Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

De thi HSG Lich su 9 Moi 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.41 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD& ĐT HƯƠNG TRÀ TRƯỜNG THCS HƯƠNG TOÀN. ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THỊ XA NĂM HỌC 2012-2013 MÔN LỊCH SỬ9-Thời gian :150 phút. A. LỊCH SỬ VIỆT NAM Câu 1(4điểm) 1.1.Nêu những nội dung chính trong các đề nghị cải cách của các sỹ phu tiêu biểu ở nửa cuối thế kỷ XIX. 1.2.Ý nghĩa lịch sử của phong trào cải cách này ? Câu 2(4 điểm) 2.1. Bằng những hiểu biết về phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX, em hãy hoàn chỉnh bảng sau: Thời gian Người lãnh đạo Địa bàn Hoạt động chính KN Ba Đình (1886-1887) KN Bãi Sậy (1883-1892) KN Hương Khê (1885-1896) 2.2.Em hãy nhận xét phong trào yêu nước trong thời gian này. Câu 3(5 điểm) 3.1.Nội dung Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. 3.2.Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam 3.3.Vì sao nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam? B.LỊCH SỬ THẾ GIỚI Câu 4(3điểm) 4.1. Trình bày các xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh. 4.2. Tại sao xu thế hợp tác vừa là thời cơ,vừa là thách thức của dân tộc? Câu 5(4 điểm) 5.1. Biến đổi nổi bật của Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 5.2. Những nét khác biệt về tình hình chung và phong trào đấu tranh của Mĩ La-tinh so với châu Á và châu Phi? ...Hết...... PHÒNG GD& ĐT HƯƠNG TRÀ. ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> TRƯỜNG THCS HƯƠNG TOÀN. ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THỊ XA NĂM HỌC 2012-2013 MÔN LỊCH SỬ9. Thời gian :150 phút A. LỊCH SỬ VIỆT NAM Câu 1(4điểm) Nêu những nội dung chính trong các đề nghị cải cách của các sỹ phu tiêu biểu ở nửa cuối thế kỷ XIX. Ý nghĩa lịch sử của phong trào cải cách này ? 1.1. Trước tình hình đất nước ngày càng nguy khốn, muốn cho đất nước giàu mạnh có thể đương đầu với giặc ngoại xâm, một số quan lại, sỹ phu yêu nước thức thời như trần Đình Túc, Đinh Văn Điền, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Đặng Huy Trứ…đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị cải cách. (1.5 đ) Nội dung của các đề nghị cải cách bao gồm những yêu cầu đổi mới đất nước về mọi mặt như: mở cử biển Trà Lý ở Nam Định cho nước ngoài vào buôn bán, đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoang, khai mỏ, chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương tài chính, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục, nâng cao dân trí, chấn chỉnh võ bị, quốc phòng, bảo vệ đất nước…(1.5 đ) 1.2.Ý nghĩa:Tuy không được thực hiện, nhưng các đề nghị cải cách cuối thế kỷ XIX có ý nghĩa lịch sử: + Gây tiếng vang lớn, dám tấn công vào những tư tưởng phong kiến bảo thủ, lỗi thời, đồng thời cũng phản ánh những nhận thức mới của những người Việt Nam yêu nước có thi thức và thức thời. + Những tư tưởng cải cách này góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy tân ở Việt Nam đầu thế kỷ XX. (1 đ) Câu 2(4 điểm) 2.1. Bằng những hiểu biết về phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX, em hãy hoàn chỉnh bảng sau: (2.5 điểm) Thời gian Người lãnh đạo Địa bàn Hoạt động chính Khởi nghĩa Phạm Bành và Nga Sơn-Thanh Hóa - Từ 12-1886 đến 1-1887, Ba Đình Đinh Công Tráng chiến đấu quyết liệt... (1886-1887) -Cuối 1887, KN tan rã. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892). Nguyễn Thiện Thuật. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896). Phan Đình Phùng và Cao Thắng. Văn Lâm, Văn Giang, -1885-1889,chiến đấu ác Khoái Châu liệt... (HưngYên)... -Cuối 1889, nghĩa quân dần tan rã. Hương Khê và -1885-1889, xd lực lượng Hương Sơn-Hà Tĩnh -1889-1895, bước vào giai đoạn quyết liệt....

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 2.2. Em hãy nhận xét phong trào yêu nước trong thời gian này.(1.5 đ) -Phong trào diễn ra khắp Bắc Trung Kì và Bắc Kì. Nhiều thành phần tham gia: sĩ phu, văn thân yêu nước và đông đảo nông dân. Diễn ra rất quyết liệt. -Hình thức đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang. -Tính chất: đấu tranh giải phóng dân tộc. Thể hiện ý chí đấu tranh mãnh liệt của nhân dân ta. Câu 3(5 điểm) 3.1 Nội dung Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. (1.5đ) -Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Cửu Long (bắt đầu từ 6-1-1930 tại Hương Cảng-Trung Quốc). 0.5đ -Nội dung: 1.0đ +Tán thành việc thống nhất các tổ chức cộng sản đẻ thành lập một Đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam . +Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt được Hội nghị thông qua là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. 3.2.Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. 2.5đ -Từ người yêu nước, Nguyễn Ái Quốc trở thành người chiến sĩ Cộng sản(1920). Người luôn tích cực chuẩn bị tư tưởng, chính trị, tổ chức cho việc thành lập Đảng. 0.5đ -6-1925, Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (Tổ chức tiền thân của Đảng). 0.25đ -Trên cơ sở Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Tân Việt, ba tổ chức cộng sản ra đời (1929). Yêu cầu cấp thiết phải có một Đảng Cộng sản thống nhất trong cả nước. Với uy tín và tài năng, Người đã đừng ra hợp nhất ba tổ chức thành một Đảng Cộng sản duy nhất: Đảng Cộng sản Việt Nam. 1.0đ -Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. 0.5đ - Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập và lãnh đạo Đảng ta. 0.25đ 3.3. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam? (1.0đ) Đảng cộng sản Việt nam ra đời là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử Việt Nam: Khẳng định giai cấp vô sản Việt Nam ở nước ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Cách mạng Việt nam thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam. B.LỊCH SỬ THẾ GIỚI Câu 4 (3điểm) 4.1.Trình bày các xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh(1.5đ).

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Xu hương mới: 1.0đ - Hòa hoãn hòa dịu trong quan hệ quốc tế - Một trật tự thế giới mới đang hình thành : Đa cực đa trung tâm. - Các nước điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm. - Ở nhiều khu vực (Châu Phi, Trung Á...) xảy ra xung đột nội chiến đẫm máu với những hậu quả nghiêm trọng. Xu thế chung: ”Hòa bình, ổn định, và hợp tác phát triển” 0.5đ 4.2 xu thế hợp tác vừa là thời cơ,vừa là thách thức của dân tộc (1.5đ) -Thời cơ: có điều kiện để hội nhập vào nên kinh tế của thế giới và khu vực, có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất... -Thách thức: nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ tụt hậu, hội nhập sẽ hòa tan. Câu 5(4 điểm) 5.1. Biến đổi nổi bật của Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai. (2đ ) - Đầu thế kỉ XIX nhiều nước giành độc lập, sau đó trở thành "sân sau" của đế quốc Mĩ 0.5đ - Từ sau năm 1945: +Cách mạng nhân dân Cu-ba giành thắng lợi năm 1959 +Cao trào đấu tranh diễn ra sôi nổi rộng khắp với mục tiêu thành lập các Chính phủ dân tộc dân chủ, tiến hành cải cách tiến bộ nâng cao đời sống nhân dân. "Lục địa bùng cháy". - Công cuộc xây dựng đất nước đạt nhiều thành tựu( Nêu cụ thể) - Khó khăn: Ở một số nước kinh tế tăng trưởng chậm, chính trị không ổn định. 1.5đ 5.2. Những nét khác biệt về tình hình chung và phong trào đấu tranh của Mĩ La-tinh so với châu Á và châu Phi: ( 2đ) - Đầu thế kỉ XIX các nước Mĩ La-tinh giành độc lập, sau đó trở thành "sân sau" của đế quốc Mĩ. 0.5đ - Phong trào đấu tranh: chống chính quyền tay sai của Mĩ để thoát khỏi lệ thuộc Mĩ, không trực tiếp đấu tranh với đế quốc thực dân. 0.5đ - Trình độ phát triển các nước ở Mĩ La-tinh cao hơn so với nhiều nước ở châu Á và châu Phi. 0.5đ - Từ những năm 90 của thế kỉ XX, các nước Mĩ La-tinh gặp nhiều khó khăn căng thẳng về kinh tế, chính trị. Các nước châu Á tăng trưởng nhanh về kinh tế, chính trị ổn định. 0.5đ ...Hết......

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×