Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

THIẾT KẾ MÁY THU SỬ DỤNG ĐIỀU CHẾ VÀGIẢI ĐIỀU CHẾ ASK, BPSK, FSK TRÊN CÔNGCỤ MATLAB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.79 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP
KỸ THUẬT
Đề tài :

THIẾT KẾ MÁY THU SỬ DỤNG ĐIỀU CHẾ VÀ
GIẢI ĐIỀU CHẾ ASK, BPSK, FSK TRÊN CƠNG
CỤ MATLAB
Sinh viên thực hiện:

HỒNG VĂN HIỂU
MSSV: 20161432
Lớp KTĐTTT 06 – K61

Giảng viên hướng dẫn:

PGS. TS. NGUYỄN VĂN ĐỨC

Hà Nội, 8 - 2019


LỜI NĨI ĐẦU
Ngày nay, q trình thực tập ln là một cơ hội vơ cùng quan trọng để sinh viên
có thể khám phá và học hỏi. Vì vậy, học phần “Thực tập kĩ thuật” thực sự rất có ích
cho em cũng như các bạn sinh viên khác trong Viện, có cơ hội để chúng em có thể tích
lũy học vấn, kinh nghiệm, áp dụng các kiến thức đã được học vào thực tế, có thể nhìn
nhận, đánh giá một cách tổng qt về mơi trường làm việc của nơi mình thực tập cũng.
Ngồi ra, chúng em cịn được trau dồi thêm kĩ năng mềm, kĩ năng học hỏi, làm việc


nhóm,… những kĩ năng cần thiết cho sau này. Trong thời gian 1 tháng thực tập tại
Phòng nghiên cứu Wireless Communications Laboratory (421 – C9, Đại học Bách
Khoa Hà Nội) của PGS.TS Nguyễn Văn Đức, bản thân em đã được học hỏi được rất
nhiều kiến thức từ thầy cô cũng như các anh chị trong LAB, qua đó giúp em có định
hướng tốt nhất cho cơng việc của mình sau này.
Trong quá trình thực tập, em đã gặp một số thuận lợi cũng như khó khăn như
sau:
Về thuận lợi:
− Trong thời gian 1 tháng thực tập trên LAB, em được các thầy PGS. TS Nguyễn Văn
Đức và anh Nguyễn Viết Dũng trưởng LAB, các anh chị trong phịng LAB ln quan
tâm, tạo điều kiện và hướng dẫn nhiệt tình các kĩ năng cơ bản cần thiết để trong công
việc cũng như trong cuộc sống.
− Môi trường học tập và nghiên cứu tại phòng LAB rất thoải mái, thân thiện, với đầy đủ
các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho học tập và nghiên cứu của sinh viên.
− Mọi thành viên tại LAB đều cởi mở, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập cũng như trong
cơng việc.
Về khó khăn:
− Do kiến thức của bản thân cịn hạn hẹp, vì vậy em vẫn cịn gặp đơi chút khó khăn
trong q trình thực tập.
− Thời gian làm quen với phần mềm MATLAB vẫn đang còn dài, cần phải học nhiều
thêm là phần GUIDE của MATLAB.
Đợt thực tập này, em được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ phía thầy PGS.TS
Nguyễn Văn Đức, anh Nguyễn Viết Dũng và anh chị sinh viên khóa trên tại phòng
LAB C9-421. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Văn Đức đã tiếp
nhận em vào thực tập tại LAB C9 – 421, và trong q trình thực tập thầy đã ln tạo


điều kiện để em hoàn thành tốt đợt thực tập. Em cũng xin cảm ơn anh Nguyễn Viết
Dũng trưởng LAB và các anh chị khóa trên trong LAB đã tận tình giúp em giải quyết
những khó khăn trong đợt thực tập này.


Sinh viên

Hoàng Văn Hiểu


MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ HÌNH ẢNH

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

A
ASK

Amplitude Shift Keying
B

BPSK

Binary Phase Shift Keying
F


FSK

Frequency Shift Keying

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU
TỔ CHỨC CỦA ĐƠN VỊ TIẾP NHẬN.

1.1.

Giới thiệu chức năng, nhiệm vụ của Phòng nghiên cứu Wireless
Communications Laboratory (C9 – 421 LAB).
Được sự đồng ý của ban lãnh đạo Viện Điện tử – Viễn thông, trường Đại học
Bách khoa Hà Nội, phòng nghiên cứu C9 – 421 (PGS.TS Nguyễn Văn Đức) được
thành lập, và đóng vai trị như là một cơ sở nghiên cứu khoa học của Trường Đại Học
Bách Khoa Hà Nội.
Địa chỉ phòng LAB : Nhà C9, phịng 421, Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội.
• Về chức năng:
+ Phịng LAB C9 – 421 có chức năng là thực hiện nghiên cứu các dự án và đề
tài khoa học về lĩnh vực điện tử viễn thông.
Hiện tại, các hướng nghiên cứu của LAB C9 – 421 bao gồm:
 Hướng nghiên cứu WEB
 Hướng nghiên cứu nhúng: FPGA, STM32
 Hướng nghiên cứu xử lý ảnh.
 Hướng nghiên cứu Underwater.
 Hướng nghiên cứu 5G
• Về nhiệm vụ:
Phịng LAB C9 – 421 có nhiệm vụ nghiên cứu các đề tài khoa học của Viện
Điện tử – Viễn thông, cũng như các đề tài khoa học liên kết giữa trường ĐHBKHN với
các cơ quan, đơn vị khoa học trong nước.


Phòng LAB C9 – 421 được thành lập với mục đích là tạo điều kiện cho các
sinh viên có cơ hội tham gia nghiên cứu khoa học và tiếp cận với các công việc thực tế
mà sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ làm, để sinh viên tự mình tích lũy các kinh nghiệm
cũng như các kĩ làm việc trước khi tốt nghiệp ra trường. Với các thiết bị được trang bị
tại phòng LAB, sinh viên được ứng dụng các kiến thức từ lý thuyết vào thực tế về lĩnh
vực điện tử viễn thơng.

Phịng LAB cịn là mơi trường thuận lợi để các sinh viên phát huy sức sáng tạo,
chia sẻ niềm đam mê nghiên cứu khoa học, trao đổi kiến thức học tập, rèn luyện các kĩ
năng làm việc. Ngoài ra, sinh viên khi tham gia học tập, nghiên cứu tại LAB sẽ nhận
được sự hướng dẫn, định hướng và tư vấn rất nhiệt tình từ các thầy để xác định rõ mục
tiêu cho công việc sau khi ra trường, hoặc hướng học tập, nghiên cứu sau đại học.

1.2.

Cơ cấu tổ chức của phòng LAB C9 – 421.

Phòng LAB C9 – 421 hoạt động dưới sự quản lí, điều hành của PGS.TS
Nguyễn Văn Đức. Sơ đồ tổ chức của phịng LAB C9 – 421 như sau:

Hình 1: Sơ đồ tổ chức của phòng LAB C9-421


Các sinh viên tham gia nghiên cứu, học tập tại LAB sẽ được sắp xếp vào các
nhóm nghiên cứu khác nhau, mỗi nhóm có một nhóm trưởng để quản lí tiến độ cơng
việc của nhóm và báo cáo lại với thầy theo hàng tuần.
Mỗi sinh viên sẽ có báo cáo cá nhân hàng tuần để update tiến độ công việc của
mình cho nhóm trưởng, cũng như các thành viên khác được biết.

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC TẬP
2.1. Các công việc tại phòng LAB C9 – 421 và yêu cầu chuyên môn, kĩ năng
đối với sinh viên khi tham gia làm việc.
Hiện tại, phịng LAB C9 – 421 có rất nhiều nhóm nghiên cứu, nhưng chủ yếu
được chia thành 2 nhóm lớn: Nhóm phần cứng và nhóm phần mềm. Cụ thể:
-

Nhóm phần cứng:

Yêu cầu:

-


Thành thạo các phần mềm mô phỏng mạch nguyên lí, vẽ mạch in như
PROTEUS, ORCAD, ALTIUM,… Các sinh viên mới vào LAB, chưa nắm vững cách
sử dụng phần mềm, sẽ được các anh chị khóa trên hướng dẫn rất cụ thể.

Biết lập trình cho vi điều khiển.

Biết các kĩ năng hàn mạch, đo đạc,…

Có khả năng đọc, hiểu các tài liệu tiếng anh.

Có khả năng làm việc theo nhóm

Nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm với cơng việc được giao.
Nhóm phần mềm:
u cầu:

Đã học và tìm hiểu qua các môn học cơ sở ngành như: Ngôn ngữ lập trình C/C+
+, Kĩ thuật phần mềm ứng dụng, Thơng tin số, Thơng tin vơ tuyến,…

Có kiến thức cơ bản về Matlab (đối với các sinh viên theo hướng nghiên cứu
mô phỏng hệ thống viễn thơng)

Có khả năng đọc, hiểu các tài liệu tiếng anh.

Có khả năng làm việc theo nhóm





Nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm với cơng việc được giao.

2.2. Các lĩnh vực nghiên cứu của phòng LAB C9 – 421 hiện nay.
Hiện tại, dưới sự quản lí và hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Văn Đức, phòng
LAB C9 – 421 đang làm các đề tài về các hướng nghiên cứu sau:
 Hướng nghiên cứu WEB
 Hướng nghiên cứu nhúng: FPGA, SMT32
 Hướng nghiên cứu xử lí ảnh.
 Hướng nghiên cứu Underwater.
 Hướng nghiên cứu 5G
Bên cạnh các hoạt động về nghiên cứu khoa học, phòng LAB C9 – 421 cũng
thường xuyên tổ chức các hoạt động thể thao, hay các buổi chia sẻ kinh nghiệm học
tập cho các thành viên: thành lập đội bóng và thi đấu vào các ngày cuối tuần, các buổi
rèn luyện khả năng giao tiếp tiếng anh,…

2.3. Công việc được giao trong thời gian thực tập.
Trong thời gian thực tập tại phòng LAB C9 – 421, em được phân cơng thực tập
trong nhóm Đo kênh truyền của nhóm nghiên cứu “Under Water Communications”
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Văn Đức, và anh Nguyễn Viết Dũng trưởng
Lab.
Với đề tài được giao là: “Thiết kế máy thu sử dụng điều chế và giải điều chế
ASK, BPSK, FSK trên cơng cụ Matlab”, em đã hồn thành đề tài trong thời gian thực
tập. Sau đây là các nội dung mà em đã tìm hiểu về lý thuyết về các loại điều chế và
giải điều chế ASK, FSK, BPSK và kết quả mô phỏng mà em đã làm được trong thời
gian thực tập vừa qua tại LAB.


2.4. Nội dung
2.4.1. Điều chế và giải điều chế ASK
Điều chế & giải điều chế ASK (Amplitude Shift Keying) là phương pháp điều
chế tín hiệu được sử dụng rộng rãi trong thực tế với các hệ thống truyền số liệu tốc độ
thấp nhờ vào thiết kế đơn giản và đặc điểm ít hao tốn băng thơng của nó. Tuy nhiên
ASK có nhược điểm lớn là rất dễ bị ảnh hưởng bởi nhiễu, và cũng khó đồng bộ hơn so
với một số phương pháp điều chế khác.
2.4.1.1. Điều chế
Phương pháp điều chế ASK sử dụng các mức biên độ khác nhau của sóng mang
để biểu diễn các bit khác nhau của tín hiệu cần mã hóa, nói theo cách khác, sóng tín
hiệu truyền đi được tạo ra bằng cách thay đổi biên độ của sóng mang
Sóng mang có dạng tín hiệu như sau:


Sóng mang =

(2.1)

Dạng sóng mang sau khi điều chế:

Hình 2: Điều chế ASK

2.4.1.2. Giải điều chế
Giải điều chế là quá trình ngược lại với q trình điều chế, từ sóng mang ta tách
lấy chuỗi bit ban đầu.
Các bước giải điều chế ASK:






Bước 1: Đồng bộ
Bước 2: Nhân tín hiệu tại thu được với sóng mang
Bước 3: Lọc thơng thấp
Bước 4: Khơi phục bit dữ liệu từ tín hiệu sau lọc
Bước đồng bộ sẽ được trình bày ở phần tiếp theo của bài báo cáo, phần này chỉ
mô tả các bước sau khi đã đồng bộ tín hiệu.
Tín hiệu thu được tại đầu thu là tín hiệu có dạng: A) với hai giá trị của A là 0 và
1.
Nhân tín hiệu này với sóng mang, ta có:
) x ) = (1 - t) ) = - t)
 Nhận xét:



(2.2)

Thành phần cơ bản:
Thành phần xoay chiều tần số cao: t)

Đưa tín hiệu sau khi nhân sóng mang qua bộ lọc thơng thấp, ta thấy rằng thành
phần xoay chiều tần số cao sẽ bị loại bỏ. tín hiệu chỉ cịn lại thành phần biên độ.


Hình 3:Giải điều chế ASk

Như trên hình ảnh, ta thấy sau khi lọc thơng thấp tín hiệu cịn lại dạng xung
vuông hai mức giá trị 0.5 và 0 ( với A=1 và A=0). Từ tín hiệu sau lọc, ta so sánh mức
biên độ thu được với 0.25 ( ) để khôi phục bit 1 và bit 0 như chuỗi bit mã hóa nguồn
phát truyền đi.

2.4.2. Điều chế và giải điều BPSK
Điều chế & giải điều chế BPSK (Binary Phase Shift Keying) cũng là phương
pháp điều chế tín hiệu được sử dụng rộng rãi trong các hệ thông vô tuyến truyền dẫn
thơng tin qn sự, thương mại. BPSK có ưu điểm thiết kế đơn giản, sai số thấp và
không tốn băng thơng. Nhược điểm chủ yếu của BPSK là khó đồng bộ, và nguy cơ sai
pha cao hơn so với các phương pháp điều chế khác
2.4.2.1. Điều chế
Phương pháp điều chế BPSK sử dụng các pha khác nhau của sóng mang để
biểu diễn các bit khác nhau của tín hiệu cần mã hóa.
Sóng mang =

(2.3)

Như vậy, với sóng mang là sóng sin, 2 tín hiệu đặc trưng cho bit 0 và bit 1 sẽ có
cùng biên độ, cùng tần số nhưng ngược pha nhau 180.Dạng sóng mang sau khi điều
chế:


Hình 4: Điều chế BPSK

2.4.2.2. Giải điều chế
Phương pháp giải điều chế BPSK tương tự phương pháp giải điều chế ASK Các
bước giải điều chế BPSK:





Bước 1: Đồng bộ
Bước 2: Nhân tín hiệu tại thu được với sóng mang

Bước 3: Lọc thông thấp
Bước 4: Khôi phục bit dữ liệu từ tín hiệu sau lọc

Tín hiệu thu được tại đầu thu là tín hiệu có dạng ) và )
Nhân tín hiệu này với sóng mang, ta có:
) . ) = - t)

(2.4)

+) . ) = + t)

(2.5)

 Nhận xét:

Thành phần cơ bản: và •
Thành phàn xoay chiều tần số cao: t)
Đưa tín hiệu sau khi nhân sóng mang qua bộ lọc thông thấp, ta thấy rằng thành
phần xoay chiều tần số cao sẽ bị loại bỏ. tín hiệu chỉ cịn lại thành phần biên độ và
- .


Hình 5: Giải điều chế BPSK

Như trên hình ảnh, ta thấy sau khi lọc thơng thấp tín hiệu cịn lại dạng xung
vuông hai mức giá trị 0.5 và 0.5 ( và –). Từ tín hiệu sau lọc, ta so sánh mức biên độ thu
được với 0 để khôi phục bit 1 và bit 0 như chuỗi bit mã hóa nguồn phát truyền đi.
2.4.3. Điều chế và giải điều chế FSK
Điều chế & giải điều chế FSK (Frequency Shift Keying) cũng là phương pháp
điều chế tín hiệu được sử dụng rộng rãi trong các hệ thông vô tuyến, radio, truyền dẫn

video hiện tại. FSK có ưu điểm thiết kế đơn giản, dễ đồng bộ và quan trọng nhất là ít
chịu ảnh hưởng bởi nhiễu… Tuy nhiên FSK có nhược điểm lớn là tốn băng thông do
sử dụng nhiều mức tần số, đồng thời tốc độ truyền cũng hạn chế hơn.
2.4.3.1. Điều chế
Phương pháp điều chế FSK được xây dựng dựa trên ý tưởng sử dụng hai mức
tần số khác nhau của sóng mang để biểu diễn hai bit 0 và 1 của chuỗi bit cần mã hóa.
Sóng mang có dạng tín hiệu như sau:
Sóng mang =

(2.6)


Hình 6: Điều chế FSK

2.4.3.2. Giải điều chế
Tương tự như giải điều chế ASK, các bước thực hiện giải điều chế FSK lần lượt
như sau:





Bước 1: Đồng bộ
Bước 2: Nhân tín hiệu tại thu được với sóng mang
Bước 3: Lọc thơng thấp
Bước 4: Khơi phục bit dữ liệu từ tín hiệu sau lọc

Coi như tín hiệu đã được đồng bộ, ta nhân tín hiệu thu được với sóng mang sau
đó lọc thông thấp. Nếu như với giải điều chế ASK, ta chỉ cần nhân tín hiệu thu được
với một sóng mang sin thì với điều chế FSK, ta cần nhân tín hiệu thu được với hai tín

hiệu A) và A) thu được hai tín hiệu sau khi nhân, đưa hai tín hiệu này qua bộ lọc thơng
thấp để loại bỏ thành phần tần số cao.
Sau bước lọc thông thấp, ứng với bit 1 được biểu diễn bằng tần số thành phần
tín hiệu nhân với ) sẽ cho giá trị , thành phần tín hiệu nhân với ) sẽ cho giá trị 0. Tương
tự, với bit 0 thành phần tín hiệu nhân với ) sẽ cho giá trị 0, thành phần tín hiệu nhân
với ) sẽ cho giá trị .
Kết quả thu được sau khi nhân sóng mang và lọc thơng thấp được thể hiện ở
hình ảnh sau:


Hình 7: Giải điều chế FSK

2.4.4. Vấn đề đồng bộ
Quá trình thu phát tín hiệu giữa bên phát và bên thu là liên tục, do đó có thể xảy
ra một số vấn đề trong quá trình truyền tin ảnh hưởng tới độ chính xác của hệ thống.
Vấn đề thứ nhất, do q trình thu là liên tục nên tín hiệu thu về sẽ có thể bao gồm
nhiều thành phần, ví dụ như nhiễu, một phần bản tin trước, bản tin mong muốn, một
phần bản tin sau…
Trong các thành phần thu được có thể có bản tin mong muốn được gửi từ bên
phát nhưng bên thu không thể xác định vị trí của nó trong tín hiệu thu được. Nếu
khơng xác định được điểm bắt đầu của bản tin mong muốn, giải điều chế tồn bộ tín
hiệu thu được sẽ dẫn đến kết quả sai lệch so với thực tế. Vấn đề thứ hai, chủ yếu xảy ra
đối với thu phát dữ liệu sử dụng kỹ thuật điều chế / giải điều chế BPSK, bên thu thu tín
hiệu tại một thời điểm bất kỳ với pha đến của tín hiệu là bất kỳ. Nếu như pha tín hiệu
tại đầu thu khơng trùng với pha tín hiệu khi bắt đầu truyền đi tại bên phát, khi giải điều
chế sẽ dẫn đến sai lệch.
Xét ví dụ sau: Giả sử tín hiệu lúc phát ở nhưng ở bên thu ta lại thu được ở và


Hình 8: Tín hiệu thu được


Vấn đề đồng bộ dữ liệu là vấn đề quan trọng cần lưu ý khi xử lý tín hiệu thu
được. Mục tiêu của q trình đồng bộ dữ liệu là xác định được điểm bắt đầu của tín
hiệu bên phát mã hóa truyền đi để khắc phục những vấn đề đã nêu trên.
Phương pháp đồng bộ dữ liệu sử dụng trong chương trình: Sử dụng header
thống nhất giữa bên phát và bên thu.
Tại bên phát, trước khi ghép chuỗi bit vào sóng mang, ta chèn thêm một header
tùy chọn vào trước chuỗi bit cần điều chế đó. Q trình điều chế sẽ điều chế cả header
và chuỗi bit thơng tin sau đó phát đi.
Tại bên thu, với header đã biết trước ta điều chế header đó theo phương pháp
điều chế tương tự như bên phát sử dụng, sau đó sử dụng hàm tương quan so sánh
header sau điều chế với tín hiệu thu được.
Bằng phương pháp này ta có thể xác định được các vị trí của header đã được
điều chế trong tín hiệu tại bên thu, thực hiện quá trình giải điều chế bắt đầu từ điểm kết
thúc header đó cho tới khi gặp header tiếp theo hoặc tới điểm kết thúc tín hiệu. Ví dụ
mơ phỏng q trình đồng bộ dữ liệu


Hình 9: Mơ phỏng q trình đồng bộ

Trong đồ thị trên, header được sử dụng gồm 4 bit: [1 0 1 1], được ghép vào tín
hiệu trước khi truyền đi ở bên phát. Tại bên thu, tín hiệu thu được khơng phải là điểm
bắt đầu của tín hiệu chứa header. Bằng phương pháp đồng bộ sử dụng hàm tương
quan, bên thu xác định được vị trí header trong bản tin và tiến hành giải điều chế từ
header cho tới điểm kết thúc tín hiệu. Chuỗi bit thơng tin bên phát mong muốn truyền
đi là chuỗi bit sau giải điều chế bỏ header.
2.4.5. Kết quả thử nghiệm hệ thống
2.4.5.1. Giao diện hệ thống
Hệ thống được thiết kế và lập trình bằng ngôn ngữ MATLAB
 Bên phát



Hình 10: Giao diện bên phát

• Các thơng số của hệ thống:
+ Fc: Tần số sóng mang
+ Bit Rate: Tốc độ bit (bit/s)
+ Fs: Tần số lấy mẫu
+ Modulation Type: Loại điều chế (ASK, BPSK, FSK)
• Control: Các nút bấm điều khiển
+ START : Bắt đầu truyền tín hiệu.
+ CLEAR: Xóa tất cả dữ liệu trên hình.
+ STOP: Dừng q trình phát tín hiệu.
+ LOAD: Đưa file dạng text lên làm dữ liệu.
Giao diện hệ thống khi hoạt động.


Hình 11: Giao diện bên phát khi hoạt động

Hình 12: Giao diện bên thu khi hoạt động


2.4.5.2. Thiết kế phần mềm xử lý tín hiệu sử dụng điều chế và giải điều chế ASK,
FSK, BPSK
Mô tả hệ thống: Thực hiện thu tín hiệu, giải điều chế để khôi phục lại dữ liệu
ban đầu mà bên phát đã truyền đi. Bên phát đã phát chuỗi “thuc tap ky thuat”, như vậy
trên hình vẽ, tín hiệu sau khi được giải điều chế là chuỗi ký tự “thuc tap ky thuat”, như
vậy đảm bảo dữ liệu sau khi được giải điều chế đúng với dữ liệu ban đầu.
Thuật toán máy phát:


Hình 13: Thuật tốn bên phát

• Xác định dữ liệu cần phát: Ta đã sử dụng nút load hoặc có thể đưa trực tiếp vào ơ
Data.

Hình 14: Các file Load data




Chuyển dữ liệu dạng text thành dạng bit : Ta sử dụng hàm txt2bin(data) để
chuyển từ dạng văn bản sang chuỗi 8 bit. Ví dụ:

Hình 15: Chuyển dạng text sang bit

• Điều chế tín hiệu: Sau khi dữ liệu được chuyển thành dạng bit, ta chèn chuỗi header
để làm căn cứ để giải mã.
Khối chèn header là một khối đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống thu
phát. Do tín hiệu khi phát đi thì bên thu có thể nhận được có pha ban đầu sẽ khác với
pha ban đầu của bên phát bởi nhiễu, môi trường…, dẫn đến giải điều chế ra sai kết
quả. Vì vậy, ta nên chèn thêm một chuỗi bit header vào chuỗi bit mà ta mới chuyển về
binary đem đi điều chế. Việc chèn header cần được xem xét kỹ lưỡng, làm sao để tín
hiệu header khơng bị trùng với bất kỳ một tín hiệu ký tự nào và việc bắt tín hiệu có thể
được diễn ra một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
Ví Dụ:
Chuỗi bit header ta chọn là Header = [1 1 1 1 1 1 1 0] chèn trước trước chuỗi bit
muốn phát đi. Ở thu ta điều chế chuỗi header = [1 1 1 1 1 1 1 0] như điều chế chuỗi
text như ở bên phát. Để xác định vị trí của header ta sẽ sử dụng hàm tương quan chéo
giữa tín hiệu thu được với chuỗi header đã điều chế.
Sau khi chèn thêm chuỗi header. Tín hiệu dạng bit được điều chế thành tín hiệu

sóng sin bằng cách nhân tín hiệu đó với sóng mang. Với mỗi cách điều chế ta có 1
dạng điều chế tín hiệu như ASK, FSK, BPSK. Với mỗi cách điều chế ta có cách giải
điều chế tương tự.


Phát tín hiệu : Tín hiệu sau điều chế là sau tín hiệu sóng sin. Ta phát tín hiệu đi bằng
cách sử dụng hàm audioplayer trong MATLAB để phát tín hiệu đi dạng âm thanh.
player = audioplayer(T,fs);
Trong đó tín hiệu cần phát là T, với tần số là fs.


CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT, ĐỀ XUẤT.
3.1. Ưu điểm
Trong thời gian 1 tháng (02/07/2019 – 02/08/2019) thực tập tại phòng LAB C9
-421 của PGS.TS Nguyễn Văn Đức, em đã nhận được một số nhận xét tốt từ thầy như
sau:
Chấp hành tốt nội quy của phòng LAB.
Tham gia đầy đủ các buổi họp tại LAB (sáng thứ 7 hàng tuần).
Hồn thành cơng việc được giao đúng thời hạn.
Chủ động tìm hiểu tài liệu, học tập kinh nghiệm từ các anh chị khóa trên,

3.2. Nhược điểm
Với trình độ của một sinh viên năm thứ 3, cả kiến thức và kĩ năng làm việc cịn
gặp nhiều khó khăn và thiếu sót trong việc mơ phỏng kênh động.

3.3. Đề xuất
Sau thời gian thực tập tại LAB C9 – 421, em rất mong được tạo điều kiện để có
thể tiếp tục học tập, nghiên cứu tại phòng LAB dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo của
PGS.TS Nguyễn Văn Đức và anh Nguyễn Viết Dũng trưởng LAB. Đây cũng là một cơ
hội cho em được tích lũy kiến thức, kinh nghiệm và các kỹ năng cần có trước khi tốt

nghiệp ra trường.
Em cũng rất mong các thầy cô trong Viện sẽ tạo điều kiện cho chúng em có cơ
hội được tiếp xúc, thực tập nhiều hơn tại các cơng ty để chúng em có thể hiểu được rõ
hơn về các công việc thực tế sau khi ra trường, biết được các yêu cầu của nhà tuyển
dụng đối với sinh viên mới ra trường để có hướng học tập, rèn luyện tốt hơn.


KẾT LUẬN
Trong thời gian 1 tháng thực tập tại Phòng nghiên cứu Wireless
Communications Laboratory (421 – C9, Đại học Bách Khoa Hà Nội) của PGS.TS
Nguyễn Văn Đức. Khoảng thời gian thực tập tuy khơng dài, nhưng đó lại là một
khoảng thời gian rất có ý nghĩa đối với chúng em. Qua thời gian thực tập, em đã được
học hỏi rất nhiều từ thầy cô và các anh chị trên LAB, giúp em có những định hướng rõ
ràng hơn cho bản thân, cũng như có một cái nhìn cụ thể hơn về các cơng việc của mình
sau khi ra trường.
Trong báo cáo này, em xin được tổng kết, đánh giá lại các những công việc mà
em đã làm được trong thời gian thực tập tại phòng LAB C9 – 421 như sau:
-

-

Được trau dồi kĩ năng lập trình với cơng cụ Matlab, đồng thời cũng được bổ sung các
kỹ năng về trình bày văn bản, làm slide, khả năng thuyết trình và kĩ năng làm việc
nhóm…
Phần mềm thiết kế máy thu được đã chạy ổn định, đảm bảo độ chính xác. Tuy nhiên,
cần mở rộng thêm để có thể áp dụng cho các phương thức điều chế khác.
Có một cái nhìn tổng quan về hệ thống Underwater, từ đó có thể có phương hướng để
tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu về mơ phỏng kênh động dưới nước.
Bên cạnh đó, sau đợt thực tập này em cũng tự rút ra cho mình rất nhiều kinh
nghiệm trong học tập cũng như trong công việc, hơn nữa, em cũng nhận được rất

nhiều lời tư vấn quý báu từ các thầy và các anh chị khóa trên trong LAB, giúp em có
những định hướng rõ hơn cho ngành học của mình.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Văn Đức, anh Nguyễn
Viết Dũng trưởng LAB và các anh chị tại phòng LAB C9 – 421 đã tạo điều kiện cho
em hoàn thành tốt học phần “Thực tập kĩ thuật” tại LAB.

Em xin chân thành cảm ơn!


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] truy nhập cuối cùng ngày 30/07/2019
[2] truy nhập cuối cùng ngày 30/07/2019
[3] truy nhập cuối cùng ngày
30/07/2019
[4] />%BF-va-gi%E1%BA%A3i-%C4%91i%E1%BB%81u-ch%E1%BA%BF-BPSK, truy
nhập cuối cùng ngày 30/07/2019
[5] truy nhập cuối
cùng ngày 30/07/2019



×