Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Nghiên cứu xác định thành phần hóa học dịch chiết trong dung môi hỗn hợp etylaxetat và axeton của rễ củ nghệ trắng hội an quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (861.71 KB, 49 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA

THÁI THỊ THU THỦY

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC DỊCH CHIẾT
TRONG DUNG MÔI HỖN HỢP ETYLAXETAT VÀ AXETON
CỦA RỄ CỦ NGHỆ TRẮNG HỘI AN QUẢNG NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN

Đà Nẵng - 2015
1


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HĨA HỌC DỊCH CHIẾT
TRONG DUNG MƠI HỖN HỢP ETYLAXETAT VÀ AXETON
CỦA RỄ CỦ NGHỆ TRẮNG HỘI AN QUẢNG NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN

Sinh viên thực hiên: Thái Thị Thu Thủy
Lớp: 11CHD
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Võ Kim Thành
2



ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

CỘNG HÒAXÃ HỘI CHỦ

NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐHSP

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

KHOA HĨA

NHIỆM VỤ KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: THÁI THỊ THU THỦY
Lớp: 11CHD
1. Tên đề tài: Nghiên cứu xác định thành phần hóa học dịch chiết trong dung mơi
hỗn hợp etylaxetat và axeton của rễ củ nghệ trắng Hội An Quảng Nam.
2. Nguyên liệu, dụng cụ và thiết bị:
 Nguyên liệu: rễ củ nghệ trắng được thu hái ở Hội An - Quảng Nam. Sau khi
thu hoạch đem rửa sạch, thái lát mỏng.
 Dụng cụ - thiết bị:
- Bộ chiết shoxlet
- Máy đo quang UV-VIS
- Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS
- Máy sắc kí khí ghép khối phổ GC – MS
- Tủ sấy, lị nung, cân phân tích, cốc thuỷ tinh, bình tam giác, ống nghiệm,
bếp điện, bếp cách thuỷ, cốc sứ, các loại pipet, bình định mức, bình hút
ẩm, giấy lọc…
 Hóa chất
- Dung mơi hữu cơ: etyl axetat, axeton, dietyl ete.

- Hóa chất vơ cơ: HNO3, H2O, HCl.
3


3. Nội dung nghiên cứu
 Nghiên cứu lý thuyết
Thu thập, tổng hợp tài liệu.
 Nghiên cứu thực nghiệm
- Lấy mẫu, thu gom và xử lý mẫu.
- Xác định độ ẩm, hàm lượng tro, hàm lượng kim loại nặng.
- Khảo sát thời gian chiết tách.
- Xác định thành phần hỗn hợp chất trong dịch chiết rễ củ nghệ trắng.
4. Giáo viên hướng dẫn: Th.S.Võ Kim Thành
5. Ngày giao đề tài: 26/8/2014
6. Ngày hoàn thành: 20/4/2015

Chủ nhiệm Khoa

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho Khoa vào ngày 27 tháng 4 năm 2015.
Kết quả điểm đánh giá
Ngày...tháng...năm 2015
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

4


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên với lòng biết ơn chân thành xin gởi đến các thầy cơ trong Khoa

Hóa, Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã tận tình giảng dạy, giúp
đỡ truyền đạt những kiến thức khoa học, kinh nghiệm qúy báu và tạo mọi điều kiện
thuận lợi để em có được ngày hơm nay.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo ThS. Võ Kim Thành đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo động viên em trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và
hồn thành khóa luận này.
Xin cảm ơn các thầy cơ cơng tác tại các phịng thí nghiệm đã giúp đ ỡ, tạo điều
kiện cho em trong quá trình làm thực nghiệm.
Qua đây, em xin gởi lời cảm ơn đến các anh chị kỹ sư ở Trung tâm tiêu chuẩn
đo lường chất lượng II, Thành phố Đà Nẵng đã giúp đ ỡ em hoàn thành đề tài này.
Bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học, mặc dù có nhiều cố gắng xong
khó có thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được
sự đóng góp ý kiến của thầy cơ và các bạn.
Đà Nẵng, ngày 08 tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Thái Thị Thu Thủy

5


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................3
1.1.

Tổng quan về họ gừng [4], [9], [11] .................................................................3

1.2.

Tổng quan về chi nghệ [4], [11]........................................................................5


1.3.

Giới thiệu về nghệ trắng....................................................................................8

1.3.1. Tên gọi ...........................................................................................................8
1.3.2. Phân loại khoa học.........................................................................................8
1.3.3. Đặc điểm sinh thái .........................................................................................8
1.3.3.1. Đặc điểm phân bố .......................................................................................8
1.3.3.2. Đặc điểm hình thái......................................................................................9
1.3.4. Thành phần hóa học.......................................................................................9
1.3.5. Kỹ thuật canh tác cây nghệ trắng................................................................10
1.3.5.1. Thời vụ trồng

.....................................................................................10

1.3.5.2. Kỹ thuật và mật độ trồng ..........................................................................10
1.3.6. Dược tính và cơng dụng của nghệ trắng .....................................................12
1.2.7. Một số bài thuốc trị bệnh từ rễ củ nghệ trắng [3], [4] .................................13
CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU VÀ THỰC NGHIỆM .........................................15
2.1. Nguyên liệu, dụng cụ thiết bị, hóa chất..............................................................15
2.1.1

Nguyên liệu ..............................................................................................15

2.1.2.

Dụng cụ - thiết bị......................................................................................15
6



2.1.3.
2.2.

Hóa chất....................................................................................................16

Thực nghiệm ...................................................................................................16

2.2.1. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................16
2.2.2. Các phương pháp xác định chỉ số hóa lý [1] ...............................................17
2.2.2.1. Xác định độ ẩm: phương pháp sấy đến khối lượng không đổi.................17
2.2.2.2. Xác định hàm lượng tro ...........................................................................18
2.2.2.3. Xác định hàm lượng kim loại nặng ..........................................................19
2.2.3. Phương pháp chiết và khảo sát điều kiện chiết tối ưu .................................21
2.2.3.1. Phương pháp chiết ....................................................................................21
2.2.3.2. Khảo sát điều kiện chiết tối ưu .................................................................22
2.2.4. Xác định thành phần hóa học trong dịch chiết rễ củ nghệ trắng .................24
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ............................................................26
3.1. Xác định một số chỉ tiêu hóa lý..........................................................................26
3.1.1. Xác định độ ẩm của rễ củ nghệ trắng ..........................................................26
3.1.2. Xác định hàm lượng tro trong rễ củ nghệ trắng...........................................26
3.1.3. Xác định hàm lượng kim loại trong rễ củ nghệ trắng..................................27
3.2. Khảo sát thời gian chiết tối ưu ...........................................................................28
3.3. Thành phần hóa học trong dịch chiết rễ củ nghệ trắng. .....................................29
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................35
4.1. Kết luận ..............................................................................................................35
4.2. Kiến nghị ............................................................................................................36
7



TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................37
PHỤ LỤC .................................................................................................................38

8


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Tên

1

AAS

Quang phổ hấp thụ nguyên tử

2

UV-VIS

Quang phổ hấp thụ phân tử

3

GC-MS

Sắc ký khí ghép khối phổ


9


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT Bảng

Danh mục bảng

Trang

1

3.1.

Kết quả xác định độ ẩm trong củ nghệ trắng tươi

26

2

3.2.

Kết quả xác định hàm lượng tro trong củ nghệ trắng tươi

27

3

3.3.


Hàm lượng kim loại nặng trong rễ củ nghệ trắng

27

Kết quả đo mật độ quang của rễ củ nghệ trắng

28

Thành phầncác cấu tử có trong dịch chiết của rễ củ nghệ

32

4
5

3.4.
3.5.

trắng

10


DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
STT Hình

Danh mục hình

Trang


1

1.1.

Riềng đỏ (Alpinia purpurata

4

2

1.2.

Ngải tiên (Hedychium coronarium Koenig)

4

3

1.3.

Gừng gió (Zingiber zerumbet)

5

4

1.4.

Nghệ vàng (Curcuma longa L)


5

5

1.5.

Cấu tạo của cây nghệ

6

6

1.6.

Gừng (Zingiber officinale)

6

7

1.7.

Cây và củ riềng

7

8

1.8.


Cây nghệ trắng

8

9

1.9.

Cây và rễ củ nghệ trắng

9

10

1.10 Làm đẹp bằng bột rễ củ nghệ trắng

13

11

2.1.

Rễ củ nghệ trắng thái mỏng

15

12

2.2.


Sơ đồ máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS

21

13

2.3.

Bộ chiết shoxlet

22

14

2.4.

Dịch chiết thu hồi

23

15

2.5.

Máy đo quang UV - VIS

24

16


3.1.

Ảnh hưởng của thời gian đến mật độ quang của dịch chiết

28

17

3.2.

Sắc kí đồ thể hiện thành phần hóa học của rễ củ nghệ trắng 30

3.3.

Sắc kí đồ thể hiện thành phần hóa học của rễ củ nghệ trắng
11

31


MỞ ĐẦU

Từ xưa đến nay, các hợp chất thiên nhiên có tác dụng dược lý đã và đang đư ợc
sử dụng một cách phổ biến và rộng rãi. Đây cũng là hướng phát triển của các nhà
khoa học trong việc chiết xuất để tìm ra các loại thuốc mới có tác dụng chữa bệnh.
Việc dùng các loại thuốc có nguồn gốc thiên nhiên ngày càng được ưu chuộng và
các công trình nghiên cứu về chúng cũng khơng ngừng phát triển. Qua các cơng
trình nghiên cứu cho thấy khi sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc thiên nhiên có ít
tác dụng phụ gây hại và đây chính là lí do quan trọng mà ngày nay các loại thuốc có

nguồn gốc từ thiên nhiên ngày càng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Vì
vậy việc nghiên cứu thành phần hóa học của các loại cây cỏ có ý nghĩa khoa học và
thực tế cao.
Trong các loại cây lấy củ làm thuốc thì nghệ trắng là cây rất quen thuộc được
nhân dân ta dùng làm thuốc trị nhiều chứng bệnh nên được cơng nhận là thảo dược
có nhiều lợi ích trong y học.
Nhiều cơng trình nghiên cứu ở các nước trên thế giới đã khẳng định các hợp
chất trong rễ củ nghệ trắng có tác dụng kháng viêm, kháng sinh và là chất chống
oxy hóa mạnh; có vai trị quan trọng trong việc ngăn ngừa một số bệnh ung thư do
có tác dụng tiêu diệt và loại bỏ các khối u; cịn có khả năng loại bỏ các chất béo dư
thừa có trong máu giúp giảm cân; lưu thơng và lọc máu; giúp cơ thể chống lại các vi
khuẩn sống ký sinh trong ruột, đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa và có khả năng kháng
viêm giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Vậy tại sao chúng ta khơng nghiên cứu thành phần có trong rễ củ nghệ trắng
để mở rộng phạm vi ứng dụng của chúng trong đời sống hằng ngày?
Thực tế trên thế giới đã có một số cơng trình nghiên cứu về rễ củ nghệ trắng
nhưng các vấn đề cốt lõi không được công bố. Ở Việt Nam việc nghiên cứu chỉ mới
bước vào giai đoạn bắt đầu chưa có một kết quả cụ thể nào. Đồng thời trên địa bàn
1


thành phố Hội An tỉnh Quảng Nam có sản lượng củ nghệ trắng lớn và quanh năm
tạo điều kiện thuận lợi cho q trình nghiên cứu. Chính vì vậy mà chúng tôi chọn
đề tài: ”Nghiên cứu xác định thành phần hóa học dịch chiết trong dung mơi
hỗn hợp etylaxetat và axeton của rễ củ nghệ trắng Hội An Quảng Nam.” nhằm
đóng góp một phần nhỏ trong việc nghiên cứu để ứng dụng chúng một cách hiệu
quả và khoa học hơn.

2



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Tổng quan về họ gừng [4], [9], [11]
Họ gừng có tên khoa học là zingiberaceae, một họ của thảo mộc sống lâu năm

với các thân rễ bò ngang hay tạo củ bao gồm 47 chi và khoảng trên 1000 loài, phân
bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, chủ yếu ở Nam và Đông Nam châu Á. Ở Việt
Nam hiện có gần 20 chi và gần 100 lồi. Trong đó, nhiều lồi là các loại cây cảnh,
cây gia vị hay cây thuốc quan trọng. Các cây có giá trị của họ này bao gồm gừng,
nghệ, riềng, gừng gió, ré, thảo quả và sa nhân.
Các loài trong họ này là thực vật tự dưỡng hay biểu sinh gồm những cây thảo
nhiều năm thường sống nơi đất ẩm, dưới tán cây hay tán rừng. Rễ nhỏ, hình sợi, đơi
khi đầu rễ phình to lên thành dạng củ. Thân rễ to, nạc, nằm ngang, chứa nhiều chất
dự trữ, thân được tạo thành do các bẹ lá ôm chặt lấy nhau tạo thành thân giả, không
phân nhánh, thân lá thường có mùi thơm. Ở nhiều lồi thân khí sinh chỉ xuất hiện
khi cây ra hoa, mọc lên từ thân rễ, xuyên qua thân giả ra ngoài mang ở phần cuối 1
cụm hoa, nhưng có lồi cụm hoa nằm ngay trên thân rễ ở sát mặt đất.
Lá của các cây trong họ Gừng là lá đơn, mọc cách, các lá xếp thành hai hàng,
thường hướng lên trên, đôi khi nằm ngang gần như song song với mặt đất; có khi lá
chỉ là bẹ lá dạng vảy.
Hoa không đều, lưỡng tính, đối xứng hai bên, có màu sắc. Đài có các lá đài
dính với nhau ở phần dưới thành hình ống, phần trên chia 2 -3 thùy ngắn hay dài
giống dạng răng, hoặc xẻ chữ V, đầu trên chia 2-3 thùy dạng răng. Tràng dính với
nhau ở phần dưới thành hình ống, phần trên chia 3 thùy, thùy lưng thường to hơn 2
thùy bên, phía đầu lõm ít nhiều dạn g mũ. Chỉ có một nhị sinh sản duy nhất, ở phía
trong thùy lưng của tràng, gồm có chỉ nhị dạng bản mỏng hay dày, phía trên đính
hai bao phấn hướng trong, mở bằng khe dài dọc t heo ô bao phấn. Bao phấn có hay
khơng có phần phụ của trung đới, nếu có thì kéo d ài lên phía trên tạo thành mào,

khơng bao lấy vịi nhụy, xẻ thùy hay nguyên , hay bao lấy vòi nhụy kéo dài hoặc kéo
dài ở 2 phía cạnh ngồi hai bao phấn thành dạng cánh ( Globba). Một cánh mơi hình
3


bản lớn, màu sặc sỡ, do 3 nhị dính với nhau và biến đổi thành, nằm đối diện với nhị
sinh sản. Hai nhị còn lại biến thành hai nhị lép (vô sinh) nhỏ nằm 2 bên bao phấn
(nhiều khi giảm chỉ còn lại những vảy nhỏ, hoặc mất hẳn). Bộ nhụy hợp nguyên lá
noãn (Syncarpous) hay hợp bên lá noãn (Paracarpous). Bầu hình cầu, bầu dục, hình
trụ hay đơi khi hình phễu. Bầu 3 ơ hay 1 ơ, mỗi ơ chứa nhiều nỗn. Vịi nhụy chui
qua khe hở giữa 2 bao phấn và thị ra ngồi.
Quả nang chẻ ơ, đơi khi quả mọng, quả nạc, thường hình cầu, bầu dục, đường
kính từ 0,2cm đến 2-3cm, đơi khi quả có ngấn giữa (Alpinia galanga), hay có dạng
quả giác (Siliquamomum tonkinense), hoặc quả có gờ nổi theo chiều dọc (Elettaria,
Elettariopsis). Vỏ quả có lơng hay khơng, có gai mềm, gai phân nhánh hay khơng,
hay vỏ quả có cánh dạng quả khế.
Hạt có nội nhũ và cả ngoại nhũ. Mô của các loại cây trong họ này tiết ra tinh
dầu có mùi đặc trưng.
Một số cây trồng như:

Hình 1.1. Riềng đỏ (Alpinia purpurata )

Hình 1.2.Ngải tiên
(Hedychium coronarium Koenig)
4


Hình 1.3. Gừng gió (Zingiber zerumbet)

Hình 1.4. Nghệ vàng (Curcuma longa L)


1.2. Tổng quan về chi nghệ [4], [11]
Chi Nghệ (danh pháp khoa học: Curcuma) là một chi trong họ thực
vật Zingiberaceae (họ Gừng).
Chi Nghệ phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á gió mùa, thích nghi ở
nhiệt độ 20-30 oC, là loài cây hằng niên và rễ củ có thể tái sinh chồi mới trong nhiều
năm. Nghệ có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau đó được trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Ở
Việt Nam có chừng 18 lồi nghệ được trồng khắp nơi, nhưng có nhiều ở Quảng
Bình, Quảng Nam, Đăk Nơng …
-

Cây nghệ thuộc loại cây thân thảo, tán lá cao khoảng 70-100 cm.

-

Thân: thân rễ (thường gọi là củ nghệ) hình trụ hay hình bầu dục, phân nhánh,

đường kính 1,5-2 cm, có màu vàng tươi, có nhiều đốt, tại các đốt có những vảy khô
do lá biến đổi thành.
-

Lá: lá đơn, mọc từ thân rễ. Phiến lá hình bầu dục, kích thước 22-40*12-15

cm, đầu nhọn, bìa phiến nguyên, hơi uốn lượn, màu xanh lục đậm ở mặt trên, nhạt ở
mặt dưới. Gân lá hình lơng chim, gân chính nổi rõ ở mặt dưới, các gân phụ hơi lồi ở
mặt trên. Bệ lá hình long máng, dài 18-28 cm, ôm sát vào nhau tạo thành một thân
kí sinh giả có màu xanh, trên bẹ lá có các đường gân dọc song song. Lưỡi nhỏ là
một màng mỏng màu trắng, cao 2-3 mm.
-


Hoa: hoa lưỡng tính, cụm hoa mọc từ giữa các lá lên thành hình nón thưa,

cánh hoa ngồi màu xanh lục vàng nhạt, chia thành 3 thùy.
5


Hình 1.5. Cấu tạo của cây nghệ

Chi này quan trọng về mặt thương mại do nhiều loài được trồng để làm các
loại cây cảnh, cây gia vị hay cây thuốc quan trọng.


Gừng (Zingiber officinale): cây cao từ

1-1.3m, thân rễ dạng củ phân nhiều nhánh, lúc
non màu vàng và thơm sau chuyển thành màu
trắng và đắng. Lá mọc so le không cuống mặt
trên nhẵn, mặt dưới có lơng rải rác mép lá uốn
lượn. Tại Việt Nam cây mọc hoang nơi có độ
ẩm mát trong rừng và miền núi, được trồng
làm cảnh và làm thuốc. Gừng có vị cay,
đắng, tính ấm.


Hình1.6. Gừng (Zingiber officinale)

Riềng (Alpinia oficinarum Hance) cây thân thảo sống lâu năm mọc thẳng,

cao 0.8-1.5m, thân rễ phát triển ngang, chia thành nhiều khúc khơng đều, hình trụ,
đường kính 1.2-2cm, có màu đỏ nâu, có nhiều vảy. Được trồng nhiều nơi để lấy củ

6


làm gia vị và làm thuốc. Riềng có vị cay, tính ấm có tác dụng tán hàn, làm tiêu đàm,
ấm bụng, kích thích tiêu hóa, giảm đau, làm hạ Cholesterol và có tác dụng ngừa ung
thư…

Hình 1.7 Cây và củ riềng


Nghệ vàng (Curcuma longa L): Cây thảo sống nhiều năm, cao khoảng 1m.

Thân rễ phát triển thành củ hình khối, trên đó sinh ra nhiều rễ trụ có màu vàng cam.
Rễ to, mọc từ rễ củ, đoạn cuối ln phình to ra thành hình thoi. Lá mọc so le, có bẹ,
hình dải rộng. Hoa màu vàng xếp thành bơng hình trụ ở ngọn thân, lá bắt màu lục
hay màu trắng nhạt pha hồng ở chóp lá. Quả hình cầu, có 3 ơ. Nghệ có vị đắng, cay,
mùi thơm hắc, tính ấm.


Nghệ trắng (Curcuma aromatic): Là cây thảo khoảng 20-60 cm có khi 1m, có

thân rễ khỏe, với những củ hình trụ mọc tỏa ra có đốt, ruột màu vàng nhạt; lá rộng
hình giáo, nhẵn ở mặt trên, có nhiều long mềm mượt ở mặt dưới, dài 30-60 cm,
rộng 10-20 cm cuống lá ngắn ôm lấy thân. Cụm hoa ở bên, mọc từ gốc, gồm một
nón vẩy lõm, lợp lên nhau, màu lục, 3 -6 hoa và ở phần trên có những vẩy khác lớn
hơn, thưa, màu hồng, bất thụ; hoa màu tím ở phiến ngồi của tràng hoa, màu vàng
trên phiến giữa; phiến này lớn hơn nhiều so với phiến ngoài.

7



1.3.

Giới thiệu về nghệ trắng

1.3.1. Tên gọi
-

Tên thường gọi: Nghệ trắng.

-

Tên khoa học: Curcuma aromatic.

-

Tên khác: là nghệ rừng, ngải dại, ngải trắng, ngải mọi, ngải sải, nghệ thơm.

1.3.2. Phân loại khoa học
-

Giới: Thực vật (Plantae)

-

Ngành: Thực vật có hoa (Angiospermae)

-

Lớp: Một lá mầm (Monocots)


-

Phân lớp: Thài lài (Commelinids)

-

Bộ: Gừng (Zingiberales)

-

Họ: Gừng (Zingiberaceae)

-

Chi: Nghệ (Curcuma L)

-

Lồi: Nghệ trắng (Curcuma aromatic)
Hình1.8. Cây nghệ trắng

1.3.3. Đặc điểm sinh thái
1.3.3.1. Đặc điểm phân bố
Nghệ trắng phân bố ở Hoa Nam, Nam Á và khu vực lân cận; được tìm thấy
nhiều ở phía Đơng dãy Hymalaya và thích hợp khí hậu ấm áp. Nó phát triển nhanh
và mạnh tro ng những tháng mùa hè. Loài của Châu Á nhiệt đới, phân bố hầu khắp
rừng nước ta. Cũng thường được trồng trong các vườn gia đình thu hoạch thân rễ
vào mùa Thu hay Đơng.


8


1.3.3.2. Đặc điểm hình thái
Là cây thảo khoảng 20-60 cm có khi 1m, có thân rễ khỏe, với những củ hình
trụ mọc tỏa ra có đốt, ruột màu vàng; lá rộng hình giáo, nhẵn ở mặt trên, có nhiều
lơng mềm mượt ở mặt dưới, dài 30-60 cm, rộng 10-20 cm cuống lá ngắn ôm lấy
thân. Cụm hoa ở bên, mọc từ gốc, gồm một nón vẩy lõm, lợp lên nhau, màu lục, 3 -6
hoa và ở phần trên có những vẩy khác lớn hơn, thưa, màu hồng, bất thụ; hoa màu
tím ở phiến ngồi của tràng hoa, màu vàng trên phiến giữa; phiến này lớn hơn nhiều
so với phiến ngồi.

Hình 1.9. Cây và rễ củ nghệ trắng

1.3.4. Thành phần hóa học
Rễ củ nghệ trắng chứa 6,1% tinh dầu, màu trắng vàng, nhớt, có mùi long não
gồm hai chất dầu, một cái nhẹ, một cái nặng hơn nước, một chất nhựa mềm, đắng.
Trong tinh dầu thành phần chủ yếu là các secquiterpen.
Ngồi ra, rễ củ nghệ trắng cịn chứa một chất chiết xuất đắng có màu là
Curcumin. Curcumin ở dạng tinh thể có màu vàng cam, nhiệt độ nóng chảy trong
khoảng 179 oC – 182oC; Cucumin không tan trong nước và ete; tan trong etanol, axit
axetic đậm đặc, trong kiềm, axeton và trong etylaxetat.
9


1.3.5. Kỹ thuật canh tác cây nghệ trắng
1.3.5.1. Thời vụ trồng
Thường trồng vào vụ Đơng Xn, khi tiết trời có mưa phùn, đất đã đủ ẩm. Nghệ
trắng là cây trồng chủ yếu để lấy củ (thân ngầm), vì vậy, nghệ trắng cần đất tơi xốp
hơn là đất nặng; cần nơi thoát nước.

1.3.5.2. Kỹ thuật và mật độ trồng
a. Chọn giống làm đất
-

Trồng nghệ cũng gi ống trồng gừng. Ta chọn các củ nghệ tốt không bị bệnh,

không thối. Nếu củ có nhiều nhánh, thì tách các nhánh ra. Trồng nghệ sau những
ngày có mưa, đất hồn tồn ẩm. Moi 3 hốc ở hố trồng, hốc cách nhau khoảng 25 cm
tạo thành đỉnh của tam giác đều. Mỗi hốc đặt một khúc nghệ giống, không phủ đất
quá dày, mầm chồi không mọc lên được sẽ bị thối.
-

Khi trồng nghệ trên loại đất khơng được tốt lắm, thì có thể bón lót trước khi

trồng. Mỗi ha trồng khoảng 25000 khúc giống. Lưu ý: Bằm đất dưới hốc thật
nhuyễn, đặt củ nghệ xuống đè cho tiếp xúc với đất rồi phủ lên một lớp phân hữu cơ
dùng thùng vòi búp sen tưới đẫm rồi phủ lên một lớp rơm để giữ ẩm.
-

Khi mầm nghệ mọc vươn lên khỏ mặt đất và ra được 2-3 lá thì xới xáo quanh

gốc và vun đất cho gốc cây nghệ mới mọc. Thường xuyên nhổ bỏ cỏ dại mọc chen
lấn nghệ. Hai tháng tiếp theo mỗi tháng vun xới gốc nghệ một lần. Tiến hành rãi
luống canh tác lần cuối.
-

Khoảng cách và mật độ trồng: có thể áp dụng một trong các khoảng cách

trồng như sau: 40 x 30 cm; 50 x 20 cm đối với luống đôi, hoặc 70-20 cm đối với
luống đơn.

-

Nếu trồng theo khoảng cách 50-20 cm thì lên luống rộng 1 m, trồng hai hàng

dọc, hàng cách hàng 50 cm và cây cách cây 20 cm.
-

Nếu trồng theo khoảng cách 40-30 cm thì mặt luống rộng 1.2 m, trồng hàng

cách hàng 40 cm, cây cách cây 30 cm. Nếu trồng theo khoảng cách 70-20 thì luống
rộng 1.2 m, trồng hai hàng dọc theo luống, hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây
10


20cm. Sau này khi vun gốc, tiến hành lấy đất ở giữa luống đấp vào hai hàng nghệ
hai bên, tạo thành luống đơn như giồng khoai lang.
b. Bón phân, chăm sóc
-

Tưới nước: tưới 2 lần/ngày bằng thùng vịi búp sen đều đặn.

-

Bón phân:


Tổng lượng phân cần dùng cho 1ha: 250 kg NPK (bón lót tồn bộ).




Khi nghệ trắng lên cây khoảng 30% thì pha một 0,1kg NPK vào thùng 20 lít

tưới. Tưới 2-3 lần mỗi lần cách nhau 4-5 ngày.


Khi thấy bụi nghệ có từ 2-3 cây con tiến hành bón thúc 7 ngày một lần với

liều lượng như trên. Mỗi tháng kết hợp làm cỏ và xới xung quanh gốc.
-

Vun gốc: Tiến hành vun gốc khi cây có 3-4 cây con/bụi, bỏ phân hữu cơ sinh

học thẳng vào gốc cao khoảng 5 cm. Sau đó đấp lên một lớp đất mỏng khoảng 1-2
cm. Biện pháp tốt nhất là trộn 50% đất và 50% phân hữu cơ để vun gốc. Khi thấy củ
non lồi lên mặt đất thì vun gốc tiếp tục.
-

Làm cỏ: Cần làm sạch cỏ dại, kết hợp xới xáo làm cho đất thoáng xốp tránh

được hiện tượng lèn đất.
-

Trồng xen: Việc trồng xen dưới tán rừng và trên ruộng vườn vào mùa khơ có

ý nghĩa rất lớn. Ngồi việc làm tăng thu nhập nó cịn giúp giữ ẩm, che mát và giúp
chúng ta giảm tưới nước cho nghệ. Cây trồng xen được chọn là điều đem lại hiệu
quả kinh tế rất cao.
c. Thu hoạch, bảo quản
-


Thường nghệ trồng vào vụ Đông - Xuân, và sẽ thu hoạch rải rác từ tháng 10

đến tháng 3 năm sau, tuỳ nhu cầu sử dụng đất mà quyết định. Khi cây nghệ ngừng
phát triển lá non, lá già đã bắt đầu khô ở mép, ngả vàng nhạt, đào gốc nghệ thấy vỏ
củ có màu vàng sẫm (da bóng, đầu củ cũng có màu vàng s ẫm) là đến lúc thu hoạch.

11


-

Thường dùng cuốc (nếu thu hoạch ít). Nếu nhiều, dùng cày cày chếch bên

hàng nghệ cho bật gốc lên, nhổ lấy cả cây, rũ đất mang cả cây về, cắt lấy gốc, bỏ
thân lá đi. Để nghệ vào chỗ khô ráo, mát mẻ có thể bảo quản được lâu. Chọn củ
nghệ kém tiêu chuẩn bán trước. Chọn củ nghệ giá đều để làm giống.
1.3.6. Dược tính và cơng dụng của nghệ trắng
-

Theo các tài liệu nghiên cứu của Trung Quốc, rễ củ nghệ trắng chứa nhiều

hoạt chất thuộc nhóm curcuminoit có tác dụng kháng sinh mạnh nên được cơng
nhận là thảo dược có nhiều lợi ích trong y học. Trong thành phần nghệ trắng cịn có
chứa một chất dầu bay hơi có m ùi thơm, vị cay, có vai trị quan trọng trong việc
ngăn ngừa một số bệnh ung thư do tác dụng tiêu diệt và loại bỏ các khối u, các chất
này cịn có tác dụng giúp cơ thể loại bỏ các chất béo dư thừa trong máu, đồng thời
làm giảm ngưng kết tiểu cầu (chống huyết khối) nên có thể ngăn ng ừa các bệnh tim
mạch, huyết áp.
-


Theo kết quả nghiên cứu khoa học thì rễ củ nghệ trắng có một số cơng dụng

nổi bật như: giúp giảm cân, lưu thông và lọc máu; giúp cơ thể chống lại các vi
khuẩn sống ký sinh trong ruột, đặc biệt tốt cho hệ tiêu hoá. Mới đây người ta đã
chứng minh được rằng có thể sử dụng rễ củ nghệ trắng để chống ung thư và có khả
năng kháng viêm, giảm nguy cơ nhiễm trùng nên có thể dùng rễ củ nghệ trắng để
khử trùng và làm mau lành vết thương.
-

Đối với bệnh ung thư ru ột: Sử dụng rễ củ nghệ trắng thường xuyên trong các

bữa ăn, có thể giảm được nguy cơ ung thư ruột. Các chuyên gia sức khoẻ Mỹ đang
tiến hành một cuộc thử nghiệm, điều trị bệnh ung thư ruột bằng một loại thuốc được
chế biến từ rễ củ nghệ trắng.
-

Rễ củ nghệ t rắng còn dùng để chữa bệnh viêm khớp; chữa bệnh đường tiêu

hóa; ung thư tuyến tiền liệt tuyến, tim mạch nhờ khả năng có thể làm giảm hàm
lượng cholesterol độc hại trong máu và có khả năng chống lại chứng xơ vữa động
mạch bằng củ nghệ. Đối với người hút thu ốc: Bằng cách "nạp" vào cơ thể 1,5g rễ củ
nghệ trắng mỗi ngày chỉ trong vòng một tháng, sẽ thấy hiệu quả rõ rệt, cơ thể sẽ
giảm đáng kể các tế bào đột biến gây ung thư.
12


-

Nghệ trắng cịn có tác dụng kháng viêm mạnh nên được dùng điều trị các


bệnh viêm nhiễm đ ường hô hấp trên và hệ tiêu hóa, chữa đau đầu, viêm da và nhiễm
trùng da. Người ta bào chế nghệ trắng và mật ong để làm mỹ phẩm chữa các bệnh
viêm da mạn tính và mụn trứng cá. Phụ nữ sau sinh có thể ăn mỗi ngày một muỗng
dạng bột sẽ giúp ăn ngon miệng và bồi bổ cơ thể.
-

Theo y học cổ truyền, nghệ trắng cịn có tác dụng hành khí giải uất, lương

huyết phá ứ lợi mật, trừ hồng đản. Thường dùng chữa tức ngực, trướng bụng, nôn
ra máu, chảy máu cam, đái ra máu, các trường hợp viêm gan mạn, xơ gan đau nhức,
vàng da ứ mật, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh.
-

Sử dụng tinh bột rễ củ nghệ trắng trong làm đẹp .

Hình 1.10. Làm đẹp bằng bột rễ củ nghệ trắng

1.2.7. Một số bài thuốc trị bệnh từ rễ củ nghệ trắng [3], [4]
-

Đau bụng kinh, bổ máu sau khi sinh: rễ củ nghệ trắng 20g, lá nhọ nồi 20g, củ

gấu 20g, lá mần tưới 20g, tô mộc 16g, ngải cứu 12g. Tất cả sao vàng sắc với 40 0ml
nước còn khoảng 100ml, chia 2 lần uống trong ngàỵ
-

Phong thấp, bong gân, sai khớp: rễ củ nghệ trắng 10g, rễ ô đầu 10g, nhân hạt

gấc 10g. Tất cả giã nhỏ, ngâm rượu với mật gấu hay mật trăn sau 1 tháng là được,
dùng xoa bóp.

-

Chảy máu cam, nôn ra máu, đái ra máu, viêm gan: rễ củ nghệ trắng, địa long

(giun đất), đơn bì, chi tử mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
13


-

Trị băng huyết, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều: rễ củ nghệ trắng

12g, cỏ mực tươi 30g, hương phụ (tứ chế) 16g, ngải cứu (sao tồn tính) 16g. Sắ c
uống ngày một thang tới hết băng huyết. Nếu đau bụng kinh, thêm vào thang thuốc
trên, tô mộc 16g. Sắc uống, ngày một thang, chia 3 lần trước bữa ăn, vào trước kỳ
kinh độ 2 tuần. Uống liền 2 tuần.
-

Trị đau thắt vùng ngực, đau mạch vành: rễ củ nghệ trắng 9g, đan sâm 9g,

hồng hoa 9g, diên hồ sách (chích giấm) 9g, đương quy (chích rượu) 9g; giáng
hương 4,5g; tam thất 3g, hổ phách 3g. Tam thất và hổ phách tán bột mịn chia làm
hai phần để uống với nước sắc của các vị thuốc trên, trước bữa ăn 1,5 – 2 giờ. Uống
liền 3 – 4 tuần.
-

Trị đau vùng gan, hoặc viêm gan mạn tính: rễ củ nghệ trắng, thanh bì, nga

truật (sao vàng), chỉ xác (thái chỉ, sao vàng), lá móng tay (sao khơ), sơn tra, thảo
quyết minh, mộc thông, tô mộc, huyết giác đều sao vàng, đồng lượng 10 - 12g. Sắc

uống, ngày một thang, chia 3 lần, trước bữa ăn. Uống liền 3 – 4 tuần.
-

Trị sỏi túi mật: rễ củ nghệ trắng (sao khô), chỉ xác, đại hoàng, xuyên luyện

tử, sài hồ đều sao vàng, diên hồ sách (chích giấm), mỗi vị 9g ; nhân trần 30g, kim
tiền thảo sao khô 30g; mộc hương (vi sao) 6g. Sắc uống, ngày một thang, chia 3 lần,
trước bữa ăn. Uống liền 3 – 4 tuần.
-

Trị ho gà: rễ củ nghệ trắng 20g, rửa sạch giã nát, thêm 20ml rượu trắng 300

vừa đủ ướt, cho vào chén nhỏ, hấp lên mặt nồi cơm sôi, hoặc đun cách thủy trong 1
giờ, gạn lấy dịch chiết uống, ngày 2 – 3 lần. Uống tới khi các triệu chứng thuyên
giảm.

14


×