Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nghiên cứu tổng hợp muối canxi hydroxycitrat từ axit hydroxycitric của vỏ quả bứa khô phong điền thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ THỦY

NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP MUỐI CANXI HYDROXYCITRAT
TỪ AXIT HYDROXYCITRIC CỦA VỎ QUẢ BỨA KHÔ
PHONG ĐIỀN – THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Đà Nẵng – Năm 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ THỦY

NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP MUỐI CANXI HYDROXYCITRAT
TỪ AXIT HYDROXYCITRIC CỦA VỎ QUẢ BỨA KHÔ
PHONG ĐIỀN – THỪA THIÊN HUẾ

Chuyên ngành: HÓA HỮU CƠ
Mã số: 60 44 27

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. Đào Hùng Cƣờng

Đà Nẵng - Năm 2012




ii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa
được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

NGUYỄN THỊ THỦY


iii

MỤC LỤC
Trang phụ bìa .............................................................................................................. i
Lời cam đoan ............................................................................................................... ii
Mục lục.. ..................................................................................................................... iii
Danh mục các ký hiệu và các chữ viết tắt ................................................................. vii
Danh mục các bảng .................................................................................................. viii
Danh mục các hình ...................................................................................................... x
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................................. 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ......................................................... 4
6. Cấu trúc của luận văn ....................................................................................... 4

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ..................................................................................... 5
1.1. CÂY BỨA ..................................................................................................... 5
1.1.1. Đặc điểm, phân bố cây bứa ........................................................................ 5
1.1.2. Phân loại bứa ............................................................................................. 5
1.1.2.1. Bứa........................................................................................................... 5
1.1.2.2. Bứa mọi ................................................................................................... 6
1.1.2.3. Bứa mủ vàng ............................................................................................ 7
1.1.2.4. Bứa nhà .................................................................................................... 8
1.1.2.5. Tai chua ................................................................................................... 8
1.1.2.6. Garcinia cambogia .................................................................................. 9
1.1.2.7. Garcinia indica ..................................................................................... 10
1.1.2.8. Garcinia atroViridis.............................................................................. 11
1.1.2.9. Bứa Băng tâm........................................................................................ 12
1.1.3. Thành phần hóa học của chi Garcinia .................................................... 12


iv

1.2. AXIT HYDROXYCITRIC (HCA) ............................................................. 15
1.2.1. Nguồn gốc (-)-HCA ................................................................................. 15
1.2.2. Hoá học của (-)-HCA .............................................................................. 15
1.2.2.1. Sự khám phá (-)-HCA ........................................................................... 15
1.2.2.2. Chiết tách .............................................................................................. 17
1.2.2.3. Hoá học lập thể ..................................................................................... 17
1.2.2.4. Tính chất của (-)-HCA và Lacton ......................................................... 18
1.2.2.5. Định lƣợng (-)-HCA ............................................................................. 19
1.3. HOÁ SINH CỦA (-)-HCA ........................................................................ 20
1.3.1. Sự ức chế của enzyme chia tách muối citrat bởi (-)-HCA ....................... 20
1.3.2. Những ảnh hƣởng của (-)-HCA lên sự tổng hợp chất béo
và sự hình thành lipid ............................................................................... 21

1.3.3. Hiệu quả của (-)-HCA trong sự tổng hợp xeton ...................................... 24
1.3.4. Những tác động sinh học khác của (-)-HCA ........................................... 25
1.4. (-)-HCA NHƢ MỘT TÁC NHÂN ĐIỀU CHỈNH CÂN NẶNG .............. 26
1.5. MỘT SỐ LO NGẠI VỀ (-)-HCA ............................................................... 28
1.6. CÁC MUỐI KIM LOẠI CỦA (-)-HCA ..................................................... 29
1.6.1. Các loại muối kim loại của (-)-HCA........................................................ 29
1.6.2. Một số nghiên cứu tạo muối kim loại của (-)-HCA ................................. 30
1.7. TÁC DỤNG CỦA CÁC MUỐI KIM LOẠI CỦA (-)-HCA ...................... 33
CHƢƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 36
2.1. NGUYÊN LIỆU .......................................................................................... 36
2.2. THIẾT BỊ - DỤNG CỤ - HÓA CHẤT ....................................................... 36
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 37
2.3.1. Xử lý nguyên liệu ..................................................................................... 37
2.3.1.1. Thu nguyên liệu .................................................................................... 37
2.3.1.2. Xử lý nguyên liệu .................................................................................. 37
2.3.2. Phƣơng pháp phân tích trọng lƣợng ......................................................... 38
2.3.3. Chƣng ninh bằng nồi áp suất để thu dịch chiết axit ................................ 39


v

2.3.4. Chuẩn độ tổng lƣợng axit thu đƣợc bằng phƣơng pháp
chuẩn độ axit- bazơ .................................................................................. 40
2.3.5. Xác định hàm lƣợng HCA trong mẫu bằng phƣơng pháp
sắc ký lỏng cao áp (HPLC) ...................................................................... 41
2.3.6. Tổng hợp muối canxi của HCA................................................................ 44
2.3.7. Hiệu suất q trình chuyển hóa tạo muối HCCa ...................................... 44
2.3.8. Phƣơng pháp xác định cấu trúc hóa học bằng phổ hồng ngoại (IR) ........ 45
2.3.9. Phƣơng pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) ................................. 46
2.3.10. Phƣơng pháp phổ cộng hƣởng từ hạt nhân ............................................. 46

2.3.11. Phƣơng pháp phân tích vi sinh vật ......................................................... 47
2.3.12. Sơ đồ quy trình nghiên cứu .................................................................... 47
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 49
3.1. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU HĨA LÍ............................... 49
3.1.1. Xác định độ ẩm ......................................................................................... 49
3.1.2. Xác định hàm lƣợng tro ............................................................................ 49
3.1.3. Khảo sát hàm lƣợng kim loại ................................................................... 50
3.2. KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỔNG LƢỢNG
AXIT THU ĐƢỢC BẰNG PHƢƠNG PHÁP CHƢNG NINH ................. 51
3.2.1. Khảo sát theo thời gian chƣng ninh .......................................................... 51
3.2.2. Khảo sát theo tỉ lệ rắn/lỏng (R/L) ............................................................. 53
3.3. XÁC ĐỊNH HÀM LƢỢNG HCA TRONG MẪU CHƢNG NINH
BẰNG PHƢƠNG PHÁP HPLC ................................................................. 55
3.3.1. Kết quả xây dựng đƣờng chuẩn ................................................................ 55
3.3.2. Kết quả xác định HCA trong vỏ quả bứa khô .......................................... 56
3.4. TỔNG HỢP MUỐI CANXI CỦA HCA ..................................................... 58
3.4.1. Khảo sát theo thể tích axit ........................................................................ 58
3.4.2. Khảo sát theo nhiệt độ .............................................................................. 60
3.5. NHẬN DIỆN SẢN PHẨM MUỐI HCCA
BẰNG PHƢƠNG PHÁP HPLC ................................................................. 61


vi

3.6. TINH CHẾ MUỐI ...................................................................................... 62
3.7.KIỂM TRA SẢN PHẨM MUỐI HCCA ĐÃ TINH CHẾ ........................... 68
3.7.1. Kiểm tra sản phẩm muối HCCa bằng phổ hồng ngoại IR ...................... 68
3.7.2. Kiểm tra sản phẩm muối HCCa bằng phổ cộng hƣởng từ hạt nhân......... 70
3.7.3. Kiểm tra hàm lƣợng canxi và các kim loại nặng trong
sản phẩm muối HCCa ............................................................................... 72

3.7.4. Kiểm tra chỉ tiêu vi sinh vật muối HCCa ................................................. 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 76
1. KẾT LUẬN .................................................................................................... 76
2. KIẾN NGHỊ.................................................................................................... 77
Danh mục tài liệu tham khảo .................................................................................... 78
Quyết định giao đề tài luận văn (Bản sao)
Phụ lục.


vii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1) CÁC KÝ HIỆU:
δ

Độ chuyển dịch hóa học (ppm)

ν

Dao động hóa trị

H

Hiệu suất phản ứng (%)

m

Khối lƣợng (g)

V


Thể tích (ml)

T

Thời gian (phút)

RT

Thời gian lƣu (phút)

2) CÁC CHỮ VIẾT TẮT:
AAS

Quang phổ hấp thụ nguyên tử

CaCl2

Canxi clorua

CHO

Cholesterol

HCA

Axit hydroxycitric

HCCa


Canxi hydroxycitrat

HPLC

Sắc ký lỏng cao áp

IR

Quang phổ hồng ngoại

NaOH

Natri hydroxit

NMR

Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân

TB

Trung bình

Tri

Triglycerid


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu bảng
1.1

Tên bảng
So sánh tính chất vật lý của HCA, lacton từ Garcinia
và Hibiscus

Trang
18

1.2

Các đặc trƣng cơ bản và tính chất của HCA

19

3.1

Kết quả xác định độ ẩm trong vỏ quả bứa khô

49

3.2

Kết quả xác định hàm lƣợng tro trong vỏ quả bứa

49

3.3


3.4

3.5

3.6

3.7

3.8

Kết quả xác định hàm lƣợng một số kim loại trong
vỏ bứa
Kết quả khảo sát sự phụ thuộc tổng lƣợng axit thu
đƣợc trong vỏ bứa khô vào thời gian chƣng ninh
Kết quả khảo sát sự phụ thuộc tổng lƣợng axit thu
đƣợc trong vỏ bứa khô vào tỉ lệ rắn lỏng
Kết quả xác định axit HCA trong vỏ quả bứa bằng
HPLC
Kết quả khảo sát sự phụ thuộc của tổng lƣợng muối
thu đƣợc vào thể tích axit
Kết quả khảo sát sự phụ thuộc của tổng lƣợng muối
thu đƣợc vào nhiệt độ

50

51

53

57


58

60

3.9

Tỷ lệ cồn/nƣớc dùng tinh chế muối

63

3.10

Kết quả diện tích pic ở phổ HPLC của sản phẩm

67

muối canxi
3.11

Kết quả chụp phổ IR của muối HCCa chuẩn và

68


ix

HCCa tạo thành
3.12


Kết quả phổ C13-NMR của muối HCCa

70

3.13

Kết quả phổ 1H-NMR của muối HCCa

71

3.14
3.15

Kết quả xác định thành phần kim loại nặng trong
sản phẩm HCCa
Kết quả chỉ tiêu vi sinh của mẫu muối HCCa

73
74


x

DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu hình

Tên hình

Trang


1.1

Quả, lá, hoa và cây bứa

6

1.2

Cây, lá, quả, hoa bứa mủ vàng

7

1.3

Cây và quả bứa nhà

8

1.4

Quả tai chua và vỏ tai chua khô

9

1.5

Lá và quả Garcinia cambogia

10


1.6

Cây, quả Garcinia Indica và Kokam

11

1.7

Quả Garcinia atroViridis

11

1.8

Cây bứa băng tâm

12

1.9

Cấu trúc đồng phân của axit hydroxycitric

16

1.10

Cấu trúc đồng phân lacton của axit hydroxycitric

16


1.11

Muối canxi hydroxycitrat

30

1.12

1.13

Muối

natri

hydroxycitrat



muối

kali

30

Công thức thông thƣờng muối cặp kim loại nhóm

31

hydroxycitrat


IA và IIA

1.14

Cơng thức thơng thƣờng muối cặp kim loại nhóm II

32

1.15

Cơng thức thơng thƣờng muối ba kim loại

33

2.1

Cây bứa Phong Điền – Huế

36

2.2

Quả bứa xanh

36


xi

2.3


Quả bứa chín

37

2.4

Vỏ bứa đã cắt nhỏ

38

2.5

Vỏ bứa phơi khơ

38

2.6

Vỏ bứa khô xay nhỏ

38

2.7

Dịch chiết chƣa tẩy màu

40

2.8


Dịch chiết sau khi tẩy màu

40

2.9

Kết tủa pectin

40

2.10

Lọ chất chuẩn

43

2.11

Muối HCCa

44

2.12

Phản ứng tạo muối canxi của (-)-HCA

45

3.1


3.2

Đồ thị biểu diễn kết quả sự phụ thuộc tổng lƣợng
axit thu đƣợc vào thời gian chƣng ninh
Đồ thị biểu diễn kết quả sự phụ thuộc tổng lƣợng
axit thu đƣợc vào tỉ lệ rắn/lỏng

52

54

3.3

Đƣờng chuẩn HCA

56

3.4

Sắc ký đồ của chất chuẩn

56

3.5

Sắc ký đồ mẫu vỏ bứa khô chƣng ninh trong nƣớc

57


3.6

3.7

Đồ thị kết quả khảo sát sự phụ thuộc của lƣợng muối
thu đƣợc vào thể tích axit
Đồ thị kết quả khảo sát sự phụ thuộc của lƣợng muối
thu đƣợc vào nhiệt độ

59

61

3.8

Sắc kí đồ muối canxi hydroxycitrat tổng hợp đƣợc

62

3.9

Sắc ký đồ mẫu M1

63


xii

3.10


Sắc ký đồ mẫu M2

63

3.11

Sắc ký đồ mẫu M3

64

3.12

Sắc ký đồ mẫu M4

64

3.13

Sắc ký đồ mẫu M5

65

3.14

Sắc ký đồ mẫu M6

65

3.15


Sắc ký đồ mẫu M7

66

3.16

Sắc ký đồ mẫu M8

66

3.17

Phổ IR của muối HCCa tạo thành

69

3.18

Phổ IR của muối HCCa chuẩn

69

3.19

Cấu trúc muối canxi của (-)-HCA

70

3.20


Phổ 13C-NMR của muối HCCa

71

3.21

Phổ 1H-NMR của muối HCCa

72


13

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, béo phì đã trở thành một bệnh khá phổ biến ở nhiều nƣớc trên thế giới,
đe dọa nghiêm trọng đến sức khoẻ và tuổi thọ của con ngƣời. Do chế độ ăn uống dƣ thừa
chất đƣờng và chất béo, phƣơng tiện đi lại ngày càng hiện đại, điều kiện làm việc tĩnh tại
đã làm cho tỉ lệ ngƣời mắc bệnh béo phì trên thế giới ngày một gia tăng.

Khơng chỉ làm giảm vẻ thẩm mỹ bên ngồi, béo phì cịn là cửa ngõ của một
số bệnh mãn tính khơng lây nhƣ tiểu đƣờng, tim mạch, tăng huyết áp, sơ vữa động
mạch,… gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Một trong những biện pháp chống béo phì đƣợc ƣa chuộng hiện nay là sử
dụng các thực phẩm chức năng có nguồn gốc tự nhiên, không những tiết kiệm thời
gian tập luyện, rất phù hợp với nhịp sống hiện đại mà cịn an tồn và thân thiện với
môi trƣờng.
Cây bứa – tên khoa học là Garcinia oblongifolia Champ. Ex Benth, thuộc họ
bứa và chi bứa. Trên thế giới việc nghiên cứu cây bứa đã đƣợc chú trọng từ lâu.
Tính đến nay, đã có hàng trăm cơng trình nghiên cứu về cây bứa bao gồm các lĩnh

vực chiết tách, xác định thành phần hóa học các hợp chất hữu cơ, ứng dụng trong
công nghệ thực phẩm và công nghệ dƣợc phẩm. Đặc biệt trong những năm gần
đây, các cấu tử có khối lƣợng nhỏ và phức tạp đƣợc chiết từ nhiều loài bứa
(Garcinia Cowa, Garcinia Combogia, Garcinia India, Garcinia AntroViridis) trong
đó có (-)-hydroxycitric axit (HCA;1,2-dihydroxy propan-1,2,3-tricacboxylic axit),
lacton của (-)-hydroxycitric axit có tính sinh học lý thú đã gây chú ý đối với các nhà
hóa sinh, các bác sĩ chuyên khoa sức khỏe. Đó là khả năng điều chỉnh quá trình tổng
hợp axit béo, sự hình thành lipid, sự ngon miệng và giảm cân. Đồng phân của (-)HCA có vai trị quan trọng trong việc bảo vệ tim mạch, hiệu chỉnh các lipid và khả
năng chịu đựng trong luyện tập thể thao.
HCA đƣợc chiết từ vỏ bứa có tác dụng kìm hãm q trình chuyển hóa lƣợng
đƣờng thừa trong cơ thể thành mỡ. Không những giúp giảm cân, HCA còn cải thiện
giảm các loại mỡ xấu cho sức khỏe nhƣ tryglycerid, LDL cholesterol, cholesterol


14

tồn phần và tăng HDL cholesterol là loại mỡ có tác dụng bảo vệ thành mạch.
Ngoài ra, HCA làm gia tăng nồng độ Serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh
chính yếu có vai trị kiểm sốt sự thèm ăn, đồng thời cải thiện tâm lý phiền muộn ở
ngƣời dƣ cân, béo phì giúp họ giảm năng lƣợng khẩu phần. Tuy nhiên, HCA ở dạng
tự do khơng bền, dễ chuyển hóa thành dạng lacton, bền nhƣng kém hoạt động. Vì
thế, cần phải tạo ra HCA tồn tại ở dạng dẫn xuất, bền và có hoạt tính sinh học. Tiêu
biểu là muối kim loại của HCA. Những nghiên cứu trong thời gian gần đây đã
chứng minh tính hiệu quả các loại muối của (-)-HCA, đặc biệt là muối canxi vì dễ
tạo thành do tạo hợp chất vòng bền. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu trên nguồn
(-)-HCA đƣợc chiết tách từ các loài bứa của Ấn Độ.
Ở Việt Nam, cây bứa tƣơng đối dễ trồng, phát triển tốt, cho năng suất cao và
có mặt ở hầu hết các địa bàn trong cả nƣớc, nhất là những vùng rừng núi phía Bắc,
miền Trung, Tây Nguyên. Từ lâu, con ngƣời đã dùng lá, quả bứa để chế biến trong
món ăn, chữa trị một số bệnh ngồi da,… Cây bứa cịn đƣợc dùng để ngăn gió, chắn

bão. Cho đến nay, có rất ít các cơng trình nghiên cứu mang tính cơ bản về thành
phần, tính chất, khả năng ứng dụng, công nghệ khai thác về các hợp chất hóa học có
trong cây bứa. Đây là những vấn đề rất đáng đƣợc quan tâm nghiên cứu nhằm góp
phần quy hoạch, khai thác, chế biến và ứng dụng các sản phẩm của cây bứa một
cách có hiệu quả, khoa học hơn.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu với nội dung
“Nghiên cứu tổng hợp muối canxi hydroxycitrat từ axit hydroxycitric của vỏ quả
bứa khô Phong Điền – Thừa Thiên Huế”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng quy trình chiết tách axit hydroxycitric từ vỏ quả bứa khơ thu hái
từ xã Phong Bình – huyện Phong Điền – Tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Xây dựng quy trình tổng hợp muối canxi hydroxycitrat từ axit
hydroxycitric chiết từ vỏ quả bứa khô thu hái từ xã Phong Bình – huyện Phong Điền
– tỉnh Thừa Thiên Huế.


15

- Đóng góp thêm những thơng tin, tƣ liệu khoa học về cây bứa, tạo cơ sở
khoa học cho các nghiên cứu sâu về ứng dụng của axit hydroxycitric.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Vỏ quả của cây bứa (Garcinia oblongifolia Champ. Ex Benth.) thu hái tại xã
Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
* Phạm vi nghiên cứu
- Xác định một số chỉ tiêu hóa lý (độ ẩm, hàm lƣợng tro, hàm lƣợng kim
loại) của nguyên liệu vỏ quả bứa khô thu hái tại xã Phong Bình – huyện Phong Điền
– tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Xác định các điều kiện thích hợp (thời gian và tỉ lệ rắn/lỏng) để chiết đƣợc
nhiều axit nhất từ vỏ quả bứa khô thu hái tại xã Phong Bình – huyện Phong Điền –

tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Xác định hàm lƣợng axit hydroxycitric chiết đƣợc bằng phƣơng pháp sắc
ký lỏng cao áp (HPLC).
- Xác định các điều kiện thích hợp (thể tích axit và nhiệt độ) để tổng hợp
đƣợc nhiều muối canxi hydroxycitrat nhất từ dịch axit chiết đƣợc.
- Tinh chế muối và kiểm tra sản phẩm muối đã tinh chế bằng phổ hồng ngoại
(IR), sắc ký lỏng cao áp (HPLC), phổ cộng hƣởng từ hạt nhân (NMR), quang phổ
hấp thụ nguyên tử AAS và kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh vật.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết
- Thu thập các thông tin tài liệu liên quan đến đề tài nhƣ đặc điểm hình thái
thực vật, thành phần hóa học, ứng dụng của một số loài thực vật thuộc họ bứa,…
- Xử lý các thông tin về lý thuyết để đƣa ra các vấn đề cần thực hiện trong
quá trình thực nghiệm.
Phương pháp thực nghiệm
- Phƣơng pháp chiết tách: phƣơng pháp chƣng ninh bằng nồi áp suất sử dụng
dung môi là nƣớc.


16

- Phƣơng pháp phân tích định lƣợng: phƣơng pháp trọng lƣợng, phƣơng pháp
chuẩn độ axit – bazơ.
- Phƣơng pháp phân tích cơng cụ: phƣơng pháp sắc ký lỏng cao áp (HPLC),
phƣơng pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS), phƣơng pháp quang phổ hồng
ngoại (IR), phƣơng pháp phổ cộng hƣởng từ hạt nhân (NMR).
- Phƣơng pháp kiểm tra vi sinh vật: phƣơng pháp kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh
vật (tổng vi sinh vật hiếu khí, E. Coli và tổng nấm men, nấm mốc).
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Từ các nghiên cứu trên, đề tài đã thu đƣợc một số kết quả với ý nghĩa nhƣ

sau:
- Xây dựng quy trình chiết tách axit hydroxycitric từ vỏ quả bứa khơ thu hái
tại xã Phong Bình – huyện Phong Điền – tỉnh Thừa Thiên Huế bằng phƣơng pháp
chƣng ninh trong nồi áp suất với dung môi là nƣớc.
- Xây dựng quy trình tổng hợp muối canxi hydroxycitrat từ axit
hydroxycitric đƣợc chiết trong vỏ quả bứa khô.
- Cung cấp các thông tin khoa học về thành phần và cấu tạo của muối canxi
hydroxycitrat của axit hydroxycitric.
- Làm cơ sở dữ liệu để ứng dụng muối canxi hydroxycitrat trong thực tế.
6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 80 trang, trong đó có 17 bảng và 48 hình. Phần mở đầu 04
trang, kết luận và kiến nghị 02 trang, tài liệu tham khảo 03 trang. Nội dung của luận
văn chia làm 03 chƣơng.
Chƣơng 1. Tổng quan, 31 trang.
Chƣơng 2. Nguyên liệu và phƣơng pháp nghiên cứu, 13 trang.
Chƣơng 3. Kết quả và thảo luận, 29 trang.


17

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. CÂY BỨA
1.1.1. Đặc điểm, phân bố cây bứa
Cây bứa thuộc Bộ chè Theales, là Bộ 2 lá mầm thuộc phân lớp sổ Dilleniiae.
Lá đơn có khi lá kép; hoa thƣờng cánh phân; nhiều nhị; đài xếp xoắn ốc áp sát nhau
[3].
Họ măng cụt Guttiferae còn gọi họ bứa Clusiaceae thuộc bộ Chè. Cây gỗ có
mủ vàng, cành nhỏ mọc thành nhiều tầng. Lá đơn mọc đối, khơng có lá kèm. Phiến
lá dày, mép ngun gân bên nhiều nhỏ khơng nổi rõ. Hoa thƣờng đơn tính hoặc hoa
tạp tính tức hoa đực và hoa lƣỡng tính cùng gốc, bầu trên. Quả thịt hay quả hạch

thƣờng có đài tồn tại ở gốc nhƣ Măng cụt Garcinia mangostana; dọc Garcinia
multifolia; Tai chua Garcinia cowa; mù u (hồ đồng) Calophyllum inophyllum [3],
[6].
Họ măng cụt gồm 14 giống và hơn 350 loài phân bố trong giới hạn các nƣớc
nhiệt đới ẩm. Ở Việt Nam có 5 giống, 41 lồi [6].
1.1.2. Phân loại bứa
1.1.2.1. Bứa [2], [6]
Bứa, bứa lá tròn, dài - Garcinia oblongifolia Champ. Ex Benth., thuộc họ
măng cụt – Clusiaceae.
Mô tả: Cây gỗ thƣờng xanh cao 6 - 7 m. Cành non thƣờng vng, x ngang
và rủ xuống. Lá hình thuẩn, hơi dài, đi nhọn, chóp dài, mép ngun, nhẵn bóng,
có nhiều điểm mờ. Hoa đực mọc thành cụm 3 - 5 hoa ở nách lá, 4 lá đài và 5 cánh
hoa, 20 nhị có chỉ nhị ngắn. Hoa lƣỡng tính có lá đài và cánh hoa nhƣ ở hoa đực,
màu hơi vàng hoặc trắng; bầu 4 (6 - 10) ơ, hình cầu, vịi ngắn. Quả mọng mang đài;
vỏ quả dày, có khía múi, khi chín màu vàng, phía trong hơi đỏ chứa 6 - 10 hạt. Mùa
hoa, quả tháng 3 - 6. Hình ảnh của quả, lá, hoa và cây bứa đƣợc thể hiện ở hình 1.1.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang trong rừng thứ sinh của các tỉnh từ Hà
Tuyên, Vĩnh Phú đến Quảng Nam - Đà Nẵng. Cũng thƣờng đƣợc trồng lấy lá tƣơi
và quả nấu canh chua. Thu hái vỏ quanh năm, cạo bỏ vỏ ngồi, thái nhỏ, phơi khơ.


18

Hình 1.1. Quả, lá, hoa và cây bứa
Tính vị, tác dụng: Vỏ có tính săn da và hơi đắng, mát, hơi độc, có tác dụng
tiêu viêm, hạ nhiệt, làm săn da, hàn vết thƣơng. Lá có vị chua thƣờng đƣợc dùng
thái nhỏ nấu canh chua. Hạt có áo hạt chua, ăn đƣợc, dùng nấu canh chua. Vỏ
thƣờng dùng trị: loét dạ dày, loét tá tràng; viêm dạ dày ruột, kém tiêu hóa; viêm
miệng, ho ra máu; bỏng, mụn nhọt, sâu quảng, eczema, dị ứng mẫn ngứa. Nhựa bứa
dùng trị bỏng.

1.1.2.2. Bứa mọi [2], [6]
Bứa mọi - Garcinia harmandii Pierre, thuộc họ bứa - Clusiaceae.
Mô tả: Cây gỗ cao 6 - 10m, phân nhánh nhiều từ gốc, có vỏ màu vàng. Lá
thn, hình trứng ngƣợc hay hình ngọn giáo ngắn, có góc ở gốc, có mũi nhọn ở đầu,
dai, dài 4 - 10cm, rộng 15 - 30mm; cuống ngắn. Hoa vàng, khơng cuống; hoa đực
xếp thành nhóm 3 - 6, hoa cái đơn độc. Quả có đƣờng kính 10 - 20mm, màu tía. Ra
hoa tháng 2 - 3, có quả tháng 3.
Nơi sống và thu hái: Loài đặc hữu và sống phổ biến ở Nam Việt Nam,
Campuchia và Nam Lào. Ở nƣớc ta cây mọc hoang trong rừng ở độ cao thấp từ
Khánh Hoà tới Đồng Nai, Tây Ninh.


19

Cơng dụng: Quả có nạc ngon, mùi thơm, vị ngọt, ăn đƣợc. Vỏ chát đƣợc
nhân dân Campuchia dùng ăn với trầu. Ngƣời ta phối hợp với nhiều vị thuốc khác
trị tiêu chảy.
1.1.2.3. Bứa mủ vàng [2], [6]
Bứa mủ vàng - Garcinia xanthochymus Hook.f.ex J.Anderson, thuộc họ bứa
- Clusiaceae.
Mô tả: Cây gỗ lớn; nhánh non vng, vàng hay nâu. Lá có phiến thuôn, to,
dài đến 30cm, rộng 6 - 8cm, dày bóng; gân phụ nhiều, cách nhau khoảng 1cm;
cuống ngắn. Hoa ở nách lá già, rộng cỡ 1cm, cuống 2cm; hoa đực có 5 lá đài, 5
cánh hoa trắng, cao 8mm; 5 bó nhị mà mỗi bó có 3 - 5 bao phấn, có nhụy lép; hoa
cái có bao hoa nhƣ hoa đực, nhị lép, bầu 5 ơ. Quả trịn, to 9cm. Hình ảnh cây, lá,
hoa và quả cây bứa mủ vàng đƣợc thể hiện ở hình 1.2.
Bộ phận dùng: Lá, thân, nhựa, mủ và quả.
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ấn Độ, Nêpan, Trung Quốc và Việt
Nam. Ở nƣớc ta, cây mọc ở rừng miền Nam.


Hình 1.2. Cây, lá, quả, hoa bứa mủ vàng
Tính vị, tác dụng: Lá, thân, mủ có vị đắng, chua, tính mát; có tác dụng sát
trùng; quả giải nhiệt, lợi mật.
Công dụng: Ở Ấn Độ, quả đƣợc dùng nhƣ quả loài Garcinia indica Chois
làm thuốc chống bệnh scorbut. Ở Trung Quốc, để trị đỉa vào mũi, ngƣời ta lấy mủ
tƣơi với liều lƣợng thích hợp nhỏ vào xoang mũi, đỉa sẽ bị ra.


20

1.1.2.4. Bứa nhà [2], [5]
Bứa nhà - Garcinia cochinchinensis (Lour) Choisy, thuộc họ măng cụt Clusiaceae.
Mô tả: Cây cao 10 - 15m, vỏ ngồi màu đen, phía trong màu vàng. Cành non
vng, về sau trịn. Lá thn nhọn ở gốc, dài 8 - 15cm, rộng 3 - 4,5cm. Hoa đực 1 5, mọc thành chùm ở nách lá, màu vàng, có nhiều nhị; hoa lƣỡng tính khơng cuống,
thƣờng mọc đơn độc; nhị xếp thành 4 bó, mỗi bó 7 - 12 bao phấn; bầu 6 - 10 ô,
thƣờng là 8. Quả cao 5cm, đƣờng kính 4cm, hình trứng; vỏ quả nạc, có cơm hơi đỏ
bao quanh hạt. Ra hoa vào tháng 4 - 5. Hình ảnh cây và quả bứa nhà đƣợc trình bày
ở hình 1.3.
Nơi sống: Cây mọc chủ yếu ở rừng thƣa, thơng thƣờng ở bình ngun, từ
Quảng Trị trở vào.
Công dụng: Vỏ chát làm săn da, trị dị ứng, mẩn ngứa và bệnh ngoài da. Lá
và quả giải nhiệt, thƣờng dùng nấu canh chua. Quả chín ăn giải khát; áo hạt có vị
chua ngọt. Lá giã nát đắp trị sâu quảng. Búp non nhai ăn chữa động thai.

Hình 1.3. Cây và quả bứa nhà
1.1.2.5. Tai chua [6], [12], [13]
Tên khoa học là Garcinia pendunculata Roxb (G. cowa Roxb), thuộc họ
Măng cụt - Clusiaceae.
Mô tả: Cây gỗ lớn có thân thẳng cao đến 18m, vỏ xám đen, cành nhiều và
mảnh, thƣờng đâm ngang, đầu hơi rũ xuống. Lá hình trứng ngƣợc, dài 7 - 17cm,

rộng 2,5 - 6cm, gân lá rõ ở cả hai mặt; cuống lá mảnh dài gần 2cm. Hoa đực xếp 3 -


21

8 hoa thành tán ở ngọn nhánh, hoa có cuống dài 1cm, 4 cánh dày; nhị xếp thành
khối, chỉ nhị ngắn. Hoa lƣỡng tính đơn độc hay tụ thành 2 - 3 hoa, nhị hợp thành 4
bó, mỗi bó 1 - 8 thuỳ hình nêm. Quả mập hình cầu dẹt, có những múi nổi rõ. Ra hoa
vào các tháng 3 - 4, mùa quả vào tháng 7 - 8. Hình ảnh quả tai chua và vỏ tai chua
khô đƣợc thể hiện ở hình 1.4.
Nơi sống: Mọc hoang tại nhiều khu rừng miền Bắc nƣớc ta, nhất là các tỉnh
Phú Thọ, n Bái, Lào Cai, Tun Quang, Hà Giang, Hịa Bình, Bắc Cạn, Lạng
Sơn, Thái Nguyên, Cao Bằng.
Công dụng: Trong nhân dân, vỏ quả tai chua dùng để nấu canh có vị chua,
sắc uống chữa sốt, khát nƣớc. Trong công nghiệp, cao quả tai chua dùng trong in vải
vừa giữ cho màu bền vừa khơng hại vải. Điều này giải thích kinh nghiệm trong dân
gian ta dùng tai chua làm chất cắn màu trong nhuộm vải, lụa, nhuộm cói, đan chiếu
và do tính axit nhẹ nên cịn sử dụng trong việc làm bóng các loại vàng, bạc.

Hình 1.4. Quả tai chua và vỏ tai chua khô

1.1.2.6. Garcinia cambogia [4], [19], [22]
Mô tả: Loại cây có kích thƣớc nhỏ hoặc trung bình với các nhánh mọc tròn
đối xứng nhƣ vƣơng miện, nằm ngang hoặc rủ xuống; lá của nó có màu xanh đậm
và bóng, hình elip, dài 5 - 12cm và rộng 2 - 7cm; quả hình trứng, đƣờng kính 5cm,
màu vàng hoặc đỏ khi chín với 6 - 8 rãnh, mỗi quả có từ 6 - 8 hạt đƣợc bao quanh
bởi áo hạt mọng nƣớc. Nó ra hoa vào suốt mùa nắng và trái chín kéo dài trong mùa
mƣa. Hình ảnh lá và quả Garcinia cambogia đƣợc thể hình ở hình 1.5.



22

Nơi sống: Cây Garcinia cambogia thƣờng tìm thấy tại các cánh rừng thƣờng
xanh phía tây Ghats, phía Nam của Konkan đến Travancore - Ấn Độ và trong rừng
Shola của Nilgiris.

Hình 1.5. Lá và quả Garcinia cambogia
Công dụng: Quả của Garcinia cambogia có thể ăn sống. Nƣớc sắc của vỏ
quả có thể chữa bệnh thấp khớp và bệnh đau đƣờng ruột. Nó cũng đƣợc sử dụng
làm thuốc thú y để rửa các bệnh ở mồm gia súc. Tại Ceylon - Ấn Độ, vỏ quả khô
của Garcinia cambogia đƣợc sử dụng với muối trong muối cá. Vỏ quả khơ rất có
giá trị, nó đƣợc sử dụng nhƣ là gia vị tạo mùi trong cari để thay thế me hoặc chanh.

1.1.2.7. Garcinia indica [14], [18], [19], [22]
Mô tả: Lá cây thƣờng xanh, mảnh khảnh với các cành rủ xuống, lá hình
trứng hoặc hình thun ngọn giáo, dài từ 6 - 9cm và rộng 2 - 4cm, màu xanh đậm ở
mặt trên và màu xanh nhạt ở phía dƣới, quả có hình cầu, đƣờng kính từ 2,5 - 4cm,
có màu tím đậm khi chín và đƣợc bao quanh từ 5 - 8 hạt lớn. Rễ chắc chắn. Nó ra
hoa từ tháng 11 - 2, quả chín vào tháng 4 - 5.
Nơi sống: Cây, quả Garcinia indica đƣợc mơ tả ở hình 1.6. Cây này tìm thấy
tại rừng mƣa nhiệt đới của Western Ghats, từ phía Nam Konkan đến Mysore,
Coorg, và Wynaad Ấn Độ. Hạt có dầu ăn đƣợc, trong thƣơng mại nó đƣợc biết đến
nhƣ là bơ Kokam.
Cơng dụng: Quả Garcinia indica có mùi hƣơng dễ chịu và vị chua ngọt nên
đƣợc sử dụng làm hƣơng vị chua trong nấu carri và nó cũng đƣợc dùng làm siro


23

trong mùa nóng; cũng có thể chữa giun sán và bệnh trĩ, bệnh lỵ, khối u, vết thƣơng,

bệnh đau tim. Vỏ quả khơ có giá trị, nó đƣợc sử dụng nhƣ là gia vị tạo mùi trong
cari để thay thế me hoặc chanh.

Hình 1.6. Cây, quả Garcinia Indica và Kokam

1.1.2.8. Garcinia atroViridis [19], [22]
Mơ tả: Cây có kích thƣớc trung bình, cao 9 - 15m. Lá dài 15 - 23cm và rộng
5 - 7cm, dày nhƣ da, nhẵn, mũi nhọn và phần đuôi thon nhỏ, hoa ra theo từng quý,
nhụy đơn và rộng. Quả màu vàng cam, gần giống hình cầu, vỏ có các đƣờng rảnh
sâu và khá mỏng, cơm màu trắng đục với các hạt bao quanh. Hình ảnh quả Garcinia
atroViridis đƣợc thể hiện ở hình 1.7.
Nơi sống: Garcinia atroViridis tìm thấy ở phía đơng bắc quận Assam - Ấn
Độ.
Công dụng: Vỏ quả Garcinia atroViridis cũng chứa nhiều axit và có thể ăn
sống, nhƣng vị của nó rất hấp dẫn khi ninh nhừ với đƣờng. Tại Malay - Ấn Độ, vỏ
quả gần chín phơi khơ đƣợc bán làm gia vị để nấu cari thay cho me và sử dụng làm
gia vị kho cá. Quả này cũng đƣợc sử dụng làm thuốc nhuộm với nhôm trong nhuộm
tơ lụa. Nƣớc sắc từ quả và rễ đƣợc sử dụng để chữa bệnh đau tai.


24

Hình 1.7. Quả Garcinia atroViridis
1.1.2.9. Bứa Băng tâm [27]
Bứa băng tâm (Hình 1.8) hay bứa Bentham có tên khoa học là Garcinia
benthami Pierre, thuộc họ Bứa (Măng cụt, Guttiferae hay Clusiaceae).
Mơ tả: Bứa băng tâm là lồi đại mộc, cao đến 25m, mủ trắng trở nên đen khi
ra nắng, gỗ đo đỏ. Lá có phiến bầu dục trịn dài, vào 13 × 6cm, gân phụ khít nhau,
tạo một gân bìa mịn. Hoa ở chót nhánh, hoa có 4 cánh, màu vàng vàng, cao 1,2cm;
tiểu nhụy rất nhiều, chỉ thành ống quanh nhụy cái, noãn sào 8 - 10 buồng. Trái to 4 4,5cm, nạc trắng rất ngon, có 5 - 10 hạt.

Nơi sống: Lồi này đƣợc tìm thấy ở Đơng Dƣơng.
Cơng dụng: Cây trồng để che mát, hoa thơm thích hợp gây vƣờn ni ong,
trái ăn đƣợc.

Hình 1.8. Cây bứa băng tâm
1.1.3. Thành phần hóa học trong chi Garcinia [27]
Cho đến nay thành phần hố học của hơn 60 lồi thuộc chi Garcinia nhƣ
măng cụt (G. mangostana), vàng nhựa (G. vilersiana), vàng nghệ (G.
gaudichaudii), tai chua (G. cowa) đã đƣợc nghiên cứu. Các khảo sát này đã cho
thấy chi Garcinia sinh tổng hợp nên xanthon, benzophenon, flavonoid, biflavonoid,


×