Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Nghiên cứu chiết tách azadirachtin từ hạt neem bằng phương pháp ép cơ học kết hợp dung môi hữu cơ để ứng dụng làm thuốc trừ sâu sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 59 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA HỌC

NGUYỄN THỊ UYÊN
Đề tài:
NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH AZADIRACHTIN TỪ HẠT
NEEM BẰNG PHƯƠNG PHÁP ÉP CƠ HỌC KẾT HỢP VỚI
DUNG MÔI HỮU CƠ ĐỂ ỨNG DỤNG LÀM THUỐC TRỪ
SÂU SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CỬ NHÂN HÓA HỌC

Đà Nẵng, 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA HỌC

Đề tài:
NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH AZADIRACHTIN TỪ HẠT
NEEM BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾT VỚI DUNG MÔI HỮU
CƠ ĐỂ ỨNG DỤNG LÀM THUỐC TRỪ SÂU SINH HỌC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN HĨA HỌC
Khóa học: 2013 - 2017


Sinh viên thực hiện
Lớp

: NGUYỄN THỊ UYÊN
: 13CHP

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Bá Trung

Đà Nẵng, 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐHSP

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KHOA HOÁ

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên:

Nguyễn Thị Uyên

Lớp:

13CHP


1. Tên đề tài: Nghiên cứu chiết tách azadirachtin từ hạt neem bằng phương pháp ép
cơ học kết hợp dung môi để ứng dụng làm thuốc trừ sâu sinh học.
2.Nguyên liệu, dụng cụ và thiết bị:
2.1. Nguyên liệu, hóa chất:
- Hạt neem (Bình Thuận)
- Azadirachtin chuẩn (95%)
- n- Hexan
- Nước cất 2 lần
- Ethyl acetate
- Acetonitril
- Methanol
- Phosphoric acid
- Sodium chloride
2.2. Dụng cụ, thiết bị:
- Cột sắc ký: Thermo - Acclaim C18 (4,6mm x 150 mm, 3µm)
- Máy khuấy từ, máy đánh siêu âm
- Cân phân tích
- Một số dụng cụ thủy tinh trong phịng thí nghiệm: cốc, bình định mức, phễu
chiết,…


3. Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu, khảo sát các quy trình, điều kiện để chiết tách azadirachtin từ
nhân hạt neem ở quy mơ phịng thí nghiệm.
- Đánh giá khả năng tiêu diệt sâu khoang của azadirachtin
4. Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Bá Trung
5. Ngày giao đề tài: 01/07/2016
6. Ngày hoàn thành: 15/04/2017
Chủ nhiệm Khoa


Giáo viên hướng dẫn

(Ký và ghi rõ họ, tên)

(Ký và ghi rõ họ, tên)

Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho Khoa ngày….tháng…năm ....
Kết quả điểm đánh giá:
Ngày…tháng…năm ....
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký và ghi rõ họ tên)


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập tại trường ĐHSP Đà Nẵng, với những lời dạy
dỗ ân cần của q thầy cơ, sự quan tâm giúp đỡ tận tình của bạn bè và gia đình cùng
với sự nổ lực của chính bản thân đã giúp em có được những kiến thức lý thuyết
cũng như thực tiễn thuộc ngành học mà mình đã chọn.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trường ĐHSP Đà Nẵng,
quý thầy cơ trong khoa đã chỉ dạy tận tình cho em trong suốt 4 năm qua. Đặc biệt,
em xin chân thành cảm ơn thầy giáo – PGS.TS.Nguyễn Bá Trung đã nhiệt tình, tận
tâm, trực tiếp hướng dẫn em làm đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo chủ nhiệm Đinh Văn Tạc và tập thể
sinh viên lớp 13CHP đã tận tình giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian tiến
hành khóa luận tốt nghiệp
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo quản lý
phịng thí nghiệm đã tạo điều kiện thuận lợi giúp cho em hoàn thành tốt luận văn
này.


Đà Nẵng, ngày 28 tháng 4 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Uyên


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. AchE

Enzyme acetylcholinesterase

2. BVTV

Bảo vệ thực vật

3. CHC

Hydrocacbon clo (từng chất) và hydrocacbon có chứa clo

4. DDT

1,1,1-Trichloro-2,2-bis(4-chlorophenyl)ethane

5. HĐBM

Chất hoạt động bề mặt

6. IGR


Insect Growth Regulator (chất điều hịa sinh trưởng cơn trùng)

7. LHC

Chất độc lân hữu cơ

8. NPV

Nuclear polyhedral virus (virus đa nhân diện)

9. VSV

Vi sinh vật


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Danh sách các hóa chất được sử dụng chiết tách azadirachtin ................. 24
Bảng 2.2. Danh sách các hóa chất được sử dụng để định lượng Azadirachtin bằng
phương pháp HPLC................................................................................................... 25
Bảng 3.1. Mối quan hệ giữa nồng độ và diện tích peak của mẫu azadirachtin ứng
thời thời gian lưu 6,89 phút ....................................................................................... 34
Bảng 3.2. Kết quả phân tích hàm lượng azadirachtin ............................................... 36
Bảng 3.3. Phần trăm hao hụt của mẫu azadirachtin trong các dung môi theo thời
gian ở nhiệt độ phòng ................................................................................................ 38
Bảng 3.4. Phần trăm hao hụt của mẫu azadirachtin theo thời gian ở các nhiệt độ ... 39
Bảng 3.5. Phần trăm hao hụt của mẫu azadirachtin trong dung môi methanol theo
thời gian ở nhiệt độ phòng ........................................................................................ 41
Bảng 3.6. Thống kê thời gian gây chết 50% và 100% của các mẫu azadirachtin ở
các nồng độ thử nghiệm ............................................................................................ 43




DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Cây Cà Độc Dược ..................................................................................... 13
Hình 1.2. Cây thuốc lá............................................................................................... 14
Hình 1.3. Cây thuốc cá .............................................................................................. 15
Hình 1.4. Cây xoan.................................................................................................... 16
Hình:1.5: Cây neem trưởng thành ............................................................................. 17
Hình 1.6. Hạt neem khơ và nhân của nó sau tách vỏ ................................................ 18
Hình 1.7. Hạt neem xanh và hạt neem bổ dọc .......................................................... 19
Hình 1. 8. Các sản phẩm có nguồn gốc từ neem ....................................................... 23
Hình 2.1. sâu khoang phá hoại cây trồng .................................................................. 25
Hình 2.2. Vịng đời của sâu khoang .......................................................................... 26
Hình 2.3. Các thiết bị trong hệ thống HPLC ............................................................. 29
Hình 3.1. Sắc kí đồ HPLC của mẫu azadirachtin chuẩn 100 ppm trong hệ dung môi
pha động là Acetonitrile : H3PO4 0.1% ứng với tỉ lệ 40 : 60 về thể tích. ................. 33
Hình 3.2. Đường chuẩn mô tả sự phụ thuộc nồng độ của azadirachtin vào diện tích
peak sắc kí ................................................................................................................. 34
Hình 3.3. Sắc kí đồ HPLC của mẫu azadirachtin 100 ppm chiết tách bằng dung môi
hữu cơ trong hệ dung môi pha động là Acetonitrile : H3PO4 0.1% ứng với tỉ lệ 40:
60 ............................................................................................................................... 37
Hình 3.4. Phần trăm hao hụt của mẫu azadirachtin trong các dung mơi theo thời
gian ở nhiệt độ phịng ................................................................................................ 38
Hình 3.5. Phần trăm hao hụt của mẫu azadirachtin theo thời gian ở các nhiệt độ .... 40
Hình 3.6. Phần trăm hao hụt của mẫu azadirachtin trong dung môi methanol theo
thời gian ở nhiệt độ phịng..………… ............................................................. ……41
Hình

3.7.


Biểu

hiện

sâu

trước

khi

xử



bằng

dịch

chiết

chứa

azadirachtin.................. ........................................................................................... ..42
Hình 3.8. Biểu hiện sau say thuốc và chết khi xử lý với dịch chiết chứa azadirachtin
nồng độ 100 ppm sau 13 giờ............... ................................................................... ...42
Hình 3.9. Sự phụ thuộc giữa thời gian gây chết 50% và 100% với nồng độ
azadiarachtin thử nghiệm..........................................................................................43



LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nơng nghiệp là ngành cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng, tạo nên
sự ổn định, đảm bảo an toàn cho phát triển của nền kinh tế quốc dân và đời sống xã
hội. Bên cạnh đó thì ngun liệu từ nơng nghiệp là đầu vào quan trọng cho sự phát
triển của các ngành công nghiệp khác, giúp phát triển thị trường nội địa và đem lại
nguồn thu nhập ngoại tệ lớn cho quốc gia. Tuy nhiên khi thâm canh cây trồng, để
giảm thiểu thiệt hại do nấm, mốc, sâu hại, côn trùng gây ra, con người ta phải đầu tư
thêm kinh phí để tiến hành các biện pháp phịng trừ, trong đó biện pháp hóa học
được coi là quan trọng. Từ năm 1960 đến nay, nhiều loại chất hóa học đã được đưa
vào sử dụng rộng rãi để diệt trừ sâu bệnh. Việc sử dụng các loại thuốc hóa học ở
thời kì đầu đã mang lại lợi ích to lớn là tiêu diệt sâu bệnh nhanh và rất có hiệu quả.
Sau thời gian dài sử dụng thuốc hóa học đã xuất hiện một số vấn đề tiêu cực:
gây ô nhiễm nguồn nước và đất, dư lượng trên nông sản gây ngộ độc cho người và
nhiều loài động vật, mất cân bằng sinh thái và xuất hiện các loài dịch hại mới, tăng
khả năng kháng thuốc của dịch hại, dẫn đến hiệu lực của thuốc bị giảm hoặc mất
hẳn.
Từ xa xưa, nông dân ở nhiều nước trên thế giới đã biết sử dụng một số loại
thực vật chứa chất độc để trừ một số loại côn trùng gây hại trên cây trồng. Trên thế
giới có khoảng 2000 lồi cây có chất độc, trong đó có 10 – 12 lồi cây được dùng
phổ biến. Ở Việt Nam đã phát hiện khoảng 5 loài cây độc, gần 40 lồi cây độc có
khả năng trừ sâu (trong đó có 10 lồi có khả năng diệt sâu tốt) [1]
Thuốc trừ sâu sinh học bao gồm các loại chế phẩm có nguồn gốc sinh học, có
thể là các vi sinh vật (nấm, vi khuẩn, virus) và các chất do vi sinh vật tiết ra (thường
là các chất kháng sinh), các chất có trong cây cỏ (là chất độc hoặc dầu thực vật).
Với các thành phần trên, thuốc trừ sâu sinh học có thể chia thành hai nhóm chính là:
+Nhóm thuốc vi sinh: Thành phần giết sâu là các vi sinh vật như nấm, vi
khuẩn, virus.
+Nhóm thuốc thảo mộc: Thành phần giết sâu là các chất độc có trong cây cỏ
hoặc dầu thực vật.

Thuốc trừ sâu sinh học có ưu điểm là ít độc với người và mơi trường. do ít độc
với các lồi thiện địch nên thuốc sinh học bảo vệ được sự cân bằng sinh học trong
1


tự nhiên, ít gây tình trạng bùng phát sâu hại. Hơn nữa thuốc trừ sâu sinh học mau bị
phân hủy trong tự nhiên, ít để lại dư lượng trên nơng sản và có thời gian cách ly
ngắn nên rất thích hợp sử dụng cho các nông sản yêu cầu độ sạch cao như: rau,
chè… Tuy vậy, thời gian bảo quản thường ngắn và điều kiện bảo quản phải chặt
chẻ, yêu cầu cao . Nhưng so với các ưu điểm to lớn thì các nhược điểm trên đây của
thuốc sinh học là rất nhỏ và hồn tồn có thể khắc phục được. Vì vậy, thuốc trừ sâu
sinh học ngày càng được sử dụng nhiều.
Cây Neem (xoan chịu hạn) có tên khoa học Azadirachtindirachta indica A.
Juss, thuộc họ xoan (Meliaceae), có nguồn gốc từ Ấn Độ. Neem là loài cây ưa
sáng, mọc nhanh, có thể sinh trưởng ở những vùng đất khơng màu mỡ, đất pha cát,
chịu được khí hậu khắc nghiệt lên đến 50oC . Thành phần hóa học trong neem rất
phong phú với nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học cao nên lá, nhựa thân cây, hạt
neem được sử dụng rộng rãi làm thuốc chữa bệnh, thuốc trừ sâu sinh học có nguồn
gốc thực vật, phân bón.
Theo báo cáo kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngồi nước, có rất
nhiều thành phần hoạt chất trong cây neem, tuy nhiên chỉ có vài hoạt chất là có tác
dụng trừ sâu như: Azadirachtin từ A – L, Salannin, Nimbin, Nimbidin, Meliantriol
…, trong đó nhiều nhất là azadirachtin. Azadirachtin có khả năng tiêu diệt nhiều
loại cơn trùng bọ trĩ/lúa, chè; sâu cuốn lá/lúa, nhện đỏ/chè, rầy xanh/chè, bọ xít
muỗi/chè, bọ nhảy/bắp cải, sâu xanh bướm trắng/bắp cải … bằng cách gây ngán ăn
của côn trùng, ngăn cản lột xác, làm trứng khơng nở [2]
Với mong muốn góp phần tìm ra quy trình chiết tách azadirachtin hiệu quả và
hiểu về mối quan hệ giữa hợp chất azadirachtin với khả năng tiêu diệt sâu bệnh của
nó. Tơi tiến hành nghiên cứu trích ly hiệu quả hoạt chất azadirachtin từ hạt neem
trồng ở Ninh Thuận và điều chế chế phẩm sinh học để khảo sát khả năng diệt sâu

khoang trên cây rau lang (khoai). Vì vậy tơi chọn đề tài: “Nghiên cứu chiết tách
azadirachtin từ hạt neem bằng phương pháp ép cơ học kết hợp dung môi để ứng
dụng làm thuốc trừ sâu sinh học”
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xây dựng quy trình chiết tách có hiệu quả azadirachtin từ nhân của hạt neem,
đánh giá độ bền của azadirachtin để từ đó ứng dụng làm thuốc trừ sâu sinh học cho
cây trồng ăn lá.
2


3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Chiết tách azadirachtin có trong hạt neem.
Thử hiệu lực trừ sâu trên loài sâu khoang.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu, khảo sát các quy trình, điều kiện để trích ly azadirachtin từ nhân
hạt neem ở quy mơ phịng thí nghiệm.
Đánh giá khả năng tiêu diệt sâu khoang trên rau lang của chế phẩm
azadirachtin.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT
Thu thập các tài liệu, thông tin liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài để
đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu neem trong nước và trên thế giới, từ đó xây
dựng ý tưởng cho nghiên cứu.
Phân tích những tài liệu đã cơng bố trong và ngồi nước để xây dựng nội dung
và phương pháp nghiên cứu.
5. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM
Chiết lỏng-lỏng ở nhiệt độ thường: sử dụng để chiết azadirachtin từ nhân hạt
neem bằng phương pháp ép cơ học kết hợp dung mơi.
Phân tích sắc kí lỏng cao áp HPLC để định tính cũng như định lượng
azadirachtin có trong mẫu.

Phương pháp xử lý thống kê để đánh giá hiệu quả tiêu diệt côn trùng của
azadirachtin.
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
Chương 2: THỰC NGHIỆM
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. THUỐC TRỪ SÂU
1.1.1. Khái niệm
Thuốc trừ sâu là một loại chất được sử dụng để chống côn trùng. Chúng bao
gồm các thuốc diệt trứng và thuốc diệt ấu trùng để diệt trứng và ấu trùng của cơn
trùng.
Đến nay, đã có nhiều loại thuốc trừ sâu khác nhau được sử dụng trong canh tác
nông nghiệp ở quy mô sản xuất lớn cũng như quy mô hộ gia đình. Việc sử dụng
thuốc trừ sâu được cho là một trong các yếu tố chính giúp tăng sản lượng nơng
nghiệp trong thế kỷ 20. Tuy nhiên, gần như tất cả các loại thuốc trừ sâu đều có nguy
cơ làm thay đổi lớn các hệ sinh thái, thậm chí nhiều loại thuốc trừ sâu cịn tích tụ lại
trong chuỗi thức ăn, gây độc hại nghiêm trọng đến sức khỏe của con người qua
nhiều thế hệ.
1.1.2. Phân loại
Dựa trên nguồn gốc, người ta chia thuốc thành 2 loại: Thuốc trừ sâu có nguồn
gốc tổng hợp và thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ thiên nhiên.
1.1.2.1. Thuốc trừ sâu có nguồn gốc tổng hợp
- Nhóm thuốc gốc Clo hữu cơ (CHC):

Các thuốc CHC dùng để trừ côn trùng, hiện nay phần lớn thuốc nhóm này đã bị
cấm do tính tồn lưu q lâu trong mơi trường mà điển hình là DDT, Chlordane,
Toxaphene, Dieldrin, Aldrin, Endrin [3][4]
Một số vẫn còn dùng rất giới hạn như Difocol và Methoxychlor. Phần lớn các
CHC khó phân hủy trong mơi trường và tích lũy trong mơ mỡ của động vật.
Các CHC gồm những hợp chất aryl, carbocyclic, heterocyclic có khối lượng
phân tử khoảng 291-545 đơn vị carbon. CHC có thể được chia ra làm 5 nhóm: (1)
DDT và các chất tương tự; (2) BHC; (3) Cyclodiens và các hợp chất tương tự; (4)
Toxaphene và các chất tương tự; (5) cấu trúc khép kín của Mirex và Chlordecone.
CHC gây độc thần kinh, tuy nhiên cũng có một số khác biệt về triệu chứng giữa
hai nhóm: (1) DDT và những chất tương tự với nó gây ra sự run rẫy nhẹ lúc mới bị
trúng độc và gia tăng đến co giật; (2) các chất còn lại như lindane, aldrin, dieldrin,
endrin, toxaphene và nhiều hợp chất có liên quan gây ra triệu chứng co giật ngay từ
đầu.[4]
4


Mức kích thích thần kinh là liên quan trực tiếp với nồng độ của thuốc có trong
mơ thần kinh. Thơng thường, các hậu quả tác động của thuốc có thể phục hồi khi
nồng độ của CHC trong mô thần kinh chưa vượt quá ngưỡng tới hạn chịu đựng.
Hầu hết các CHC có thể đi xuyên qua da, cũng như qua hệ hơ hấp và hệ tiêu hóa.
Mức hấp thu qua da khác biệt tùy theo chất, chẳng hạn DDT hấp thu qua da kém,
còn Dieldrin lại hấp thu qua da rất mạnh. Thơng thường, nồng độ CHC có trong
khơng khí dưới ngưỡng cho phép do áp suất hơi của nó thấp.
CHC làm thay đổi các tính chất điện của cơ thể và hoạt động của các enzyme có
liên quan đến màng tế bào thần kinh, gây ra biến đổi trong vận chuyển ion Na+ và
K+ qua màng tế bào. Có thể có cả sự nhiễu loạn vận chuyển Ca2+ và hoạt tính của
enzyme Ca2+-ATP và enzyme phosphokinase. Cuối cùng, CHC gây chết do sự dừng
hơ hấp.
- Nhóm thuốc gốc phospho hữu cơ (LHC):

Đây là nhóm thuốc hữu cơ quan trọng nhất hiện dùng. LHC do Lange và Von
Kreuger tìm ra vào đầu những năm 1930 (dimethyl và diethyl phosphorofluoridate).
Đến năm 1936, Gerhard Schrader chủ trì một dự án nghiên cứu và tìm ra nhiều chất
khác như dimefox, octamethyl pyrophosphoramidate và tetraethyl pyrophosphate.
Đến nay đã có hàng ngàn chất thuộc nhóm LHC đã được tổng hợp và thương mại
hóa, khoảng 100 chất khác nhau được sử dụng làm thuốc trừ sâu.
Hầu hết các LHC là những ester có cấu trúc như sau:

Trong đó :

R: methyl hoặc ethyl
R’: alkoxy, alkyl, aryl, amino hoặc các amino có nhóm thế
X: nhóm có thể thay đổi
O mang nối đơi có thể thay thế bởi S.

Các LHC khác nhau nhiều do sự thay đổi của nhóm X. Thực tế, hầu hết các LHC
dùng hiện nay có cấu trúc:

5


Trong đó

R: methyl hoặc ethyl
X: thay đổi, thơng thường X là dẫn xuất của alkoxy; phenoxy;

thioalkyl hoặc các chất thơm dị nhân.
Các LHC chứa liên kết P=O (phosphate) hoặc P=S (phosphorothionate), trong
đó P=S khá bền vững với sự thủy phân so với P=O, bởi vậy chúng có khả năng diệt
cơn trùng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, tác động của nó lên enzyme cholinesterase yếu

và cần phải được hoạt hóa để trở thành P=O vốn có hoạt tính chống enzyme
cholinesterase mạnh mẽ.
Độc tính của LHC đối với cơn trùng và người là do ức chế enzyme
acetylcholinesterase (AchE) - enzyme xúc tác phản ứng thủy phân acetylcholine
(ACh). Vì vậy, ACh sẽ tích tụ lại ở những khớp thần kinh (synap thần kinh), tiết
muscarin và nicotin, từ đó sinh ra kích thích cơ và hệ thần kinh phế vị.
- Nhóm thuốc gốc carbamate hữu cơ:
Đây là nhóm thuốc được dùng rộng rãi bởi vì tương đối rẻ tiền, hiệu lực cao mà
ít tồn lưu trong môi trường. Thuốc là dẫn xuất của acid cabamic có chứa các nhóm
phụ dithiocarbamates và thiocarbamates mang lưu huỳnh.
Thuốc diệt cơn trùng carbamate có nguồn gốc tự nhiên là chất physostigmine
hoặc eserine. Năm 1925, Stedman và Barger đã xác định cấu trúc của
physostigmine là một loại alcaloid có trong cây đẫu Calabar, Physostigma
venenosum. Đây là một chất co đồng tử mạnh và có hoạt tính tiết acetylcholine,
physostigmine và các chất tương tự với nó.
Năm 1954, Gysin giới thiệu este carbamate đầu tiên được dùng làm chất diệt
côn trùng. Ơng cũng đã mơ tả tính chất nhiều loại este dimethylcarbamate. Sau đó,
các phenyl N-methylcarbamate mang nhóm thế được nghiên cứu nhiều để đem vào
sử dụng trong nông nghiệp. Đến năm 1985 có 25 chất este carbamate được đưa vào
sử dụng.

6


Este carbamate là dẫn xuất của acid carbamic (HOOCNH2). Acid carbamic cũng
như acid N-alkylcarbamic và acid N,N-dialkylcarbamic là không bền vững và dễ bị
phân hủy thành CO2 và NH3. Khi thay thế H đứng gần O bằng nhóm akyl, aryl,
hoặc nhóm chứa nitơ, người ta sẽ điều chế được các sản phẩm bền vững dùng làm
thuốc bảo vệ thực vật.
Thuốc carbamate gây tổn thương hệ thần kinh và một số khác rất độc cho động

vật có vú bao gồm cả con người. Thuốc nhóm này khơng tích lũy trong mơ mỡ, do
vậy tính độc của chúng thường ngắn và sinh vật có thể phục hồi. Các thuốc
Carbamate thơng dụng như: carbaryl (Sevin), aldicarb (Temik) và methomyl
(Lannate, Nudrin).
Cũng giống như LHC, các thuốc diệt trùng carbamate ức chế hoạt động của
enzyme acetylcholinesterase. Nhiều carbamate có độ độc cấp tính rất cao đối với
động vật. Aldicarb, cũng như carbofuran có độ độc cấp tính cao nên thường được
dùng ở thể hạt để bón vào đất. Tuy vậy, nhìn chung các thuốc trong nhóm này vẫn ít
độc hơn nhóm LHC, cơ thể có khả năng phục hồi sau khi bị ngộ độc carbamate.
- Các thuốc nhóm Pyrethrin và dẫn xuất Pyrethroids
Pyrethrin là một cặp hóa chất hữu cơ tự nhiên có khả năng diệt sâu bọ có hiệu lực.
Pyrethrin I và pyrethrin II về mặt cấu trúc là các este liên quan với nhau với nhân là
cyclopropane. Chúng chỉ khác nhau bởi trạng thái ơxi hóa của một ngun tử
cacbon. Chúng là các chất lỏng nhớt rất dễ bị oxy hóa để trở thành khơng hoạt hóa.
Pyrethroid là este của pyrethrin.
Các pyrethrin được tìm thấy trong hạt của một số loại cây thường xanh như cúc
Dalmatia (Chrysanthemum cinerariaefolium) và cúc Ba Tư (Chrysanthemum
coccineum) cũng như một số loài khác thuộc chi này như C. balsamita và C.
marshalli, và được trồng ở quy mô thương mại để sản xuất thuốc trừ sâu. Các
pyrethrin là các chất có độc tố thần kinh, chúng tấn cơng hệ thần kinh của các loài
sâu bọ. Khi ở hàm lượng không đủ gây tử vong cho côn trùng, chúng vẫn có tác
dụng xua đuổi cơn trùng. Chúng cũng có hại đối với cá, nhưng là ít độc hại hơn đối
với động vật có vú và chim so với nhiều loại thuốc trừ sâu tổng hợp khác (liều LD50
ở chuột là trên 2.000 mg/kg thể trọng). Chúng là các chất không bền vững và dễ bị
phân hủy sinh học, cũng như dễ dàng bị phân hủy dưới tác động của ánh sáng hay
oxy nên được coi là thuộc nhóm thuốc trừ sâu an toàn nhất để sử dụng với các loại
7


cây trồng cung cấp lương thực. Đối với người, pyrethrin có tác động kích thích mắt,

da và hệ hơ hấp.[1][2]
Khi ở lượng không đủ gây tử vong cho sâu bọ, chúng vẫn có tác dụng xua đuổi
cơn trùng. Chúng cũng có hại đối với cá, nhưng là ít độc hại hơn đối với động vật
có vú và chim so với nhiều loại thuốc trừ sâu tổng hợp khác. Liều LD50 ở chuột là
trên 2.000 mg/kg thể trọng.[6]
Chúng là các chất không bền vững và dễ bị phân hủy sinh học, cũng như dễ
dàng bị phân hủy dưới tác động của ánh sáng hay ôxy. Chúng được coi là thuộc
số các thuốc trừ sâu an toàn nhất để sử dụng với các loại cây trồng cung cấp
lương thực.
1.1.2.2. Nhóm thuốc có nguồn gốc sinh học
Trong nhóm này có: kháng sinh, vi sinh, thuốc có nguồn gốc từ thực vật, chất
dẫn dụ (pheromone), hormone thực vật.
Chất kháng sinh: Là chất tiết ra từ các vi sinh vật (nấm, vi khuẩn, xạ khuẩn) có
khả năng tiêu diệt hoặc ức chế các vi sinh vật khác. Thuốc kháng sinh penicilline
dùng để trị bệnh nhiễm khuẩn, được ly trích từ nấm Penicillium sp. Streptomycine
được dùng để trị bệnh nhiễm khuẩn ở người, động vật và thực vật; có thể được sản
xuất bằng phương pháp tự nhiên hay nhân tạo. Ngồi ra cịn rất nhiều loại kháng
sinh khác được phát hiện và đưa vào sử dụng.
Thuốc gốc thực vật: Một số thực vật có chứa các chất độc đối với côn trùng và
các động vật khác, chẳng hạn như hoa thủy cúc (chrysanthemum) dùng để chiết
trích pyrethrum, rễ dây thuốc cá dùng để trích ra rotenone, một số cây họ Huệ dùng
để chiết trích sabadilla và hellebore. Chất ryania được trích từ một lồi thực vật ở
Nam Phi, nicotine được trích từ thuốc lá; strychnine trích từ cây mã tiền ở Ấn Độ,
Srilanka, Úc và khu vực Đơng Dương.
Các chất điều hịa sinh trưởng cơn trùng (Insect Growth Regulator = IGR): là
những chất được dùng để biến đổi sự sinh trưởng và phát triển của côn trùng. Các
hormone tự nhiên do chính cơn trùng tiết ra điều khiển sự biến đổi trong vòng đời của
chúng. Các IGR này hiện nay được tổng hợp nhân tạo để bắt chước hoặc ngăn trở tác
động của các hormone tự nhiên. Chúng ngăn cản côn trùng tăng trưởng hoặc rút ngắn
vịng đời của cơn trùng bằng cách thúc đẩy nhanh q trình lão hóa của chúng.


8


Các vi sinh vật: Một số chủng vi sinh vật được phối trộn với các chất khác để
tạo thành sản phẩm phòng trị dịch hại. Người ta đã dùng nhiều chủng của vi khuẩn
khác nhau để ứng dụng làm thuốc trừ sâu vi sinh. Bacillus thuringiensis được dùng
để tạo ra các chế phẩm (Dipel, Thuricide, Centari....) tiêu diệt nhiều côn trùng trong
Bộ Cánh vảy. Vi khuẩn Agrobacterium radiobacter được dùng để trừ vi khuẩn gây
bướu trên nhiều loại cây (thường do Agrobacterium tumefaciens) gây ra. NPV
(nuclear polyhedral virus) được dùng để trừ sâu xanh (Heliothis armigera) và sâu
xanh da láng (Spodoptera exigua). Nấm Beauveria bassiana được dùng để trừ một
số lồi cơn trùng. Thuốc gốc vi sinh ngày càng được ưa chuộng vì chúng ít độc đối
với người và các sinh vật có lợi, cũng như tính chun hóa đối với các loại dịch hại.
Ngoài các VSV xuất hiện trong tự nhiên được sử dụng làm thuốc trừ sâu, còn có các
VSV vật được tạo ra bằng kỹ thuật di truyền hiện đại.
Pheromones: Đây là những hóa chất đặc biệt do sinh vật tiết ra để kích thích
hành vi của những sinh vật khác cùng một loài. Các loại pheromones cơn trùng
nhân tạo được dùng trong phịng trừ dịch hại để giám sát sinh hoạt của côn trùng
cũng như định thời gian sử dụng các loại thuốc. Các loại pheromone thường được
dùng chung kết hợp với bẫy dính, nó cũng đóng vai trị quan trọng trong việc giám
sát hoạt động của cơn trùng trong những chương trình phịng trừ dịch hại tổng hợp
và để giám sát tính kháng thuốc của côn trùng.
1.2. THUỐC TRỪ SÂU SINH HỌC
1.2.1. Khái niệm
Thuốc trừ sâu sinh học bao gồm các loại chế phẩm có nguồn gốc sinh học sản
xuất ra từ các loại thảo dược hay các chủng vi sinh vật được nuôi cấy trong môi
trường dinh dưỡng khác nhau theo phương pháp thủ công, bán thủ công hoặc
phương pháp lên men trong công nghiệp để tạo những chế phẩm có chất lượng cao,
có khả năng phòng trừ các loại sâu, bọ gây hại cây trồng nơng, lâm nghiệp. Thành

phần giết sâu có trong thuốc sinh học có thể là các vi sinh vật (nấm, vi khuẩn, virus)
và các chất do vi sinh vật tiết ra (thường là các chất kháng sinh), các chất có trong
cây cỏ (là chất độc hoặc dầu thực vật). Với các thành phần trên, thuốc trừ sâu sinh
học có thể chia thành 2 nhóm chính là:
Nhóm thuốc vi sinh: thành phần giết sâu là các vi sinh vật như nấm, vi khuẩn,
virus.
9


Nhóm thuốc thảo mộc: Thành phần giết sâu là các chất độc hại có trong cây cỏ
hoặc dầu thực vật.
1.2.2. Ưu và nhược điểm của thuốc trừ sâu sinh học
Thuốc trừ sâu hóa học có ưu điểm rõ rệt là hiệu quả diệt sâu nhanh, nhưng có
nhược điểm quan trọng là có độ độc cao với người và các động vật có ích (trong đó
có các lồi thiên địch), gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, do yêu cầu bảo vệ sức khỏe
con người và yếu tố sinh thái môi trường, các thuốc trừ sâu hóa học cần được hạn
chế sử dụng, dần và thay vào đó là các thuốc trừ sâu sinh học.
So với thuốc trừ sâu hóa học, ưu điểm nổi bật nhất của thuốc trừ sâu sinh học là
ít độc với người và mơi trường. Các chế phẩm vi sinh vật dùng làm thuốc trừ sâu và
hợp chất có nguồn gốc từ thực vật hầu như khơng độc với người và các sinh vật có
ích, vì thế bảo vệ được sự cân bằng sinh học trong tự nhiên (cân bằng giữa thiên
địch và sâu hại), ít gây tình trạng bùng phát sâu hại. Bên cạnh đó, thuốc trừ sâu sinh
học ít để lại dư lượng độc tố trên nơng sản nên ít độc với người và mau phân hủy
trong tự nhiên, nên phù hợp sử dụng cho các nơng sản u cầu có độ sạch cao như
các loại rau, chè… Như vậy, muốn có nơng sản sạch và an tồn cho người sử dụng
và mơi trường, sử dụng các thuốc trừ sâu sinh học là một giải pháp tốt nhất.
Ngoài ra, các yếu tố phong phú, đa dạng, nguồn khai thác rất dễ dàng và hầu
như vô tận của các vi sinh vật và thực vật, cũng như tính đơn giản của việc chế tạo
đã thúc đẩy việc ứng dụng thuốc trừ sâu sinh học ngày càng được ứng dụng nhiều
trong thực tế, đặc biệt là các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ thực vật. Đồng thời

với các chế phẩm được sản xuất theo quy mơ cơng nghiệp, hiện nay người ta vẫn có
thể dùng các phương pháp chế biến thô sơ để sử dụng. Có thể ra đồng thu thập các
sâu bị chết vì nấm bệnh, nghiền nát trong nước rồi phun lên cây để trừ sâu. Các cây
thuốc lá, thuốc lào, hạt xoan, rễ dây thuốc cá… băm nhỏ và đập nát ngâm lọc trong
nước để phun cũng rất có hiệu quả.
Bên cạnh những ưu điểm nổi bậc trên, một số thuốc trừ sâu sinh học, như các
thuốc vi sinh thường thể hiện hiệu quả diệt sâu tương đối chậm hơn so với thuốc
hóa học. Việc bảo quản và khả năng tạo hỗn hợp của các thuốc sinh học thường yêu
cầu điều kiện cũng chặt chẽ hơn so với thuốc trừ sâu hóa học. Nhưng so với các ưu
điểm to lớn của chúng thì các nhược điểm nêu trên của thuốc trừ sâu sinh học là rất
nhỏ và hồn tồn có thể khắc phục được. Vì vậy, thuốc trừ sâu sinh học ngày càng
10


được khai thác sử dụng rộng rãi và là xu thế tất yếu trong canh tác nông nghiệp hữu
cơ hiện nay.
1.2.3. Tình hình nghiên cứu, sử dụng và quản lý thuốc trừ sâu sinh học ở Việt
Nam
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sinh học đã được quan tâm nghiên cứu, đưa vào
sử dụng tại Việt Nam từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước và đã mang lại hiệu
quả tích cực, giảm một phần ơ nhiễm mơi trường do thuốc BVTVcó nguồn gốc hóa
học gây ra. Đặc biệt, từ năm 1990 trở lại đây, việc nghiên cứu, ứng dụng thuốc
BVTV sinh học đã được quan tâm và có những kết quả khởi đầu.[13]
- Thuốc BVTV có nguồn gốc thảo mộc
Với hệ thực vật phong phú với nhiều loại cây có dầu, tinh dầu chứa các chất có
hoạt tính sinh học cao là nguồn nguyên liệu sẵn có để tạo ra nhiều sản phẩm thuốc
BVTV sinh học có giá trị sử dụng cao. Đây là lợi thế quan trọng giúp phát triển các
thuốc BVTV sinh học phục vụ sản xuất nơng nghiệp bền vững.
- Thuốc BVTV có nguồn gốc vi sinh
Lĩnh vực thuốc BVTV vi sinh có sản phẩm Bt được sử dụng từ lâu trong lĩnh

vực nông nghiệp và sát trùng tại gia (phịng trừ muỗi). Đã có nhiều cơ quan nghiên
cứu công nghệ lên men và phân lập thành công các độc tố tinh thể khác nhau như a,
b, g, d-endotoxin, từ đó tạo ra các sản phẩm thương mại cung cấp cho thị trường.
Các thuốc nguồn gốc virus có nhóm sản phẩm chiết từ virus đa nhân diện
nucleo polyhedrosis virus (NPV)[28]. Đây là lọai virus chọn lọc, chỉ lây nhiễm và
diệt sâu xanh da láng (Spodoptera exigua) rất hiệu quả trên bông, đậu đỗ, ngô, hành,
nho…
- Thuốc BVTV có nguồn gốc hóa sinh
Bao gồm các chất có tác dụng dẫn dụ, xua đuổi, triệt sản hoặc điều khiển sinh
trưởng cơn trùng. Chúng dùng để phịng trừ gián tiếp côn trùng gây hại với liều
lượng rất nhỏ.
Ưu điểm lớn của các hợp chất này là hạn chế tối đa ảnh hưởng của thuốc độc
tới môi trường. Đây là một hướng nghiên cứu hiện đại và đầy triển vọng của ngành
BVTV trên thế giới cũng như ở Việt Nam.[8]

11


Metyl eugenol là chất dẫn dụ sinh dục đối với ruồi vàng hại cam được Viện
Hóa học Cơng nghiệp Việt Nam nghiên cứu và sản xuất đầu tiên vào những năm
70-80 của thế kỷ trước, đi từ eugenol có trong tinh dầu hương nhu [7][16].
Trong số các chất dẫn dụ sinh dục, các pheromon là nhóm chế phẩm sinh học
được sử dụng hiệu quả trong BVTV, kiểm dịch thực vật và dự báo dịch hại. Đến
nay, trên thế giới đã nghiên cứu và tổng hợp được hơn 3.000 hợp chất pheromon
sinh dục, dẫn dụ nhiều lọai côn trùng khác nhau. Tuy nhiên, do cấu trúc phân tử
hoạt chất phức tạp và yêu cầu độ tinh khiết cao của sản phẩm nên việc tổng hợp
chúng địi hỏi trình độ và thiết bị tiên tiến. Vì vậy, loại hợp chất này thường có giá
thành cao, phạm vi áp dụng hạn chế.
Ngồi ra, xu hướng hiện nay cịn sử dụng các chất có nguồn gốc tự nhiên làm
phụ gia trong gia công thuốc BVTV. Đó là các chất hoạt động bề mặt (HĐBM),

dung môi, chất mang, chất chống lắng, chống đông, chất bảo quản … trong đó chất
HĐBM, dung mơi, chất mang chiếm thành phần đáng kể trong sản phẩm. Các chất
HĐBM có nguồn gốc lignin tự nhiên có đặc tính ưu việt như: đa tác dụng (thấm
ướt, phân tán, chống đông, tạo chelat cho phân bón qua lá...), có thể sử dụng để gia
công nhiều dạng sản phẩm khác nhau và rất an tồn cho mơi trường vì có độ độc
thấp đối với người, khơng gây cháy lá, có khả năng phân hủy sinh học. Mặt khác,
do giá rẻ và sẵn có nên gần đây đã có một số cơng trình nghiên cứu sử dụng lignin
làm chất HĐBM trong gia công một số thuốc BVTV dạng phân tán trong nước với
kết quả rất khả quan và thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, cịn một số phụ gia
khác như chất mang từ bentonit, dung mơi ít độc… cũng đã được nghiên cứu sử
dụng trong gia cơng và ứng dụng có kết quả.
1.2.4. Một số chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học có nguồn gốc từ thực vật
1.2.4.1. Cây cà độc dược
Cà độc dược còn gọi là mạn đà la (hoa trắng), tên khoa học là Datura metel,
thuộc họ Cà (Solanaceae).
Thân thảo, cao 1–2 m, sống quanh năm. Phần gốc của thân hố gỗ. Thân và
cành non màu xanh lục hay tím, có nhiều lơng to. Lá đơn, mọc so le, phiến lá
ngun hình trứng nhọn, gốc phiến lá khơng đều nhau. Hoa mọc đơn độc ở nách lá.
Cánh hoa màu trắng hay vàng, dính liền nhau thành hình phễu, dài 16–18 cm. Quả

12


hình cầu, đường kính khoảng 3 cm, mặt ngồi có nhiều gai mềm, chứa nhiều hạt
màu vàng. (hình 1.1)

Hình 1.1: Cây Cà Độc Dược
Trong cây (ở lá và hạt có hàm lượng cao nhất) có chứa nhiều ancaloit (hàm
lượng tồn phần từ 0.2-0.5%), chủ yếu là scopolamin, cịn có hyoscyamin, atropin
và các saponin, flavonoit, tanin... với số lượng không đáng kể. Tác dụng dược lý

chủ yếu là do các ancaloit: làm giãn phế quản, giãn đồng tử, giảm nhu động ruột và
bao tử nếu những cơ quan này co thắt, làm khô nước bọt, dịch vị, mồ hôi.
Nguyên liệu được chọn lọc, đưa vào nghiền xử lý nhiệt và lọc, cơ đặc, thêm
chất bảo quản sau đó đóng vào các loại can, chai. Dây chuyền này có thể sản xuất từ
500 - 1.000 lít/ngày, hồn tồn là các ngun liệu sinh học không gây hại cho người
và động vật, không gây ơ nhiễm mơi trường.
Sản phẩm có thể phịng trừ rất nhiều loại sâu gây hại cho cây cảnh và rau sạch.
1.2.4.2. Cây thuốc lá
Cây thuốc lá (hình 1.2) có 7 - 15 % chất kiềm thực vật Nicotin và Nornicotin.
Nicotin gây hiệu lực trừ sâu qua tiếp xúc, đường ruột và xông hơi.
Chế phẩm Nicotin trừ được nhiều loại sâu miệng nhai và chích hút như: Rệp,
muội, nhện đỏ, sâu ăn lá hại rau, màu và cây công nghiệp. Đặc biệt, thuốc có hiệu
lực cao đối với sâu vẽ bùa hại cam, chanh, bưởi. Nicotin cũng có độ độc cao với
người và động vật máu nóng, song chóng phân giải trong cơ thể và môi trường
sống, không để lại tồn dư trong nông sản thực phẩm. Thuốc trừ sâu thảo mộc được
chế biến từ thuốc lá được các cơ quan Bảo vệ thực vật khuyến khích sử dụng để sản
xuất nơng sản an tồn.

13


Thuốc được chế biến bằng cách ngâm 1kg thuốc lá, thuốc lào khô (lá hoặc
cọng, cành, thân) đã được thái nhỏ với 10 dung dịch nước vôi ở 30-35oC trong 24
giờ, lọc lấy nước, pha loãng với nước lã sạch 5-20 lần có thêm 200 ml chất bám
dính (hoặc dung dịch 0.2% nước rửa chén).
Hiệu lực của thuốc Nicotin cao thì nhiệt độ mơi trường trên 30°C và giảm khi
nhiệt độ môi trường thấp hơn 20°C. Sản phẩm thuốc trừ sâu chế biến bằng thuốc
lào, thuốc lá không diệt được sâu hại ở pha trứng, pha trưởng thành. Diệt mạnh sâu
khi mới nở, tuổi nhỏ (tuổi 1-3), nên cần phải điều tra tuổi của sâu hại cụ thể trước
khi phòng trừ mới đạt hiệu quả trừ sâu cao.


Hình 1.2: Cây thuốc lá
1.2.4.3. Cây thuốc cá (dây mật)
Cây thuốc cá (hình 1.3) hay cịn gọi là dây mật có tên khoa học là Derris
elliptica Benth. Rễ cây thuốc cá có chứa rotenon (C23H22O6) với hàm lượng cao và
nhiều hợp chất có tính chất diệt cơn trùng tương tự rotenon gọi là rotenoit, nhưng có
độc lực thấp hơn, dl – toxicanol, tephrosin. deleguin và ellipton. Deleguin là đồng
phân của rotenon. Tephrosin và toxicanol là dẫn xuất hydroxy của deleguin. Ngồi
ra, rễ cịn chứa saponin, resin và tanin. Rễ cây thuốc cá được dùng duốc cá và làm
thuốc trừ sâu trong nông nghiệp.
Thuốc được điều chế bằng cách ngâm rễ tươi 3kg đã giã nát trong 10 lít nước
trong 16 – 24 giờ, lọc bỏ bã, đem phun. Có thể thái rễ thành miếng, phơi khô, rồi
giã nhỏ, dùng dưới dạng thuốc bột hoặc trộn với nước xà phòng thành dạng sữa.

14


Hình 1.3: Cây thuốc cá
1.2.4.4. Thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ các cây gia vị
Trong các loại củ, quả như: ớt, tỏi, hành gừng… có chứa hàm lượng axít có tác
động đến bộ phận cơ thể như mắt, da của những loài sâu bọ hại cây trồng. Nếu chiết
xuất thảo mộc này được chế biến với nồng độ phù hợp sẽ xua đuổi, tiêu diệt được
các loài sâu bọ
Thành phần: gừng, tỏi, rượu, đường đỏ
Cách tiến hành:
Thái mỏng và để riêng từng loại vật liệu
Cho từng loại vật liệu vào chum riêng biệt, đổ một lượng rượu trắng vào chum theo
tỉ lệ 1kg vật liệu / 1l rượu
Sau 12 giờ, thêm vào 1 lượng đường đỏ theo tỉ lệ 1:0.3, trộn đều. Đậy kín bằng giấy
bản.

Sau 5 ngày tiếp tục thêm vào 1 lượng rượu trắng theo tỉ lệ 1kg vật liệu ban đầu/ 5l
rượu ( 1:5) để 15 ngày
Tách riêng phần chất lỏng và bã
Giữ phần chất lỏng trong lọ kín, ở nơi bóng mát làm vật liệu ngun chất,
để pha lỗng dùng dần ( pha vào bình theo tỉ lệ 20 cc dung dịch gừng : 15cc dung
dịch tỏi : 12l nước
1.2.4.5. Cây xoan
Xuất xứ từ Ấn Độ với tên gọi neem hay sầu đâu (hình 1.4), là lồi cây thân
mộc có tuổi thọ khoảng 200 năm. Đây là cây chứa nhiều hợp chất dược liệu quý.
15


Hoạt chất có trong lá, hoa, nhựa, vỏ cây... có thể tiêu diệt khoảng 200 loại cơn trùng
có hại trong sản xuất nông nghiệp. Tác dụng nhanh, không độc hại với con người,
an toàn tuyệt đối.
Theo kinh nghiệm cổ truyền, người ta thường sử dụng nhân hạt neem nghiền
nhỏ, ngâm trong nước để phun trực tiếp lên cây trồng. Thuốc tác động đến côn
trùng gây hại bằng cách gây sự ngán ăn, xua đuổi, ngăn sự lột xác của côn trùng,
cũng như ngăn cản sự đẻ trứng, làm giảm khả năng sinh sản.[25][30].Hoặc lấy lá
xoan khô ngâm trong 1 ngày với tỉ lện 1kg/10 lít nước. sau khi khi ngâm đủ thời
gian, vò nát rồi lọc lấy dịch. Khi sử dụng thêm 10 lít nước lã và thêm 0.1% xà
phịng rồi mới đem phun.

Hình 1.4: Cây xoan

1.3. THUỐC TRỪ SÂU SINH HỌC CÓ NGUỒN GỐC TỪ NEEM
1.3.1. Giới thiệu về neem
Neem hay còn gọi Azadirachtind Dirakht (tiếng Ba Tư), DogonYaro (tiếng
Nigeria), Margosa, Neeb (tiếng Ả Rập), Nimtree, Nimba (tiếng Phạn), Vepu,
Vempu, Vepa (Telugu), Bevu Kannada, Veppam (Tamil), ở Đông Phi, cây này

được gọi là Mwarobaini (Kiswahili), có nghĩa là cây 40.
Ở Việt Nam, cây neem cịn có các tên gọi khác là sầu đông, xoan sầu đâu, xoan
ăn gỏi, xoan trắng, xoan chịu hạn, xoan Ấn Độ. Đây là một trong hai loài thuộc chi
Azadirachtindirachta, và sống ở các quốc gia như Bangladesh, Ấn Độ, Myanma, và
Pakistan, tại các khu vực nhiệt đới và bán nhiệt đới.
16


×