Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Ăn đúng để chữa bệnh pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.72 KB, 5 trang )

Ăn đúng để chữa bệnh

Ông bà ta có câu "bệnh tòng khẩu nhập", tức bệnh vào
từ miệng. Do đó, nếu biết cách ăn uống sẽ ngăn chặn
được bệnh tật.

Những suy nghĩ sai lầm
Thời gian gần đây, nhiều
công ty tổ chức khám sức
khỏe định kỳ cho cán bộ
công nhân viên nhằm phát
hiện bệnh sớm. Và khi phát
hiện bệnh, mỗi người lại
"đối phó" với bệnh một
kiểu, tùy theo nhận thức.

Chị Hoàng – công nhân
viên một công ty tại Q.3, TP.HCM, sau khi đi khám sức
khỏe định kỳ thấy triglyceride tăng gấp đôi ngưỡng cho

Ăn uống đúng cách sẽ tranh
được phải uống nhiều loại
thuốc vào cơ thể.
phép. BS khuyên: "Hạn chế mỡ và chất béo, ăn nhiều rau,
tập thể dục". Sau khi nhận lại hồ sơ, chị "hùng hồn" tuyên
bố: "Đồ béo sẽ làm tăng mỡ trong máu, phen này tích cực
ăn cơm, thịt để giảm mỡ".

Cùng bệnh với chị còn có chị Hằng Nga. Chị than vãn:
"Đợt kiểm tra sức khỏe trước tôi đã bị mỡ trong máu cao.
Tôi chấp hành lời khuyên của BS, ăn kiêng triệt để, tránh


xa mọi thức ăn dính dáng đến dầu mỡ... vậy mà, đợt này
xét nghiệm lại, máu vẫn còn mỡ mới... đau!".

Bà Lê Kim Anh ở Q.5, TP.HCM, thường xuyên bị nhức
đầu, đi khám sức khỏe tổng quát tại bệnh viện Nguyễn Trãi
TP.HCM. Kết quả: cao huyết áp. BS dặn "bớt ăn muối, ăn
càng nhạt càng tốt". Về nhà, món nào bà cũng nặn thêm
chanh cho nhạt bớt. Nhưng sau một thời gian áp dụng đến
đợt tái khám, huyết áp của bà vẫn cao... như cũ!

Câu trả lời từ các chuyên gia
TS Phạm Nguyễn Vinh –
BV Tim Tâm Đức
TP.HCM cho rằng, nhiều
bệnh nhân hiểu lầm từ
"nhạt" của thầy thuốc. Có
người thêm chanh cho nhạt,
cũng có người bỏ đường
vào nồi thịt kho, cá kho để
không còn mặn nữa. Thực chất, thêm chanh, thêm đường
nếm thấy nhạt nhưng lượng muối vẫn... y nguyên. "Nhạt" ở
đây có nghĩa là nêm ít muối, chứ không phải cho thêm gia
vị khác để làm nó... nhạt. Để huyết áp "leo xuống" là nêm
nếm nhẹ tay. Tốt nhất là thay các món kho bằng các món
hấp, luộc...

Thực hiện được điều này sẽ tránh được những biến chứng
nguy hiểm đến tính mạng hoặc không thể hồi phục của cao
huyết áp như: đứt mạch máu não gây xuất huyết não, đột
quỵ, suy tim cấp, phù phổi cấp, suy tim mãn, suy thận mãn,

tổn thương ở đáy mắt.


Ảnh: Corbis
Mọi thực phẩm chúng ta ăn vào sẽ được chuyển hóa thành
chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Phần dư thừa sẽ được cơ
thể chuyển thành mỡ. Đây là năng lượng dự trữ, khi cơ thể
cần dùng (chưa kịp ăn sáng, bỏ bữa...), lượng mỡ này sẽ
được chuyển lại thành năng lượng. Vì vậy, giảm mỡ trong
máu như trường hợp chị Hoàng sẽ... thất bại vì cơm và thịt
nếu ăn dư thừa quá nhu cầu cơ thể sẽ chuyển thành mỡ. Do
đó, theo TS Nguyễn Thị Minh Kiều – Hội Dinh dưỡng và
thực phẩm TP.HCM thì tốt nhất là thực hiện các điều sau:

- Không ăn quá nhu cầu cơ thể.

- Thay đổi chất béo động vật bằng chất béo thực vật.

- Vận động, tập thể dục thể thao thường xuyên để cơ thể
"tiêu xài" mỡ thừa.

Trường hợp cho rằng ăn toàn... dầu mà vẫn có mỡ trong
máu cần xem lại khẩu phần ăn của mình. Có thể có ba
nguyên nhân. Đầu tiên, không chỉ mỡ động vật mới chứa
cholesterol mà các loại thực phẩm khác như: nội tạng (tim,
gan, phèo...) da heo, da gà... cũng có. Thứ nhì, có thể trong
khẩu phần ăn uống hàng ngày dùng nhiều chất bột đường
(các loại bánh, kem, chè...). Thứ ba là ăn đồ chiên xào bằng
dầu...


Có những người kiêng khem triệt để, không ăn bất kỳ thứ
gì có dầu mỡ nhưng vẫn không hạ được cholesterol, tại
sao? BS Lương Lễ Hoàng – Trung tâm Oxy Cao áp
TP.HCM cho rằng, kiêng khem để hạ cholesterol là biện
pháp cần thiết nhưng đừng thái quá. Đôi khi vì sai lầm
trong chế độ dinh dưỡng khiến cơ thể phản ứng sai lệch và
tự tổng hợp chất béo loại độc như triglyceride. Vì vậy,
không thiếu người càng kiêng càng mệt và sau đó càng thất
vọng vì chất mỡ trong máu tăng cao hơn lúc chưa kiêng cữ.

Bệnh do thói quen ăn uống tích lũy từ khi còn nhỏ. Chỉ cần
biết cách ăn uống, bạn có thể làm chủ được sức khỏe và
sinh mệnh của mình.

×