Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Kịch bản phim Hollywood docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.33 KB, 5 trang )

Kịch bản phim Hollywood

Ở nơi tập trung ngành điện ảnh như Hollywood, người ta hiểu kịch bản
phim qua những công thức định lượng rõ ràng, mà hầu như những ai mới đến đều
phải tuân theo luật chơi này.
Kịch bản là kim chỉ nam cho diễn viên và đoàn làm phim
Trước hết, kịch bản phải được viết bằng phông chữ Courier 12, mà theo đó
một trang kịch bản sẽ bằng khoảng một phút phim sau khi dàn dựng.
Thông lệ cũng qui định cả khoảng cách từ đầu dòng đến lề giấy, cả trái phải
lẫn trên dưới, hay vị trí của phần mô tả cảnh quay phải khác với chỗ cho lời thoại.
Để tránh học thuộc lòng các qui định này, không ít nhà viết kịch bản sử
dụng phần mềm xử lý văn bản chuyên dùng.
Ba phần
Giới làm phim ở Hollywood thường chia kịch bản thành ba phần: mở đầu,
diễn tiến, và kết thúc, mà thông thường độ dài theo tỷ lệ 1:2:1.
Tổng số trang kịch bản chính là thời lượng của phim và một số đạo diễn
thích bắt đầu phần diễn tiến câu chuyện ở trang số 17, tức là ở khoảng phút thứ 17
đến 20 cho một bộ phim dự kiến dài 1 tiếng đồng hồ.
Kịch bản phim được định nghĩa là tập hợp của các cảnh phim; mỗi cảnh
phim bắt đầu bằng dòng chữ hoa mô tả sơ lược cảnh này.
Đầu tiên là ký hiệu INTerior hay EXTerior, tức là qui định cảnh quay trong
nhà hay ngoài trời.
Tiếp đến là tên của địa điểm quay, ví dụ như trong quán cà phê hay trên đồi
thông.
Nhà viết kịch bản cũng phải mô tả rõ điều kiện ánh sáng lúc đó đang là ban
ngày hay ban đêm.
Cảnh quay
Bên dưới tên cảnh là các mô tả chi tiết về khung cảnh, về trang phục, hay
thái độ của diễn viên, cũng như các chuyển động.
Đi kèm theo tất nhiên là những lời thoại nếu cần thiết.
Người ta không qui định xem một cảnh được dài bao nhiêu trang, nhưng


quí vị có thể tự ước tính được ra.
Nếu tác giả muốn có một cảnh thoại dài 5' chắc chắn sẽ phải viết thành trên
dưới 5 trang kịch bản.
Tuy nhiên, dù có qui định thế nào đi nữa, một số chuyên gia cho rằng phần
quan trọng nhất của kịch bản vẫn là cốt truyện lôi cuốn và mục tiêu của kịch bản là
đưa ra một phác thảo thật rõ ràng và cụ thể cho đạo diễn và diễn viên.
Công nghệ “làm phim trên giấy”


Đây là một nghề có nhiều ưu điểm: tự do, được tập thể hỗ trợ, chủ động và
có khả năng thu nhập tương đối cao. Tính mạo hiểm khi đầu tư vào nghề này cũng
không cao lắm. Nếu thành công không mỉm cười trong lần thử sức đầu tiên thì bạn
cũng không gặp nhiều tổn thất. Bạn hoàn toàn có thể chủ động làm lại.
Công nghệ viết "chuyên môn hóa"
Cơn sốt phim truyền hình đang bùng nổ. Phim truyền hình đang dần trở
thành một ngành công nghiệp dây chuyền mà khâu viết kịch bản cũng tách ra
thành "công nghệ" phân chia ra làm nhiều công đoạn bởi một nhóm người.
Một nhóm viết kịch bản hoạt động theo phương thức: trước hết là thảo luận
tìm ý tưởng, xây dựng đề cương và sau đó triển khai, phân chia đều số lượng tập
phim cho các thành viên viết. Có một cách thức khác: trưởng nhóm - được gọi là
tổng biên kịch - đưa ra ý tưởng rồi để mỗi thành viên tự triển khai đề cương, viết
trên một mạch chuyện có sẵn một cách hoàn chỉnh. Sau đó, tổng hợp lại các bản
thảo sẽ chọn ra cái tốt nhất. Ở trường hợp này, người tổng biên kịch nhất thiết phải
là người "có nghề" để đủ bản lĩnh và kinh nghiệm "xét duyệt" bản thảo của các
thành viên trong nhóm.
Ở Việt Nam, đa số các nhóm viết kịch bản đang hoạt động hiện tại đều làm
việc theo một trong hai phương thức trên, tuy nhiên ở nước ngoài công nghệ viết
kịch bản còn "chuyên môn hóa" từng khâu. Nhóm viết kịch bản thường được chia
ra như sau: người đảm nhận việc đưa ra ý tưởng, người phụ trách khâu viết đề
cương, hoặc người chuyên xây dựng chi tiết tình huống hay lời thoại.

Có cần qua đào tạo?
Trong nhiều nhóm viết kịch bản hiện nay có số tự phát, hoặc có nhóm được
thành lập từ các công ty, các hãng phim. Và trên thực tế, các nhóm đều được tham
dự các khóa đào tạo kỹ thuật viết trong thời gian ngắn. Các công ty, hãng phim
đều tổ chức cho các nhóm viết kịch bản do mình quản lý. Bắt đầu từ năm 2005, dự
án điện ảnh (do quỹ Ford tài trợ) hằng năm đều tổ chức thi tuyển học viên và lớp
học tập trung kéo dài sáu tháng. Mới đây, FPT Media cũng vừa tổ chức lớp trao
đổi nghiệp vụ viết kịch bản phim truyền hình trong hai ngày. Các lớp chỉ dẫn về
kỹ thuật viết kịch bản đều miễn phí. Và theo kinh nghiệm của N.C.D, thành viên
một nhóm biên kịch chỉ có hai người, cho biết chính các lớp đào tạo ngắn ngày
này là "cửa mở" cho các mối quan hệ "làm ăn" sau này.
Phải kiên nhẫn!
Hiện tại, các hãng phim tư nhân trả trung bình 6 triệu đồng/tập phim. Nếu
làm việc huyên nghiệp thì một tập phim được hoàn thành trong ba ngày. Nếu đủ
sức theo quy trình này thì một tháng người viết có khả năng thu nhập hàng chục
triệu. Nghe qua vậy nhưng trên thực tế các nhóm viết kịch bản phải trải qua các
khâu không dễ chịu chút nào, nhất là đối với các group viết tự do. Trước hết là tạo
dựng mối quan hệ với các công ty, hãng phim hoặc với các đạo diễn để chào mời
khách hàng mua kịch bản. Sau đó là khoảng thời gian chờ đợi họ đọc và xét duyệt
chất lượng của kịch bản.
C.D là thành viên của một nhóm viết kịch bản ở Hà Nội chia sẻ: "Trước khi
bắt tay vào viết và thành lập nhóm, chúng tôi phải bôn ba tìm hiểu và tìm mọi cách
liên lạc với các nhà sản xuất phim từ Bắc vào Nam. Và các nhà sản xuất rất quan
tâm khi nghe bạn tự giới thiệu và đặt vấn đề cộng tác. Nhưng bạn đừng... vội vui
mừng sớm, họ quan tâm nhưng kịch bản của bạn gửi đến chưa chắc sẽ được họ "để
mắt" đến. Có lần, chúng tôi gửi nhầm kịch bản cho họ… nhưng cả mấy tháng trời
họ cũng không biết".
Về phía nhà sản xuất thì anh Đoàn Nguyễn Thanh Quang - Phó giám đốc
F.Studio - chia sẻ một số kinh nghiệm: "Các nhóm viết kịch bản nên tìm hiểu tiêu
chí chọn kịch bản của hãng sản xuất mà mình gửi đến. Nếu muốn nhà sản xuất chú

ý ngay đến kịch bản của mình thì đó phải là một câu chuyện cụ thể, có nhân vật và
nội dung chi tiết… Còn một vấn đề nữa, trước khi gửi kịch bản đến thì phải có
mối quan hệ thân thiết và tin tưởng với phía bên người nhận, vì cũng có vài trường
hợp bị ăn cắp ý tưởng".

×