Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Đặc sắc nghệ thuật tiểu thuyết mùa lá rụng trong vườn của ma văn kháng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652.12 KB, 61 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------

NGUYỄN THỊ PHÚ

Đặc sắc nghệ thuật tiểu thuyết Mùa lá
rụng trong vườn của Ma Văn Kháng

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 2
1. Lý do chọn đề tài. ......................................................................................................... 2
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ........................................................................................ 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 7
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 7
5. Bố cục khóa luận .......................................................................................................... 8
CHƯƠNG I. MA VĂN KHÁNG VÀ TIỂU THUYẾT MÙA LÁ RỤNG
TRONG VƯỜN .................................................................................................................. 8
1.1. Cuộc đời và sự nghiệp của Ma Văn Kháng ........................................................ 8
1.3. Mùa lá rụng trong vườn – cách nhìn mới về vấn đề gia đình...................... 16
CHƯƠNG II. NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN................................................................................. 19
2.1. Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn ................ 19
2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Mùa lá rụng trong vườn.................... 23



2

CHƯƠNG III. NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG
TIỂU THUYẾT MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN................................................. 33
3.1. Các sắc thái giọng điệu trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn ........... 33
3.2. Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn ................. 44
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 56
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 58

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong nền văn xuôi đương đại Việt Nam, Ma Văn Kháng là một trong
những cây bút xuất sắc, có nhiều đóng góp lớn lao cho cơng cuộc đổi mới tư
duy nghệ thuật. Với ngòi bút hiện thực đặc sắc, năng lực quan sát và phong
cách “nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật”, Ma Văn Kháng đã mang đến cho
người đọc những trang văn mang hơi thở của cuộc sống đất nước và con
người đương đại.
Văn nghiệp của ông tập trung vào hai mảng đề tài lớn: đề tài về dân tộc
miền núi và đề tài thành thị. Qua từng trang tiểu thuyết, truyện ngắn, Ma Văn
Kháng không ngừng tìm tịi những cách thể hiện mới và ở lĩnh vực nào ông
cũng để lại dấu ấn đậm nét.
Nếu như những năm bảy mươi của thế kỷ XX, bạn đọc biết đến Ma
Văn Kháng với tư cách là một nhà văn miền núi thì vào những năm tám mươi,
Ma Văn Kháng khiến người đọc ngỡ ngàng khi ông cho ra đời hàng loạt các


3

tiểu thuyết về đời sống thành thị. Trở về với thành phố, Ma Văn Kháng đã tìm

thấy cho mình một hướng đi mới trong sáng tạo nghệ thuật, góp phần không
nhỏ vào công cuộc đổi mới của nền văn học nước nhà. Từ giai đoạn này trở
đi, ông không ngừng tìm kiếm cho mình một tiếng nói riêng, một phong cách
nghệ thuật độc đáo.
Trong số lượng đồ sộ các tác phẩm của ông, Mùa lá rụng trong vườn là
một tiểu thuyết thành công nhất. Tác phẩm được xem là mốc đánh dấu sự
chuyển biến trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng. Mùa lá rụng trong vườn chứa
đựng những suy ngẫm, quan điểm, tư tưởng, kết tinh từ kinh nghiệm sống và
hành trình sáng tạo miệt mài của tác giả. Tác phẩm là một khuynh hướng tiếp
cận đời sống bằng con đường nghệ thuật, là tiếng nói của tác giả trước hiện
thực hơm nay.
Lâu nay, đã có khá nhiều bài viết, các cơng trình nghiên cứu về Ma
Văn Kháng cùng sự nghiệp sáng tác của ông, đặc biệt là tác phẩm Mùa lá
rụng trong vườn. Nhưng hầu hết là những nhận định, đánh giá còn chung
chung, hoặc đi sâu nghiên cứu một vài khía cạnh nào đó của tác phẩm…Cho
tới nay chưa có một cơng trình nào đi sâu vào nghiên cứu một cách có hệ
thống những nét nghệ thuật đặc sắc góp nên thành cơng của tác phẩm. Chính
vì thế chúng tôi mạnh dạn lựa chọn vấn đề “Đặc sắc nghệ thuật tiểu thuyết
Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng” làm đề tài nghiên cứu. Qua
cơng trình này chúng tơi muốn nhìn nhận lại những đóng góp của Ma Văn
Kháng, đồng thời khẳng định vị trí của ơng đối với nền văn học nước nhà.
Đặc biệt, Ma Văn Kháng là một trong số nhà văn có tác phẩm được đưa
vào giảng dạy trong nhà trường phổ thơng. Chính vì thế, việc nghiên cứu
những nét đặc sắc trong tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn càng có ý nghĩa
thiết thực đối với việc học tập và giảng dạy sau này.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu


4


Trong lời giới thiệu đầu cuốn sách “Ma Văn Kháng – tiểu thuyết tập
1”, tác giả Nguyễn Ngọc Thiện cho rằng Ma Văn Kháng là một cây bút điêu
luyện, từng trải…Tác giả cũng khẳng định những đóng góp khơng nhỏ của
Ma Văn Kháng trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
Các nhà nghiên cứu trong cuốn “Giáo trình văn học Việt Nam hiện đại,
tập 2” cũng đã nhận định: các tác phẩm của Ma Văn Kháng cho thấy tinh thần
phân tích hiện thực tập trung xung quanh các vấn đề vai trị của gia đình cũng
như bản lĩnh cá nhân trong xã hội hôm nay. Các tác giả cho rằng: “Ma Văn
Kháng đặt con người trong các quan hệ đời thường và nhân vật bắt đầu có
hình thức tồn tại phổ biến của các kiểu nhân vật tiểu thuyết”[13, tr.203].
Trên Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, tác giả Đỗ Thị Phương
Thảo trong bài viết “Vài suy nghĩ về một phương diện nghệ thuật truyện ngắn
Ma Văn Kháng” cũng đã phân tích, nhìn nhận những thành cơng và đóng góp
to lớn của Ma Văn Kháng trên lĩnh vực truyện ngắn như: giọng điệu, ngôn
ngữ…
Trong bài viết “Khi nhà văn đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn”, tác
giả Lã Nguyên đã đề cập đến những bình diện cũng như một số đặc điểm
nghệ thuật truyện ngắn Ma Văn Kháng như: tính cơng khai bộc lộ chủ đề;
việc tơ đậm tính cách nhân vật; và việc đưa thành ngữ, tục ngữ vào ngôn ngữ
nhân vật…Đồng thời tác giả cũng khẳng định cái nhìn đa chiều, giàu tính
phân tích, suy niệm của Ma Văn Kháng trước những vấn đề của cuộc sống.
Năm 2010, tác giả Nguyễn Thị Hải Yến trong luận văn thạc sỹ “Nghệ
thuật trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới” đã đi vào
khai thác những thành công về mặt nghệ thuật viết truyện ngắn của Ma Văn
Kháng như: điểm nhìn, khơng gian, thời gian, ngơn ngữ và giọng điệu trần
thuật…qua đó khẳng định tài năng và những đóng góp to lớn của Ma Văn
Kháng.


5


Ngay từ khi vừa mới ra đời, Mùa lá rụng trong vườn đã gây được một
tiếng vang lớn trong dư luận, thu hút đơng đảo các cơng trình, bài viết của các
nhà nghiên cứu.
Trên Báo Người Hà Nội số 71, ngày 01/03/1988, tác giả Hà Ân trong
bài viết “Đọc Mùa lá rụng trong vườn” đã khẳng định sức hấp dẫn của tiểu
thuyết với vấn đề trung tâm của tác phẩm: vấn đề gia đình – vấn đề có tính
chiến lược và bức thiết mà toàn xã hội quan tâm. Tác giả bài viết cũng khẳng
định Mùa lá rụng trong vườn là một tác phẩm thành cơng.
Trên Tạp chí Văn học, tháng 03/1986, tác giả Vân Thanh trong “Một
mảnh đời trong cuộc sống hôm nay” nhận định: Mùa lá rụng trong vườn là
một tiếng nói của tác giả trước hiện thực hơm nay, một tiếng nói về quan hệ
giữa cá nhân, gia đình và xã hội, về trách nhiệm của mỗi người đối với cuộc
sống.
Mùa lá rụng trong vườn là một cuốn tiểu thuyết đáng kể vào hạng mẫu
mực, và mẫu mực này hàm chứa một tính cách sư phạm…đó là một nhận định
khá sâu sắc của tác giả Bùi Đình Thi trong “Bút ký về Mùa lá rụng trong
vườn”.
Trên trang Báo Văn nghệ số 25, ngày 21/06/1986 trong bài viết “Bàn
thêm về Mùa lá rụng trong vườn”, tác giả Nguyễn Văn Lưu cũng đã khẳng
định: Mùa lá rụng trong vườn là một thành cơng, một đóng góp đáng ghi
nhận.
Tác giả Trần Đăng Suyền trong bài “Phải chăm lo cho từng người”
cũng cho rằng: Mùa lá rụng trong vườn là một khuynh hướng tiếp cận đời
sống con đường riêng của nghệ thuật. Và tác phẩm bộc lộ ý thức, trách nhiệm
của nhà văn trước cuộc sống hôm nay.
Một nhận định khá sắc sảo của Hồ Anh Thái khi nhà văn này cho rằng:
“Sau 14 năm, đến bây giờ tôi vẫn giữ ý kiến rằng, Mùa lá rụng trong vườn là



6

cuốn tiểu thuyết hay nhất của Ma Văn Kháng, mặc dầu anh cịn tiếp tục gây
sóng gió trên ồn ào trên văn đàn vào đầu những năm 1990 với cuốn Đám cưới
khơng có giấy giá thú (Hồ Anh Thái)
Qủa thực, Mùa lá rụng trong vườn đã gây được một tiếng vang lớn
trong dư luận. Đáng chú ý nhất là cuộc hội thảo “Thảo luận về tiểu thuyết
Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng” do phóng viên đăng trên Báo
Hà Nội mới số 14, ngày 15/11/1985. Ở cuộc hội thảo này có mặt đơng đủ các
nhà nghiên cứu, phê bình như: Vương Trí Nhàn, Trần Đăng Suyền, Lại
Ngun Ân, Vũ Quần Phương…Tại cuộc hội thảo này, các nhà phê bình đã
khẳng định sự thành cơng của tác phẩm về đề tài, nghệ thuật xây dựng nhân
vật…Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng: nền văn học hiện đại Việt Nam sẽ có
những bước tiến mới nếu có những tiểu thuyết như Mùa lá rụng trong vườn.
Bên cạnh những bài viết kể trên cịn có những bài viết khác bàn về tác
phẩm Mùa lá rụng trong vườn như: “Một đóng góp mới của Ma Văn Kháng”
của tác giả Trần Cương, in trên Báo Nhân dân, ngày 06/10/1985; “Tết của
thời chưa xa” của tác giả Hoài Trân trên Báo Văn nghệ, ngày 08/3/1988; tác
giả Trần Bảo Hưng với bài viết “Mùa lá rụng trong vườn với những vấn đề
của cuộc sống hôm nay”, số 14/1986.
Những năm gần đây, tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn cũng nhận
được sự đón nhận nồng nhiệt của độc giả và thu hút nhiều cơng trình nghiên
cứu.
Tác giả Dương Thị Hồng Liên trong luận văn thạc sỹ “Nghệ thuật tiểu
thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới” đã nghiên cứu những thành công,
những bước tiến cũng như những đóng góp của Ma Văn Kháng trong cơng
cuộc đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết. Nghiên cứu về những tiểu thuyết của Ma
Văn Kháng thời kỳ đổi mới nói chung và tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn



7

nói riêng, tác giả đã khẳng định những nét nghệ thuật đặc sắc: cái nhìn nghệ
thuật, giọng điệu và ngơn ngữ trần thuật…
Nghiên cứu về vấn đề trung tâm của tác phẩm: vấn đề gia đình, tác giả
Thiều Thị Thắm trong cuốn luận văn “Sự phân hóa các giá trị gia đình trong
tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn” đã đi sâu khai thác về cảm hứng, đề tài
của cuốn tiểu thuyết.
Từ việc điểm qua các tài liệu, các công trình nghiên cứu về Ma Văn
Kháng và các tác phẩm của ơng nói chung và tiểu thuyết Mùa lá rụng trong
vườn nói riêng cho thấy: số lượng các bài nghiên cứu khá nhiều, nhưng phần
đa các bài viết chỉ mới đề cập một cách chung chung, hoặc chỉ đi sâu vào
nghiên cứu một vài khía cạnh của tác phẩm. Nhưng đây lại là những nguồn tư
liệu vô cùng quý báu giúp ích chúng tơi rất nhiều trong q trình thực hiện đề
tài. Với đề tài “Đặc sắc nghệ thuật tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của
Ma Văn Kháng”, chúng tơi hy vọng sẽ góp được một tiếng nói nhỏ trong việc
khẳng định những nét phong cách độc đáo cũng như vị trí của Ma Văn Kháng
trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong khóa luận này, chúng tơi tập trung đi sâu tìm hiểu vấn đề: “Đặc
sắc nghệ thuật tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng”.
Chúng tơi tìm hiểu nghệ thuật tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của
Ma Văn Kháng ở các phương diện: điểm nhìn trần thuật, nghệ thuật xây dựng
nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật…từ đó góp tiếng nói khẳng định
sự đổi mới, sáng tạo trong nghệ thuật trần thuật của nhà văn.
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng tiểu thuyết Mùa lá rụng
trong vườn của Ma Văn Kháng, Nhà xuất bản Trẻ, Hà Nội, năm 2011.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện tốt khóa luận này, chúng tơi đã sử dụng các phương pháp sau:



8

- Phương pháp nghiên cứu tác giả.
- Phương pháp nghiên cứu tác phẩm.
- Phương pháp phân tích, chứng minh, bình luận, tổng hợp.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
5. Bố cục khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, thư mục tài liệu tham khảo, nội dung
khóa luận của chúng tơi gồm ba chương:
Chương 1. Ma Văn Kháng và tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn.
Chương 2. Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn.
Chương 3. Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Mùa lá
rụng trong vườn.
CHƯƠNG I
MA VĂN KHÁNG VÀ TIỂU THUYẾT MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN
1.1. Cuộc đời và sự nghiệp của Ma Văn Kháng
Ma Văn Kháng sinh năm 1936, tại Nhà Thương Ái Mỗ, trấn Sơn Lộc –
Tông, tỉnh lị Sơn Tây cũ. Tên thật của ơng là Đinh Trọng Đồn, quê gốc ở
phường Kim Liên – một ngôi làng cổ, nay là phố Kim Hoa, thuộc quận Đống
Đa, Hà Nội. Thuở nhỏ, cậu bé Đinh Trọng Đoàn theo học trường làng và nhờ
sự quen biết của cha, cậu được vào học ở trường dòng dành riêng cho trẻ con
Pháp ở nhà thờ Tống. Tuy nhiên, do tác động của hoàn cảnh lịch sử lúc bấy
giờ, việc học hành của ông cũng dở dang.
Từ năm 1948, ông được đưa vào học tại Trường Thiếu sinh quân Việt
Nam. Nhưng những năm tháng tuổi thơ của ông trôi qua không mấy êm đềm.
Dường như ông là nhân chứng của thời kỳ giông bão của cách mạng, của
cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc…tất cả làm cho ơng trưởng thành, chín
chắn hơn về mọi mặt. Bên cạnh đó, những mẫu hình đẹp nhất của phẩm giá



9

con người qua những trang tiểu thuyết: Thép đã tôi thế đấy (N.Ơxtrơpxki),
Người mẹ (M.Gorki)…đã làm bừng lên trong ơng khát vọng hồn thiện mình
về mặt lý tưởng. Chính vì thế, ngay từ nhỏ ông đã luôn khắt khe với chính
mình, với thói vị kỷ, cá nhân trong xã hội thời bấy giờ.
Năm 1952, ông đã là giáo sinh của khoa Xã hội, Trường Trung cấp Sư
phạm đóng tại khu học xá Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc. Tại đây, với
điều kiện ăn học khá đầy đủ và dưới sự hướng dẫn, dạy dỗ chu đáo, cậu học
sinh Đinh Trọng Đoàn càng tiến sâu hơn về mặt nhận thức. Cũng tại đây tình
u và năng lực văn chương của ơng được vun xới.
Năm 1961, Ma Văn Kháng được vào học tại Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội. Và đây chính là thời cơ để mầm mống văn chương bẩm sinh của ông
được mài giũa, bồi đắp. Tốt nghiệp ra trường, mang trong mình hành trang là
những tri thức, cùng với lý tưởng và lịng nhiệt huyết của tuổi trẻ, ơng đã
chọn mảnh đất Lào Cai “vùng đất biên cương của tổ quốc, nơi tôi tự nguyện
đến để hiến dâng tuổi trẻ, để lập nghiệp”[8, tr.65]. Với lý tưởng “phải làm
được điều gì đó cho cuộc đời”, Ma Văn Kháng hăm hở đi vào vùng đất mới
lạ. Trong những ngày đầu tiên đặt chân lên mảnh đất này, ông manh nha nhận
ra “tơi có thể làm việc gì đó có ích cho cuộc đời ở mảnh đất này”. Và quả
đúng như vậy, Lào Cai trở thành quê hương thứ hai của ông, là mảnh đất để
cho tên tuổi ông tỏa sáng.
Những năm tháng công tác tại mảnh đất này, ông từng là giáo viên, là
hiệu trưởng trường cấp 1, làm công tác thuế nơng nghiệp…Những năm tháng
sống và gắn bó với Lào Cai, vùng đất còn “nguyên hơi ấm của lịch sử” đã
giúp cho nhà văn có điều kiện tắm mình trong nền văn hóa đặc sắc với những
làn điệu dân ca và kho tàng ngôn ngữ hết sức phong phú. Các làn điệu dân ca
và những nét đặc sắc văn hóa trở thành nguồn sữa ni dưỡng sự sáng tạo
cũng như tình u của ơng đối với mảnh đất này.



10

Trong những ngày làm công tác thuế nông nghiệp, ông làm quen và kết
thân với anh Ma Văn Nho, nguyên là Phó Chủ tịch kiêm Phó Bí thư huyện
Bảo Thắng. Từ khi nhận anh Ma Văn Nho làm anh trai kết nghĩa, Đinh Trọng
Đồn đổi ln họ của mình thành Ma Văn Kháng. Cái tên Ma Văn Kháng là
do ân tình cuộc sống mà có và trở thành bút danh của ơng sau này.
Với tình u, khát vọng và những cống hiến khơng nhỏ của mình, ngày
27/11/1959, Ma Văn Kháng trở thành Đảng viên Đảng Lao Động Việt Nam.
Có thể nói đây là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời ơng.
Tình u của ơng với vùng đất biên cương này càng nhân lên gấp bội
khi mối tình đầu của ông chớm nở với cô nữ sinh xinh tươi, trong sáng, hiền
hậu Hồng Thu Phịng. Đây cũng chính là nguồn động lực to lớn và là nguồn
cảm hứng cho những sáng tác của Ma Văn Kháng.
Tháng 5/1976, sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng, ơng và gia
đình được chuyển công tác về Hà Nội. Đến với mảnh đất Hà thành, với thiết
tha cống hiến cho đời, ông hăng hái hịa mình vào nhịp sống mới. Tại đây,
ơng từng làm Tổng biên tập, Phó Giám đốc Nhà xuất bản Lao động, tham gia
Tạp chí Văn học nước ngồi…Những ngày mới chuyển công tác về Hà Nội là
những ngày cơ cực nhất trong cuộc đời ơng. Ơng đã từng tâm sự trong cuốn
hồi ký của mình: “Cuộc sống những năm này đã hiện ra thật là khủng khiếp
và tôi thật không hiểu vì sao hồi ấy tơi có thể chịu đựng được mà không phát
điên, không rơi vào cơn khủng hoảng tâm thần” [8, tr.236] với “Căn buồng có
diện tích chừng tám mét vuông. Tám mét vuông cho năm con người ăn ở…
Chật lắm! chật đến nỗi chỗ ngủ cịn khơng đủ nữa là. Tôi, vợ tôi và hai đứa
con nằm trên chiếc giường đôi, phải nằm ngang mới đủ, nhưng muốn duỗi
chân phải kê thêm cái ghế…”[8, tr.238]. Sau những năm tháng vật lộn với
cuộc sống khó khăn mãi đến năm 2005, nhà văn mới xây được ngôi nhà cho

riêng mình tại số 15, đường Nguyễn Chí Thanh, quận Ba Đình, Hà Nội.


11

Với những nỗ lực không mệt mỏi và được sự tín nhiệm của đồng
nghiệp, tháng 4/1995, Ma Văn Kháng trúng cử vào Ban chấp hành Hội nhà
văn nhiệm kỳ 1995 – 2000. Từ đây, Ma Văn Kháng gắn liền đời mình với
hoạt động của hội và đời sống văn học nước nhà.
“Cùng với việc nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, trông nom bảo ban mấy đứa cháu
nội, ngoại, vừa chạy đua với thời gian, vừa thủng thẳng nhớ lại và đủng đỉnh
viết lại, hồn chỉnh nốt những cái cịn dang dở…”[8, tr.564] – đó là những thú
vui của Ma Văn Kháng khi đã bước vào tuổi bảy mươi sau những cố gắng
không biết mệt mỏi của mình.
Tìm hiểu về đường đời của Ma Văn Kháng, chúng ta hiểu thêm được
những giá trị của cuộc sống, của con người: cuộc sống luôn là những hình sin
gấp khúc nhưng chúng ta phải ln biết cố gắng nỗ lực, biết vươn lên và rồi
chúng ta sẽ gặt hái được những thành công.
Ma Văn Kháng xuất hiện trong nền văn học hiện đại Việt Nam như một
hiện tượng đặc sắc. Với phong cách sáng tác “sống rồi hãy viết”, Ma Văn
Kháng đã trải nghiệm đời mình với những năm tháng nhọc nhằn. Là hịn sỏi
lăn lóc giữa cuộc đời, Ma Văn Kháng thấu hiểu được những khó khăn, nỗi
đau của nhân tình thế thái. Mở lịng ra đón lấy những vang vọng của cuộc đời,
nhà văn trải rộng lịng mình ra trên từng trang viết. Trong khoảng hơn nửa thế
kỷ cầm bút, nhà văn, nhà giáo Ma Văn Kháng đã để lại cho đời một sự nghiệp
sáng tác đồ sộ: mười lăm cuốn tiểu thuyết, hơn hai trăm truyện ngắn và một
cuốn hồi ký ghi dấu ấn đậm nét trong lòng bạn đọc nhiều thế hệ.
Giống như nhiều nhà văn khác, Ma Văn Kháng tập dượt cơng việc viết
văn của mình bằng viết truyện ngắn. Ngày 03/03/1961, truyện ngắn Phố cụt
ra đời, được in trên Tạp chí Văn học. Và từ đây, tên tuổi Ma Văn Kháng bắt

đầu được dư luận chú ý. Nhà văn tâm sự: “Đó là một kỷ niệm, một sự kiện
đánh dấu công cuộc văn chương mà tôi theo đuổi cả đời”[8, tr.116]. Sau Phố


12

cụt là một loạt các truyện ngắn khác cũng được đăng trên Tạp chí Văn học
như: Người coi miếu thờ thổ tỵ, Những ngày đầu, Những người thợ đường dây
(Văn nghệ, 26/2/1936), Những người hàng xóm (Văn nghệ, 26/6/1994)…được
đăng tải trong các năm 1964, 1965. Lấy mẫu hình và cảm hứng từ cuộc sống
và con người nơi quê hương thứ hai của mình, Ma Văn Kháng viết những
truyện ngắn này với một tình yêu sâu sắc.
Những năm tiếp theo, trong cuộc thi Truyện ngắn 1967 – 1968 của Báo
Văn nghệ, truyện ngắn Xa phủ của ơng đạt giải nhì và được in trên Báo Văn
nghệ vào ngày 30/8/1968. Qủa thực, Xa phủ là một cái mốc son trên con
đường sáng tác văn chương của ông. Cảm hứng từ truyện ngắn này đã nuôi
dưỡng và trở thành một xung lực mạnh mẽ giúp ông sáng tác hàng loạt các
truyện ngắn sau này. Năm 1969, Nhà xuất bản Văn học cho in tập truyện ngắn
đầu tay Xa phủ gồm chín truyện ngắn và tiếp những năm sau đó ơng cho ra
đời các tập khác như: Người con trai họ Hạng (Nhà xuất bản Thanh niên),
Mùa mận hậu (Nhà xuất bản Phụ nữ), Cái móng ngựa (Nhà xuất bản Lao
động)…Khi vừa ra đời những tập truyện ngắn này nhận được rất nhiều lời
khen, khích lệ của dư luận cũng như các nhà văn đàn anh. Thế nhưng, những
năm sau đó, ơng nhận ra: “tất cả chỉ là những bài tập chưa hoàn chỉnh, những
truyện ngắn chưa thành được viết bằng một cảm quan và trình độ thẩm mỹ rất
ấu trĩ. Chúng chỉ là nhũng trang chữ sượng sùng, nặng nề tính tân văn báo chí,
chuyên chở những tư tưởng thời sự một cách lộ liễu và thô giản…”[8, tr.192].
Nhận thức được sự non nớt của mình, Ma Văn Kháng tiếp tục cố gắng, trau
dồi trên từng trang viết và đây là cơ sở ra đời cho những trang tiểu thuyết xuất
sắc của ông sau này.

Sau khi đất nước thống nhất, năm 1975, Ma Văn Kháng rời Lào Cai –
mảnh đất được xem như q hương thứ hai mà ơng gắn bó trên hai mươi năm,
để trở về Hà Nội. Và có thể nói rằng tất cả những gì đã thành kỷ niệm in sâu


13

vào ký ức của nhà văn, những ngày sống ở Lào Cai với các nhân vật của
mình, lại trở lại trên các trang viết của ông với một cảm nhận, một bút pháp
mới mẻ. Năm 1979, sau nhiều lần sửa chữa, Ma Văn Kháng cho ra đời cuốn
tiểu thuyết đầu tay của mình – tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xòe (được khởi
thảo từ năm 1972). Tiểu thuyết ra đời gây xôn xao dư luận và nhận được rất
nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu. Tiếp nối Đồng bạc trắng hoa xòe là
các tiểu thuyết Vùng biên ải (1983, lúc đầu có tên là Thổ Phỉ), Trăng non…
Với khát khao được trả ơn mảnh đất tình nghĩa mà ơng gắn bó, yêu
thương, hàng loạt các truyện ngắn ra đời, viết từ sau 1980. Các truyện ngắn
như: Mã Đại Câu, Người quét chợ Mường Khương (tháng 02/1979), Móng
vuốt thời gian, Giàng Tả, Kẻ lang thang, Vệ sĩ của quan châu, Hoa gạo đỏ,
Sơn Cha Chải…tất cả đã được tập hợp lại trong cuốn Móng vuốt thời gian,
bao gồm 19 truyện ngắn. Cuốn truyện ngắn này cùng với cùng với cuốn Gặp
gỡ ở La Pan Tẩn được giải thưởng của Hội văn học dân tộc các dân tộc thiểu
số năm 2001 và 2003. Đây là những tác phẩm lấy cảm hứng từ cuộc sống của
đồng bào các dân tộc miền núi, một cấu thành quan trọng trong toàn bộ sáng
tác của Ma Văn Kháng.
Rời cuộc sống tỉnh lẻ với vẻ yên tĩnh, êm đềm, Ma Văn Kháng bắt đầu
thích nghi với cuộc sống xáo trộn, xô bồ chốn thành thị. Và thị thành thực sự
là mảnh đất tiểu thuyết với ông. Ngày 25/6/1982, tại nhà máy in Thống Nhất,
136 Hàng Bông, tiểu thuyết Mưa mùa hạ ra mắt bạn đọc, gây ra một cuộc
tranh cãi, bàn tán của dư luận bởi những vấn đề mà cuốn sách đặt ra.
“Một lát, mở cửa, ào vào ba cái mang tô san và rộn ràng tiếng phụ nữ

nói cười. Vợ tơi và hai à chị dâu, chị Nguyễn Thị Liên vợ anh Đinh Trọng
Lạc, chị Nguyễn Thị Kim Thành vợ anh Đinh Trọng Cảng, đi chợ Tết về.
Ngổn ngang trên sàn, rối tinh rối mù là mứt, bánh kẹo, măng miến, mộc
nhỉ…toàn những thứ mua bằng tem phiếu, như một bức tranh tĩnh vật đủ màu


14

sắc tết nhất! Chà cịn gì vui bằng đi chợ Tết! Cịn gì thích hơn là được nghe
các chị tíu tít chuyện trị về giá cả chợ búa tết nhất!”[8, tr.295] – đó là nững
cảm hứng đầu tiên đưa nhà văn đến với mảng đề tài gia đình và giữa tháng
05/1985 cuốn tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn được chào đời. Qua nhiều
lần tái bản, tác phẩm đã được chuyển thể thành phim và đặc biệt có đoạn trích
của cuốn tiểu thuyết đã được đưa vào sách giáo khoa học sinh lớp 12. Tác
phẩm vinh dự được nhận giải thưởng của Hội nhà văn.
Những năm tiếp theo, Ma Văn Kháng vẫn tiếp tục gây sóng gió trên
văn đàn với các tiểu thuyết: Đám cưới khơng có giấy giá thú (1989), Cơi cút
giữa cảnh đời (1989), Chó Bi, đời lưu lạc (1992), Ngược dòng thác lũ (1999),
Gặp gỡ ở La Pan Tẩn (2001), Một mình một ngựa (2009)…và gần đây nhất là
các tiểu thuyết Bóng đêm (2011), Bến bờ (2011)…và một cuốn hồi ký Năm
tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương (2011). Cuốn hồi ký như một lời
tâm sự, chiêm nghiệm, tổng kết về cuộc đời, sự nghiệp của mình.
Tìm hiểu về hành trình sáng tác của Ma Văn Kháng chúng ta sẽ hiểu
thêm quá trình sáng tạo nghệ thuật của các nhà văn, giúp ta hiểu được rằng
con đường đến với thành công là con đường của sự lao động miệt mài, đầy
gian khó.
1.2. Quan niệm sáng tác của Ma Văn Kháng
Bất cứ một nhà văn nào muốn khẳng đ ịnh sự tồn tại của mình trong đời
sống văn học, phải tạo cho cho mình một phong cách riêng với một cá tính
sáng tạo riêng, phải tạo cho mình “một cõi khơng giống ai”. Ma Văn Kháng

trên hành trình sáng tạo nghệ thuật cũng đã đi tìm cho mình một tiếng nói
riêng, một vị trí tồn tại vững chắc trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
Với thể tài thế sự đời tư, Ma Văn Kháng tiếp cận hiện thực và con
người với những chuyển biến rõ nét. Nếu như trước đổi mới, với cảm hứng sử
thi thế giới con người trong sáng tác của Ma Văn Kháng mang đậm chất hùng
ca, thì sau đổi mới với cảm hứng thế sự, Ma Văn Kháng soi chiếu con người
dưới nhiều góc độ, đặt con người trong mơi trường hiện thực cuộc sống ngổn


15

ngang và nhiều xáo trộn. Trước hiện thực cuộc sống bề bộn, với cái nhìn đa
diện, đa chiều, Ma Văn Kháng không hề né tránh sự thật mà dũng cảm đối
diện với nó và cố gắng cải tạo nó. Quan niệm này được thể hiện ngay trong
những sáng tác của ông. Trong Ngược dòng thác lũ, Côi cút giữa cảnh đời,
Mưa mùa hạ…Ma Văn Kháng đã nhìn thấu tới tận tâm can đen tối của những
kẻ hám danh, lợi dụng chức quyền để bóc lột, vơ vét của nhân dân.
Với cái nhìn đa chiều trước cơ chế thị trường, quan niệm về con người
của Ma Văn Kháng cũng có nhiều mới mẻ. Với quan niệm “con người ta là
vậy đó, nhiều khi nó là một ngơi nhà đóng kín, nhìn ngoài tưởng là rỗng, đến
khi một cánh của hé mở, nhìn vào mới thấy tất cả sự giàu có, phong phú bên
trong của nó” [8, tr.131], Ma Văn Kháng ln đặt con người trong mối quan
hệ đời thường phức tạp, rối rắm. Trước cuộc sống bề bộn, Ma Văn Kháng
luôn có những phát hiện độc đáo: con người với những giá trị đạo đức cùng
bản năng và những vùng bị khuất lấp (nhân vật Lý trong Mùa lá rụng trong
vườn), trong con người luôn tồn tại những mặt đối lập. Sự đổi mới quan niệm
nghệ thuật về hiện thực, con người đã đem lại cho các tác phẩm Ma Văn
Kháng một chiều sâu nhận thức thẩm mỹ.
Chính những đổi mới trong quan niệm về hiện thực, con người đã thôi
thúc nhà văn ln tìm tịi cách thể hiện mới qua việc cách tân: điểm nhìn trần

thuật, ngơn ngữ, giọng điệu…để làm mới các tác phẩm của mình.
Là một nhà văn có trách nhiệm và đầy nhiệt huyết, Ma Văn Kháng ln
trăn trở trên từng trang viết. Ơng từng tâm niệm: “sống thực sự với cuộc sống,
với tất cả những biến cố và huyền thoại của nó, và dùng chính đời sống để
giải thích đời sống mỗi khi viết một trang văn”[8, tr.468]. Với quan niệm này,
các tác phẩm của Ma Văn Kháng đi vào lòng bạn đọc một cách tự nhiên, gần
gũi. Qủa thực văn chương không cần đến những người thợ khéo tay mà luôn


16

cần đến những người ln tìm tịi, sáng tạo và mang những nhận thức mới
mẻ, sâu sắc. Và Ma Văn Kháng đã làm được điều đó.
Những quan niệm nghệ thuật trên được Ma Văn Kháng thể hiện qua
các tác phẩm với tất cả tài năng, tâm huyết của mình. Chính điều đó đã tạo
nên “cõi” Ma Văn Kháng, một dấu ấn phong cách độc đáo.
1.3. Mùa lá rụng trong vườn – cách nhìn mới về vấn đề gia đình
“Phải viết một cuốn sách về đề tài gia đình. Về chính những gì đã xảy
ra tại gia đình mình, về những người thân của mình”[8, tr.295]. Ý nghĩ đó đã
thơi thúc Ma Văn Kháng đến với mảng đề tài gia đình và mang đến cho mảng
đề tài này những cách nhìn mới mẻ. Với cảm hứng mới mẻ, ngày 30 Tết Qúy
Hợi, tức ngày 12/02/1983, nhà văn bắt tay vào viết tác phẩm Mùa lá rụng
trong vườn. Ngay sau khi xuất bản (1985), tác phẩm nhanh chóng được phổ
biến và được độc giả nồng nhiệt đón nhận với tính thời sự của nó.
Mùa lá rụng trong vườn là tác phẩm đi sâu vào khai thác đề tài gia
đình, một đề tài không mới trong văn học hiện đại Việt Nam. Từ những năm
ba mươi của thế kỷ XX, các nhà văn Tự lực văn đồn đã khai thác rất thành
cơng đề tài này. Các tác phẩm như: Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt, Gia
đình…là những tác phẩm đấu tranh giải phóng cá nhân, cho tự do yêu đương
và quyền sống của người phụ nữ, bước đầu phá vỡ cấu trúc kiểu gia đình

phong kiến.
Sau cách mạng tháng Tám, do yêu cầu của thời đại vấn đề gia đình, cá
nhân bị đẩy xuống hàng thứ yếu, nhường chỗ cho vận mệnh dân tộc. Các tác
phẩm như: Gia đình Má Bảy của Phan Tứ, Đất làng của Phan Thị Ngọc
Tú…cũng đã đề cập tới những mâu thuẫn, xung đột trong gia đình nhưng lại
được nhìn qua lăng kính của hồn cảnh lịch sử.
Đến thập kỷ tám mươi, khơng khí đổi mới dân chủ đã tác động mạnh
mẽ đến đời sống văn học, nghệ thuật.Với cảm hứng thế sự, đời tư, các nhà


17

văn cùng nhìn lại hiện thực. Với các tác phẩm: Cơi cút giữa cảnh đời, Mùa lá
rụng trong vườn…có thể nói Ma Văn Kháng là người có cơng khơi lại mạch
viết về gia đình vốn bị bỏ ngỏ gần nửa thế kỉ qua trong nền văn học Việt
Nam. Khai thác ở một khía cạnh mới mẻ hơn, Ma Văn Kháng khơng nói lại
những vấn đề từng được các nhà tiểu thuyết Tự lực văn đoàn giải quyết mà
tập trung bàn luận về tính phức tạp trong các mối quan hệ nội bộ trong gia
đình, gia đình và xã hội, dân tộc. Những tác phẩm của ông “không chỉ đẩy ta
vào dịng đời, mạch sống hơm nay mà nó gắn nối với mạch văn truyền thống
là chủ nghĩa nhân văn và tình yêu thương con người”. Nếu như số phận của
mỗi cá nhân đã từng gắn bó với vận mệnh của dân tộc, thì trong một chừng
mục nhất định cũng gắn bó mật thiết với hồn cảnh của mỗi gia đình. Với
cảm quan hiện thực của một nhà văn có trách nhiệm trước cuộc sống, Ma Văn
Kháng thấy sự cần thiết phải duy trì và cũng cố quan hệ gia đình. Có thể nói
trong tất cả các nhà văn viết về đề tài gia đình, Ma Văn Kháng là người đi đầu
trong việc đổi mới tư duy nghệ thuật, đổi mới cách viết và gặt hái được nhiều
thành công vang dội. Chính các tác phẩm viết về đề tài gia đình, trong đó Mùa
lá rụng trong vườn được xem như là tác phẩm xuất sắc nhất đã góp phần tạo
nên phong cách nghệ thuật văn xuôi Ma Văn Kháng.

Viết về đề tài gia đình, với tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn, Ma Văn
Kháng đã mô tả sự biến đổi của gia đình trong xã hội hơm nay và mối quan hệ
nội bộ trong gia đình, giữa cá nhân với gia đình, giữa gia đình và xã hội.
Trước những khó khăn, phức tạp của đời sống hơm nay, có nhiều người muốn
quay về với gia đình, truyền thống dân tộc, nhưng cũng có nhiều người cho
rằng truyền thống, gia đình khơng cịn quan trọng nữa. Đặt câu chuyện gia
đình trong mối quan hệ phức tạp của xã hội, Ma Văn Kháng đã đem đến cho
người đọc một cách nhìn mới về gia đình. Dùng hình ảnh ẩn dụ “mùa lá
rụng”, Ma Văn Kháng muốn nói lên quy luật thay đổi của xã hội. Cũng giống


18

như loài cây phải thay lá, mỗi con người cũng phải thay đổi để thích ứng với
xã hội hơm nay. Nhà văn cũng đặt ra trong tác phẩm những vấn đề cơ bản về
việc phải thay đổi như thế nào cho thích hợp với cuộc sống thời đại mới:
khăng khăng sống theo những giá trị truyền thống hay thoát ly nó để chạy
theo chủ nghĩa vật chất? Và quả thực trong suốt chiều dài tác phẩm, qua kết
cấu cốt truyện cũng như qua các nhân vật của mình, Ma Văn Kháng đi tìm
câu trả lời đó. Mùa lá rụng trong vườn là tiếng nói của tác giả trước hiện thực
cuộc sống hơm nay. “Thật ra thì bản chất cuộc sống vốn là sống động. Và mọi
sự xáo trộn thế nào cũng phải tự tìm lấy sự ổn định, sự hợp lí của nó. Hãy từ
cửa sổ gia đình mình nhìn ra cuộc đời; và từ cuộc đời hãy chiếu rọi ánh sáng
vào mỗi căn nhà, như thế mọi điều sẽ sáng tỏ hơn” – đó chính là thơng điệp
về gia đình mà Ma Văn Kháng muốn gửi đến tất cả chúng ta qua những trang
tiểu thuyết này.


19


CHƯƠNG II
NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN
2.1. Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn
Không thể hiểu sâu sắc một tác phẩm văn học nếu ta khơng tìm hiểu
điểm nhìn trần thuật, bởi lẽ trước khi miêu tả, trần thuật, nhà văn buộc phải
lựa chọn cho mình một điểm nhìn, một “cự li” hợp lý. Việc chọn một chỗ
đứng thích hợp để người kể chuyện kể câu chuyện là một trong những trăn trở
đối với các nhà văn khi sáng tạo tác phẩm.
Nhà lý luận Phương Lựu đã khẳng định: Nghệ sỹ không thể miêu tả,
trần thuật các sự kiện của đời sống nếu khơng xác định cho mình một điểm
nhìn đối với sự vật, hiện tượng, nhìn từ góc độ nào, xa hay gần, cao hay thấp,
từ bên trong hay bên ngồi, bởi sự trần thuật trong văn xi nghệ thuật bao
giờ cũng tiến hành từ một điểm nhìn nào đó. Nhà văn khơng thể miêu tả nghệ
thuật và tổ chức tác phẩm mà khơng xác lập cho mình một điểm nhìn, một
chỗ đứng nhất định. Bởi vậy điểm nhìn trần thuật góp phần đáng kể vào sự
thành cơng của tác phẩm, qua đó thể hiện sự sáng tạo của nhà văn trên hành
trình sáng tạo của mình.


20

Với góc nhìn thế sự đời tư, Ma Văn Kháng khơng hề né tránh mà đi sâu
vào những khía cạnh phức tạp trong đời sống tâm hồn con người. Để hiện
thực hiện tất cả những mâu thuẫn, xung đột phức tạp của nó, trong các tiểu
thuyết của mình Ma Văn Kháng ln quan tâm và chọn cho mình một góc
quan sát phù hợp nhất.
Cũng giống như hầu hết các tiểu thuyết khác của Ma Văn Kháng, Mùa
lá rụng trong vườn được kể theo ngôi thứ ba. Vị thế của người kể chuyện này
cho phép tác giả miêu tả, dẫn dắt câu chuyện một cách linh hoạt, tự do. Chọn

điểm nhìn bên ngoài, Ma Văn Kháng dễ dàng tham gia phân tích, lý giải, đánh
giá nhân vật, tình huống, sự kiện từ cái nhìn khách quan. Điểm nhìn bên ngồi
ln tạo ra khoảng cách giữa người trần thuật và nhân vật. Vì vậy, ở điểm
nhìn này người trần thuật sẽ có cái nhìn khách quan, tỉnh táo để thuật lại, tả lại
các nhân vật và sự kiện. Từ đó làm nổi bật bức tranh muôn màu của đời sống
xã hội, con người.
Với điểm nhìn bên ngồi, Ma Văn Kháng có thể đứng ngoài câu
chuyện nhưng lại trực tiếp tham gia phân tích và lý giải những vấn đề về số
phận con người, mối quan hệ giữa con người với nhau trong cuộc sống
thường ngày. Lý giải, bình luận tính cách nhân vật Lý, tác giả đã đưa ra
những lời bình luận: “Một nét tính cách nổi bật nữa của Lý chứng tỏ người
phụ nữ này thật phong phú: chị rất ưa thích quyền hành. Thèm muốn sai khiến
người khác là khối cảm đã hằn vết trong tâm hồn chị. Đặc điểm này đồng
thời là mặt tốt và mặt xấu trong tính nết chị. Chị thích đảm trách, dám đứng
mũi chịu sào. Ln tự coi mình hơn người, chị khinh thường người khác và
muốn mọi người phải tuân phục mình” [6, tr.266]. Hay trước hành động thô
lỗ của Lý, nhà văn đã buông ra một lời nhận xét “Tồi tệ đến thế là cùng. Đối
đáp bốp chát, ăn miếng, trả miếng, chửi vỗ mặt nhau, đanh đá hàng tôm hàng
cá, thơn thớt dựng chuyện, vu khống đê tiện một cách nanh ác, trơ tráo như


21

thế này thì thật khơng cịn gì để đáng nói nữa”[6, tr.234]. Đây quả thực là
những lời nhận xét, bình luận khách quan của người trần thuật.
Với cái nhìn khách quan, những rạn nứt trong mối quan hệ gia đình ông
Bằng được Ma Văn Kháng trần thuật một cách chân thực. Trong cái gia đình
“mơ phạm, mẫu mực” ấy đã thấp thống những dấu hiệu của sự bất hịa.
Những cuộc cãi vã, những mâu thuẫn trong nội bộ gia đình ông Bằng được
tác giả đưa lên trang truyện để mổ xẻ, phân tích: “Thời cơ chín muồi của vở

bi kịch tới dồn dập: Liên minh kinh tế ma quỷ của Lý đã thành lập; ông Bằng
mất, hi vọng về số tiền người con trưởng được thừa kế tan tành; mưu tác
thành cho Cần khơng có kết quả; Đơng vượt khỏi khuôn khổ phụ thuộc, trở
thành một kẻ cục súc, vũ phu… Bứt ra khỏi cuộc sống chung vô vọng, tẻ nhạt
với Đông, Lý đã hành động một cách thật dứt khốt, và đó là hệ quả tất yếu
của những điều kiện trên.”[6, tr.289]. Không hề né tránh sự thật, Ma Văn
Kháng đi sâu khai thác những mâu thuẫn gay gắt trong cuộc sống, phản ánh
trung thực những dục vọng, những góc khuất trong tâm hồn con người. Phơi
bày tất cả những góc khuất ấy, nhà văn muốn nhấn mạnh: “con người là một
sinh thể tự nhiên, con người có nguồn gốc động vật, nhưng là một sinh thể tự
nhiên tính người. Ta vừa phải thỏa mãn nhu cầu con và nhu cầu người của
con người”[6, tr.326].
Chọn điểm nhìn bên ngồi, Ma Văn Kháng đã trần thuật một cách
khách quan, lạnh lùng, nhưng ẩn chứa sau đó là nỗi niềm băn khoăn trăn trở
của nhà văn về cuộc sống, về tương lai của gia đình trong cuộc sống hơm nay:
“Gia đình, giọt nước của biển cả, cá thể của xã hội, liệu có vững vàng trong
cuộc sống xây dựng đang có nhiều khó khăn, lắm bê bối này?”[6, tr.26]. Đây
chính là điều trăn trở, suy tư của nhà văn, và qua các nhân vật của mình, Ma
Văn Kháng tìm câu trả lời cho câu hỏi đó.


22

Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở việc trần thuật bên ngoài khách quan,
Ma Văn Kháng đã sử dụng kĩ thuật di chuyển điểm nhìn, đặt câu chuyện dưới
góc nhìn của bản thân các nhân vật. Điểm nhìn nội cảm, đặt vào nhân vật như
trên cho phép người đọc đi sâu khám phá thế giới tâm hồn, những diễn biến
phức tạp trong chiều sâu tâm lý.
Trong tác phẩm, nhân vật Luận ln có những suy nghĩ, cách luận giải
của riêng mình. Trước tính cách sắc sảo, đáo để và dễ thay đổi của chị dâu,

anh thường hay nghĩ ngợi: “trong sai lầm này của chị, phải chăng Đông và
mọi người trong gia đình là vơ can khơng có lỗ i?... Lý khơn ngoan, khi tỉnh
táo, hồn tồn phân biệt được ranh giới đúng sai, nhưng dục vọng mạnh mẽ ở
chị, càng tăng cường độ hơn khi đời sống tinh thần ở chị vốn thấp kém lại
không được bồi bổ thoả mãn. Chị thiếu người tri kỉ, hướng đạo những khi lao
lung bên bờ vực làm lẫn. Chị không vượt qua được cái thơ tục vốn có của tự
nhiên, cái mà ở chị tích tụ khá đậm đặc dồi dào”[6, tr.287]. Là một người có
học thức, thấu hiểu sự đời, Luận ln trăn trở và đi tìm những ngun nhân
sâu xa hay những cách luận giải về phần “con” và phần “người” trong mỗi
con người.
Trước những câu nói và sự thay đổi đột ngột của Lý, Phượng cũng có
những cảm nhận tinh tế: “Có một góc tối mờ nào đó trong Lý vừa được
những câu nói hết sức tự tin của chính Lý tạo thành một tia lửa điện soi tỏ. Lý
đã tự bộc lộ. Và Phượng, vào lúc này, bỗng như đột ngột phát hiện ra cái bí ẩn
trong tâm thái người chị dâu chồng ở cái buổi chiều hôm qua”[6, tr.46].
Phượng cũng chua chát nhận ra: “Thôi, thế là Phượng hiểu bà chị dâu chồng,
con người thính nhạy với các sự kiện, với cái giọng chao chát nọ, định nói gì
rồi. Phượng muốn khóc q. Cay đắng và trớ trêu đến thế là cùng! Người phụ
nữ này mới từ Sài Gòn về, nghe hơi câu chuyện Cừ mới từ Canađa gửi thư về
qua lời Luận lúc vội vàng, chưa hề biết đến nội dung bi thảm của câu chuyện,


23

đã lập tức nổi cơn cuồng ghen tức, nhẫn tâm và vơ lí đến thế kia ư?”[6,
tr.225]. Di chuyển điểm nhìn từ nhân vật này đến nhân vật khác, cách đánh
giá, bình phẩm nhân vật của tác giả chính xác hơn, và qua đó thế giới nội tâm
của nhân vật được bộc lộ rõ nét.
Nhà văn đã dịch chuyển từ điểm nhìn bên ngồi với giọng điệu khách
quan vào điểm nhìn bên trong của nhân vật. Điểm nhìn của tác giả đã hịa

cùng điểm nhìn của nhân vật. Qua đó hình ảnh nhân vật càng được bộc lộ hết
chiều kích ở những góc khuất trong đời sống tâm hồn con người.
Cùng sử dụng lối dịch chuyển điểm nhìn trần thuật để khắc họa hiện
thực của con người và đất nước sau 1975 nhưng mỗi tác giả có một nét đặc
sắc riêng. Nếu Bảo Ninh tổ chức điểm nhìn trần thuật từ nhiều phía (từ các
nhân vật: nhân vật Kiên, nhân vật xưng “tôi” và các nhân vật khác) để tái hiện
chân thực về nỗi đau của thân phận con người khi bước ra khỏi chiến tranh,
thì Ma Văn Kháng với việc di chuyển, kết hợp các điểm nhìn đã khám phá
bức tranh mn màu của cuộc sống trong những góc khuất, chiều sâu tâm hồn
con người.
Dịch chuyển và kết hợp các điểm nhìn trần thuật là sáng tạo nghệ thuật
của Ma Văn Kháng. Sự kết hợp đó vừa giúp tác giả chuyển tải nhiều hơn, sâu
hơn bức tranh hiện thực phức tạp đa dạng của cuộc sống, vừa giúp người đọc
hiểu rõ chiều sâu tâm lý phong phú, đa dạng, phức tạp của con người. Đây là
một lối trần thuật vừa tinh tế, vừa sắc sảo bộc lộ tài năng nghệ thuật của Ma
Văn Kháng. Với cách nhìn này, nhà văn giúp người đọc có thể hiểu sâu hơn
về thế giới tâm lý của nhân vật.
2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Mùa lá rụng trong vườn
Đối tượng chung của văn học là cuộc đời, nhưng trong đó con người
ln giữ vị trí trung tâm. Những sự kiện trong tác phẩm, những lời bình luận,
bức tranh thiên nhiên…đều góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú cho tác


24

phẩm nhưng cái quyết định tới tác phẩm lại là hình tượng con người. Đọc một
tác phẩm, cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn người đọc chính là cuộc
đời, số phận của những nhân vật mà nhà văn thể hiện. Nhà văn Tơ Hồi đã rất
có lý khi cho rằng: “nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết
thảy trong một sáng tác”. Trong một tác phẩm văn học, nhân vật có chức năng

khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện những quan niệm
của nhà văn về cuộc đời. Như vậy, trong tác phẩm văn học nhân vật có ý
nghĩa vô cùng quan trọng, giúp nhà văn thể hiện những quan niệm nghệ thuật
của nhà văn về con người. Ý thức sâu sắc được điều đó, Ma Văn Kháng đã
tập trung bút lực của mình việc xây dựng thế giới nhân vật và ơng đã thành
cơng. Có thể nói để xây dựng nhân vật, nhà văn đã sử dụng nhũng thủ pháp
quen thuộc nhưng ơng lại ln tìm cho mình một cách biểu hiện mới mang
dấu ấn rõ nét.
Như chúng ta đã biết ngoại hình là dáng vẻ bên ngồi của nhân vật bao
gồm y phục, diện mạo…của nhân vật. Đây là một yếu tố quan trọng, góp phần
cá tính hóa nhân vật.
Nếu như văn học cổ thường xây dựng nhân vật với những chi tiết ước
lệ, tượng trưng thì văn học hiện đại thường dựng lên chân dung nhân vật bằng
những chi tiết chân thực, cụ thể và sinh động.
Vẫn ln giữ thói quen ghi chép và quan sát, giống như một chiếc máy
ghi âm Ma Văn Kháng lặng lẽ chép lại từng câu chuyện, từng mảnh đời, từng
dáng hình của con người, của cuộc đời để rồi tất cả được tái hiện sống động
trên từng trang viết. Trong Mùa lá rụng trong vườn thế giới nhân vật của ông
hiện lên thật phong phú, sinh động với những nét ngoại hình khác nhau,
khơng hề trộn lẫn. Đây là một yếu tố quan trọng giúp cho nhà văn thành công
trong việc cá tính hóa nhân vật. Trong tác phẩm, gia đình ơng Bằng hiện lên
như một xã hội thu nhỏ với những con người với những nét tính cách và số


×