Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

BÀI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN TIẾNG VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.54 KB, 10 trang )

​HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG

BÀI TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN TIẾNG VIỆT

Giảng viên hướng dẫn: Đinh Thị Hương
Sinh viên thực hiện:
Họ và tên: DỖN CƠNG THẾ
Mã sinh viên: ​B18DCPT...
Nhóm lớp: 03

Hà Nội, 12/2020


MỤC LỤC
3
LỜI MỞ ĐẦU….……………………………………………………………………………..​
Câu 1 ​
(3 điểm): ​Anh (chị) hiểu thế nào về tính liên kết trong văn bản tiếng
Việt……………………………………………………...…………………………………......4
Câu 2 ​(4 điểm): Soạn thảo một báo cáo về tình hình học tập của bản thân đối với mơn học K
​ỹ
năng tạo lập văn bản tiếng Việt trong đó có những đề xuất về nội dung chương trình mơn
học…………………………………………………………………………………...……… ..6
Câu 3 ​(3 điểm): Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về nội dung và hình thức của một
Tờ
dụ
trình​.
​Cho

minh


hoạ………………………………………………………...…………. .8
LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………....……………….​10

2


LỜI MỞ ĐẦU
Tất cả mọi hoạt động của con người đều cần có văn bản. Khi muốn mời ai đó tham
gia một buổi họp thì phải gửi giấy mời, tổng kết năm học cũng cần soạn thảo báo cáo tổng
kết... Vì vậy, Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt là một mơn học rất bổ ích và cần thiết.
Qua q trình học tập, mơn học giúp cho sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản
nhất về các loại văn bản trong hoạt động quản lý hành chính, kinh doanh... và hiểu rõ về
thể thức cũng như quy trình soạn thảo và ban hành các loại văn bản này. Bên cạnh đó, nó
cũng trang bị cho sinh viên một số nghiệp vụ cơ bản khác trong công tác văn phòng.
Khi một người đọc văn bản, họ sẽ đưa ra đánh giá về trí thơng minh và sự siêng
năng của người viết dựa trên những gì họ nhìn thấy. Cho dù văn bản đó là trên giấy hay
trực tuyến (chẳng hạn như email, bài viết trên trang web…), người đọc sẽ có ấn tượng
tiêu cực nếu văn bản có lỗi chính tả hay lỗi ngữ pháp.
Hậu quả của một văn bản kém chất lượng có thể khá nặng. Chẳng hạn, kỹ năng
soạn thảo hợp đồng thương mại không tốt sẽ làm khách hàng phật lịng và tìm đến một
nhà cung cấp khác. Hoặc nếu văn bản đó được in ra thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ mất
thêm một khoản chi phí để in lại.
Khi xin việc, kỹ năng tạo lập văn bản không tốt sẽ khiến người viết không nhận
được lời mời phỏng vấn cho công việc thực sự mong muốn. Gửi một hồ sơ hoặc thư xin
việc chứa nhiều lỗi cho thấy sự không chuyên nghiệp. Đây không nên là ấn tượng mà
người xin việc tạo ra cho nhà tuyển dụng tiềm năng khi đang tìm việc làm.
Nhằm giải quyết vấn đề đó và đem lại kỹ năng nhất định cho sinh viên về kỹ năng
tạo lập văn bản, Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng đã đưa bộ môn Kỹ năng tạo
lập văn bản tiếng Việt vào chương trình đào tạo cho sinh viên, đáp ứng nhu cầu cho công
việc trong tương lai.


3


Câu 1​ ​(3 điểm): Anh (chị) hiểu thế nào về tính liên kết trong văn bản tiếng Việt.
Trả lời :
Tính liên kết của văn bản là tính chất kết hợp, gắn bó, ràng buộc qua lại giữa các
cấp độ đơn vị dưới văn bản. Ðó là sự kết hợp, gắn bó giữa các câu trong đoạn, giữa các
đoạn, các phần, các chương với nhau, xét về mặt nội dung cũng như hình thức biểu đạt, là
một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản có nghĩa và dễ
hiểu. Trên cơ sở đó, tính liên kết của văn bản thể hiện ở hai mặt: liên kết nội dung và liên
kết hình thức.
Để văn bản có tính liên kết người viết phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn
thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau. Đồng thời, phải biết kết nối các câu, các đoạn đó
bằng những phương tiện ngơn ngữ thích hợp.
1. Liên kết về nội dung:
Nội dung văn bản bao gồm hai nhân tố cơ bản: đề tài và chủ đề (hay chủ đề
và logic). Do đó, tính liên kết về mặt nội dung thể hiện tập trung qua việc tổ chức,
triển khai hai nhân tố này. Trên cơ sở đó hình thành hai nhân tố liên kết: liên kết
đề tài và liên kết chủ đề (hay còn gọi là liên kết chủ đề và liên kết logic).
- Liên kết đề tài là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn vị dưới văn bản
trong việc tập trung thể hiện đối tượng mà văn bản đề cập đến. (Liên kết
logic là các câu trong đoạn văn và các đoạn văn trong văn bản phải được
sắp xếp theo một trình tự hợp lí).
- Liên kết chủ đề là sự tương hợp mang tính logic về nội dung nghĩa giữa các
cấp độ đơn vị dưới văn bản. Ðó là sự tương hợp về nội dung miêu tả, trần
thuật hay bàn luận giữa các câu, các đoạn, các phần trong văn bản. Một văn
bản được xem là có liên kết logic khi nội dung miêu tả, trần thuật, bàn luận
giữa các câu, các đoạn, các phần không rời rạc hay mâu thuẫn với nhau,
ngoại trừ trường hợp người viết cố tình tạo ra sự mâu thuẫn nhắm vào một

mục đích biểu đạt nào đó.
2. Liên kết về hình thức:
- Liên kết hình thức trong văn bản là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn
vị dưới văn bản xét trên bình diện ngơn từ biểu đạt, nhằm hình thức hoá,
hiện thực hoá mối quan hệ về mặt nội dung giữa chúng.
- Theo mục 1, liên kết nội dung với hai nhân tố đề tài và chủ đề thể hiện qua
mối quan hệ giữa các câu, các đoạn, các phần..., xoay quanh đề tài và chủ
đề của văn bản. Mối quan hệ này mang tính chất trừu tượng, khơng tường
minh. Do đó, trong q trình tạo văn bản, người viết (người nói) bao giờ
cũng phải vận dụng các phương tiện ngơn từ cụ thể để hình thức hố, xác

4


lập mối quan hệ đó. Tồn bộ các phương tiện ngơn từ có giá trị xác lập mối
quan hệ về nội dung giữa các câu, các đoạn... là biểu hiện cụ thể của liên
kết hình thức.
- Liên kết hình thức trong văn bản được phân chia thành nhiều phương thức
liên kết. Mỗi phương thức liên kết là một cách tổ chức sự liên kết, bao gồm
nhiều phương tiện liên kết khác nhau có chung đặc điểm nào đó. Nhìn
chung, liên kết hình thức bao gồm các phép liên kết: lặp ngữ âm, lặp từ
vựng, thế đồng nghĩa, liên tưởng, đối nghịch, thế đại từ, tỉnh lược cấu trúc,
lặp cấu trúc và tuyến tính. Các phép liên kết này sẽ được xem xét cụ thể
trong tổ chức của đoạn văn - đơn vị cơ sở và là đơn vị điển hình của văn
bản. Các phép liên kết này cũng được vận dụng giữa các đoạn, phần... trong
văn bản. Ðiều đó có nghĩa là liên kết hình thức thể hiện ở nhiều cấp độ
trong văn bản. Trong văn bản, liên kết nội dung và liên kết hình thức có
mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó, liên kết nội dung quy định liên
kết hình thức.
- Các phép liên kết chính:

+ Phép lặp từ ngữ: sử dụng lặp đi lặp lại một (một số) từ ngữ nào đó ở
các câu khác nhau để tạo sự liên kết.
+ Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: sử dụng các từ ngữ đồng
nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng ở các câu khác nhau
để tạo sự liên kết.
+ Phép thế: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ
ngữ đã có ở câu đứng trước.
+ Phép nối: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với
câu đứng trước.
- Ví dụ minh hoạ:
Một ông bố đang đọc tạp chí và cô con gái nhỏ của ông cứ làm ông phân tâm mãi.
Để làm cho cô bé bận rộn, ông xé một trang in bản đồ thế giới ra. Ơng ta xé nó ra từng
mảnh và u cầu cơ con gái đi vào phịng và xếp chúng lại thành một bản đồ hồn chỉnh.
Ơng chắc mẩm rằng cô bé sẽ mất cả ngày để hồn tất nó. Nhưng chỉ sau vài phút cơ bé
đã quay trở lại với tấm bản đồ hoàn hảo. Khi ông bố ngạc nhiên hỏi tại sao cô bé có thể
xếp nhanh như vậy, cơ bé đáp: “Oh Cha, có một khn mặt của một người đàn ơng ở
phía bên kia của tờ giấy, con chỉ việc xếp theo gương mặt đó và sau đó con có được bản
đồ hồn chỉnh!”
(Hành trang cuộc sống - Quà tặng cuộc sống)

Các phép liên kết về mặt hình thức được sử dụng trong văn bản:
● Phép lặp: lặp từ "ông", "cô bé", "bản đồ hồn chỉnh"
● Phép thế:
○ "ơng", "ơng ta", "cha" thay thế cho "ông bố"
○ "cô bé" thay thế cho "cô con gái nhỏ"
○ "nó", "chúng" thay thế cho "trang in bản đồ thế giới".

5



● Phép nối: "nhưng"

Câu 2 ​(4 điểm): Soạn thảo một báo cáo về tình hình học tập của bản thân đối
với môn học K
​ ỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt trong đó có những đề xuất về
nội dung chương trình mơn học
Trả lời:
CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------------------

BÁO CÁO
Về tình hình học tập mơn Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt
​ rung tâm Khảo thí & Đảm bảo chất lượng giáo dục HVCNBCVT
Kính gửi: - ​ T
- Giảng viên môn Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt
Em tên là: Dỗn Cơng Thế
Lớp: D18CQPT01-B
Mã sinh viên: B18DCPT...
Khoa: Đa phương tiện
Ngày sinh: 06/3/199x
Quê quán: Giao Thủy, Nam Định
Nơi học tập hiện tại: Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thông.
Qua hai tháng theo học môn Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt, em đã tích lũy
cho mình một khối lượng kiến thức lớn về môn học. Sau đây là báo cáo về tình hình học
tập của em về mơn học này trên một số khía cạnh:
1. Nội dung môn học:
- Cung cấp kiến thức nền tảng về kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt, quy trình thực
hiện các bước cụ thể, giúp sinh viên xác định được chủ đề, xây dựng cấu trúc
đoạn, soạn văn bản và biên tập văn bản. Môn học giúp sinh viên nắm vững kỹ

năng soạn thảo một văn bản đúng về hình thức và nội dung, giúp hạn chế lỗi nhằm
đem lại cho người đọc văn bản thoải mái và dễ dàng khi xem xét văn bản.
- Môn học đưa ra phương pháp soạn thảo một số loại văn bản thông thường như:
Báo cáo, cơng văn, tờ trình, thơng báo, biên bản, đơn, thư… Cách tạo lập các loại
văn bản này đúng cách thức.

6


-

Môn học giúp sinh viên hiểu và nắm rõ các quy tắc và kỹ năng soạn thảo một văn
bản, giúp soạn thảo một văn bản đúng cả về hình thức lẫn nội dung.

2. Mục tiêu môn học:
- Ứng dụng kỹ năng tạo lập văn bản để viết một cách rõ ràng, mạch lạc thuyết phục
người đọc
- Tơn trọng và có ý thức bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
3. Tự nhận xét đánh giá về tình hình học tập của bản thân đối với môn học Kỹ
năng tạo lập văn bản tiếng Việt:
- Về tư tưởng: Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt là một môn học thú vị và cực kỳ
bổ ích trong chương trình đào tạo của Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng.
Em cảm thấy môn học học này rất quan trọng đối với mình trong hiện tại và tương
lai nên rất có hứng thú với mơn học.
- Về tình hình học tập:
+ Đã nắm rõ được cách tạo lập nội dung và cấu trúc văn bản, cấu trúc đoạn
văn, biết cách sử dụng đúng các phong cách văn bản cho mục đích tạo lập
văn bản .
+ Đã nắm rõ các thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.
+ Đã soạn thảo được các văn bản có tính pháp quy, các văn bản hành chính

thơng thường, một số loại văn bản thơng thường như: Báo cáo, cơng văn, tờ
trình, thơng báo, biên bản, đơn, thư…xây dựng bố cục đúng cấu trúc, nội
dung và thể thức của các văn bản.
4. Những đề xuất về nội dung chương trình mơn học:
- Mơn học nên quan tâm đến việc cho sinh viên thực hành nhiều hơn bằng cách để
sinh viên tự nghiên cứu và tạo lập một số loại văn bản hành chính cơng vụ. Sau
đó, các nhóm sinh viên sẽ ngồi lại, cùng tìm và sửa chữa những sai sót cho nhau.
- Cung cấp cho sinh viên các mẫu văn bản hành chính tiêu chuẩn mới nhất và thực
hiện phân tích chuyên sâu.
Trên đây là tồn bộ nội dung báo cáo về tình hình học tập của bản thân em đối với
môn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt trong học kỳ vừa qua. Rất mong nhận được
những nhận xét cũng như góp ý từ Trung tâm Khảo thí & Đảm bảo chất lượng giáo dục,
cũng như từ giảng viên bộ môn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2020
Sinh viên
(Ký và ghi rõ họ tên)
Thế
Dỗn Cơng Thế

7


Câu 3 ​(3 điểm): Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về nội dung và hình
​ ho ví dụ minh hoạ.
thức của một Tờ trình.​ C
Trả lời:
1. Yêu cầu khi soạn thảo tờ trình:
- Phân tích căn cứ thực tế làm nổi bật được các nhu cầu bức thiết của vấn đề cần
trình duyệt.

- Nêu các chủ đề xin phê chuẩn phải rõ ràng, cụ thể.
- Các kiến nghị phải hợp lý.
- Phân tích các khả năng và trình bày khái quát phương án phát triển mạnh, khắc
phục khó khăn
2. Bố cục tờ trình:
Thiết kế bố cục thành 3 phần:
- Phần 1: Nêu lý do đưa ra nội dung trình duyệt.
- Phần 2: Nội dung các vấn đề cần đề xuất (trong đó có tờ trình các phương án, phân
tích và chứng minh các phương án là khả thi).
- Phần 3: Kiến nghị cấp trên (hỗ trợ, bảo đảm các điều kiện vật chất, tinh thần). Yêu
cầu phê chuẩn, chẳng hạn xin lựa chọn một trong các phương án, xin cấp trên
duyệt một vài phương án xếp thứ tự, khi hồn cảnh thay đổi có thể chuyển phương
án từ chính thức sang dự phịng.
3. Kỹ thuật viết tờ trình:
- Trong phần nêu lý do, căn cứ: cần dùng cách hành văn để thể hiện được nhu cầu
khách quan, hoàn cảnh thực tế đòi hỏi.
- Phần đề xuất: Cần dùng ngơn ngữ và cách hành văn có tính thuyết phục cao nhưng
rất cụ thể, rõ ràng, tránh phân tích chung chung, khó hiểu. Các luận cứ phải lựa
chọn điển hình từ các tài liệu có độ tin cậy cao, khi cần phải xác minh để bảo đảm
sự kiện và số liệu trung thực.
- Nêu rõ các ích lợi, các khó khăn trong các phương án, tránh nhận xét chủ quan
thiên vị.
- Các kiến nghị: phải xác đáng, văn phong phải lịch sự, nhã nhặn, luận chứng phải
chặt chẽ, nội dung đề xuất phải đảm bảo tính khả thi mới tạo ra niềm tin nội tâm
cho cấp phê duyệt. Tờ trình có thể đính kèm các bản phụ lục để minh họa thêm
cho các phương án được đề xuất kiến nghị trong tờ trình.
4. Ví dụ minh hoạ:

8



9


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn
thơng đã đưa môn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt vào trong chương trình giảng
dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - cô Đinh Thị Hương,
đã dạy dỗ, rèn luyện và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian
học tập trong kỳ vừa qua. Trong thời gian được tham dự lớp học của cô với tinh thần làm
việc hiệu quả và nghiêm túc, em đã được tiếp thu thêm rất nhiều kiến thức bổ ích. Đây
thực sự là những điều rất cần thiết cho q trình học tập và cơng tác sau này của em.
Bộ môn Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt là mơn học thú vị, bổ ích và gắn liền
với nhu cầu thực tiễn của mỗi sinh viên cho hiện tại và cả cho tương lai sau này. Tuy
nhiên, vì thời gian học tập trên lớp không nhiều, mặc dù đã cố gắng tiếp thu những kiến
thức cô truyền đạt nhưng chắc chắn những hiểu biết và kỹ năng về mơn học này của em
cịn nhiều thiếu sót. Do đó, bài tiểu luận kết thúc học phần của em khó có thể tránh khỏi
những thiếu sót và những điểm chưa phù hợp, kính mong giảng viên bộ mơn xem xét và
góp ý để bài tiểu luận của em được hồn thiện hơn.
Em hi vọng Học viện sẽ tiếp tục quan tâm và cải tiến thêm các môn kỹ năng thực
tế vào giảng dạy để giúp sinh viên chúng em có thể tích luỹ được các kỹ năng mềm,
khơng bị bỡ ngỡ sau khi tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2020
Sinh viên
(Ký và ghi rõ họ tên)
Thế
Dỗn Cơng Thế

10




×