Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nghiên cứu chiết xuất và xác định thành phần hóa học trong dịch chiết ethanol của thịt quả mướp đắng ở huyện phú vang tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.25 KB, 9 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA
-----

DƯƠNG CÁT TIÊN

Đề tài:

NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT VÀ XÁC ĐỊNH
THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG DỊCH CHIẾT ETHANOL,
CỦA THỊT QUẢ MƯỚP ĐẮNG Ở HUYỆN PHÚ VANG,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN HÓA DƯỢC

Đà Nẵng, 05/ 2013


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KHOA HÓA

----------------



----------------

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên

: Dương Cát Tiên

Lớp

: 09CHD

1. Tên đề tài: NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HOÁ
HỌC TRONG DỊCH CHIẾT ETHANOL CỦA THỊT QUẢ MƯỚP ĐẮNG Ở HUYỆN
PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2. Nguyên liệu, dụng cụ, thiết bị, hóa chất


Nguyên liệu: Quả mướp đắng ở huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế.



Dụng cụ, thiết bị:

- Cân phân tích điện tử, cốc thủy tinh, bình tam giác, cốc

sứ, bình hút ẩm,...


Hóa chất: EtOH


3. Nội dung nghiên cứu:


Nghiên cứu quá trình chiết tách các hợp chất trong quả mướp đắng bằng phương

pháp ngâm chiết


Xác định một số thành phần hóa học trong quả mướp đắng bằng và phương

pháp sắc khí ghép khối phổ GC-MS.
4. Giáo viên hướng dẫn: GVC.ThS. Võ Kim Thành
5. Ngày giao đề tài: 11/2012
6. Ngày hoàn thành: 05/2013
Chủ nhiệm khoa

Giáo viên hướng dẫn

GS. TS. Lê Tự Hải

GVC. ThS. Võ Kim Thành

Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho khoa ngày 22 tháng 5 năm 2013.


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Mướp đắng hay cịn gọi là khổ qua, có tên khoa học là Momordica charantia (L.),
thuộc họ Bầu bí, là một loại rau ăn quả được trồng phổ biến ở nước ta. Mướp đắng

ngồi việc dùng làm thực phẩm cịn được sử dụng trong các phương thuốc Đông y
giúp hạ đường huyết (hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường type 2), kích thích ăn uống, tiêu
viêm, giải nhiệt, giải độc gan, ho dai dẳng, táo bón,... Các nhà khoa học trên thế giới
đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về thành phần hóa học cũng như tác dụng chữa
bệnh của cây mướp đắng, tuy nhiên ở Việt Nam có rất ít những nghiên cứu hệ thống
và đầy đủ về cây mướp đắng. Với mong muốn tìm hiểu một số thành phần hóa học có
hoạt tính sinh học trong quả mướp đắng đồng thời góp thêm nguồn tư liệu phục vụ cho
công tác nghiên cứu khoa học, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu chiết xuất và xác định
thành phần hóa học trong dịch chiết ethanol của thịt quả mướp đắng ở huyện Phú
Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Nghiên cứu quá trình chiết tách các hợp chất từ quả mướp đắng.
- Xác định thành phần hóa học, cơng thức cấu tạo của một số chất
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Quả mướp đắng.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài thực hiện nghiên cứu quả mướp đắng ở tại làng Tây Hồ,
xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
4. Phương pháp nghiên cứu:
4.1. Nghiên cứu lý thuyết:
- Thu thập dữ liệu về thực vật học và thành phần hóa học của cây mướp đắng.
- Tổng hợp, phân tích dữ liệu về cây mướp đắng.
- Tham khảo các cơng trình nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài nghiên cứu.
4.2. Phương pháp thực nghiệm:
- Quan sát thực tế tại vườn trồng mướp đắng ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phương pháp phân tích để xác định các chỉ số vật lý (độ ẩm, hàm lượng chất hữu
cơ,..)
- Phương pháp chiết: Sử dụng phương pháp ngâm chiết.


- Phương pháp vật lý như: quang phổ hấp thụ AAS, UV-VIS; sắc ký khí ghép khối phổ

GC-MS để xác định các thành phần hóa học từ dịch chiết.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp những thông tin khoa học về quy trình chiết tách, xác định thành phần hóa
học của một số hợp chất trong quả mướp đắng ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Cung cấp những thông tin, tư liệu làm cơ sở cho việc nghiên cứu sau này.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Nhằm giúp cho việc ứng dụng quả mướp đắng ở phạm vi rộng một cách khoa học.
- Giải thích một cách khoa học một số kinh nghiệm dân gian về ứng dụng quả mướp
đắng.
- Tổng hợp kiến thức về hợp chất thiên nhiên.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ THỰC VẬT HỌC
1.2. TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC
1.3. TỔNG QUAN VỀ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ VÀ CÔNG DỤNG
CHƯƠNG 2:NGUYÊN LIỆU & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NGUYÊN LIỆU
- Quả mướp đắng Momordica charantia L. được thu hái tươi tại làng Tây Hồ, xã Phú
Hồ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế vào tháng 2 năm 2013.
2.2. DỤNG CỤ, HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU
 Các loại dung môi dùng để ngâm chiết mẫu là các loại tinh khiết (pure), cịn các
loại dung mơi dùng trong phân tích hay dùng để chạy sắc ký khí ghép khối phổ là loại
tinh khiết phân tích (pa).
 Một số hóa chất được sử dụng trong quá trình nghiên cứu:
- Ethanol C2H5OH  99,7%; có M = 46,07 g/mol; AR, Trung Quốc.
- Nước cất tinh khiết.
- Dung dịch HNO3 lỗng.
- Dung mơi dùng cho sắc ký khí ghép khối phổ (Merck) đạt tiêu chuẩn.

 Dụng cụ:
- Cân phân tích điện tử.
- Tủ nung.
- Bếp điện.
- Bình định mức 5, 10, 50, 100ml.
- Đũa thủy tinh.
- Cốc thủy tinh, bình tam giác, cốc sứ, bình hút ẩm,...
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
 Tìm hiểu về kỹ thuật gieo trồng mướp đắng.
 Xác định một số chỉ tiêu vật lý và hóa học (độ ẩm, hàm lượng tro và hàm lượng kim
loại) của quả mướp đắng.
 Khảo sát quá trình chiết xuất các hợp chất trong thịt quả mướp đắng bằng dung môi
EtOH.
 Xác định và định danh các thành phần hóa học có trong dịch chiết thịt quả mướp
đắng bằng phương pháp GC-MS.


2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.5. XÂY DỰNG QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3: TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
3.1. XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU LÝ HÓA
3.2. KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHIẾT
XUẤT THỊT QUẢ MƯỚP ĐẮNG BẰNG DUNG MÔI ETHANOL
Để lựa chọn tỷ lệ dung mơi nước:ethanol thích hợp, ta tiến hành ngâm chiết mẫu
trong dung môi nước:ethanol với 5 tỷ lệ khác nhau lần lượt là 50:50, 40:60, 30:70,
20:80, 10:90 trong cùng điều kiện thời gian chiết.
- Sau đó lọc lấy dịch chiết.
- Cô cách thủy để dung môi bay hết, thu được cắn chiết (ethanol) và cân để xác định
khối lượng cắn thu được đối với từng mẫu.
3.3. XÁC ĐỊNH VÀ ĐINH

DANH CÁC THÀ NH PHẦN HÓA HỌC TRONG
̣
DỊCH CHIẾT THỊT QUẢ MƯỚP ĐẮNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GC-MS
 Xác định các thành phần hóa học trong dịch chiết thịt quả mướp đắng.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
4.1. TÌM HIỂU VỀ KỸ THUẬT GIEO TRỒNG MƯỚP ĐẮNG
Cây mướp đắng (khổ qua) có nguồn gốc ở châu Phi. Do có biên độ sinh thái rộng, nên
ở vùng nhiệt đới mướp đắng có thể sinh trưởng quanh năm, rất dễ mẫn cảm với điều
kiện úng ngập nước. Mướp đắng có thể trồng trên nhiều loại đất nhưng sinh trưởng
thuận lợi nhất trên đất giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt.
4.2. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU LÝ HÓA
* Nhận xét: Độ ẩm trung bình của thịt quả mướp đắng là 89,141%. Từ kết quả cho
thấy hàm lượng nước trong thịt quả mướp đắng rất cao. Với độ ẩm cao như vậy,
nguyên liệu sẽ dễ bị ẩm mốc, hư hỏng, khó giữ được chất lượng trong q trình làm
thử nghiệm. Do đó, việc bảo quản dược liệu đóng vai trị quan trọng đến kết quả
4.3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH
CHIẾT XUẤT THỊT QUẢ MƯỚP ĐẮNG
Từ bảng 4.4. và hình 4.4., ta nhận thấy khả năng hịa tan thịt quả mướp đắng trong
dung mơi tăng mạnh nhất với tỷ lệ dung môi H2O:EtOH ở trong khoảng 50:50 đến
30:70.Như vậy, hệ dung môi nước:EtOH với tỷ lệ 30:70 sẽ được sử dụng cho tất cả các
thí nghiệm tiếp theo.


Vậy tỷ lệ rắn/lỏng là 1/20 sẽ được sử dụng để tiếp tục khảo sát cho các thí nghiệm tiếp
theo.
Vì vậy, ứng với thời gian ngâm chiết là 48 giờ có thể là thời gian mà tại đó q trình
chiết đạt được trạng thái cân bằng.
4.4. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG DỊCH CHIẾT
THỊT QUẢ MƯỚP ĐẮNG
* Nhận xét:

Kết quả phân tích bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC – MS) cho thấy
dịch chiết từ thịt quả mướp đắng thu được từ phương pháp ngâm chiết, có 40 cấu tử,
trong đó đã định danh được 13 cấu tử. Một số cấu tử có hàm lượng cao như:
Stigmasterol chiếm 23,70%; Sitosterol chiếm 6,78%; Squalene chiếm 5,12%;
Lanostan-3β-ol chiếm 4,67%; Linoleic acid chiếm 3,21%; Phenylethyl alcohol chiếm
3,10%; 4H-Pyran-4-one, 2,3-dihydro-3,5-dihydroxy-6-methyl- chiếm 2,78%; 2Furanmethanol

chiếm

2,30%;

n-Hexadecanoic

acid

chiếm

1,91%;

1,2-

Cyclopentanedione,3-methyl- chiếm 1,87%; Benzeneacetaldehyde chiếm 1,58%;
Octadecanoic acid chiếm 1,53%; 2(5H) – Furanone, 5 -methyl- chiếm 1,37%;
Butyrolactone chiếm 1,35%.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 Kết luận
Qua hơn 2 tháng thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp “Nghiên cứu chiết xuất và xác
định thành phần hóa học trong dịch chiết ethanol của thịt quả mướp đắng ở huyện

Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”, so với mục tiêu của bản thân, tác giả đã đạt được
một số kết quả như sau:
1. Đã xác định một số chỉ tiêu lý hóa trong thịt quả mướp đắng:
 Độ ẩm trung bình khá lớn chiếm khoảng 89,141%.
 Hàm lượng tro trung bình chiếm khoảng 9,95%.
 Hàm lượng một số kim loại Cu, Zn nằm trong khoảng cho phép. Riêng Pb có
hàm lượng cao hơn so với mức cho phép theo quyết định số 46/2007 của Bộ Y tế.
2. Đã xác định điều kiện chiết xuất tối ưu bằng phương pháp ngâm chiết thịt quả mướp
đắng trong:
 Tỷ lệ dung môi nước:ethanol 30:70.
 Tỷ lệ rắn/lỏng là 1/20.
 Thời gian chiết xuất là 48 giờ.
3. Bằng phương pháp GC-MS đã định danh và xác định được cơng thức cấu tạo một
số cấu tử chính trong dịch chiết thịt quả mướp đắng. Trong đó có các hợp chất chiếm
hàm lượng cao như: Stigmasterol chiếm 23,70%; Sitosterol chiếm 6,78%; Squalene
chiếm 5,12%; Lanostan-3β-ol chiếm 4,67%.
 Kiến nghị
Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về việc tinh chế, phân lập và thử nghiệm hoạt tính sinh
học của các hoạt chất có trong mướp đắng để ứng dụng trong cơng nghệ hóa dược.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
[1] Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở
Việt Nam, NXB Nơng nghiệp, Hà Nội, [tr. 337].
[2] GS.TS. Trần Mạnh Bình, PGS.TS. Nguyễn Quang Đạt (2006), Hóa học hữu cơ –
Sách đào tạo dược sĩ đại học, NXB Y học, [tr. 208, 209].
[3] Tạ Duy Chân (1999), Những phương thuốc hay “chữa bệnh bằng hoa”, NXB
Nghệ An, [tr. 161-255].
[4] Tạ Duy Chân (1999), Những phương thuốc hay “rau cỏ trị bệnh”, NXB Nghệ An,

[ tr. 293-297].
[5] Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, [tr. 795].



×