Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

tiểu luận PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ MẦM NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.77 KB, 50 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ MẦM NON

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TƯ THẾ ĐÚNG TRONG HOẠT ĐỘNG
PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 3-4 TUỔI Ở TRƯỜNG
MẦM NON TẠI TRƯỜNG MẦM NON XUÂN THỦY – LỆ THỦY – QUẢNG
BÌNH

Giảng viên hướng dẫn:
Th.s Lê Thị Nhung

Sinh viên thực hiện:
Phạm Thị Mỹ Lương
SV: 17S9021076


LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Nhận thức của giáo viên về ý nghĩa giáo dục tư thế đúng trong hoạt
động phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi tại trường mầm non Xuân
Thủy – Lệ Thủy – Quảng Bình
Bảng 2.2. Độ tuổi giáo dục tư thế đúng cho trẻ tốt nhất
Bảng 2.3. Nội dung giáo dục tư thế đúng trong hoạt động phát triển vận động
cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi tại trường mầm non Xuân Thủy – Lệ Thủy – Quảng
Bình



Bảng 2.4. Mức độ sử dụng các hình thức giáo dục tư thế đúng trong hoạt động
phát triển vận động
Bảng 2.5. Phương pháp giáo dục tư thế đúng trong hoạt động phát triển vận
động


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTĐHĐN: Bài tập đội hình đội ngũ
BTPTC: Bài tập phát triển chung
CBGVNV: Cán bộ giảng viên nhân viên
CTGDMN: Chương trình giáo dục mầm non
GDMN: Giáo dục mầm non
TCVĐ: Trò chơi vận động
VĐCB: Vận động cơ bản

PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống Giáo dục Quốc dân là
cấp học đầu tiên tạo nền móng vững chắc ban đầu cho giáo dục lâu dài nhằm
giúp trẻ phát triển toàn diện. Một quốc gia phát triển hùng mạnh là một quốc
gia có nền giáo dục phát triển. Vậy nên đầu tư cho giáo dục tức là đầu tư cho
đất nước, đảm bảo đào tạo và hình thành được các thế hệ kế tiếp nhau có đủ
phẩm chất và năng lực phục vụ cho đất nước. Hiện nay, cuộc cách mạng 4.0 đã
và đang bao trùm cả thế giới đây vừa là cơ hội để phát huy nguồn lực con
người cũng như là thách thức đối với nền giáo dục Việt Nam nói chung và
giáo dục mầm non nói riêng. Vì vậy, giáo dục nói chung và giáo dục mầm non
nói riêng đã trở thành mỗi quan tâm của toàn xã hội hiện nay.

“Trẻ em như búp trên cành, biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”. Câu nói
đã phần nào nói lên sự non nớt, cần được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục. Trẻ
em sinh ra và lớn lên đều có quyền được tồn tại, chấp nhận trong xã hội, đều
có quyền được hưởng một chế độ chăm sóc giáo dục tồn diện. Vì vậy, chăm
sóc và giáo dục trẻ là nhiệm vụ quan trọng, hàng đầu của gia đình, nhà trường
và tồn xã hội.
Trẻ mầm non là những cơ thể còn non yếu, chưa phát triển tồn diện về sinh lí
lẫn nhận thức. Các cơ quan trong cơ thể như hệ tiêu hóa, hơ hấp, hệ cơ
xương… hoạt động còn non yếu, sức chống chọi với mơi trường bên ngồi cịn
rất kém. Do đó cần chăm sóc và giáo dục trẻ thật chu đáo, tránh các tác động
ảnh hưởng không tốt, gây bất lợi cho sự lớn lên và phát triển của trẻ. Đặc biệt,
giai đoạn lứa tuổi mầm non là giai đoạn bắt đầu hình thành tư thế. Hệ cơ
xương của trẻ cịn non nớt nên rất dễ dẫn đến sai lệch tư thế nếu khơng có sự
giáo dục, chăm sóc đúng đắn của người lớn. Sự xuất hiện tư thế sai ở lứa tuổi
này gây biến dạng trầm trọng ở hệ cơ xương sau này. Ngồi ra nó cịn ảnh


hưởng đến chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể như gây khó khăn cho
sự hoạt động của tim, phổi, sự tiêu hóa thức ăn, giảm sự trao đổi khí, trao đổi
chất trong cơ thể xuất hiện các hiện tượng như đau đầu, mệt mỏi, chán ăn,…
Do đó, giáo dục tư thế đúng cho trẻ là rất quan trọng và cần thiết, tạo điều kiện
để cơ thể phát triển một cách bình thường, tồn diện. Với tầm quan trọng của
việc giáo dục tư thế như trên nhưng nhìn chung một số trường mầm non hiện
nay vẫn chưa chú trọng đến việc giáo dục tư thế đúng cho trẻ, vẫn còn xuất
hiện những trường hợp sai lệch tư thế một cách đáng tiệc.
Vì thế, với vai trị là một giáo viên mầm non tương lai, tôi rất quan tâm đến
việc giáo dục tư thế đúng cho trẻ mầm non đặc biệt ở lứa tuổi 3-4 tuổi. Vì
những lí do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Thực trạng giáo dục tư thế đúng
trong hoạt động phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mầm
non tại trường mầm non Xuân Thủy – Lệ Thủy – Quảng Bình” để nhằm tìm ra

thực trạng giáo dục tư thế đúng, nguyên nhân và đề xuất một số biện pháp
nhằm nâng cao công tác giáo dục tư thế cho trẻ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Giáo dục thể chất nói chung, giáo dục tư thế đúng nói riêng là vấn đề cấp thiết
vì vậy đã có rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm về vấn đề này.
Tính cho đến nay, đã có một số cơng trình nghiên cứu, tìm hiểu về lí luận giáo
dục thể chất và q trình giáo dục thể chất có: “Lý luận và phương pháp giáo
dục thể chất cho trẻ em lứa tuổi mầm non” của Đặng Hồng Phương (NXB
ĐHSP) tìm hiểu về tư thế và sự hình thành tư thế của trẻ: Giáo trình “Sinh lí
học trẻ em” của Lê Thanh Vân (NXB ĐHSP), giáo trình “Sinh lí trẻ em” của
PGS Trần Trọng Thủy. Nghiên cứu về vấn đề giáo dục tư thế cho trẻ mẫu giáo
và vai trị của nó đối với sự phát triển của trẻ: Giáo trình “Vệ sinh trẻ em” của


Tiến sĩ Hồng Thị Phương (NXB ĐHSP), Giáo trình “Vệ sinh trẻ em” của
Nguyễn Thị Phong và Trần Thanh Tùng.
Nhìn chung, các nghiên cứu đều đã đi sâu vào vấn đề giáo dục thể chất nhưng
chưa đi sâu vào vấn đề giáo dục tư thế đúng cho trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ 34 tuổi, vì vậy vấn đề giáo dục tư thế đúng cho trẻ 3-4 là một vấn đề cịn mới
mẻ và cấp thiết.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích tìm hiểu về thực trạng giáo dục tư thế
đúng trong hoạt động phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường
mầm non tại trường mầm non Xuân Thủy – Lệ Thủy – Quảng Bình. Trên cơ
sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, hình thành
tư thế đúng cho trẻ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng giáo dục tư thế đúng trong hoạt động phát triển vận động cho trẻ
mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mầm non tại trường mầm non Xuân Thủy – Lệ
Thủy – Quảng Bình.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non Xuân Thủy – Lệ Thủy – Quảng Bình.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận về thực trạng giáo dục tư thế đúng trong hoạt động phát
triển vận động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mầm non tại trường mầm
non Xuân Thủy – Lệ Thủy – Quảng Bình.
Khảo sát thực trạng giáo dục tư thế đúng trong hoạt động phát triển vận động
cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mầm non tại trường mầm non Xuân Thủy –
Lệ Thủy – Quảng Bình.


Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục tư thế đúng cho trẻ mẫu
giáo 3-4 tuổi tại trường mầm non Xuân Thủy – Lệ Thủy – Quảng Bình.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Đọc, nghiên cứu và hệ thống hóa một số tài liệu làm cơ sở lý luận cho đề tài. Tài
liệu từ sách vở, tạp chí, tài liệu từ các trang web ở trên mạng.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp quan sát
Quan sát các hoạt động của giáo viên và quan sát hoạt động, tư thế của trẻ trong
hoạt động phát triển vận động của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi tại trường mầm non Xuân
Thủy – Lệ Thủy – Quảng Bình: Thể dục, thể dục sáng, thể dục chống mệt mỏi,
TCVĐ, dạo chơi ngoài trời, tuần lễ sức khỏe, hội khỏe. Tuy nhiên ở đề tài này do
hạn chế về thời gian nghiên cứu nên chỉ quan sát về việc giáo dục tư thế đúng cho
trẻ ở các hoạt động: Thể dục, thể dục sáng, TCVĐ, dạo chơi ngồi trời.
6.2.2. Phương pháp đàm thoại, trị chuyện
Đàm thoại, trò chuyện với giáo viên chủ nhiệm các lớp mẫu giáo 3-4 tuổi tại
trường mầm non Xuân Thủy – Lệ Thủy – Quảng Bình về thực trạng giáo dục tư
thế đúng trong hoạt động phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường
mầm non Xuân Thủy – Lệ Thủy – Quảng Bình.

Nói chuyện với trẻ về tư thế khi tham gia các hoạt động phát triển vận động.
6.2.3. Phương pháp điều tra
Điều tra giáo viên chủ nhiệm các lớp mẫu giáo 3-4 tuổi tại trường mầm non Xuân
Thủy – Lệ Thủy – Quảng Bình để biết được thực trạng giáo dục tư thế đúng trong
hoạt động phát triển vận động.
6.2.4. Phương pháp đánh giá


Đánh giá bằng cách sánh kết quả vừa điều tra được với cơ sở lí luận để tìm ra các
biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục tư thế đúng trong hoạt động phát
triển vận động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mầm non tại trường mầm non
Xuân Thủy – Lệ Thủy – Quảng Bình.
6.2.5. Phương pháp phân tích kết quả điều tra
Sau khi kết thúc điều tra tơi thu thập tồn bộ số liệu sau đó lập bảng và tính ra
đơn vị phần trăm. Sau đó dựa vào kết quả đã thu thập được ở thực tiễn và kết quả
phân tích được để đánh giá, bình luận rút ra kết luận khoa học cuối cùng. Để phục
vụ cho q trình nghiên cứu tơi cịn sử dụng phương pháp toán học, so sánh, khái
quát, tổng hợp, đối chiếu, hệ thống phân loại.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Thực trạng giáo dục tư thế đúng trong hoạt động phát triển vận động
cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mầm non tại trường mầm non Xuân Thủy – Lệ
Thủy – Quảng Bình.
Chương 3: Biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục tư thế đúng trong hoạt động
phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mầm non Xuân Thủy – Lệ
Thủy – Quảng Bình

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1



CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.

Tư thế

1.1.1. Khái niệm
Tư thế là vị trí của cơ thể khi ngồi, đứng và đi, nó bắt đầu được hình thành từ rất
sớm.
Tư thế đúng: Cột sống có đường cong tự nhiên, vừa phải, 2 xương bả vai được
bố trí song song và đối xứng nhau, hai vai mở rộng, hai chân thẳng và gan bàn
chân bình thường. Những người có tư thế đúng thường có thân hình cân đối:
Đầu giữ thăng bằng, các cơ chắc và co giãn dễ dàng, bụng thon, vận động dứt
khoát nhanh nhẹn và tự tin.
Tư thế sai: Làm cản trở hoạt động của tim, phổi, sự tiêu hóa thức ăn, giảm sự
trao đổi khí ở phổi, giảm sự trao đổi chất trong cơ thể, xuất hiện hiện tượng đau
đầu, gia tăng sự mệt mỏi, giảm cảm giác ngon miệng, trẻ trở nên quấy khóc, uể
oải, sợ các trị chơi vận động.
1.1.2. Vai trò của tư thế đối với cơ thể
Tư thế có một rất vai trị quan trọng đối với cơ thể. Tư thế bình thường đảm bảo
các điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động của hệ vận động nói riêng và tồn bộ
cơ thể nói chung. Đây là điều kiện để các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể hoạt
động bình thường. Mặt khác, tư thế là biểu hiện bên ngồi của hình dáng con
người. Những người có tư thế đúng thường có thân hình cân đối, hài hịa và đẹp.
Tư thế khơng đúng ảnh hưởng đến các chức năng, hoạt động của các cơ quan và
hệ cơ quan bên trong cơ thể: Giảm sự trao đổi chất trong cơ thể, khó thở, tim
phổi hoạt động khó khăn, cản trợ bộ máy tiêu hóa,… Trẻ sẽ dần dần yếu đi, sức
khỏe giảm sút. Đồng thời, tư thế sai sẽ khiến ngoại hình bị biến dạng, mất cân
đối và gặp khó khăn trong q trình lao động.

1.1.3. Phân loại tư thế


Trong thực tế ta thường gặp những người có tư thế khơng bình thường như so
vai, gù lưng, ưỡn bụng, vẹo lưng.

- Tư thế vai suôn: Đầu và cổ gập về phía trước, lồng ngực bị ép lại, 2 vai so lại và
nhô ra trước, bụng hơi vươn ra trước.
- Tư thế gù: Tất cả các dấu hiệu ở tư thế vai suôi thể hiện rõ hơn, đường cong tự
nhiên của cột sống ở phần ngực tăng lên rõ rệt.
- Tư thế ưỡn: Có biểu hiện đường cong của cột sống vươn ra rõ rệt ở vùng thắt
lưng, đường cong ở cổ giảm, bụng ưỡn phình ra trước. Thường gặp ở trẻ mẫu giáo,
vì cơ bụng phát triển yếu.
- Tư thế vẹo: Có biểu hiện sự phát triển khơng cân đối 2 vai, xương bả vai, xương
chậu,…Vẹo cột sống là hiện tượng cột sống bị biến dạng. Vẹo cột sống phát triển
phần nhiều ở tuổi nhỏ và kéo theo sự không cân xứng của lồng ngực, tạo nên phần
nhô ra (hay bướu gù) của xương bả vai. Sự biến dạng có thể ổn định hoặc dần dần
nặng thêm. Trong những trường hợp biến dạng nghiêm trọng (lớn hơn 80o), một số
biến chứng có thể xảy ra như suy hơ hấp, bệnh tim, bệnh tháp khớp. Cột sống có


thể vẹo về bên phải, bên trái hoặc hình chữ S. Vẹo cột sống có thể thấy ở vùng thắt
lưng, vùng lưng hoặc cả vùng thắt lưng và vùng lưng. Vẹo cột sống lưng phải và
cột sống thắt lưng sang trái là thường gặp nhất. Phần nhiều, người ta không biết rõ
nguyên nhân của sự biến dạng cột sống nên cho rằng vẹo cột sống là tự phát.
Nhưng thực tế, tư thế sai của trẻ đặc biệt là ở trường học hay bàn học là nguyên
nhân không thể chối cãi được. Vì vậy, ở trẻ nhỏ thời kì phát triển cần chú ý đến tư
thế của cột sống.
Căn cứ vào mức độ phát triển của cơ, xương, dây chằng…dẫn đến các tư thế khơng
đúng, có thể phân ra 3 loại sai lệch tư thế sau đây:

- Loại 1: Chỉ có sự thay đổi các trương lực cơ, tất cả các biểu hiện biến dạng của
xương không xuất hiện khi trẻ đứng thẳng. Sư sai lệch này có thể khắc phục khi trẻ
được tham gia vào luyện tập có hệ thống để củng cố các cơ.
- Loại 2: Sự thay đổi xuất hiện ở các dây chằng và cột sống. Sự thay đổi này có thể
khắc phục khi tham gia vào các bài tập thể dục trong thời gian dài dưới sự giám sát
của các nhân viên y tế trong các phịng tập chun mơn.
- Loại 3: Sự thay đổi rõ rệt ở các xương và sụn cột sống. Sự thay đổi này không thể
khắc phục bằng các biện pháp thể dục thông thường hay vật lý trị liệu.
Ở lứa tuổi mầm non, sự sai lệch tư thế thường gặp ở những trẻ kém phát triển về
thể chất, trẻ bị còi xương, trẻ hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn, những trẻ có khả
năng nghe và nhìn kém.
Những sai lệch tư thế ở lứa tuổi mẫu giáo sẽ gây ra những biến loạn trầm trọng ở
hệ xương sau này.
1.1.4. Các biện pháp phòng ngừa sai lệch tư thế
Trẻ dưới 6 tháng tuổi khơng nên đặt trẻ nằm ngủ trên giường có nệm quá mềm
hoặc võng.
Trẻ 10 tháng tuổi không được đứng lâu. Khi trẻ mới tập đi không nên dắt trẻ bằng
1 tay.
Trẻ nhỏ không nên đứng hoặc ngồi xổm hay đứng lâu trên 1 chân, đi ở khoảng
cách quá xa, mang vác các vật nặng. Các đồ dùng làm bằng gỗ cho trẻ cần tương
ứng với chiều cao, tỉ lệ cơ thể trẻ, cần chú ý đến tư thế của trẻ trong mọi hoạt động:
Học tập, vui chơi, lao động.


Quần áo của trẻ cũng đóng vai trị quan trọng trong việc rèn luyện tư thế đúng cho
trẻ. Quần áo khơng nên chật q làm cản trở tư thế bình thường của cơ thể, gây
khó khăn cho trẻ khi vận động.
Hình dáng gan bàn chân có ảnh hưởng đến việc hình thành tư thế đúng của trẻ. Trẻ
thấy đau đớn ở bàn chân, đôi khi chân bị co giật, bàn chân ra nhiều mồ hơi, lạnh và
thâm tím. Cảm giác đau cịn thấy ở các khóp chân và thắt lưng. Sự nén ở bàn chân

làm ảnh hưởng đến vị trí của xương chậu và cột sống, dẫn đến sai lệch tư thế.
Những trẻ bị bàn chân bẹt đi thường vun tay rộng ra 2 bên, dậm chân mạnh trên
đất, dáng đi của chúng khơng thoải mái rất gị bó.
Ngun nhân của bàn chân bẹt: Trẻ bị còi xương, cơ thể yếu; Trẻ quá béo; Trẻ nhỏ
bắt đầu tập đứng, tập đi quá lâu; Đi trên đường phẳng cứng và đi giầy quá mềm;
Xuất hiện sau khi trẻ bị bại liệt, chấn thương các cơ, dây chằng và xương chân …
Đề phịng bàn chân bẹt: Khơng nên sử dụng dép q chật, giầy dép phải có kích
thước phù hợp với bàn chân của trẻ, ôm vừa bàn chân, đằng sau cứng, đế mềm, gót
thấp, mũi giày rộng. Luyện cơ chân trẻ thường xuyên: Đi trên mũi, gót, mé…đứng
lên, ngồi xuống. Thường xuyên ngâm chân bằng nước mát kết họp xoa bóp chân.
Đi bộ trên đất không bằng phẳng: cát, sỏi, thảm cỏ,…
1.2.

Giáo dục tư thế đúng cho trẻ

1.2.1. Khái niệm
Giáo dục tư thế là một bộ phận quan trọng của giáo dục thể chất cho trẻ. Đó là
q trình tác động chủ yếu vào cơ thể, mà cụ thể là tác động vào tư thế thân người
của trẻ thông qua việc rèn luyện, hình thành thói quen đi, đứng, nằm, ngồi… đúng
tư thế nhằm làm cho cơ thể trẻ phát triển hài hòa, cân đối, củng cố cơ quan vận
động trụ cột, tạo điều kiện cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển tồn bộ cơ
thể nói chung và hình thành tư thế đúng nói riêng.
1.2.2. Ý nghĩa
Giáo dục tư thế cho trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng là một
nhiệm vụ quan trọng và cần thiết đối với các nhà giáo dục mầm non. Như chúng
ta đã biết, tư thế có một vai trị quan trọng đối với cơ thể con người. Tư thế đúng


là điều kiện để đảm bảo cho hệ vận động và một số hệ cơ quan khác trong cơ thể
hoạt động bình thường. Tư thế sai lệch sẽ gây cản trở rất lớn cho hoạt động của

một số cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe của con
người. Do đó việc giáo dục tư thế cho trẻ là rất cần thiết và có ý nghĩa rất lớn:
Về mặt nhận thức: Giáo dục tư thế đúng cho trẻ hiểu thế nào là tư thế đúng, thực
hành được tư thế đúng và biết được lí do vì sao phải rèn luyện tư thế đúng.
Về mặt thể chất: Giáo dục tư thế có ý nghĩa vơ cùng lớn đặc biệt là ở lứa tuổi
mầm non, vì lứa tuổi này trẻ đang phát triển mạnh mẽ về tất cả các mặt, các cơ
quan và hệ cơ quan đặc biệt là hệ cơ xương phát triển nhanh chóng, cơ thể trẻ dễ
bị ảnh hưởng bởi những tác động ngoài ý muốn gây nên hiện tượng sai lệch tư
thế ở trẻ. Nếu khơng được chăm sóc giáo dục tư thế đúng ở giai đoạn sớm nhất
có thể thì cơ thể có thể chịu ảnh hưởng của những biến đổi hay những thiếu sót
trên cơ thể trẻ.
Về mặt thẩm mỹ: Ai sinh ra đều mong muốn mình có một ngoại hình thật đẹp và
tư thế là mấu chốt để tạo nên cái đẹp. Vì vậy, một người có cơ thể hài hịa thì sẽ
đảm bảo về mặt thẩm mỹ, giúp trẻ có thể tự tin trước tất cả mọi người và phát
triển một cách toàn diền và lành mạnh.
1.3.

Hoạt động phát triển vận động

Một thời gian dài trong triết học đã ngự trị khái niệm: Vận động chỉ là sự đổi
chỗ của các vật thể trong khơng gian.
Vận động có trong tất cả trong mọi hoạt động của con người, nó có tác động tốt
lên cơ thể nếu đúng tư thế và vừa sức. Vận động là sự hoạt động tích cực của các
cơ quan vận động của con người, là phương tiện cơ bản, đặc biệt của quá trình
giáo dục thể chất. Giáo dục thể chất cho trẻ chủ yếu là thông qua hoạt động tự
vận động của trẻ.


Sự phát triển thể lực bình thường của trẻ em không thể tách rời sự vận động.
Nhờ vận động mà trẻ nhận thức được thế giới xung quanh.

Hoạt động phát triển vận động: Là các hoạt động được tổ chức nhằm giúp trẻ
phát triển vận động, Sự phát triển vận động của trẻ là kết quả không chỉ của sự
trưởng thành của cơ thể trẻ mà cịn có vai trị giáo dục. Hoạt động phát triển vận
động của trẻ 3-4 tuổi gồm: thể dục, thể dục sáng, thể dục chống mệt mỏi,
TCVĐ, Dạo chơi ngoài trời, tuần lễ sức khỏe, hội khỏe.
1.4.

Giáo dục tư thế đúng trong hoạt động phát triển vận động

1.4.1. Mục tiêu
Làm thõa mãn nhu cầu hoạt động cho trẻ, giúp trẻ tăng cường sức khỏe, cơ thể
phát triển cân đối, hài hòa, tạo điều kiện phát triển ở trẻ sự cứng rắn của cơ bắp và
niềm vui trong hoạt động.
Trẻ thực hiện được các vận động cơ bản, vững vàng và đúng tư thế. Biết đi, chạy
nhanh, chạy chậm và thăng bằng. Biết thực hiện các động tác bật, nhảy, bò, trườn,
trèo, tung và ném.
1.4.2. Nguyên tắc
Với mục tiêu giáo dục tư thế đúng cho trẻ trong hoạt động vận động cần đảm bảo
các nguyên tắc sau:
Các hoạt động vận động nhằm giáo dục tư thế đúng cho trẻ phải phù hợp với lứa
tuổi 3-4 tuổi của trẻ, phù hợp với đặc điểm cá nhân của từng trẻ, tùy từng trẻ để có
cách giáo dục khác nhau.
Các hoạt động vận động nhằm giáo dục tư thế đúng cho trẻ phải đan xen nhau, linh
hoạt và sáng tạo tránh sự nhàm chán.
Các hoạt động vận động nhằm giáo dục tư thế đúng cho trẻ phải đảm bảo được sự
an tồn, khơng gây hại cho trẻ.


Giáo dục tư thế đúng cho trẻ trên cơ sở lấy trẻ làm trung tâm, dựa trên sự hứng thú
của trẻ nhưng đồng thời phải kiên trì để giúp trẻ rèn tư thế đúng.

1.4.3. Nội dung
Cung cấp các biểu tượng về tư thế đúng. Rèn luyện, hình thành tư thế đúng cho trẻ.
Sữa chữa những sai lệch tư thế ở trẻ trong các BTĐHĐN, BTPTC, VĐCB, TCVĐ:
1.4.3.1. Bài tập đội hình đội ngũ
Đội hình vịng trịn, xếp hàng dọc theo tổ, từ hàng dọc chuyển thành hàng
ngang, từ hàng ngang chuyển sang hàng dọc, quay phải, quay trái, quay đằng
sau. Luyện tập đội hình đội ngũ rèn luyện tư thế đúng như đi thẳng người, bước
dứt khoát…
1.4.3.2. Bài tập phát triển chung
Các bài tập hơ hấp (ngửi hoa, thổi bóng bay, gà gáy, thổi nơ bay, tiếng còi tàu
tu tu…):
Tư thế chuẩn bị khi thực hiện động tác thở là đứng ở tư thế tự nhiên.
Động tác đưa hai tay lên cao, hai tay ra ngang, đưa tay ra sau kết hợp với hít
vào làm phát triển các cơ bả vai. Động tác thở ra thực hiện khi hai tay thả xuôi,
đưa tay ra trước và tay đưa trước mặt vỗ tay,…
Các bài tập phát triển cơ tay – vai (hai tay đưa ra trước, lên cao, ra ngang, trước
xoay cổ tay hoặc vẫy bàn tay, hai tay thay nhau đưa ra trước, ra sau, đưa lên
cao:
Tư thế chân: Đứng thẳng chân hơi tách; đứng hai bàn chân song song;
đứng chân trước chân sau; đứng gót chân chạm nhau; mũi chân hơi tách ra –
đứng chữ V; có thể đứng bằng mũi bàn chân.
Tư thế tay: Tay duỗi thẳng dọc thân, lòng bàn tay hướng vào thân; tay để
sau lưng; tay chống hông; tay co và đưa ra sau; tay để trước ngực, hai tay dang
ngang; tay giơ lên cao; tay duỗi thẳng và đưa ra sau.


Các bài tập phát triển cơ bụng, lườn và cơ chân:
Tư thế chân: Đứng hai chân tách rộng, hai bàn chân song song hay hai
chân đứng chụm; đứng gót chân chạm nhau, mũi chân hơi tách thành hình chữ
V; đứng nâng, hạ gót chân; đưa một chân ra trước, ra ngang.

Tư thế ngồi: Ngồi xổm; ngồi lưng chừng; ngồi hai chân duỗi thẳng ra
trước – gập duỗi cổ chân, tách mũi chân sang hai bên, hai chân bắt chéo chồng
lên nhau.
1.4.3.3. Bài tập vận động cơ bản
Đi, chạy theo hướng quy định; đi, chạy theo vòng tròn; đi, chạy và làm theo
hiệu lệnh của giáo viên. Đi kiễng chân, đi bằng gót chân; đi, chạy theo đường
hẹp, đi bước dồn ngang, chạy nhanh 10-12m,chạy chậm 60-80.
1.4.3.4. Trò chơi vận động
Một số trị chơi vận động như: Quả bóng nảy, bắt bướm, ô tô và chim sẻ, gấu
và ong, nhảy qua suối nhỏ, đuổi bóng, ném qua dây, tín hiệu máy nay, chó sói xấu
tính.
1.4.4. Hình thức
Các hình thức nhằm giáo dục tư thế đúng thông qua hoạt động vận động cho trẻ
3-4 tuổi gồm có:
*Tiết học thể dục
Cấu trúc:
- Khởi động(đi nhẹ nhàng 2-3 phút)
- Trọng động(10-15 phút): Bài tập phát triển các nhóm cơ và hơ hấp gồm có
4-5 động tác, bài tập vận động cơ bản trong đó có một vận động cũ và một
vận động mới.
- Hồi tĩnh(vận động nhẹ 1-2 phút)


*Thể dục sáng
- Khởi động: Đi nhẹ nhàng có thể khởi động toàn bộ các bộ phận trên cơ thể.
- Trọng động: Động tác hô hấp, tay vai, lưng bung, động tác chaa, động tác bật.
- Hồi tĩnh: Vận động nhẹ nhàng.
*Trò chơi vận động
Cấu trúc trò chơi vận động gồm 5 phần: Tên trị chơi, mục đích chơi, chuẩn bị,
cách chơi, luật chơi. Một số trò chơi vận động được sử dụng để rèn tư thế đúng cho

trẻ như chuyền bóng qua đầu, chuyền bóng qua chân, bật qua các chướng ngại vật,

*Dạo chơi ngoài trời
Qua hoạt động ngoài trời thì trẻ có điều kiện đi lại, hơ hấp hít thở khơng khí trong
lành gần gũi với thiên nhiên. Ngồi ra trẻ cịn chơi các đồ chơi ngồi trời giúp trẻ
hoàn thiện các vận động và thực hành các vận động mà giáo viên đã dạy từ đó hình
thành tư thế đúng trong khi chơi cho trẻ.
 Thông qua các hình thức trên, giáo viên tiến hành lịng ghép giáo dục tư thế
đúng cho trẻ bằng cách sửa sai trực tiếp trên trẻ hay cho trẻ thực hiện theo
mẫu có thể là giáo viên hoặc bạn của trẻ làm đúng tư thế.
1.4.5. Phương pháp
Phương pháp trực quan: Bao gồm làm mẫu, mơ phỏng, sử dụng vật chuẩn thị
giác, thính giác và tài liệu trực quan.
Phương pháp dùng lời: Bao gồm sử dụng tên gọi bài tập thể chất, miêu tả, giải
thích, chỉ dẫn, đàm thoại và kể chuyện.
Phương pháp thực hành: Bao gồm luyện tập, trò chơi và thi đua.
1.5.

Đặc điểm tâm sinh lí trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

1.5.1. Đặc điểm sinh lí


Các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể trẻ em phát triển đến đâu thì vận động
phát triển đến. Tốc độ trưởng thành ở lứa tuổi mầm non diễn ra tương đối nhanh,
nhưng không đồng đều. Ở một lứa tuổi ta thấy chiều cao tăng nhanh; ở một lứa
tuổi khác thì trọng lượng thân thể tăng nhanh, đồng thời chiều cao tăng chậm lại.
Những dao động của các chỉ số chiều cao và cân nặng là do những biến đổi cấu
trúc và chức năng trong quá trình phát triển của trẻ, mặt khác các biến đổi đó lại
có ảnh hưởng nhất định đến khả năng vận động và năng lực hoạt động trí tuệ của

chúng. Lúc trẻ mới sinh độ dài của đầu bằng 1/4 chiều dài toàn thân, thì ở 2 tuổi
bằng 1/5, 6 tuổi bằng 1/6, 12 tuổi bằng 1/7, tuổi thành niên 18 tuổi bằng 1/7,5.
Các tỉ lệ nói trên của thân thể trẻ em ở lứa tuổi này có một ý nghĩa rất lớn, nhờ
đó mà tạo được những điều kiện đặc biệt thuận lợi để phát triển đại não, và về
phía mình, não có tỉ lệ lớn lại thúc đẩy nhanh q trình phát triển taamlys trong
những năm đầu tiên của cuộc sống đứa trẻ.
Vận động có tác dụng thúc đẩy sụ phát triển cơ thể cho trẻ mầm non chủ yếu là
thông qua kích thích của vận động đối với cơ thể. Kích thích vận động nhất định
có tác dụng vào cơ thể trẻ em làm cho cơ thể của trẻ gánh chịu phụ tải sinh lí
tương ứng. Các kích thích thường xuyên này sẽ thức đẩy cơ thể của trẻ, không
ngừng tiến hành điều chỉnh để dần dần sinh sự biến đổi mang tính thích ứng. Từ
đó làm cho hình thái, cấu trúc và chức năng của cơ thể được hoàn thiện và nâng
cao lên mức nhất định.
Vận động cơ thể có ảnh hưởng quan trọng đối với nhiều cơ quan của cơ thể trẻ
em. Trong đó, cơ quan chịu ảnh hưởng tương đối lớn là cơ quan vận động, hệ
tuần hồn, hệ hơ hấp và hệ thần kinh.
Hệ thống vận động: Dưới sự chi phối và điều tiết của hệ thống thần kinh, cơ bắp
phát sinh, sự co cơ lôi kéo xương. Từ đó tạo ra các động tác hoặc các dạng vận
động của cơ thể. Hệ vận động bao gồm: bộ xương, cơ bắp, gân, bộ dây chằng,


khớp. Hệ cơ xương của trẻ 3-4 tuổi nói riêng và trẻ mầm non nói chung đều phát
triển khơng đều. Tỉ lệ thay đổi rõ rệt, sức bền cơ thể tăng lên. Quá trình cấu tạo
xương chưa kết thúc, trong xương cịn nhiều sụn. Tính cứng chắc của xương
tương đối kém. Tính có thể biến đổi của xương cịn lớn nên dễ phát sinh cong
gập, biến đổi hình dạng. Thành phần hóa nước và thành phần hữu cơ trong
xương của trẻ tương đối nhiều, ngược lại chất muối vô cơ tương đối ít. Chất có
tác dụng chống ấn ép và chống cong vẹo trong xương cịn tương đối ít nên dễ
làm cho xương cong vẹo biến hình. Tổ chức cơ bắp của trẻ tương đối ít. Các sợi
cơ nhỏ, mảnh, thành phần nước trong cơ tương đối nhiều nên sức mạnh cơ bắp

tương đối yếu. Đặc điểm chủ yếu của khớp ở trẻ là ổ khớp tương đối nông,cơ
bắp xung quanh khớp còn mềm yếu, dây chằng lỏng lẻo
Hệ tuần hồn máu là một hệ thống đường ống khép kín do mạch máu cấu tạo
thành. Tim là cơ quan động lực của tuần hoàn máu, mạch là đường vận chuyển
máu. Khi trẻ vận động, cơ thể chúng đòi hỏi tim và mạch làm việc nhiều hơn và
sẽ có tác dụng rèn luyện nhất định với hệ tim mạch của chúng.
Hệ hơ hấp có những đặc tính sinh lí riêng. Hệ hô hấp được cấu tạo bởi đường hô
hấp gồm mũi, mồm, họng, khí quản, nhánh phế quản và phổi. Đường hơ hấp là
đường ống dẫn khí từ ngồi vào phổi và đưa khí thải ra ngồi. Phổi là nơi trao
đổi khí. Chức năng của hệ hơ hấp là trao đổi khí để thõa mãn địi hỏi trao đổi
chất của cơ thể trẻ.
Hệ thần kinh trung ương là hệ thống điều tiết quan trọng của hoạt động sống.
Các hệ thống cơ quan tiến hành các hoạt động sinh lí khác nhau, song lại phối
hợp nhịp nhàng với nhau trở thành một chỉnh thể thống nhất dưới sự chi phối và
điều tiết thống nhất của hệ thần kinh. Hệ thống thần kinh có tác dụng chi phối và
điều tiết đối với vận động cơ thể.
1.5.2. Đặc điểm tâm lí


Vận động cơ thể kích thích sự phát triển tâm lí của trẻ mầm non, thúc đẩy sự
phát triển trí lực của các em. Trong quá trình vận động cơ thể các q trình tâm
lí như nhận biết, tình cảm, ý chí… cũng được phát triển theo.
Trẻ 3-4 tuổi rất sôi động, đôi tay khéo léo lên nhiều, biết cầm dao, kéo, buộc
dây, đi lên xuống cầu thang dễ dàng, đi xe 3 bánh, đi cầu bập bênh. Ngôn ngữ
phát triển nhanh, vốn từ lên đến hàng nghìn từ, bắt đầu nói thành câu, thích nghe
kể chuyện và kể lại. Trong thời kì này sự phát triển thể chất diễn ra một cách
tích cực và tất cả các q trình tâm lí đều có những thay đổi đáng kể. Các tri giác
của trẻ hoàn thiện hơn, tư duy tiếp tục phát triển, bắt đầu hình thành khả năng
ghi nhớ có chủ định. Ở lứa tuổi này, quá trình tưởng tượng bắt đầu gắn chặt với
trí nhớ hình ảnh kể cả các bài tập vận động.

Để phát triển những khả năng trên trẻ, ta cần phải giáo dục trẻ thông qua việc
rèn luyện thân thể.

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TƯ THẾ ĐÚNG TRONG HOẠT ĐỘNG PHÁT
TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 3-4 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM
NON XUÂN THỦY – LỆ THỦY – QUẢNG BÌNH
2.1. Khái quát về trường mầm non Xuân Thủy – Lệ Thủy – Quảng Bình
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Xuân Thuỷ là một xã vùng giữa của huyện Lệ Thuỷ, nằm bên tả ngạn sông
Kiến Giang, là xã có địa bàn kéo dài, khu dân cư không được liền nhau phải đi qua
Thị trấn Kiến Giang. Là xã độc kênh cây lúa, đời sống nhân dân chủ yếu bằng
nghề làm nông nhưng rất anh hùng trong chiến đấu, cần cù trong lao động. Năm


2000 xã được Nhà nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân
dân". Cùng với sự trưởng thành của xã nhà, trường Mầm non Xuân Thuỷ được
hình thành năm 1969, đến năm 1980 trường được chính thức thành lập và đi vào
hoạt động có chiều sâu. Từ những năm đầu thành lập trường có 23 nhóm, lớp được
đặt 9 địa điểm của các thôn. Qua các năm, đội ngũ cán bộ giáo viên của trường có
trên dưới 40 người, đa số là giáo viên ngoài biên chế. Bước đầu với bao khó khăn
thử thách, thiếu thốn mọi bề, từ cơ sở vật chất khn viên, phịng học đến chất
lượng đội ngũ giáo viên. Song với tình thương và trách nhiệm, sự gắn bó đồn kết,
sự quyết tâm của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đã tạo nên sự
khởi sắc đáng kể. Từ 9 địa điểm toàn trường đến nay đã quy hoạch thành 3 điểm
khang trang (Xuân Bồ, Hoàng Tiền, Xuân Lai) với 12 nhóm, lớp và 31 cán bộ, giáo
viên nhân viên, trong đó có 96,8% cán bộ, giáo viên có trình độ trên chuẩn.
Trong quá hiện nhiệm vụ năm học, nhà trường luôn nhận được sự quan tâm
của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, Phịng Giáo dục đào tạo Lệ Thuỷ,
sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, sự kết hợp của các ban ngành đoàn thể, hội cha

mẹ học sinh, đặc biệt là tập thể sư phạm nhà trường là những cán bộ giáo viên có
tâm huyết với nghề, mến trẻ, ham học hỏi và gắn bó với nhà trường. chính các yếu
tố đó đã làm cho chất lượng đội ngũ, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà
trường ngày càng được nâng cao và đạt được một số kết quả đáng phấn khởi. Từ
năm 1990 đến nay trường liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến và tập
thể lao động xuất sắc. Đặc biệt từ năm học 2005-2006 nhà trường có nhiều khởi
sắc trong hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, hoạt động mũi nhọn và thực
hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Nhờ
thực hiên tốt các phong trào thi đua mà trong những năm qua nhà trường có 16
đồng chí được kết nạp vào Đảng, 13 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 3
giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 20% cán bộ giáo viên đạt danh hiệu chiến
sĩ thi đua cấp cơ sở, có 3 giáo viên của trường được đề bạt làm Cán bộ quản lí các
trường mầm non trong huyện. Gần đây nhất là ngày 07/ 01/ 2009 trường Mầm non
Xuân Thuỷ được PGD- ĐT Lệ Thuỷ, UBND huyện, Sở GD & ĐT đã kiểm tra và
đang đề nghị tỉnh công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I năm học 20082009 và được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I sau 5 năm vào tháng
7/2015, bên cạnh đó trường được cơng nhận cấp độ 3 tiêu chuẩn chất lượng giáo
dục. Những thành tích mà trường Mầm non Xuân Thuỷ đã gặt hái được là kết quả
của một chặng đường phấn đấu về mọi mặt của lãnh đạo chính quyền địa phương,
của phụ huynh học sinh và sự nỗ lực kiên trì của tập thể sư phạm nhà trường, với
quyết tâm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giáo dục. Trường Mầm non Xuân Thuỷ
đã coi trọng công tác nâng cao phẩm chất, trình độ năng lực cho đội ngũ cán bộ
giáo viên, nhà trường luôn xác định cho đội ngũ giáo viên là những người trực tiếp
giảng dạy, là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng dạy và học, chất lượng của
nhà trường. Vì vậy, nhà trường đã tăng cường cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng,


động viên và tạo điều kiện để cán bộ giáo viên tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng
nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ và năng lực giảng dạy công tác, thường
xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, dự giờ thăm lớp đánh giá đúng năng lực
sư phạm của từng giáo viên để từ đó có biện pháp giúp đỡ bồi dưỡng. Các cuộc

vận động: " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"; " Mỗi thầy cô giáo
là một tấm gương đạo đức tự học tập và sáng tạo"... là điều kiện tốt để trường Mầm
non Xuân Thuỷ phát huy nội lực vốn có của mình. Phong trào thi đua" Dạy tốt, học
tốt" đang mang một sắc thái mới của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
trường học, những đợt thao giảng, chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn và đặc biệt là
hội thi "Giáo viên dạy giỏi" đỉnh cao của phong trào đã được các cô giáo ứng dụng
và khai thác công nghệ thông tin một cách có hiệu quả. Nhờ thế, đến nay nhà
trường có 8 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 3 giáo viên dạy giỏi cấp
tỉnh trong đó có 1 giáo viên đạt giáo xuất sắc, 1 giáo viên đạt giải nhất, 1 giáo viên
đạt giải 3 hội thi tự làm đồ dùng đồ chơi dạy học cấp tỉnh.
Những kết quả đạt được đáng phấn khởi, song chặng đường phía trước cịn
dài, mỗi một cán bộ, giáo viên tự nhủ không nên sớm thoả mãm với những kết quả
đã đạt được mà cần phải nỗ lực phấn đấu vươn lên, khơng ngừng học tập để nâng
cao trình độ, năng lực công tác, chủ động ,sáng tạo trong mọi công việc, Chúng tôi
tin tưởng rằng với sự nỗ lực cố gắng của mỗi cán bộ, giáo viên nhà trường sẽ thực
sự phát triển vững chắc góp phần khẳng định vị thế của trường mầm non đạt chuẩn
quốc gia, của cơ quan văn hố.
Cuộc sống tuy cịn nhiều bộn bề, trăn trở, đời sống giáo viên cịn gặp nhiều
khó khăn. Song mỗi một cán bộ giáo viên trong nhà trường ln sát cánh bên nhau,
động viên khích lệ nhau vượt qua mọi khó khăn để làm trịn trách nhiệm của mình,
tạo nên diện mạo của nhà trường ngày một tốt hơn, khang trang hơn xứng đáng với
niềm tin yêu của phụ huynh, học sinh, sự tín nghiệm của đồng nghiệp và sự tin
tưởng của lãnh đạo, của nhân dân.
2.1.2. Công tác tổ chức
Ban giám hiệu nhà trường gồm có:
Hiệu trưởng cơ Hồng Thị Dần.
Hiệu phó cơ Nguyễn Thị Oanh và cô Lê Thị Hải Yến.
BGH nhà trường là những cô giáo có thời gian cơng tác liên tục trong ngành
GDMN, có trình độ chun mơn nghiệp vụ, nhiệt tình năng động sáng tạo trong
cơng tác chăm sóc, giáo dục trẻ, có năng lực quản lí, tổ chức và thực hiện đúng tinh

thần của CTGDMN, có phẩm chất đạo đức tốt được tập thể CBGVNV trong nhà
trường yêu quý, tín nhiệm.


2.1.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Tiến hành khảo sát, quan sát, điều tra:
06 giáo viên được phân bổ vào 3 lớp mẫu giáo bé 3-4 tuổi tại trường mầm non
Xuân Thủy - Lệ Thủy - Quảng Bình.
51 trẻ 3-4 tại cụm Xuân Lai và cụm Hoàng Tiền, trường mầm non Xuân Thủy –
Lệ Thủy – Quảng Bình.
2.2. Nhận thức của giáo viên về giáo dục tư thế đúng trong hoạt động phát
triển vận động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi tại trường mầm non Xuân Thủy – Lệ
Thủy – Quảng Bình
Qua tìm hiểu và xâm nhập thực tế tại trường mầm non Xuân Thủy – Lệ Thủy –
Quảng Bình, tơi nhận thấy rằng đây là một cơ sở giáo dục uy tín, đảm bảo chất
lượng giáo dục và được đánh giá cao trong công tác tổ chức, được phụ huynh tin
tưởng, yêu mến. Các giáo viên phụ trách từng lớp với các bậc đào tạo khác nhau
nhưng đều là những giáo viên có tình u với nghề, say sưa với công việc, yêu trẻ
như con cái, cháu chắt của mình và đặc biệt rất sáng tạo, tất cả các cơ đều đã trang
bị cho mình nhiều kiến thức, kĩ năng qua các lần lên lớp từ đó đã dày dặn kinh
nghiệm hơn, chăm sóc và giáo dục trẻ tận tình, chu đáo. Các hoạt động vì thế cũng
hấp dẫn hơn, chỉnh chu hơn, hấp dẫn trẻ hơn, kích thích được tính tích cực trong
các hoạt động của trẻ. Các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ được toàn thể BGH,
nhà trường quan tâm, bám sát từng chi tiết nhỏ từ các giáo viên đến từng trẻ trong
từng lớp.
Trong tất cả các hoạt động mà giáo viên tổ chức không phải hoạt động nào tổ
chức ra cũng đạt sự lí tưởng mà ln xuất hiện những điều ta không mong muốn và
trong hoạt động phát triển vận động nhằm giáo dục tư thế đúng cũng vậy. Khi giáo
viên tổ chức thì tất nhiên giáo viên phải nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng
của hoạt động đó đối với sự phát triển toàn diện của trẻ tuy nhiên đối tượng người



học là trẻ và là trẻ 3-4 tuổi, trẻ rất nhỏ để có thể nhận thức được tồn bộ những gì
cơ dạy nên trẻ có thể sẽ làm sai, khơng đúng với tư thế mà cô làm mẫu. Bên cạnh
những điều đó thì giáo dục tư thế cho trẻ là cả một quá trình mà các nhà giáo dục
tác động lên trẻ nhằm hình thành tư thế đúng cho trẻ, hiệu quả của quá trình này
phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó nhận thức của giáo viên vẫn mang tính chủ
chốt. Nhận thức được điều đó thì giáo viên sẽ tổ chức tốt việc giáo dục tư thế đúng
cho trẻ thông qua hoạt động phát triển vận động.
Để biết được cụ thể nhận thức của từng giáo viên và sự tương quan giữa các giáo
viên thì tơi đã thực hiện điều tra, trị chuyện với 4 cơ giáo phụ trách hai lớp 3-4 tuổi
tại trường mầm non Xuân Thủy – Lệ Thủy – Quảng Bình. Sau đây là kết quả điều
tra đã thu được trong thời gian vừa qua.
2.3. Khảo sát thực trạng giáo dục tư thế đúng trong hoạt động phát triển vận
động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi tại trường mầm non Xuân Thủy – Lệ Thủy –
Quảng Bình
2.3.1. Ý nghĩa giáo dục tư thế đúng trong hoạt động phát triển vận động cho
trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi tại trường mầm non Xuân Thủy – Lệ Thủy – Quảng
Bình
Trước hết để đánh giá nhận thức của giáo viên về vai trò và tầm quan trọng của tư
thế đối với sự phát triển cơ thể thì cần có các câu hỏi, câu hỏi được đặt ra như sau:
Theo cơ (thầy), giáo dục tư thế đúng có ý nghĩa như thế nào đối với trẻ?
A. Giúp trẻ hiểu thế nào là tư thế đúng, thực hành được tư thế đúng và biết được
lí do vì sao phải rèn luyện tư thế đúng.
B. Nếu khơng được chăm sóc giáo dục tư thế đúng ở giai đoạn sớm nhất có thể
thì cơ thể có thể chịu ảnh hưởng của những biến đổi hay những thiếu sót trên cơ
thể trẻ.



×