Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nghiên cứu sử dụng thí nghiệm hóa học lớp 10 theo hướng dạy học tích cực ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1018.42 KB, 95 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA
*******

NGUYỄN THỊ THIÊN NGA

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM HỐ HỌC
LỚP 10 THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN SƯ PHẠM

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2014


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA
*******

NGUYỄN THỊ THIÊN NGA

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM HỐ HỌC
LỚP 10 THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN SƯ PHẠM


Sinh viên thực hiện :
Lớp
:
Giáo viên hướng dẫn :

Nguyễn Thị Thiên Nga
10SHH
ThS. Ngô Thị Mỹ Bình

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2014


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘi CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐHSP

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KHOA HOÁ

------------------------------------

--------------NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ THIÊN NGA
Lớp: 10SHH
1. Tên đề tài:
Nghiên cứu sử dụng thí nghiệm hố học lớp 10 theo hướng dạy học tích cực ở
trường Trung học phổ thơng

2.Ngun liệu, dụng cụ và thiết bị:
+ Hệ thống các phương pháp dạy học hố học , hệ thống các thí nghiệm, dụng cụ
thí nghiệm hoá học ở trường THPT.
+ Giáo án, bài tập dùng để giảng dạy và đánh giá kết quả học tập.
+ Máy tính, phần mềm tin học ứng dụng.
3. Nội dung nghiên cứu:
+ Nghiên cứu cơ sở phương pháp luận của quá trình dạy học, xu hướng sử dụng
và phát triển phương pháp dạy học hoá học hiện nay.
+ Nghiên cứu cơ sở lí luận về sử dụng thí nghiệm trong dạy học hố học theo
hướng tích cực.
+ Đề xuất phương pháp sử dụng thí nghiệm hố học theo hướng hoạt động hố
người học.
4. Giáo viên hướng dẫn: Cơ Ngơ Thị Mỹ Bình
5. Ngày giao đề tài:
6. Ngày hồn thành


Chủ nhiệm Khoa

Giáo viên hướng dẫn

(Ký và ghi rõ họ, tên)

(Ký và ghi rõ họ, tên)

Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo c ho Khoa ngày….tháng…năm 2014
Kết quả điểm đánh giá:

Ngày……tháng……năm 2014
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

(Ký và ghi rõ họ tên)


LỜI CẢM ƠN
Đây là lần đầu tiên em thực hiện cơng việc nghiên cứu nên đã gặp khơng ít khó
khăn trong quá trình thực hiện. Nhưng nhờ sự giúp đỡ tận tình của Cơ Ngơ Thị Mỹ
Bình đã giúp em vượt qua lần lượt những khó khăn và hồn thành khoá luận này, em
xin gởi lời cảm ơn chân thành đến cô đ ã giúp đỡ em trong thời gian qua.
Cũng qua đây em xin gởi lời cảm ơn đến các thầy cơ giáo trong khoa Hố –
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, các thầy cô giáo cùng các em học sinh
tại trường THPT Phan Thành Tài – Đà Nẵng cùng trường THPT Nguyễn Văn Cừ Quảng Nam, các bạn sinh viên lớp 10SHH khoa Hoá – Trường Đại học Sư phạm Đà
Nẵng… đã tạo điều kiện giúp đỡ và động viên em trong thời gian học tập và nghiên
cứu để hồn thành tốt khố luận này.
Vì nhiều lý do khách quan và chủ quan nên khố luận khơng tránh khỏi những
thiếu sót nhất định, kính mong nhận được sự góp ý nhận xét từ các thầ y cơ để em có
thể hồn thành tốt hơn.
Một lần nữa em xin gởi đến tất cả mọi người lòng biết ơn chân thành và sâu sắc.
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thiên Nga


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

- PPDH

: Phương pháp dạy học

- TNHH


: Thí nghiệm hố học

- THCS

: Trung học cơ sở

- THPT

: Trung học phổ thông

- TBDH

: Thiết bị dạy học

- PTN

: Phịng thí nghiệm

- SGK

: Sách giáo khoa

- GV

: Giáo viên

- HS

: Học sinh


- SGK

: Sách giáo khoa

- PTPƯ

: Phương trình phản ứng

- TN

: Thực nghiệm

- ĐC

: Đối chứng

- dd

: Dung dịch


DANH MỤC CÁC BẢNG
- Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra bài Hiđro sunfua lớp 10/1 (TN) và 10/5 (ĐC) Trường
THPT Phan Thành Tài – Đà Nẵng.................................................................................54
- Bảng 3.2. Thống kê chất lượng kiểm tra bài Hiđro sunfua lớp 10/1 (TN) và 10/5 (ĐC)
Trường THPT Phan Thành Tài – Đà Nẵng....................................................................54
- Bảng 3.3. Kết quả kiểm tra bài Hiđro sunfua lớp 10/2 (TN) và 10/3 (ĐC) Trường
THPT Nguyễn Văn Cừ - Quảng Nam............................................................................55
- Bảng 3.4. Thống kê chất lượng kiểm tra bài Hiđro sunfua lớp 10/2 (TN) và 10/3 (ĐC)
Trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Quảng Nam...............................................................55

- Bảng 3.5. Kết quả kiểm tra bài Axit sunfuric. Muối sunfat lớp 10/1 (TN) và 10/5
(ĐC) Trường THPT Phan Thành Tài – Đà Nẵng ..........................................................56
- Bảng 3.6. Thống kê chất lượng kiểm tra bài Axit sunfuric. Muối sunfat lớp 10/1 (TN)
và 10/5 (ĐC) Trường THPT Phan Thành Tài – Đà Nẵng..............................................56
- Bảng 3.7. Kết quả kiểm tra bài Axit sunfuric. Muối sunfat lớp 10/2 (TN) và 10/3
(ĐC) Trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Quảng Nam .....................................................57
- Bảng 3.8. Thống kê chất lượng kiểm tra bài Axit sunfuric. Muối sunfat lớp 10/2 (TN)
và 10/3 (ĐC) Trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Quảng Nam ........................................58
- Bảng 3.9. Kết quả kiểm tra bài Ôn tập – tổng kết chương nhóm Oxi lớp 10/1 (TN) và
10/5 (ĐC) Trường THPT Phan Thành Tài – Đà Nẵng ..................................................59
- Bảng 3.10. Thống kê chất lượng kiểm tra Ôn tập – tổng kết chương nhóm Oxi lớp
10/1 (TN) và 10/5 (ĐC) Trường THPT Phan Thành Tài – Đà Nẵng ............................59
- Bảng 3.11. Kết quả kiểm tra bài Ôn tập – tổng kết chương nhóm Oxi lớp 10/2 (TN)
và 10/3 (ĐC) Trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Quảng Nam ........................................59
- Bảng 3.12. Thống kê chất lượng kiểm tra Ôn tập – tổng kết chương nhóm Oxi lớp
10/2 (TN) và 10/3 (ĐC) Trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Quảng Nam .......................60


DANH MỤC CÁC HÌNH
- Hình 1.1. Sơ đồ biểu diễn mối liên quan giữa động cơ và hứng thú trong học tập .......5
- Hình 3.1. Biểu đồ thống kê chất lượng bài kiểm tra Hiđro sunfua lớp 10/1 và 10/5
trường THPT Phan Thành Tài .......................................................................................55
- Hình 3.2. Biểu đồ thống kê chất lượng bài kiểm tra Hiđro sunfua lớp 10/2 và 10/3
trường THPT Nguyễn Văn Cừ.......................................................................................56
- Hình 3.3. Biểu đồ thống kê chất lượng bài kiểm tra Axit sunfuric. Muối sunfat lớp
10/1 và 10/5 trường THPT Phan Thành Tài ..................................................................57
- Hình 3.4. Biểu đồ thống kê chất lượng bài kiểm tra Axit sunfuric. Muối sunfat lớp
10/2 và 10/3 trường THPT Nguyễn Văn Cừ..................................................................58
- Hình 3.5. Biểu đồ thống kê chất lượng bài kiểm tra Ơn tập- tổng kết chương nhóm
Oxi lớp 10/1 và 10/5 trường THPT Phan Thành Tài .....................................................59

- Hình 3.6. Biểu đồ thống kê chất lượng bài kiểm tra Ơn tập- tổng kết chương nhóm
Oxi lớp 10/2 và 10/3 trường THPT Nguyễn Văn Cừ.....................................................60


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu....................................................................................................1
3. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................2
5. Giả thuyết khoa học .....................................................................................................3
6. Đóng góp của đề tài......................................................................................................3
NỘI DUNG .....................................................................................................................4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỀ TÀI .......................................4
1.1. Quan điểm dạy học tích cực .....................................................................................4
1.1.1. Khái niệm về tính tích cực học tập và phương pháp dạy học tích cực ..................4
1.1.2. Dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực .........................................6
1.1.3. Một số phương pháp tích cực trong dạy hóa học...................................................7
1.2. Thí nghiệm hóa học trong dạy học .........................................................................11
1.2.1. Vai trị của thí nghiệm trong dạy học hóa học .....................................................11
1.2.2. Phân loại các thí nghiệm hóa học.........................................................................12
1.2.3. Thí nghiệm biểu diễn của GV ..............................................................................12
1.2.3.1. Những yêu cầu sư phạm về kỹ thuật biểu diễn thí nghiệm...............................13
1.2.3.2. Phương pháp sử dụng TN trong dạy học Hố học............................................14
1.2.4. Thí nghiệm của học sinh .....................................................................................16
1.2.4.1. Thí nghiệm nghiên cứu bài mới ........................................................................16
1.2.4.2. Thí nghiệm thực hành .......................................................................................16
1.2.4.3. Thí nghiệm ngoại khố hố học ........................................................................17
1.2.5. Sử dụng TN theo định hướng dạy học tích cực ...................................................17
1.3. Thực trạng trang thiết bị và sử dụng thí nghiệm trong dạy học hố học ở một số

trường phổ thơng ............................................................................................................19


1.3.1. Thực trạng về trang thiết bị dạy học ở trường phổ thơng ....................................19
1.3.2. Thực trạng sử dụng thí nghiệm hố học trong dạy học hóa học ở trường phổ
thơng...............................................................................................................................19
CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG TNHH LỚP 10 THEO HƯỚNG DẠY
HỌC TÍCH CỰC Ở TRƯỜNG THPT.......................................................................20
2.1. Nguyên tắc sử dụng thí nghiệm để tổ chức hoạt động học tập tích cực cho HS ..20
2.2. Quy trình sử dụng thí nghiệm để tổ chức hoạt động học tập tích cực ....................21
2.3. Hệ thống thí nghiệm hố học lớp 10 ở trường THPT .............................................23
2.3.1. Nguyên tắc lựa chọn thí nghiệm để tổ chức hoạt động học tập tích cực của học
sinh .................................................................................................................................23
2.3.2. Ðịnh huớng cải tiến hệ thống TNHH ở trường phổ thơng...................................24
2.3.3. Danh mục các thí nghiệm hố học lớp 10............................................................25
2.3.4. Kỹ thuật phịng thí nghiệm ..................................................................................27
2.3.4.1. Tăng cường an tồn, phịng độc khi làm thí nghiệm.........................................27
2.3.4.2. Sử dụng đúng và hiệu quả các dụng cụ, hố chất thí nghiệm ...........................30
2.3.4.3. Tìm kiếm, thay thế một số hố chất đơn giản ...................................................32
2.4. Sử dụng thí nghiệm theo hướng dạy học tích cực...................................................34
2.4.1. Sử dụng thí nghiệm khi nghiên cứu tài liệu mới..................................................34
2.4.1.1. Sử dụng thí nghiệm là nguồn kiến thức để tổ chức hoạt động nghiên cứu34
2.4.1.2 Sử dụng thí nghiệm đối chứng để HS tự rút ra kiến thức ..................................37
2.4.1.3. Sử dụng TNHH tạo tình huống có vấn đề.........................................................38
2.4.2. Sử dụng thí nghiệm thực hành của HS theo hướng tích cực................................40
2.4.3. Sử dụng thí nghiệm ngoại khố gây hứng thú học tập.........................................41
2.4.4. Sử dụng thí nghiệm để xây dựng bài tập thực nghiệm ........................................43
2.4.5. Sử dụng hình ảnh và phương tiện kỹ thuật hiện đại thay thí nghiệm ..................45
2.4.5.1. Nguyên tắc lựa chọn thí nghiệm để xây dựng phim, mơ phỏng, hình ảnh .......45
2.4.5.2. Quy trình sử dụng hình ảnh, phim, mơ phỏng thí nghiệm để tổ chức hoạt động

học tập ............................................................................................................................46


2.4.5.3. Sử dụng hình ảnh thí nghiệm ............................................................................46
2.4.5.4. Sử dụng mơ phỏng thí nghiệm ..........................................................................47
2.5. Thiết kế giáo án có sử dụng TNHH để tổ chức hoạt động học tập tích cực ...........48
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM...............................................................55
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm..............................................................................55
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm .............................................................................55
3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm.................................................................................56
3.3.2. Nhận xét chung ....................................................................................................60
PHẦN KẾT LUẬN.......................................................................................................62
A. Kết luận .....................................................................................................................62
B. Kiến nghị ...................................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................... 64


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay trong dạy học hố học, để tích cực hóa hoạt động người học thì
phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực đã đư ợc đưa vào nội dung định
hướng xây dựng chương trình hố h ọc THCS và THPT. Theo hướng này các thí
nghiệm hố học, phương tiện dạy học được sử dụng chủ yếu như là nguồn kiến thức để
học sinh tìm tịi, phát hiện và thu nhận kiến thức. Mục tiêu của việc dạy học hoá học
tập trung chú ý nhiều hơn tới việc hình thành những năng lực hành động cho học sinh,
tức là chú ý nhiều tới việc hình thành các kĩ năng vận dụng, tiến hành nghiên cứu khoa
học hoá học như quan sát, phân loại, ghi chép thơng tin, tiến hành thí nghiệm từ đơn
giản đến phức tạp ... để học sinh tự phát hiện và giải quyết một cách chủ động sáng tạo
các vấn đề thực tế có liên quan đến hố học. Như vậy thí nghiệm hố học được chú
trọng sử dụng nhiều hơn trong dạy học hoá học theo hướng dạy học tích cực. Trong

chương trình mới số lượng thí nghiệm và thực hành hoá học được gia tăng hơn nhiều
trong mỗi bài học, trong mỗi chương đồng thời với việc sử dụng thí nghiệm được chú
trọng tăng cường thì thí nghiệm nghiên cứu, thí nghiệm do học sinh tiến hành nhằm
mục tiêu nghiên cứu hoặc kiểm tra giả thuyết, hạn chế thí nghiệm chứng minh cũng
được quan tâm.
Thực tế trong dạy học hoá học hiện nay, theo các kết quả điều tra thực tiễn cho
thấy việc đổi mới phương pháp dạy học cịn chậm, giáo viên cịn ít sử dụng thí nghiệm
trong giảng dạy, đa số cịn dạy chay hoặc chỉ tiến hành các thí nghiệm đơn giản và sử
dụng chủ yếu để minh họa cho kiến thức mà giáo viên đã thơng báo. Thí nghi ệm học
sinh, thí nghiệm thực hành ít được thực hiện.Với thực tế đó, học sinh khơng có được kỹ
năng thực hành thí nghiệm đơn giản và năng lực nhận thức, tư duy hoá học khơng được
phát triển, kỹ năng thí nghiệm của giáo viên cũng ngày càng mai m ột, khả năng vận

1


dụng kiến thức, phân tích, giải thích bản chất hố học của hiện tượng chỉ được thực
hiện bằng sự suy đốn lí thuyết - khơng có sự kiểm nghiệm bằng thực nghiệm nên
nhiều thí nghiệm chưa được giải thích một cách đầy đủ và toàn vẹn.
Từ những tương quan trên, với mong muốn góp một chút sức mình để nghiên
cứu một cách có hệ thống cho việc sử dụng thí nghiệm hố học nhằm phát huy tính tích
cực học tập của học sinh, tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu sử dụng thí nghiệm hố học
lớp 10 theo hướng dạy học tích cực ở trường Trung học phổ thơng”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định, nghiên cứu cách tiến hành và phương pháp sử dụng chúng trong dạy
học hoá học theo hướng dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực nhận thức hoá học,
rèn kĩ năng thực hành cho HS.
3. Đối tượng nghiên cứu
Thí nghiệm phần hố lớp 10 và phương pháp sử dụng chúng theo hướng dạy
học tích cực.

4. Phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã dùng một số phương pháp nghiên cứu
khoa học như: Tổng hợp lý thuyết có liên quan đến đề tài; điều tra cơ bản, quan sát,
thăm dò, phỏng vấn, tìm hiểu thực tế nhằm xác định thực trạng việc sử dụng TNHH
trong dạy học hoá học, trên cơ sở đó đề xuất được hướng sử dụng hợp lý các thí
nghiệm phục vụ cho dạy học hố học; thực nghiệm sư phạm; xử lý các kết quả thực
nghiệm bằng các bảng biểu...

2


Các tài liệu tham khảo khi thực hiện đề tài: Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài
liệu lý luận dạy học, các tài liệu tham khảo về phương pháp dạy học và đổi mới
phương pháp dạy học...
5. Giả thuyết khoa học
Việc sử dụng TNHH trong dạy học sẽ đạt hiệu quả cao khi GV lựa chọn được
hệ thống thí nghiệm phù hợp, có kĩ năng thành thạo trong việc tiến hành thí nghiệm và
biết sử dụng các thí nghiệm đó trong dạy học hố học theo hướng dạy học tích cực, tức
là người GV phải biết sử dụng thí nghiệm làm nguồn kiến thức để tổ chức, điều khiển
HS tìm tòi nghiên cứu lĩnh hội kiến thức đồng thời nắm được phương pháp nghiên cứu
khoa học, hình thành kỹ năng thí nghiệm hố học và phát triển tư duy hố học.
6. Đóng góp của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về sử dụng thí nghiệm trong dạy học hố học theo hướng
tích cực.
- Đề xuất phương pháp sử dụng thí nghiệm hố học theo hướng hoạt động hố người
học.

3



NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Quan điểm dạy học tích cực [11], [14]
1.1.1. Khái niệm về tính tích cực học tập và phương pháp dạy học tích cực
Tính tích cực trong hoạt động học tập là tính tích cực nhận thức, đặc trưng ở
khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong q trình chiếm lĩnh tri thức.
Tính tích cực học tập liên quan trước hết với động cơ học tập. Động cơ đúng tạo
ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lý
tạo nên tính tích cực. Tính tích cực tạo ra nếp tư duy độc lập. Suy nghĩ, tư duy đ ộc lập
là mầm mống của sáng tạo. Ngược lại, học tập tích cực, sáng tạo, độc lập sẽ phát triển
tính tự giác, hứng thú và nuôi dưỡng động cơ học tập.
Sự biểu hiện và cấp độ của tính tích cực học tập, mối liên quan giữa động cơ và
hứng thú trong học tập được diễn đạt ở hình 1.1.
Phương pháp dạy học tích cực là hệ thống phương pháp trong đó phương pháp
tự học là trung tâm chủ đạo, có tác dụng tích cực hóa hoạt động nhận thức của người
học. Việc sử dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học tích cực trong một giờ dạy một
cách thích hợp sẽ đem lại hiệu quả mong muốn. Học sinh không chỉ hứng thú với tiết
học, tiếp thu bài nhanh hơn mà cịn có cơ hội thể hiện sự hiểu biết, khả năng tư duy,
phát triển kỹ năng... Đó là mục tiêu của dạy học hiện đại.

4


TÍCH CỰC HỌC TẬP

BIỂU HIỆN
BIỂU
HIỆN


CẤP ĐỘ

- Khao
Khaokhát
kháthọc
học

- Bắt chước

-- Hay
Hay nêu
nêuthắc
thắcmắc
mắc

- Tìm tịi

- Chủ động vận
-dụng
Chủ động vận dụng

- Sáng tạo

- Tập
Tập trung
trungchú
chúýý
- Kiên trì
- Kiên trì


ĐỘNG CƠ

HỨNG THÚ

TỰ GIÁC

SÁNG TẠO

TÍCH CỰC

ĐỘC LẬP

Hình 1.1. Sơ đ ồ biểu diễn mối liên quan giữa động cơ và hứng thú trong học tập
1.1.2. Dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực
Các phương pháp dạy học tích cực có bốn đặc trưng cơ bản để phân biệt các
phương pháp thụ động:
- Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh
5


Trong phương pháp tích cực, người học được cuốn hút vào các hoạt động học
tập do giáo viên tổ chức, chỉ đạo thơng qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa
rõ chứ khơng phải thụ động tiếp thu tri thức đã được giáo viên sắp đặt và thông báo.
Trong những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận,
và làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ c ủa mình, từ đó vừa nắm
được kiến thức mới vừa nắm được phương pháp “làm ra” kiến thức, kĩ năng đó, khơng
rập theo những khn mẫu có sẵn, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo.
- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
PPDH tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ
là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học. Trong PP

học thì cốt lõi là PP tự học. Hiện nay, các trường phổ thông đều nêu cao tinh thần tự
học và phát triển tự học, không chỉ tự học ở nhà mà học ngay cả trong các giờ lên lớp
có sự hướng dẫn của giáo viên.
- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác
Lớp học là mơi trường giao tiếp thầy-trị, trị-trị, tạo nên mối quan hệ hợp tác
giữa các cá thể trên con đường chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng. Thông qua thảo luận, học
tập, tranh luận trong tập thể, ý kiến của mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác
bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới. Bài học vận dụng được vốn hiểu
biết và kinh nghiệm của học sinh, lớp học sẽ sinh động và kích thích được hứng thú
học tập.
Trong hoạt động theo nhóm nhỏ sẽ khơng thể có hiện tượng ỷ lại, tính năng lực
của mỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắn, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần
tương trợ. Nền kinh tế thị trường địi hỏi có sự hợp tác giữ các vùng, miền; hợp tác
xuyên quốc gia, năng lực hợp tác phải trở thành mục tiêu giáo dục mà nhà trường phải
chuẩn bị cho học sinh.
- Kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của học sinh

6


Trong PPTC, giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển kỹ năng tự đánh giá
để tự điều chỉnh cách học. Mặt khác giáo viên cần tạo điều kiện thuận lợi để học sinh
được tham gia đánh giá lẫn nhau. Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là
năng lực cần cho sự thành đạt trong cuộc sống của học sinh sau này.
PPTC coi trọng vị trí hoạt động học và vai trò của người học. Người học phải
phát huy vai trị tích cực, tự lực, chủ động và sáng tạo của người học. Vì thế, PPTC
cũng có chung quan điểm dạy học như quan điểm dạy học “lấy học sinh làm trung
tâm”.
1.1.3. Một số phương pháp tích cực trong dạy hóa học [10], [11], [14]
Trong hệ thống các PPDH hóa học có một số PPTC được đơng đảo các GV

quan tâm đó là:
a) Phương pháp đàm thoại ơrixtic
phương pháp đàm thoại có nhiều dạng khác nhau: đàm thoại tái hiện, đàm thoại giải
thích- minh hoạ, đàm thoại phát hiện- ơrixtic. Mức độ phát huy tính tích cực trong tư
duy của học sinh ở các dạng này tăng từ thấp đến cao, giáo viên cần lựa chọn cho thích
hợp với từng điều kiện dạy học cụ thể.
Trong phương pháp này, GV đặt câu hỏi về một chủ đề hay vấn đề để kiểm tra
hiểu biết của HS. Sau đó mời HS tình nguyện hoặc chọn ngẫu nhiên một HS trả lời.
Trong quá trình giảng bài GV sẽ sử dụng các ý trả lời của HS để làm chất liệu minh
hoạ cho bài giảng.
Phương pháp này có những ưu, nhược điểm sau:
 Ưu điểm:
-

Kiểm tra được nhận thức của HS.

-

Thu hút sự chú ý của HS vào bài giảng.

-

Bài giảng có sự tham gia của HS.

-

Giúp khơng khí lớp học sôi động hơn.

-


HS hiểu bài sâu hơn.
7


-

Phù hợp với lớp đơng HS.

 Nhược điểm:
-

Cần có thời gian

-

Có thể tạo những thắc mắc khơng đúng trọng tâm bài học.

b) Phương pháp trực quan
Trong việc dạy học môn hoá học ở trường THPT để nghiên cứu những hiện
tượng hoá học và rèn luyện kỹ năng thao tác để giải quyết các bài tập thực hành chúng
ta phải dùng các phương tiện trực quan. Phương pháp này rất quan trọng, góp phần
quyết định cho chất lượng lĩnh hội kiến thức hoá học.
Phương pháp trực quan bao gồm mọi dụng cụ, đồ dùng, thiết bị kỹ thuật từ đơn
giản đến phức tạp dùng trong quá trình dạy học, các nguồn thông tin về sự vật, hiện
tượng tạo điều kiện cho sự lĩnh h ội kiến thức, kỹ năng, kỹ xão của HS.
c) Sử dụng bài tập hoá học để dạy học tích cực
Bài tập hố học cung cấp cho HS kiến thức, nó vừa là mục đích, vừa là nội
dung, vừa là phương pháp dạy học hiệu quả.
Bài tập hoá học không chỉ giúp HS củng cố, vận dụng, khắc sâu kiến thức mà
còn là nguồn tri thức, là phương tiện giúp HS chiếm lĩnh ki ến thức mới. Ngoài ra bài

tập hố học cịn có tác dụng rèn luyện và phát huy tư duy cho HS. Sử dụng bài tập hố
học giúp HS tích cực tìm tịi, xây dựng và phát hiện kiến thức mới, giúp HS vận dụng
kiến thức theo hướng tích cực.
d) Dạy học nêu vấn đề - Ơrixtic
- Bản chất của dạy học nêu vấn đề - ơrixtic
Bản chất của dạy học nêu vấn đề - ơrixtic là đặt cho HS các vấn đề của khoa học
và mở ra cho các em những con đường giải quyết các vấn đề đó; tạo những tình huống
có vấn đề, những điều kiện đảm bảo việc giải quyết những tình huống đó và những chỉ
dẫn cụ thể HS trong quá trình giải quyết các vấn đề.

8


Tình huống có vấn đề là trạng thái mà khi đó mâu thuẫn khách quan của bài
tốn nhận thức, HS chấp nhận như một vấn đề học tập mà họ cần và có thể giải quyết
được, kết quả là họ nắm được tri thức mới.
- Điều kiện xuất hiện tình huống có vấn đề:
+ Có mâu thuẫn nhận thức, có điều chưa biết cần tìm
+ Gây nhu cầu muốn biết kiến thức mới
+ Phù hợp với khả năng của HS trong việc đi tìm những điều chưa biết
- Những trường hợp thường gặp xuất hiện tình huống có vấn đề:
Trường hợp 1 ( tình huống nghịch lý, bế tắc): xuất hiện khi có sự khơng phù hợp
giữa kiến thức mà HS đã có v ới những sự kiện mà họ gặp phải trong q trình hình
thành kiến thức mới.
Ví dụ: Tại sao H2SO4 lỗng khơng tác dụng với Cu cịn H2SO4 đặc thì có phản
ứng này?
Trường hợp 2 ( tình huống lựa chọn): tạo tình huống có vấn đề khi HS lựa chọn
một đáp án duy nhất trong những đáp án có thể xảy ra, đảm bảo việc giải quyết được
nhiệm vụ đặt ra.
Ví dụ: Ở lớp dưới các em đã đư ợc học phản ứng giữa kim loại và muối tạo ra

muối mới và kim loại mới, ví dụ: Zn + CuSO4  ZnSO4 + Cu
Như vậy ta đặt vấn đề khi Na tác dụng với CuSO4 thì sản phẩm tạo ra có 2 trường hợp;
trường hợp 1 là tạo ra Na2SO4 và Cu; trường hợp 2 tạo ra Na2SO4 và Cu(OH)2. HS phải
chọn một trong hai trường hợp đó để phù hợp với tính chất hố học của Na là Na là
kim loại kiềm, hoạt động mạnh nên tác dụng với H2O trong muối tạo ra NaOH và giải
phóng H2.
Trường hợp 3( tình huống ứng dụng): xuất hiện khi HS đụng chạm với những
điều kiện mới của thực tế khi ứng dụng những kiến thức của mình.
Ví dụ: Phản ứng tổng hợp NH3 từ N2 và H2 là phản ứng thuận nghịch, toả nhiệt.
Theo lý thuyết (nguyên lý chuyển dịch cân bằng hố học) thì muốn thu được nhiều
9


NH3 ta phải tăng hay giảm áp suất, nhiệt độ? Thực tế thì người ta sản xuất như thế nào?
Có mâu thuẫn với lý thuyết khơng?
Trường hợp 4( tình huống “tại sao”): xuất hiện khi HS phải phân tích, tìm ra
nguyên nhân của một kết quả, nguồn gốc của một hiện tượng, tìm lời giải đáp cho câu
hỏi “tại sao”.
Ví dụ: Nguyên nhân nào làm cho lưu huỳnh trơ về mặt hố học ở nhiệt độ
thường, nhưng khi đun nóng nó tỏ ra khá hoạt động?
e) Thảo luận nhóm
Đây là hình thức GV đưa ra một chủ đề hay các câu hỏi cụ thể và chia HS thành
những nhóm nhỏ ( có cả nam lẫn nữ, có HS khá lẫn yếu…) để thảo luận về chủ đề đã
cho trong một thời gian quy định.
Điều cần thiết và rất quan trọng là khi HS báo cáo thì GV phải lắng nghe và
chuẩn bị ý để cả lớp thảo luận. Sau khi HS báo cáo xong, GV nên dành ít thời gian cho
nhóm đó bổ sung, giải thích thêm và khuyến khích các nhóm khác góp ý, phản biện.
Cuối cùng, GV tổng kết nội dung hoạt động.
 Ưu điểm:
- Giúp HS hiểu sâu, nhớ lâu về chủ đề được học.

- Phát huy tính chủ động, sáng tạo, năng lực tư duy, khả năng phân tích, đánh
giá của HS.
- Rèn luyện năng lực diễn đạt, trình bày.
- Tạo cơ hội cho các em học hỏi lẫn nhau, giúp khơng khí lớp thêm sinh động.
 Nhược điểm:
- Mất nhiều thời gian
- Khó quản lý lớp nếu như lớp nhiều HS.
- Một số HS lười nhác sẽ ỷ lại, khơng tham gia tích cực.
1.2. Thí nghiệm hóa học trong dạy học [14], [4]
1.2.1. Vai trị của thí nghiệm trong dạy học hóa học
10


Thí nghiệm có vai trị rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học và trong thực
tiễn dạy học hóa học. Thí nghiệm giúp con người khơng chỉ phát hiện ra những quy
luật ẩn giấu trong tự nhiên mà còn làm sáng tỏ những giả thiết khoa học đúng như câu
nói của Ăng-ghen: “Trong nghiên cứu khoa học tự nhiên cũng như l ịch sử, phải xuất
phát từ những sự thật đã có, từ những hình thái hiện thực khác nhau của vật chất; cho
nên trong khoa học lí luận về tự nhiên chúng ta không thể cấu tạo ra mối liên hệ để
ghép chúng vào sự thật, mà phải từ những sự thật đó, phát hiện ra mối liên hệ ấy, rồi
phải hết sức chứng minh những mối liên hệ ấy bằng thí nghiệm”.
Trong dạy học hóa học, thí nghiệm không chỉ là phương tiện, công cụ lao động
sư phạm của hoạt động dạy học mà cịn giúp q trình khám phá, lĩnh hội tri thức của
học sinh trở nên sinh động hơn. Điều đó do những vai trị đức - trí dục của nó:
- Vai trị trí dục của thí nghiệm hóa học:
+ Giúp học sinh dễ hiểu bài, hiểu chính xác, hiểu sâu hơn, nhớ lâu và vận dụng
tốt các kiến thức đã học vào cuộc sống.
+ Giúp lơi cuốn học sinh trong việc tích cực, chủ động tìm hiểu kiến thức, kỹ
năng mới làm tăng tư duy và khả năng sáng tạo.
+ Nhằm hình thành cho học sinh những kỹ năng, từ đó phát triển thành kỹ xảo,

chuyển từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu tượng và ngược lại.
+ Giúp giáo viên truyền đạt kiến thức rõ ràng và đầy đủ thông qua hệ thống thí
nghiệm cụ thể thay vì lời nói trừu tượng.
- Vai trị đức dục của thí nghiệm hóa học:
Thí nghiệm hóa học nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học; tạo động cơ,
thái độ học tập tích cực đúng đắn. Thí nghiệm cịn giúp hình thành cho học sinh những
đức tính cần thiết của người lao động mới: cẩn thận, khoa học, kỷ luật.
1.2.2. Phân loại các thí nghiệm hóa học
Trong trường phổ thơng thường sử dụng các hình thức thí nghiệm sau:

11


- Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên: là hình thức thí nghiệm do giáo viên tự
trình bày trước học sinh.
- Thí nghiệm học sinh: do học sinh tự làm với các dạng sau:
+ Thí nghiệm đồng loạt: được thực hiện khi học bài mới để nghiên cứu một vài
nội dung của bài học.
+ Thí nghiệm thực hành: ở lớp nhằm củng cố kiến thức đã học và rèn luyện kỹ
năng kỹ xảo thực hành, thường được tổ chức sau bài học hoặc cuối kỳ.
+ Thí nghiệm ngoại khóa: như thí nghiệm vui trong buổi vui hóa học.
+ Thí nghiệm ở nhà; thí nghiệm đơn giản và dài ngày giao cho học sinh tự làm.
Trong các thí nghiệm thì thí nghiệm biểu diễn của giáo viên là quan trọng hơn.
Các thí nghiệm cần phải thỏa các yêu cầu sư phạm nhất định.
1.2.3. Thí nghiệm biểu diễn của GV
Thí nghiệm biểu diễn của GV là một trong những phương tiện trực quan có hiệu
quả trong dạy học hóa học. Nó được sử dụng trong những trường hợp sau:
+ Khi cần thực hiện nhanh trong thời gian hạn hẹp của bài lên lớp.
+ Khi cần làm những thí nghiệm phức tạp mà học sinh chưa làm được.
+ Khi hoàn cảnh cơ sở vật chất thiếu, không đủ cho cả lớp cùng làm.

+ Khi giáo viên muốn làm mẫu để chỉ dẫn cho học sinh những kỹ thuật làm thí
nghiệm.
Khi biểu diễn thí nghiệm có đối chứng, giáo viên phải chú ý đồng thời hai
nhiệm vụ: Yêu cầu sư phạm về kỹ thuật biểu diễn thí nghiệm và phương pháp sử dụng
thí nghiệm trong dạy học hoá học.
1.2.3.1. Những yêu cầu sư phạm về kỹ thuật biểu diễn thí nghiệm
a) Đảm bảo an toàn: Giáo viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về đảm
bảo an toàn cho học sinh (và cho ngay cả giáo viên). Muốn vậy phải kiểm tra dụng cụ
hóa chất trước khi làm thí nghiệm; làm đúng hướng dẫn, trau dồi kỹ năng thí nghiệm;

12


ln ln cẩn thận, bình tĩnh, đề cao tinh thần trách nhiệm và hiểu được nguyên nhân
của những trường hợp xảy ra nguy hiểm.
b) Bảo đảm thành cơng: Muốn thí nghiệm có kết quả tốt, giáo viên phải làm
đúng kỹ thuật, các hóa chất đảm bảo chất lượng và đúng nồng độ quy định, có kỹ năng
thành thạo, phải chuẩn bị chu đáo và làm thử nhiều lần trước khi biểu diễn thí nghiệm
trên lớp. Trường hợp thí nghiệm khơng thành cơng cần bình tĩnh tìm ngun nhân, tìm
cách khắc phục rồi làm lại. Nếu làm lại, thí nghiệm thành cơng sẽ khơng ảnh hưởng
đến lịng tin vào khoa học của học sinh.
c) Thí nghiệm phải rõ, học sinh phải được quan sát đầy đủ: Giáo viên không
được đứng che lấp thí nghiệm, kích thước dụng cụ và lượng hóa chất phải đủ lớn, bàn
biểu diễn thí nghiệm phải có độ cao hợp lý, ánh sáng tốt và thí nghiệm phải có hiện
tượng quan sát được.
d) Thí nghiệm phải đơn giản, dụng cụ thí nghiệm phải gọn gàng, mĩ thuật
và đảm bảo tính khoa học: Giáo viên nên chọn những thí nghiệm đơn giản về thiết bị,
thời gian tiêu tốn ít (thường không quá 5 phút). Khi lắp dụng cụ thí nghiệm phải làm
sao có được bộ dụng cụ vừa đẹp mắt, vừa đơn giản mà thuận lợi cho việc quan sát của
học sinh, đảm bảo an toàn khi tiến hành thí nghiệm.

e) Thí nghiệm phải kết hợp chặt chẽ với bài giảng: Nội dung của thí nghiệm
phải phù hợp với chủ để của bài học, giúp học sinh nắm vững bản chất của vấn đề và
tạo thành một thể thống nhất với nội dung bài học. Trước khi biểu diễn giáo viên phải
nói rõ mục đích thí nghiệm, tác dụng của từng dụng cụ, định hướng cho học sinh quan
sát những gì. Trong khi biểu diễn, giáo viên nên tập cho học sinh quan sát các hiện
tượng xảy ra, giải thích các hiện tượng và rút ra kết luận khoa học của vấn đề nghiên
cứu.
1.2.3.2. Phương pháp sử dụng TN trong dạy học Hố học
Thí nghệm là phương tiện trực quan chính yếu, được dùng phổ biến và giữ vai
trị quyết định trong q trình dạy học hố học. Muốn cho việc sử dụng thí nghiệm đạt
13


hiệu quả cao trước tiên phải xác định mục đích, yêu cầu của thí nghiệm. Thí nghiệm
bao giờ cũng phải kết hợp chặt chẽ với bài học, phục vụ đắc lực cho việc lĩnh hội kiến
thức của HS.
Có 2 hình thức sử dụng thí nghiệm là sử dụng thí nghiệm theo phương pháp
nghiên cứu và theo phương pháp minh họa.
- Phương pháp nghiên cứu: dùng thí nghiệm để xác nhận giả thuyết, tự rút ra
kiến thức. Khi sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu GV cần hướng dẫn
HS quan sát và gợi ý để các em tự rút ra được các kiến thức mới, GV làm nhiệm vụ chỉ
đạo, kích thích sự nhận thức của HS, hướng dẫn và giúp đỡ sự lĩnh hội kiến thức. Như
vậy, trước khi học các lý thuyết chủ đạo nên sử dụng thí nghiệm hố học theo phương
pháp nghiên cứu. Lúc này coi thí nghiệm là nguồn cung cấp kiến thức cho HS.
Ví dụ: Từ các hiện tượng thí nghiệm natri tác dụng với nước rút ra các kết luận:
+ Người ta bảo quản natri bằng cách ngâm chúng trong dầu hỏa → Natri là kim
loại rất dễ bị oxi hóa bởi oxi của khơng khí.
+ Có thể dùng dao để cắt natri → Natri là kim lo ại mềm.
+ Mẫu natri nổi trên mặt nước → Natri là kim loại nhẹ.
+ Mẫu natri nóng chảy thành giọt trịn → Phản ứng của natri với nước là phản

ứng tỏa nhiệt, natri là kim loại có độ nóng chảy thấp do có sức căng mặt ngồi lớn nên
các chất lỏng có xu hướng co thành giọt trịn đ ể có diện tích xung quanh nhỏ nhất.
+ Mẫu natri cháy trên mặt nước → Phản ứng làm thốt ra chất khí.
+ Chất khí đó cháy được → Dựa vào thành phần phân tử của nước suy ra chất
khí đó phải là hiđro.
+ Biết: Na + H2O  H2 Suy ra sản phẩm thứ hai là NaOH và HS tự lập được
ptpư.
+ Nhỏ vài giọt dung dịch phenolphthalein vào dung dịch thu được thấy màu
hồng xuất hiện → Khẳng định dung dịch thu đuợc là kiềm.

14


×