Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Thuật ướp xác ở ai cập cổ đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 63 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
--------------*******----------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

THUẬT ƯỚP XÁC Ở AI CẬP CỔ ĐẠI

Giáo viên hướng dẫn

: Th.S Bùi Trúc Linh

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Mỹ Lang

Chuyên ngành

: Sư phạm lịch sử

Lớp

: 10SLS

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2014


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài


Phương Đông được xem là nơi chôn nhau cắt rốn của nhiều nền văn hóa
cổ đại. Những thành tựu văn hóa thời cổ đại của phương Đơng có giá trị lớn lao
khơng chỉ đối với các quốc gia và dân tộc ở khu vực này mà còn đối với cả nhân
loại. Vào khoảng cuối thế kỷ thứ IV đầu thế kỷ III trước công nguyên (TCN),
trong khi các quốc gia ở phương Tây vẫn chìm trong bóng đêm của sự lạc hậu
và sơ khai thì ở phương Đơng đã hình thành những nền văn hóa đặc sắc như: Ai
Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Hoa. Trong đó, Ai Cập được xem là mốc son
đầu tiên trong thời kỳ văn minh của loài người.
Từ lâu, nền văn hóa Ai Cập đã chứa đựng những điều bí ẩn thu hút sự
quan tâm, chú ý của nhân dân trên thế giới nói chung các nhà nghiên cứu nói
riêng. Khi nhắc đến Ai Cập người ta thường nói đến các thành tựu vĩ đại mà cư
dân Ai Cập cổ đại để lại cho nhân loại. Nếu như người Lưỡng Hà tự hào về
vườn treo Babylon (nơi được mệnh danh là vườn hoa trên không trung), người
Ấn Độ hãnh diện là nơi ra đời của các tôn giáo lớn trên thế giới… thì người Ai
Cập lại tự hào về những kim tự tháp hùng vĩ và một thành tựu vơ cùng bí ẩn đó
là thuật ướp xác.
Vào thời kỳ cổ đại, nền y học ở Ai Cập đã tương đối phát triển trong so
sánh với các nền văn hóa khác đương thời, đặc biệt là lĩnh vực phẫu thuật.
Những tiến bộ trong lĩnh vực y học góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho thuật
ướp xác ra đời và đạt được sự phát triển rực rỡ. Cho đến nay với sự phát triển
của khoa học - kỹ thuật, tấm màn về những xác ướp ở Ai Cập dần được hé mở
và những vấn đề xung quanh các xác ướp bắt đầu được lý giải. Những xác ướp
được khai quật và những giá trị khoa học nó cung cấp đã thêm một lần nữa
chứng minh trí tuệ vượt thời đại của cư dân Ai Cập cổ đại.


Một điều đáng lưu ý là, các nhà khoa học hiện nay nghiên cứu về thuật
ướp xác của người Ai Cập cổ khơng chỉ góp phần kiến giải những bí ẩn trong
khoa học mà còn hướng đến việc ứng dụng những thành quả nghiên cứu đạt
được vào thực tại. Trên tinh thần muốn tìm hiểu sâu hơn về lịch sử - văn hóa Ai

Cập cổ đại nói chung và thuật ướp xác của cư dân Ai Cập nói riêng, trong khả
năng của mình, chúng tơi chọn đề tài“Thuật ướp xác của người Ai Cập thời cổ
đại” để làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước đến nay, đất nước Ai Cập luôn thu hút được sự quan tâm chú ý
của nhiều học giả trong và ngoài nước. Do đó, có rất nhiều tác phẩm nghiên cứu
về Ai Cập. Tuy nhiên, trong tất cả những tài liệu mà chúng tơi tiếp cận được thì
chưa có một tác phẩm nào đi sâu tìm hiểu cụ thể quá trình, ý nghĩa cũng như các
yếu tố trong thuật ướp xác của người Ai Cập cổ đại. Một vài tác phẩm cũng đã
đề cấp đến vấn đề này, songvẫn còn sơ lược và chưa cụ thể. Đó là các tác phẩm:
Cuốn sách Trí tuệ Ai Cập của Nguyễn Kiên Trường và nhóm cộng sự
dịch, NXB Từ điển Bách khoa năm 2003 trình bày những thành tựu văn hóa Ai
Cập, trong đó nhấn mạnh đến những thành tựu trên lĩnh vực tôn giáo. Vấn đề về
xác ướp tuy được trình bày song rất sơ lược.
Trong cuốn sách Văn minh các dịng sơng lớn trên thế giới, NXB Lao
động xã hội năm 2012, tác giả Đỗ Anh Thơ đã trình bày khái quát về các nền
văn minh trên thế giới trong đó có Ai Cập. Dù có đề cập đến thuật ướp xác
nhưng tác giả chưa có những phân tích cụ thể về vấn đề này.
Trong cuốn sách Những nền văn minh thất lạc, NXB Hà Nội, 2008, tác
giả Hà Sơn đã đề cập đến những nét nổi bật của quá trình ướp xác ở Ai Cập. Tuy
nhiên, tác phẩm vẫn chưa đi vào khai thác sâu hơn các khía cạnh trong việc ướp
xác và các vấn đề có liên quan.
Bên cạnh các cuốn sách nêu trên thì cũng cịn nhiều sách báo, tạp chí,
thơng tin trên mạng đã đề cập đến vấn đề ướp xác ở Ai Cập cổ đại. Tuy nhiên,
các tác phẩm này chỉ khái quát sơ lược về việc ướp xác ở Ai Cập mà vẫn chưa
có cơng trình nào đề cập một cách chi tiết đến tất cả các mặt trong việc ướp xác.


Có thể điểm qua những bài viết liên quan đến thuật ướp xác của người Ai Cập
như sau: Tác giả Nhật Anh (2013) với bài viết “Khám phá bất ngờ về thuật ướp

xác Ai Cập”; tác giả Mai Anh (2013) với bài viết “Kết quả khảo cổ mới về xác
ướp lời nguyền Tutankhamun”; tác giả Hồng Duy (2013) với bài viết “Chi tiết
quá trình ướp xác Pharaong ở Ai Cập”; tác giả Hải Đăng (2013) với bài viết “
Hai xác ướp nguyên vẹn 1000 năm tuổi tại Peru”; tác giả Thu Hồng (2013) với
bài viết “Xác ướp Pharaoh Tutankhamun”; tác giả Vân Long (2013) với bài viết
“Giải mã những hình ảnh kỳ bí của xác ướp Ai Cập; tác giả Văn Tây (2013) với
bài viết “Lý do người Ai Cập đặt xác ướp trong nhiều lớp quan tài”; tác giả Tâm
Anh (2014) với bài viết “Giải những sự thật kỳ lạ về xác ướp Pharaoh Ai Cập”;
và tác giả Tuấn Anh (2014) với bài viết “Giải mã bí ẩn nhạy cảm về xác ướp
Pharaoh Ai Cập”…
Trong đề tài khóa luận này, dựa trên cơ sở tham khảo nhiều nguồn tài liệu
khác nhau, chúng tơi sẽ bước đầu trình bày về những đặc điểm của thuật ướp
xác ở Ai Cập cổ đại.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thuật ướp xác của người Ai Cập cổ
đại.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian, đề tài tập trung nghiên cứu thuật ướp xác của người Ai Cập
vào thời cổ đại. Tuy nhiên, trong quá trình đưa ra nhận định về thuật ướp xác
của người Ai Cập cổ đại, chúng tơi có liên hệ đến các thời kì tiếp theo, trong đó
có thời hiện đại để nêu bật ý nghĩa của thuật ướp xác trong lịch sử nhân loại.
Về không gian, đề tài phân tích thuật ướp xác diễn ra chủ yếu trên lãnh
thổ Ai Cập. Dẫu vậy, trong qua trình phân tích, chúng tơi cũng có đề cập đến
thuật ướp xác trong bối cảnh không gian rộng hơn ở các khu vực khác trên thế
giới vào thời cổ đại để thấy được tính phổ biến của thuật ướp xác của nhân loại
thời cổ đại nói chung và tính đặc trưng của thuật ướp xác ở Ai Cập cổ đại nói
riêng.



4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài hướng đến làm rõ những nhân tố tác động đến thuật ướp xác, quy
trình và các vật dụng liên quan đến quá trình ướp xác, đối tượng được ướp xác
và đội ngũ tiến hành ướp xác. Đồng thời, chúng tôi cũng nêu rõ những giá trị mà
thuật ướp xác của người Ai Cập cổ đại truyền lại cho nhân loại.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu trên đề tài hướng vào giải quyết
các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, phân tích các yếu tố về tự nhiên và xã hội ở Ai Cập. Từ đó lý
giải cơ sở hình thành nên các thành tựu ở Ai Cập nói chung, trong đó có thuật
ướp xác.
Thứ hai, đi sâu vào phân tích nguyên nhân, đặc điểm, quy trình tiến hành
ướp xác và các vấn đề khác có liên quan đến thuật ướp xác.
Thứ ba, đưa ra một số nhận xét và đánh giá về thuật ướp xác.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Khóa luận được hoàn thành trên cơ sở phương pháp
luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đó là nghiên cứu xã hội với tư cách là một
chỉnh thể thống nhất để vạch ra những nét chung của sự phát triển xã hội; những
động lực và nguyên nhân cơ bản của sự chuyển biến giữa các hình thái kinh tế xã hội; và về mối quan hệ qua lại, tùy thuộc lẫn nhau giữa những hiện tượng
khác nhau của đời sống xã hội.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu của khóa luận là
phương pháp lịch sử - logic: xem xét sự vật hiện tượng được nghiên cứu trong
tiến trình phát triển ở các giai đoạn với mọi tính chất cụ thể của nó, đồng thời
cũng đặt sự vật, hiện tượng được nghiên cứu trong một hình thức tổng quát,
nhằm vạch ra bản chất, quy luật, khuynh hướng chung trong sự vận động của sự
vật, hiện tượng. Bên cạnh đó, ở chừng mực nhất định, khóa luận cịn sử dụng
một số phương pháp có tính bổ trợ của các ngành khoa học liên quan đến sử
học.



6. Nguồn tư liệu
Để thực hiện và hoàn thành đề tài này chúng tôi sử dụng nhiều nguồn tư
liệu khác nhau: Nguồn tư liệu đầu tiên là sách báo bằng tiếng Việt đóng vai trị
chủ đạo. Đây là nguồn tư liệu chính thống, được các nhà xuất bản uy tín trong
nước xuất bản. Ngồi ra, chúng tơi cịn tận dụng nguồn tài liệu từ mạng Internet
phục vụ quá trình nghiên cứu. Dĩ nhiên, khi sử dụng nguồn tài liệu này, chúng
tơi ln cân nhắc về độ tin cậy và tính chính thống của tài liệu.
7. Đóng góp của đề tài
Thứ nhất, thơng qua q trình tìm hiểu, tích lũy tư liệu, chúng tơi hướng
đến hệ thống hóa nguồn tư liệu liên quan trực tiếp đến vấn đề đã nêu. Sự hệ
thống hóa đó góp phần giúp cho người đọc có thể dễ dàng tự tìm hiểu sâu hơn
các khía cạnh của thuật ướp xác.
Thứ hai, thơng qua những phân tích và đánh giá của bản thân, chúng tơi
mong muốn góp phần mang đến cái nhìn đầy đủ và khách quan nhất về thuật
ướp xác của người Ai Cập cổ đại.
Thứ ba, thành quả nghiên cứu đạt được của đề tài sẽ góp phần làm nguồn
tài liệu cho những ai quan tâm tìm hiểu đến vấn đề này.
8. Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, đề tài
khóa luận bao gồm 2 chương:
Chương 1: Khái quát về Ai Cập cổ đại
Chương 2: Thuật ướp xác của người Ai Cập thời cổ đại


CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ AI CẬP CỔ ĐẠI
1.1. Điều kiện tự nhiên
Ai Cập là vùng đồng bằng dài và hẹp nằm dọc theo dịng sơng Nin. Về vị
trí địa lý, phía Bắc Ai Cập giáp với Địa Trung Hải, phía Nam giáp với vùng
Nibi, phía Tây giáp với sa mạc Xahara và phía Đơng giáp với Biển Đỏ. Những

đặc điểm về vị trí địa lý đó đã làm cho đất nước Ai Cập bị cô lập với thế giới
bên ngồi, trừ cửa ngõ ở eo biển phía Đơng Bắc. Sau này, khi kênh đào Xuy-ê
được xây dựng thì việc giao lưu của Ai Cập với thế giới mới trở nên dễ dàng
hơn. Những đặc điểm về vị trí địa lý đã gây những khó khăn nhất định đến sự
phát triển kinh tế cũng như sự giao lưu văn hóa giữa Ai Cập với các nước trên
thế giới. Song chính sự đóng kín về vị trí cũng đã giúp cho Ai Cập thoát khỏi sự
xâm nhập của các thế lực bên ngồi, đồng thời làm cho nền văn hóa Ai Cập
mang tính thuần nhất và đậm tính dân tộc. Điều này chính là yếu tố tiêu biểu để
đưa văn hóa Ai Cập trở thành nền văn hóa rực rỡ và ảnh hưởng mạnh mẽ đến
các nền văn hóa khác trong lịch sử nhân loại.
Trong lịch sử phát triển của Ai Cập, dịng sơng Nin đóng vai trị quan
trọng. Sơng Nin là sơng chính của khu vực Bắc Phi, với chiều dài khoảng 6500
km, chảy qua 4 nước bao gồm: Ethiopia, Uganda, Ai Cập và Sudan, trong đó
trên lãnh thổ Ai Cập dịng sơng này dài khoảng 700km. Sơng Nin đã mang đến
cho cư dân Ai Cập nguồn nước tưới dồi dào (vào thời kì nước lũ lưu lượng của
dịng sơng này là 90.000m3/s, vào mùa cạn lưu lượng là 700m3/s). Lượng nước
này đã đảm bảo cho sự phát triển nông nghiệp cũng như hoạt động sinh hoạt của
cư dân Ai Cập cổ. Sau mỗi trận lũ, sông Nin mang đến cho Ai Cập nguồn phù sa
màu mỡ, tạo điều kiện hình thành thảm thực vật phong phú như tiểu mạch, đại
mạch, chà là… đáp ứng cho cuộc sống cư dân nơi đây. Ngồi ra, dịng sơng Nin
cịn mang lại nguồn thủy sản đa dạng, cung cấp nguồn thực phẩm tươi và giàu
dưỡng chất cho các cộng đồng cư trú dọc theo hai bờ sống Nin. Khơng chỉ vậy,
dịng sơng Nin cịn là con đường giao thơng huyết mạch ở Ai Cập, là cầu nối
phục vụ nhu cầu giao lưu, trao đổi và đi lại của các cư dân thuộc các khu vực


khác nhau trên lãnh thổ Ai Cập. Bởi vậy, vào thời kì cổ đại nền kinh tế ở Ai Cập
có sự phát triển nhất định chính là nhờ vào vai trị của con sơng vĩ đại này. Vai
trị cũng như ý nghĩa quan trọng của dịng sơng Nin đối với lịch sử Ai Cập cổ
đại đã được nhà sử học lỗi lạc Hê – rô – đốt ghi nhận: “Ai Cập là tặng phẩm của

sông Nin”[6; tr. 12].
Về nguồn tài nguyên thiên nhiên, Ai Cập không phải là vùng đất giàu các
loại tài nguyên và khoáng sản. Nguồn tài nguyên phổ biến chủ yếu là các loại đá
phục vụ xây dựng. Kim loại tương đối phổ biến là đồng. Những nguyên vật liệu
đáp ứng cho việc xây dựng các công trình kiến trúc như sắt và gỗ thì Ai Cập
phải nhập từ bên ngồi. Đây cũng chính là ngun nhân lý giải cho việc trong
các cơng trình kiến trúc của Ai Cập gỗ rất ít được sử dụng.
Về thổ nhưỡng, đa phần đất đai ở Ai Cập là sa mạc nên không thể phục vụ
việc phát triển nông nghiệp. Chỉ có vùng đất tương đối màu mỡ ven sơng Nin là
có thể trồng trọt được. Chính vì vậy mà cư dân Ai Cập cổ thường sống tập trung
ở khu vực ven sơng.
Về khí hậu, Ai Cập nằm trong khu vực khắc nghiệt bậc nhất thế giới. Khí
hậu Ai Cập vào mùa đơng là ơn hịa, mùa hạ là khơ nóng. Vào tháng giêng, nhiệt
độ ở miền Bắc là 120C, miền Nam là 150C - 160C; tháng 7 nhiệt độ trung bình
trên cả nước là 250C - 340C. Trong khi đó lượng mưa ở vùng cao nhất là
200mm, ở nơi ít nhất là khoảng 25mm. Căn cứ theo nhiệt độ và lượng mưa như
vậy thì độ ẩm của Ai Cập dao động từ 30% - 40%. Những đặc điểm trên đã làm
cho Ai Cập trở thành một trong những nơi có thời tiết nóng nhất thế giới.
Như vậy, những đặc điểm về vị trí địa lý, thỗ nhưỡng, khí hậu… đã tác
động lớn đến các thành tựu văn hóa Ai Cập. Làm cho văn hóa nơi đây mang
những đặt trưng. Và những đặc trưng đó chính là chất kích thích sự tò mò của
các nhà khoa học và những người yêu thích văn hóa Ai Cập.
1.2. Vài nét về tiến trình lịch sử và đặc điểm xã hội Ai Cập cổ đại
Các nhà khoa học nhận định rằng, lịch sử và văn minh Ai Cập chính thức
được khởi nguồn từ năm 3150 TCN với sự thống nhất miền Thượng và Hạ Ai
Cập (Upper and Lower Egypt). Lịch sử đất nước này diễn ra theo từng giai đoạn


ứng với mỗi dấu mốc trong khảo cổ học: Cổ vương quốc gắn với thời đại đồng
thau sớm, Trung vương quốc gắn với thời đại đồ đồng thau giữa và Tân vương

quốc gắn với thời đại đồng thau muộn.
Ai Cập thời Tảo kì vương quốc (3050 –2686 TCN)
Khoảng năm 5500 TCN, cư dân Ai Cập cổ dọc lưu vực sông Nin sống
theo từng công xã nhỏ bằng nghề trồng trọt, chăn ni, săn bắn và đánh cá.
Trình độ canh tác nơng nghiệp cịn lạc hậu song đã tạo nên nhiều của thừa trong
xã hội. Lúc bấy giờ, việc trị thủy sơng Nin địi hỏi các cơng xã phải liên kết với
nhau thông qua những cuộc tranh chấp đất đai và thơn tính lẫn nhau, dần dần
hình thành vương quốc Thượng Ai Cập và vương quốc Hạ Ai Cập. Thông qua
nguồn tài liệu khảo cổ học, các nhà khoa học xác định được vương triều đầu tiên
trong lịch sử Ai Cập cổ đại do Menet sáng lập từ sự thống nhất vùng Thượng và
Hạ Ai Cập, hình thành từ năm 3150 TCN.
Ai Cập thời Cổ vương quốc (2686–2181 TCN)
Thời Cổ vương quốc trong lịch sử Ai Cập cổ đại bao gồm vương triều thứ
III đến vương triều thứ VI là thời kì hình thành, củng cố nhà nước trung ương
tập quyền và phát triển đầu tiên về mọi mặt của Ai Cập. Sau khi hoàn thành việc
thống nhất Ai Cập, các vị vua thuộc vương triều III và IV ra sức củng cố bộ máy
hành chính, tập trung vào tay mình những quyền lực vô hạn.
Đứng đầu bộ máy nhà nước Ai Cập cổ là pharaoh có quyền sở hữu tối
cao về đất đai trong cả nước và có quyền lực tối thượng về mọi mặt. Giúp việc
cho vua là một hệ thống quan lại từ trung ương đến địa phương. Hệ thống chính
quyền nhiều cấp, cồng kềnh và quan liêu tạo nên tầng lớp quý tộc quan lại hết
sức đông đảo. Bên cạnh đó, quý tộc tăng lữ cũng đóng vai trò quan trọng trong
xã hội. Đại bộ phận cư dân Ai Cập lúc bấy giờ là nông dân công xã được tự do
sản xuất và nộp tô thuế, làm lao dịch cho nhà nước. Tiếp đến là các nô lệ, sinh
sống và phục vụ trong các cung điện và gia đình q tộc. Ngồi ra, xã hội Ai
Cập lúc bấy giờ cịn có tầng lớp thợ thủ cơng, thương nhân với thân phận không
nổi bật. Kể từ vương triều thứ V (2563-2423) thì quyền lực vơ hạn của các vị


vua được thần thánh hóa, nên họ ra sức bóc lột quần chúng nhân dân. Về đối

ngoại, các vị vua thực hiện nhiều cuộc tấn công xâm lược nhằm mở rộng lãnh
thổ và cướp bóc tài sản.
Sự thống nhất quốc gia tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển.
Công tác thủy lợi được chú trọng, nền nông nghiệp từng bước được phát triển
dựa trên công cụ lao động bằng đồng đỏ. Nghề thủ công cũng phát triển, trong
đó người Ai Cập cổ đã biết cách nấu quặng và chế tạo đồng với kỹ thuật chế tác
đạt đến độ hoàn mỹ. Quan hệ thương mại lúc bấy giờ cũng có bước phát triển
với các mặt hàng khá phong phú. Tiền tệ bắt đầu xuất hiện dưới dạng các mảnh
kim loại.
Những cuộc chiến tranh xâm lược và việc xây dựng lăng mộ, đền đài đã
làm tiêu hao nhân lực và vật lực đất nước, khiến nhân dân không ngừng đấu
tranh phản kháng. Bên cạnh đó, chính quyền các địa phương ra sức cát cứ, củng
cố thế lực cho riêng mình, khơng thần phục pharaoh như trước. Việc thốn đoạt
ngơi báu cũng thường xuyên diễn ra. Từ vương triều VI trở đi, nhà nước Ai Cập
thống nhất bắt đầu suy yếu.
Ai Cập thời Trung vương quốc (2134–1690 TCN)
Các vị vua thuộc vương triều VII-VIII khơng có thực quyền mà chỉ tồn tại
trên danh nghĩa. Các vương triều IX-X (2222-2070 TCN) kế tiếp thường phải
đối phó với sự nổi dậy của quần chúng, sự chống đối của tầng lớp quý tộc trong
nước và sự xâm lược từ bên ngoài. Thực tế đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình
hình kinh tế - xã hội trong nước. Việc khôi phục lại nhà nước thống nhất trung
ương tập quyền trở thành yêu cầu khẩn thiết. Yêu cầu đó đã trở thành hiện thực
dưới thời vương triều XI (2160-200 TCN). Các vị vua từ vương triều này ra sức
củng cố tình hình trong nước và liên tiếp thực hiện nhiều cuộc chiến tranh mở
rộng lãnh thổ, đưa đến sự ổn định và phát triển của Ai Cập.
Trong giai đoạn này, nền kinh tế Ai Cập có bước phát triển mới. Cơng tác
thủy lợi được củng cố và mở rộng. Công cụ lao động bằng đồng thau xuất hiện,
góp phần thay đổi căn bản tình trạng kỹ thuật sản xuất lạc hậu trước đây trong
các ngành kinh tế. Thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng được đẩy mạnh.



Xã hội Ai Cập giai đoạn này bị phân hóa mạnh mẽ. Do sự phát triển của
sức sản xuất ở trong nước và chiến lợi phẩm từ chiến tranh ngày càng nhiều nên
tầng lớp quý tộc và thủ lĩnh quân sự giàu lên nhanh chóng. Cũng do chiến tranh
nên số lượng nô lệ, nhất là nô lệ tù binh, tăng nhiều hơn trước. Do bị áp bức, bóc
lột quá mức nên tầng lớp nô lệ và những người dân nghèo đã nhiều lần vùng lên
đấu tranh. Dù bị đàn áp song những cuộc nổi dậy đó khiến cho nhà nước Ai Cập
suy yếu, tạo cơ hội cho các thế lực của người Hyksos xâm lược và cai trị Ai Cập
trong khoảng 150 năm (1710-1560).
Ai Cập thời Tân vương quốc (1549–1069 TCN) và Hậu kì vương quốc
(672–332 TCN)
Năm 1560, Ai Cập được giải phóng, vương triều XVIII được thành lập.
Kể từ đó, các vị vua của vương triều XVIII và XIX liên tiếp tiến hành nhiều
cuộc chiến tranh mở rộng lãnh thổ, đưa Ai Cập trở thành một đế quốc hùng
mạnh nhất khu vực.
Trong chính sách đối nội, các vị vua thuộc giai đoạn này ra sức củng cố
chính quyền chuyên chế và tăng cường lực lượng quân đội để làm công cụ đàn
áp và xâm lược. Đồng thời, họ cũng thực hiện một số biện pháp nhằm khuyến
khích sản xuất. Kinh tế Ai Cập giai đoạn này có bước phát triển mới. Trong lĩnh
vực nông nghiệp, công tác thủy lợi được đẩy mạnh, công cụ sản xuất bằng đồng
thau dần phổ biến. Nhiều xưởng thủ công nghiệp lớn xuất hiện. Ngoại thương
giai đoạn này có bước phát triển mạnh mẽ.
Từ vương triều thứ XXI trở đi là thời Hậu kì vương quốc. Đó là thời kì
khủng hoảng, suy vong của bộ máy nhà nước, là thời kì phân liệt và loạn lạc
trong lịch sử Ai Cập.
1.3. Các thành tựu văn hóa tiêu biểu
Trong q trình phát triển của mình, cư dân Ai Cập đã để lại cho nhân
loại những thành tưu văn hóa tiêu biểu. Những thành tựu đó khơng chỉ có ý
nghĩa đối với cư dân Ai Cập mà cịn đối với thế giới. Có thể trình bày khái quát
về những thành tựu mà cư dân Ai Cập cổ đã đạt được trên các lĩnh vực như sau:



1.3.1. Chữ viết
Chữ viết ban đầu của người Ai Cập là chữ tượng hình, ra đời vào khoảng
năm 3500 TCN. Về hình dáng, loại chữ này là những nét vẽ mơ phong theo hình
dạng vật muốn diễn tả. Ví dụ: “Từ mặt trời được diễn tả bằng một vòng tròn
nhỏ, ở giữa thêm một cái chấm”, “Từ nước được biểu hiện bằng ba làn sóng”.
Tuy nhiên trong q trình sử dụng, loại chữ này không thể diễn tả được những
từ ngữ phức tạp và trừu tượng nên người Ai Cập đã kết hợp phương pháp tượng
hình và phương pháp tượng ý. Ví dụ: “Để diễn tả từ cơng bằng người ta vẽ một
chiếc lơng cánh đà điểu vì tất cả những lông cánh loại chim này đều bằng
nhau”, “Muốn biểu thị từ khát nước người ta vẽ ba làn nước và một đầu trâu
phía trước” [15; tr. 112].
Đến thời kì Cổ vương quốc, loại chữ này không đáp ứng được yêu cầu
khắc trên các phiến đá, nên cư dân Ai Cập đã cải tiến chữ viết theo hướng đơn
giản hóa. Theo đó, người Ai Cập đã kết hợp kí hiệu tượng hình và dấu hiệu
chỉnh âm, ví dụ: “Hình vẽ cái bát để chỉ cái bát – đọc là Ka, đồng thời cũng
biểu hiện chữ K, Hình vẽ hai đường thẳng song song để chỉ kênh đào và được
đọc là Mer” [15; tr. 112]. Với cách làm đó, người Ai Cập đã hình thành nên
bảng chữ cái cho riêng mình. Hiện nay các nhà khảo cổ họ đã tìm thấy trong văn
tự của người Ai Cập có khoảng 750 kí hiệu tượng hình và 24 dấu hiệu chỉ phụ
âm. Điều đặc biệt, trong hệ thống chữ cái của người Ai Cập khơng có ngun
âm.
Sau khi ra đời, chữ viết được cư dân Ai Cập khắc trên những đồ dùng
bằng gốm hay những tảng đá. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng họ đã sáng tạo
ra một loại giấy làm từ cây papyrus. Người Ai Cập đã sử dụng thân cây để làm
giấy, rễ để làm bút, lấy bồ hóng để làm mực viết. Trong thời gian sử dụng, cư
dân Ai Cập còn gọt nhọn đầu bút để viết nhanh hơn. Loại giấy làm từ cây
papyrus là loại giấy sớm nhất trên thế giới. Ngày nay, giấy được gọi là “papier”
hoặc “paper” là xuất phát từ thuật ngữ papyrus. Chữ viết của người Ai Cập được

sử dụng trong nhiều lĩnh vực như ghi chép lịch sử, các nghi thức tôn giáo, thơ
ca, thần thoại … Sau này, khi Ai Cập bị Hy Lạp thơn tính thì hệ thống chữ viết


của họ bị thay thế bằng chữ Hy Lạp. Loại chữ này dần bị lãng quên và trở thành
một thứ “ngơn ngữ chết”. Nhìn chung, sự ra đời chữ viết ở Ai Cập có ý nghĩa
rất lớn, nó khơng chỉ giúp Ai Cập gìn giữ văn hóa cho các thế hệ sau mà cịn
đóng vai trị to lớn trong việc hình thành nên hệ thống chữ viết của nhiều quốc
gia, đặc biệt là các phương Tây.
1.3.2. Văn học
Trong quá trình phát triển, cư dân Ai Cập đã để lại cho nhân loại một kho
tàng văn học đồ sộ, phong phú về nội dung và đa dạng về thể loại. Văn học Ai
Cập bao gồm các thể loại sau: Thứ nhất là văn học dân gian bao gồm ca dao, tục
ngữ, ngạn ngữ … Loại văn học này được lưu truyền rộng rãi trong xã hội. Các
tác phẩm thuộc dòng văn học dân gian thể hiện quan niệm của nhân dân về tự
nhiên và xã hội, đồng thời phản ánh khát vọng của người dân đối với cuộc sống.
Thứ hai là văn học viết bao gồm văn học tôn giáo và văn học thế tục. Trong đó,
văn học tơn giáo lấy đề tài từ các bài thánh ca, điều lệ tôn giáo… với nội dung
chủ yếu là ca ngợi thánh thần trong đó có thần Ra – vị thần mặt trời. Thường thì
dạng văn học này được khắc trên các bức tường, lăng mộ cũng như các bài thần
bí được dùng trong các lễ hội tế thần. Còn văn học thế tục chủ yếu là lời giáo
huấn, tự thuật, có nội dung xoay quay tiểu sử hay cuộc đối thoại của những
người thống trị và tầng lớp nhân dân…
1.3.3. Khoa học tự nhiên
Ở Ai Cập, những ngành thuộc về khoa học tự nhiên ra đời từ rất sớm và
đã đạt được những thành tựu quan trọng.
Toán học
Ai Cập là một trong những nơi hình thành kiến thức đầu tiên về tốn học.
Nếu như cư dân Lưỡng Hà giỏi đại số thì cư dân Ai Cập lại rất thơng thạo về
hình học. Sở dĩ như vậy là do sự tăng giảm của mực nước sông Nin. Hằng năm

cứ sau những trận lụt thì người dân nơi đây lại tiến hành đo đạc để phân chia
ruộng đất. Việc làm này cứ lặp đi lặp lại đã giúp cho họ có những kiến thức nhất
định về hình học. Những kiến thức của người Ai Cập về hình học bao gồm:
Cách tính diện tích hình tam giác, hình chữ nhật, hình vng, hình lục giác, hình


thang và hình trịn. Ngồi ra họ cịn có thể tính được diện tích hình trụ đáy
vng… Một trong những thành tựu hình học tiêu biểu của cư dân Ai Cập là đã
phát hiện giá trị số Pi bằng 3,16 gần đúng so với so Pi hiện nay (3,14). Về đại
số, người Ai Cập đã biết được những quy luật cộng, trừ, chia đơn giản. Họ biết
đến cơ số 10 nhưng lại khơng có con số 0.
Thiên văn học
Cũng như các ngành khoa học khác, thiên văn học ra đời từ rất sớm ở Ai
Cập. Cư dân nơi đây đã căn cứ vào mực nước sông Nin và sự dịch chuyển của
các vì sao để làm ra lịch mặt trời. Mỗi năm ở Ai Cập theo lịch mặt trời có 12
tháng, mỗi tháng 30 ngày, 5 ngày cuối cùng là thời gian cho lễ hội. Ngoài ra,
người Ai Cập đã vẽ được bản đồ thiên thể và xác định được vị trí của các tinh
cầu. Nhìn chung, mặc dù ra đời từ rất sớm, nhưng những kiến thức về thiên văn
học của người Ai Cập chỉ dừng lại ở mức hiểu biết. Điều này bắt nguồn chủ yếu
từ việc cư dân nơi đây không phải là những nhà khoa học lý luận; những kiến
thức này chủ yếu để phục vụ cho việc sản xuất và xây dựng kim tự tháp mà thơi.
Từ đó, thiên văn học ở Ai Cập khơng đạt được những thành tựu vượt trội.
Y học
Ai Cập là một trong những nước có nền y học phát triển bậc nhất vào thời
kì cổ đại.
Năm 1862, nhà Ai Cập học Advin Smit đã mua được ở Lucssor mấy phần
của một cuốn sách bằng chỉ thảo (papyrus) rất cổ, miêu tả những toa thuốc hết
sức tỉ mỉ cách đây 5.000 năm. Khi đó, các thầy thuốc Ai Cập đã khơng chỉ mổ
sọ để cắt khối u mà còn biết làm những thủ thuật ngoại khoa khác như cắt ruột
thừa, cắt cụt tay và thay thế bằng những bộ phận giả. Dấu vết của sự can thiệp

kiểu như vậy vẫn còn được lưu giữ trên nhiều xác ướp [27].
Các ca mổ lớn như trên có thể cịn được tiến hành sớm hơn nữa, nhưng
chỉ phát triển mạnh từ thời đại tư tế của thần Ra là Imhotep. Năm 2630 trước
Công nguyên, sau khi nhậm chức Tổng thượng thư, Imhotep thông báo rằng các
vị thần linh đã truyền cho ông thuật chữa bệnh, rồi mở trường đào tạo thầy thuốc
gồm cả nam lẫn nữ. Các ca mổ sọ đầu tiên do đại tư tế đích thân thực hiện. Để


gây mê, Imhotep đã đưa bệnh nhân vào trạng thái nhập đồng bằng cách đọc kinh
cầu nguyện, sau đó cho họ uống dung dịch thuốc ngủ chế biến từ một loại thảo
mộc chứa chất ma túy, khiến họ mất hết cảm giác. Ông dùng vàng để ngăn ngừa
nhiễm trùng máu vì thứ kim loại này có đặc tính sát trùng. Bởi thế mới có những
lá vàng nằm trong hộp sọ của xác ướp [27].
Ngày nay, dường như chúng ta không thể sống thiếu thuốc aspirin, điện
tâm đồ, chụp X-quang. Nhưng các thầy thuốc Ai Cập cổ đại đã biết cách điều trị
mà khơng có những phương tiện hỗ trợ đó. Bệnh nhức đầu được chữa khỏi bằng
cách tắm nước nóng sắc từ một số loài hoa và bằng phương pháp massage.
Chứng loạn nhịp tim được xác định bởi các cô gái khiếm thị có thính giác rất
nhạy. Các nhạc cơng có những ngón tay nhạy cảm được tuyển dụng như một thứ
máy X-quang để sờ nắn chỗ gãy xương và xác định tổn thương [27].
Sau khi Imhotep qua đời, Pharaoh Sneferu đã ra lệnh cho các thầy thuốc
tìm mọi cách để kéo dài tuổi thọ của người dân, bởi nhà vua muốn thu được
nhiều thuế hơn nữa nhằm làm đầy kho bạc của mình. Các toa thuốc trường sinh
được đưa ra khá đặc biệt. Chẳng hạn, các thầy thuốc cổ Ai Cập khuyên mỗi
ngày nên dội nước 3 lần (sáng, trưa, chiều) và cạo sạch mọi thứ lông lá trên
người (nhất là ở nách), trừ tóc mọc lên đầu, để ngăn cản các loại vi trùng xâm
nhập cơ thể. Ngoài ra, các ngự y kiên quyết khuyên vua không nên ăn thịt lợn
mỡ, nhất là không nên ăn cá sống. Nghiêm chỉnh chấp hành những lời khuyên
của thầy thuốc, pharaoh Pepi II mỗi ngày tắm 3 lần, thậm chí cả khi bị cảm cúm,
và ông đã thọ 94 tuổi. Thật ra, Pepi cũng công nhận rằng một chế độ ăn kiêng

đặc biệt đã giúp ông sống lâu. Nhà vua chỉ ăn thịt mỗi tháng một lần, chủ yếu là
gà mái tơ [27].
Vào cuối những năm trị vì (2184 trước Cơng nguyên), ông vua trường thọ
này đã tổ chức một mô hình kiểu bệnh viện thực hành hồng gia và thu nạp các
bác sĩ giỏi thuộc nhiều chuyên khoa. Thậm chí ở Ai Cập thời đó đã tồn tại một
chức danh y học kỳ dị là “nhà trực tràng học”, với tên gọi dân dã là “người chăm
sóc hậu mơn”. Các thầy thuốc hồng gia khun có thể làm làm nhẹ bụng bằng
cách uống một hỗn hợp gồm sữa bò, ngũ cốc và mật ong; tránh ung thư vú bằng


cách đeo đồ trang sức nặng bằng vàng bởi lẽ “vàng có khả năng diệt trừ khối u
ngay từ trong trứng” [27].
Các thầy thuốc nhãn khoa và nha khoa Ai Cập cổ đại được coi là những
thầy thuốc giàu có nhất. Bệnh nhiễm khuẩn ở mắt được điều trị bằng một cách
rất độc đáo: “Hãy lấy một nửa bộ óc người rồi đem một phần trộn lẫn với mật
ong và đắp lên mắt vào sáng sớm, phần còn lại sấy khô và cũng đắp lên mắt vào
buổi tối” - cuốn cẩm nang do nhà khoa học Ebers tìm thấy đã hướng dẫn như
vậy. “Tỏi tươi cũng được áp dụng rộng rãi” - một nhân viên của Viện bảo tàng
Ai Cập là Ibrahim Hussein đã khẳng định. Một toa thuốc hiệu nghiệm chữa bệnh
cảm lạnh vẫn phổ biến cho đến tận ngày nay: Ăn tỏi trộn mật ong. Người cổ Ai
Cập cho rằng con quỷ cảm lạnh rất sợ tỏi và sẽ chuồn ngay khi ngửi thấy mùi tỏi
[27].
Dưới sự trị vì của các pharaoh thuộc triều đại thứ 19 (từ năm 1295 đến
1186 trước Công nguyên), những thành tựu của y học cổ Ai Cập đã đạt tới đỉnh
cao. Trong khi ở châu Âu, thành Rô ma chưa được xây dựng xong thì ở Ai Cập,
theo Louis Magmer - tác giả cuốn sách Lịch sử y học, cư dân Ai Cập cổ đại đã
được hưởng những phúc lợi hiện đại như bảo hiểm y tế và thậm chí cả... chứng
chỉ mất sức lao động [27].
Năm 525 trước Công nguyên, khi đánh chiếm kinh đơ Ai Cập, lúc đó là
Memphis, nhà vua Ba Tư đã ra lệnh giết hết các thầy thuốc và đốt trụi bệnh viện.

Nền y học Ai Cập vốn được xây dựng hàng nghìn năm đã bị phá sạch chỉ sau
một thời gian rất ngắn. Mãi đến thế kỷ 20, những thành tựu y khoa lớn của Ai
Cập cổ mới được biết đến qua việc phát hiện một số tài liệu cổ [27].
Nhìn chung, Ai Cập là nơi sớm xuất hiện những ngành khoa học và có
những thành tiêu biểu. Mặc dù, những thành tựu đó chỉ dừng ở những hiểu biết,
chưa được khái quát hóa để trở thành những định lý, định đề cụ thể nhưng chúng
trở thành cơ sở cho các kiến thức khoa học mà cho đến nay chúng ta vẫn cịn sử
dụng.
1.3.4. Tín ngưỡng


Trong suốt thời kỳ cổ đại, tín ngưỡng đã thâm nhập và chi phối vào mọi
lĩnh vực trong đời sống xã hội của người Ai Cập. Đặc điểm tín ngưỡng của quốc
gia này chính là sự kết hợp giữa tín ngưỡng ngun thủy với tơn giáo và tín
ngưỡng thời kỳ xã hội có sự phân chia giai cấp và nhà nước xuất hiện.
1.3.4.1. Tín ngưỡng sùng bái đa thần
Đặc điểm nổi bật của tín ngưỡng Ai Cập là sùng bái đa thần. Tín ngưỡng
Ai Cập sùng bái các lồi động vật, biểu tượng thiên nhiên, con người. Thần linh
trong loại hình tín ngưỡng này chưa được hệ thống hố, giữa chúng thiếu quan
hệ hữu cơ với nhau. Một vị thần thường khơng mang đặc trưng rõ rệt mà thường
có sự kết hợp với một vị thần khác. Trong các vị thần Ai Cập, được sùng bái
nhất là thần Mặt trời (Ra) và thần Minh Vương (Osiris) đều mang hình động vật
rồi dần dần trở thành nửa người nửa thú. Thần có hình động vật nói chung là 2
hình tượng tượng trưng về tổ tiên mà xã hội bộ lạc thị tộc nguyên thủy sùng bái.
Do đó, các nhà nghiên cứu tơn giáo đều có nhận xét chung là việc sùng bái đa
thần của người Ai Cập được phát triển từ việc tôn thờ biểu tượng và tổ tiên của
xã hội nguyên thủy [28].
Tiến trình phát triển từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội chiếm hữu nô lệ
của Ai Cập cổ đại là q trình từ cơng xã thị tộc đến công xã nông thôn, đến
châu (địa khu) và cuối cùng thành địa khu lớn thống nhất hoặc vương quốc nửa

thống nhất. Trong tiến trình phát triển đó, hầu hết các tộc trưởng có thế lực cùng
các thủ lĩnh nắm quyền hành chính trị, kinh tế đều trở thành vua của các quốc
gia. Khi tộc trưởng của một thị tộc nào đó trở thành thủ lĩnh hoặc làm vua một
vùng, trước đó họ tơn thờ biểu tượng hoặc tổ tiên của họ thì sau đó, họ cũng lấy
đó làm thần hộ mệnh cho mình. Khi một châu nào đó trở thành trung tâm hoặc
thủ đơ chính trị của một vương quốc thì vị thần bảo hộ châu đó được coi là đấng
tối cao của vương quốc đó. Đó là vấn đề cốt lõi xuyên suốt quá trình phát triển
của lịch sử tín ngưỡng và tơn giáo Ai cập cổ đại, phản ánh diễn biến cơ bản từ
tôn giáo thị tộc ngun thuỷ thành tơn giáo nhà nước [28].
Trong thời kì tiền vương quốc Ai Cập thống nhất, ở các châu người ta tơn
thờ thần linh mang hình các lồi động vật như trâu, dê, sư tử, hổ, cá sấu, rắn,...


Những động vật đó được sự che chở của thần linh, cấm con người săn, bắt, giết
thịt. Vào thiên niên kỉ IV TCN, các châu ở vùng tam giác châu thổ Bắc sông Nin
vương quốc Hạ Ai Cập đã ra đời ở châu trung tâm là Butơ. Rắn là vị thần bảo hộ
được quốc vương này thờ phụng, ong mật được đưa vào quốc huy. Các châu
thuộc miền Nam lấy Nekheb làm trung tâm hình thành vương quốc Thượng Ai
Cập. Quốc vương này thờ chim ưng làm thần hộ mệnh, lấy hoa bách hợp trắng
làm quốc huy [28].
Sau khi Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập thống nhất, do trung tâm chính trị
khác nhau và khơng cùng giai đoạn lịch sử, đấng thần tối cao tượng trưng thần
linh của quốc gia cũng từ đó mà có sự thay đổi tương ứng. Đồng thời với điều
đó, mỗi nơi có thể vẫn tơn thờ đấng thần linh của vùng mình. Tuy rằng từng
vùng có thần linh, điện thờ khác nhau nhưng dọc từ bắc xuống nam sông Nin
của Ai Cập, thần Sống - thần Mặt trời (Ra) và thần Chết - Thần Minh Vương
(Osiris) nhìn chung vẫn chiếm vị trí đặc biệt trong các điện thờ của dân chúng
và được tôn thờ đông nhất. Thần Mặt trời và thần Minh Vương được quốc
vương coi là thần hộ mệnh có quan hệ máu thịt với mình. Ở xã hội nguyên thuỷ,
thần linh vốn được thần thánh hóa sức mạnh thiên nhiên, chi phối đời sống

thường ngày của dân chúng. Biểu tượng là một vật thể được kết hợp sùng bái
thiên nhiên và tôn thờ tổ tiên. Chống lại sức mạnh thiên nhiên ghê gớm là thần
Mặt trời. Mặt trời là nguồn sống, là chỗ dựa, là mối quan hệ cuộc sống sinh tồn
của lồi người do đó được người ngun thuỷ sùng bái một cách phổ biến. Vì
Mặt trời chiếu sáng mọi nơi, cho nên sau khi Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập
thống nhất, thần Mặt trời đã trở thành thần hộ mệnh tối cao cho mọi vương triều
[28].
Theo niềm tin đó, thần Mặt trời trao quyền thống trị toàn Ai Cập cho quốc
vương đương thời. Trong suốt quá trình phát triển lịch sử sau này, do lúc hợp
lúc tan, quốc vương lúc thịnh lúc suy, trung tâm chính trị thường xuyên biến
loạn làm cho một số vị thần trị vì một vùng được tôn vinh lên làm vị thần tối cao
trong tồn quốc. Từ đó mà thần Mặt trời được sùng bái qua nhiều đời bị pha trộn
hoặc hợp ghép. Vì thế thần Mặt trời qua các thời đại và khu vực khác nhau đã


tạo ra hình tượng động vật mới. Vị thần lớn tượng trưng cho sự thống trị Ai Cập
lâu đời nhất có thể là thần Horus mang hình chim ưng. Thủ lĩnh vùng này (Kẻ
tôn thờ thần Horus) vào khoảng cuối thiên niên kỉ IV TCN, hoàn thành sự
nghiệp thống nhất toàn Ai Cập, thành lập Vương triều I, thứ II, thế là thần
Horus, thần bộ lạc trở thành đấng thần được tồn quốc sùng bái [28].
Trong quan niệm tơn giáo của người Ai Cập cổ đại, chim ưng là tượng
trưng cho Mặt trời; sự vận động của Mặt trời trong vũ trụ được hình tượng hố
thành cánh bay của chim ưng. Do vậy mà Horrus được coi là thần Mặt trời.
Trong một số bức tranh tôn giáo Ai cập cổ, Horus được miêu tả dưới dạng chim
ưng, đầu có mang vầng Mặt trời hoặc hình người đầu chim ưng đội vương miện.
Sự phối hợp giữa chim ưng (Horus) với thần Mặt trời (Ra) hoặc vương miện
(Quốc vương, Pháp lão) với hình người đầu chim (Horus) là sự tượng trưng
chung cho thần quyền và vương quyền, là biểu hiện cụ thể của quốc gia hố tơn
giáo. Vì lý do đó mà Quốc vương Ai Cập cổ đại tự xưng là hoá thân của thần
Horus [28].

1.3.4.2. Quan niệm về linh hồn và tư tưởng kiếp sau
Người Ai Cập cổ đại cho rằng phần hồn con người là siêu nhiên, nó tồn
tại sau khi người ta đã chết. Hồn không chỉ một phần mà có đến nhiều phần.
Thứ nhất là “ka”, ka mang hình dáng của chính người đó. Có thể nói ý nghĩa của
ka là sức mạnh quan trọng và có “cuộc sống” dài hơn cuộc sống thực của bản
thân người đó. Khi người cịn sống, nó gắn vào cơ thể người, lúc chết nó nhập
vào phần xác hoặc biểu tượng của người đó. Sự sống của nó phụ thuộc vào sự
tồn tại ngắn dài của thi thể. Thứ hai là “ba”, ba là sự vĩnh hằng. Hình tượng của
nó là hình chim đầu người. Khi một người chết, “ba” sẽ tách khỏi xác của người
đó. Thần cũng có vài ka và ba. Sau khi người chết được đặt vào quan tài, phần
xác và phần hồn của người ấy vẫn còn tồn tại, do vậy người nhà vẫn cúng đồ ăn
thức uống. Thứ ba là “tâm”. Người Ai cập hiểu rằng “tâm” là lương tâm, xưa
nay họ vẫn nghĩ trái tim con người cịn có khả năng làm cái gì đó. Thứ tư là hình
bóng của người. Thứ năm là tên người. Nếu hay nhắc đến tên người chết, người
ấy sẽ được trường sinh [28].


Người Ai Cập cổ đại rất tin là phần hồn của người bất diệt. Họ cho rằng
cả người chết và hồn (ka) của người ấy đều sẽ về Tây phương. Vì thế mà người
chết thường được đặt ở Tây sơng Nin. Quan niệm về địa ngục Tây phương có
liên quan đến sự quan sát Mặt trời lặn ở phương Tây. Có quan niệm hồn là bất
diệt nên theo đó người ta suy tưởng ra cuộc sống nơi địa ngục. Người Ai Cập tin
rằng cuộc sống dưới địa ngục chẳng qua là sự kéo dài kiếp sống dương gian của
người chết. Nếu sống trên trần có tài, có phúc thì xuống dưới địa ngục cũng
được hưởng tài, hưởng phúc đó. Như vậy cuộc sống dưới địa ngục cũng là xã
hội có giai cấp bởi sự phân hoá giai cấp trên dương gian. Xem xét từ các bức
họa trên mộ các vị quý tộc thuộc vương triều thứ V đến vương triều thứ VII cho
thấy các bậc danh môn vọng tộc chết đi vẫn được hưởng cuộc sống quý tộc an
nhàn, sung túc, phong quang, hưởng quyền thế và an lạc ngay cả nơi chín suối
[28].

Nếu nói rằng từ việc quan sát kinh nghiệm mặt trời lặn ở phía Tây để
cường điệu hố ảo tưởng tơn giáo về cuộc sống nơi âm phủ thì thực tế hàng ngày
mặt trời mọc ở đằng đơng cũng có thể làm cho người Ai Cập cổ đại nảy sinh
quan niệm tôn giáo về sự sống cái chết của con người. Đồng thời, với hiện
tượng sống lại của thực vật, vật ni chết đi theo vịng chu kì hằng năm cũng có
thể nảy sinh quan niệm sống lại cho nó [28].
Vì có quan niệm tín ngưỡng này mà người Ai Cập cổ đại tìm cách này
đến cách khác để giữ mãi thi thể người chết và họ đã xây dựng mộ chí để giữ thi
thể. Từ sau vương triều thứ III, lăng mộ của quốc vương đã trở thành Kim tự
tháp vĩ đại và nổi tiếng thế giới, thi thể quốc vương được ướp thành xác ướp
vĩnh cữu. Vương triều cổ đã xây dựng Kim tự tháp, một cơng trình vĩ đại nhất
mà thời kì trung vương triều (Vương triều XI, XII) không thể sánh được, kể cả
sau này cũng khơng làm được việc đó mà chỉ thay bằng việc đào mộ huyệt lên
các vách đá. Tầng lớp trung lưu được chôn cất trong phần mộ chung (chí ít đến
thời kì Vương triều mới vẫn làm như vậy), cịn người nghèo được chơn cất dưới
các gị cát [28].


Ảo tưởng tôn giáo của đời sống dưới âm phủ và thần Osiris có sự liên
quan tới việc phán quyết hành vi khi còn sống của người chết được người Ai
Cập cường điệu hố lên. Cái đó có liên quan mật thiết tới tín ngưỡng mang tính
thần thánh hóa thần Osiris bằng các hoạt động tế lễ. Thần thoại Osiris được xuất
hiện ở Nam Ai Cập. Đây là vị thần bảo hộ sự sinh trưởng, phát triển của động
thực vật. Qua việc khai quật khảo cổ cho thấy Osiris được làm bằng các khung
gỗ đặc biệt bên trong nhồi đất. Sau này trên các thửa ruộng họ dùng lúa bó thành
hình. Ở một bức tranh tơn giáo khác, thần Osiris được vẽ tư thế nằm, trên mình
có trồng khóm lúa đã đâm bơng, một thầy mo tay cầm mãnh khí, trên mình thần
Osiris ướt đẫm. Hằng năm người Ai Cập đều tổ chức lễ sống lại của Osiris kéo
dài 18 ngày. Trong những ngày ấy, họ cũng tổ chức các nghi thức công việc
canh tác, cấy trồng [28].

Về câu chuyện thần thoại Osiris chết đi sống lại lưu truyền rộng rãi và đi
vào lòng người được kể rằng: Osiris vốn là vua Ai Cập, người lập nên nhà nước
Ai Cập và chế độ luật pháp cho vương quốc này. Em trai Osiris là Seth dùng
mưu giết hại anh mình, chặt xác ra làm nhiều mảnh vứt khắp bốn phương.
Người em gái là Isis (trong thần thoại gọi là vợ Osiris) đi khắp mọi nơi tìm kiếm
những mảnh xác của Osiris mang về ghép lại rồi hoá phép thành một con chim
ưng. Isis phục bên xác Osiris sau đó có thai rồi sinh ra Horus. Sau đó Horus lớn
lên quyết chí trả thù cho cha. Rồi Horus đánh thắng Seth và Osiris được sống lại.
Trước đông đảo chư thần, Seth kể tội Osiris nhưng các chư thần phán rằng Seth
vu cáo. Từ đó Osiris được người Ai Cập cổ đại sùng bái, tôn thờ và trở thành vị
thần bảo hộ cây cối, hoa màu cho họ. Vị thần này được mọi người quý mến. Mọi
người được vị thần che chở, thần cứu giúp người tai qua nạn khỏi, trừng phạt
những kẻ gây tội ác cho người Ai Cập cổ đại, giúp đỡ người lương thiện và
cường điệu hố quan niệm tơn giáo khi một người chết đi, thần linh sẽ còn phán
quyết mọi hành vi đạo đức người ấy [28].
Sự sống lại của thần Osiris làm vững tin thêm niềm tin vào cuộc sống ở
thế giới mai sau. Mặc dù sự phán quyết khi chết thường đưa đến cho những
vong linh đầy sự rắc rối và nguy hiểm, nhưng người ta hi vọng Osris, người mà


họ sùng bái, ban cho họ phúc lành và mọi điều đáng sợ của người Ai Cập cổ đại
hoàn toàn bị tiêu tan. Người Ai Cập cổ đại tin rằng, mỗi người sau khi chết,
vong linh người ấy phải tự đến trước bàn phán quyết dưới âm phủ để thần Osiris
và thần hộ mệnh của 42 châu hợp thành bồi thẩm đồn để thẩm vấn. Vong linh
phải tự nói ra mọi việc làm thiện ác khi còn sống trên thế gian cho các chư thần
nghe. Đương nhiên, người ấy còn phải nói nhiều điều thiện sẽ làm và những
điều ác chưa làm [28].
1.3.5. Triết học
Theo triết học Ai Cập cổ đại, cơ sở giáo lý của nền chính thống của vua
không phải là tục cha truyền con nối, mà là một sự tiền định trực tiếp, một sự

chọn lựa của Thượng đế; đó là điều đã được minh họa bởi thuyết cho rằng vua là
do chính thần linh sinh ra (huyền thoại về hôn phối với thần linh). Từ lúc đội các
vương miện lên đầu và đính con rắn hổ mang trên trán là Horus mới đã đi vào
thế giới thần linh. Thành một nhân vật siêu phàm, vua đi vào vĩnh cửu. Lăng mộ
của vua, những lễ nghi khi an táng vua đều cho thấy rõ sự khác nhau ấy với
người thường: các Kim tự tháp của Cựu Đế chế và Tân Đế chế với những đền
miếu mênh mông, các lăng tẩm ở Thung lũng các Vua và các “Lâu đài triệu
năm” của Tân Đế chế. Một trong những thắng lợi về mặt xã hội hiếm hoi trong
suốt lịch sử Ai Cập là sự “dân chủ hóa các đặc quyền tang lễ” đặt ra cho những
người thường, trong những Thời kỳ trung gian, khi chính quyền trung ương suy
yếu. Nhưng mỗi một Đế chế khi khôi phục được nền thống nhất quân chủ lại đặt
ra những sự phân biệt mới [32].
Tất nhiên, Ai Cập cổ đại không hề quan niệm, cũng không hề thực hành
chế độ dân chủ. Ai Cập đã nâng lên đến mức cao nhất, đã sáp nhập vào vũ trụ
quan của mình, thuyết ủy thác quyền lực siêu nhiên cho một thủ lĩnh. Khơng
thích trừu tượng hóa, người Ai Cập “trước khi có triết học” khơng có chữ để chỉ
“nhà nước” cũng như “dân tộc” nhưng lại trao cho bản thân vua mặt trời tất cả
những thuộc tính của nhà nước. Những từ khác nhau để chỉ nhà vua khơng dùng
cho vua chúa nước ngồi được, và khi nói đến Pharng là người cổ đại bao hàm
cả tình cảm dân tộc của mình vào đấy, cho dù những người kể chuyện biết thừa


ông thần ấy cũng cùng chung những sự yếu hèn về vật chất và tinh thần với loài
người [32].
Người Ai Cập cổ cho rằng con người được xác định bằng tên họ của bố
mẹ sinh ra mình và bằng chức tước của mình trong bộ máy hành chính. Năng
lực pháp luật của đàn bà ngang với đàn ông, hơn nữa, gia thất là của đàn ông
nhưng hoạt động của người vợ đều hướng về vai trò được đề cao là “nữ chủ
nhân của gia đình”. Niềm mong ước có được hạnh phúc trong gia thất đã biểu lộ
rất đẹp trong các hình ảnh thuộc lăng mộ và trong văn chương. Người ta rất

mong có con và trẻ con được chăm sóc tốt, khơng phải để lưu truyền nịi giống,
mà cịn vì niềm hạnh phúc mà con cái mang lại và để cho cha mẹ chúng được
sống lại qua những nghi thức cúng lễ [32].
Sự trung gian của nhà vua Ai Cập, vốn có mặt ở mọi nơi, khơng hề xóa bỏ
những quan hệ trực tiếp giữa cá nhân với chư thần. Tất nhiên người thường dân
không làm chức vụ giáo sĩ thì khơng được vào các đền lớn (những ngơi đền
chính như thể những nhà máy để duy trì năng lượng của vũ trụ). Nhưng ở ngoài
cổng các nơi linh thiêng, trong những tiểu thánh đường của các làng và trong
thâm tâm, họ vẫn cầu nguyện các thần linh mà họ chọn và xin những lời sấm
truyền để giải quyết những vấn đề sức khỏe và sự nghiệp của họ. Vả lại, những
lý thuyết về tên họ, về chữ viết, về hình ảnh vẫn cho người ta một phương tiện
thần thông để cầu được ân huệ của thần linh ngay trong khi còn sống: một pho
tượng, một tấm bia, đặt vào một nơi thiêng liêng sẽ biến người ta thành kẻ đồng
tịch, đồng sàng với thần và làm cho người ta được thừa hưởng gián tiếp “lễ vật
mà Vua cúng cho thần”; lễ vật ấy cho phép thần ban cho người ta sự phát đạt,
tuổi thọ và hứa cho người ta mồ n mả đẹp [32].
Vì có một địa bàn mà ở đó quan niệm thời các pharng dành cho con
người khả năng khẳng định bản ngã của mình bằng cách sử dụng tất cả các
phương thuật của nghệ thuật, của văn tự, và của lễ nghi để bảo đảm được vĩnh
viễn thi hài đã ướp của mình, tên tuổi của mình, linh hồn cơ động của mình (bai)
và năng lượng cá nhân của mình (ka). Một cuộc đời vĩnh hằng sẽ đến với người
ta, cuộc đời thực sự là vương giả vì mỗi người đều sẽ hóa thành Osiris; cuộc đời


thực sự là thánh thần vì mỗi người sẽ trở thành bạn đồng hành của mặt trời. Bắt
đầu từ Trung Đế chế, đạo đức của con người trở thành điều kiện quyết định cuộc
sống con người ấy. Nếu trong các đền chỉ có các pharng đại diện và nói hộ
cho lồi người, thì mọi người Ai Cập đều tùy theo tài sức của mình và cơng
trạng của mình mà tự biểu lộ qua lăng mộ của mình [32].
1.3.6. Kiến trúc và điêu khắc

Hầu hết các cơng trình kiến trúc của Ai Cập cổ đại đều có quy mơ đồ sộ.
Sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tôn giáo đến các công trình kiến trúc được thể hiện
rất rõ ở việc các Pharông chú trọng đến việc xây dựng các kim tự tháp. Do ảnh
hưởng của các quan niệm về tôn giáo - tín ngưỡng, cư dân Ai Cập có niềm tin
tuyệt đối về sự hồi sinh bất tử, họ cho rằng “nhà ở là nơi tạm nghỉ, mộ táng mới
chính là nơi ở vĩnh viễn” [15; tr. 115]. Do đó, việc chuẩn bị các yếu tố cần thiết
cho cuộc sống sau khi chết là tất yếu, đặc biệt là xây dựng lăng mộ dưới dạng
kim tự tháp. Kim tự tháp được xem là cơng trình tiêu biểu cho kiến trúc Ai Cập,
cũng chính vì lẽ đó mà Ai Cập được gọi là đất nước kim tự tháp. Hiện nay,
người ta đã tìm thấy được hàng trăm kim tự tháp ở đất nước này, trong đó kim
tự tháp Kêốp được xem là một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại.
Bên cạnh nghệ thuật kiến trúc, thì Ai Cập cịn rất nổi tiếng với các cơng
trình điêu khắc. Cũng như kiến trúc, điêu khắc nơi đây chịu tác động mạnh mẽ
của tôn giáo. Và nổi bật hơn hết là tương nhân sư (Xphanh) trong quần thể kim
tự tháp Kêphơren. Tượng nhân sư cao 20m, dài 57m. Bức tượng có hình dạng
đầu người mình sư tử thể hiện quyền lực oai hùng và bất diệt của các Pharaong.
Theo một số nhận định, tượng nhân sư này là hiện thân của Pharaong Kêphơren.
Nhìn chung, qua những phân tích ở trên có thể thấy, những đặc điểm về vị
trí địa lý, thổ nhưỡng, khi hậu... đã mang đến cho nền văn hóa Ai Cập cổ những
nét đặc trưng như tính dân tộc, sự thuần nhất khơng pha tạp với bất cứ nền văn
hóa nào. Con sơng Nin đã giúp cho người Ai Cập có những hiểu biết về toán học
và thiên văn học từ rất sớm trên thế giới. Tơn giáo, tín ngưỡng, triết học không
những đem lại những quan niệm sâu sắc về cuộc sống, cõi đời mà nó cịn đem
lại một trong những thành tựu tiêu biểu cho văn hóa Ai Cập là thuật ướp xác.


Những vấn đề cơ bản liên quan đến thuật ướp xác sẽ được trình bày trong
chương thứ hai của đề tài này.

CHƯƠNG II: THUẬT ƯỚP XÁC CỦA NGƯỜI AI CẬP CỔ ĐẠI

2.1. Khái quát về xác ướp và kỹ thuật ướp xác
2.1.1. Xác ướp
Xác ướp là những thi thể người hoặc động vật được bảo quản để ức chế
hoặc dừng hẳn quá trình phân hủy nhằm giữ cho xác tồn tại lâu nhất có thể. Có 2
loại xác ướp: xác ướp có chủ đích và xác ướp tự nhiên. Xác ướp có chủ đích là
khi con người can thiệp để giữ nguyên xác chết theo thời gian. Xác ướp tự nhiên
là khi thi thể tiếp xúc với các điều kiện môi trường cực lạnh hay khô tự nhiên
khiến xác vẫn giữ nguyên theo năm tháng [29].
2.1.2. Kỹ thuật ướp xác
Cư dân Ai Cập là những người đầu tiên ướp xác người chết và sau đó họ
lan truyền kỹ thuật này tới các nền văn minh xung quanh. Người Assyrian sử
dụng mật ong cịn người Ba Tư thì sử dụng sáp để ướp xác. Sau khi bắt đầu phổ
biến ở các nước châu Phi và châu Á, kỹ thuật ướp xác bắt đầu vươn tới biên giới
châu Âu. Tuy nhiên mỗi nơi đều có kỹ thuật ướp xác của riêng họ. Chẳng hạn,
cư dân bản địa Guanche trên đảo Canary loại bỏ các cơ quan nội tạng mềm và
làm đầy các phần trống của cơ thể bằng muối và bột được bào chế từ các loại
thực vật trên đảo; bộ lạc Jivaro ở Ecuador và Peru thì sử dụng kỹ thuật khác khi


×