Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tài liệu tổng quan về các giao thức báo hiệu và điều khiển, chương 10 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.45 KB, 10 trang )

Chương 10
CÁC GIAO THỨC BÁO HIỆU VÀ ĐIỀU
KHIỂN NGANG HÀNG
4.1. GIAO THỨC KHỞI TẠO PHIÊN SIP
4.1.1. Các đặc điểm và chức năng của SIP
4.1.1.1. Các đặc điểm
Theo định nghĩa của IETF, “Giao thức khởi tạo phiên” SIP
(Session Initiation Protocol) là “giao th
ức báo hiệu lớp ứng dụng
mô tả việc khởi tạo, thay đổi và giải phóng các phiên kết nối tương
tác
đa phương tiện giữa những người sử dụng”. SIP có thể sử dụng
cho rất nhiều dịch vụ khác nhau trong mạng IP như dịch vụ thông
điệp thoại, hội nghị thoại, E-mail, dạy học từ xa, quảng bá (MPEG,
MP3...), truy nhập HTML, XML, hội nghị video...
SIP dựa trên ý tưởng và cấu trúc của HTTP (HyperText
Transfer Protocol) - giao th
ức trao đổi thông tin của World Wide
Web. Nó được định nghĩa như một giao thức Client-Server, trong
đó các yêu cầu được chủ gọi (Client) đưa ra và bên bị gọi (Server)
trả lời. SIP sử dụng một số kiểu bản tin và các trường mào đầu của
HTTP, xác định nội dung luồng thông tin theo mào đầu thực thể
(mô tả nội dung - kiểu loại) và cho phép xác nhận các phương
pháp s
ử dụng giống nhau được sử dụng trên Web. Kinh nghiệm
trong sử dụng các giao thức Internet mail (SMTP) đã cung cấp rất
nhiều cho việc phát triển SIP, trong đó tập trung vào khả năng
thích
ứng của báo hiệu trong tương lai.
SIP
định nghĩa các bản tin INVITE và ACK giống như bản tin


Setup và Connect trong H.225, trong đó cả hai đều định nghĩa quá
trình mở một kênh đáng tin cậy mà thông qua đó cuộc gọi có thể đi
qua. Tuy nhiên khác v
ới H.225, độ tin cậy của kênh này không phụ
thuộc vào TCP. Việc tích hợp độ tin cậy vào lớp ứng dụng này cho
phép k
ết hợp một cách chặt chẽ các giá trị điều chỉnh để ứng dụng,
có thể tối ưu hoá VoIP.
Cu
ối cùng, SIP dựa vào giao thức mô tả phiên SDP, một tiêu
chu
ẩn khác của IETF, để thực hiện sự sắp xếp tương tự theo cơ cấu
chuyển đổi dung lượng của H.245. SDP được dùng để nhận dạng
mã tổng đài trong những cuộc gọi sử dụng một mô tả nguyên bản
đơ
n. SDP cũng được sử dụng để chuyển các phần tử thông tin của
giao thức báo hiệu thời gian thực RTSP để sắp xếp các tham số hội
nghị đa điểm và định nghĩa khuôn dạng chung cho nhiều loại thông
tin khi được chuyển trong SIP.
Giao th
ức SIP được thiết kế với những tiêu chí hỗ trợ tối đa
cho các giao th
ức khác đã ra đời trước đó. Giao thức SIP nó được
tích hợp với các giao thức đã có của tổ chức IETF, nó có khả năng
m
ở rộng, hỗ trợ đầu cuối và với SIP thì việc cung cấp dịch vụ mới
trở nên dễ dàng và nhanh chóng khi triển khai. SIP có 5 tính năng
sau:
 Tích hợp với các giao thức đã có của IETF.
 Đơn giản và có khả năng mở rộng.

 Hỗ trợ tối đa sự di động của đầu cuối.
 Dễ dàng tạo tính năng mới cho dịch vụ và dịch vụ mới.
 Khả năng liên kết hoạt động với mạng điện thoại hiện tại.
4.1.1.2. Các chức năng
SIP là một giao thức điều khiển lớp ứng dụng mà nó có thể
thiết lập, sửa đổi và kết thúc các phiên truyền thông đa phương tiện
(các hội nghị) hay các cuộc gọi điện thoại qua Internet. SIP có thể
mời các thành viên tham gia vào các phiên truyền thông đơn
hướng hoặc đa hướng; b
ên khởi tạo phiên không nhất thiết phải là
thành viên c
ủa phiên đó. Phương tiện và các thành viên có thể
được bổ sung v
ào một phiên đang tồn tại.
SIP hỗ trợ việc ánh xạ tên và các dịch vụ chuyển tiếp một cách
trong suốt, vì thế nó cho phép thực hiện các dịch vụ thuê bao điện
thoại của mạng thông minh và mạng ISDN. Những tiện ích này
c
ũng cho phép thực hiện các dịch vụ của các thuê bao di động.
SIP hỗ trợ 5 khía cạnh của việc thiết lập và kết thúc các truyền
thông đa phương tiện sau:
 Định vị người dùng (User location): xác định hệ thống đầu
cuối được sử dụng trong truyền thông.
 Các khả năng người dùng (User capabilities): xác định
phương tiện v
à các thông số phương tiện được sử dụng.
 Tính khả dụng người dùng (User Availability): xác định sự
sẵn sàng của bên được gọi để tiến hành truyền thông.
 Thiết lập cuộc gọi (Call setup): “đổ chuông”, thiết lập các
thông số của cuộc gọi tại cả hai phía bị gọi và chủ gọi.

 Xử lý cuộc gọi (Call handling): bao gồm chuyển tải và kết
thúc cuộc gọi.
4.1.2. Các khái niệm và các thành phần của hệ thống SIP
4.1.2.1. Các khái niệm
Phần này đưa ra một số thuật ngữ liên quan đến các quy tắc
được sử dụng bởi cá
c thành viên trong các truyền thông SIP:
Call: Một cuộc gọi bao gồm tất cả các thành viên sử dụng một tài
nguyên chung trong m
ột hội nghị. Một cuộc gọi SIP được
nhận dạng bởi một nhận dạng cuộc gọi (call – ID) duy nhất.
Do đó, một ví dụ l
à nếu một người sử dụng được mời vào
phiên truy
ền thông đa hướng bởi đồng thời một vài người, thì
m
ỗi một lời mời này sẽ là một cuộc gọi duy nhất.
Call leg: Một call leg được nhận dạng bằng sự kết hợp của trường
mào đầu Call
– ID và địa chỉ xác định, thẻ của các trường mào
đầu “To” và “From”.
Client: là một chương trình ứng dụng gửi các yêu cầu SIP. Các
Client có thể hoặc không thể tương tác một cách trực tiếp với
một người sử dụng. Các User agent (UA) và các Proxy chứa
các client (và các Server).
Conference (hội nghị): là một phiên truyền thông đa phương tiện
được nhận biết bởi một sự mô tả phi
ên chung. Một hội nghị có
thể không có hoặc có nhiều thành viên và bao gồm những
trường hợp của một hội nghị đa phương, hội nghị nhiều mắt

lưới (full – mesh) và một “cuộc gọi điện thoại” hai bên, cũng
như các hỗn hợp của các trường hợp n
ày. Bao nhiêu cuộc gọi
cũng có thể được sử dụng để tạo ra một hội nghị.
Downstream (luồng xuống): gồm các yêu cầu được gửi trực tiếp
từ phía chủ gọi đến phía bị gọi (nghĩa là từ UA Client đến UA
Server).
Final response (phúc đáp cuối cùng): là một phúc đáp kết thúc
một phiên giao dịch SIP, trái lại một phúc đáp tạm thời không
kết thúc một phiên giao dịch SIP. Tất cả các phúc đáp: 2xx,
3xx, 4xx, 5xx và 6xx đều là các phúc đáp cuối c
ùng.
Initiator, calling party, caller (Bên khởi tạo, bên đang gọi, người
gọi): Là bên khởi tạo một lời mời phiên. Chú ý rằng bên đang
gọi không phải là bên tạo ra hội nghị.
Invitation (lời mời): Là một yêu cầu được gửi đến một người sử
dụng (hay một dịch vụ) để yêu cầu tham gia vào một phiên.
M
ột lời mời SIP thành công gồm 2 giao dịch: một yêu cầu
INVITE được theo sau bởi một y
êu cầu ACK.
Invitee, invited user, called party, callee (bên được mời, người bị
gọi): Là người hay dịch vụ mà bên đang gọi đang mời tham
gia vào một hội nghị.
Yêu cầu hay phúc đáp đồng hình: Hai yêu cầu hoặc hai phúc đáp
được định nghĩa l
à đồng hình theo các ý đồ của tài liệu này
n
ếu chúng có cùng các giá trị trong các trường mào đầu của
Call – ID, To, From và Cseq. Thêm vào đó, các yêu cầu đồng

×