Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Tiểu luận Nguyên lí thống kê kinh tế thầy Nguyễn Trọng Hải FTU Tình hình đầu tư bất động sản của người dân Hà Nội năm 2024

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
---------***--------

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN CỦA
NGƯỜI DÂN HÀ NỘI NĂM 2020

Họ và tên
Mã sinh viên

: Nguyễn Như Ngọc
: 1614410055

Lớp tín chỉ : TOA301.2
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Trọng Hải

Hà Nội, tháng 5 năm 2021


LỜI NÓI ĐẦU
Nhu cầu về bất động sản ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng hiện nay là
một xu thế khách quan. Trong hơn một thập kỉ lại đây xu thế tồn cầu hóa nền kinh tế thế
giới gia tăng mạnh mẽ gắn liền với sự phát triển của khoa học- công nghệ và sự gia tăng
hàng loạt các vấn đề tồn cầu như mơi trường, dân số… Đi cùng với các yếu tố đó là sự
gia tăng mạnh mẽ nhu cầu về nhà đất và bất động sản. Điều này đặt ra yêu cầu khách quan
đòi hỏi các từng địa phương, các cấp ban ngành, cơ quan có thẩm quyền phải có chiến
lược phù hợp nhằm điều chỉnh và tối đa hóa niềm tin của ngưịi dân vào các hoạt động bất
động sản Việt Nam thời kì CNH-HDH đất nước. Vì vậy, việc đẩy mạnh phát triển kinh tế
xã hội cùng các vấn đề về nhà ở và các nhu cầu về bất động sản của ngưòi dân là một vấn
đề quan trọng, cấp bách trong đời sống thường nhật. Hà Nội nổi tiếng với đặc điểm "đất


chật ngưịi đơng" nên vấn đề bất động sản cho ngưịi dân ln gặp nhiều trở ngại và thách
thức.
Nhằm nâng cao tư duy hiểu biết về vấn đề thống kê kinh tế, nhóm … đã chọn đề
tài: "Tình hình đầu tư bất động sản của người dân Hà Nội trong năm 2020" Trong quá
trình nghiên cứu thống kê, chúng em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của TS. Nguyễn
Trọng Hải và các bạn sinh viên trong trường. Do q trình tiếp xúc với mơn học cịn nhiều
hạn chế, bài tiểu luận không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót. Em mong thầy và các bạn có
những góp ý mang tính xây dựng để sản phẩm của bọn em được tốt hơn. Em xin chân
thành cảm ơn.


PHẦN I: SỐ LIỆU ĐIỀU TRA
1. Đặt vấn đề
1.1 Hoàn cảnh và mục đích
1.1.1 Bối cảnh chung
Nền kinh tế nước ta trong những năm qua đã chấm dứt được tình trạng suy thối,
phát triển tương đối tồn diện và liên tục tăng trưởng với nhịp độ cao. Từ năm 1986 nền
kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội có sự điều chỉnh của Nhà nước, nền kinh tế nhiều thành
phần đang được hình thành rõ nét. Nền kinh tế nước ta được chuyển đổi một bước theo
hướng khai thác khả năng đầu tư và phát triển toàn diện xã hội, lấy hiệu quả kinh tế xã hội
làm tiêu chuẩn chọn phương hướng hiệu quả quy mô đầu tư.
Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều điều kiện ưu việt
thu hút vốn đầu tư của cả nước và quốc tế nhằm phát huy mạnh mẽ vai trò trung tâm kinh
tế văn hoá khoa học kỹ thuật đầu mối phát triển kinh tế đối ngoại, liên kết thúc đẩy và lôi
kéo các vùng khác phát triển. Để tăng cường đầu tư tại các vùng đô thị trên và các khu
công nghiệp Nhà nước cần quan tâm đến việc xây dựng chính sách ưu tiên và luật pháp
nhằm bảo hộ quyền lợi hợp pháp và lợi ích chính đáng của chủ đầu tư hình thành đồng bộ
các loại thị trường hàng hoá, dịch vụ, sức lao động, vốn, kỹ thuật cơng nghệ trong đó nổi
bật lên là thị trường BĐS.

1.1.2 Hoàn cảnh cụ thể
Các vùng ở miền Bắc đều đang trong thời kỳ đầu tư phát triển kinh tế, phát triển
công nghiệp và đô thị khá mạnh mẽ nên vẫn sẽ tiếp tục ổn định và phát triển thị trường bất
động sản trong cuối năm 2019 và kì vọng sang năm mới 2020 sẽ có những bước tăng vọt
mạnh mẽ trong việc đầu tư và phát triển các cơ sở hạ tầng ở những thành phố đầu tàu kinh
tế của cả nước, đặc biệt là Hà Nội – nơi mà nhu cầu về nhà đất của người dân vốn đã cao
lại cịn cao hơn nữa
Theo Hội Mơi giới bất động sản Việt Nam, việc các doanh nghiệp lớn đẩy mạnh
đầu tư vào thị trường nhà đất trong năm 2017 thể hiện một tín hiệu lạc quan và tươi sáng
cho thị trường bất động sản tại Hà Nội. Hiện các dự án phát triển bất động sản mới được
triển khai rất mạnh tại nhiều tỉnh trên cả nước. Tuy nhiên cơ quan này cho rằng, diễn biến
đó đã khơng thể phá thế độc tôn về đầu tư và phát triển dự án bất động sản của Hà Nội,
TP HCM, Đà Nẵng, Nha Trang.... trong số đặc biệt là Hà Nội, dẫn chứng ở việc khơng ít


dự án đất nền ở quanh các huyện ngoại thành ở Hà Nội, chỉ trong vòng một tuần đã tiêu
thụ hết hàng. Thậm chí có những nơi, mỗi lơ đất nền, nhà đầu tư còn phải trả khoản chênh
500 đến 600 triệu đồng mới có thể mua được. Nắm được tình hình và hồn cảnh đó thì
việc nghiên cứu, theo dõi sát sao, bám sát nhu cầu của người dân là điều cấp bách, mang
ý nghĩa sống còn
 Kinh doanh BĐS tạo ra lợi nhuận lớn vì vậy dễ dàng hấp dẫn vốn đầu tư và BĐS nhất
là vốn nước ngồi và vốn tích luỹ của các tầng lớp dân cư. Nhà ở và đất ở là lĩnh vực quan
trọng chứa đựng các yếu tố kinh tế – xã hội – chính trị, do vậy quản lý, xem xét tình hình
đầu tư thị trường BĐS của người dân ở những thành phố trọng điểm, mũi nhọn như Hà
Nội sẽ kéo theo nhiều yếu tố khác như: sử dụng đất đúng mục đích tránh lãng phí đất, tạo
được chỗ ở cho nhân dân, đảm bảo chính sách quy hoạch của Nhà nước…
1.2 Đối tượng nghiên cứu
- Trực tiếp nghiên cứu, tìm hiểu, điều tra thị trường bất động sản ở Hà Nội và so
sánh, đối chiếu với một số vùng khác
- Phạm vi nghiên cứu: một số hoat động mua bán, thái độ, thị hiếu của người dân

thông kê các phương pháp thống kê đã được giảng dạy, tìm hiểu trên lớp cũng như thực tế
đồng thời đánh giá tiềm năng phát triển của thị trường đầu tư bất động sản ở Hà Nội
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng
- Nhân tố tự nhiên: vị trí, hình dạng, kích thước, diện tích của miếng đất hay lơ đất,
tình trạng mơi trường,…
- Nhân tố về kinh tế: những tiện nghi gắn liền với bất động sản, các yếu tố liên quan
đến thị trường, khả năng tạo ra thu nhập từ bất động sản của người dân
- Nhân tố liên quan đến chính trị và pháp lý: yếu tố pháp lý của bất động sản, nhóm
nhân tố thuộc về kinh tế vĩ mơ, các thành phần văn hóa xã hội
1.4 Các chỉ tiêu đánh giá
- Tổng mức đầu tư của người dân vào các dự án nhà ở
- Phân tích, thống kê hiệu quả kinh tế và rủi ro kinh tế phát sinh từ các dự án: chi
phí hàng năm, tỉ suất lợi ích chi phí, sức mua,…
2. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê về đầu tư bất động sản
2.1 Căn cứ để xây dựng hệ thống chỉ tiêu về đầu tư bất động sản
2.1.1 Vai trò của bất động sản trong nền kinh tế Việt Nam


a, Thị trường bất động sản là một trong những thị trường quan trọng của nền kinh
tế thị trường vì thị trường này liên quan trực tiếp tới một lượng tài sản cực lớn cả về quy
mơ, tính chất cũng như giá trị của các mặt trong nền kinh tế quốc dân.
Bất động sản là tài sản lớn của mỗi quốc gia. Tỷ trọng bất động sản trong tổng số
của cải xã hội ở các nước có khác nhau nhưng thường chiếm trên dưới 40% lượng của cải
vật chất của mỗi nước. Các hoạt động liên quan đến Bất Động Sản chiếm tới 30% tổng
hoạt động của nền kinh tế. Theo đánh giá của các chuyên gia, tổng giá trị vốn chưa được
khai thác ẩn chứa trong bất động sản ở các nước thuộc thế giới thứ 3 là rất lớn lên tới hàng
nghìn tỷ USD, gấp nhiều lần tổng hỗ trợ ODA của các nước phát triển hiện dành cho các
nước đang phát triển trong vòng 30 năm qua.
Bất bộng sản còn là tài sản lớn của từng hộ gia đình. Trong điều kiện nền kinh tế
thị trường thì BĐS ngoài chức năng là nơi ở, nơi tổ chức hoạt động kinh tế gia đình, nó

cịn là nguồn vốn để phát triển thông qua hoạt động thế chấp.
b, Thị trường bất động sản phát triển thì một nguồn vốn lớn tại chỗ được huy động.
Đây là nội dung có tầm quan trọng đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới
chứng minh và đi đến kết luận nếu một quốc gia có giải pháp hữu hiệu bảo đảm cho các
bất động sản có đủ điều kiện trở thành hàng hố và được định giá khoa học, chính thống
sẽ tạo cho nền kinh tế của quốc gia đó một tiềm năng đáng kể về vốn để từ đó phát triển
kinh tế - xã hội đạt được những mục tiêu đề ra.
Theo thống kê kinh nghiệm cho thấy, ở các nước phát triển lượng tiền ngân hàng
cho vay qua thế chấp bằng bất động sản chiếm trên 80% trong tổng lượng vốn cho vay. Vì
vậy, phát triển đầu tư, kinh doanh bất động sản đóng vai trị quan trọng trong việc chuyển
các tài sản thành nguồn tài chính dồi dào phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
đặc biệt là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của nền kinh tế.
c, Phát triển và quản lý tốt thị trường bất động sản, đặc biệt là thị trường quyền sử
dụng đất là điều kiện quan trọng để sử dụng có hiệu quả tài sản quý giá thuộc sở hữu toàn
dân mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu.
Kinh nghiệm của các nước cho thấy để đạt tiêu chuẩn của một nước cơng nghiệp
hố thì tỷ lệ đơ thị hố thường chiếm từ 60 -80%.
Như vậy, vấn đề phát triển thị trường bất động sản để đáp ứng u cầu đơ thị hố ở
nước ta là vấn đề lớn và có tầm quan trọng đặc biệt nhất là khi nước ta chuyển sang cơ chế
thị trường trong điều kiện các thiết chế về quản lý Nhà nước đối với cơng tác quy hoạch
chưa được thực thi có chất lượng và hiệu quả thì việc phát triển và quản lý thị trường bất


động sản ở đô thị phải đi đôi với tăng cường công tác quy hoạch để khắc phục những tốn
kém và vướng mắc trong tương lai.
d, Phát triển và quản lý tốt thị trường bất động ản sẽ góp phần kích thích sản xuất
phát triển, tăng nguồn thu cho Ngân sách.
Thị trường bất động sản có quan hệ trực tiếp với các thị trường như thị trường tài
chính tín dụng, thị trường xây dựng, thị trường vật liệu xây dựng, thị trường lao động...
Theo phân tích đánh giá của các chuyên gia kinh tế, ở các nước phát triển nếu đầu tư vào

lĩnh vực bất ộng sản tăng lên 1 USD thì sẽ có khả năng thúc đẩy các ngành có liên quan
phát triển từ 1,5 - 2 USD.
Phát triển và điều hành tốt thị trường bất động sản sẽ có tác dụng thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế thơng qua các biện pháp kích thích vào đất đai, tạo lập các cơng trình, nhà
xưởng, vật kiến trúc... để từ đó tạo nên chuyển dịch đáng kể và quan trọng về cơ cấu trong
các ngành, các vùng lãnh thổ và trên phạm vi cả nước. Theo thống kê của Tổng cục thuế
các khoản thu ngân sách có liên quan đến nhà, đất trong giai đoạn 1996 - 2000 bình quân
là 4.645 tỷ đồng/năm mặc dù tỷ lệ này mới chiếm gần 30% các giao dịch, cịn trên 70%
chưa kiểm sốt được và thực tế là các giao dịch không thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà
nước. Nếu thúc đẩy bằng cơ chế, chính sách và pháp luật để các giao dịch bất động sản
chính thức (có đăng ký và thực hiện nghĩa vụ thuế) và đổi mới cơ chế giao dịch theo giá
thị trường thì hàng năm thị trường bất động sản sẽ đóng góp cho nền kinh tế trên dưới
20.000 tỷ đồng mỗi năm.
e, Phát triển và quản lý có hiệu quả thị trường bất động sản sẽ đáp ứng nhu cầu bức
xúc ngày càng gia tăng về nhà ở cho nhân dân từ đô thị - nông thôn.
Thị trường nhà ở là bộ phận quan trọng chiếm tỷ trọng lớn trong thị trường bất động
sản.
Thị trường nhà ở cũng là thị trường sôi động nhất trong thị trường bất động sản,
những cơn “sốt” nhà đất hầu hết đều bắt đầu từ “sốt” nhà ở và lan toả sang các thị trường
bất động sản khác và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân. Vì vậy, phát triển và
quản lý có hiệu quả thị trường bất động sản nhà ở, bình ổn thị trường nhà ở, bảo đảm cho
giá nhà ở phù hợp với thu nhập của người dân là một trong những vai trò quan trọng của
quản lý nhà nước về thị trường bất động sản nhà ở.
2.1.2 Các yếu tố tác động đến đầu tư bất động sản ở Hà Nội
a, Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên


Hà Nội có vị trí 21.0278° vĩ độ Bắc và 105.8342° kinh độ Đông. Hà Nội nằm tiếp
giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía bắc; Hà Nam, Hịa Bình ở phía nam; các
tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng n ở phía đơng và Hịa Bình, Phú Thọ ở phía tây.

Hà Nội nằm ở phía hữu ngạn sơng Đà và hai bên của sơng Hồng, trong đó đồng
bằng chiếm 3/4 diện tích của thành phố. Bởi vậy Hà Nội là nơi có vị trí và địa thế thuận
lợi để trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học cũng như đầu mối giao
thơng quan trọng của Việt Nam.
Khí hậu của Hà Nội tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc bộ với đặc điểm khí hậu nhiệt
đới gió mùa ẩm, nóng và mưa nhiều về mùa hè, lạnh và ít mưa về mùa đơng.
Chính những thuận lợi về điều kiện tự nhiên mà Hà Nội là nơi thu hút rất nhiều
khách du lịch trong nước và ngồi nước, cùng với đó là sự phát triển kinh tế không ngừng
thu hút người dân từ các tỉnh lẻ đến sinh sống. Do đó, nhu cầu về nhà ở, chung cư, khách
sạn, … đang ngày càng tăng, điều này tác động mạnh đến tình hình bất động sản tại nơi
đây.
b, Quy hoạch đơ thị
Bỏ lại phía sau xuất phát điểm thuần nông nghiệp, lại trải qua nhiều cuộc chiến
tranh, Việt Nam đang có những bước tiến nhanh trong phát triển kinh tế, trong đó xây
dựng đơ thị và phát triển kinh tế đô thị là điều kiện then chốt.Thêm vào đó, đơ thị hóa là
q trình quan trọng và tất yếu để phát triển kinh tế- xã hội nên trong hơn 30 năm phát
triển, số lượng đô thị tăng lên nhanh chóng. Và quyết định 445&1659 cũng đã chỉ rõ các
đô thị trung tâm lớn và cực lớn sẽ là thủ đô Hà Nội.
c, Dân số
Là một nước có tốc độ tăng dân số khá nhanh trong khu vực và thế giới, Việt Nam
đang chủ động về nguồn nhân lực trẻ, dồi dào vào độ tuổi lao động. Trung bình cứ mỗi
năm dân số tăng khoảng 1 triệu người. Hơn thế nữa, dưới tác động của đô thị hóa, sự dịch
chuyển của người lao động từ nơng thơn ra thành thị để kiếm việc làm là điều thiết yếu,
kéo theo đó là nhu cầu bứt thiết về nhà ở.
(Chinhphu.vn) – Theo số liệu thống kê mới nhất, dân số trung bình trên địa bàn
thành phố Hà Nội năm 2017 là 7.654,8 nghìn người, tăng 1,8% so năm trước. Trong đó,
dân số thành thị là 3.764,1 nghìn người, chiếm 49,2% và tăng 1,7% so năm 2016; dân số
nông thôn là 3.890,7 nghìn người, chiếm 50,8% và tăng 1,8%.
d, Kinh tế vĩ mô năm 2017



Đầu năm 2017 nền kinh tế Việt Na được các chuyên gia dự báo sẽ gặp khá nhiều
thách thức do nhiều nguyên nhân từ việc hủy bỏ TPP, cơ cấu kinh tế nhiều bất cập, trần
nợ công cao, xu thế bảo hộ thương mại trên toàn cầu… Tuy nhiên đến cuối năm, nền kinh
tế Việt Nam đã cán đích một cách ngoạn mục với các chỉ tiêu đạt được hết sức ấn tượng:
- GDP thực tăng trưởng 6,81%, vượt mục tiêu đề ra 6,7% và cao hơn mức tăng của
các năm từ 2011 – 2016. Hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 4,07% (mức tăng cao
nhất kể từ năm 2011), đóng góp 0,21 điểm phần trăm vào mức tăng GDP

của cả nước.

- Chỉ số giá tiêu dùng CPI hiện ở mức trung bình 3,53 % với lạm phát cơ bản ổn
định ở mức 1,41 %.
- Với điều kiện thuận lợi từ lạm phát giảm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong
tháng 7 cắt giảm lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn 25 điểm cơ bản tương ứng 4,25 và
6,25%.
- Tăng trưởng tín dụng đạt mức 16,96%.
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
e, Các chính sách ảnh hưởng đến thị trường bất động sản năm 2017
*Chính sách của chính phủ, chính sách tài chính năm 2017 ảnh hưởng đến thị
trường bất động sản:
- Thông tư 06 của Ngân hàng Nhà nước: Hệ số rủi ro của các khoản phải đòi để
kinh doanh bất động sản tăng từ 150% đến 200% từ 1/1/2017
- QĐ số 1013/QĐ-TT ngày 6/6/2016 về lãi suất cho vay nhà ở xã hội của Ngân
hàng Chính sách xã hội là 4,8%/năm
*Chính sách Tài chính:
- Gói hỗ trợ 30 000 tỷ đồng hết hiệu lực, các nhà đầu tư đang xây dựng dở dang
phải vay ngân hàng theo lãi xuất thương mại (khoảng 6,9% trong năm đầu tiên, sau đó là
khoảng 9-10%/năm). Với mức lãi này thì chủ đầu tư khống thể xây dựng nhà bán với giá
của nhà ở xã hội.

- Quốc hội thông qua Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu đã, đang và sẽ là một trong
những nhân tố chủ lực thúc đẩy hoạt động mua bán- sáp nhập của các dự án trên thị trường
nhà đất
2.2 Hệ thống các chỉ tiêu thống kê
Hệ thống chỉ tiêu thống kê là một tập hợp những chỉ tiêu có khả năng phản ánh
được các mặt, các đặc trưng quan trọng, các mối liên hệ cơ bản giữa các mặt của tổng thể


nghiên cứu, giữa tổng thể nghiên cứu với các hiện tượng có liên quan. Nó có tác dụng
lượng hóa các mặt cơ cấu và các mối liên hệ cơ bản của hiện tượng nghiên cứu.
Hệ thống các chỉ tiêu về đầu tư bất động sản ở thành phố Hà Nội bao gồm các chỉ
tiêu sau:
-Số lượng nhà ở tại Hà Nội năm 2017
-Diện tích nhà ở cơng vụ hiện có và sử dụng tại Hà Nội năm 2017
-Tổng số nhà ở hoàn thành trong năm 2017 ở Hà Nội
-Tổng diện tích nhà ở theo dự án hồn thành trong năm 2017 ở Hà Nội
-Chỉ số giá giao dịch một số loại hình bất động sản ở Hà Nội năm 2017
-Số lượng các giao dịch diễn ra ở Hà Nội năm 2017
-Chỉ số giá bất động sản ở Hà Nội năm 2017
-Diện tích nhà ở bình qn đầu người tại Hà Nội năm 2017
-Tổng lượng vốn đầu tư vào bất động sản tại Hà Nội năm 2017
-Tỉ lệ đầu người trên mỗi mét vuông đất
3. Điều tra thống kê
3.1 Thiết kế phiếu điều tra
a, Nguyên tắc xây dựng phiếu điều tra
- Phiếu điều tra phải thiết kế gọn, câu hỏi rõ ràng tạo được sự gợi nhớ cho đối tượng
điều tra. Các nội dung thông tin cần thu thập phải đặt thành các câu hỏi đơn giản để cho
cả hai phía dễ nhập cuộc, tạo cơ hội để cho người thu thập thông tin và người cung cấp
thông tin dễ hiểu vsf hiểu theo một nghĩa duy nhất, không nên hỏi các vấn đè trừu tượng,
hoặc trả lời thế nào cũng được

- Hệ thống các tiêu thức được thiết kế trong mối liên hệ với nhau để các thông tin
thu được hữu ích
- Các câu hỏi phải phục vụ thiết thực cho mục đích của cuộc điều tra
- Các câu hỏi vừa khai thác được thơng tin cần thiết vừa có tính kiểm tra để đảm
bảo tính khoa học và tính chính xác của các thơng tin thu thập được
b, Các loại câu hỏi
Xét theo tính chất của thơng tin thu thập chia làm hai loại câu hỏi:
- Câu hỏi định tính
- Câu hỏi định lượng
c, Xây dựng phiếu điều tra


Áp dụng những nguyên tắc trên, để điều tra tình hình đầu tư bất động sản ở Hà Nội,
ta sẽ có phiếu điều tra như sau:
Phiếu 1:
PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN
(Dành cho người dân Hà Nội)
Họ và tên: …………………………………… Tuổi: ………………………
Địa chỉ: ……………………………………… SĐT: ………………………
A, Điều tra về tình hình và sự hiểu biết của người dân về bất động sản
1, Anh (chị) hiện đang sống ở đâu? ………………………………………
2, Anh (chị) đang ở:
o Nhà riêng
o Nhà thuê
o Chung cư
o Khác
3, Anh (chị) đang sống cùng ai? …………………………………………..
4, Gia đình có mấy người? ………………………………………………...
5, Thu nhập bình qn đầu người? ………………………………………...
6, Anh (chị) có hiểu biết như thế nào về ngành đầu tư bất động sản?

o Là một ngành hot
o Dễ kiếm được nhiều tiền
o Ít rủi ro
o Có vai trị lớn trong nền kinh tế hiện nay
o Khác
B, Điều tra về nhu cầu đầu tư bất động sản
7, Nếu có điều kiện, anh (chị) có đầu tư vào bất động sản khơng?
o Có
o Khơng
8, Nếu có, tại sao?
o Dễ làm
o Nhanh giàu
o Có nhiều cơ hội đầu tư
o An toàn
o Khác


9, Nếu khơng, vì sao?
o Rủi ro lớn
o Dễ thất bại
o Không hiểu biết nhiều về ngành bất động
o Lý do khác
10, Theo anh (chị) tình hình bất động sản hiện nay ở Hà Nội như thế nào?
o Phát triển mạnh
o Phát triển vừa phải
o Phát triển chậm
o Không phát triển
11, Nếu đầu tư, anh (chị) sẽ đầu tư ở khu vực nào?
o Trung tâm Hà Nội
o Ngoại thành Hà Nội

o Khác
12, Nếu đầu tư, anh (chị) sẽ đầu tư vào phân khúc nào?
o Căn hộ bình dân
o Văn phịng cho thuê
o Bất động sản công nghiệp
o Khác
13, Khi đầu tư bất động sản nên chú ý những yếu tố nào?
o Diện tích đất
o Cơng trình kiến trúc
o Khung cảnh xung quanh
o Cơ sở hạ tầng
o Khác
Người lập phiếu: …………………………………………………………….
Mã số phiếu: …………………………………………………………………
I. Phương pháp điều tra
Các loại phương pháp được áp dụng trong quá trình điều tra là:
- Phương pháp điều tra thu thập thông tin trực tiếp
- Phương pháp điều tra khơng tồn bộ trọng điểm
- Phương pháp điều tra thu thập thông tin gián tiếp


PHẦN II: TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ
1. Lý thuyết và vận dụng
1.1 Bảng thống kê
a, Khái niệm
Là bảng trình bày các thơng tin thống kê một cách có hệ thống, hợp lý, rõ ràng nhằm nêu
lên những đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu
b, Cấu tạo
- Về hình thức: Bảng thống kê gồm: Tiêu đề, các hàng ngang, cột dọc, số liệu,
nguồn số liệu

- Về nội dung: Gồm 2 phần:
+Phần chủ đề (chủ từ): Trình bày các bộ phận của hiện tượng nghiên cứu … hay
có thể là khơng gian hoặc thời gian của hiện tượng đó.
+Phần giải thích (tân từ): Gồm các chỉ tiêu giải thích các đặc điểm của đối tượng
nghiên cứu, giải thích cho phần chủ từ
c, Yêu cầu khi xây dựng bảng thống kê
- Qui mô bảng không nên quá lớn
- Các tiêu đề, tiêu mục ghi chính xác, gọn, đầy đủ, dễ hiểu.
- Các chỉ tiêu giải thích cần sắp xếp hợp lý, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Các
chỉ tiêu có liên hệ với nhau khơng nên sắp xếp gần nhau.
- Có đơn vị tính cụ thể cho từng chỉ tiêu
d, Vận dụng
Theo thống kê của Hội môi giới bất động sản Việt Nam, năm 2020 Hà Nội có 54 dự án
bất động sản bao gồm nhiều loại sản phẩm được chào bán như: căn hộ chung cư, căn biệt
thự, căn nhà phố.
Bảng 1: Bất động sản cung cấp cho thị trường tại Hà Nội và TP.HCM năm 2020
Sản phẩm
Địa bàn

Căn hộ chung cư

Căn biệt thự

Căn nhà phố

Số lượng Tỷ trọng Số tượng Tỷ trọng Số lượng
(%)

(%)


Tỷ trọng
(%)

Hà Nội

34 217

94,6

950

2,6

999

2,8

TP. HCM

37 067

89,3

1 057

2,5

3 362

8,2


Dựa vào bảng trên, ta có thể thấy đại đa số sảm phẩm nhà ở Hà Nội là căn hộ chung
cư. Tỷ trọng nhà chung cư trong tổng nguồn cung cấp mới nhà ở tại Hà Nội lên đến trên
90% tổng số nhà ở mới. Tại TP.HCM cũng vậy, căn hộ chung cư chiếm tỷ trọng trên 80%,
đây cũng là xu hướng phát triển nhà ở tại các siêu đơ thị có quy mơ lớn. Nhìn vào đây, ta
có thể nhận thấy rằng người dân Hà Nội có nhu cầu lớn về mặt hàng căn hộ chung cư bởi
nó vừa với túi tiền của hầu hết đa số người dân nơi đây.


Đúng theo dự báo của các chuyên gia năm 2020 phân khúc nhà ở căn hộ có mức
giá vừa túi tiền đã được các chủ đầu tư ưu tiên phát triển.
Bảng 2: Tỷ trọng các phân khúc bất động sản ở Hà Nội và TP.HCM năm 2020
Phân khúc

Bình

dân

(dưới Trung cấp (25-35 Cao cấp và siêu cao

25tr/m2) (%)

tr/m2) (%)

cấp (35-45 tr/m2)
(%)

Hà Nội

60,1


26,7

12,2

TP.HCM

54,7

16,6

28,7

Thị trường căn hộ tại Hà Nội ghi nhận nguồn cung lớn các căn hộ có mức giá phù
hợp nhu cầu thị trường, có đến 60,1% sản phẩm có mức giá dưới 25 triệu đồng/m2 tập
trung ở các quận Hà Đơng, Hồng Mai, Đơng Anh và Từ Liêm. Phân khúc trung cấp từ
25 triệu – 35 triệu đồng/m2 chiếm tỷ trọng khoảng 26,7% tập trung chủ yếu tại các quận
Từ Liêm, Nam Từ Liêm và Thanh Xuân. Phân khúc cao cấp và siêu cao cấp có mức giá
từ 35 triệu – 45 triệu đồng/m2 chỉ chiếm khoảng 12,2 % nguồn cung tập trung ở các quận
Thanh Xuân, Cầu Giấy và Tây Hồ. Trong năm qua phân khúc căn hộ siêu cao cấp chào
bán mới có giá bán trên 45 triệu đồng/m2 tại Hà Nội chỉ chiếm tỷ trọng rất thấp không
đáng kể.
Tại thị trường TP.HCM, tỷ trọng các căn hộ có mức giá dưới 35 triệu đồng/m2 chào
bán ra thị trường tại TP.HCM chiếm tới 71,3% số lượng sản phẩm chào bán. Trong đó các
sản phẩm ở phân khúc bình dân có giá bán dưới 25 triệu đồng/m2 chiếm tỷ trọng tới 54,7 %
tổng nguồn cung mới căn hộ. Đây là tín hiệu rất đáng mừng cho thị trường vì phát triển
bất động sản phù hợp khả năng chi trả sẽ giúp thị trường phát triển ổn định, khả năng thanh
khoản cao. Ghi nhận sức tiêu thụ của các sàn giao dịch cho thấy phần lớn những sản phẩm
ở phân khúc bình dân đều rất nhanh chóng được tiêu thụ hết. Quỹ đất dành cho phân khúc
này cũng khá dồi dào khi không nhất thiết phải nằm ở khu vực trung tâm thành phố mà

chỉ cần đất có đủ hạ tầng, kết nối giao thông thuận tiện. Ở phân khúc căn hộ cao cấp (35
– 45 triệu đồng/m2), sức tiêu thụ tốt, tuy nhiên ở phân khúc này lượng sản phẩm chỉ chiếm
tỷ trọng gần 20% tổng nguồn cung sản phẩm mới vì u cầu vị trí dự án phải ở khu vực
dân cư đã ổn định, người mua nhà cũng quan tâm đến các chủ đầu tư phát triển dự án phải
là các doanh nghiệp có đủ uy tín thương hiệu và tiềm lực tài chính.
1.2 Đồ thị thống kê
a, Khái niệm
Là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất qui ước các
thông tin thống kê
b, Các loại đồ thị thống kê
Căn cứ theo hình thức biểu hiện:


-Đồ thị hình cột
-Đồ thị tượng hình
-Đồ thị diện tích
-Đồ thị đường gấp khúc
-Bản đồ thống kê
c, Vận dụng
Theo số liệu thống kê, tổng lượng giao dịch căn hộ chung cư thành công tại thị
trường Hà Nội trong năm 2017 đạt 20 776 căn.

Nhìn chung từ đầu năm 2017, lượng giao dịch chung cư ở Hà Nội tăng từ 3.624
giao dịch vào quý I lên 5.417 giao dịch vào quý II, 4.955 giao dịch vào quý III và tăng
tương đối mạnh lên 6.780 giao dịch vào quý cuối năm 2017. Lượng giao dịch có tụt giảm
nhẹ vào quý III/2017 do thời gian vào tháng 7 âm lịch, tháng ngâu cùng với thời điểm đi
du lịch, nghỉ ngơi của nhiều gia đình.
Lượng sản phẩm được giao dịch chủ yếu vẫn là căn hộ bình dân chiếm 52%, tiếp
đến là căn hộ chung cư trung cấp có lượng giao dịch chiếm 42% tổng lượng giao dịch
chung cư tại Hà Nội trong năm 2017.

So với Hà Nội, tổng lượng giao dịch nhà ở chung cư tại TP.HCM trong năm 2017
đạt 40 786 giao dịch, cao gấp đôi số lượng giao dich tại Hà Nội, trong đó một lượng khơng
nhỏ số giao dịch sản phẩm chung cư ở phân khúc siêu cao cấp (có mức giá trên 45 triệu
đồng/m2) chiếm 11,2%; phân khúc cao cấp chiếm 29,6%; phân khúc trung cấp chiếm
38,1% và phân khúc bình dân chiếm 21,1%.
1.3 Các tham số thống kê
Sự vật hiện tượng tồn tại trong điều kiện không gian và thời gian nhất định và luôn
vận động. Để phản ánh đặc điểm, tính chất của hiện tượng, thống kê thường sử dụng các
tham số sau:


-Các tham số phản ánh mức độ: Số tuyệt đối, số tương đối
-Các tham số phản ánh độ đại biểu: Số bình quân, mốt, trung vị
-Các tham số phản ánh độ biến thiên: Khoảng biến thiên, phương sai, độ lệch chuẩn,
hệ số biến thiên
-Các tham số phản ánh độ đồng đều của phân phối: Đường cong Lorenz, hệ số GINI
2. Tổng hợp và phân tích thống kê
2.1 Nhận xét chung
Trong thời gian khoảng giữa quý III năm 2017, các chủ đầu tư bất động sản Hà Nội
ở khu vực các quận nội thành nói chung và người dân nói tiêng đã bắt đầu rao bán các
dòng sản phẩm đất nền dự án, đất nền chia lô, nhà phố, biệt thự xây sẵn… Trong đó, đáng
chú ý là các dự án đất nền đều tăng trưởng mạnh và luôn ở tần suất cao trên thị trường nhà
đất. Không chỉ dự án đất nền, ở phân khúc nhà phố, nhà mặt tiền địa bàn cũng thu hút rất
nhiều người mua nhà thực cũng như giới đầu cơ. Thái độ và hứng thú của người dân với
các giao dịch bất động sản cũng vì thế mà tăng cao vì họ nhận thấy tiềm năng phát triển
đơ thị trí thức, cơng nghệ cao cũng như cơ sở hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ và
có tính hệ thống có thể hấp dẫn họ móc hầu bao nhiều hơn vào những dự án có thể
sinh lợi và rủi ro thấp
Với những tiềm năng sẵn có, việc hạn chế những sai lầm cùng với việc phát huy tối đa
được những thế mạnh và đang là khu vực được nhắm đến hình thành, xây dựng những khu

đô thị mới trong tương lai, tiềm năng của bất động sản tại Hà Nội hứa hẹn sẽ còn tiếp tục
nở rộ và phát triển bền vững trong tương lai gần, thu hút nhiều người dân rót vốn vào đầu
tư những cơ sở hạ tầng đầy hứa hẹn
2.2 Phân tích
Trong năm 2020, trái ngược với những con số không mấy khả quan của nền kinh
tế, thị trường bất động sản lại có dấu hiệu tăng trưởng rõ rệt khi số lượng dự án được phê
duyệt chạm ngưỡng kỉ lục. Tại Hà Nội một trong những thị trường sôi động nhất cả nước,
so với năm 2020, sô nhà ở được hợp pháp hóa tăng 23% dẫn đến mơ hình chung giấy cấp
quyền cho xây căn hộ của người dân tăng 12%. Cả thị trường có 175 dự án đang trong tiến
độ quy hoạch xây dựng nhưng luôn được kiểm tra, rà sốt nghiêm ngặt bởi cơ quan có
thẩm quyền. Con số mà Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam đưa ra cũng chứng minh
rằng, so với quý 4/2016, nguồn cung và vốn điều lệ bất động sản tung ra thị trường tăng
mạnh, lên tới 70% so với quý 4/2016 và khoảng 30% so với cùng kì 2015.


PHẦN III: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP
1. Đặc điểm chung
Theo nhận định của nhiều chuyên gia thì năm 2017 sẽ là tâm điểm của giao dịch
nhà đất giá rẻ. Điều này được thể hiện vô cùng rõ khi hai ông lớn là Vin Group và Mường
Thanh đã liên tục tung ra các căn hộ giá rẻ, phù hợp với túi tiền của những người có thu
nhập thấp hoặc trung bình.
Bàn về xu hướng phát triển này, nhiều chuyên gia trong ngành nhìn nhận: Tâm
điểm giao dịch của thị trường trong năm 2017 sẽ là những sản phẩm có giá bán trên dưới
1 tỷ đồng thay vì phát triển loại hình nhà ở cao cấp… Tuy nhiên, nếu so với nhu cầu mua
hiện tại thì nguồn cung sản phẩm này vẫn khá hạn chế.
Cũng theo Giáo sư Đặng Hùng Võ, năm 2017, phân khúc nhà giá rẻ sẽ dẫn đầu thị
trường với nguồn cung tăng cao và nhu cầu vẫn ln ở mức cao. Dù có sự tăng trưởng về
số lượng nhưng phân khúc nhà ở giá rẻ vẫn sẽ khó có thể vượt mức tỷ trọng 20% để đáp
ứng được 80% nhu cầu hiện tại. Sự bùng phát của hàng loạt dự án giá rẻ sẽ tạo ra cuộc

canh tranh ngày càng khốc liệt, điều này sẽ góp phần giải quyết bài tốn lệch pha cung –
cầu nhà ở, giúp thị trường thanh lọc các chủ đầu tư khơng có năng lực, và quan trọng hơn
là quyền lợi người mua nhà sẽ được chú trọng, đảm bảo hơn…
Thay vì tập trung vào các trung cư thì nhiều người lại mong muốn được sở hữu các
khu đất riêng cho mình. Với nhà đất, người mua nhà sẽ được hưởng một diện tích sử dụng
lớn hơn với nhiều khơng gian xanh hơn và tránh được nhiều tranh chấp cũng như phí dịch
vụ so với ở chung cư. Đây cũng là một điểm hấp dẫn khiến cho nhiều người Hà Nội hiện
nay tìm đến nhà đất thay vì chung cư.
Vào năm 2017, nhu cầu sử dụng nhà đất giá rẻ của người dân Hà Nội rất cao nhưng khả
năng cung lại thấp, điều này là đặc điểm nổi bật trong thị trường BĐS Hà Nội diễn ra vào
năm 2017.
1.1 Những thuận lợi và khó khăn của thị trường BĐS tại Hà Nội
1.1.1 Thuận lợi
Vị trí địa lý và hạ tầng giao thơng
Hà Nội là trung tâm kinh tế, khí hậu thuận lợi, có nhiều danh lam thắng cảnh, rất
có sức hút với các nhà đầu tư.


Hạ tầng giao thông tại Hà Nội được đầu tư phát triển đồng bộ và vượt bậc. Những
quy hoạch về giao thông cũng như cơ sở hạ tầng hiện đại đã mang đến sự thuận tiện
nhằm đảm bảo sự mối liên kết giữa Hà Nội và các vùng lân cận. Các dự án bất động sản
nằm ở trung tâm luôn có giá trị cao do sở hữu hạ tầng giao thông tốt. Trong năm 2017
thành phố Hà Nội đang chú trọng hơn đến việc vận hành các loại hình giao thông trong
vùng và trong đô thị. Việc làm này sẽ càng thu hút nhiều nhà đầu tư đổ vốn vào lĩnh vực
kinh doanh bất động sản.
Là thủ đô của Việt Nam: là nơi tập trung của các nền kinh tế, đặc biệt là ngành
dịch vụ. Người dân đông đúc, sức mua nhà lớn.
Tỷ suất lợi nhuận lớn
Đầu tư nhà Hà Nội bỏ vốn ít nhưng thu về những lợi nhuận cao là điều mà nhà
đầu tư nào cũng mong muốn. Đối với nhiều nhà đầu tư thị trường bất động sản Hà Nội

năm 2017 là thị trường nhiều tiềm năng và có sức hút kì lạ. Năm 2017 bất động sản nghỉ
dưỡng với mức cao kết lợi nhuận lên tới 8% đã khẳng định được vị thế của mình đồng
thời góp phần tạo nên những mảng sáng mới trên thị đường bất động sản Hà Nội.
1.1.2 Khó khăn khi đầu tư vào BĐS Hà Nội năm 2017
Khơng có sự đảm bảo
Mặc dù bđs được chứng minh là một ngành đầu tư hiệu quả nhưng ko có gì đảm
bảo rằng các nhà đầu tư sẽ luôn luôn kiếm được lợi nhuận. Giá trị của bđs có thể giảm
một cách thức gấp rút, chủ nhà có thể bị mất nhà và các nhà đầu tư có thể mất
hàng nghìn đơla.
Tính thanh khoản thấp
Quy trình mua hoặc bán một ngơi nhà cần phải có thời gian. Nếu một nhà đầu tư
cần thanh khoản một bds nhanh chóng để thu về số tiền mặt cần thiết thì nhà đầu tư
phải chấp thuận việc bán rẻ khoản đầu tư của mình. Trong cuộc khủng hoảng thế chấp
năm 2008, sự sụt khuyến mãi trị nhà ở làm cho bất động sản trở nên khó bán để thu lợi
nhuận, và khách hàng tiềm năng cũng gặp nhiều chơng gai trong việc vay tín dụng mua
đất.
Nhiều chi phí
Nhà ở cần phải được bảo trì và tu sửa, điều này địi hỏi rất nhiều chi phí, đặc biệt
nếu bạn sở hữu nhiều bds. Ví dụ giống như trần nhà cần được thay thế, tường cần phải sơn
lại, máng và vịi cần được làm sạch… Nếu khơng thể tự làm, bạn phải thuê nhà thầu. không


những thế, bạn cịn phải đóng thuế bđs và bảo hiểm. Đây cũng là một trong những bất lợi
trong đầu tư BĐS
Lỏng lẻo trong việc quản lý dự án BĐS và xử lý các dự án vi phạm pháp luật
Hà Nội
Đây là một trong những địa phương mà có rất nhiều dự án chưa được cấp giấy phép
xây dựng hoặc người mua đã được cấp giấy chứng nhận nhưng vẫn phát hiện ra những sai
xót của chủ đầu tư,...
Thiếu minh bạch trong thông tin thị trường

Sự cung cầu không khớp nhau có thể dẫn đến hiện tượng “ bong bóng” hoặc “ đóng
băng” khiến người mua khơng xác định được thơng tin chính xác.
2. Giải pháp
Để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn, các địa phương cần rà soát, kiểm tra những dự
án phát triển nhà ở, khu đô thị mới trên địa bàn, yêu cầu chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ
các dự án đã khởi cơng. Qua đó, có biện pháp bảo đảm khớp nối đồng bộ hệ thống hạ
tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tại các dự án đã triển khai. Nếu dự án không đáp ứng đủ
điều kiện hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, nhu cầu tối thiểu về dịch vụ đô thị… sẽ
khơng được triển khai xây dựng. Chính quyền phải kiên quyết thu hồi các dự án chậm
triển khai, đã giao đất nhưng không sử dụng, quá thời gian quy định.
Tìm hiểu thật kĩ trước khi quyết định đầu tư vào một dự án BĐS, tìm những nơi
tin cậy, uy tín, có thời gian làm việc lâu năm để chắc chắn trong việc thu nhận thông tin
Xem xét thật kĩ con số thống kê qua các năm, tình hình hiện tại, tìm hiểu thơng tin
thị trường thật kĩ trước khi quyết định đầu tư vào một dự án.
3. Dự báo tình hình đầu tư trong tương lai
Hà Nội là Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và nơi tập trung dân cư
lớn, cũng đã, đang và sẽ ln là thị trường bất động sản lớn nhất nhì của Việt Nam do xu
hướng tăng nhanh dân số, cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng sống và sự giới hạn về
quỹ đất của Hà Nội. Chính bởi điều này dẫn đến một số khả năng thị trường BĐS Hà
Nội sẽ tăng nhanh trong giai đoạn sắp tới (2020-2023)
Thị trường BĐS vẫn đang trong giai đoạn phát triển trên tất cả các phân khúc, các
khu vực giao thông thuận tiện, môi trường sạch sẽ sẽ là một trong những khu vực có hoạt
động mua bán BĐS diễn ra mạnh mẽ. Nguồn cung và cả cầu BĐS văn phòng cho thuê sẽ
tiếp tục tăng ( năm 2016 là khoảng từ 20 000 m2 tới 30 000 m2 mỗi quỷ , mức độ lấp đầy
chỉ đạt khoảng 86 % ) . Hai phân khúc phát triển khá mạnh là phân khúc nhà ở và phân
khúc du lịch , nghỉ dưỡng. Trong Q1 / 2017 , chỉ số giá nhà ở đạt 106,6 điểm , giảm dưới
1 điểm theo quý và theo năm . Giá bán trung bình đạt mức 27,4 triệu VND / m2 do giá thứ


cấp giảm ở một số dự án bởi áp lực tăng nguồn cung . Tỷ lệ hấp thụ trên thị trường Sở cấp

đạt khoảng 27 % , giảm - 4 điểm % theo quý và giảm - 8 điểm % theo năm do nguồn cung
lớn . Khoảng 6 . 460 căn đã bản trong quý này , giảm - 2 % theo quý nhưng tăng 15 %
theo năm . Tính đến ngày 20 / 2 / 2017 , tổng số tồn kho trên địa bàn Hà Nội còn khoảng
5.538 tỷ đồng, so với tháng 12/2015 giảm 1.208 tỷ đồng, giaqmr 17,91%; so với thàng
12/2016 giảm 52 tỷ đồng, giảm 0,93% so với 20/1/2017 giảm 27 tỷ đồng
Tổng số nguồn cung của thị trường bán lẻ Hà Nội giữ ở mức 760.000 m2, tăng 7,3
% theo năm. Giá thuê cũng ổn định, tăng 0,1% theo quý. Sự tăng trưởng của quy mơ thị
trường BĐS sẽ tiếp tục là tín hiệu tích cực cho sự phát triển nên kinh tế của Hà Nội.
Theo kế hoạch của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội , từ nay đến năm 2020 , Hà
Nội sẽ có thêm 40 dự án nhà ở xã hội với gần 3,3 triệu m2 sản nhà ở . Tuy nhiên , trong
vòng 3 - 5 năm tới , tại Hà Nội , phân khúc nhà ở giá rẻ sẽ khan hiếm , nhất là nhà cho
thuê giá rẻ để phục vụ nhu cầu của người có thu nhập trung bình , thu nhập thấp , nhất là
những nguồn lao động nhập cư ngày càng đô về Hà Nội do quỹ đất đầu tư khó khăn .
Trong khi đó nhu cầu nhà ở binh dân khu vực này luôn ở mức cao .Phân khúc nhà ở giá rẻ
sẽ vẫn thiếu nguồn lực phát triển , nên chỉ bảo đảm tỷ trọng cung ở mức 20 % của tổng
cung BĐS cho lượng cầu ở mức 80 % của tổng cầu. Đây chính là bi kịch lớn trong phát
triển thị trường BĐS nhà ở . Do đó , lượng cung sản phẩm giá cao sẽ làm hơn lượng cung
sản phẩm giá trung bình , có thể lượng cung giá cao đạt tỷ trọng 50 % và giá trung bình
đạt 30 ( tổng là 80 % ) , Mặt khác , các chủ đầu tư nhà giá rẻ cũng đang rất cần sự hỗ trợ
mạnh mẽ của chính quyền bên cạnh những chính sách hiện hữu , đặc biệt , cần nhất là sự
hỗ trợ trong kế hoạch giải phóng mặt bằng và bố trí tái định cư ; hồn thiện hệ thống hạ
tầng , nhất là hạ tầng giao thơng có tính kết nối cao và cơ chế , chính sách đồng bộ khác
Nhu cầu nhà ở giá rẻ sẽ tăng cao tuy nhiên lượng cung sẽ bị khan hiếm và gây thiếu
hụt nhà ở.
Phân khúc thị trường nhà ở cao cấp ( nhà chung cư cao cấp, các khu nghỉ dưỡng,
bất động sản du lịch,… sẽ là một trong những loại hình BĐS có khả năng tăng nhanh
trong thời gian sắp tới do đời sống nhân dân ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng các
dịch vụ tiện ích sẽ ngày càng tăng cao, đây sẽ là một trong những loại hình có khả năng sẽ
được đầu tư lớn trong thời gian sắp tới.
Nhu cầu BĐS cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng sẽ tăng cao và tăng nhanh

hơn so với nguồn cung. Sự cạnh tranh giữa các thị phần BĐS cũng đẩy giá thuê BĐS lên
cao, trong khi hiện nay có khoảng 30% giá thuê đã tăng ở khu vực trung tâm kinh doanh
có vị trí thuận lợi.


KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu đầu tư về BĐS tại khu vực Hà Nội ngày càng
tăng. Có thể nói năm 2020 là một năm đầy biến động với sự phát triển mạnh mẽ của thị
trường bất động sản (BĐS), tuy nhiên hoạt động giao dịch trên thị trường BĐS có sự khác
biệt rõ nét. Các dự án bất động sản của chủ đầu tư hoạt động uy tín trên thị trường ln
trong tình trạng cầu lớn hơn cung mỗi khi giới thiệu dự án mới, trong khi đó, nhiều dự án
vẫn trong tình trạng ế ẩm hoặc thay tên đổi chủ với niềm tin đổi vận nhưng cũng khơng
mấy khả quan.Có khả năng cao điều này sẽ dẫn đến một số khả năng tăng nhanh về nhu
cầu bất động sản trong giai đoạn sắp tới) (2020-2023). Vì vậy chúng ta cần tiếp tục thực
hiện tái cơ cấu thị trường bất động sản, khắc phục lệch pha cung - cầu, phát triển đa dạng
các loại hàng hóa bất động sản nhà ở tại Hà Nội có giá cả phù hợp với khả năng thanh tốn
của đại đa số đối tượng trong xã hội.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN 1: SỐ LIỆU ĐIỀU TRA:
1. />2. />PHẦN 2: TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ
1. />2. />PHẦN 3: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
1. />2. />3. />4. />


×