Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Nghiên cứu chiết tách lá cây chùm ngây bằng phương pháp ngâm dầm và xác định thành phần hóa học hoạt tính sinh học của dịch chiết ethanol tổng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 48 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA

PHAN THU HẰNG

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH LÁ CÂY CHÙM NGÂY BẰNG PHƯƠNG
PHÁP NGÂM DẦM VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HĨA HỌC, HOẠT
TÍNH SINH HỌC CỦA DỊCH CHIẾT ETHANOL TỔNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN HÓA HỌC

Đà Nẵng - 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐHSP

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA HÓA

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Phan Thu Hằng
Lớp

: 15CHDE



1. Tên đề tài: “Nghiên cứu chiết tách lá cây chùm ngây bằng phương pháp ngâm dầm
và xác định thành phần hóa học, hoạt tính sinh học của dịch chiết ethanol tổng”.
2. Nguyên liệu, dụng cụ và thiết bị
- Nguyên liệu: Bột lá chùm ngây, dung môi ethanol
- Dụng cụ: Cốc thủy tinh 100ml, 250ml, giấy lọc, cốc sứ, phễu lọc, đũa thủy tinh,
bình cầu 250ml, 500ml.
- Thiết bị: Cân phân tích, lị nung, tủ sấy, máy cơ quay chân không, bể cách thủy, máy
quang phổ hấp thu nguyên tử (AAS), máy đo phổ GC-MS.
3. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu các thành phần hóa học có trong dịch chiết ethanol tổng, thử hoạt tính
kháng khuẩn và hoạt tính chống oxy hóa quét gốc tự do DPPH.
4. Giáo viên hướng dẫn

: Th.S Trần Thị Diệu My

5. Ngày giao đề tài

: 30/08/2018

6. Ngày hoàn thành

: 01/03/2018

Chủ nhiệm khoa

Giáo viên hướng dẫn

(Ký và ghi rõ họ, tên)


(Ký và ghi rõ họ, tên)


Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho Khoa ngày.... tháng.... năm....

Kết quả điểm đánh giá
Ngày.... tháng.... năm....
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký và ghi rõ họ, tên)


LỜI CẢM ƠN
Trải qua thời gian bốn nay học tập tại Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Đà
Nẵng bằng sự nỗ lực của bản thân cùng với sự giúp đỡ, động viên khích lệ của thầy
cơ và bạn bè trong lớp, em đã hồn thành khóa luận này.
Em xin gửi lời chân cảm ơn thành đến cô ThS. Trần Thị Diệu My đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt q trình thực hiện đề tài và hồn thành báo cáo
khóa luận đúng tiến độ chương trình.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cơ trong Khoa Hóa – Trường Đại học Sư
Phạm – Đại học Đà Nẵng và Nhà trường đã hỗ trợ cơ sở vật chất, dụng cụ thí nghiệm
giúp em hồn thành tốt khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong khoảng
thời gian này.
Do những điều kiện chủ quan và khách quan chắc chắn không thể tránh khỏi
những thiếu sót, em rất mong nhận được những lời góp ý chân tình và thiết thực từ
thầy cơ để bài khóa luận trở nên hồn thiện nhất.
Trân trọng cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 20 tháng 04 năm 2019
Sinh viên thực hiện


Phan Thu Hằng


MỤC LỤC
NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
MỞ ĐẦU

1

1. TÍNH CHẤT CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

1

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2

4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết


2

4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm

2

5. BỐ CỤC LUẬN VĂN

2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÂY CHÙM NGÂY

4

1.1.1. Nguồn gốc

4

1.1.2. Điều kiện sinh trưởng

4

1.1.3. Chăm sóc và thu hái

5


1.1.4. Đặc tính thực vật

5

1.2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY CHÙM
NGÂY TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

8

1.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÂY CHÙM
NGÂY
12


CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

15

2.1. NGUYÊN LIỆU, HĨA CHẤT, THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU

15

2.1.1. Ngun liệu

15

2.1.2. Hóa chất và thiết bị nghiên cứu

15


2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

16

2.2.1. Xác định một số chỉ tiêu hóa lý

16

2.2.1.1. Độ ẩm trong bột lá chùm ngây

16

2.2.1.2. Hàm lượng tro trong bột lá chùm ngây

17

2.2.1.3. Hàm lượng kim loại nặng trong bột lá chùm ngây

18

2.2.1.4. Hàm lượng protein trong bột lá chùm ngây

18

2.2.2. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết hợp chất hóa học trong lá
chùm ngây
19
2.2.2.1. Khảo sát tỉ lệ dung môi và nguyên liệu

19


2.2.2.2. Khảo sát thời gian ngâm chiết

19

2.2.3. Sơ đồ điều chế cao chiết

20

2.2.4. Thử hoạt tính sinh học của dịch chiết ethanol

22

2.2.4.1. Quy trình chiết xuất dịch chiết lá chùm ngây để nghiên cứu hoạt tính kháng
vi sinh vật
22
2.2.4.2. Phương pháp thử

22

2.2.4.3. Các bước tiến hành

22

2.2.5. Hoạt tính chống oxy hóa qt gốc tự do DPPH

23

2.2.5.1. Nguyên lý


23

2.2.5.2. Các bước tiến hành

23

2.2.6. Định danh thành phần hóa học dịch chiết ethanol

24


CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN VÀ THẢO LUẬN

25

3.1. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẠI LƯỢNG VẬT LÝ

25

3.1.1. Độ ẩm trong bột lá chùm ngây

25

3.1.2. Hàm lượng tro trong bột lá

25

3.1.3. Hàm lượng kim loại nặng trong bột lá chùm ngây

26


3.1.4. Hàm lượng protein trong bột lá chùm ngây

26

3.2. KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHIẾT HỢP
CHẤT HĨA HỌC LÁ CHÙM NGÂY TRONG DUNG MƠI ETHANOL.
27
3.2.1. Kết quả khảo sát tỉ lệ rắn/lỏng (R/L) chiết trong dung môi ethanol

27

3.2.2. Kết quả khảo sát thời gian ngâm chiết

28

3.2.3. Kết quả khối lượng cao thu được

30

3.3. THỬ HOẠT TÍNH KHÁNG VI SINH VẬT CỦA DỊCH CHIẾT ETHANOL
TỪ LÁ CHÙM NGÂY
30
3.4. HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HĨA QT GỐC TỰ DO DPPH

31

3.5. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC DỊCH CHIẾT
ETHANOL LÁ CHÙM NGÂY BẰNG PHƯƠNG PHÁP GC-MS


32

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

36

1. KẾT LUẬN

36

2. KIẾN NGHỊ

36

TÀI LIỆU THAM KHẢO

37


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu

Tên bảng

Trang

Thành phần các amino axit (g/100g protein) có trong cây

6


bảng
1.1

chùm ngây
3.1

Kết quả khảo sát độ ẩm của bột lá chùm ngây

25

3.2

Kết quả khảo sát hàm lượng tro của bột lá chùm ngây

25

3.3

Kết quả khảo sát hàm lượng kim loại nặng của bột lá chùm

26

ngây
3.4

Kết quả khảo sát tỉ lệ rắn/lỏng chiết trong dung môi

27

ethanol

3.5

Kết quả khảo sát thời gian ngâm chiết

29

3.6

Nồng độ ức chế tối thiểu MIC kháng vi sinh vật kiểm

31

định của các mẫu thử nghiệm
3.7

Kết quả hoạt tính chống oxy hóa DPPH

32

3.8

Thành phần hóa học trong dịch chiết ethanol lá chùm

33

ngây


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Số hiệu hình


Tên hình

Trang

1.1.

Hình ảnh của cây chùm ngây và các bộ phận

8

1.2.

Công thức cấu tạo các hợp chất có trong lá chùm ngây

11

2.1.

Lá chùm ngây và bột lá chùm ngây

15

2.2.

Đo độ ẩm bột lá chùm ngây

17

2.3.


Sơ đồ điều chế cao ethanol

20

2.4.

Lọc lấy dịch chiết

21

3.1.

Tỉ lệ giữa mcao thu được với thể tích dung mơi

28

3.2.

Mối quan hệ giữa khối lượng cao và thời gian ngâm chiết

29

3.3.

Cao chiết ethanol của bột lá chùm ngây

30

3.4.


Sắc ký đồ GC-MS của dịch chiết ethanol lá chùm ngây

32

3.5.

Công thức cấu tạo các hợp chất được định danh có trong
bột lá chùm ngây

35


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CHẤT CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Lãnh thổ Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với tầng thực vật đa dạng
phong phú phân hóa theo từng vùng miền. Có nhiều loại cây có giá trị về mặt kinh tế,
về mặt y học đã được phát hiện và đầu tư nghiên cứu. Ngày nay việc sử dụng các loại
thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thiên nhiên đang rất thịnh hành. Kết quả là
ngày càng có thêm nhiều nghiên cứu cũng như có thêm nhiều phát hiện các loại cây
có ích. Chùm ngây cũng là một loại cây như thế. Trước khi được chú trọng nghiên
cứu chùm ngây chỉ được sử dụng như một cây che bóng mát trồng ven đường. Các
nghiên cứu về chùm ngây ở Việt Nam so với thế giới vẫn còn tương đối ít. Các nhà
nghiên cứu nước ngồi đã phát hiện được hàm lượng dinh dưỡng cao có trong cây
chùm ngây cùng vô số tác dụng của cây. Họ cũng đã tiến hành phân lập được các hợp
chất có hoạt tính sinh học của cây như hoạt tính chống oxy hóa, hoạt tính kháng khuẩn,
kháng nấm và các hoạt tính rất đáng mong đợi khác từ loại thực vật này.
Trong những năm trở lại đây cây chùm ngây được chú ý hơn ở Việt Nam. Hiện
nay đã có nhiều nghiên cứu mới về chùm ngây. Cây được sử dụng như một loại thực
phẩm không chỉ mang lại nguồn dinh dưỡng cao cũng như tham gia vào các bài thuốc

dân gian chữa bệnh cho con người mà cây còn mang lại nguồn kinh tế lớn cho người
nông dân.
Trong nghiên cứu này sẽ xác định các thành phần hóa học của dịch chiết ethanol
từ lá cây chùm ngây, kết hợp với việc thử hoạt tính sinh học để xác định mức độ
kháng khuẩn của loại cây này. Do đó, tơi đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu chiết tách
lá cây chùm ngây bằng phương pháp ngâm dầm và xác định thành phần hóa
học, hoạt tính sinh học của dịch chiết ethanol tổng”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu chiết tách, xác định thành phần hóa học và hoạt tính sinh học dịch
chiết ethanol từ lá chùm ngây, góp phần cung cấp các thơng tin chính xác cho việc
nghiên cứu sau này và nâng cao giá trị sử dụng trong thực tiễn.

1


3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
-

Lá chùm ngây được thu hái ở Quảng Nam-Đà Nẵng.

-

Xác định các chỉ số hóa lý.

-

Chiết xuất dịch chiết lá chùm ngây trong dung môi ethanol bằng phương

pháp ngâm chiết. Từ dịch chiết thu được tiến hành xác định các hợp chất có mặt trong
dịch chiết.

- Thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn trên các vi sinh vật kiểm định chuẩn quốc
tế ATCC: 3 chủng vi khuẩn Gram âm (Escherichia coli ATCC25922, Pseudomonas
aeruginosa ATCC277853, Salmonella enterica ATCC12228), 3 chủng Gram dương
(Enterococcuc faecalis ATCC13124, Stapphylococus aureus ATCC25923, Bacillus
cereus ATCC13245), 1 chủng nấm men Candida albicans ATCC10231 được cung
cấp bởi Viện Kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm quốc gia.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

4.1.

- Nghiên cứu trên mạng Internet, tham khảo các bài nghiên cứu trong nước và
trên thế giới về lá cây chùm ngây.
- Các tài liệu về đặc điểm, hình thái sinh vật, các ứng dụng trong đời sống của
cây chùm ngây.
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
-

Các phương pháp xử lý mẫu thực nghiệm.

-

Phương pháp trọng lượng.

-

Phương pháp ngâm dầm cổ điển.

-


Phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS).

-

Các phương pháp thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn.

-

Các phương pháp xử lý số liệu bằng toán học.

5. BỐ CỤC LUẬN VĂN
Khóa luận tốt nghiệp gồm 38 trang; 9 bảng; 11 hình ảnh và tài liệu tham khảo.
Với:
Phần mở đầu (3 trang)
Chương 1 – Tổng qua tài liệu (11 trang)

2


Chương 2 – Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu (10 trang)
Chương 3 – Kết quả và thảo luận (11 trang)
Kết luận và kiến nghị (1 trang)
Tải liệu tham khảo (2 trang)

3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.


GIỚI THIỆU VỀ CÂY CHÙM NGÂY

1.1.1. Nguồn gốc
Chùm ngây hay ba đậu dại (Moringa Oleifera Lam) thuộc họ Chùm ngây
(Moringaceae). Có nguồn gốc từ Nam Á như Hi Lạp, Ấn Độ, Ý nhờ vào khả năng
chịu đựng điều kiện khắc nghiệt nên vào thời điểm hiện tại này nó đã xuất hiện trên
80 quốc gia trên thế giới như Thái Lan, Việt Nam, Châu Phi, Mỹ La Tinh… Họ Chùm
ngây ( Moringaceae ) trên thế giới gồm có 1 chi và 13 lồi. Cây chùm ngây là lồi
duy nhất thuộc Chi chùm ngây có mặt tại Việt Nam được phát hiện tại nhiều nơi như
Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Chùm ngây rất thích nghi với
vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây có giá trị dinh dưỡng, kinh tế cao được khai thác
và sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới. Mặc dù tác dụng của cây chùm ngây mới được
các nhà khoa học hiện đại phát hiện giá trị gần đây nhưng chúng đã được người Ai
Cập, La Mã, Hy Lạp sử dụng từ thời cổ đại vì đặc tính chữa bệnh.
Tên thông dụng: Chùm ngây (Việt Nam), Drumstick tree (Mỹ), Horseradish tree,
Behen, Drumstick Tree, Indian Horseradish, Noix de Bahen.
1.1.2. Điều kiện sinh trưởng
Cây ưa sáng mọc nhanh, giai đoạn đầu ưa bóng nên có thể trồng xen, khi cây lớn
điều chỉnh ánh sáng, tái sinh chồi mạnh với những nơi độ ẩm cao, đất xốp, tầng mùn dày,
tái sinh hạt yếu. Cây có thể trồng quanh năm, đối với trồng hạt và trồng cây con có bầu
6 tuần tuổi, thời vụ tốt nhất là từ tháng 6 đến tháng 8.
Trồng để làm rau xanh thì mật độ trồng 1m x 1,5m (cây cách cây 1m, hàng cách
hàng 1,5m). Khi cây cao khoảng trên 1m thì cắt ngọn, cây sẽ ra nhiều nhánh và tiếp
tục cắt nhánh thì cây lại ra theo cấp số nhân, ta sẽ thu hoạch được lượng rau nhiều.
Thường trồng vào đầu mùa mưa từ tháng 6-8 hằng năm là kết thúc. Không nên trồng
quá muộn nếu trồng vào mùa khơ thì cây sẽ bị chết nhiều.
Trồng để làm dược liệu thì nên trồng theo mật độ 3m x 3m (hàng cách hàng 3m,
cây cách cây 3m). Thời điểm trồng cũng là từ tháng 6-8 hằng năm.

4



1.1.3. Chăm sóc và thu hái
Ở giai đoạn đầu khơng nên để gia súc, gia cầm vào khu vực trồng cây vì cây
đang non, mềm dễ bị gãy và nếu bị dẫm đạp sẽ làm hư cây. Hằng năm phải có kế
hoạch làm cỏ, xới vun gốc và bón phân vi sinh, hữu cơ cho cây.
Thu hoạch lá: Cây 3 tháng tuổi đã bắt đầu cho thu hoạch, cây cao 60cm bắt đầu
cắt ngọn và mỗi tháng tiến hành tỉa cành thúc đẩy cây đâm chồi, chăm sóc bón phân,
sau 6 tháng tuổi, cây cao khoảng 2 mét, là thời gian bắt đầu thu hoạch chính, trung
bình cây đã có thể cho 600g lá tươi/ cây/ tháng. Thời gian thu hoạch lá 3 – 5 năm từ
khi trồng.
Thu củ và quả: Cây 5 năm tuổi sẽ có thể thu hoạch củ, mỗi cây cho từ 3 – 10kg
củ lớn với giá trị cao làm dược liệu. Quả già có thể phơi khô làm giống hoặc lấy hạt
rang ăn như lạc cũng rất tốt.
1.1.4. Đặc tính thực vật
Chùm ngây có tên khoa học là Moringa Oleifera Lam. Chùm ngây là một cây
gỗ mềm mảnh, phân nhánh tự do và có thể phát triển rất nhanh. Thân cây cao, ở độ
tuổi trưởng thành là từ ba đến bốn năm tuổi cây có thể cao hàng chục mét. Cây được
một tuổi nếu không cắt ngọn cây có thể cao 5-6m có đường kính 10cm. Thân cây có
tiết diện trịn, khơng có gai, phân nhánh nhiều. Lá kép dài 30-60cm hình lơng chim,
phiến lá hình bầu dục rộng 2-2.5cm, mặt trên xanh hơn mặt dưới, lá non có kích thước
lớn hơn lá già. Gân lá hình lơng chim nổi rõ ở mặt dưới. Lá mọc đối có 6-9 đơi. Cuống
lá dài 18-25cm. Cây trổ hoa vào khoảng thời gian từ tháng một đến tháng hai. Hoa có
màu trắng kem, có mùi thơm nhẹ, có cuống, hình dạng giống hoa đậu, mọc thành
chùy ở nách lá, có lơng tơ, nhiều mật. Quả cây dạng nang treo, dài 25-40cm, có ba
cạnh, chỗ có hạt hơi gồ lên, dọc theo quả có khía rãnh.. Hạt trịn với vỏ hạt màu nâu
bán thấm, hạt lớn cỡ hạt đậu Hà Lan. Vỏ hạt thường có màu nâu đến đen nhưng có
thể có màu trắng nếu hạt có khả năng sống thấp. Hạt giống nảy mầm trong vòng hai
tuần. Cây từ hạt có thể phát triển rất nhanh trong điều kiện lý tưởng. Hoa thường nở
4 đến 12 tháng sau khi trồng. Quả và hạt cây chùm ngây có thể ăn được, hạt cây có

mùi vị như măng tây. Chùm ngây từ lâu đã được biết đến là một dược liệu quý với
nhiều công dụng chữa bệnh. Khi sử dụng chùm ngây làm thực phẩm hoặc làm thuốc

5


có thể tận dụng rất nhiều bộ phận như lá non, cành, hoa, quả... Tuy nhiên, thành phần
dinh dưỡng trong lá là cao hơn cả.
Trong cây chùm ngây chứa các hợp chất quý hiếm như caffeoylquinic acid,
quercetin, alpha-sitosterol, kaempferol, zeatin. Thành phần hợp chất trong hoa và rễ
cây chùm ngây là Pterygospermin còn trong lá và hoa chùm ngây lại chứa rất nhiều
vitamin, axit amin, calcium, protein, sắt và kali. Trong 100 gram lá chùm ngây chứa
51.7 mg vitamin C cao hơn gấp 7 lần so với cam, ngoài ra nồng độ đạm cao gấp 2 lần
sữa, lượng canxi cung cấp gấp 4 lần sữa, lượng kali cao gấp 4 lần chuối, lượng vitamin
A cũng cao hơn hẳn so với cà rốt. Ngồi ra, lá cịn chứa nhiều vitamin B và E , khoáng
chất và các axit amin như methionine, cystein, leucine, isoleucine, valine,
phenylalanine,...
Bảng 1.1. Thành phần các amino axit (g/100g protein) có trong cây chùm ngây
Amino acids

Moringa oleifera

Lysine

3.21

Phenylalanine

4.24


Arginine

8.00

Isoleucine

4.01

Methionine

1.00

Valine

3.05

Cystine

2.09

Threonine

3.03

Glutamic Acid

14.43

Aspartic Acid


6.88

Serine

4.22

Glycine

4.96

Alanine

3.22

Histidine

2.20

Proline

2.09

Tyrosine

2.37

6


Cây chùm ngây mọc hoang ở Việt Nam từ rất lâu nhưng ít được chú ý đến có

nơi chỉ dùng để làm hàng rào. Cho đến những năm gần đây cây mới được quan tâm
nhiều hơn với những nghiên cứu về dinh dưỡng cũng như những nghiên cứu về các
hoạt chất trong cây. Từ đó nâng cao giá trị sử dụng trong đời sống thực tế.

A. Cây chùm ngây

B. Lá chùm ngây

C. Quả chùm ngây

D. Hạt chùm ngây

7


E. Rễ chùm ngây

F. Hoa chùm ngây

Hình 1.1. Hình ảnh của cây chùm ngây và các bộ phận
1.2.

CÁC NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY CHÙM

NGÂY TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
Năm 1957, B. R. Das, P.A. Kurup, P. L. Narasimha Rao đã phân lập được một
hợp chất có tên là Pterygospermin từ hoa của cây chùm ngây. Hợp chất này có hoạt
tính chống vi khuẩn và kháng nấm.
Năm 1997, Shaheen Faizi đã phân lập được thiocarbamate và isothiocyanate
glycoside có trong vỏ cây chùm ngây. Ơng cịn phát hiện thêm hai hợp chất mới O(2’-hydroxy-3’-(2”-heptenyloxy))-propylundecanoate và O-ethyl-4-((a-Lrhamno syl

oxy)-benzyl) carbamate từ phương pháp UV- Vis, sử dụng phổ 1H-NMR và 13C-NMR
để xác định công thức của chúng.
Năm 1999, Amelia P. Guevara cùng các cộng sự nghiên cứu phân lập hợp chất
O-ethyl-4-(α-L-rhamnosyloxy)benzyl carbamate trong hạt chùm ngây và cùng 7 hợp
chất khác đã biết tiến hành nghiên cứu về tiềm năng hoạt tính chống ung thư của
chúng.
Năm 2006, Ping-Hsien Chuang và các cộng sự nghiên cứu tìm thấy tổng cộng
44 hợp chất có trong tinh dầu từ lá chùm ngây bằng GC-MS.
Năm 2008, Julia Coppin đã tiến hành nghiên cứu về lá chùm ngây ở một số
nước châu Phi và đã phát hiện có đến 12 dẫn xuất flavonoid đặc biệt là aglycones

8


quercetin và kaempferol, carotenoids, α-carotene và β-carotene, tocopherols, γtocopherols và α- tocopherols và các dẫn xuất axit chlorogen. Julia đã sử dụng phương
pháp sắc ký lỏng cao áp kết hợp với UV- Vis và máy quang phổ khối ion hóa để xác
định chúng.
Năm 2010, Sarot Cheenpracha cũng cộng sự đã thu được ba glycoside phenolic
mới trong dịch chiết ethyl acetate của quả chùm ngây. Cấu trúc của các chất mới này
được xác định bằng phân tích quang phổ bao gồm 1D- và 2D-NMR và khối phổ. Ông
đã đem chúng đi thử hoạt tính chống viêm với dịng tế bào murine đại thực bào RAW
264.7 do lipopolysacarit (LPS) tạo ra.
Năm 2012, Yoshiki Kashiwada đã phát hiện các α- glucoside mới của axit
cafeoyl quinic từ lá cây chùm ngây. Cấu trúc của các hợp chất mới là 4-O-(4’-O-αD–glucopyranosyl)-caffeoyl quinic acid và 4-O-(3-O-α-D-glucopyranosyl)-caffeoyl
quinic acid được xác định bằng các phân tích quang phổ.
Năm 2013, Tạ Trần Kiên đã khảo sát các thành phần hóa học có trong cao
MeOH ly trích từ lá cây chùm ngây. Sau đó sử dụng sắc ký cột trên silicagel pha
thường kết hợp với sắc ký lớp mỏng đã cô lập được các chất sau: MO17 (hỗn hợp của
hai chất là 4-(α-L-Rhamnopyranosyloxy)-benzaldehyde và Niazirin); MO18 (4-(αrhamnosyloxy)benzylamine).
Năm 2013, Trần Công Luận đã phân lập được 2 hợp chất flavonoid là vitexin

(25mg) và Isoquercitrin (200mg) trong lá chùm ngây.
Năm 2016, Võ Thị Diệu đã xác định được thành phần hóa học trong lá và hạt
cây chùm ngây bằng các dung môi có độ phân cực tăng dần (n-hexan, diclometan,
etyl axetat, ethanol).
Dưới đây là một số công thức cấu tạo các hợp chất có trong lá chùm ngây.

Niazirin

Niazimicin

9


 -Tocopherol

Isoquercitrin

Vitexin

10


4-O-(4-O-α-D-glucopyranosyl)

4-O-(3-O-α-D-glucopyranosyl)

-caffeoylquinic acid

-caffeoylquinic acid


Hình 1.2. Cơng thức cấu tạo các hợp chất có trong lá chùm ngây
Niazirin và Niazimicin là hai hợp chất thuộc nhóm các chất hữu cơ được gọi là
glycoside phenolic. Trong cấu trúc của chúng chứa cấu trúc phenolic gắn liền với một
nửa glycosyl. Niazirin có thể hạ huyết áp thông qua việc giãn mạch và tăng khả năng
chống oxy hóa. Niazimicin cho thấy hoạt động kháng khuẩn, hạ huyết áp và co thắt.
Phytol là một diterpenoid được sử dụng trong sinh tổng hợp vitamin E và
vitamin K1. Phytol có tác dụng chống nhiễm trùng, chống oxy hóa, chống viêm,
kháng khuẩn và chống dị ứng.
 -Tocopherol là một loại vitamin E. Vitamin E tồn tại ở tám dạng khác nhau,
bốn tocophenol và bốn tocotrienol. Vitamin E được biết đến là một chất chống oxy
hóa hịa tan trong chất béo có khả năng trung hịa các gốc tự do nội sinh.
Isoquercitrin và Vitexin đều là một flavonoid, có màu vàng. Isoquercitrin có tác
dụng chống ung thư, chống tăng huyết áp, chống loãng xương, chống dị ứng, chống
viêm và chống suy nhược. Nó cũng có thể là một tác nhân trị liệu tiềm năng chống
thối hóa thần kinh trong bệnh Parkinson.Vitexin có tác dụng chống co giật, chống
trầm cảm, chống di căn, chống ung thư. Nó có thể ngăn ngừa các phản ứng bất lợi do
tia cực tím gây ra như sản xuất gốc tự do và tổn thương tế bào da.

11


4-O-(4-O-α-D-glucopyranosyl)-caffeoylquinic acid và 4-O-(3-O-α-D-gluco
pyranosyl)-caffeoylquinic acid có cấu trúc hóa học gồm một axit quinic được acyl
hóa với một nhóm caffeoyl phía dưới liên kết với một phân tử đường qua liên kết
glicozit.
1.3.

NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÂY

CHÙM NGÂY

Tác dụng chống oxy hóa
Năm 2007, Pilaipark Chumark và cộng sự đã nghiên cứu và chứng minh được
rằng chiết xuất của lá chùm ngây có hoạt động chống oxy hóa mạnh mẽ trong cả hai
thí nghiệm in vitro và ex vivo. Chùm ngây cịn có tiềm năng điều trị phịng ngừa các
bệnh tim mạch, ngăn ngừa sự hình thành mảng xơ vữa động mạch cũng như hạ lipid
máu ở thỏ.
Năm 2013, Trần Cơng Luận đã đánh giá hoạt tính chống oxy hóa của vitexin
(25mg) và Isoquercitrin (200mg) trong lá chùm ngây. Isoquercitrin có hoạt tính qt
gốc tự do DPPH cao hơn vitexin và cao hơn chứng dương vitamin C. Vitexin có hoạt
tính qt gốc hydroxyl tự do cao nhất, cao hơn vitamin C.
Khả năng ức chế tế bào ung thư
Năm 2011, Sreelatha và cộng sự đã công bố một nghiên cứu trên tạp chí Thực
phẩm và chất độc hóa học cho biết chiết xuất từ lá chùm ngây có khả năng ngăn ngừa
ung thư phát triển.
Năm 2018, Lương Hiền Minh và cộng sự đã nghiên cứu về khả năng ức chế 5
dòng tế bào ung thư ở người của cao dịch chiết rễ chùm ngây trong điều kiện in vitro.
Ở nồng độ 500 µg/ml, cao dịch chiết rễ chùm ngây được tách chiết bằng dung mơi
ethanol 96% có khả năng ức chế 96,38% tế bào ung thư máu, trong khi đó con số này
ở tế bào ung thư gan là 66,22%.
Tác dụng hạ đường huyết
Năm 2000, S. Ghasi và các đồng sự đã nghiên cứu về tác dụng hạ đường huyết
của dịch chiết từ lá chùm ngây ở các bệnh nhân béo phì ở Ấn Độ. Một liều chiết xuất
1mg/g khi dùng cùng với chế độ ăn nhiều chất béo trong vịng 30 ngày có tác dụng

12


giảm cholesterol trong huyết thanh (14.35%), gan (6.40%) và thận (11.09%) so với
nhóm được cho ăn nhiều chất béo.
Năm 2009, Dolly Jaiswal đến từ Ấn Độ đã nghiên cứu đánh giá hiệu quả của

cây chùm ngây trong kiểm soát đường huyết, huyết sắc tố, tổng protein, lượng đường
trong nước tiểu, protein trong nước tiểu và trọng lượng cơ thể.
Tác dụng chống nấm
Năm 2006, Ping-Hsien Chuang cùng các công sự đã tiến hành nghiên cứu về
chiết xuất ethanol của hạt và lá chùm ngây. Các chiết xuất này đều có hoạt động
chống nấm trong ống nghiệm chống lại các tế bào da liễu như Trichophyton rubrum,
Trichophyton mentagropytes, Epidermophyton floccosum và microsporum canis.
Tác dụng kháng khuẩn
Năm 2010, A Bukar, A Uba, T Oyeyi nghiên cức các chiết xuất chloroform và
ethanol của hạt và lá của chùm ngây về hoạt tính kháng khuẩn. Kết quả xét nghiệm
kháng khuẩn cho thấy chiết xuất ethanol từ lá chùm ngây cho thấy hoạt tính phổ rộng
chống lại các sinh vật thử nghiệm Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa,
Staphylococcus aureus và Enterobacter aerogenes. Chiết xuất chloroform từ hạt chỉ
hoạt động chống lại E. coli và Salmonella typhimurium.
Các tác dụng dược lý khác
Với đặc tính giúp lợi tiểu, lá chùm ngây có thể giúp cơ thể phá hủy sỏi thận và
loại bỏ tinh thể hình thành sỏi, hỗ trợ điều trị sỏi thận.
Dầu từ hạt chùm ngây có thể bảo vệ tóc chống lại các gốc tự do giúp mái tóc
khỏe mạnh. Dầu này cịn chứa sitokinin và vitamin C giúp làn da khỏe mạnh tránh
khỏi sự lão hóa.
Lá chứa nhiều chất xơ hoa tan và khơng hịa tan nên có tác dụng ngăn ngừa và
chữa táo bón. Lá cịn có khả năng hồi phục cơ thể nhờ các dưỡng chất thiết yếu giúp
tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại sự tấn công của các bệnh như cúm, sốt cỏ khô
hoặc dị ứng.

13


Cách sử dụng
Đối với lá chùm ngây vì chứa hàm lượng protein cao có thể thay thế thịt rất tốt

cho người ăn chay. Chứa các axit amin cần thiết cho trẻ sơ sinh, chống suy dinh
dưỡng. Ở phương Tây người ta sử dụng lá để thêm vào salad, làm nước sốt, súp… Lá
chùm ngây ở Việt Nam được dùng để nấu canh, sinh tố, trộn gỏi, ăn sống…. Lá kích
thích động vật sản xuất sữa, nâng cao chất lượng thịt.
Đối với hoa được dùng làm rau hoặc pha trà bởi chúng giàu dinh dưỡng và mật.
Quả chùm ngây so với lá thì ít các vitamin, khống chất hơn nhưng lại giàu
vitamin C hơn. Trong 100g quả chùm ngây tươi chứa 157% nhu cầu vitamin C hàng
ngày của một người. Nó cịn có thể rang ăn như đậu phộng hoặc dùng chiết xuất dầu
chùm ngây bằng công nghệ ép lạnh để nấu ăn, chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.
Đối với hạt chùm ngây có thể rang ăn như đậu phộng hoặc dùng chiết xuất dầu
chùm ngây bằng công nghệ ép lạnh để nấu ăn, chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Chất
dầu trong hạt có phẩm chất tốt, màu vàng tươi sáng với một hương vị dễ chịu có được
so sánh chất lượng với dầu oliu, để rất lâu không hỏng và được sử dụng làm dầu
ăn hoặc dầu máy. Hạt khơ chùm ngây có thể làm hoạt chất lọc nước. Tại các vùng ô
nhiễm nơi nông thôn nghèo châu Á, châu Phi, hạt chùm ngây thường được nghiền nát
hòa vào nước, để lắng, các chất cặn bẩn sẽ bị loại bỏ hồn tồn. Nước sạch này cịn
được sát khuẩn do tác dụng của chất dầu cay trong hạt nên có thể dùng ngay làm nước
uống.
Đối với rễ chùm ngây non có thể ăn sống hoặc làm gia vị như mù tạt. Tuy nhiên
tương tự rau ngót, lơ hội, hạn chế sử dụng rau và các chế phẩm từ chùm ngây cho phụ
nữ có thai.

14


CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT, THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU


2.1.1. Nguyên liệu
Nguyên liệu lá chùm ngây từ cây chùm ngây được thu hái tại Quảng Nam- Đà
Nẵng vào tháng 10 năm 2019. Lá sau khi thu hái được rửa sạch, phơi khô và xay
nghiền thành bột để sử dụng cho nghiên cứu. Bột lá chùm ngây có màu xanh xám.
Cây chùm ngây được lấy lá cao khoảng 1.5m – 3m. Lá có màu xanh lục phiến
lá hình bầu dục rộng 2-2.5cm mặt trên xanh hơn mặt dưới. Lá mọc đối có 6-9 đơi.
Cuống lá dài. Lá được chọn là lá không bị sâu, bị bệnh hoặc bị héo vàng. Lá có xanh
lục khơng q non hoặc quá già. Sau khi thu hái lá thì đem về rửa sạch, phơi dưới ánh
nắng nhẹ cho đến khi khơ hẳn rồi đem xay thành bột.

Hình 2.1. Lá chùm ngây và bột lá chùm ngây
2.1.2. Hóa chất và thiết bị nghiên cứu
Dung mơi chiết ethanol.
Một số hóa chất cũng được sử dụng.
Các thiết bị xác dịnh cấu trúc chất: Phổ khối GC-MS, máy quang phổ hấp thu
nguyên tử (AAS).
Ngồi ra cịn một số thiết bị khác như tủ sấy, lị nung, máy cơ quay chân khơng,
cân phân tích, cốc thủy tinh, giấy lọc…

15


2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1.

Xác định một số chỉ tiêu hóa lý

2.2.1.1. Độ ẩm trong bột lá chùm ngây
Cách tiến hành
Chuẩn bị 5 cốc sứ. Các cốc sứ được rửa sạch và đánh số thứ tự rồi đem đi sấy

khô trong tủ sấy đến khối lượng không đổi. Sau khi sấy xong thì cho vào bình hút ẩm
để nguội về nhiệt độ phòng rồi cân các cốc sứ ghi lại khối lượng m0.
Mẫu xác định độ ẩm là bột lá chùm ngây, cân lấy khối lượng m1 trên cân phân
tích rồi cho vào cốc sứ đã biết khối lượng. Đem các cốc sứ có chứa mẫu đi sấy ở nhiệt
độ 100oC trong 3 giờ đồng hồ. Sau khi sấy xong lấy các cốc sứ ra rồi cho vào bình
hút ẩm để nguội về nhiệt độ phịng. Sau khi nguội thì đem cốc có chứa mẫu đã sấy
xong đi cân ghi lại khối lượng m2.
Cách tính độ ẩm
- Độ ẩm của mẫu bằng hiệu số khối lượng giữa khối lượng mẫu trước và sau khi
cân. Từ đó suy ra độ ẩm trung bình của 5 mẫu.
- Độ ẩm được tính theo cơng thức sau:
W=

(𝑚1 + 𝑚0 )− 𝑚2
𝑚1

. 100

Trong đó:
m0: khối lượng cốc sứ (g)
m1: khối lượng mẫu bột lá chùm ngây (g)
m2: khối lượng mẫu bột lá chùm ngây và cốc sứ sau khi sấy (g)
W: độ ẩm của mẫu (%)
Độ ẩm chung là độ ẩm trung bình của 5 mẫu cốc sứ.

16


×