Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sự sinh trưởng và phát triển của cây phúc bồn tử rubus idaeus trồng tại huyện đại lộc tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 62 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ MỸ PHƯỢNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY PHÚC
BỒN TỬ (RUBUS IDAEUS) TRỒNG TẠI HUYỆN ĐẠI LỘC,
TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
SINH THÁI HỌC

Đà Nẵng - Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ MỸ PHƯỢNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY PHÚC
BỒN TỬ (RUBUS IDAEUS) TRỒNG TẠI HUYỆN ĐẠI LỘC,
TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 84.20.120

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Người hướng dẫn khoa học: TS. Võ Châu Tuấn

Đà Nẵng - Năm 2018





vi

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô đã truyền đạt và định
hướng, giúp tôi tiếp cận với những nguồn kiến thức khoa học chun ngành bổ ích,
giúp tơi trau dồi kiến thức và rèn luyện kỹ năng trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu của mình.
Đặc biệt, tơi xin chân thành cảm ơn TS. Võ Châu Tuấn – người thầy đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình tơi thực hiện đề tài.
Tơi cảm ơn vườn ươm Vịnh Phương đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong q trình tơi
thực hiện đề tài này.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã ln động viên, khích
lệ tinh thần, cảm ơn các đồng nghiệp và học trò tại trường THPT Lê Hồng Phong và
THPT Cẩm Lệ nơi tôi công tác đã luôn quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để
tôi học tập và thực hiện việc nghiên cứu của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 11 năm 2018
Học viên

Nguyễn Thị Mỹ Phượng



vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................vi
MỤC LỤC .................................................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ......................................................ix
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................. x
DANH MỤC CÁC HÌNH ..............................................................................................xi
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài .............................................................................................. 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
1.1. Giới thiệu về cây phúc bồn tử ................................................................................ 3
1.1.1. Phân bố ......................................................................................................... 3
1.1.2. Đặc điểm hình thái, sinh lý và sinh thái........................................................ 3
1.1.3. Giá trị ............................................................................................................ 4
1.1.4. Các nghiên cứu về cây phúc bồn tử .............................................................. 5
1.2. Ảnh hưởng của nhân tố sinh thái đối với sự sinh trưởng của thực vật ............. 9
1.2.1. Vai trò của các nhân tố sinh thái đối với sự sinh trưởng .............................. 9
1.2.2. Ảnh hưởng của giá thể đến sự sinh trưởng ................................................. 12
1.2.3. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sinh trưởng
của cây từ giống nuôi cấy mô ........................................................................................ 13
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 16
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 16
2.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 16
2.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 16
2.3.1. Phương pháp hồi cứu số liệu ...................................................................... 16
2.3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát ................................................................... 16

2.3.3. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu đất ...................................................... 17
2.3.4. Phương pháp ươm trồng cây phúc bồn tử in vitro trong giai đoạn vườn ươm .. 17
2.3.5. Các phương pháp trồng cây phúc bồn tử ngoài tự nhiên tại huyện Đại Lộc,
tỉnh Quảng Nam............................................................................................................. 18
2.3.6. Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh trưởng .......................................... 19
2.3.7. Phương pháp xử lí số liệu ........................................................................... 20
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 21
3.1. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến khả năng sinh trưởng của cây phúc
bồn tử in vitro trong giai đoạn vườn ươm................................................................. 21


viii

3.1.1. Ảnh hưởng của giá thể đến sự sinh trưởng của cây phúc bồn tử in vitro
trong giai đoạn vườn ươm ............................................................................................. 21
3.1.2. Ảnh hưởng của thời gian huấn luyện cây đến khả năng sống sót của cây
phúc bồn tử in vitro trong giai đoạn vườn ươm ............................................................ 24
3.1.3. Ảnh hưởng của ánh sáng đến sự sinh trưởng của cây phúc bồn tử in vitro
trong giai đoạn vườn ươm ............................................................................................. 25
3.1.4. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sự sinh trưởng của cây phúc bồn tử
in vitro trong giai đoạn vườn ươm................................................................................. 27
3.1.5. Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng khoáng đến sự sinh trưởng của cây
phúc bồn tử in vitro trong giai đoạn vườn ươm ............................................................ 29
3.2. Khảo sát các nhân tố sinh thái tự nhiên và chọn vùng sinh thái phù hợp để
trồng thử nghiệm cây phúc bồn tử từ giống nuôi cấy mô trên địa bàn huyện Đại
Lộc, tỉnh Quảng Nam .................................................................................................. 31
3.2.1. Khảo sát điều kiện thời tiết, khí hậu tại huyện Đại Lộc ............................. 31
3.2.2. Khảo sát đặc điểm đất đai tại huyện Đại Lộc ............................................. 33
3.3. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến khả năng sinh trưởng của cây phúc
bồn tử trồng thực nghiệm tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam ............................. 34

3.3.1. Ảnh hưởng của ánh sáng đến sự sinh trưởng của cây phúc bồn tử in vitro
trồng tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam .................................................................... 34
3.3.2. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sự sinh trưởng của cây phúc bồn tử
trồng tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam .................................................................... 36
3.3.3. Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng khoáng đến sự sinh trưởng của cây
phúc bồn tử trồng tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam ................................................ 37
3.4. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sự phát triển của cây phúc bồn tử
được trồng tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam ...................................................... 39
3.4.1. Ảnh hưởng của ánh sáng đến sự khả năng ra hoa và tạo quả của cây phúc
bồn tử trồng tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam ......................................................... 39
3.4.2. Ảnh hưởng của chế độ phân bón đến sự khả năng ra hoa và tạo quả của cây
phúc bồn tử trồng tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam ................................................ 40
3.5. Quy trình sản xuất cây giống phúc bồn tử từ ni cấy mơ và q trình trồng
ngồi tự nhiên tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam ................................................ 42
3.5.1. Quy trình sản xuất giống cây phúc bồn tử trong giai đoạn vườn ươm từ
giống cây nuôi cấy mô ................................................................................................... 42
3.5.2. Quy trình trồng giống cây phúc bồn tử in vitro ngoài tự nhiên .................. 43
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................................... 45
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 46


ix

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Cs
GT

: Cộng sự
: Glycosyltransferases



x

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
3.1.

3.2.

3.3.
3.4.

3.5.

3.6.
3.7.

3.8.

3.9.

3.10.

3.11.
3.12.
3.13.

Tên bảng

Ảnh hưởng của giá thể đến khả năng sống sót và sinh trưởng của
cây phúc bồn tử in vitro trong điều kiện vườn ươm sau 30 ngày
Ảnh hưởng của thời gian huấn luyện cây trong bình đến khả năng
sống sót của cây phúc bồn tử in vitro sau 15 ngày trồng tại vườn
ươm
Ảnh hưởng của ánh sáng đến khả năng sống sót và sinh trưởng của
cây phúc bồn tử in vitro trong giai đoạn vườn ươm sau 4 tuần
Ảnh hưởng của chế độ nước tưới đến sự sinh trưởng của cây phúc
bồn tử in vitro trong giai đoạn vườn ươm sau 4 tuần
Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng khoáng đến sự sinh trưởng của
cây phúc bồn tử in vitro trong giai đoạn vườn ươm sau 4 tuần và 8
tuần
Kết quả phân tích một số nhân tố sinh thái đất ở 2 vùng sinh thái tại
huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam
Ảnh hưởng của ánh sáng đến sự sinh trưởng của cây phúc bồn tử
trồng tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam sau 2 tháng và 4 tháng
Ảnh hưởng của chế độ nước tưới đến sự sinh trưởng của cây phúc
bồn tử trồng tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam sau 2 tháng và 4
tháng
Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng khoáng đến sự sinh trưởng của
cây phúc bồn tử trồng tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam sau 2
tháng
Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng khoáng đến sự sinh trưởng của
cây phúc bồn tử trồng tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam sau 4
tháng
Ảnh hưởng của ánh sáng đến sự phát triển của cây phúc bồn tử
trồng tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam
Ảnh hưởng của chế độ phân bón đến sự phát triển của cây phúc bồn
tử trồng tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam
Ảnh hưởng của chế độ phân bón đến thời gian phát triển của cây

phúc bồn tử trồng tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

Trang
21

24

25
28

29

33
34

36

38

39

40
40
41


xi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

hình
2.1.

3.1.

3.2.

3.3.

3.4.

3.5.

3.6.
3.7.

3.8.

3.9.

3.10.

3.11.

Tên hình
Cây phúc bồn tử ngồi tự nhiên (a); cây phúc bồn tử nuôi cấy in
vitro (b)
Cây phúc bồn tử in vitro sau 30 ngày trồng trong vườn ươm trên 4
loại giá thể khác nhau: (a) Giá thể đất; (b) Giá thể đất : xơ dừa
(2:1); (c) Giá thể đất : trấu hun (2:1);(d) Giá thể đất : xơ dừa : trấu

hun (2:1:1)
Cây phúc bồn tử in vitro sau 4 tuần trồng trong vườn ươm với các
độ che sáng khác nhau: (a) Không che sáng; (b) Che sáng 25%; (c)
Che sáng 50%; (d) Che sáng 75%
Cây phúc bồn tử in vitro sau 4 tuần trồng trong vườn ươm với chế
độ nước tưới khác nhau: (a) 1 lần/ngày, 1,5 lít/1m2; (b) 1 lần/ngày,
3 lít/1m2; (c) 2 lần/ngày, 1,5 lít/1m2; (d) 2 lần/ngày, 3 lít/1m2
Cây phúc bồn tử in vitro sau 4 tuần trồng trong vườn ươm với các
cơng thức phân bón khác nhau: (a) 100g/ gốc; (b)300g/ gốc; (c)
500g/ gốc
Cây phúc bồn tử in vitro sau 8 tuần trồng trong vườn ươm với các
cơng thức phân bón khác nhau: (a) 100g/ gốc; (b) 300g/ gốc; (c)
500g/ gốc
Điều kiện khí hậu các năm (2012 – 2017) tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng
Nam
Điều kiện thời tiết trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2018
tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam
Cây phúc bồn tử 60 ngày tuổi trồng tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng
Nam với các điều kiện che sáng khác nhau: (a) Không che sáng; (b)
Che sáng 25%; (c) Che sáng 50%; (d) Che sáng 75%
Cây phúc bồn tử 2 tháng tuổi trồng tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng
Nam với các chế độ nước tưới khác nhau: (a) 1 lần/ngày, 2 lít/1m2;
(b) 1 lần/ngày, 4 lít/1m2; (c) 2 lần/ngày, 2 lít/1m2; (d) 2 lần/ngày, 4
lít/1m2
Cây phúc bồn tử 2 tháng tuổi trồng tại huyện Đại Lộc, tỉnh
Quảng Nam với các chế độ dinh dưỡng khoáng khác nhau: (a)
200g/ gốc; (b) 400g/ gốc; (c) 600g/ gốc
Cây phúc bồn tử 4 tháng tuổi trồng tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng
Nam với các chế độ dinh dưỡng khoáng khác nhau: (a) 200g/ gốc; (b)


Trang
16

22

26

28

30

30

32
32

36

37

38

39


xii

Số hiệu
hình


3.12.
3.13.
3.14.

Tên hình
400g/ gốc; (c) 600g/ gốc
Sơ đồ quy trình sản xuất giống cây phúc bồn tử trong giai đoạn
vườn ươm từ giống ni cấy mơ
Sơ đồ quy trình trồng giống cây phúc bồn tử in vitro ngoài tự nhiên
Sự ra hoa và tạo quả của phúc bồn tử sau 5 tháng trồng tại huyện
Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam: (a) nụ; (b) hoa; (c) quả; (d) quả chín

Trang

42
43
44


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, thực phẩm từ thực vật có vai trị quan trọng đối với sức khỏe của con
người. Việc sử dụng các loại trái cây, thảo mộc, hạt, đậu, rau và ngũ cốc rất quan trọng
cho sự cân bằng về chế độ ăn và giảm nguy cơ về các bệnh khác nhau như viêm, viêm
khớp, ung thư, tiểu đường, bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch, đục thủy tinh thể, bệnh
Parkinson, bệnh Alzheimer và sự lão hóa. Thành phần dinh dưỡng của hoa quả và ảnh
hưởng của chúng đối với sức khỏe con người là một trong những vấn đề thường xuyên
được tham chiếu và là hầu hết các mục được tìm kiếm nhiều nhất trên internet [51].

Cây phúc bồn tử (Rubus idaeus) là loài thực vật thuộc họ hoa hồng, sinh trưởng ở
các điều kiện sinh thái khác nhau. Phúc bồn tử được xếp vào hạng thượng phẩm trong
biểu đồ đánh giá thực phẩm, có nhiều giá trị dinh dưỡng hơn dâu tây, việt quất, nho
đen,… và có giá trị cao về mặt kinh tế [70]. Phúc bồn tử có chứa các hợp chất hóa học
có khả năng chống oxy hóa cao như anthocyanin, axit folic, ellagitannin, flavonol,
vitamin C, A, B, PP, E; kali, sắt,… [38] [57]. Ngồi các vitamin, khống, phúc bồn tử
cịn có nguồn chất xơ phong phú giúp ổn định đường huyết, tốt cho bệnh nhân tiểu
đường [50]. Phúc bồn tử được sử dụng như một loại trái cây tươi và được chế biến
thành các sản phẩm khác nhau như salad, đồ ăn nhẹ, món tráng miệng, siro, nước giải
khát, rượu vang hay các loại mứt [57] [68] [36]. Do đó, phúc bồn tử được các chuyên
gia dinh dưỡng khuyên dùng như một thực phẩm lành mạnh [38] [57] [50]. Quả phúc
bồn tử được sản xuất và tiêu thụ toàn cầu chỉ đứng sau quả dâu tây [36]. Tuy nhiên,
quả phúc bồn tử là loại quả thuộc quả mọng [36], có sự trao đổi chất cao khiến chúng
dễ hư hỏng trong và sau khi thu hoạch nên việc bảo quản gặp nhiều khó khăn [23].
Hiện nay trên thế giới, giống của cây phúc bồn tử đang được tiếp tục nghiên cứu
để đáp ứng với nhu cầu sản xuất thực tế. Các nhà khoa học đang khảo sát để tìm điều
kiện sinh thái phù hợp cho cây đạt năng suất cao, chất lượng quả tốt cũng như đang
tiến hành gây tìm những nguồn gen mới nhằm tăng hàm lượng chất chống oxy của cây
[57]. Tại Việt Nam, bên cạnh việc mọc dại, phúc bồn tử được du nhập từ Mỹ, Thụy
Điển, New Zealand, đã được Trung tâm ứng dụng Khoa học công nghệ & Tin học
nghiên cứu và đưa vào trồng tại Đà Lạt. Trong những năm gần đây, ở một số thành
phố lớn tại Việt Nam, nhu cầu dùng các sản phẩm từ phúc bồn tử dưới hình thức đồ
ăn, thức uống ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, số lượng cung chưa đáp ứng đủ cầu nên
giá thành và chất lượng chưa đảm bảo. Việc nghiên cứu chuyên sâu để xác định các
điều kiện sinh thái, kỹ thuật trồng và chăm sóc phù hợp để góp phần xây dựng mơ hình
sản xuất giống cây phúc bồn tử trong điều kiện sinh thái Quảng Nam nói riêng và miền
Trung nói chung nhằm đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và trên thế giới là
rất cần thiết. Xuất phát từ các cơ sở trên đây, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sự sinh trưởng và phát triển



2
của cây phúc bồn tử (Rubus idaeus) trồng tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam”.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định được các nhân tố sinh thái thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển
của cây phúc bồn tử trồng tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam từ nguồn giống in vitro.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được các nhân tố phù hợp cho sự sống sót và sinh trưởng của cây
phúc bồn tử trong giai đoạn vườn ươm.
- Xác định được các nhân tố sinh thái tự nhiên và chọn được vùng sinh thái phù
hợp để trồng thử nghiệm cây phúc bồn tử trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng
Nam.
- Xác định được các nhân tố sinh thái thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển
của cây phúc bồn tử trồng tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu đề tài cung cấp dẫn liệu khoa học mới, có tính hệ thống và
hồn chỉnh về các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của phúc
bồn tử trồng trong giai đoạn vườn ươm và ngoài tự nhiên tại huyện Đại Lộc, tỉnh
Quảng Nam.
- Kết quả khoa học của đề tài là tài liệu tham khảo tốt cho nghiên cứu, giáo dục
trong lĩnh lực sinh học, nông nghiệp, công nghệ sinh học,… tại các trường đại học,
viện nghiên cứu,…
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở tốt để xây dựng các quy trình sản xuất cây
giống và trồng ngoài tự nhiên cây phúc bồn tử, góp phần sản xuất nguồn thực phẩm có
dinh dưỡng tốt cho con người.



3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu về cây phúc bồn tử
1.1.1. Phân bố
Phúc bồn tử là loài thực vật phổ biến và thường được gặp trong nhiều điều kiện
sinh thái khác nhau, từ rừng ẩm nguyên sinh đến trảng cây bụi hay mọc hoang bên
đường. Cây phân bố hầu hết ở các vùng ôn đới [26], trải rộng ở Bắc Mỹ, các vùng Bắc
Âu đến Tây Bắc Á [32] [72] [75].
1.1.2. Đặc điểm hình thái, sinh lý và sinh thái
a. Đặc điểm sinh thái học
Phúc bồn tử (Rubus idaeus) thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae), bộ Rosales, chi
Rubus. Phúc bồn tử là loại cây bụi, rễ chùm, thân leo mọc thẳng hay mọc cong, cao
khoảng 1,6 – 2m nên người ta thường làm giàn để tránh thân cây mọc bò tràn ra mặt
đất làm ảnh hưởng đến sự phát triển và chất lượng quả [67] [72].
Thân cây phúc bồn tử có đường kính 0,5 – 1,5 cm, có nhiều lơng và gai mềm,
màu sắc của gai mang đặc trưng của từng lồi [72] [32]. Khi cây cịn nhỏ, thân cây có
màu xanh và chuyển sang màu nâu khi cây già [31]. Khi cắt ngang thân cây già, nhìn
tương tự lát cắt ngang thân cây hoa hồng, trong cùng là một lõi xốp, phần sát biểu bì
nhu mơ vỏ hóa gỗ [61] [31]. Lá thuộc loại lá đơn, có lơng ở mặt trên, phiến lá chia
thành 5 thùy hình chân vịt, viền lá có hình răng cưa [62]. Lá cây có màu xanh và nhiều
lông màu trắng hoặc xám [72]. Hoa màu trắng, mọc thành cụm có 5 cánh, đường kính
khoảng 4 – 5 mm và có 5 đài hoa [44] [72] [32]. Phúc bồn tử được thụ phấn nhờ côn
trùng, chủ yếu là ong [34]. Quả được hình thành tương đối nhanh, khoảng 30 – 36
ngày kể từ khi được thụ phấn [67], thuộc quả mọng, khi chín có màu đỏ, vàng hoặc
đen tùy thuộc vào mỗi loài [22]. Quả phúc bồn tử có vị ngọt và chứa lượng tương đối
cao của cả mono và disaccharides [66]. Glucose tương đối, tinh bột và hàm lượng
đường đã được ghi nhận cho một số quả phúc bồn tử đỏ của Mỹ [25] – đây là một món
ăn quan trọng của nhiều người Mỹ bản địa. Nó đã được ăn tươi hoặc bảo quản để sử

dụng vào mùa đông [74].
b. Nhân tố sinh thái
Đối với sự sinh trưởng và phát triển của mình, phúc bồn tử khơng có u cầu cụ
thể về loại đất, tuy nhiên, cây sinh trưởng tốt ở những vùng đồi thấp, đồng bằng, phù
hợp với loại đất cát pha, đất sét có độ mùn cao (5% mùn), pH đất khoảng 6,0 – 6,5.
Không nên trồng phúc bồn tử trên các vùng đất đã canh tác các cây họ cà tên 5 năm vì
phúc bồn tử dễ bị nhiễm một số bệnh nấm mốc [67] [21] [36].
Về điều kiện khí hậu, phúc bồn tử là cây ưa sáng và cần độ ẩm cao, sinh
trưởng tốt trong ngưỡng nhiệt độ từ 6 0C đến 270C, , nhiệt độ tối ưu cho phúc bồn tử


4
sinh trưởng và phát triển trong khoảng 21 – 260C, lượng mưa hàng năm từ 800 –
1000m [21] [36].
Thời gian sinh trưởng của chúng dao động từ 9 tháng đến 3 năm [67]. Phúc
bồn tử có thể được nhân giống thông qua hạt, cành lá chồi, hoặc giâm hom. [29]
[48] [71] [73]. Tuy nhiên, việc nhân giống bằng cách cắt gốc đạt tỷ lệ thành công
60% ở các thử nghiệm thực nghiệm [71]. Lựa chọn đúng ngày trồng và kỹ thuật
canh tác là việc rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đáng kể đến sự sinh trưởng và phát
triển của cây [24] [71]. Ngoài ra, các kỹ thuật nhân giống in vitro cũng đã được
phát triển để sản xuất hàng loạt giống phúc bồn tử [74]. Việc nhân giống được thực
hiện ở vườn ươm cho đến khi cây cao khoảng 15 cm thì đem ra trồng với khoảng
cách cây 60 x 60 cm [67].
1.1.3. Giá trị
Phúc bồn tử là một vị thuốc quý. Tất cả các thành phần của cây phúc bồn tử như
lá, thân, quả đều có thể sử dụng được. Phúc bồn tử một nguồn giàu chất chống oxy hóa
do chứa hàm lượng cao của các hợp chất phenolic. Phúc bồn tử có chứa hàm lượng
ellagitannin – chất có một số hoạt tính sinh học, bao gồm các đặc tính chống ung thư
[18], flavanol và liên hợp acid ellagic (EAC) cao, một loại polyphenol tương đối
không phổ biến trong trái cây và rau quả đối với chế độ ăn của chúng ta, chỉ được tìm

thấy trong vài loại trái cây như dâu tây, lựu, nho xạ hương, một số loại hạt, phúc bồn
tử ( Rubus idaeus L.) [45] [30] [56] [50]. Ngồi ra, phúc bồn tử có chứa các hợp chất
phenolic cơ bản khác là anthocyanin [33] [42], là một trong những chất dinh dưỡng có
nguồn gốc từ thực vật, chống oxy hóa cao, rất có lợi cho sức khỏe [53].
Phúc bồn tử còn chứa một loại dầu thực vật có hàm lượng gamma và alphatocopherols, vitamin A và omega-3 và axit béo omega-6 cao. Quả phúc bồn tử cung
cấp các lợi ích chống viêm, giữ ẩm, ngăn chặn và chống oxy hóa cho da. Hơn nữa, dầu
phúc bồn tử cung cấp các lợi ích chống lão hóa của việc cải thiện độ đàn hồi và tính
linh hoạt của da, đồng thời làm mịn và làm mềm vẻ ngồi của các hiệu ứng lão hóa da,
nếp nhăn và da bị chảy xệ. Thường được sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm với
mục đích dưỡng ẩm, chất chống oxy hóa và các đặc tính tạo thành lipid, dầu hạt quả
phúc bồn tử, bổ sung các công thức trên khuôn mặt như huyết thanh, dầu, kem dưỡng
da và các loại da khô, mất nước, nhạy cảm và trưởng thành hoặc lão hóa. Dầu hạt phúc
bồn tử cũng phục vụ như là một bổ sung sang trọng để dưỡng môi và mơi sản phẩm, vì
nó tạo thành một rào cản tắc để ngăn ngừa mất độ ẩm và bảo vệ da khỏi các yếu tố gây
tổn hại. Vì dầu hạt giống phúc bồn tử có chứa tocopherols hỗn hợp, điều này cho phép
bảo vệ rộng hơn, vitamin A rất cần thiết cho làn da khỏe mạnh và được chứng minh là
làm tăng tốc độ chữa lành da bị tổn thương [69]. Ngồi ra, vitamin E, carotenoid và
các chất flavoniod có phong phúc bồn tử có tác dụng tiêu viêm, giải độc, bảo vệ da
dưới tác động của tia cực tím, làm giảm các vết thâm nám trên da, giúp da đàn hồi,
tăng cường tuần hoàn ở các mao mạch ngoại vi, thúc đẩy sự tái tạo các tế bào collagen


5
mới giúp da căng mịn sáng đẹp [28]. Với sự có mặt của ellagitannin, phúc bồn tử cịn
góp phần chống ung thư, tiểu đường, kháng khuẩn và đặc biệt có tác dụng chống lão
hóa 50% mạnh hơn dâu tây, gấp ba lần trái kiwi và gấp 10 lần trái cà chua. Khi hiệp
lực với vitamin C và anthocyanin thì khả năng chống oxi hóa và ngăn ngừa ung thư
của phúc bồn tử tăng lên gấp đôi [53] [38] [57]. Theo nghiên cứu của một số nhà khoa
học Mỹ còn cho thấy các hợp chất chống oxi hóa trong phúc bồn tử cịn có tác dụng
phịng ngừa các gốc tự do gây tổn hại đến não đồng thời tăng lưu lượng máu và oxi

đến não, từ đó làm tăng trí nhớ và sức sáng tạo. Riêng đối với phụ nữ trong giai đoạn
mãn kinh hoặc rối loạn tiền mãn kinh, nó còn giúp giảm stress, giảm sự thay đổi tâm
sinh lý và chính những hoạt chất sinh học này đóng vai tị như hocmon thay thế góp
phần điều hịa lượng estrogen bị thiếu hụt trong giai đoạn này [28]. Đặc biệt, theo kết
quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Ohio (Mỹ), những bệnh nhân mắc
chứng Esophagus barett (có thể chuyển sang ung thư thực quản) nếu thường xun ăn
quả phúc bồn tử thì có thể ngăn ngừa q trình phát triển ung thư [28]. Phúc bồn tử
cịn có hàm lượng chất xơ hịa tan (pectin) lớn, một chất giúp chống lại bệnh tim mạch
nhờ làm giảm lượng cholesteron cao trong máu. Ngoài ra, lá của phúc bồn tử đã từng
được sử dụng như một loại thuốc thảo dược để thúc đẩy lao động cũng như giảm đau
trong khi sinh con. Nghiên cứu trước đây đã cho thấy lá của phúc bồn tử cho một trong
hai hợp đồng hoặc thư giãn các mô cơ trơn tử cung [60].
Quả phúc bồn tử là một trong những món tráng miệng khá ngon, có thể được chế
biến thành những món ăn thức uống khác nhau như mứt, thạch, . . [72] và cung cấp bổ
sung hương vị cho bánh nướng và các loại bánh nướng, kẹo và sữa khác các sản phẩm
như sữa chua hoặc kem. Lá và thân phúc bồn tử sấy khô làm trà, làm nước súc miệng
chữa các bệnh viêm loét miệng, viêm họng [28]. Ngành công nghiệp phúc bồn tử tại
Bắc Mỹ là một doanh nghiệp đang phát triển với số doanh thu lên đến hàng triệu đô la
[46] [60].
1.1.4. Các nghiên cứu về cây phúc bồn tử
Do có nhiều giá trị về dinh dưỡng, dược liệu và làm đẹp nên phúc bồn tử đã và
đang là một trong những đối tượng được nhiều nhà khoa học nghiên cứu nhân nhanh
in vitro và các nghiên cứu về tách chiết hoạt chất sinh học.
Nowak và cs (2017) đã nghiên cứu điều tra các hoạt động cyto- và độc tế bào
của ellagitannin chiết xuất từ quả phúc bồn tử trong phạm vi nồng độ 2,5-160 μg / mL,
cũng như của ellagitannin, sanguiin H- 6 (SH-6, 12.8–256 μM) và lambertianin C (LC,
9.3–378 μM), chống lại dòng tế bào ung thư đại tràng của người Caco-2. Nồng độ
ellagitannin được sử dụng trong nghiên cứu tương ứng với các nồng độ trong thực
phẩm có chứa quả phúc bồn tử, SH-6, và LC thể hiện các đặc tính độc tính mạnh phụ
thuộc vào nồng độ, gây ra tổn thương DNA dao động từ 7,3 ± 1,3 đến 56,8 ± 4,3%,

gây đứt gãy sợi đơi và oxy hóa các cơ sở DNA. Tại IC 50 (124 μg / mL), phúc bồn tử
ảnh hưởng đến hình thái hạt nhân và gây ra quá trình apoptosis của các tế bào Caco-


6
2. Bởi vì phúc bồn tử đã được tìm thấy có hoạt tính chemopreventive, nó có thể được
sử dụng như một phụ gia thực phẩm tự nhiên để tăng cường lợi ích sức [18].
Oomah và cs (2000) đã tiến hành nghiên cứu các tính chất của dầu được chiết
xuất từ hạt phúc bồn tử. Sản lượng dầu từ hạt giống là 10,7%. Tính chấ hóa lý của
dầu bao gồm: saponification số 191; giá trị diene 0,837; giá trị p-anisidine 14,3; trị số
peroxit 8,25 meq/kg; hàm lượng carotenoid 23 mg/100 g; và độ nhớt 26 mPa.s ở 25 °
C. Dầu hạt phúc bồn tử cho thấy độ hấp thụ tia UV trong phạm vi UV-B và UV-C
nên có tiềm năng để sử dụng như một chất bảo vệ tia UV phổ rộng. Dầu hạt có nhiều
tocopherols với thành phần sau (mg/100 g): a-tocopherol 71; g-tocopherol 272; dtocopherol 17.4; và tổng vitamin E tương đương với 97. Dầu có khả năng chống oxy
hoá tốt và ổn định lưu trữ. Phân đoạn lipid của dầu hạt phúc bồn tử thô mang lại
93,7% lipid trung tính, 3,5% phospholipid và 2,7% axit béo tự do. Các axit béo chính
của dầu thơ là C18: 2 n-6 (54,5%), C18: 3 n-3 (29,1%), C18: 1 n-9 (12,0%) và C16:
0 (2,7%) [55].
Sójka và cs (2016) đã nghiên cứu thành phần và số lượng các polyphenol trong
các quả mâm xôi và các sản phẩm chế biến của chúng (nước trái cây và bánh ép, kể
cả hạt và các phần không hạt). Nghiên cứu cũng kiểm tra mối quan hệ giữa khối
lượng phân tử của ellagitannin và sự chuyển giao của chúng sang nước trái cây. Phần
trăm đóng góp trung bình của ellagitannin, anthocyanin, flavanol, và flavonol với
tổng polyphenol trong các loại trái cây lần lượt là 64,2%, 17,1%, 16,9% và
1,8%. Phân tích các sản phẩm phúc bồn tử cho thấy các hợp chất chiếm ưu thế trong
nước trái cây là anthocyanin, với 65,1% đóng góp vào tổng polyphenol, trong khi
bánh phúc bồn tử, chúng là tannin (98,0%, chủ yếu là ellagitannin bao gồm
lambertianin C và sanguiin H-6). Theo tính tốn cân bằng khối lượng của nhóm tác
giả, trung bình, 68,1% ellagitannin và 87,7% flavanol được giữ lại trong bánh ép, đặc
biệt là ở phần khơng hạt của nó. Ngồi ra, một mối tương quan âm có ý nghĩa đã

được tìm thấy giữa khối lượng phân tử của ellagitannin và chuyển của chúng sang
nước trái cây. Sự gia tăng khối lượng phân tử từ 1568 đến 2805 Da dẫn đến giảm
hơn 10 lần chuyển ellagitannin [50].
Axit ellagic / ellagitannins là chất chống oxy hóa polyphenolic thực vật được
tổng hợp từ axit galic và có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim
mạch. Katja Schulenburg và cs (2016) báo cáo nhận dạng và đặc tính của 5
glycosyltransferases (GT) từ hai chi thuộc họ Rosaceae ( Fragaria và Rubus ; F. ×
ananassa FaGT2 *, FaGT2, FaGT5, F. vescaFvGT2 và R. idaeus RiGT2) xúc tác sự
hình thành 1- O -galloyl-β- D-glucopyranose (β-glucogallin) tiền thân của quá trình
sinh tổng hợp ellagitannin. Trong dâu tây và phúc bồn tử có chứa enzyme GT2 có thể
góp phần vào việc sản xuất axit ellagic/ ellagitannin điều này rất hữu ích để phát triển
quả dâu tây, phúc bồn tử với các lợi ích sức khỏe bổ sung và sản xuất công nghệ sinh
học của polyphenol sinh học [43].


7
Sangiovanni và cs (2013) cũng đã đánh giá về những ảnh hưởng của ellagitannin
được chiết xuất từ phúc bồn tử Rubus idaeus L. – có đặc tính kháng viêm dạ dày và
chống Helicobacter pylori. Hoạt tính kháng viêm đã được thử nghiệm trên dịng tế bào
dạ dày AGS được kích thích bởi TNF-α và IL-1β để đánh giá hiệu ứng trên phiên mã
điều khiển NF-kB, chuyển vị hạt nhân và tiết IL-8. Thí nghiệm được tiến hành trên
chuột, chuột được điều trị bằng đường uống trong mười ngày với 20 mg/ kg/ ngày
ETs, và ethanol đã được đưa ra một giờ trước khi hy sinh. Niêm mạc dạ dày đã được
cô lập và được sử dụng để xác định IL-8 phát hành, NF-kB hạt nhân chuyển vị, Trolox
tương đương, superoxide dismutase và catalase hoạt động. ETs ức chế TNF-α gây ra
phiên mã điều khiển NF-kB (IC 50 : 0,67–1,73 µg / mL) và giảm sự chuyển dịch hạt
nhân NF-kB TNF-α gây ra (57% –67% ở 2 µg / mL). ETs ức chế tiết IL-8 gây ra bởi
TNF-α và IL-1β ở nồng độ thấp (IC 50khoảng 0,7-4 µg / mL). Sanguiin H-6 và
lambertianin C, các ETs chính hiện diện trong các chất chiết xuất, đã được tìm thấy có
trách nhiệm, ít nhất là một phần, vì ảnh hưởng của các hỗn hợp. ETs của phúc bồn tử

giảm chỉ số Ulcer lần lượt là 88% và 75% và được bảo vệ khỏi sự gây ra oxy hóa gây
ra bởi stress ethanol ở chuột. CINC-1 (sự tương đồng chuột của IL-8) tiết ở niêm mạc
dạ dày đã giảm ở các động vật nhận được quả phúc bồn tử ET. Ảnh hưởng của ET trên
CINC-1 liên quan đến việc giảm sự chuyển dịch hạt nhân NF-κB trong động vật được
điều trị bằng ET. Kết quả của báo cáo nghiên cứu hiện tại lần đầu tiên tác dụng ngăn
ngừa của ET trong viêm dạ dày và hỗ trợ cho việc sử dụng chúng trong các chế độ ăn
kiêng chống loét dạ dày tá tràng [60].
Seeram và cs (2006) nghiên cứu về phytochemical với các tính chất sinh học như
chất chống oxy hóa, chống ung thư, chống loạn thần kinh và các hoạt động chống
viêm được chiết xuất của sáu quả mọng được tiêu thụ phổ biến là blackberry, phúc
bồn tử đen, việt quất, nam việt quất, quả phúc bồn tử đỏ và dâu tây được đánh giá
cho các thành phần phenolic của chúng sử dụng sắc ký lỏng hiệu năng cao với phát
hiện khối phổ ion hóa (UVLC-UV) và quang phổ ion hóa điện tử (LC-ESI-MS). Các
nhóm chính của berry phenolics là anthocyanin, flavonol, flavanol, ellagitannin,
gallotannin, proanthocyanidins, và axit phenolic. Chất chiết xuất từ quả mọng được
đánh giá khả năng ức chế sự phát triển của các dòng tế bào khối u (KB, CAL-27), vú
(MCF-7), ruột kết (HT-29, HCT116) và tuyến tiền liệt (LNCaP) ở nồng độ khác nhau.
từ 25 đến 200 μg / mL. Chất chiết xuất từ quả phúc bồn tử và dâu tây đen cho thấy các
tác dụng pro-apoptotic quan trọng nhất chống lại dòng tế bào này [52].
Ở một phương diện khác, Olson and DeGolier (2016) bằng cách sử dụng các kỹ
thuật hiện đại hỗ trợ hoặc bác bỏ tuyên bố rằng hợp đồng RRL cô lập cơ tử
cung. Dung dịch nước của RRL ở tất cả các nồng độ được thử nghiệm (1,5 - 50 mg)
tạo ra sự gia tăng lực co bóp từ các dải tử cung chuột dọc bị cô lập trong các bồn tắm
cơ thể tiêu chuẩn 15 mL.−5 M ACh ( p= 0.005), và bằng nhau về độ lớn hoặc lớn hơn
một chút so với những người gây ra bởi 10 −5 M ACh. Cả hai chất đối kháng thụ thể


8
nicotinic và cholinergic cholinergic đều thất bại trong việc ngăn chặn các cơn co thắt
do RRL gây ra. Salbutamol ngăn chặn bất kỳ phản ứng co bóp nào từ RRL; tuy nhiên,

β 2 nhân vật phản diện propranolol chặn thành công salbutamol phản ứng gây ra-thư
giãn và cho phép co thắt RRL, ngụ ý có thể có một thành phần trong RRL tương tác
với một số thành phần chức năng của β 2 adrenoceptor. L-type Ca 2+bộ chặn kênh
nifedipine đã chặn RRL gây ra phản ứng co bóp bằng 90%. Nghiên cứu này cung cấp
bằng chứng thực nghiệm cho việc sử dụng RRL truyền thống như một tử cung thảo
dược. Tuy nhiên, nó khơng đề cập đến hiệu quả tương đối của RRL được nhập vào các
quá trình sinh đẻ và lao động [19].
Tomczyk và cs (2004), đã xác định định lượng các flavonoid, tannin và axit
ellagic trong lá từ các biến thể hoang dã và trồng trọt của RubusL. loài (Rosaceae):
phúc bồn tử (2 hoang dã và 13 giống) và blackberry (3 hoang dã và 3 giống). Hàm
lượng flavonoid được phân tích bằng phương pháp quang phổ (phương pháp ChristMüllers) và phân tích HPLC sau khi thủy phân axit. Hàm lượng tannin được xác định
bằng phương pháp trọng lượng, với bột ẩn, được mô tả bởi Dược điển Đức 10 (DAB
10). Hàm lượng axit Ellagic được kiểm tra bằng phương pháp HPLC sau khi thủy phân
axit. Hàm lượng flavonoid, được xác định bằng phương pháp của Christ-Muller cao
hơn cho lá dâu tây so với lá phúc bồn tử và thay đổi từ 0,46% đến 1,05%. Quercetin và
kaempferol chiếm ưu thế trong tất cả các mẫu được phân tích bằng phương pháp
HPLC. Hàm lượng flavonoid cao nhất được tìm thấy trong lá của R. nessensis
(1,06%); với kết quả trong tất cả các mẫu được kiểm tra khác nhau giữa 0,27% và
1,06%. Nồng độ axit ellagic trong tất cả các loài được xác định sau khi thủy phân axit
và dao động từ 2,06% đến 6,89%. Lá của phúc bồn tử được đặc trưng bởi một lượng
lớn tannin (thay đổi từ 2,62% đến 6,87%) so với lá của các loài khác. Kết quả từ
nghiên cứu này chỉ ra rằng phúc bồn tử là một nguồn giàu flavonoid, axit ellagic và
tannin, có thể được sử dụng để đánh giá chất lượng của các loài lá Rubus L [39].
Ảnh hưởng của nhiệt độ ra hoa lên thành phần hóa học của quả phúc bồn tử được
nghiên cứu trong điều kiện mơi trường có kiểm soát thực hiện bởi Siv Fagertun
Remberg và cs (2010). Trọng lượng quả mọng giảm đáng kể khi tăng dần nhiệt độ
(12, 18, và 24°C) và kéo dài thời gian thu hoạch. Bởi vì hàm lượng hơi tăng lên tỷ lệ
thuận với trọng lượng quả mọng, khả năng chống oxy hóa và nồng độ của một loạt các
hợp chất hoạt tính sinh học giảm với sự giảm nhiệt độ và tiến độ của mùa thu hoạch
khi được thể hiện trên cơ sở trọng lượng tươi theo cách thông thường. Tuy nhiên, mặc

dù tác dụng pha loãng của quả mọng lớn, nồng độ acid ascorbic (vitamin C) tăng lên
với nhiệt độ giảm, ngay cả trên cơ sở trọng lượng tươi. r = 0,958), chủ yếu là
anthocyanin và ellagitannin. Trong khi tổng số 10 anthocyanin được phát hiện,
cyanidin-3-sophoroside và cyanidin-3- (2 G -glucosylrutinoside) -rutinoside chiếm
73% tổng số, anthocyanin giảm và sau đó tăng lên với sự gia tăng nhiệt độ. Cho đến
nay, các ellagitannin phổ biến nhất là lambertianin C và sanguiin H-6, cả hai đều tăng


9
đáng kể khi tăng dần nhiệt độ. Nó kết luận rằng nhiệt độ tăng có tác động đáng kể và
tương phản về nồng độ của một loạt các hợp chất có khả năng hoạt tính sinh học trong
quả phúc bồn tử [63].
Nghiên cứu của Sønsteby và cs (2009) về sự sinh trưởng và ra hoa của phúc bồn
tử trong điều kiện mơi trường được kiểm sốt để tạo thuận lợi cho sản xuất trái mùa.
Số lượng hoa tăng lên khi tăng dần nhiệt độ và tối đa ở 270C. Nếu rút ngắn thời gian
ban đêm thì việc ra hoa của cây cũng đạt hiệu quả cao [64]. Sự ngừng tăng trưởng và
khởi đầu hoa trong quả phúc bồn tử được kiểm soát chung bởi nhiệt độ thấp và điều
kiện ngày ngắn [65].
Theo Baiyi và cs, các loại quả phúc bồn tử hoàn thành toàn bộ chu kỳ sinh
trưởng của thực vật, ra hoa và đậu quả trong một mùa sinh trưởng, chưa được nghiên
cứu kỹ nên nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của việc hấp thụ và sử
dụng chất dinh dưỡng đến việc hình thành các hợp chất chống oxi hóa của phúc bồn
tử. Một số là được xử lý bằng phân bón với hàm lượng 12g / cây (N-P2O5-K2O, 1414-14) trong thời gian chiếu xạ kéo dài 17 giờ trong thời gian chiếu xạ kéo dài 17 giờ
với PPFD của 240 μmol m-2 s-1 vào thời điểm tối (Pho. + Fert.), nhóm khác được tiến
hành bằng chu kỳ sáng dài hơn hoặc chịu sự kiểm soát. So với sự kiểm soát, cả sinh
trưởng và sinh khối, các chất dinh dưỡng lá bị suy giảm như là triệu chứng của sự pha
loãng chất dinh dưỡng, dẫn đến triệu chứng của sự suy giảm chất dinh dưỡng so với sự
kiểm sốt. Theo cơng thức của Pho. + Fert. thì việc đậu quả xảy ra trước hai tháng vào
tháng 7, quả có trọng lượng quả khoảng 3 g và hàm lượng anthocyanin ở ~ 26,4 mg
xyanua-3-glucoside equiv. 100 g-1 Fw và tổng hàm lượng phenolic tại ~ 17,5 mg GAE

100 g-1 Fw [20].
1.2. Ảnh hưởng của nhân tố sinh thái đối với sự sinh trưởng của thực vật
1.2.1. Vai trò của các nhân tố sinh thái đối với sự sinh trưởng
a. Vai trị của ánh sáng
Ánh sáng có ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống của thực vật từ khi hạt nảy mầm,
sinh trưởng, phát triển cho đến khi cây ra hoa kết trái rồi chết. Ánh sáng là yếu tố vô
cùng quan trọng cho sự sinh trưởng của cây vì nó cần cho q trình quang hợp. Nhờ
quá trình quang hợp mà cây tổng hợp các chất hữu cơ làm nguyên liệu để xây dựng
nên cơ thể và tích lũy năng lượng ở trong cây để tiến hành sinh trưởng. Tùy theo nhu
cầu ánh sáng đối với sự sinh trưởng của cây mà người ta chia thực vật thành hai nhóm
là cây ưa sáng và cây ưa bóng. Cây ưa sáng sinh trưởng mạnh trong điều kiện ánh sáng
đầy đủ, cịn cây ưa bóng sinh trưởng tốt trong điều kiện bóng râm thích hợp. Ánh sáng
tác động lên cây trồng như nguồn năng lượng đối với các phản ứng quang hóa. Ánh
sáng cũng là nhân tố kích thích, điều khiển q trình sinh trưởng phát triển và năng
suất cho cây trồng. Ngoài ra ánh sáng cũng tác động đến sự nảy mầm của hạt [11].
b. Vai trò của nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của cây. Nhiệt độ tác động


10
chủ yếu đến cây qua con đường quang hợp [35]. Cây có thể sinh trưởng trong một
khoảng nhiệt khá rộng, vì vậy các loại cây trồng khác nhau thì tồn tại những điểm
nhiệt độ tối thấp và tối cao cũng khác nhau. Trong giới hạn nhiệt độ sinh trưởng của
cây thì có nhiệt độ tối thích cho sự sinh trưởng, ở nhiệt độ đó sự sinh trưởng của cây
xảy ra thuận lợi nhất, trên dưới nhiệt độ tối ưu thì tốc độ sinh trưởng của cây sẽ giảm.
Nhiệt độ tối thấp và nhiệt độ tối cao cho sự sinh trưởng của cây đó là điểm nhiệt độ mà
cây ngừng sinh trưởng. Giới hạn nhiệt độ sinh trưởng thay đổi theo sự thích nghi của
cây trồng ở những vùng sinh thái khác nhau [11].
Sinh trưởng của các cơ quan khác nhau của cây cũng nằm trong khoảng nhiệt
khác nhau. Những cơ quan ở trên mặt đất thích nghi với nhiệt độ khơng khí cao hơn so

với những cơ quan dưới mặt đất, vì vậy ở nhiệt độ cao sự sinh trưởng của rễ kém hơn
thân và cành. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm có ảnh hưởng rất lớn
đến sự sinh trưởng của cây. Ban ngày nhiệt độ cao thuận lợi cho cây quang hợp và tích
lũy chất hữu cơ, ban đêm nhiệt độ hạ thấp sẽ hạn chế hơ hấp và tiêu phí chất hữu cơ,
giảm sự thốt hơi nước nên sinh trưởng nhanh hơn. Vì vậy, việc biết được yêu cầu
nhiệt độ sinh trưởng của từng loại cây trồng có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định thời
vụ trồng thích hợp, chọn vùng, chuyển vùng hay nhập cây giống , từ đó có kỹ thuật
chăm sóc cây trồng tốt hơn và cho chất lượng cao hơn.
c. Vai trò của nước và độ ẩm
Nước là thành phần không thể thiếu của tất cả các tế bào sống, chiếm tới 80
– 95% khối lượng của mô sinh trưởng. Nước tham gia vào hầu hết các hoạt động sống
của sinh vật: là môi trường sống của sinh vật thủy sinh, là dung mơi hịa tan được
nhiều chất trong tế bào và là môi trường cho các phản ứng sinh hóa học diễn ra trong
cơ thể sống. Nước là nguyên liệu cho quá trình tổng hợp và quá trình sinh lí của cơ thể
sinh vật, là thành phần bảo vệ cấu trúc sống của tế bào thông qua sự hidrat hóa [16].
Khi có đầy đủ nước và mơi trường thích hợp, tế bào phân chia và phát triển thuận lợi,
cây sinh trưởng nhanh. Khi thiếu nước, các quá trình sinh lý, sinh hố trong cây hoa
giảm, các hợp chất hữu cơ được tạo thành ít, cây cịi cọc, chậm phát triển. Nếu quá
trình thiếu nước kéo dài cây hoa sẽ bị héo, khô và chết.
Độ ẩm của không khí và độ ẩm đất ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng và phát
triển của cây hoa. Độ ẩm thích hợp thì cây hoa sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh,
ra hoa đẹp, chất lượng cao.
d. Vai trò của dinh dưỡng khống
Các ngun tố khống đóng vai trị rất quan trọng trong đời sống của thực vật.
Chất khoáng là thành phần xây dựng nên các chất hữu cơ cơ bản nhất của chất nguyên
sinh, cấu trúc nên tế bào và cơ quan. Ngoài các nguyên tố đại lượng là những ngun
tố có vai trị chủ yếu trong việc tạo nên chất sống, có thể nói mọi chất khống đều ít
nhiều có ở dạng liên kết trong các hợp chất hữu cơ bởi các liên kết hóa học hay hóa lý
và có độ bền khác nhau [16].



11
Ngun tố khống tham gia vào q trình điều chỉnh các hoạt động trao đổi chất,
các hoạt động sinh lý của cây. Chất khống có tác dụng điều tiết một cách mạnh mẽ
q trình sống thơng qua tác động đến các chỉ tiêu hóa lý hóa keo của chất nguyên sinh
như điện tích, độ bền, khả năng ngậm nước, độ phân tán, độ nhớt v.v... của hệ keo
nguyên sinh. Chất khống cịn có khả năng điều tiết các hoạt động sinh lý thông qua
tác động đến các hệ enzim và hệ thống các hợp chất khác có vai trị quan trọng trong
trao đổi chất và trao đổi năng lượng. Các ngun tố khống có khả năng làm tăng tính
chống chịu của thực vật đối với các điều kiện bất lợi như một số nguyên tố đại lượng,
vi lượng làm tăng tính chống chịu hạn, chịu rét, chịu bệnh.
Các nguyên tố khoáng đa lượng là các nguyên tố dinh dưỡng của yếu cần thiết
cho cây trồng. Nitơ, phôtpho, kali là ba nguyên tố đa lượng chính mà cây sử dụng
nhiều nhất để tăng trưởng, ra rễ, ra chồi, ra lá, ra hoa, đậu trái. Chúng bổ sung lẫn nhau
để thúc đẩy sự sinh trưởng phát triển của cây. Trong đất, hàm lượng các ngun tố
khống thường ít hoặc ở dạng cây không dùng trực tiếp được và thường được bổ sung
vào đất thơng qua việc bón phân.
+ Nitơ (N)
Nitrogen là ngun tố có tác dụng làm tăng trưởng nhanh ra chồi, ra lá. Cây con
đang thời kì tăng trưởng, nên tưới phân có tỷ lệ đạm cao, để kích thích ra rễ, chồi non,
ra lá, tạo điều kiện cho cây phát triển nhanh. Khi tưới quá nhiều đạm, cây sẽ dư đạm lá
xanh mướt, cây bị rạp xuống, lá to nhưng yếu ớt, cây dễ bị đổ ngã, dễ bị sâu rầy và các
loại bệnh tấn công, đầu rễ chuyển sang xám đen, cây khó ra hoa. Ngược lại, nếu thiếu
đạm cây cịi cọc, sinh trưởng kém, diệp lục khơng hình thành, ít ra lá, ít ra chồi mới, lá
dần chuyển sang vàng theo quy luật lá già trước lá non sau, đẻ nhánh và phân cành
kém, rễ mọc ra nhiều nhưng cằn cỗi, cây khó ra hoa.
+ Phơtpho (P)
Phơtpho có tác dụng giúp cây nảy mầm, ra rễ nhiều, ra hoa nhanh. Phơtpho giữ
vai trị quan trọng trong q trình hô hấp và quang hợp của cây. Nếu tỷ lệ P2O5 quá
lớn kích thích sự ra hoa sớm, lá ngắn, cứng. Nếu thiếu phôtpho, cây sẽ nhỏ, cằn cỗi, lá

nhỏ ngắn, chuyển sang xanh thẫm, sức đề kháng kém, rễ chậm phát triển, rễ khơng có
màu trắng sáng mà chuyển sang màu xám đen, không ra hoa. Thừa lân cây thấp, lá
dày, ra hoa sớm nhưng hoa ngắn, nhỏ và xấu, cây mất sức nhanh sau khi ra hoa và khó
phục hồi. Thừa phơtpho thường dẫn đến thiếu Zn, Fe, và Mn. Ngồi ra, P làm tăng đặc
tính chống chịu của cây đối với các yếu tố không thuận lợi, chống rét, chống hạn, chịu
chua và một số loại sâu bệnh hại, . . .
+ Kali (K)
Kali có cơng dụng làm cho cây cứng cáp, đứng thẳng, tăng cường bó mạch trong
thân cây, dự trữ dưỡng chất để nuôi cây trong mùa khô, đồng thời thúc đẩy ra chồi
mới, giữ cho hoa lâu tàn, màu sắc tươi đẹp. Nếu cung cấp quá nhiều kali, cây thừa kali
lá trở nên vàng úa, đọt non không phát triển và khô héo, cây cằn cỗi, lá không mướt và


12
nhỏ. Ở trường hợp này ngưng cung cấp kali ngay và tăng cường cung cấp thêm đạm.
Thừa kali thường dẫn đến thiếu Mg và Ca. Còn ở trong trường hợp cây thiếu kali thì
cây khơng phát triển được, vì cây không được hấp thu dưỡng chất, cây khô dần rồi
chết. Ở trường hợp cây lan đang trong thời kì tươi tốt biểu hiện thiếu kali: Cây phát
triển kém, lóng ngắn, lá ngọn mọc thành chùm, lá già vàng dần từ hai mép lá và chóp
lá sau đó dần vào trong, lá đôi khi bị xoắn lại, thân cây trở nên lùn thấp, cây mềm yếu
dễ bị sâu bệnh tấn công, cây chậm ra hoa, hoa nhỏ, màu sắc không tươi dễ bị dập nát.
Tóm lại, ba nguyên tố đa lượng: Nitơ, phôtpho, kali cây sử dụng nhiều nhất để
tăng trưởng, ra rễ, ra chồi, ra lá, ra hoa, tạo quả, chúng luôn luôn bổ sung cho nhau tạo
điều kiện tốt cho cây sinh trưởng và phát triển.
Nguyên tố trung và vi lượng
Để điều hòa sinh trưởng cho cây hấp thụ tốt nhất các loại phân đa lượng nói trên,
cần có thêm những nguyên tố khác để giúp cây phát triển đồng bộ như: magie, lưu
hình, sắt, đồng, kẽm, mangan, mơlypden. Những ngun tố này cần với lượng ít nhưng
khơng thể thiếu bởi chúng là thành phần của rất nhiều enzim, tham gia vào q trình
chuyển hóa vật chất và năng lượng cho cây [16]. Ví dụ, sắt (Fe) cần để tổng hợp và

duy trì diệp lục tố trong cây; kẽm (Zn) có vai trị quan trọng trong việc tổng hợp đạm,
hình thành các chất điều hịa sinh trưởng trong cây; mangan (Mn) là chất cần thiết cho
q trình hơ hấp của cây, hoạt hóa các enzim chuyển hóa đạm và tổng hợp diệp lục tố,
kiểm sốt các q trình xảy ra trong tế bào ở các pha sáng và tối; đồng (Cu) xúc tiến
quá trình hình thành vitamin A, giúp cây tăng khả năng chịu hạn, chịu nóng, chịu
lạnh…Tuy nguyên tố vi lượng rất cần thiết đối với cây nhưng hàm lượng cao trong đất
sẽ làm cây bị ngộ độc.
Đối với cây, việc bổ sung chất khống cho cây thơng dụng đó là bón phân. Cách
bón phân hiệu quả nhất trong giai đoạn vườn ươm là phun phân bón qua lá. Phân bón
cho cây phải chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng với thành phần và
tỉ lệ phù hợp với từng thời kì sinh trưởng và phát triển. Nguyên tắc sử dụng phân bón
khi trồng cây đó là: Chỉ sử dụng đối với những cây có bộ rễ phát triển, việc bón phân
nên sử dụng trong thời kỳ cây sinh trưởng thích ứng tốt.
Việc bón phân cho cây là rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển cây.
Phân vô cơ hoặc phân hữu cơ có thể được sử dụng để bón cho cây. Phân bón hữu cơ
được bón đều trên bề mặt hai tháng/lần và các chất khống được bón cho cây mỗi lần
trong 25 ml với 1g/l dung dịch. Nếu phối hợp sử dụng phân vô cơ cùng với phân hữu
cơ tốt hơn, với sản lượng chất khô cao hơn so với việc sử dụng phân bón riêng biệt
(hữu cơ hoặc vơ cơ).
1.2.2. Ảnh hưởng của giá thể đến sự sinh trưởng
Giá thể là từ dùng để chỉ tất cả các vật chất bao quanh bộ rễ của cây trồng, các
loại giá thể khác nhau có ưu nhược điểm khác nhau và tùy theo mục đích trồng, loại
cây trồng mà chọn các loại giá thể thích hợp. Giá thể bao gồm hỗn hợp của các vật liệu


13
có thể giữ nước, tạo độ thống cho sự phát triển của cây. Hỗn hợp này được dùng đơn
lẻ hoặc phối trộn lại để tận dụng ưu điểm từng loại: bột núi lửa, vỏ trấu hun, mùn dừa,
than bùn, đá trân châu, cát, sỏi,... Các loại giá thể này được dùng phổ biến trong ngành
khoa học nghề vườn [58].

Giá thể trồng cây có ưu điểm:
- Kiểm sốt được pH, thành phần dinh dưỡng, các yếu tố gây bệnh và lây truyền
bệnh cho cây.
- Có khả năng giữ ẩm và thống khí tốt.
- Có khả năng tái sử dụng hoặc an tồn cho mơi trường khi phân hủy.
Các loại giá thể khác được sử dụng ngoài đất:
- Xơ dừa: Xơ dừa được lấy từ vỏ quả dừa, nghiền nhỏ và có thể làm khơ
đóng thành bánh để dễ vận chuyển và bảo quản. Trước khi sử dụng cần loại bỏ chất
chát (tanin). Xơ dừa là giá thể có khả năng giữa ẩm và thơng thống khí tốt nhưng nó
dễ gây úng cho một số loại cây trồng, có pH từ 6,5 - 7,0 có trọng lượng riêng thấp, tính
ổn định cao. Xơ dừa có thể sử dụng đơn lẻ hoặc phối trộn với các nguyên liệu khác
như than bùn, tro trấu, đất mùn theo tỷ lệ, sẽ tạo ra loại giá thể có độ tơi xốp cao, thơng
thống khí [41].
- Trấu hun: Trấu hun là mảnh vỏ lúa (sau khi đã lấy gạo) đem hun cháy nhưng
chưa thành tro. Trấu hun là giá thể hữu cơ, thốt nước tốt, thích hợp với nhiều loại cây
trồng. Trong trấu hun chứa một lượng lớn kali có tính kiềm, có thể tái sử dụng và hoàn
toàn sạch bệnh. Trấu hun là loại phế phẩm rất phổ biến trong nông nghiệp. Cũng như
xơ dừa, sử dụng trấu hun làm giá thể trồng cây mang lại hiệu quả kinh tế cao [59].
- Mùn cưa: Mùn cưa là phụ phẩm khi cưa, xẻ gỗ. Tùy theo loại gỗ mà mùn cưa
có những đặc điểm riêng như: độ bền giá thể được lâu khả năng hút, thoát nước khác
nhau, nhưng đều có chung đặc điểm là có chứa nhiều chất cellulozo, hút thoát nước và
giữ ẩm tốt.
Giá thể làm giá đỡ cho cây, cung cấp ẩm độ, độ thống khí và cải thiện độ pH,
đồng thời cung cấp các chất dinh dưỡng để thích hợp với từng đối tượng cây trồng.
Theo John và Harold (1999) có thể dùng riêng lẻ hoặc phối trộn các loại giá thể để
tăng hiệu quả sử dụng đối với từng loại cây khác nhau.
1.2.3. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sinh trưởng
của cây từ giống nuôi cấy mô
Cao Thị Thủy và cs (2011) nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến sự sinh trưởng,
phát triển của cây xuyên khung in vitro. Cây xuyên khung có một số tác dụng dược lý

như: ức chế sự co bóp tử cung, chống loạn nhịp tim, gây dãn động mạch vành, cải
thiện tuần hoàn não, giảm cholesterol máu... Các cây xuyên khung in vitro đạt tiêu
chuẩn được trồng trên 3 nền giá thể khác nhau: Đất, cát, hỗn hợp: đất, cát, phân
chuồng hoai mục theo tỷ lệ 1:1:1. Kết quả thu được hai nền giá thể là cát và đất cho tỷ
lệ sống đạt 100%, giá thể hỗn hợp (đất: cát: phân chuồng hoai mục) cho tỷ lệ sống là


×