Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Điều tra thực trạng sản xuất và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất ném củ trên đất cát ven biển của tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.69 MB, 99 trang )

i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả đƣợc trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng
đƣợc ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ
rõ nguồn gốc.
Huế, ngày 20 tháng 07 năm 2016
Tác giả luận văn

Tạ Sáu


ii
LỜI CẢM ƠN
Để có đƣợc kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tơi
cịn nhận đƣợc sự giúp đỡ và động viên từ phía thầy cơ giáo Khoa Nơng học Trƣờng Đại
học Nơng Lâm Huế và Ban Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp
&PTNT tỉnh Quảng Trị, các cơ quan, chính quyền địa phƣơng cấp huyện, các xã nơi
triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Hồng Kim Toản và
q thầy cơ trong Khoa Nơng học, Trƣờng Đại học Nơng Lâm, Đại học Huế đã tận
tình hƣớng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian hƣớng dẫn tơi trong suốt q
trình nghiên cứu đề tài và hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin gửi tấm lịng tri ân tới gia đình của tơi và bạn bè. Những ngƣời thân yêu
trong gia đình và bạn bè đồng nghiệp đã thực sự là nguồn động viên lớn lao, là những
ngƣời truyền nhiệt huyết, luôn dành cho tôi sự quan tâm, sự trợ giúp trên mọi phƣơng
diện để tôi yên tâm học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn./.
Huế, ngày 22 tháng 07 năm 2016
Tác giả luận văn



Tạ Sáu


iii
TÓM TẮT
1. Mục tiêu, phƣơng pháp và nội dung nghiên cứu:
Mục tiêu của đề tài là đánh giá tình hình sản xuất ném trên đất cát ven biển của
tỉnh Quảng Trị, xác định đƣợc các nguyên nhân hạn chế năng suất, sản lƣợng và giá trị
ném củ và đề xuất đƣợc các giải pháp kỹ thuật phù hợp nhất, để từng bƣớc nâng cao
năng suất, sản lƣợng và giá trị ném củ, nhằm góp phần tăng thu nhập kinh tế hộ gia
đình, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tại các xã vùng cát ven biển tỉnh Quảng Trị.
* Nội dung nghiên cứu:
a, Điều tra đánh giá tình hình sản xuất ném 9 xã vùng cát ven biển tỉnh Quảng Trị
b, Bố trí thí nghiệm đồng ruộng:
+ Nghiên cứu ảnh hƣởng của thời vụ đến sinh trƣởng, phát triển, sâu bệnh hại,
năng suất của ném củ: Bố trí 03 cơng thức thời vụ khác nhau, với 3 lần nhắc lại.
+ Nghiên cứu ảnh hƣởng của liều lƣợng phân đạm đến sinh trƣởng, phát triển,
sâu bệnh hại, năng suất ném củ: Bố trí 5 cơng thức về liều lƣợng phân đạm khác nhau,
với 3 lần nhắc lại.
2. Kết quả đạt đƣợc:
a, Kết quả điều tra tình hình sản xuất ném của các xã vùng cát ven biển tỉnh
Quảng Trị cho thấy:
Về trình độ học vấn và kinh nghiệm trồng ném của các chủ hộ: Trình độ học
vấn đạt ở bậc Tiểu học và Trung học cơ sở khá cao, chiếm từ 23,5-47,5 %. Tỷ lệ các
chủ hộ đƣợc tham gia 01 lớp tập huấn kỹ thuật trồng ném đạt cao nhất chiếm từ 52,864,6%. Các hộ nghèo ít có thời gian tham gia hơn so với các hộ giàu, tỷ lệ tham gia
trên 03 lớp tập huấn đạt thấp từ 0,6%-5,6%, khả năng thâm canh thấp. Về kinh nghiệm
trồng ném của các chủ hộ khơng có sự chênh lệch nhau nhiều từ 7,8-8,5 năm.
Về nguồn nhân lực: Bình quân số nhân khẩu trong các nhóm hộ khá cao hơn
các hộ trung bình và hộ nghèo: hộ giàu có số nhân khẩu cao nhất là 4,2 ngƣời/hộ, hộ

trung bình 3,2 ngƣời/hộ, trong khi đó các hộ nghèo chỉ 1,8 ngƣời/hộ. Nguồn nhân lực
sản xuất ném của các nhóm hộ chủ yếu là huy động lao động trong gia đình chiếm từ
75,5-90,5%. Các hộ nghèo khơng có đủ tiền th lao động bên ngoài, nên tỷ lệ thuê
thấp hơn các hộ giàu (9,5%). Tổng mức đầu tƣ về công lao động khoảng 320 cơng/ha.
Về diện tích trồng ném củ bình qn của các hộ hàng năm có sự tăng lên đáng


iv
kể từ 232,4-486,9 m2/hộ trong năm 2010 và tăng lên từ 349,7-785,3 m2/hộ trong năm
2014. Năng suất ném củ giữa các nhóm hộ cũng có sự tăng lên hàng năm, năng suất
ném củ bình quân của các hộ đạt từ 265,9 -315,8kg/sào trong năm 2010 và tăng lên
294,3- 319,7kg/sào trong năm 2014.
Về tập quán canh tác chính về kỹ thuật trồng ném của các hộ cho thấy:
Thời vụ trồng đa số các địa phƣơng chủ yếu bố trí thời vụ gieo trồng ném tập
trung từ 01/9 đến 20/9, chiếm tỷ lệ cao nhất đạt từ 62,7- 70,3%. Một số địa phƣơng bố
trí thời vụ muộn tức là trồng sau ngày 10/10 chiếm tỷ lệ thấp 5-6%; Mật độ trồng ném
từ 84-118 củ/m2. Trong đó các hộ nghèo gieo dày chủ yếu trồng ném bán cây, còn đối
với các hộ khá thì chủ yếu để thu hoạch ném củ và bảo quản để bán giống, nhằm nâng
cao giá trị của ném.
Về tình hình sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất ném của
ngƣời dân cho thấy: Các hộ khá- giàu có mức đầu tƣ cao hơn các hộ trung bình và hộ
nghèo. Cịn các hộ nghèo mức đầu tƣ phân bón thấp, thiếu cân đối, dẫn đến tỷ lệ sâu
bệnh hại nặng và năng suất thấp.
Số lần bón thúc phân vơ cơ, nƣớc giải gia súc, phân bón lá dƣới 5 lần trong 1 vụ
chiếm tỷ lệ cao, đạt từ 68,7-82,3%. Số lần phun thuốc bảo vệ thực vật dƣới 3 lần
chiếm tỷ lệ cao, đạt từ 42,4-55,0%. Số lần làm cỏ, vun gốc trên 3 lần/vụ chiếm tỷ lệ từ
51,5-72,2%; phần lớn các hộ không tƣới nƣớc khi trồng ném chiểm tỷ lệ cao, đạt từ
85-95%.
Thành phần các đối tƣợng sâu bệnh hại chính trên cây ném trong năm 2012–
2014 chủ yếu là: bệnh khô đầu lá (do nấm Stemphylium Botrysum), héo rũ gốc mốc

trắng (do nấm Sclerotium rolfsii), bệnh thối củ mốc đen (do nấm Erwinia carotovora),
sâu xanh da láng (Spedoptera exigua), và sâu khoang (Spedoptera litura). Mức độ hại
các năm sau thấp hơn các năm trƣớc.
Đối với phƣơng thức thu hoạch bán sản phẩm thì các hộ khá chủ yếu bảo quản
ném củ sau thu hoạch một thời gian để năng cao giá trị chiếm tỷ lệ cao đạt 79,5%, hộ
trung bình đạt 47,5%. Riêng đối với các hộ nghèo chủ yếu bán ném cây chiếm tỷ lệ
cao (65,6%). Giá trị và hiệu quả kinh tế trồng ném trên đất cát ven biển tỉnh Quảng Trị
đã đƣợc khẳng định, mỗi ha ném trừ đi chi phí đầu vào ngƣời dân cho thu nhập lãi


v
rịng bình qn 161,06 triệu đồng/ha, cao gấp từ 3,5-5,0 lần so với một số cây trồng
khác trồng trên cùng một chân đất canh tác.
b, Kết quả nghiên cứu thí nghiệm đồng ruộng:
- Nghiên cứu ảnh hƣởng của thời vụ đến trồng ném cho thấy: Ở thời vụ trồng
ném sớm (05/09) thì khả năng sinh trƣởng và phát triển của ném củ đạt tốt nhất, với
chiều cao cây đạt 44,46cm, số nhánh/cây đạt 20,7 nhánh, số nhánh hữu hiệu/cây đạt
17,26 nhánh và tổng thời gian sinh trƣởng đạt 225,0 ngày. Mức độ sâu bệnh hại ở thời
vụ trồng ném sớm (05/09) thấp nhất. Bởi vậy, năng suất thực thu của ném củ ở thời vụ
trồng ném sớm (05/09) đạt 66,12 tạ/ha cao hơn so với thời vụ khác.
- Nghiên cứu ảnh hƣởng của liều lƣợng bón phân đạm đến trồng ném cho thấy:
Ở liều lƣợng bón 120kg N/ha thì sinh trƣởng, phát triển của ném củ đạt tốt nhất so với
các cơng thức cịn lại, với chiều cao cây đạt 46,53cm, số nhánh/cây đạt 21,26 nhánh,
số nhánh hữu hiệu/cây đạt 18,26 nhánh và tổng thời gian sinh trƣởng đạt 225,0 ngày.
Nhƣng mức độ sâu bệnh hại ở cơng thức bón 120 kg N/ha cao hơn so với các cơng
thức cịn lại, nên năng suất thực thu của ném củ không cao (61,8 tạ/ha). Riêng ở cơng
thức bón 90kg N/ha, thể hiện sự cân đối, nên cho năng suất cao nhất đạt 65,62 tạ/ha.
- Về hiệu quả kinh tế:
Ở thời vụ trồng sớm (05/09) do thời tiết khí hậu thuận lợi, cây ném sinh trƣởng
phát triển tốt, ít nhiểm sâu bệnh và đem lại hiệu quả kinh tế đạt cao nhất, lãi rịng

192,55 triệu đồng/ha.
Ở thí nghiệm về liều lƣợng bón phân đạm, thì hiệu quả kinh tế đạt cao nhất ở
liều lƣợng bón 90 kg N/ha cho lãi rõng 190,15 triệu đồng/ha. Chứng tỏ liều lƣợng đạm
này cân đối và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.


vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
TÓM TẮT .................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .....................................................................................................................vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................ix
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................x
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .....................................................................xi
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ....................................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ......................................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung: ........................................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể: ........................................................................................................3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.....................................................................3
3.1. Ý nghĩa khoa học: .....................................................................................................3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn: .....................................................................................................3
...................................4
.................................................................................4
1.1.1. Nguồn gốc lịch sử và sự phân bố của cây ném .....................................................4
1.1.2. Giá trị của cây ném: ...............................................................................................4
1.1.3. Đặc tính thực vật học: ............................................................................................8
1.1.4. Vai trị các yếu tố dinh dƣỡng, đất đai và kỹ thuật trồng ném: .............................9

1.2. TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI NÉM ....................................................................15
1.2.1. Bệnh khô đầu lá ...................................................................................................15
1.2.2. Bệnh nấm phấn trắng ...........................................................................................16
1.2.3. Bệnh nấm than đen .............................................................................................17
1.2.4. Sâu xanh da láng ..................................................................................................17
1.2.5. Sâu Khoang..........................................................................................................20
1.2.6. Bọ trĩ (Bù lạch). ...................................................................................................22
1.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÉM TRONG THỜI GIAN QUA ..............................24
1.3.1. Tình hình sản xuất ném ở Việt Nam....................................................................24
1.3.2. Tình hình sản xuất ném củ ở Quảng Trị ..............................................................25
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGỒI NƢỚC VÀ TRONG NƢỚC .....................26
1.4.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nƣớc ........................................................................26
1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ........................................................................30


vii
1.4.3. Tình hình nghiên cứu ứng dụng tại tỉnh Quảng Trị: ...........................................33
1.5. DIỄN BIẾN THỜI TIẾT, KHÍ HẬU, THỦY VĂN TỈNH QUẢNG TRỊ .............34
1.5.1. Diễn biến thời tiết, khí hậu thủy văn chung của tỉnh Quảng Trị .........................34
1.5.2. Diễn biến thời tiết khí hậu, thủy văn trong thời gian nghiên cứu........................35
CHƢƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................38
2.1. PHẠM VI, ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .............................................................38
2.1.1. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................38
2.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu ..........................................................................................38
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................38
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................39
2.3.1 Điều tra tình hình sản xuất ném trên đất cát ven biển của tỉnh Quảng Trị: .................39
2.3.2. Nghiên cứu ảnh hƣởng của thời vụ đến sinh trƣởng, phát triển, sâu bệnh hại,
năng suất, phẩm chất của ném củ: .................................................................................39
2.3.3. Nghiên cứu ảnh hƣởng của liều lƣợng phân đạm(N) đến sinh trƣởng, phát triển,

sâu bệnh hại, năng suất và phẩm chất ném củ. ..............................................................40
2.3.4. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi thí nghiệm ...............................................41
2.4. CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT SỬ DỤNG Ở MÔ HÌNH THÍ NGHIỆM ...........43
2.4.1. Thời vụ.................................................................................................................43
2.4.2. Làm đất và kỹ thuật trồng ....................................................................................43
2.4.3. Phân bón và cách bón phân cho cây ném ............................................................43
2.4.4. Chăm sóc .............................................................................................................44
2.4.5. Thu hoạch, để giống ............................................................................................45
2.5. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ......................................................................45
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................46
3.1. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN LÀM GIẢM NĂNG SUẤT NÉM CỦ
TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ ...............................................................................................46
3.1.1. Đặc điểm của các hộ dân sản xuất ném trên đất cát ven biển tỉnh Quảng Trị ....46
3.1.2 Diện tích, năng suất ném củ/hộ của các xã vùng cát ven biển tỉnh Quảng Trị qua
các năm (2010-2014) .....................................................................................................47
3.1.3. Bình qn diện tích, năng suất ném củ của các loại hộ điều tra ..........................49
3.1.4. Tập quán canh tác chính về kỹ thuật trồng ném của các hộ điều tra............................50
3.1.5. Tình hình sâu bệnh hại cây ném ..........................................................................52
3.1.6. Mức độ đầu tƣ trồng ném trên đất cát ven biển tỉnh Quảng Trị ..........................54
3.1.7. Giá trị và thị trƣờng tiêu thụ ném củ ...................................................................55
3.1.8. Hiệu quả kinh tế trồng ném trên đất cát ven biển tỉnh Quảng Trị ......................55


viii
3.2. ẢNH HƢỞNG CỦA THỜI VỤ ĐẾN SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN, SÂU
BỆNH HẠI VÀ NĂNG SUẤT CỦA NÉM CỦ ...........................................................57
3.2.1. Ảnh hƣởng của thời vụ đến sinh trƣởng, phát triển của ném củ .........................57
3.2.2. Ảnh hƣởng của thời vụ đến sâu bệnh hại của ném củ .........................................59
3.2.3. Ảnh hƣởng của thời vụ đến năng suất của ném củ ..............................................60
3.3. ẢNH HƢỞNG CỦA LIỀU LƢỢNG BÓN PHÂN ĐẬM (N) ĐẾN SINH

TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN, SÂU BỆNH HẠI, NĂNG SUẤT NÉM CỦ .....................62
3.3.1. Ảnh hƣởng của liều lƣợng bón phân đạm (N) đến sinh trƣởng, phát triển của
ném củ............................................................................................................................62
3.3.2. Ảnh hƣởng của liều lƣợng bón phân đạm (N) đến sâu bệnh hại ném .................63
3.3.3. Ảnh hƣởng của liều lƣợng bón phân đạm (N) đến năng suất ném củ .................64
3.4. ĐÁNH GIÁ SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC CƠNG THỨC THÍ
NGHIỆM ĐỒNG RUỘNG ...........................................................................................66
3.4.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế các công thức thí nghiệm về thời vụ .........................66
3.4.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế các cơng thức thí nghiệm về liều lƣợng phân đạm ...67
CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................69
4.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................69
4.2. ĐỀ NGHỊ ...............................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................72


ix
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT

Viết tắt

Cụm từ

1

CK

Chất khô


2

CSB

Chỉ số bệnh

3

CS

Cộng sự

4

CTV

Cộng tác viên

5

CT

Công thức

6

GĐST

Giai đoạn sinh trƣởng


7

HSSDĐ

Hệ số Sử dụng đất

8

ha

Hécta

9

NSLT

Năng suất lý thuyết

10

NSTT

Năng suất thực thu

11

NPK

Ni tơ- Photpho- Kali


12

PTNT

Phát triển nông thôn

13

TTGST

Tổng thời gian sinh trƣởng

14

TB

Trung bình

15

TLB

Tỷ lệ bệnh

16

VS

Vi sinh



x
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Hàm lƣợng % các chất có trong củ ném .........................................................5
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lƣợng ném củ của một số tỉnh Trung Bộ năm 2014 .25
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lƣợng ném củ tỉnh Quảng Trị từ 2010 – 2015 ............26
Bảng 3.1. Đặc điểm của các hộ dân sản xuất ném ở Quảng Trị ....................................46
Bảng 3.2. Bình quân diện tích ném củ/hộ ở các xã điều tra qua các năm 2010-2014...48
Bảng 3.3. Bình qn diện tích và năng suất ném củ giữa các loại hộ đƣợc điều tra thuộc 09 xã
vùng cát ven biển của tỉnh Quảng Trị qua các năm 2010-2014 ...........................................49
Bảng 3.4. Kết quả điều tra về một số biện pháp canh tác chính của các hộ điều tra ..51
Bảng 3.5. Tần suất bắt gặp các đối tƣợng dịch hại ném trên cát ven biển tỉnh Quảng Trị ..52
Bảng 3.6. Tình hình sử dụng phân bón, thuốc BVTV trong sản xuất ném của ngƣời dân ..54
Bảng 3.7. Giá trị của các sản phẩm ném trên thị trƣờng qua các năm (2010-2014) ................55
Bảng 3.8. Hiệu quả kinh tế trồng ném trên cát ven biển Quảng Trị (Tính cho 01 ha) .......56
Bảng 3.9. Ảnh hƣởng của thời vụ khác nhau đến sinh trƣởng, phát triển của ném củ
....................................................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.10. Ảnh hƣởng của thời vụ đến mức độ sâu bệnh hại ném ...............................60
Bảng 3.11. Ảnh hƣởng của thời vụ đến năng suất ném củ ..............................................61
Bảng 3.12. Ảnh hƣởng của liều lƣợng bón phân đạm (N) đến sinh trƣởng, phát triển
của ném củ .....................................................................................................................63
Bảng 3.13. Ảnh hƣởng của liều lƣợng phân đạm đến mức độ sâu bệnh hại cây ném ........64
Bảng 3.14. Ảnh hƣởng của liều lƣợng phân đạm đến năng suất ném củ ......................65
Bảng 3.15. Hiệu quả kinh tế các cơng thức thí nghiệm về thời vụ ...............................66
Bảng 3.16. Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm về liều lƣợng phân đạm ...67


xi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Sơ đồ mô phỏng về khoảng cách và mật độ trồng ném trên đất cát ..............14

Hình 1.2. Vịng đời sâu xanh da láng ................................................................................19
Hình 1.3. Hình ảnh sâu ăn tạp ......................................................................................21
Hình 1.4. Hình ảnh Bọ trĩ trƣởng thành ........................................................................23
Hình 1.5. Biểu đồ diễn biến khí hậu thời tiết, thủy văn trong thời gian nghiên cứu về
cây ném tại Quảng Trị (từ tháng 9/2015 - 5/2016). .......................................................36
Hình 3.1. Biểu đồ ảnh hƣởng của thời vụ đến năng suất lý thuyết và năng suất thực thu
ném củ............................................................................................................................61
Hình 3.2. Biểu đồ ảnh hƣởng của liều lƣợng bón phân đạm đến năng suất lý thuyết và
năng suất thực thu ném củ .............................................................................................65


1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cây Ném là tên thƣờng gọi ở các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, còn các tỉnh ở vùng
Nam Trung Bộ gọi là cây Nén, nó có tên khoa học Allium schoenoprasum, là cây Hành
tăm, thuộc họ Hành (Alliaceae) có nguồn gốc mọc hoang ở vùng Địa Trung Hải tới
Hymalaya, đƣợc mang vào trồng ở nƣớc ta từ lâu đời, thƣờng trồng làm rau gia vị và lấy
củ, hoa để làm thuốc. Có thể nhân giống nhƣ Hành hoa trồng bằng củ hay tách bụi. Thời
vụ trồng vào đầu vụ Đơng Xn khi có mƣa đổ từ tháng 9-10, thu hoạch củ vào vụ Hè
Thu khi thời tiết bắt đầu khô hạn từ tháng 4-5 (Lăng Thị Vân Anh, 2010).
Tại tỉnh Quảng Trị diện tích trồng ném trong những năm qua ngày càng tăng
lên, cụ thể: năm 2012 là 227 ha, đến năm 2013 là 286,9 ha và đến năm 2014 diện tích
trồng ném tồn tỉnh Quảng Trị là 342 ha. Năm 2015 với diện tích là 348,3ha, năng suất
bình quân đạt 63,4 tạ/ha, với tổng sản lƣợng đạt 2.208,3tấn. Giá trị trung bình của ném
củ đạt từ 70-80 ngàn đồng/kg. Giá ném củ làm giống bình qn 110 ngàn đồng/kg,
thậm chí có năm lên đến 130 ngàn đồng/kg. Diện tích trồng ném tập trung chủ yếu ở
vùng cát của huyện Hải Lăng 170 ha, huyện Vĩnh Linh 162 ha,…(Niên giám Thống kê
Quảng Trị, 2012, 2013, 2014, 2015)
Tổng diện tích đất cát của tỉnh Quảng Trị là 31.000 ha, chiếm 6,5 % tổng diện tich

đất tự nhiên của tỉnh (Bao gồm đất cát ven biển 23.000 ha và đất cát nội đồng là 8.000 ha).
Trong nhiều năm qua tại địa bàn tỉnh Quảng Trị đã đƣa vào sản xuất nhiều loại cây
trồng mang lại hiệu quả cao trên vùng cát ven biển nhƣ: Ném, kiệu, ớt, đậu đỗ, khoai
lang, dƣa các loại… Trong đó, cây ném là loại cây trồng mang lại giá trị cao nhất,
trung bình sản xuất ném trong thời gian 6-7 tháng đã đem lại thu nhập mỗi hecta (ha)
từ 250-280 triệu đồng. Trong khi đó chi phí vật tƣ và cơng lao động cho mỗi ha ném
chỉ từ khoảng 130-150 triệu đồng, nhƣ vậy, lãi ròng từ 120-150 triệu đồng/ha.
Nhiều địa phƣơng trong tỉnh đã xác định cây ném là cây trồng đang đƣợc chú
trọng phát triển sản xuất tập trung để trở thành sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế
cao. Để góp phần nâng cao giá trị sản phẩm cây ném của tỉnh, chính quyền địa phƣơng
đã phối hợp với các doanh nghiệp để hỗ trợ khuyến khích ngƣời dân phát triển xây
dựng thƣơng hiệu ném vùng cát Hải Lăng. Hiện nay, Ủy ban nhân dân tỉnh đã lập hồ
sơ và có Tờ trình đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ để đăng ký “Nhãn hiệu tập thể” cho cây
ném huyện Hải Lăng của tỉnh Quảng Trị, khiến ngƣời dân Hải Lăng nói riêng và ngƣời
dân của tỉnh Quảng Trị nói chung rất phấn khởi và ngày càng chú tâm đầu tƣ phát triển
mở rộng diện tích trồng ném trên đất cát.
Tuy nhiên, sản phẩm ném củ vẫn chƣa thực sự phát triển bền vững vì khối
lƣợng hàng hóa chƣa lớn, chất lƣợng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng, nên


2
đầu ra sản phẩm không ổn định. Mặt khác, cây ném là cây trồng bản địa, những năm
trƣớc đây ngƣời dân tự trồng với hình thức sản xuất quảng canh theo kinh nghiệm
truyền thống, với quy mô nhỏ lẻ để phục vụ thực phẩm trong địa phƣơng, chƣa trở thành
cây trồng chủ lực sản xuất hàng hóa tập trung, nên chƣa đƣợc chú trọng.
Về mặt nghiên cứu khoa học, tính đến thời điểm này vẫn chƣa có đề tài nào
nghiên cứu về thời vụ trồng một cách thích hợp nhất và cũng chƣa có nghiên cứu cụ
thể nào về các biện pháp canh tác để có cơ sở khoa học nhằm xây dựng đƣợc quy trình
trồng ném trên đất cát ven biển phù hợp và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Đặc biệt
là nghiên cứu ảnh hƣởng liều lƣợng phân Đạm (N) đến năng suất và sản lƣợng của

ném củ.
Ngƣời dân địa phƣơng theo thói quen ngồi việc bón phân đạm vơ cơ thì
thƣờng hay bón thêm nƣớc giải gia súc nhiều đợt làm thừa đạm, cho nên cây ném phát
triển thân lá nhiều, nhƣng năng suất, sản lƣợng và phẩm chất ném củ không cao. Đồng
thời, khi để giống trong thời gian dài với biện pháp vùi ném trong cát khơ, thì phần
ném củ giống bị tóp, làm giảm trọng lƣợng và mất chất lƣợng và giá trị ném củ khá
nghiêm trọng.
Vì vậy, việc xác định đƣợc các nguyên nhân hạn chế và ứng dụng các biện pháp
kỹ thuật nhằm giải quyết các yếu tố hạn chế đến năng suất, sản lƣợng và hiệu quả kinh
tế của ném củ tại tỉnh Quảng Trị; Đồng thời xây dựng mơ hình thí nghiệm để nghiên
cứu về thời vụ và liều lƣợng phân đạm, nhằm góp phần bổ sung hồn thiện đƣợc quy
trình sản xuất ném củ phù hợp với điều kiện canh tác của vùng cát ven biển của tỉnh
Quảng Trị, để làm cơ sở khoa học cho việc định hƣớng phát triển sản xuất nông
nghiệp bền vững, thiết thực hơn là giúp chính quyền địa phƣơng triển khai công tác
chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, ứng phó với sự biến đổi khí hậu đới ven bờ, góp
phần tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình và cải thiện đời sống của ngƣời dân địa
phƣơng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Đây là vấn đề hết sức cần
thiết hiện nay.
Với những lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Điều tra thực trạng
sản xuất và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất ném
củ trên đất cát ven biển của tỉnh Quảng Trị”.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung:
- Nắm đƣợc tình hình sản xuất ném tại tỉnh Quảng Trị và đề xuất đƣợc các giải
pháp kỹ thuật phù hợp nhất, để từng bƣớc nâng cao năng suất, sản lƣợng ném củ,
nhằm góp phần tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tại
các xã vùng cát ven biển của tỉnh Quảng Trị.


3

2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Xác định đƣợc các nguyên nhân hạn chế năng suất, sản lƣợng và giá trị ném
củ trong sản xuất ném trên đất cát ven biển của tỉnh Quảng Trị.
- Đề xuất đƣợc các giải pháp kỹ thuật nhằm giải quyết các yếu tố hạn chế đến năng
suất và sản lƣợng ném củ trồng trên đất cát ven biển của tỉnh Quảng Trị để khuyến cáo
ngƣời dân ứng dụng quy trình sản xuất mới, phù hợp và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất,
góp phần thúc đẩy việc mở rộng diện tích, tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình, giải quyết
cơng ăn việc làm ở địa phƣơng.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học:
Kết quả điều tra, khảo sát thực tế về tình hình sản xuất ném ở tỉnh Quảng Trị sẽ
đánh giá xác định đƣợc các nguyên nhân hạn chế năng suất, sản lƣợng ném củ. Kết
quả nghiên cứu mơ hình thí nghiệm về thời vụ và liều lƣợng phân đạm (N) là cơ sở
khoa học cho việc xây dựng quy trình kỹ thuật trồng ném phù hợp và đề xuất một số
giải pháp kỹ thuật để giải quyết các yếu tố hạn chế nêu trên, nhằm nâng cao hiệu quả
kinh tế trong sản xuất ném củ trên đất cát ven biển của tỉnh Quảng Trị.
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học, bổ sung các thơng tin
về tình hình sản xuất ném trên đất cát ven biển để làm cơ sở khoa học cho việc chuyển
đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, để định hƣớng chỉ đạo quy hoạch và phát triển sản xuất
nông nghiệp bền vững, nhằm khai thác tốt tiềm năng đất cát ven biển của tỉnh Quảng
Trị và các tỉnh lân cận.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài sẽ cung cấp các thơng tin cần thiết về tình hình sản xuất ném trên đất cát
ven biển của tỉnh Quảng Trị, đề xuất đƣợc một số giải pháp kỹ thuật nhằm giải quyết
các yếu tố hạn chế đến năng suất và sản lƣợng ném củ.
Sản phẩm của đề tài nhằm góp phần hồn thiện quy trình kỹ thuật trồng ném
phù hợp và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trên đất cát ven biển của tỉnh Quảng Trị
để khuyến cáo ngƣời nơng dân áp dụng có hiệu quả vào sản xuất, thúc đẩy mở rộng
diện tích, tạo sản phẩm hàng hóa tập trung, nhằm tăng năng suất, sản lƣợng và hiệu
quả kinh tế của cây ném, góp phần tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình, giải quyết cơng

ăn việc làm cho nông dân vào những tháng nông nhàn; thực hiện tốt mục tiêu của
Chƣơng trình sinh kế bền vững cho các xã ven biển của tỉnh, nhất là đối với các xã
nằm trong vùng quy hoạch phát triển Khu kinh tế Đông Nam của tỉnh Quảng Trị đã
đƣợc Thủ Tƣớng Chính phủ Quyết định phê duyệt.


4

1.1.1. Nguồn gốc lịch sử và sự phân bố của cây ném
Cây ném có tên khoa học là Allium schoenoprasum. Các tên thƣờng gọi là cây
Hành tăm, hành trắng, ném hay nén (Việt Nam), Chive (Anh-Mỹ), Ciboulette, Civette
(Pháp), Schnittlauch (Đức), Cebollino (Tây Ban Nha). Allium là tên La tinh cũ gọi gia
đình hành-tỏi; schoenoprasum phát xuất từ 2 chữ Hy Lạp- schoinos có nghĩa là giống
cây cói và prason nghĩa là tỏi.
Vùng phân bố cây hành nói chung có nguồn gốc tại Bắc Á, Bắc Âu châu và Bắc
Mỹ, đã đƣợc trồng và sử dụng từ hơn 5.000 năm. Loài đƣợc trồng hiện nay rất tƣơng
cận với loài mọc hoang tại vùng núi Alpes, những giống hoang khác cũng mọc khá
nhiều tại vùng Bắc bán cầu. Tại lục địa Bắc Mỹ, cây ném đã đƣợc “Thích ứng hóa” và
đƣợc trồng từ khu vực Nam Canada, xuống tới Đông Nam California.
Ở Việt Nam cây ném đã đƣợc trồng từ rất lâu đời, tuy nhiên chỉ đƣợc trồng
đại trà và có chất lƣợng tốt ở vùng đất từ tỉnh Nghệ An vào đến Quảng Nam, nó thuộc
họ hành, nhƣng đây là giống bản địa chỉ trồng ở Miền Trung của Việt Nam, diện tích
trồng nhiều tập trung ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Trị.
1.1.2. Giá trị của cây ném:
Cây ném là loại cây bản địa đƣợc ngƣời dân địa phƣơng của các tỉnh Miền
Trung trồng từ lâu đời để làm gia vị, sản phẩm của cây ném không chỉ có giá trị về
kinh tế mà cịn là loại cây có giá trị dƣợc liệu với nhiều bài thuốc cổ truyền của dân
gian (thuốc Nam) để điều trị một số bệnh thông thƣờng khá hiệu nghiệm. Bởi vậy cây
ném vừa có giá trị dinh dƣỡng, giá trị kinh tế và vừa có giá trị dƣợc liệu.
1.1.2.1. Giá trị dinh dưỡng của cây ném:

Theo kết quả công bố của đề tài “Nghiên cứu chiết tách và định danh một số
phytoncid chủ yếu từ củ nén ở Quảng Nam” của Trần Thị Ngọc Thanh (2012) đã
nghiên cứu và xác định đƣợc hàm lƣợng nƣớc, hàm lƣợng gluxid tổng, hàm lƣợng
protein và hàm lƣợng các nguyên tố: canxi, natri, kali, magie cụ thể theo bảng 1.1.


5
Bảng 1.1. Hàm lượng % các chất có trong củ ném
TT

Thành phần các chất

Đơn vị tính %

1

Hàm lƣợng Nƣớc

86,30

2

Glucid tổng số %(CK)

6,53

3

Protein %(CK)


1,59

4

Canxi % (CK)

0,04

5

Kali % (CK)

0,25

6

Magie % (CK)

0,03

7

Natri % (CK)

0,02

Thành phần chủ yếu trong ném củ là nƣớc (H2O), nó chiếm khoảng 86,3%.
Ngồi ra, ném cịn chứa một số các chất béo, chất xơ và một lƣợng đáng kể canxi, phốt
pho và kali.
Hàm lƣợng glucid tổng trong củ ném: So với hàm lƣợng glucid trong củ tỏi thì

hàm lƣợng glucid trong củ ném thấp hơn nhiều so với tỏi, thành phần glucid tổng
chiếm 6,53%. Nghiên cứu hàm lƣợng các nguyên tố vi lƣợng trong củ ném cho thấy:
Hàm lƣợng các nguyên tố Ca, K, Na, Mg, so với họ hành tỏi là gần bằng nhau. Protein
là một thành phần dƣỡng chất quan trọng, nhƣng trong ném củ thì hàm lƣợng protein
khơng đáng kể (1,59%) và ném chứa rất ít calo năng lƣợng (50calo/100g ném).
Thân ném chứa một lƣợng đáng kể caroten và chất sắt rất tốt cho cơ thể con
ngƣời. Lá và củ ném chứa hợp chất lƣu huỳnh (tinh dầu) nhƣ hành tỏi, nhƣng đặc biệt
ném củ có metylpentydisulfid, pentyhyđrodisulfid, nhiều silicium.
Lá ném có nhiều tiền vitamin A, B, C và nhiều hợp chất thuộc loại allyldisulfit, axit hữu cơ nhƣ: Axit xitric, axit ferulic, axit fumaric, axit caffeic, chất sterols
nhƣ: Campesterol, chất flavonoit nhƣ: Quecetin, quercetin-3-beta-D-Glucozit. Ném
chứa các axit amin nhƣ Alanin, Arginin, axit Aspartic, axit Glutamic, Leucin, Lysin,
Phenylalanin, Treonin, Tyrosin.
Khi phân tích một số hợp chất phytolcid có trong dịch chiết củ ném đã xác định
đƣợc các chất cụ thể nhƣ sau: 1,2- benzenediol, 4-mecaptophenol, 1,2-benzenediol-4–
methyl; Allicin; Diallyl disulfide; n-hexadecanoic acid; hexadecanoic acid ethyl ester;
Hexadecanoic acid, 2-hydroxy-1-(hydroxy metyl)ethyl ester; 9,12-octadecadienoic
acid(z,z)-,2-hydroxy-1-(hydroxymethyl) ethyl ester.
So với thành phần hóa học trong củ tỏi ở tài liệu đã công bố thì trong thành
phần hóa học của tỏi cũng có chứa allicin; diallyl disulfide; Ajoen; d-thiallyl


6
trisulfid…Và cũng chứng minh đƣợc allicin, diallyl disulfide; ajoen là những hợp chất
có khả năng kháng khuẩn cao có tính chất quyết định tính kháng khuẩn nhƣ của dịch
chiết củ tỏi.
Về phƣơng diện dinh dƣỡng và trị liệu, ném đƣợc xem là một cây rau có tính
sát trùng, giúp tạo cảm giác thèm ăn (kích thích vị giác) và trợ tiêu hóa. Cũng nhƣ các
cây thuộc gia đình hành-tỏi, các hợp chất này nằm trong thành phần tinh dầu của cây
ném có tác dụng kháng một số vi sinh vật (Trần Thị Ngọc Thanh, 2012).
1.1.2.2. Giá trị dược liệu của cây ném:

Theo Đơng y, ném có vị cay, mùi hăng nồng, tính ấm tác dụng ơn, ấm tỳ vị,
tiêu đờm, ho, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, sát khuẩn, trị cảm hàn, bí tiểu, ngộ độc chì, cơn
trùng, rắn độc cắn, chữa cảm do bị mƣa, lạnh hoặc cảm nắng (cảm thử) không ra mồ
hôi, cảm hàn, trúng phong á khẩu, nhức đầu, sổ mũi, nóng rét, ho, đau bụng do ngộ
độc thức ăn.
Ném có tác dụng kích thích vị giác, ngăn chặn sự lên men trong tiêu hóa, bồi bổ
gan và bao tử; tốt cho thận và giúp hạ huyết áp.
Ném có tác dụng giải cảm rất tốt và là một loại gia vị đƣợc nhiều bà nội trợ ƣa
dùng, củ ném ngâm rƣợu là cách tốt nhất để dự trữ và chế biến củ ném thành bài thuốc
giải cảm công hiệu. Trong khoảng thời gian ngâm rƣợu, tinh dầu, các sulfit hữu cơ, kháng
sinh alliin có trong củ ném sẽ đƣợc hòa tan cùng với rƣợu cay vừa giữ đƣợc lâu vừa gia
tăng hiệu quả giải cảm, giải mỏi.
Từ lâu, trong dân gian ngƣời ta thƣờng sử dụng ném làm gia vị và làm thuốc
chữa bệnh rất hiệu quả.
* Một số bài thuốc dân gian từ cây ném cụ thể như sau:
- Ho gà: Củ hay lá sau khi giã nhuyễn trộn với đƣờng phèn hấp cơm hoặc
chƣng cách thuỷ, chắt nƣớc uống.
- Bí đái, đái buốt, bụng đầy trƣớng: vài củ ném đập dập, xào nóng đắp lên vùng
bàng quang (dƣới rốn). Trẻ nhỏ bí đái dùng củ ném 4g giã dập, đem chƣng cách thủy
với 1 chén con sữa mẹ, cho uống nóng (bỏ bã).
- Chấn thƣơng máu tụ: Dùng củ hành tăm nấu nƣớc rửa vết thƣơng rồi giã
củ ném đắp lên chổ bị thƣơng sẽ tan máu.
- Lịi dom (thốt giang): Lấy 10 tép ném giã nhuyễn xào nóng để xơng (sau
khi đã rửa sạch hậu mơn).
- Phịng trị rắn độc, trùng thú cắn: Theo kinh nghiệm của dân gian, để rắn
không đến nơi ở thì trồng ném. Khi bị cơn trùng, thú cắn thì nhai ngay 1 nắm ném củ
nuốt một nửa, nửa còn lại đắp lên chỗ bị cắn (kết hợp chữa theo Tây y).


7

- Ngộ độc ăn uống, ngộ độc chì: 6g ném củ giã nhuyễn hồ rƣợu uống.
* Lưu ý: Khơng đƣợc dùng chung với mật ong (gây chóng mặt buồn nơn), kỵ
các vị thuốc nhƣ thƣờng sơn, sinh địa, thục địa. Vào tháng giêng không nên ăn nhiều
ném để tránh bị chứng phong chạy trên mặt.
- Thổ tả nguy cấp: Lấy 100g ném củ giã nát hòa với rƣợu uống và lấy ném giã
nát sao nóng chƣờm lên rốn, khi nguội lại làm tiếp nhƣ vậy ngày vài lần là khỏi.
- Côn trùng chui vào tai: Muỗi, kiến chui vào tai thì lấy ném củ giã nát vắt lấy
nƣớc nhỏ vào tai là côn trùng chui ra.
- Nghẹt mũi, thở không thông: Sắc ném củ uống ngày 3 lần, uống khoảng 2 đến
3 ngày sẽ có tác dụng.
- Giun chui ống mật: Lấy 80g ném củ giã nát vắt lấy nƣớc trộn với 40ml dầu
vừng (dầu mè) hoặc dầu lạc (đậu phộng) để uống.
- Trị trúng độc, mặt xanh, thân lạnh: Lấy 100g ném lá giã nát vắt lấy nƣớc xoa khắp
toàn bộ cơ thể.
- Trị bệnh tả: Lấy 20g ném củ và 20 quả táo tầu, đun với 3 lít nƣớc, khi cạn
cịn khoảng 2 lít nƣớc thì uống trong ngày.
- Trị chứng chảy máu cam: Dùng 100g ném cây lấy cả rễ nấu với cháo gạo khi
cháo chín cho thêm một ít giấm rồi ăn nóng cho tốt mồ hơi giảm nhiệt.
- Trị trẻ em hói đầu: Đun nƣớc sắc từ ném lá, sau đó lấy ném củ giã nát nhỏ,
cho thêm một ít mật ong trộn đều rồi bơi lên chỗ hói.
- Chữa mụn nhọt: Ném củ nƣớng chín giã nát đắp vào mụn nhọt khi cịn nóng.
- Chữa tai biến mạch máu não: Ngay khi mới bị, lấy ném lá một nắm nhỏ, giã
nát hòa với nƣớc tiểu trẻ em. Vắt lấy nƣớc uống.
- Chữa viêm tuyến vú: Ném củ 20-30g, giã nát, hấp nóng. Đắp chƣờm vào chỗ đau.
- Chữa chín mé: ném củ nƣớng chín, đập dập đắp vào chỗ đau.
- Chữa u xơ tiền liệt tuyến: Ném củ to (5 củ), phèn chua 9g. Nghiền phèn
chua thành bột mịn, giã nát với ném củ thành dạng hồ, băng đắp vào rốn.
- Chữa động thai ra máu: Ném củ 20g, giã nát ăn với cháo gạo nếp khi cịn nóng.
- Chữa xơ vữa động mạch: Ném củ 60g, giã nát cùng 60g mật ong, đem đun sơi
kỹ, quấy đều, sau khi nguội cho vào bình đã khử khuẩn để dùng dần. Ngày 2 lần, mỗi

lần 5- 7g, uống với nƣớc sôi để nguội. Cứ 7 ngày thực hiện 1 đợt điều trị. Lúc uống bỏ
bã ném ra.
- Chữa đau thần kinh sƣờn: Ném củ tƣơi 100g, gừng sống 2 củ, củ cải trắng
2 miếng. Giã nát, sao nóng bọc vào túi vải hơ nóng đắp vào chỗ đau.
- Chữa bệnh tiểu đƣờng: Ném củ tƣơi 100g, rửa sạch cắt nhỏ chần qua nƣớc
sôi, thêm vào ít xì dầu, dầu vừng trộn đều ăn với cơm, ngày 2 lần.
- Chữa sâu bọ độc cắn bị thƣơng: Ném củ to một nắm, mật ong vừa đủ, cùng
giã nát dạng hồ đắp vào chỗ đau.


8
- Chữa viêm khớp: Ném củ to 60g, gừng già 15g. Cùng giã nát, cho rƣợu
trắng vừa đủ, đánh đều đắp vào chỗ đau.
- Chữa tay chân tê: Ném củ 62gr, gừng 16gr, ớt 3gr, đun nƣớc uống. Ngày 2 lần.
*Lưu ý: những ngƣời bị suy nhƣợc, yếu và cơ thể hay ra mồ hôi không nên sử
dụng.
Cây ném trong Nam dƣợc: Dƣợc học cổ truyền Việt Nam có những phƣơng thức
dùng ném chữa bệnh khá độc đáo nhƣ:
- Trị cảm hàn: Dùng ném củ giã nát, hòa nƣớc uống, và lá ném bầm nát với
gừng, bọc trong túi hay khăn, để “đánh gió” bên ngồi.
- Trị trúng phong á khẩu: Giã nát chừng 20 ném củ vắt lấy nƣớc, dùng lông gà
chấm nƣớc, thoa vào cổ.
- Trị rắn độc, sâu bọ cắn: Lấy 7 củ ném nhai nuốt nƣớc, lấy bã đắp vào vết cắn
trong khi chờ cấp cứu (Lê Thị Hƣơng Hà(2012)).
1.1.2.3. Giá trị kinh tế của cây ném:
Trồng ném vốn đầu tƣ thấp nhƣng hiệu quả cao hơn các loại rau ăn lá khác. Bởi
vậy, cây ném cũng góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho ngƣời dân địa
phƣơng bình quân mỗi ha cho thu nhập 250-300 triệu đồng, trừ chi phí có lãi rịng từ
130-150 triệu đồng/ha, cao gấp 5,0-6,0 lần so với trồng lúa và cao gấp 3,5-4,0 lần so
với một số cây màu khác trên cùng chân đất.

1.1.3. Đặc tính thực vật học:
Cây ném thuộc lồi hịa thảo nhỏ, rất giống hành hƣơng (A. fistulosum),
mọc cao trung bình 25-30 cm, có thể cao đến 60 cm và thành bụi cỡ 30cm.
Củ (Bulbus Alii schoenoprasum): Ném có thân giả bởi các bẹ lá tạo thành gọi là
củ, có màu trắng hình hơi trịn, độ lớn cỡ ngón tay út đến ngón tay cái, đƣờng kính 1-2
cm, bao bọc bởi những lớp vảy dai.
Lá: Phát triển rất nhiều, màu xanh lục đậm, mỏng. Lá và cán hoa đều hình trụ,
rỗng, nhỏ nhƣ một cây tăm, do đó ném cịn đƣợc gọi là hành tăm.
Hoa: Có màu trắng, một số lồi có hoa màu tím, mọc thành cụm hình đầu,
mang nhiều hoa, có cuống ngắn. Hoa thƣờng vô sinh, nên ném đƣợc nhân giống bằng
cách tách bụi hoặc trồng bằng củ. Thời gian nẩy mầm củ ném từ 10 đến 14 ngày. Ném
đƣợc trồng từ tháng 9-10, từ cuối tháng 12 đến tháng 02 năm sau thì có thể tỉa cây và lấy
lá, thân ăn, chừa lại những cây tốt, đúng mật độ, cho đến tháng 4-5 năm sau thì thu hoạch
củ, củ có thể trữ đƣợc bằng cách để trong cát khô, trãi dƣới sàn nơi thống mát, khơ ráo
nên ném củ có thể dự trử và cung cấp trên thị trƣờng hầu nhƣ quanh năm.
Bộ phận sử dụng: Củ hoặc cả thân lá khi còn tƣơi. Củ và thân lá cây ném
thƣờng đƣợc dùng làm gia vị, có mùi vị tựa hành hoa. Ngồi ra cịn dùng làm thuốc


9
giải cảm, trúng phong, thấp nhiệt, thời khí, ơn dịch, nóng rét, nhức đầu, nghẹt mũi, ho
tức ngực, chữa đầy bụng, bí đại tiểu tiện và an thai, giải độc cơ thể,...
Cây ném có chứa tinh dầu và các Sulfit hữu cơ, có chất kháng sinh Alliin. Ném
củ có vị đắng cay, mùi hăng nồng, tính nóng, có tác dụng giải cảm, làm ra mồ hôi, hạ
đàm, lợi tiểu, giải độc, sát trùng.
Cây ném ƣa nhiệt độ mát và là cây chịu lạnh khá, nhƣng không chịu úng. Nhiệt
độ cần thiết để cây sinh trƣởng và phát triển khoảng 20-25oC, để tạo củ ném yêu cầu
nhiệt độ từ 25- 30oC. Giai đoạn cuối cây ném thích ánh sáng ngày dài (số giờ nắng 1213 giờ/ngày) để kích thích cây hình thành củ.
Độ ẩm đất tùy vào giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của cây ném thích hợp ở
mức 70-80% cho sinh trƣởng thân lá và 60% cho phát triển củ.

Thiếu nƣớc, cây sinh trƣởng kém, củ nhỏ. Ngƣợc lại, nếu thừa nƣớc cây phát
sinh bệnh thối ƣớt, thối nhũn ảnh hƣởng tới quá trình bảo quản củ (Giáo trình Kỹ thuật
trồng ném, 2012).
1.1.4. Vai trò các yếu tố dinh dƣỡng, đất đai và kỹ thuật trồng ném:
1.1.4.1. Vai trò các yếu tố dinh dưỡng đối với cây ném
a, Vai trò của đạm:
Đạm là yếu tố dinh dƣỡng hàng đầu đối với cơ thể sống vì nó là thành phần cơ
bản của protein - chất cơ bản biểu hiện sự sống. Đạm nằm trong nhiều hợp chất cần
thiết cho sự phát triển của cây nhƣ diệp lục và các enzim; các bazơ nitơ là thành phần
chính của axit nuclêic, trong các ADN, ARN của nhân tế bào, nơi cƣ trú các thơng tin
di truyền, nó đóng vai trị quan trọng trong việc tổng hợp protein. Do vậy, đạm là
nguyên tố cơ bản của q trình đồng hóa cacbon, kích thích sự phát triển của bộ rễ và
việc hút dinh dƣỡng của cây.
Cây ném chứa nhiều đạm trong thân lá. Thiếu đạm cây cằn cỗi, mềm yếu, do sự
sinh trƣởng bị đình trệ khá sớm và do các lá non phát triển khơng đầy đủ, màu lá ban
đầu thì sáng màu sau chuyển sang màu xanh nhạt và cuống lá cũng chuyển màu, lâu
dần lá sẽ ngả sang vàng úa. Hiện tƣợng chuyển màu tập trung ở đầu lá, các lá non cũng
bị nhạt và chuyển màu dần. Thiếu đạm nặng thì cả thân cây bị úa vàng, sự hình thành
phình to củ bị hạn chế.
Cây ném khi còn non cần đạm để sinh trƣởng tốt, phân nhánh sớm, nhƣng khi
đã phát triển thân lá đầy đủ thì cây ném cần kali nhiều hơn để giúp cho việc phình to
củ sau này. Đặc biệt đối với việc trồng ném lấy củ thì khi bón nhiều đạm sẽ làm cho
cây ném tăng sinh khối mạnh, thời gian sinh trƣởng kéo dài, đáng quan tâm là do


10
ném đẻ quá nhiều nhánh, dẫn đến củ nhỏ (P100 củ đạt thấp) dẫn đến năng suất, chất
lƣợng thấp và tỷ lệ tóp củ sẽ cao.
b, Vai trị của lân:
Lân cũng nhƣ các yếu tố dinh dƣỡng khác có một vai trị hết sức quan trọng đối

với cây trồng nói chung và cây ném nói riêng. Nhƣ chúng ta đã biết trong cây trồng thì
nguyên tố photpho tồn tại ở nhiều dạng khác nhau ví dụ nhƣ: photpholipit và
photphoprotein.v.v..., trong lá photpho tồn tại dƣới dạng photphoric tham gia tổng hợp
các chất có chứa nitơ. Cũng nhƣ đạm, tỷ lệ photpho cao trong hạt, củ và các cơ quan
non, cơ quan đang phát triển để dùng vào việc tổng hợp chất hữu cơ mới. Dinh dƣỡng
photpho có liên quan mật thiết với dinh dƣỡng đạm, cây đƣợc bón cân đối đạm - lân sẽ
sinh trƣởng mạnh, cho nhiều củ, quả, chín sớm và nơng sản có chất lƣợng cao.
Lân là yếu tố quan trọng đối với cây ném và cũng là một trong những yếu tố
hạn chế năng suất ném trên các loại đất. Lân là thành phần của axitnucleic, photphatit,
protein, lipit, coenzim (NAD, NADP), ATP và nhiễm sắc thể. Photpho cần thiết cho sự
phân chia tế bào, mô phân sinh, kích thích sự phát triển của rễ, sự ra hoa, sự phát triển
của củ ném.
Ngoài việc xúc tiến rễ phát triển lân cịn có tác dụng đẩy mạnh sự hình thành số
nhánh/cây và thúc đẩy làm tăng số nhánh hữu hiệu/cây (số củ chắc/bụi) sau này. Quan
trọng hơn là xúc tiến quá trình hình thành chất hữu cơ nhƣ các hoạt chất kháng khuẩn
trong củ ném. Đặc biệt, khi bón lân đầy đủ, cân đối sẽ làm tăng cƣờng hiệu lực hút phân
đạm nên tiết kiệm đƣợc một lƣợng đạm đáng kể.
Ngoài ra, lân là một yếu tố quan trọng trong q trình trao đổi năng lƣợng, nên
nó có tác dụng làm tăng tính chịu lạnh, chống nóng và chống hạn tốt. Lân có trong các
hợp chất cao năng (ATP) bởi vậy ngƣời ta thƣờng gọi photpho là: “nguyên tố của năng
lƣợng”.
Khi thiếu lân, cây ném cằn cỗi, cây sinh trƣởng kém, lá non vàng nhạt, thể hiện
cây bị khô héo nhanh, củ nhỏ, năng suất và phẩm chất ném củ đều giảm. Đặc biệt nếu
thiếu lân sẽ làm giảm sự phát triển của lá và quá trình hình thành số nhánh trên cây,
làm cho bộ rễ phát triển kém dẫn đến sự mất cân đối trong tỷ lệ giữa thân lá và rễ củ,
làm giảm năng suất ném củ sau này.
c, Vai trò của kali:
Kali một trong 3 nguyên tố khoáng thiết yếu nhất đối với cây trồng. Vai trò
quan trọng nhất của kali đƣợc thể hiện ở khả năng hoạt hóa enzim trong hợp chất ATP
đóng vai trị cung cấp năng lƣợng cho rất nhiều q trình sinh hóa xảy ra trong cây.

Kali có tác dụng hoạt hóa các enzim liên quan đến q trình quang hợp, chuyển hóa


11
các gluxit và protein cũng nhƣ di chuyển và duy trì sự ổn định của chúng. Kali giúp
điều khiển quá trình sử dụng nƣớc qua sự đóng mở khí khổng, thúc đẩy quá trình sử
dụng dạng NH4+, cải thiện khả năng sử dụng ánh sáng khi thời tiết âm u nên tăng hiệu
suất quang hợp. Kali ảnh hƣởng đến quá trình hình thành màng tế bào nên tăng khả
năng chống đổ, tăng khả năng chống bệnh của cây trồng. Kali có tác dụng làm tăng
phẩm chất nơng sản và tăng kích thƣớc củ.
Thơng thƣờng, ảnh hƣởng của kali đến một số chỉ tiêu sinh trƣởng của cây ném
không phải là ảnh hƣởng trực tiếp mà thông qua một số quá trình sinh lý xảy ra trong
cây nhƣ quá trình quang hợp. Sự trao đổi electron trong quá trình tạo ra ATP trong cây
chỉ cân bằng khi có mặt K+. Sự thiếu hụt kali sẽ làm giảm quá trình hình thành ATP vì
vậy có ảnh hƣởng tiêu cực đến tất cả các q trình xảy ra trong cây. Bón đầy đủ kali có
tác dụng thúc đẩy q trình quang hợp và hình thành các cơ quan sinh trƣởng nhƣ rễ,
thân lá, cuống hoa và củ ném.
Tuy nhiên, ảnh hƣởng của kali đến chỉ tiêu này có thể thơng qua việc tích lũy và
vận chuyển photpho trong cây. Sự vận chuyển photpho và một số nguyên tố khác
trong các xylem của cây bị giảm sút khi cây không đƣợc cung cấp đầy đủ kali. Bón
đầy đủ kali góp phần đảm bảo cân bằng lân trong cây, tạo điều kiện để bộ rễ phát triển
mạnh. Kali có vai trị quan trọng trong quang hợp và sự phát triển của củ ném làm cho
tế bào vảy ném vững chắc, tăng thêm tính chịu hạn và tính chống đổ cho cây. Do tác
động đến quá trình quang hợp và hơ hấp nên kali ảnh hƣởng tích cực đến việc tổng
hợp axit amin và tổng hợp protein. Kali cịn có tác dụng làm giảm tác hại của việc bón
quá nhiều đạm.
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy: Khi có đầy đủ kali trong lá cây thì khả năng
hấp thụ khí cacbonic tăng gấp 2 lần so với trƣờng hợp thiếu kali. Cũng nhờ có kali mà
silic đã tìm đƣợc “bạn đồng hành” vào cây để tạo nên thân cây vững chắc, giúp cho
cây chống đổ tốt. Thiếu kali cây quang hợp giảm mà hô hấp tăng lên nên năng suất

giảm, chất lƣợng nông sản kém. Kali có tác dụng tăng sức đề kháng của cây, giúp ném
chống chịu khá tốt một số sâu bệnh và tăng khả năng chịu rét, chịu hạn của cây, kali
còn tác động đến toàn bộ thời gian sinh trƣởng của cây và cuối cùng là đến năng suất
ném củ sau này.
d, Vai trò của canxi:
Canxi cũng là nguyên tố dinh dƣỡng mà cây trồng cần với lƣợng khác nhau tùy
từng loại cây. Cây ném cần phải bón vơi trƣớc lúc cày đất để diệt các mầm bệnh trong
đất và trong cỏ dại. Ngồi ra việc bón vơi trên đất cát có tác dụng làm tăng keo đất
giúp giử độ ẩm đất. Canxi cịn có tác dụng khử chua cho đất, tạo môi trƣờng thuận lợi
cho vi khuẩn đất phát triển.


12
* Tóm lại: Cũng nhƣ cây họ hành và tỏi, cây ném ngồi việc cần phải bón phân
hữu cơ hoai mục đầy đủ thì cũng phải coi trọng bón phân vô cơ cân đối giữa các loại
phân đạm, phân lân, kali và canxi tƣơng tự nhƣ các loài cây lấy củ khác. Nếu bón
nhiều đạm thì bộ lá và thân vƣơn dài sẽ làm giảm độ lớn của củ, đồng thời dễ bị sâu
bệnh gây hại. Nếu thiếu Lân và Kali thì cây phát triển chậm, chịu rét và chịu hạn kém..
dẫn đến năng suất ném củ thấp.
1.1.4.2. Nhu cầu về phân bón, đất đai và một số biện pháp kỹ thuật canh tác
chính cho cây ném:
a, Nhu cầu về phân bón cho cây ném:
- Theo quy trình kỹ thuật trồng ném củ của Sở Nông nghiệp& Phát triển nông
thôn và giáo trình “Kỹ thuật trồng ném” của Trƣờng Trung học Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tỉnh Quảng Trị ban hành thì lƣợng phân bón cho 01 ha nhƣ sau :
+ Phân chuồng hoai: 20.000kg;
+ Phân đạm Urê: 200 kg;
+ Lân Supper: 500 kg;
+ Kaclorua: 100kg.
+ Vôi bột: 300-400kg.

+ Phân bón lá: 01 kg (Áp dụng cho ném bán cây)
Không đƣợc dùng phân tƣơi hoặc nƣớc phân tƣơi để tƣới cho cây. Có thể dùng
các loại phân ngâm đúng kỹ thuật để tƣới cho cây ném. Có thể dùng phân hữu cơ vi
sinh để bón lót cho cây ném nhằm cải tạo đất và nhờ có hệ vi sinh vật đất và mùn hữu
cơ giúp cải tạo tính chất đất đai.
Nếu trồng ném lấy thân lá, để cây ném có bộ lá đẹp phù hợp với nhu cầu thị
hiếu của ngƣời tiêu dùng và đồng thời giúp cây phát triển thuận lợi, chống chịu với các
điều kiện bất lợi, cho năng suất cao thì bên cạnh việc sử dụng các loại phân hóa học để
bón thì nơng dân trồng ném có thể sử dụng các loại phân bón qua lá để phun định kỳ
cho cây ném. Tùy theo điều kiện thời tiết và tình hình sinh trƣởng của cây mà phun
cách nhau từ 10–15 ngày trong suốt thời kỳ ném sinh trƣởng dinh dƣỡng.
Yêu cầu kỹ thuật phải bón phân cân đối và hợp lý. Đây là một trong những biện
pháp kỹ thuật đƣợc thực hiện phổ biến, thƣờng mang lại hiệu quả lớn, nhƣng cũng
chiếm tỷ trọng khá cao trong chi phí sản xuất nơng nghiệp.
Việt Nam là một nƣớc nhập khẩu phân bón. Hàng năm, chúng ta đã nhập 90 93% lƣợng phân đạm, 30-35% lƣợng phân lân và 100% lƣợng phân kali. Tuy vậy,
trong sử dụng phân bón nơng dân cịn dùng rất lãng phí, do thiếu kiến thức, do quan


13
niệm sai lầm, hoặc chƣa hiểu hết tác dụng to lớn của bón phân hợp lý. Chính vì vậy
mà hiện nay hiệu suất sử dụng phân đạm chỉ đạt mức 35-40%, phân lân và kali đạt
khoảng 50%. Nhƣ vậy, nếu tính riêng phân đạm urê, hàng năm chúng ta bón khoảng 2
triệu tấn, thì đã bị lãng phí khoảng 1,2-1,3 triệu tấn. Do đó, chỉ cần tăng đƣợc hệ số sử
dụng lên 5% thì hàng năm chúng ta đã tiết kiệm đƣợc ít nhất 100.000 tấn urê.
b, Về đất đai:
Ném không kén đất nhƣng tốt nhất là trồng trên đất cát pha, đất thịt nhẹ vùng
gị đồi, đất thốt nƣớc tốt, thành phần đất tơi xốp, nhẹ, tầng canh tác dày. Đất đồi, đất
đỏ bazan, đất cát xám nội đồng vàn cao có đủ độ ẩm, nếu đƣợc chăm sóc tốt thì sẽ cho
năng suất cao. Độ pH thích hợp cho cây ném sinh trƣởng và phát triển tốt nhất trong
khoảng từ 6,0 - 6,5.

Nhu cầu về nƣớc tƣới đối với cây ném cũng rất quan trọng, yêu cầu về độ ẩm
đất phải đảm bảo từ 70-85%. Nhất là giai đoạn từ gieo củ đến khi cây đẻ nhánh rộ, nếu
độ ẩm đất thấp, gặp thời tiết khô hạn nắng nhiều thì ném sẻ sinh trƣởng và phát triển
chậm, nên cần chú ý trong việc chọn thời vụ thích hợp và phải tƣới nƣớc định kỳ nếu
đất khô.
c, Yêu cầu về một số biện pháp kỹ thuật canh tác chính đối với cây ném:
Tiến hành làm sạch cỏ dại, cày lật đất và kết hợp bón vơi trƣớc khi làm đất
trồng khoảng 01 tháng để phơi ải và diệt các mầm bệnh tồn lƣu trong đất.
Lên luống rộng 130-150cm, cao 25-35cm tùy đất thấp hay cao. Luống này cách
luống kia từ 25-30cm (rãnh luống).
Về mật độ gieo: Tiến hành rạch rãnh ngang đều trên mặt luống, độ sâu 1012cm, rộng 40 cm; rãnh này cách đều với rãnh khác từ 18cm-20cm. Tiến hành bón
phân lót, lấp một lớp đất mỏng 3-5cm rồi gieo hạt, mỗi rãnh gieo 4 hàng hạt, hàng x
hàng từ 12-13cm, hạt cách hạt 8-10 cm (tùy theo từng loại đất). Sau đó lấp đất, làm
bằng mặt luống và tủ rơm dày 3-5cm để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại.
Đối với đất cát pha ven biển thì bố trí trồng ném với mật độ trung bình từ 84-88
cây/m2 mô phỏng theo sơ đồ 1 sau đây:


14
40cm

130-150cm

18-20 cm
* * * *

* * * *

* * * *


* * * *

* * * *

* * * *

* * * *

* * * *

* * * *

* * * *

* * * *

* * * *

* * * *

* * * *

* * * *

* * * *

* * * *

* * * *


* * * *

* * * *

* * * *

* * * *

* * * *

* * * *

* * * *

* * * *

* * * *

* * * *

* * * *

* * * *

* * * *

* * * *

* * * *


* * * *

* * * *

* * * *

* * * *

* * * *

* * * *

* * * *

* * * *

* * * *

* * * *

* * * *

* * * *

* * * *

* * * *

* * * *


* * * *

* * * *

* * * *

* * * *

* * * *

* * * *

* * * *

* * * *

* * * *

* * * *

* * * *

* * * *

* * * *

* * * *

* * * *


* * * *

* * * *

* * * *

25-30cm

Hình 1.1. Sơ đồ mô phỏng về khoảng cách và mật độ trồng ném trên đất cát


×