Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Chuyen de

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.46 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7</b>
<b>HỌC KÌ II</b>


<b>PHẦN A : NỘI DUNG ƠN TẬP MƠN NGỮ VĂN LỚP 7</b>
<b>I. Văn bản:</b>


Biết được tác giả, tác phẩm, nghệ thuật và ý nghĩa các văn bản sau:
1.Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất


2. Tục ngữ về con người và xã hội


3. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ( Hồ Chí Minh )
4. Đức tính giản dị của Bác Hồ ( Phạm Văn Đồng )
5. Ý nghĩa của văn chương ( Hoài Thanh )


6. Sống chết mặc bay ( Phạm Duy Tốn )
<b>II. Tiếng Việt:</b>


1. Thế nào là câu rút gọn? Việc rút gọn câu nhằm mục đích gì? Khi rút gọn câu cần lưu ý
điều gì? Cho ví du munh họa


2. Thế nào là câu đặc biệt? Tác dụng của câu đặc biệt. Cho vi dụ cụ thể.
3. Trạng ngữ.


Về ý nghĩa: Trạng ngữ thêm vào câu để bổ xung ý nghĩa gì? Cho ví dụ.


Về hình thức: vị trí của trạng ngữ? Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngứ thường có ranh
giới gì?


4. Câu chủ động là gì? Câu bị động là gì? Lấy ví dụ cụ thể.



5. Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? Các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu?
Cho ví dụ.


6. Thế nào là phép liệt kê? Tac dụng của phép liệt kê? Các kiểu liệt kê? Cho ví dụ minh
họa.


<b>III.Tập làm văn</b>


1. Thế nào là văn nghị luận? Đặc điểm của văn nghị luận? Bố cục và phương pháp lâp
luận trong văn nghị luận?


2. Đặc điểm của lập luận chứng minh? Các bước làm bài văn lập luận chứng minh và bố
cục?


3. Mục đích, tính chất của bài văn nghị luận giải thích? Các bước làm bài văn lập luận giải
thích và bố bục?


<b>Một số đề tập làm văn:</b>
* Văn chứng minh:


Đề1: Dân gian có câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Chứng minh nội
dung câu tục ngữ đó .


Đề 2: Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người
<i><b>* </b></i>


Đề 3: Rừng q giá vì măng lại nhiều lợi ích cho con người. Em hãy chứng minh điều đó,
và nêu lên trách nhiệm của mọi người đối với rừng.


Em hãy chứng minh vấn đề trên trong câu ca dao ấy.


<i><b>* Văn giải thích:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Đề 2: Giải thích lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”</b>


<b>Đề 3: Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công”.</b>
<b>PHẦN B : ĐÁP ÁN</b>


<b>I. Văn bản.</b>


1. Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
a. Nghệ thuật:


- Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc.


- Sử dụng cách diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả, hiện tượng và ứng xử cần thiết.
- Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.


b. Ý nghĩa văn bản:


Khơng ít câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là những bài học quý giá của
nhân dân ta.


2. Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản Tục ngữ về con người và xã hội.
a. Nghệ thuật.


- Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc.


- Sử dụng các phép so sánh, ẩn dụ, đối, điệp từ, ngữ,...
- Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.
b. Ý nghĩa văn bản:



Khơng ít câu tục ngữ là kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta về cách sống, cách đối nhân
xử thế.


3. Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
a. Nghệ thuật:


- Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tồn diện, tiêu
biểu, chọn lọc theo các phương diện:


+ Lứa tuổi.
+ Nghề nghiệp.
+ Vùng miền...


- Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh (làn sóng, lướt qua, nhấn chìm..), câu văn nghị luận hiệu
quả (câu có quan hệ từ...đến...)


- Sử dụng biện pháp liệt kê nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử chống ngoại xâm
của đất nước, nêu tên các biểu hiện của lòng yêu nước của nhân dân ta.


b. Ý nghĩa văn bản.


Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới
để bảo vệ đất nước.


4. Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ.
a. Nghệ thuật:


- Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục.
- Lập luận theo trình tự hợp lí.



b. Ý nghĩa văn bản.


- Ca ngợi phẩm chất cao đẹp , đức tính giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh.


- Bài tập về việc học tập, rèn luyện nói theo tấm gương của chủ tịch Hồ Chí Minh.
5. Nghệ thuật và ý nghĩa văn Ý nghĩa của văn chương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Có luận điểm rõ ràng, được luận chứng minh bạch và đầy sức thuyết phục, Cóa cách dẫn
chứng đa dạng : Khi trước khi sau, khi hòa với luận điểm, khi là một câu truyện ngắn.
- Diễn đạt bằng lời văn giản dị, giàu hình ảnh cảm xúc.


<i>b. Ý nghĩa văn bản : </i>


Văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương..
6. Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản Sống chết mặc bay


a. Nghệ thuật:


+ Xây dựng tình huống tương phản- tăng cấp và kêt thúc bất ngờ, ngôn ngữ đối thoại ngắn
gọn, rất sinh động.


+ Lựa chọn ngôi kể khách quan.


+ Lựa chọn ngôi kể, tả, khắc họa chân dung nhân vật sinh động.


b Ý nghĩa văn bản: Phê phán thói bàng quan vơ trách nhiệm, vơ lương tâm đến mức góp
phần gây ra nạn lớn cho nhân dân của viên quan phụ mẫu- đại diện cho nhà cầm quyền
Pháp thuộc ; đồng cảm xót xa với tình cảnh thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và
do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.



Ngơn ngữ giàu hình ảnh, giàu biểu cảm, giàu chất thơ.
- Yếu tố miêu tả tái hiện âm thanh, cảnh vật .


<b>II Tiêng việt Xem SGK.</b>
<b>III. Tập làm văn.</b>


<b>Dàn ý một số đề Tập làm văn.</b>
* Văn chứng minh:


<b>Đề 1: Dân gian có câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Chứng minh nội </b>
dung câu tục ngữ đó .


a. Mở bài:


- Nhân dân ta đã rút ra kết luận đúng đắn về môi trường xã hội mà mình đang sống, đặc
biệt là mối quan hệ bạn bè có tác dụng quan trọng đối với nhân cách của con người.
- Kết luận ấy đã đúc kết lại thành câu tục ngữ: “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
b. Thân bài:


- Lập luận giải thích.


Mực có màu đen thường tượng trưng cho cái xấu, những điều không tốt. Một khi đã bị
mực dây vào là dơ và khó tẩy vơ cùng. (Nói rỡ mực ở đây là mục Tàu bằng thỏi mà người
Việt ngày xưa thường dùng, khi viết phải mài nên dễ bị dây vào). Khi đã sống trong hoặc
kết bạn với những người thuộc dạng “mực” thì con người ta khó mà tốt được. Đèn tỏa ánh
sáng đến mọi nơi, ánh sáng của nó xua đi những điều tăm tối. Do đó đèn tượng trưng mơi
trường tốt, người bạn tốt mà khi tiếp xúc ta sẽ noi theo những tấm gương đó để cố gắng
- Luận điểm chứng minh.



+ Luận cứ 1: Nếu ta sinh ra trong gia đình có ơng bà, cha mẹ là những người không đạo
đức, không biết làm gương cho con cháu thì ta ảnh hưởng ngay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Ngược lại với “mực” là “đèn”-ngừoi bạn tốt, môi trường tốt. Khi sống trong môi trường
<i>tốt, chơi với những người bạn tốt thì đương nhiên, ta sẽ có đạo đức và là người có ích cho</i>
<i>xã hội. Bởi vậy ơng cha ta có câu: “Ở chọn nơi, chơi chọn bạn”</i>


- Liên hệ một số câu ca dao, tục ngữ có nội dung tương tự.


- Có những lúc gần mực chưa chắc đen, gần đèn chưa chắc rạng. Tất cả chỉ là do ta quyết
định.


c. Kết bài:


- Chúng ta cần phải mang ngọn đèn chân lý để soi sáng cho những giọt mực lầm lỗi, cũng
nên bắt chước các ngọn đèn tốt để con người ta hoàn thiện hơn, là cơng dân có ích cho xã
hội”


- Ý nghĩa chung của câu tục ngữ đói với em và moi người.


<b>Đề 2: Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người</b>
.


a/ Mở bài: Thiên nhiên bao giờ cũng gắn bó và có vai trị rất quan trọng đối với con người.
Do đó, ta cần phải bảo vệ mơi trường thiên nhiên.


b/ Thân bài:


- Thiên nhiên đem đến cho con người nhiều lợi ích, vì thế bảo vệ thiên nhiên là bảo vệ
cuộc sống con người.



- Thiên nhiên cung cấp điều kiện sống và phát triển của con người.


- Thiên nhiên đẹp gợi nhiều cảm xúc lành mạnh trong thế giới tinh thần của con người.
- Con người phải bảo vệ thiên nhiên.


c/ Kết bài: tất cả mọi người phải có ý thức để thực hiện tốt việc bảo vệ thiên nhiên.


<b>Đề 3: Rừng quý giá vì mang lại nhiều lợi ích cho con người. Em hãy chứng minh điều đó, </b>
và nêu lên trách nhiệm của mọi người đối với rừng.


a. Mở Bài :


Giới thiệu giá trị quý báu, kho tài nguyên của rừng đối với đời sống con người.
b. Thân Bài:


Chứng minh rừng quý giá:


- Từ xa xưa rừng là môi trường sống của bầy người nguyên thuỷ:
+ Cho hoa thơm quả ngọt


+ Cho vỏ cây làm vật che thân
+ Cho củi, đốt sưởi.


+ Cung cấp các nguồn thực phẩm đa dạng: rau, củ, quả, chim thú,…
- Rừng cung cấp vật dụng cần thiết


+ cho tre nứa làm nhà
+ Gỗ quý làm đồ dùng
+ Cho lá làm nón...



+ Cho dược liệu làm thuốc chữa bệnh
- Rừng mang nhiều lợi ích cho con người.
+ Rừng chắn lũ, giũ nước.


+ Cung cấp ô xi, điều tiết khi hậu


+ Rừng là nguồn vô tận cung cấp vật liệu: giấy viết, sợi nhân tạo để dệt vải, thắng cảnh để
nghỉ ngơi, là nguồn du lịch.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Hậu quả tác hại của việc phá rừng.
- Trách nhiệm của con người.


+ Bảo vệ rừng, chống phá rừng bừa bãi, chống cháy rừng.
+ Khai thác rừng hợp lí, trồng rừng,..


c) Kết Bài :


- Khẳng định lợi ích to lớn của rừng bảo vệ rừng
- Mọi người cần nâng cao nhận thức về rừng.
<i><b>* Văn giải thích:</b></i>


<b>Đề 1: Một nhà văn có câu nói : Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Hãy </b>
giải thích câu nói đó


a. Mở bài:


- Nêu vai trò, ý nghĩa của sách trong việc mở mang trí tuệ.
- Trích dẫn câu nói.



b. Thân bài:


* G.thích ý nghĩa câu nói:


- Sách là gì: là kho tàng tri thức, là sản phẩm tinh thần, là người bạn tâm tình gần gũi.
- Trí tuệ: tinh hoa của sự hiểu biết. Sách soi chiếu con người mở mang hiểu biết.


-Sách là ngọn đèn bất diệt của con người: Sách giúp ta hiểu về mọi lĩnh vực, sách giúp ta
vượt mọi khoảng cách về thời gian, không gian.


* Thái độ đối với việc đọc sách:
- Tạo thói quen đọc sách.


- Cần chọn sách để đọc.


- Phê phán và lên án những sách có ND xấu.
- Bảo vệ và tôn vinh sách.


c. Kết bài:


- Khẳng định lại tác dụng to lớn của sách.
- Nêu phương hướng hành động của cá nhân.


<b>Đề 2: Giải thích lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”</b>
a. Mở bài:


- Giới thiệu vai trò của việc học tập đối với mỗi con người: Là công việc quan trọng,
không học tập không thể thành người có ích.


- Đặt vấn đề : Vậy cần học tập như thế nào?


- Giới thiệu và trích dẫn lời khuyên của Lê-nin.
b. Thân bài:


* Học, học nữa, học mãi nghĩa là như thế nào?


- Lời khuyên ngắn gọn như một khẩu hiệu thúc giục mỗi người học tập.
Lời khuyên chia thành ba ý mang tính tăng cấp:


+ Học: Thúc giục con người bắt đầu công việc học tập, tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức.
+ Học nữa: Vế trức đã thúc giục ta bắt đầu học tập, vế thứ hai thúc giục ta tiếp tục học tập,
<i>học nữa mang hàm ý là đã học rồi, nhưng cần tiếp tục học thêm nữa.</i>


+ Học mãi: Vế thứ ba khẳng định một vấn đề quan trọng về công việc học tập. Học tập là
công việc suốt đời, mãi mãi, con người cần phải luôn luôn học hỏi ngay cả khi mình đã có
được một vị trí nhất định trong xã hội.


* Tại sao phải Học, học nữa, học mãi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Bởi xã hội luôn luôn vận động, cái mới ln được sinh ra, nếu khơng chịu khó học hỏi,
ta sẽ nhanh chóng lạc hậu về kiến thức.


- Bởi cuộc sống có rất nhiều người tài giỏi, nếu ta không nỗ lực học tập ta sẽ thua kém họ,
tự làm mất đi vị trí của mình trong cuộc sống.


* Học ở đâu và học như thế nào?


- Học trên lớp, trong sách vở, học ở thầy cô, bạn bè, cuộc sống...


- Khi khơng cịn ngồi trên ghế nhà trường, ta vẫn có thể học thêm trong sách vở, trong
cuộc sống, trong cơng việc....



- Có thể học trong lúc làm việc, trong lúc nhàn rỗi...


* Liên hệ: Bản thân và bạn bè đã và đang vận dụng câu nói của Lê-nin ra sao ( khơng
ngừng học tập, học lẫn nhau, tìm sách vở bổ trợ...)


c. Kết bài:


- Khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ trong lời khuyên của Lê-nin: đó là lời khuyên đúng
đắn và có ích đối với mọi người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh chúng ta.


- “Đường đời là cái thang khơng nấc chót. Việc học là cuốn sách khơng trang cuối”. Mỗi
người hãy coi học tập là niềm vui, hạnh phúc của đời mình.


<b>Đề 3: Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công”.</b>
a. Mở bài:


- Trong cuộc sống, tất cả mọi người đều mong muốn đạt được thành công, nhưng thực tế
trước khi đến với thành công ta thường phải trải qua khó khăn, thậm chí thất bại.


b. Thân bài:


* Giải thích câu tục ngữ:


- Thất bại là nguồn gốc, động lực của thành cơng. Nói cách khác, có thất bại mới thành
cơng.


* Tại sao nói : Thất bại là mẹ thành cơng:


- Thất bại giúp cho ta có được những kinh nghiệm quý giá cho lần sau, thất bại khiến cho


ta hiểu được nguyên nhân vì sao ta chưa thành cơng, từ đó tìm cách khắc phục.


- Thất bại là động lực để con người cố gắng, nỗ lực cho lần sau: Thất bại khiến cho con
người càng khao khát thành cơng hơn, càng cố gắng nghiên cứu tìm tịi.


* Nêu một vài dẫn chứng để lời giải thích có tính thuyết phục.
c. Kết bài:


- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ: là lời khuyên đúng đắn, chỉ ra động lực, nguồn gốc
của thành công.


- Liên hệ bản thân: Gặp thất bại nhưng khơng nản chí mà tiếp tục học hỏi để tiến bộ và
vươn đến thành công.


<b>C .Một số câu hỏi trắc nghiệm tham khảo</b>


<b>Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng:</b>
Câu1.Trong các câu sau đây, câu nào không phải là tục ngữ ?


a.Đói cho sạch, rách cho thơm b.Học thầy khơng tày học bạn
c.Cái răng, cái tóc là góc con người d.Một nắng hai sương
Câu 2.Tác giả của văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” là:


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

a. Luận điểm b. Luận cứ c. Lập luận d. Cả 3 yếu tố trên
Câu 4.Phương pháp lập luận chính trong văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”
là: chứng minh.


a. Đúng b. Sai


Câu 5:Trong câu in đậm sau đây, thành phần nào được rút gọn ?


<i>Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người.</i>


a.Chủ ngữ b.Vị ngữ c.Cả chủ ngữ và vị ngữ d.Cả a, b, c, đều sai
Câu 6. Giá trị hiện thực của truyện ngắn “ Sống chết mặc bay” là gì ?


a.Niềm thương cảm của tác giả trước nỗi khổ của người dân
b.Sự bất lực của con người trước thiên nhiên


c.Niềm căm thù giai cấp thống trị của tác giả


d.Sự đối lập giữa cuộc sống của bọn quan lại với tính mạng đang bị đe dọa của nhân
dân


Câu 7. Phép tu từ nào được sử dụng trong câu: “ Giản dị trong lối sống, trong quan hệ
<i><b>với mọi người, trong tác phong, Hồ chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và chữ viết”</b></i>


a.So sánh b.Liệt kê c.Ẩn dụ d.Hốn dụ


Câu 8.Dịng nào sau đây nói đúng về câu đặc biệt ?
a.Là câu bình thường, có đủ chủ ngữ và vị ngữ
b.Là câu rút gọn, lược bỏ cả chủ ngữ lẫn vị ngữ
c.Là câu khơng cấu tạo theo mơ hình chủ ngữ-vị ngữ
d.Là câu khơng thể có chủ ngữ và vị ngữ


Câu 9. Trong câu: “ Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp”, bộ phận nào là trạng ngữ ?
a. Tre ăn ở với người b. Đời đời c.Kiếp kiếp d. Đời đời, kiếp
kiếp


Câu 10.Câu nào sau đâu không phải là câu bị động ?



a.Bạn em được giải nhất tronh kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh
b.Con ngựa bạch buộc bên gốc đào.


c.Ngôi chùa ấy xây từ thế kỉ XIII


d.Tất cả các cánh cửa chùa đều được làm bằng gỗ lim


Câu 11. Điền từ thích hợp vào chỗ trống để có một định nghĩa đúng:


_____________ là những câu nói dân gian ngắn gọn,ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể
hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt được nhân dân vận dụng vào đời sống,
suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày.


a. Thành ngữ b, Tục ngữ c, Ca dao d. Dân ca


Câu 12: Nối cột A với cột B cho phù hợp.


A: Tên văn bản B: Thể loại


1.Đức tính giản dị của Bác
Hồ


a. Truyện ngắn
2.Sống chết mặc bay b. Nghị luận


3.Ca Huế trên sông Hương c. Truyện ngắn hiện đại
4.Những trò lố hay là


Va-ren và Phan Bội Châu



d. Bút kí


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×