Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Suy Tim (Kỳ 1) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.56 KB, 6 trang )

Suy Tim (Kỳ 1)

I. Những dấu hiệu nào cần nghi ngờ đến suy tim?
 Khi bạn cảm thấy mau mệt hơn đặc biệt khi đi lại hay làm một việc
mà trước đây bạn cảm thấy bình thường.
 Bạn không thể nằm đầu thấp để ngủ dù trước đây bạn ngủ rất tốt với
tư thế ấy. Bạn cảm thấy ngộp thở khi nằm đầu thấp. Có khi bạn có những cơn khó
thở vào lúc nữa đêm và muốn ngồi dậy để thở.
 Bạn có thể phù chân (phù và ấn lõm vùng cẳng chân, bàn chân…),
có thể kèm tỉnh mạch ở cổ dãn rõ rệt.
II. Bác sĩ của bạn thường sử dụng xét nghiệm nào để chẩn đoán suy
tim?
Cho đến nay không có xét nghiệm nào chắc chắn để chẩn đoán suy tim cho
bạn , bác sĩ sẽ kết hợp các dấu hiệu và triệu chứng với một số xét nghiệm để kết
luận bạn có bị suy tim hay không.
1. Điện tâm đồ:
Xét nghiệm này có thể cho thấy bạn có dày thất, dày nhĩ, loạn nhịp tim
(rung nhĩ, ngoại tâm thu…), thiếu máu cơ tim hoặc nhồi máu cơ tim là những dấu
hiệu gợi ý có thể bạn dễ dàng bị suy tim.
2. X quang tim phổi:
Là xét nghiệm khá quan trọng trong chẩn đoán suy tim. Hình ảnh bóng tim
lớn hoặc / và sung huyết phổi là dấu hiệu gợi ý nhiều suy tim. X quang tim phổi
còn giúp gợi ý nguyên nhân suy tim, hoặc khó thở do nguyên nhân khác (tràn dịch
màng phổi, tràn dịch màng tim, lao phổi, bệnh phổi mạn tính tắc nghẽn…).

Hình ảnh X quang tim phổi thẳng ở một bệnh nhân suy tim do cao
huyết áp cho thấy bóng tim nhỏ lại rõ rệt sau 1 tháng điều trị

3. Siêu âm tim:
Xét nghiệm này giúp đánh giá tim co bóp còn tốt hay không (phân suất
tống máu: EF), có dày dãn thất hay không, có thể giúp tìm nguyên nhân suy tim


(bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh, tràn dịch màng ngoài tim…)
4. BNP:
Đây là hóc môn nội sinh viết tắt từ chử Natriuretic Peptide týp B, thường
gia tăng khi thành tim bị căng ra, áp suất trong buồng tim tăng lên. Khi nồng độ
trong máu lớn hơn 500pg/ml thì khả năng rất cao bạn bị suy tim. Khi nồng độ 100-
500pg/ml, thì có khả năng bạn có suy tim nhưng đang điều trị, hoặc bắt đầu suy
tim, hoặc có bệnh lý quan trọng khác ảnh hưởng đến tim (nhồi máu phổi, ung thư
phổi…). Khi nồng độ <100pg/ml thì khả năng suy tim là thấp.
5. Các xét nghiệm bổ sung:
Điện giải đồ để điều chỉnh điện giải khi sử dụng lợi tiểu, creatinin máu để
biết tình trạng chức năng thận. Các xét nghiệm tìm nguyên nhân như MSCT hoặc
DSA động mạch vành để tìm nguyên nhân thiếu máu cơ tim..

III. Khi nào thì bác sĩ của bạn kết luận bạn bị suy tim?

Khi bạn có các dấu hiệu và triệu chứng nêu trên kèm xquang tim phổi gợi ý
thì suy tim được chẩn đoán. Những trường hợp không điển hình có thể kết hợp
thêm siêu âm tim hoặc/và BNP để hổ trợ chẩn đoán.

IV. Những nguyên nhân nào thường gặp trong suy tim?

Suy tim thường có nguyên nhân gây ra như huyết áp cao không điều trị,
bệnh cơ tim thiếu máu, nhồi máu cơ tim, bệnh van tim (hẹp, hở van 2 lá, hẹp hở
van động mạch chủ), bệnh tim bẩm sinh không điều chỉnh bằng phẩu thuật (thông
liên thất, thông liên nhĩ, tứ chứng fallot, hẹp van động mạch phổi, còn ống động
mạch…), viêm cơ tim, cường giáp không điều trị, suy thận mạn, loạn nhịp tim kéo
dài…

V. Các thuốc nào thường được kê trong điều trị suy tim?


Những thông tin chúng tôi cung cấp để các bạn hiểu thêm về thuốc mà các
bạn không tự ý sử dụng vì nguy hiểm tính mạng.

Thông thường bác sĩ của bạn sẽ kê toa thuốc để điều trị suy tim như sau:
+ Thuốc lợi tiểu
+ Thuốc dãn mạch (ức chế men chuyển hoặc ức chế angiotensin ±
isosorbide).
+ Thuốc ức chế bêta khi hết phù hoặc khó thở.
Ngoài ra, một số thuốc có thể cần thiết như:

×