Hậu phương cho thương hiệu
Sứ mệnh mới của chiến lược nhân sự
Một lần đọc câu chuyện của
Mickey Mantle kể về giấc mơ cứ
hay ám ảnh ông hằng đêm, tôi
nhận ra nhiều điều. Trong giấc mơ, ông hay thấy mình chạy về
sân vận động Yankee trong tình trạng mất bình tĩnh bới vì ông
đến trễ và buổi thi đấu sắp bắt đầu. Không may là cánh cửa vào
sân vận động đã bị khóa, nhưng ông đã tìm thấy một cái lỗ trên
hàng rào sân chính và cố gắng nhét mình qua đó để chui vào.
Ông vùng vẫy để thoát khỏi cái lỗ bé nhỏ đó, ông tỉnh dậy và
người ướt đầm mồ hôi.
Câu chuyện gợi cho tôi suy nghĩ rằng: Cũng giống như Mickey
Mantle, có lẽ thách thức lớn nhất đối với nhà quản trị nhân sự là
làm sao để vượt qua hàng rào và tham gia vào trận đấu thương
hiệu. Và trên thực tế thì tấm hàng rào là những khó khăn họ gặp
phải, tuy nhiên họ sẽ vượt qua được nếu như biết rõ luật chơi.
Và đây là cách đề hòa mình vào thương hiệu
Trừ một vài trường hợp cá biệt thì
mọi công ty đều cung cấp rộng rãi
những sản phẩm, dịch vụ gần như
tương tự nhau: người ta bay trên
cùng 1 máy bay, cùng ăn một loại
thức ăn; các dịch vụ tài chính thì
đưa ra những lời khuyên và cơ hội như nhau, tiệm bán lẻ thì
giống nhau về sản phẩm và cách bán hàng, và còn rất nhiều
trường hợp tương tự như vậy.
Có lẽ đó là do đặc tính đồng bộ trong công việc kinh doanh của
họ. Những công ty như Disney, Fidelity, Southwest Airlines là một
trong số ít những công ty đánh mạnh vào những nhân tố cốt lõi
nhằm tạo sự khác biệt trong chiến lược kinh doanh của mình. Xét
về nhiều khía cạnh, thì chiến lược thương hiệu của họ cũng là
chiến lược kinh doanh và ngược lại.
Một thương hiệu, cũng có thể hiểu một cách đơn giản đó là lời
cam kết của doanh nghiệp với khách hàng về một mức độ giá trị,
chất lượng và dịch vụ rõ ràng mà doanh nghiệp hứa sẽ thực hiện.
Thương hiệu là một giao kèo giữa doanh nghiệp và khách hàng
của họ. Và lới cảm kết này được truyền thông qua các hoạt động
quảng cáo trên phương diện rộng. Sau đây là một vài ví dụ điền
hình:
FedEx - Đừng lo, đã có FedEx
MasterCard - Có những điều mà tiền không thể mua được
Xerox - Bùng nổ
Bose - Âm thanh tốt hơn từ sự thấu hiểu
GE - Tưởng tượng thành hiện thực
Khi lời cam kết của thương hiệu không thực hiện đúng, khách
hàng sẽ từ bỏ và tìm đến một niềm tin mới. Một ví dụ điền hình là
kết cục định mệnh đã xảy đến với hãng hàng không Eastern
Airlines. Họ hô vang khẩu hiệu “Cùng bạn bay hằng ngày” nhằm
đề cao dịch vụ khách hàng cao cấp của mình, trong khi cùng một
lúc hành khách bị mất hành lý, nhiều chuyến bay bị hủy, thực
phẩm phục vụ kém chất lượng.
Không may là, mối thâm tình và sự tin tưởng của khách hàng đối
với hãng đã bị rạn nứt vĩnh viễn. Hiệu ứng dây chuyền là rất
nhiều người kêu gọi tẩy chay Eastern Airlines, và việc kinh doanh
thua lỗ đã giết chết tên tuổi của Eastern Airlines mãi mãi.
Vậy lỗi do đâu mà nên? Eastern Airlines đã thất bại trong việc
dung hòa hành vi của nhân viên với cam kết của thương hiệu. Họ
đã sai lầm khi nghĩ rằng những lới quảng cáo không liên quan gì
đến cam kết với khách hàng,và theo họ lời cam kết được thực
hiện bởi chất lượng chiếc máy bay, những phần máy móc vật
chất.
Điều này mở ra cơ hội để Bộ phận
nhân sự có thể vượt qua bức tường
rào và tham gia vào cuộc chơi, bằng
cách giúp đảm bảo rằng bất cứ hành động dù nhỏ hay lớn nào
của nhân viên trong toàn bộ doanh nghiệp đều thống nhất với
chiến lược thương hiệu của công ty.
Và nhiệm vụ đó đòi hỏi phải có đủ kiến thức về thương hiệu và
xây dựng thương hiệu cũng như, chúng ta phải gắn kết với chiến
dịch thương hiệu và truyền thông marketing, quảng cáo. Và chắc
hẳn là sẽ có rất nhiếu khó khăn và thứ thách để có thể thực hiện
được. Việc trau dồi kiến thức liên tục là một nhân tố thành công
cốt lõi.
Thêm vào đó, việc liên kết với các agency đại diện cho doanh
nghiệp, thấu hiểu về các vấn đề cốt yếu xây dựng thương hiệu,
một cách nhìn tổng thể về chương trình truyền thông, quảng cáo
của công ty là 3 kích thích tổ đưa chúng ta đến gần mục tiêu hòa
mình cùng thương hiệu.