đồng An có 70 doanh
nghiệp đang hoạt động nhưng cũng chỉ có 17 doanh nghiệp đấu nối nước thải
vào nhà máy xử lý, nước thải được chảy qua đường cống thoát nước mưa thải
trực tiếp ra kênh tiêu Đồng An gây ô nhiễm. Trên thực tế, chỉ có một số KCN
đang tiến tới việc hồn thiện phần cịn lại của hệ thống xử lý, phần lớn các
KCN còn lại đang trong q trình chuẩn bị xây dựng các cơng trình hạ tầng
bảo vệ môi trường [3].
Ở miền Bắc cũng tồn tại nhiều KCN chưa hoặc mới chỉ đang chuẩn bị
xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Trong đó có những KCN đã đi


14

vào hoạt động và gần lấp đầy như KCN Tiên Sơn (Bắc Ninh), KCN Quang
Minh (Vĩnh Phúc). Những KCN mới cũng chưa có hệ thống xử lý nước thải

như KCN Quế Võ (Bắc Ninh), KCN Đại An (Hải Dương)…
Thêm vào đó, rất nhiều các cơng trình xử lý nước thải tập trung tại các
KCN do việc tính tốn và dự trù về lưu lượng và thành phần của dòng thải
chưa đúng so với thực tế cho nên đã dẫn đến tình trạng q tải, vận hành
khơng đủ cơng suất, hiệu quả xử lý không đạt tiêu chuẩn môi trường gây lãng
phí trong đầu tư.
I.3.2. Giới thiệu một số dây chuyền công nghệ xử lý nước thải ở các Khu
công nghiệp
1. Hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Biên Hòa 1
Hệ thống xử lý nước thải KCN Biên Hịa 1 được xây dựng vào năm
2000 bởi cơng ty Glowtech-Singapo với công suất 5000 m3/ngày.đêm, công
nghệ và thiết bị tương đối hiện đại, các thiết bị chính được nhập hoàn toàn từ
nước ngoài với giá trị đầu tư là 42 tỷ VNĐ. Nhà máy được xây dựng bằng
BTCT, kiểu hợp khối nằm trong KCN với diện tích 2 ha. Tiêu chuẩn nước
thải đầu vào và ra của hệ thống xử lý được thể hiện tại Bảng 1.1 [5].


15

Bảng 1.1. Đặc trưng nước thải đầu vào và chất lượng nước
sau xử lý KCN Biên Hịa 1

TT

Thơng số

1

Nhiệt độ


2

pH

3

BOD5 (200C)

4

Đơn vị

Đặc trưng nước

Chất lượng

TCVN

nước sau

5945 – 2005

xử lý

(Loại A)

thải đầu vào

0


C

40
5,13 – 8,5

5,5 – 8,5

6-9

mg/l

132 -700

15- 20

30

COD

mg/l

95 – 912

20 – 50

50

5

SS


mg/l

122,5 – 185

2 – 15

50

6

Dầu mỡ

mg/l

5,7 – 25,4

3- 5

5

mg/l

0,64 – 1,53

2,5 - 3,5

4

7


Tổng Photpho

8

Tổng Nitơ

mg/l

25,8 – 62,95

3-4

15

9

Coliform

MPN/100ml

9,3x106

105 - 104

3000

Nhận xét:
* Ưu điểm:
- Là một nhà máy được đầu tư hiện đại, chất lượng thiết bị tốt.

- Xây dựng nhà máy kiểu hợp khối, đẹp và mang kiểu dáng công nghiệp
hiện đại.
- Hoạt động hiệu quả và tương đối ổn định.
* Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư lớn: 8.400.000 VNĐ/m3 nước thải.
- Không sử dụng các thiết bị trong nước, khó khăn trong tim kiếm và
thay thế thiết bị.
- Khơng xử lý được kim loại nặng (nếu phát sinh do sự cố của nhà máy
nằm trong KCN).
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của KCN Biên Hòa 1 được thể hiện tại
hình 1.1.


16

Hình 1.1. Sơ đồ khối cơng nghệ xử lý nước thải của KCN Biên Hòa 1
Nước thải từ KCN Biên Hòa 1

Bể gom nước thải

Thiết bị tách rác
Bể điều hòa
Bể aeroten

Bể lắng

Bể khử trùng

Nước thải sau xử lý


2. Hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Long Thành
- Công suất thiết kế: 5.000 m3/ngày.
- Các ngành nghề chủ yếu:
+ Công nghiệp sợi, dệt, nhuộm (chiếm chủ yếu khoảng 76% còn lại 24% là
các ngành khác).
+ Sản xuất bao bì nhựa, hóa mỹ phẩm
+ Sản xuất kết cấu thép, thép hình, bulon, ốc vít có cơng đoạn xi mạ
+ Chế biến thức ăn gia xúc, gia cầm
+ Sản xuất các thiết bị điện, lắp ráp ô tô.
- Các thông số trong hệ thống xử lý nước thải tại KCN Long Thành được
thể hiện tại Bảng 1.2 [4].


17

Bảng 1.2 Đặc trưng nước thải đầu vào và chất lượng nước sau xử lý
KCN Long Thành
TCVN
STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Đầu vào

Đầu ra

5945 –2005
(loại A)


1

Màu ở pH = 7

2

pH

3

Nhiệt độ

4

Co-Pt

1.400

50 - 150

200

5 – 10

5,5 – 9

6–9

C


50

25 – 35,5

40

BOD5 (200C)

mg/l

300

2 – 10

30

5

COD

mg/l

700

15 – 35

50

6


TSS

mg/l

300

2 – 15

50

7

Dầu mỡ

mg/l

20

1,5 – 3

5

8

Tổng Photpho

mg/l

20


1,7 - 2

4

9

Tổng Nitơ

mg/l

80

3-5

15

10

S ắt

mg/l

10

0,1- 0,5

1

11


Niken

mg/l

2

0,05- 0,1

0,2

12

Crom(VI)

mg/l

0,5

0,02-0,05

0,05

13

Coliform

MNP/100ml

20.000


2000

3.000

0

Quy trình cơng nghệ xử lý nước thải KCN Long Thành là công nghệ xử
lý sinh học bùn hoạt tính hiếu khí kết hợp với giải pháp xử lý hóa lý đơng keo
tụ và q trình hấp phụ qua than hoạt tính. Khi vận hành đã đáp ứng được nhu
cầu thực tế, giải quyết được cơ bản các vấn đề ô nhiễm về COD, BOD, SS và
hàm lượng các kim loại nặng khi nước thải đầu vào không vượt q ngưỡng
của các thơng số thiết kế (Hình 1.2).


18
NƯỚC THẢI TỪ CÁC NHÀ MÁY
TRONG KCN LONG THÀNH

BỂ GOM NƯỚC THẢI

MÁY TÁCH RÁC TỰ ĐỘNG

BỂ ĐIỀU HÒA NƯỚC THẢI

THIẾT BỊ ĐO LƯU LƯỢNG

BỂ ĐIỀU CHỈNH pH – KHUẤY TRỘN
VÀ ĐÔNG KEO TỤ


BỂ LẮNG SƠ BỘ

BỔ SUNG DINH DƯỠNG

BỂ AEROTEN DÒNG LIÊN TỤC

BỂ LẮNG THỨ CẤP

BỂ LỌC CÁT

BỂ LỌC THAN HOẠT TÍNH

BỂ KHỬ TRÙNG

HỒ HỒN THIỆN

NƯỚC SAU XỬ LÝ ĐẠT TCVN
THẢI RA MÔI TRƯỜNG

BỂ PHÂN HỦY BÙN SINH HỌC

BỂ LÀM ĐẶC BÙN HÓA LÝ, SINH HỌC

MÁY ÉP BÙN KHUNG BẢN

BÙN KHƠ ĐƯỢC ĐƯA ĐI CHƠN LẤP
HAY LÀM PHÂN BĨN

Hình 1.2. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải KCN Long Thành



19

3. Trạm xử lý nước thải KCN Nomura (Hải Phịng)

Cơng suất đợt 1: 5000m3/ngày, đợt 2: 5000m3/ngày. Chỉ tiêu chất lượng
nước đầu vào và đầu ra của trạm xử lý nước thải KCN Nomura thể hiện tại
bảng 1.3.
Bảng 1.3. Chất lượng nước đầu vào và đầu ra của trạm
xử lý nước thải KCN Nomura [9].
TCVN 5945-

Các chỉ tiêu

Đầu vào

Đầu ra

pH

5-9

5,5 – 9

6–9

SS

<200 mg/l


2 – 15

50 mg/l

COD

<300 mg/l

15 – 50

50 mg/l

2005 (loại A)

Sơ đồ công nghệ trạm XLNT KCN Nomura được thể hiện tại hình 1.3.
NƯỚC THẢI TỪ KCN

BỂ LẮNG CÁT

BỂ ĐIỀU HÒA

BỂ AEROTEN

BỂ LẮNG ĐỢT 2

BỂ KHỬ TRÙNG

BỂ CHỨA NƯỚC
SAU XỬ LÝ


XẢ NƯỚC RA MƯƠNG

Hình 1.3. Sơ đồ cơng nghệ trạm xử lý nước thải KCN Nomura


20

- Dây chuyền xử lý bùn: Bể nén bùn -> Sân phơi bùn -> Trộn phụ gia đóng
gói làm phân bón.
Nhận xét:
Hệ thống xử lý được bố trí hợp khối, chất lượng nước sau xử lý đạt tiêu
chuẩn. Tuy nhiên hệ thống hở nên gây mùi khó chịu. Hệ thống khơng có bể
lắng đợt I làm giảm hiệu quả xử lý trong bể Aeroten. Sân phơi bùn tốn nhiều
diện tích, phát sinh mùi nhưng vận hành đơn giản, đầu tư rẻ tiền, thích hợp
với trạm xử lý của KCN Nomuara.
Về mặt vận hành: Hiện tại, do chất lượng nước đầu vào đảm bảo hệ
thống làm việc ổn định nên chưa phải bổ sung thêm các hóa chất điều chỉnh
pH. Tuy nhiên, tại trạm xử lý vẫn ln có hệ thống kiểm tra tự động các chỉ
tiêu làm việc của hệ thống nên khi có sự mất ổn định sẽ có những điều chỉnh
kịp thời. Nhìn chung hệ thống xử lý được vận hành tốt và có sự ổn định cao.
Vấn đề cần quan tậm là khả năng xử lý sự cố khi dịng thải vào KCN có hàm
lượng các chất rắn lơ lửng quá cao sẽ làm cho hệ thống mất ổn định do khơng
có bể lắng đợt I. Khi đó khả năng xử lý sự cố sẽ gặp nhiều khó khăn. Để khắc
phục cần có những biện pháp quản lý tốt hơn trong KCN về vấn đề kiểm soát
chất lượng dịng thải tại các nhà máy xí nghiệp thành viên trước khi các dòng
thải này được dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung của KCN.
4. Trạm xử lý nước thải KCN Biên Hòa II (Đồng Nai)
Chỉ tiêu chất lượng nước đầu vào và ra của KCN Biên Hòa II thể hiện tại
bảng 1.4.
Bảng 1.4. Chất lượng nước đầu vào và đầu ra của trạm

xử lý nước thải KCN Biên Hòa II [9].
TCVN 5945-

Các chỉ tiêu

Đầu vào

Đầu ra

pH

7 – 7,5

6,9 – 7,2

6–9

SS

69 – 235 mg/l

3 – 20 mg/l

50 mg/l

COD

96 – 360 mg/l

13 - 50 mg/l


50 mg/l

2005 (loại A)


21

Sơ đồ cơng nghệ XLNT của KCN Biên Hịa II được thể hiện tại hình 1.4.
NƯỚC THẢI TỪ KCN
BỂ ĐIỀU HỊA
BỂ PHẢN ỨNG
ĐƠNG KEO TỤ
BỂ AEROTEN
BỂ KHỬ TRÙNG
BỂ CHỨA NƯỚC
HỒ ĐỆM – HỒ VSV

XẢ NƯỚC RA MƯƠNG

Hình 1.4. Sơ đồ cơng nghệ trạm xử lý nước thải KCN Biên Hịa II
- Dây chuyền xử lý bùn: Bể nén bùn -> Thiết bị làm khơ bùn -> Trộn phụ gia
đóng gói làm phân bón.
Nhật xét:
*Ưu điểm:
- Dây chuyền gọn nhẹ, làm việc tự động hóa, điều khiển bằng máy tính
điện tử rất hiện đại.
- Chất lượng nước đầu ra đảm bảo tiêu chuẩn. Xử lý bùn không gây ô
nhiễm.
*Nhược điểm:

- Đầu tư xây dựng cao, cơng trình hở dễ gây mùi.
5. Trạm xử lý nước thải KCN Loteco (Thành phố Biên Hịa -Đồng Nai)
- Cơng suất đợt 1: 1500m3/ngày (hiện chỉ hoạt động với công suất
400m3/ngày)
- Công suất đợt 2: 300m3/ngày.


22

Chỉ tiêu chất lượng nước đầu vào và đầu ra dự kiến trình bày tại bảng 1.5
Sơ đồ cơng nghệ XLNT của KCN Loteco được thể hiện tại hình 1.5.
NƯỚC THẢI TỪ KCN
SONG CHẮN RÁC
BỂ ĐIỀU HÒA
BỂ AEROTEN
BỂ LẮNG
BỂ LỌC CÁT
BỂ LỌC THAN
HOẠT TÍNH
BỂ KHỬ TRÙNG
BỂ CHỨA NƯỚC
AO SINH VẬT
XẢ NƯỚC RA SUỐI

Hình 1.5. Sơ đồ cơng nghệ trạm xử lý nước thải KCN Loteco
- Dây chuyền xử lý bùn:
Bể nén bùn -> Sân phơi bùn hở -> Vận chuyển làm phân bón.
Bảng 1.5. Chất lượng nước đầu vào và đầu ra của trạm
xử lý nước thải KCN Loteco (Đồng Nai) [9].
TCVN 5945-


Các chỉ tiêu

Đầu vào

Đầu ra

pH

5-9

6-9

6–9

SS

350 mg/l

50 mg/l

50 mg/l

COD

300 mg/l

50 mg/l

50 mg/l


BOD5

500 mg/l

20 mg/l

30 mg/l

2005 (loại A)


23

Nhận xét
*Ưu điểm:
- Dây chuyền cổ điển nhưng rất an tồn vì thêm các bể lọc cát và bể lọc
than hoạt tính, ao sinh vật.
- Cơng trình bố trí hợp khối nên gọn gàng chiếm diện tích nhỏ. Quản lý
đơn giản.
- Chất lượng nước đầu ra đảm bảo tiêu chuẩn
*Nhược điểm:
- Xử lý bùn hở dễ gây ô nhiễm và trở ngại hoạt động trong mùa mưa.
6. Trạm xử lý nước thải KCN Việt Nam – Singapore (Tỉnh Bình Dương)
- Công suất trạm xử lý: 5000 m3/ngày hiện chỉ hoạt động với công suất
1000m3/ngày.
Chỉ tiêu chất lượng nước đầu vào và đầu ra được thể hiện tại bảng 1.6.
Bảng 1.6. Chất lượng nước đầu vào và đầu ra của trạm xử lý nước thải
KCN Việt Nam – Singapore (Tỉnh Bình Dương) [9].
TCVN 5945 -


Các chỉ tiêu

Đầu vào

Đầu ra

PH

6,1 – 7,1

6,6 – 7,5

6–9

COD (mg/l)

100 – 235

13 – 97

50

BOD5 (mg/l)

60 – 70

5 – 28

30


SS (mg/l)

17 – 222

8 – 150

50

Dầu mỡ (mg/l)

0,04 – 2,2

0,23 – 0,82

5

4 x 105 – 46 x 106

105 –2 x 104

3x 103

Coliform
(MNP/100ml)

2005 (Loại A)

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của KCN Việt Nam – Singapore được
thể hiện tại hình 1.6.



×