Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

Tác động của việc thực hiện Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành thực phẩm đồ uống đến hành vi người tiêu dùng tại Tp. HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 171 trang )

i
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGÀNH THỰC PHẨM - ĐỒ UỐNG TẠI VIỆT
NAM, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP VÀ HÀNH VI NGƯỜI
TIÊU DÙNG .............................................................................................................. 8
1.1. Tổng quan về ngành thực phẩm - đồ uống tại Việt Nam và trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp ............................................................................................. 8
1.1.1. Tổng quan về ngành thực phẩm - đồ uống tại Việt Nam ............................. 8
1.1.2. Tổng quan về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ................................... 9
1.1.2.1. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social
Responsibilities) ............................................................................................... 9
1.1.2.2. Các lý thuyết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ...................... 12
1.2. Tổng quan lý thuyết hành vi người tiêu dùng .............................................. 16
1.2.1. Tổng quan về người tiêu dùng và hành vi người tiêu dùng ....................... 16
1.2.2. Phân loại hành vi người tiêu dùng ............................................................ 18
1.2.3. Các nhân tố tác động đến hành vi người tiêu dùng .................................... 19
1.3. Mô hình đánh giá tác động của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp đối với hành vi người tiêu dùng ................................................... 21
1.3.1. Thuyết hành động hợp lý (Theory of reasoned action - TRA) ................... 21
1.3.2. Thuyết hành vi dự định (Theory of planned behavior – TPB) ................... 22
1.3.3. Lý thuyết nhận thức xã hội (Social Cognitive Theory – SCT)................... 22
1.3.4. Mơ hình áp dụng để phân tích tác động của việc thực hiện trách nhiệm xã
hội của các DN ngành thực phẩm - đồ uống đến hành vi của người tiêu dùng. ... 24
1.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tác động của việc thực hiện trách nhiệm xã hội
của các doanh nghiệp ngành thực phẩm - đồ uống đến hành vi của người tiêu
dùng tại thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................ 26



ii
SƠ KẾT CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 27
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH THỰC PHẨM – ĐỒ
UỐNG ĐẾN HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG TP HCM GIAI ĐOẠN 2007 - 2014
.................................................................................................................................. 29
2.1. Tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ngành thực
phẩm – đồ uống ở Việt Nam giai đoạn 2007 - 2014 ............................................ 29
2.1.1. Nhận thức về trách nhiệm xã hội ở Việt Nam ........................................... 29
2.1.2. Tình hình thực hiện TNXHDN của các DN ngành thực phẩm – đồ uống ở
Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2014 ............................................................... 30
2.1.2.1. Trách nhiệm kinh tế ........................................................................... 30
2.1.2.2. Trách nhiệm pháp lý .......................................................................... 32
2.1.2.3. Trách nhiệm đạo đức ......................................................................... 34
2.1.2.4. Trách nhiệm từ thiện.......................................................................... 36
2.2. Khảo sát về tác động của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các DN
ngành thực phẩm - đồ uống đến hành vi người tiêu dùng tại TP HCM ............ 39
2.2.1. Mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu ...................................................... 39
2.2.2. Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 40
2.2.2.1. Nghiên cứu sơ bộ ............................................................................... 40
2.2.2.2. Nghiên cứu chính thức ....................................................................... 40
2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin và cỡ mẫu ............................................... 41
2.2.4. Phương pháp phân tích dữ liệu ................................................................. 42
2.2.5. Thang đo sử dụng cho nghiên cứu ............................................................ 44
2.2.6. Mô tả mẫu nghiên cứu .............................................................................. 46
2.2.6.1. Thông tin về nhân khẩu học ............................................................... 46
2.2.6.2. Mô tả các nhân tố tác động lên niềm tin của người tiêu dùng ............ 47
2.2.7. Thông tin thống kê mô tả .......................................................................... 49
2.2.8. Kiểm định thang đo bằng độ tin cậy Cronbach’s Alpha ............................ 50



iii
2.2.9. Phân tích nhân tố khám phá EFA.............................................................. 51
2.2.9.1. Kết quả phân tích nhân tố thang đo TNXHDN ................................... 51
2.2.9.2. Kết quả phân tích nhân tố thang đo niềm tin của người tiêu dùng đối
với DN và thang đo hành vi của người tiêu dùng............................................ 53
2.2.10. Phân tích nhân tố khẳng định CFA ......................................................... 53
2.2.10.1. CFA thang đo TNXHDN .................................................................. 53
2.2.10.2. CFA thang đo niềm tin và hành vi của người tiêu dùng ................... 55
2.2.11. Đánh giá sự phù hợp của mơ hình bằng mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM
........................................................................................................................... 56
2.2.12. Kiểm định Bootstrap .............................................................................. 58
2.3. Giải thích kết quả nghiên cứu và đánh giá tác động của việc thực hiện
TNXH của DN ngành thực phẩm – đồ uống đến hành vi người tiêu dùng tại TP
HCM ..................................................................................................................... 58
2.3.1. Tác động của các nhóm nhân tố TNXHDN đến niềm tin của người tiêu
dùng đối với DN ................................................................................................ 58
2.3.2. Tác động của niềm tin của người tiêu dùng đối với DN đến hành vi của
người tiêu dùng .................................................................................................. 60
SƠ KẾT CHƯƠNG 2........................................................................................... 61
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH VIỆC
THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH
THỰC PHẨM – ĐỒ UỐNG GIAI ĐOẠN 2015 - 2030 .......................................... 62
3.1. Chủ trương và định hướng của Nhà nước về vấn đề thực hiện trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp giai đoạn 2015 – 2030 .................................................. 62
3.2. Dự báo xu hướng thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt
Nam trong thời gian tới ....................................................................................... 64
3.3. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại các
doanh nghiệp ........................................................................................................ 65
3.3.1. Trách nhiệm kinh tế .................................................................................. 65

3.3.2. Trách nhiệm pháp lý ................................................................................. 66


iv
3.3.3. Trách nhiệm đạo đức ................................................................................ 67
3.3.4. Trách nhiệm từ thiện ................................................................................ 69
3.4. Một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh việc thực hiện trách nhiệm xã hội từ bên
ngoài doanh nghiệp .............................................................................................. 71
3.4.1. Đối với các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương. .......................... 71
3.4.1.1. Vai trị trong mối quan hệ với các bên liên quan................................ 71
3.4.1.2. Công tác quản lý ............................................................................... 71
3.4.1.3. Chiến lược thực hiện ......................................................................... 71
3.4.1.4. Quản lý hiệu quả hoạt động ............................................................... 72
3.4.1.5. Các ấn phẩm ban hành ...................................................................... 73
3.4.1.6. Vai trị xác minh tính trung thực của doanh nghiệp ........................... 74
3.4.2. Đối với các tổ chức xã hội ........................................................................ 75
3.4.2.1. Vai trò trong mối quan hệ với các bên liên quan................................ 75
3.4.2.2. Tham gia vào công tác quản lý .......................................................... 75
3.4.2.3 Chiến lược phổ biến các tiêu chuẩn và khuyến nghị quốc tế ............... 75
3.4.2.4. Quản lý hiệu quả hoạt động ............................................................... 75
3.4.2.5. Vai trị xác minh tính trung thực của doanh nghiệp ........................... 76
3.4.3. Đối với các cơ quan báo chí và truyền thơng ............................................ 76
3.4.3.1. Vai trị đối với các bên liên quan ....................................................... 76
3.4.3.2. Chiến lược truyền thông .................................................................... 76
3.4.3.3. Các ấn phẩm ban hành ...................................................................... 77
3.4.3.4. Vai trò xác minh tính trung thực của doanh nghiệp ........................... 77
3.4.4. Đối với người tiêu dùng............................................................................ 77
SƠ KẾT CHƯƠNG 3........................................................................................... 78
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
STT

Từ viết tắt

Nội dung

1

ATLĐ

An toàn lao động

2

BCBV

Báo cáo bền vững

3

CP

Cổ phần


4

DN

Doanh nghiệp

5

FTC

Ủy ban Thương mại Lành mạnh Hàn Quốc

6

HĐND

Hội đồng Nhân dân

7

HĐXH

Hoạt động xã hội

8

HTKSNB

Hệ thống kiểm soát nội bộ


9

KCN

Khu công nghiệp

10

KCX

Khu chế xuất

11

SXKD

Sản xuất kinh doanh

12

TNXH

Trách nhiệm xã hội

13

TNXHDN

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp


14

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

15

TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

16

UBND TP HCM

Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

17

VSATTP

Vệ sinh an tồn thực phẩm

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG NƯỚC NGOÀI
STT Từ viết tắt
1

AEC


2

ASC

Nội dung
Asean Economic
Community

Nghĩa
Cộng đồng kinh tế ASEAN

Aquaculture Stewaship

Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy

Council

sản


vi
Association of Southeast

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

3

ASEAN

4


BMI

5

CARG

6

CCM

7

CFA

8

CFI

Comparative Fit Index

Chỉ số thích hợp so sánh

9

CoC

Code of Conducts

Bộ quy tắc ứng xử


10

CR

Critical Ratios

Giá trị tới hạn

11

CSR

Corporate Social

Trách nhiệm xã hội của doanh

Responsibilities

nghiệp

12

EFA

Exploratory Factor Analysis

Phân tích nhân tố khám phá

13


FAO

Food and Agriculture

Tổ chức Lương Thực và Nơng

Organization

Nghiệp Liên Hợp Qc

14

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

15

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

16

GFI


Goodness of Fit Index

Chỉ số phù hợp

17

GlobalGAP

Asean Nations
Business Monitor

Tổ chức Giám sát kinh doanh Quốc

International

tế

Compounded Annual
Growth rate

Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm

Consumer Centered

Quản lý lấy khách hàng làm trung

Management

tâm)


Confirmatory Factor
Analysis

Global Good Agricultural
Practices

18

KCA

Korea Consumer Agency

19

KMO

Kaiser-Meyer-Olkin

20

ML

Maximum Likelihood
(Estimates)

Phân tích nhân tố khẳng định

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng, an
toàn và nguồn gốc sản phẩm nông

nghiệp
Ủy ban Bảo vệ người tiêu dùng
Hàn Quốc
Hệ số Kaiser-Meyer-Olkin
Ước lượng tối ưu


vii
21

PR

22

RMSEA

23

SCT

24

SEM

25

TLI

26


TPB

27

TRA

28

UNDP

29

VCCI

30

VietGAP

31
32

Public Relation
Root Mean Square Error of
Approximation

Quan hệ công chúng
Chỉ số RMSEA

Social Cognitive Theory


Thuyết nhận thức xã hội

Structural Equation

Mơ hình hồi quy cấu trúc tuyến

Modeling

tính

Tukey and Lewis index

Chỉ số Tuckey & Lewis

Theory of Planned
Behaviour

Thuyết hành vi dự định

Theory of Reason Action

Thuyết hành động hợp lí

United Nations Development

Chương trình Phát triển của Liên

Programme

Hợp Quốc


Vietnam Chamber of

Phịng Thương mại và Cơng nghiệp

Commerce and Industry

Việt Nam

Vietnamese Good

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

Agricultural Practices

ở Việt Nam

WB

World Bank

Ngân hàng thế giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới



viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.2: Các dạng hành vi mua sắm của người tiêu dùng......................................... 18
Bảng 1.3: Các nhân tố tác động đến hành vi người tiêu dùng ..................................... 19
Bảng 2.1: Thang đo tác động của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các DN ngành
thực phẩm - đồ uống đến hành vi người tiêu dùng...................................................... 44
Bảng 2.2: Thống kê mô tả các thang đo của các nhân tố thành phần .......................... 49
Bảng 2.3: Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha ........................................ 50
Bảng 2.4: Kết quả phân tích EFA của thang đo TNXHDN......................................... 52
Bảng 2.5: Kết quả ước lượng hiệp phương sai giữa các thành phần của thang đo ....... 54
Bảng 2.6: Kiểm định mối quan hệ giữa các khái niệm trong mơ hình nghiên cứu ...... 57
Bảng 2.7: Kết quả ước lượng Bootstrap với N=900 ................................................... 58
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ DN thực phẩm – đồ uống không làm nhân đạo, từ thiện trong 12
tháng năm 2014 theo doanh thu ................................................................................. 36
Biểu đồ 2.2. Các lĩnh vực nhận được đóng góp nhân đạo, từ thiện của DN ................ 37
thực phẩm – đồ uống ................................................................................................. 37
Biểu đồ 2.3. Các lý do để DN thực phẩm – đồ uống chọn lĩnh vực làm nhân đạo, từ
thiện........................................................................................................................... 38
Biểu đồ 2.4. Nguồn tiếp cận thông tin về TNXHDN của người tiêu dùng TP HCM ... 47
Biểu đồ 2.5. Tiêu chí lựa chọn mua sản phẩm thực phẩm – đồ uống của người tiêu
dùng TP HCM ........................................................................................................... 48
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.3. Năm giá trị ảnh hưởng đến lựa chọn của người tiêu dùng ........................... 20
Hình 1.4. Mơ hình hành động hợp lý – TRA .............................................................. 21
Hình 1.5. Mơ hình hành vi dự định – TPB ................................................................. 22
Hình 1.6. Mơ hình Lý thuyết nhận thức xã hội - SCT................................................. 23
Hình 1.7. Mơ hình đánh giá tác động của việc trách nhiệm xã hội của các DN ngành
thực phẩm - đồ uống đối với hành vi người tiêu dùng tại TP HCM ............................ 25

Hình 2.1. Mơ hình nghiên cứu tác động của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các
DN ngành thực phẩm - đồ uống đến hành vi người tiêu dùng..................................... 39
Hình 2.2. Quy trình nghiên cứu tác động của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các
DN ngành thực phẩm - đồ uống đến hành vi người tiêu dùng..................................... 41
Hình 2.3. Kết quả CFA thang đo các nhân tố cấu thành TNXHDN (đã chuẩn hóa) .... 54
Hình 2.4. Kết quả mơ hình tới hạn thang đo niềm tin và hành vi người tiêu dùng ..... 55
Hình 2.5. Kết quả mơ hình cấu trúc SEM (đã chuẩn hóa) ........................................... 56


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mặc dù chỉ mới ra đời cách đây hơn 60 năm trong cuốn sách “Trách nhiệm xã
hội của doanh nhân” (Social Responsibilities of the Businessmen) (Howard R.Bowen,
1953)1, ngày nay, thuật ngữ “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” (Corporate Social
Responsibilities, sau đây gọi tắt là TNXHDN) đang được sử dụng rộng rãi và trở thành
mối quan tâm của mọi quốc gia. Ngày 31/1/1999 tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Tổng
Thư ký LHQ Kofi Annan đã kêu gọi lãnh đạo các doanh nghiệp (DN) bàn về một cơng
ước quốc tế có sứ mạng tập hợp các DN, các cơ quan công quyền, các tổ chức dân sự
thông qua những nguyên tắc cơ bản về bảo vệ môi trường sinh thái và ổn định xã hội2.
Khơng dừng lại ở đó, ngày nay, TNXH còn là một trong những mối quan tâm hàng
đầu của các DN, đồng thời là nhân tố quan trọng mà các DN luôn cân nhắc khi xây
dựng chiến lược phát triển bền vững, lâu dài.
Mặc dù cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về khái niệm này,
tuy nhiên, phần đơng quan điểm đều đồng tình rằng nội hàm của “Trách nhiệm xã hội”
tập trung vào các vấn đề liên quan đến kiểm soát những tác động đến con người, xã
hội và môi trường từ các hoạt động hay quyết định trong phạm vi điều hành của một tổ
chức (Petkus và Woodruff, 1992). TNXHDN ngày nay đã trở thành yếu tố bắt buộc
đối với mọi DN. Lý do là người tiêu dùng, các chính quyền địa phương và các nhà đầu
tư ngày càng ưu ái những hoạt động kinh doanh hướng đến lợi ích của con người, sự

bền vững của mơi trường và sự an tồn của xã hội; quan tâm nhiều hơn đến lợi ích của
con người và cộng đồng. Đã có rất nhiều các cơng cụ và chương trình nghị sự quốc tế
nhấn mạnh về vấn đề tính tương tác kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới đang ngày
một gia tăng như Tuyên bố về môi trường và phát triển tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái
đất về Môi trường và Phát triển tại Rio de Janeiro, Brazil (1992), Tuyên ngôn Phát
triển bền vững tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững ở
Jahannesburg, Nam Phi (2002) và Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp
Quốc (2000).
Sau hơn 7 năm gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade
Oraganization – WTO), nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể,
trong đó ngành thực phẩm - đồ uống là ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh và dự đoán
1

Xem Archie B.Carroll, 1999, Corporate Social Responsibility, Evolution of a Definitional Construct
Xem PGS.TS. Nguyễn Đình Tài, Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Vấn đề đặt ra hôm nay và giải pháp,
Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, tại
< />2


2
vẫn còn tiếp tục tăng trong những năm tới. Tổng mức tiêu thụ thực phẩm năm 2014
ước tăng 19,2% và tiếp tục tăng 15,5%/năm từ nay đến năm 2018; tổng mức tiêu thụ
thực phẩm/đầu người năm 2014 ước tăng 18,1%, và tỷ lệ này là 14,7%/năm từ nay đến
năm 2018 (Business Monitor International, 2014). Tuy nhiên, bên cạnh tiềm năng và
tốc độ phát triển, vẫn còn rất nhiều vấn đề tồn đọng liên quan đến việc thực hiện
TNXHDN của ngành công nghiệp này:
- Thứ nhất, nhiều DN thực phẩm – đồ uống chưa nhận thức đúng đắn về tầm
quan trọng và ý nghĩa của việc thực hiện TNXH một cách nghiêm túc. Điển hình là
các vụ xả nước thải khơng qua xử lý gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho các
dịng sơng và cộng đồng dân cư của các Công ty Miwon, Công ty Vedan, các vụ sản

xuất thực phẩm chứa chất có hại cho sức khỏe con người, như nước tương chứa chất 3MCPD gây ung thư, bánh phở chứa phormol, giò lụa chứa hàn the, sữa chứa
melamine. Các hành vi gian lận trong kinh doanh, cạnh tranh không lành mạnh, không
trung thực trong thông tin quảng cáo với khách hàng, kinh doanh hàng kém chất lượng
cũng là những biểu hiện DN không quan tâm đến trách nhiệm với con người, mơi
trường và xã hội. Ngồi ra, nhiều DN thực phẩm – đồ uống vi phạm các quy định pháp
luật về lương bổng, chế độ bảo hiểm, vấn đề an toàn lao động cho người lao động cũng
như sử dụng lao động trẻ em để cắt giảm chi phí cũng đang là vấn đề gây nhức nhối;
- Thứ hai, phần lớn các DN ở Việt Nam nói chung và các DN thực phẩm – đồ
uống nói riêng có quy mô vừa và nhỏ, gặp nhiều hạn chế về vốn và điều kiện kỹ thuật
để thực hiện các chuẩn mực TNXHDN. Trong trường hợp có thực hiện thì cũng ít
nhận được sự quan tâm từ giới truyền thông và người tiêu dùng như các cơng ty nước
ngồi danh tiếng. Thế nên, hầu hết hoạt động liên quan đến trách nhiệm xã hội của DN
Việt vẫn cịn mang nặng tính thời vụ và chưa trở thành cốt lõi;
- Thứ ba, mức độ quan tâm của cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương đối
với việc thực hiện TNXHDN cũng như định hướng phát triển cho ngành thực phẩm đồ uống chưa có nhiều tác động đáng kể. Các biện pháp xử lý DN vi phạm các quy
định đến pháp luật, mơi trường và lao động chưa mang tính răn đe và cịn mang nặng
tính hình thức;
- Thứ tư, nhận thức và phản ứng của người tiêu dùng Việt Nam còn hạn chế và
chưa mạnh mẽ trước các vi phạm thuộc khía cạnh pháp lý và đạo đức của DN
(Nielsen, 2012). Người tiêu dùng có thói quen sử dụng các sản phẩm quen thuộc của
các DN có uy tín trên thị trường. Nếu các DN vi phạm những quy định về TNXHDN,


3
phản ứng của người tiêu dùng còn đơn lẻ, yếu ớt, chưa tạo thành phong trào có sức tác
động to lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của DN.
Từ những lý do đã nêu trên, nhóm nghiên cứu quyết định chọn đề tài: “Tác
động của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành thực phẩm đồ uống đến hành vi người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm tìm hiểu
thực trạng thực hiện TNXH của các DN cũng như mức độ quan tâm và phản ứng của
người tiêu dùng tại thành phố đông dân này.

2. Mục đích nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài này nhằm đạt được các mục tiêu như sau:
- Về khía cạnh lí luận: Hệ thống hóa các lí luận cơ bản liên quan đến
TNXHDN, tính phát triển bền vững và hành vi người tiêu dùng;
- Về khía cạnh thực tiễn:
+ Tìm hiểu thực trạng thực hiện TNXH của các DN ngành thực phẩm – đồ
uống hiện nay nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan cho người tiêu dùng và các nhà hoạch
định chính sách về ngành cơng nghiệp quan trọng đối với nền kinh tế và đời sống này;
+ Áp dụng các mơ hình lý thuyết vào việc phân tích định lượng tác động của
việc thực hiện trách nhiệm xã hội của DN đến niềm tin (thái độ, nhận thức) và hành vi
người tiêu dùng trên địa bàn TP HCM, từ đó giúp các DN ngành thực phẩm - đồ uống
có cái nhìn nghiêm túc, đúng đắn và đầy đủ về tầm quan trọng của việc thực hiện
TNXH; xây dựng và thực hiện chính sách và chương trình hành động TNXH một cách
rõ ràng, sáng tạo và chủ động.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của việc thực hiện TNXHDN của
DN ngành thực phẩm – đồ uống đến thái độ và hành vi người tiêu dùng TP HCM.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài gồm phạm vi không gian và phạm vi thời gian:
+ Phạm vi không gian: Thực trạng và giải pháp đề xuất cho việc thực hiện
TNXH của DN ngành thực phẩm - đồ uống, bao gồm các DN 100% vốn nhà nước, DN
tư nhân, DN liên doanh và DN có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt Nam đang có sản
phẩm được phân phối và tiêu thụ ở TP HCM.


4
+ Phạm vi thời gian: Phân tích thực trạng từ khi Việt Nam tham gia vào Tổ
chức Thương mại Thế giới WTO (năm 2007) cho đến nay và đưa ra giải pháp cho giai
đoạn từ năm 2015 đến năm 20303.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Sử dụng bảng hỏi để điều tra thông tin;

- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các
văn bản, quy định pháp luật, các đề tài nghiên cứu, bài báo cáo khoa học, Internet…;
- Phương pháp xử lí dữ liệu sơ cấp: Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp
hồi quy véctơ;
- Phương pháp xử lí dữ liệu sơ cấp: Tổng hợp – Phân tích, So sánh – đối chiếu,
Diễn dịch – Quy nạp.
5. Tổng quan tình hình nghiên cứu
5.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về trên thế giới
Trên thế giới, vấn đề TNXHDN khơng cịn là điều mới mẻ. Một số bài viết,
nghiên cứu tiêu biểu đã đề cập đến vấn đề này như:
- Gautam Agarwal (University of Milan) trong nghiên cứu “The Impact of
Corporate Social Responisbities on consumer behaviour” (Milan, 2013) đã dựa trên
việc phân tích dữ liệu thu thập được từ 328 khách hàng ở Thụy Điển, chỉ ra sự khác
biệt trong ý định sẵn lòng mua hai mặt hàng và cà phê và quần jeans của người tiêu
dùng, cụ thể là: mức độ sẵn lòng với cà phê của người tiêu dùng cao hơn nếu doanh
nghiệp thực hiện tốt TNXH về môi trường hơn so với TNXH về lao động và ngược lại
với mặt hàng là quần jeans;
- Cuốn sách “Innovative CSR: From Risk Management to Value Creation” của
các tác giả Celine Louche, Samuel O. Idogu, Walter Leal Filho là tập hợp những bài
nghiên cứu hay có những điểm tương đồng. Nội dung chủ yếu nêu ra những quan điểm
của các tác giả về mối quan hệ giữa TNXHDN và sự đổi mới giá trị sáng tạo trong
DN. Sau đó tác giả áp dụng lý luận vào phân tích các trường hợp cụ thể như ngành y
dược, giáo dục hay thậm chí là một số DN cụ thể ở Ireland. Qua đó, thấy rõ được vai
trị của TNXH đối với hoạt động đổi mới và sáng tạo của DN;

3

Ngày 04 /01/2012, Thủ tướng Chính phủ đã thơng qua Quyết định số 20/2012/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược
quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030, nhằm nhấn mạnh nội dung an tồn thực
phẩm, tạo động lực thúc đẩy việc đảm bảo vệ sinh thực phẩm trong cả nước.



5
- Kaniya Pornpratang, David W. Lockard và Chittipa Ngamkroeckjoti
(University of Bangkok, Thailand) trong nghiên cứu “The impact of corporate social
responsibilities on Consumer Trust and Purchase Intention: A Case study of
Condominium Development In Bangkok” đã tiến hành khảo sát 600 người mua hàng
về ý định sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Kết quả nghiên cứu đã chỉ
ra thực hiện TNXHDN có mối quan hệ cùng chiều với niềm tin của khách hàng và
niềm tin của khách hàng cũng tác động tích cực đến ý định mua hàng của họ;
- Muhammad Yunus trong bài nghiên cứu “Building Social Business: The New
Kind of Capitalism That Serves Humanity’s Most Pressing Needs” muốn giúp các DN
thấy được vai trò của hoạt động kinh doanh qua những gương điển hình mà các DN
quan tâm nhiều hơn tới vấn đề TNXHDN;
- Đối với Matthew J. Hirschland trong “Corporate Social Responsibility and
the Shaping of Global Public Policy”, Hardcover (12/12/2006), tác giả bàn về tầm
quan trọng của TNXHDN trong công ty như: Các quy định kinh doanh tồn cầu mới –
sự hiểu biết của cơng ty về TNXHDN lý thuyết và TNXHDN thực hành đáp ứng lý
thuyết – quản trị toàn cầu và mạng lưới chính sách cơng cộng tồn cầu;
- Nhóm các tác giả Oyvind Ihlen, Betteke Van Ruler và Magnus Fredriksson
trong “Public Relations and Social Theory: Key Figures and Concepts” (Routledge
Communication Series) lại bàn về vấn đề: Quan hệ công chúng và lý thuyết xã hội nới
rộng phạm vi lý thuyết của quan hệ cơng chúng, từ đó tập trung vào khái niệm như
niềm tin, tính hợp pháp, sự hiểu biết và phản xạ, cũng như về các vấn đề về hành vi,
năng lượng, và ngơn ngữ.
Ngồi ra cịn có một số bài viết tiêu biểu khác như “Why Corporate Social
Responsibilities: A New Concept of 21st century?” (Meltem Tumay), “CSR and its
impact on cosumer behavior – A study os Cosmetic Industry” (Gousheng Zhao), “The
impact of Corporate Social Responsibilities on cosumer behavior in Malaysia”
(Rahizah Abd Rahim, Farah Waheeda Jalaludin and Kasmah Tajuddin),….

5.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Tại Việt Nam, đã có một số sách, bài báo tiêu biểu nghiên cứu về trách nhiệm
xã hội của DN, trong đó tiêu biểu như:
- Trong bài viết “Gắn quản trị nhân sự với trách nhiệm xã hội của DN” đăng
trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh Doanh số 26/2010, TS Nguyễn
Ngọc Thắng thuộc khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc


6
gia Hà Nội đã đề cập đến mối liên hệ, vai trò và tầm quan trọng của quản trị nhân sự
(Human Resources Management – HRM) trong việc thực hiện chính sách TNXHDN
của DN. Tác giả khẳng định vai trò quan trọng của giám đốc nhân sự trong việc xác
định lợi ích của người lao động, lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội và sau đó là kết hợp
hài hịa lợi ích của các nhóm có liên quan nhằm tạo ra một hình ảnh DN tốt hơn trong
mắt mọi người;
- Trên Báo Lao động xã hội, số 290, ngày 15/05/2006, TS Lê Thanh Hà qua bài
viết “Trách nhiệm xã hội DN trong vấn đề tiền lương đã đề cập tới vai trò của tiền
lương như các mức lương vừa thể hiện vị trí, cơng việc vừa thể hiện sự chia sẻ lợi ích
giữa các tổ chức, các DN và người lao động vừa thể hiện sự phát triển nghề nghiệp của
mỗi cá nhân người lao động;
- Trong bài “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp – Động lực cho sự phát triển”
trên Báo Thương Mại, số 26/2007, tác giả Hoàng Long đã chứng minh tầm quan trọng
của TNXH trong DN tới sự phát triển xã hội: chú ý phát triển cơ sở hạ tầng cứng và
mềm, giao thông vận tải, nhất là các hành lang kinh tế, phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao, các ngành dịch vụ then chốt như tài chính – ngân hàng, viễn thơng, các
nguồn năng lượng mới và tái tạo được;
- Trong bài “Trách nhiệm xã hội và đạo đức doanh nghiệp”, Báo Văn hoá và
đời sống xã hội, số 2/2007, tác giả Hồng Minh cũng chỉ rõ đạo đức và TNXH rõ ràng
là những vấn đề khơng thể thiếu trong kinh doanh. Thật khó mà thuyết phục DN thực
hiện tốt các vấn đề đạo đức và trách nhiệm bằng những luận cứ dựa trên lợi ích kinh tế

trước mắt;
- “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp – TNXHDN: một vấn đề lý luận và
yêu cầu đổi mới trong quản lý nhà nước đối với TNXHDN ở Việt Nam” của Nhóm tác
giả Nguyễn Đình Cung và Lưu Minh Đức, đăng trên viện khoa học xã hội Việt Nam
đã tóm tắt một số vấn đề lý luận về TNXHDN, các vấn đề tranh cãi xoay quanh chủ đề
này, cũng như đã nêu ra được thực trạng hoạt động TNXHDN ở Việt Nam. Nhóm tác
giả đồng thời cũng nêu ra khuyến nghị sự cần thiết của việc đổi mới chính sách quản
lý của nhà nước, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thực hiện
TNXHDN;
- TS. Nguyễn Mạnh Quân, 2004, cũng khẳng định trong Giáo trình “Đạo đức
kinh doanh và văn hố DN”, NXB Lao động Xã hội rằng đạo đức kinh doanh và văn
hóa DN là tài sản quý giá góp phần quan trọng quyết định sự thành bại của mỗi DN.


7
Đó là một hệ thống các giá trị, chuẩn mực, phương pháp tư duy ảnh hưởng rất lớn tới
hành động của các thành viên trong DN.
Nhìn chung, tính đến hiện nay, ngoài các đề tài đã nêu ở trên, vẫn chưa có một
đề tài nghiên cứu nào về tác động của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của DN ngành
thực phẩm - đồ uống đến hành vi người tiêu dùng tại TP HCM. Do đó, đây là đề tài
nghiên cứu đầu tiên tập trung vào vấn đề nêu trên.
6. Kết quả dự kiến
Đề tài nghiên cứu sẽ đề xuất các giải pháp mang tính cụ thể và thực tiễn cho
việc thực hiện trách nhiệm xã hội của DN ngành thực phẩm - đồ uống cũng như các đề
xuất nhằm nâng cao nhận thức và sức ảnh hưởng của người tiêu dùng trong việc bảo
về quyền lợi chính đáng.
Mặt khác, đề tài cũng mong muốn thông qua những bài học kinh nghiệm q
báu của nước ngồi có thể gợi ý giúp các nhà hoạch định chính sách, các cấp quản lý
của địa phương xây dựng được hệ thống quản lý và kiểm soát việc thực hiện trách
nhiệm xã hội của DN.

7. Kết cấu đề tài
Cơng trình nghiên cứu gồm 80 trang, 10 bảng, 5 biểu đồ, 12 hình vẽ cùng 15
phụ lục. Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh từ mục viết tắt, danh mục bảng và biểu
đồ, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được kết cấu thành 3 chương với
nội dung như sau:
Chương 1: Tổng quan ngành thực phẩm - đồ uống tại Việt Nam, trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp và hành vi người tiêu dùng
Chương 2: Đánh giá tác động của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các
doanh nghiệp ngành thực phẩm – đồ uống đến hành vi người tiêu dùng tại TP HCM
Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thực hiện trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp ngành thực phẩm – đồ uống giai đoạn 2015 - 2030.


8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGÀNH THỰC PHẨM - ĐỒ UỐNG TẠI VIỆT
NAM, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP VÀ HÀNH VI NGƯỜI
TIÊU DÙNG
1.1. Tổng quan về ngành thực phẩm - đồ uống tại Việt Nam và trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp
1.1.1. Tổng quan về ngành thực phẩm - đồ uống tại Việt Nam
Theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số
10/2007/QĐ-Ttg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ, ngành Sản xuất chế biến
thực phẩm và ngành Sản xuất đồ uống (Sau đây gọi tắt là ngành thực phẩm – đồ uống)
là hai ngành cấp 2 thuộc nhóm ngành cơng nghệ chế biến, chế tạo. Trong ngành Sản
xuất chế biến thực phẩm lại có nhiều ngành nhỏ hơn bao gồm: chế biến, bảo quản thịt
và các sản phẩm từ thịt; chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản; chế
biến và bảo quản rau quả; sản xuất dầu, mỡ động, thực vật; chế biến sữa và các sản
phẩm từ sữa; xay xát và sản xuất bột; sản xuất thực phẩm khác; và sản xuất thức ăn gia
súc, gia cầm và thuỷ sản4. Tương tự, ngành sản xuất đồ uống cũng được chia thành
nhiều phân ngành nhỏ hơn theo chủng loại sản phẩm như: sản xuất rượu, bia, đồ uống

không cồn.
Theo Bộ Công thương, ngành chế biến thực phẩm chiếm một tỷ lệ đáng kể
trong sản lượng đầu ra của ngành cơng nghiệp nói chung và tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) nói riêng. Ước tính lượng tiêu thụ thực phẩm hàng năm luôn chiếm khoảng
15% GDP.5 Trong 5 năm trở lại đây, mức tiêu thụ thực phẩm - đồ uống của Việt Nam
đều có xu hướng tăng qua các năm. Điều này cho thấy đây là một ngành công nghiệp
tiềm năng. Theo báo cáo về ngành thực phẩm Việt Nam ngày 31/12/2014 của Tổ chức
Giám sát kinh doanh Quốc tế (BMI), năm 2014 mức tiêu thụ thực phẩm của Việt Nam
tăng 19,2%, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) trong giai đoạn 2013-2018
được dự báo là 19,6% cao hơn so với mức 11% trong giai đoạn 2010-2013. Mức tiêu
thụ thực phẩm trên bình quân đầu người năm 2014 tăng 18,1%, CAGR đến năm 2018

4

Bài nghiên cứu này không xét đến ngành sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản.
5 Xem Bùi Thu, 2014, Làm gì để phát triển ngành công nghiệp thực phẩm của Việt Nam, Bản tin Xuất khẩu –
Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương, số 376 ra ngày 24/11/2014 tại
< truy cập ngày 16/02/2015.


9
được dự báo là 18,6%. Theo dự báo của Bộ Công Thương, đến năm 2016 sức tiêu thụ
thực phẩm của Việt Nam sẽ tăng 5,1%/năm, ước đạt khoảng 29,5 tỷ USD.
Triển vọng của ngành đồ uống cũng được dự báo khá tích cực. Cụ thể từ năm
2011 đến năm 2016, doanh số của ngành được dự đốn tăng 7,5%, cịn doanh thu sẽ
tăng 10,5%/năm khi mà người tiêu dùng bắt đầu sử dụng các loại đồ uống có giá trị
cao hơn.6 Giá trị doanh thu của ngành đồ uống có cồn và không cồn năm 2014 tăng lần
lượt 12% và 10,5%, CARG đến năm 2018 là 11,2% và 9,7%.
Những con số tích cực cho thấy sự phát triển ổn định, đồng thời mở ra tương lai
lạc quan và tiềm năng lớn cho ngành thực phẩm - đồ uống trong thời gian tới. Nguyên

nhân của sự tăng trưởng này là nhờ tình hình kinh tế trong nước phát triển ổn định.
GDP tiếp tục tăng trưởng với mức lạm phát được kiềm chế, dòng vốn từ kiều hối và
FDI tăng mạnh, bên cạnh đó Việt Nam hiện là nước được coi là có cơ cấu dân số vàng
với cơ cấu dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào, chiếm khoảng 76% dân số, hơn nữa
ngành thực phẩm - đồ uống được coi là một ngành ít nhạy cảm đối với những biến
động của nền kinh tế7.
Với tiềm năng phát triển trong tương lai, thị trường tiêu thụ các sản phẩm ngành
thực phẩm - đồ uống tại Việt Nam thu hút nhiều nhà đầu tư, trong đó có các DN nước
ngồi. Tuy nhiên, sự tham gia của các DN ngoại cũng khiến sức ép cạnh tranh ngày
càng trở nên gay gắt hơn, địi hỏi các DN trong nước khơng ngừng cải thiện chất lượng
sản phẩm, có chiến lược kinh doanh và cạnh tranh hợp lý. Từ đó làm phát sinh ra một
vấn đề đó là ý thức thực hiện trách nhiệm xã hội của các DN trong quá trình sản xuất
phục vụ xã hội, tìm kiếm khách hàng và trong cuộc chiến với các đối thủ cạnh tranh.
1.1.2. Tổng quan về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
1.1.2.1. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social
Responsibilities)
Từ khi ra đời cho đến nay, nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia kinh tế - xã hội và
các tổ chức quốc tế đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ “Trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp” dưới nhiều góc độ khác nhau8:
6

Xem Thùy Trang, 2014, Thực phẩm và đồ uống là ngành giàu tiềm năng nhất hiện nay, PetroTimes tại
< truy
cập ngày 29/12/2014.
7
Xem Trang Anh, Mặn mòi đồng vốn vi mơ, Tạp chí Tài chính và đầu tư, số tháng 3/2014.
8
Xem Phụ lục 1.



10
- Hội đồng kinh doanh thế giới về Phát triển bền vững (World Business Council
for Sustainable Development) 9 đưa ra khái niệm:“TNXHDN là cam kết của cơng ty
đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tn thủ chuẩn mực về
bảo vệ mơi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương
công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng… theo cách có lợi
cho cả cơng ty cũng như phát triển chung của xã hội”. Theo cách định nghĩa này thì
TNXHDN là một hoạt động đóng góp cho sự phát triển bền vững của DN và xã hội
trên 3 khía cạnh con người, xã hội và mơi trường, đồng thời nêu lên được mối quan hệ
giữa lợi ích của doanh nghiệp và xã hội. Tuy nhiên, định nghĩa này mới chỉ dừng lại ở
việc “cam kết”, chưa được phát triển thành một chính sách, quy định bắt buộc hay một
chuẩn mực trong Bộ Quy tắc ứng xử (Code of Conducts - CoC) của DN;
- Theo Ủy ban Thương mại thế giới về phát triển bền vững thì “TNXHDN là sự
cam kết liên tục của DN thông qua hoạt động kinh doanh bằng cách cư xử có đạo đức
và đóng góp vào sự phát triển kinh tế trong khi cải thiện chất lương cuộc sống của lực
lượng lao động và gia đình họ cũng như cộng đồng địa phương và tồn xã hội nói
chung. DN khơng chỉ đơn thuần là một tổ chức thu lợi nhuận mà còn cần phải trở
thành một phần của cộng đồng. Họ không chỉ thúc đẩy lợi ích của các cổ đơng mà cịn
hướng tới lợi ích của tất các những bên hữu quan (“stakeholders”)”. Định nghĩa này
tuy chỉ đề cập chung đến vai trò của TNXHDN bằng những hoạt động đạo đức trong
việc cải thiện chất lượng cuộc sống, điều kiện kinh tế của cá nhân, gia đình và xã hội
nhưng đã nhấn mạnh TNXHDN là một hoạt động mang tính lâu dài, liên tục, chứ
khơng phải hình thức đối phó tạm thời;
- Theo Frederick W, Post J, Davis KE10, “TNXHDN có thể được định nghĩa là
một nguyên tắc nêu rằng các công ty nên chịu trách nhiệm cho tác động của mọi hành
động đối với cộng đồng và môi trường”. Theo nhóm nghiên cứu, định nghĩa của
Frederick W, Post J, Davis KE đã giới hạn tác động của TNXHDN trong phạm vi cộng
đồng và môi trường, tức là các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp mà chưa đề cập đến
các nhân tố bên trong như người lao động và hiệu quả hoạt động kinh doanh;


9

Xem World Business Council for Sustainable Development, 1999, Corporate Social Responsibility: Meeting
Changing Expectations, World Business Council for Sustainable Development, Geneva.
10
Xem Frederick W, Post J, Davis KE., 1992. Business and Society. Corporate Strategy, Public Policy, Ethics,
7th edn. McGraw-Hill: London.


11
- Theo định nghĩa của Kotler, P. và Lee, N.11, “TNXHDN là một cam kết cải
thiện sự thịnh vượng của cộng đồng thơng qua thực tiễn kinh doanh và đóng góp các
nguồn tài ngun của cơng ty”;
- Các nước thuộc Vương quốc Anh biểu hiện TNXHDN với khái niệm PPP bao
gồm ba lĩnh vực: con người (people), hành tinh (planet) và lợi nhuận (profit). Trong
quy chế và tiêu chí xét thưởng của Giải thưởng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp năm
2009, Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng giới hạn TNXH ở
hai lĩnh vực lao động và mơi trường nhưng cũng đặt thêm tiêu chí “hoạt động kinh
doanh có hiệu quả kinh tế”. Nói một cách khác, VCCI cũng dùng khái niệm PPP như
đa số các tổ chức và DN quốc tế.
Trong bài viết này, xét trên quan điểm tồn diện, nhóm nghiên cứu sử dụng
định nghĩa của Hội đồng kinh doanh thế giới về Phát triển bền vững định nghĩa và bổ
sung quan điểm của Ủy ban Thương mại thế giới về phát triển bền vững, theo đó
“TNXHDN là cam kết liên tục và dài hạn của cơng ty đóng góp cho việc phát triển
kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ mơi trường, bình đẳng
giới, an tồn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển
nhân viên, phát triển cộng đồng… theo cách có lợi cho cả cơng ty cũng như phát triển
chung của xã hội”. Như vậy, tóm lại, TNXHDN có những đặc điểm chính như sau:
Một là, đó là các cam kết hoặc sáng kiến tự nguyện đi xa hơn những yêu cầu
của pháp luật và các nghĩa vụ quy định trong hợp đồng;

Hai là, tính liên kết của TNXHDN với quản trị DN và thiết lập chiến lược kinh
doanh. TNXHDN không phải là hoạt động riêng biệt, tách rời khỏi hoạt động của DN;
Ba là, ảnh hưởng tích cực của việc thực hiện TNXDN mang lại lợi ích cho các
bên liên quan của DN (cổ đơng, chính quyền địa phương, cộng đồng xã hội);
Bốn là, thực hiện tốt TNXHDN mang lại các lợi ích đồng thời về tài chính12 và
phi tài chính; đóng góp cho sự phát triển bền vững của xã hội, môi trường; nâng cao
khả năng cạnh tranh của DN trong giai đoạn hội nhập quốc tế13.

11

Xem Kotler, P. and Lee, N., 2005, Corporate Responsibility: Doing the Most Good for Your Company and
Your Cause, Wiley, Hoboken, New Jersey.
12
Xem Friedman Milton, 1970, The social responsibility of business is to increase its profits, The New York
Times Magazine, 13/09/1970.
13
Xem Phụ lục 2.


12
1.1.2.2. Các lý thuyết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Lý thuyết của Alexander Dahlsrud (2006)
Alexander Dahlsrud (2006) đã tổng hợp 37 định nghĩa về TNXHDN trong 27 tài
liệu nghiên cứu của các tác giả khác nhau từ năm 1980 đến năm 2003 và phân tích các
đặc thù chung thành năm khía cạnh thành phần của TNXHDN được mơ tả cụ thể với
trong bảng 1.1. sau:
Bảng 1.1. Năm khía cạnh thành phần của TNXHDN và các vấn đề liên
quan trong lý thuyết của Dahlsrud (2006)
Khía cạnh
Khía cạnh mơi trường


Giải thích

Các cụm từ liên quan

Mơi trường tự nhiên

“Một mơi trường trong lành hơn”
“Quản lý môi trường”
“Quan tâm đến vấn đề mơi trường
trong hoạt động của doanh nghiệp”

Khía cạnh xã hội

Mối quan hệ giữa “Đóng góp vì một xã hội tốt đẹp
doanh nghiệp và xã hơn”
“Gắn các vấn đề xã hội vào hoạt

hội

động kinh doanh”
Khía cạnh kinh tế

Các khía cạnh kinh tế- “Góp phần phát triển kinh tế”
xã hội, tài chính, bao “Bảo đảm khả năng sinh lời”
gồm mô tả TNXHDN “Hoạt động kinh doanh”
trong các quy định
hoạt động kinh doanh

Khía cạnh các bên hữu Các cá nhân liên quan “Sự tương tác với các bên liên

quan

hoặc các nhóm liên quan''
“Làm thế nào để doanh nghiệp

quan

tương tác hiệu quả với các nhân
viên, nhà cung cấp, khách hàng và
cộng đồng của họ”
Khía cạnh tự nguyện

Những

hành

động “Dựa trên các giá trị đạo đức”

không quy định trong “Ngoài nghĩa vụ pháp lý”
luật

“Tự nguyện”

Nguồn: Dahlsrud, 2006, Corporate Social Responsibility and Environmental
Management


13
Mơ hình TNXHDN 2 chiều của Quazi và O’Brien (2000)
Quazi và O’Brien (2000) đã đề xuất mơ hình TNXHDN hai chiều bao gồm 02

trục: Trục ngang nắm bắt sự thay đổi trong quan điểm về trách nhiệm xã hội, từ quan
điểm hẹp dưới lăng kính cổ điển (ví dụ DN có trách nhiệm cung cấp hàng hóa và dịch
vụ theo các quy định của pháp luật) cho tới quan điểm rộng hơn khi DN thấy mình cần
có trách nhiệm đối với những vấn đề khác, đáp ứng kỳ vọng của các bên hữu quan.
Trục dọc của mơ hình đại diện cho hai thái cực trong nhận thức về trách nhiệm xã hội
của DN, từ chi phí cam kết cho đến các lợi ích.
Hình 1.1. Mơ hình TNXHDN hai chiều của Quazi và O’Brien
Lợi ích từ việc thực
hiện TNXHDN
Trách nhiệm lớn hơn

Trách nhiệm mới

Quan điểm
hiện đại

Quan điểm kinh
tế - xã hội

Quan điểm từ
thiện

view
Quan điểm cổ
điển

Từ thiện

view


Nguồn: Quazi, A. M. (1994) Social Responsibility, Consumerism and Corporate
Behaviour: A Comparative Study of Managerial Attitudes and Marketing Action in
Australia and Bangladesh.
Trục tọa độ phân chia mơ hình thành bốn quan điểm khác nhau về TNXHDN,
bao gồm: Quan điểm cổ điển, Quan điểm kinh tế - xã hội, Quan điểm hiện đại và Quan
điểm từ thiện. Quan điểm cổ điển thể hiện một quan niệm hạn chế về trách nhiệm khi
cho rằng việc DN thực hiện TNXH chỉ làm gia tăng chi phí mà khơng sản sinh lợi ích.
Quan điểm kinh tế - xã hội tập trung mơ tả TNXH và phân tích các lợi ích tiềm năng
trong việc tối đa hóa lợi nhuận, thực hiện các quy địn, xây dựng mối quan hệ với
khách hàng và nhà cung cấp. Ngược lại, quan điểm hiện đại là quan niệm rộng hơn,
tập trung vào phân tích giá trị gia tăng khi DN đáp ứng những nhu cầu, kỳ vọng lớn
hơn của xã hội và nhận được lợi ích ròng thực sự từ những việc làm này. Quan điểm
nhân văn lại ý thức về việc DN quyết định thực hiện TNXH trong bất kỳ hoàn cảnh
nào, ngay cả khi việc thực hiện làm phát sinh chi phí rịng. Điều này được xem là do
sự thúc đẩy của động cơ vị tha (altruistic motive) và động cơ đạo đức (ethical motive).


14
Mơ hình “kim tự tháp” của Carroll (1979)
Trong nghiên cứu của mình vào năm 1979, Carroll đã tích hợp tất cả các khía
cạnh có liên quan của TNXHDN và khớp nối chúng thành một định nghĩa bao hàm
toàn bộ những trách nhiệm mà DN phải đáp ứng để thỏa mãn sự kỳ vọng của các bên
liên quan. Trong những nghiên cứu trước đó, TNXHDN bao gồm những kỳ vọng của
xã hội vào DN. Do đó, TNXHDN bao gồm trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý,
trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm tùy tâm (từ thiện).
Hình 1.2: Mơ hình “kim tự tháp” TNXHDN của Carroll (1979)
Trách nhiệm
từ thiện
Trách nhiệm
đạo đức

Trách nhiệm pháp lý

Trách nhiệm kinh tế
Nguồn: Carroll, A. B. (1979) A Three-dimensional Conceptual Model of
Corporate Social Performance. Academy of Management Review 4: pp. 496-503
- Trách nhiệm kinh tế (Economic Responsibilities): Friedman (1970) khẳng
định rằng DN chỉ có duy nhất một trách nhiệm là gia tăng lợi nhuận của mình. Ơng đã
phân tích những nghĩa vụ mà một DN cần phải thực hiện. Từ nhiều quan điểm của các
bên hữu quan khác nhau như cổ đông, khách hàng, người lao động…, đã cho thấy
rằng, rõ ràng việc mà các DN phải làm là tối đa hóa lợi nhuận. Do đó, theo Carroll
(1979; 1991), để tồn tại trong một thị trường cạnh tranh, các DN – là đơn vị kinh tế cơ
bản, buộc phải có lợi nhuận. Vì vậy, có thể dễ dàng nhận thấy việc tạo ra lợi nhuận
chính là nghĩa vụ quan trọng, cốt yếu nhất mà một DN phải đáp ứng đối với chủ sở
hữu của mình thơng qua việc tối đa hóa thu nhập trên mỗi cổ phiếu, duy trì vị thế cạnh
tranh vững mạnh và mức hiệu suất hoạt động cao. Phương diện trách nhiệm này là yếu
tố thiết yếu, cơ bản của một DN và là nền tảng của các phương diện trách nhiệm khác.
- Trách nhiệm pháp lý (Legal Responsibilities): Mặc dù Dalton và Cosier
(1982) không đưa ra bất cứ định nghĩa nào cho khái niệm TNXHDN nhưng họ cho
rằng trách nhiệm pháp lý cũng như những trách nhiệm nằm ngoài giới hạn pháp luật
thuộc về trách nhiệm giải trình của DN. Những trách nhiệm này yêu cầu DN phải tiến


15
hành hoạt động theo các quy định pháp luật. Nói cách khác, nhiệm vụ kinh tế sẽ phải
được thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật (Carroll 1979; Carroll 1991). Những
trách nhiệm này cũng mang tính cơ bản như các trách nhiệm kinh tế (Carroll 1999) và
được xác định bởi cơng chúng hoặc chính phủ là người đại diện cho công chúng
(Dalton và Cosier, 1982). Phương diện trách nhiệm này được áp dụng khơng chỉ cho
các DN mà cịn với cả những cá nhân là thành viên của những DN đó.
- Trách nhiệm đạo đức (Ethical responsibilities): Những trách nhiệm này liên

quan đến sự kì vọng của cộng đồng và đã được giải thích trong các bài nghiên cứu của
Frederick (1960) và Backman (1975). Trên thực tế, vẫn còn rất nhiều tranh cãi xoay
quanh việc những vấn đề này thuộc về đạo đức hay pháp lý (Carroll, 1979). Vì vậy,
khái niệm trách nhiệm đạo đức được xem là “những chuẩn mực và giá trị mới xuất
hiện” (newly emerging values and norms) và không được quy định trong các văn bản
pháp luật (Carroll 1991; Wood, D. J.,1991). Vì khơng được quy định cụ thể trong luật
nên trách nhiệm này mang tính khơng bắt buộc nhưng vì là mối quan tâm hàng đầu
của các bên liên quan nên trong tương lai có thể trở thành trách nhiệm pháp lý.
- Trách nhiệm từ thiện (Philathropic responsibilties): Các quan điểm thông
thường cho rằng TNXHDN là sự sẵn lòng của doanh nghệp đối với xã hội, đặc biệt là
đối với người nghèo và nạn nhân của thiên tai, bão lụt. Quan điểm này cũng được
khẳng định trong một số nghiên cứu như: Walton (1967), Wallich (1972), Eilbert and
Parket (1973); McWilliam and Siegel (2001). Tuy nhiên, TNXHDN không chỉ dừng
lại ở việc làm từ thiện. Trách nhiệm từ thiện chỉ là một trong những trách nhiệm mà
DN phải thực hiện. Trách nhiệm này khơng mang tính bắt buộc, không được quy định
trong pháp luật, không phải là trách nhiệm đạo đức và việc DN không làm từ thiện
không bị xem là vô đạo đức. Tuy nhiên, thường xuyên tổ chức các hoạt động thiện
nguyện sẽ giúp DN xây dựng hình ảnh một cơng dân tốt (Carroll 1979, Carroll 1991).
Nhìn chung, khi ghi nhận kết quả đạt được xuyên suốt sự phát triển các định
nghĩa về khái niệm trách nhiệm xã hội thì mơ hình của Carroll được đánh giá cao về
khả năng báo quát và do đó, được nhiều nghiên cứu sử dụng làm mơ hình nghiên cứu
lý thuyết về TNXHDN. Đầu tiên, mơ hình “kim tự tháp” của Carroll (1999) có tính
tồn diện và được sự dụng rộng rãi nhất, bao gồm trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo
đức và từ thiện. Tính tồn diện và khả thi của mơ hình Carroll có thể sử dụng làm
khung khổ cho việc tư duy chính sách của nhà nước về TNXHDN. Thứ hai, trách


16
nhiệm kinh tế được đặt làm nền tảng không chỉ thỏa mãn nhu cầu về lý thuyết “tự do
dân chủ” trong quản trị cơng ty mà cịn xoa dịu những tranh luận về tính trung thực

trong các chương trình TNXHDN. Thứ ba, ưu điểm của các tầng trong “kim tự tháp”
của Carroll chính là sự tác động lẫn nhau giữa các ranh giới. Khi đó, việc tuân thủ quy
định pháp luật có thể tác động đến chi phí kinh tế, tác động đến việc tuân thủ quy tắc
đaọ đức xã hội và quay lại điều chỉnh chính mình thơng qua sự tăng giảm chí phí tuân
thủ pháp luật. Thứ tư, mơ hình nêu được mối quan hệ giữa từ thiện và trách nhiệm xã
hội. Thứ năm, các trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức, từ thiện đại diện cho lợi ích
đặc thù ở các mức độ khác nhau đối với các bên liên quan. Nói cách khác, mơ hình đạt
được sự cân bằng lợi ích của các bên như người lao động, cổ đơng, khách hàng, chính
quyền, cộng đồng, hiệp hội ngành nghề…, một nội dung then chốt trong tư duy quản
trị DN. Do đó, nhóm nghiên cứu sử dụng mơ hình “kim tự tháp” của Carroll để phân
tích các vấn đề về TNXHDN; xây dựng mơ hình nghiên cứu và đề xuất các giải pháp.
1.2. Tổng quan lý thuyết hành vi người tiêu dùng
1.2.1. Tổng quan về người tiêu dùng và hành vi người tiêu dùng
Người tiêu dùng, hay còn gọi là người tiêu thụ là một từ nghĩa rộng dùng để chỉ
các cá nhân hoặc hộ gia đình dùng sản phẩm hoặc dịch vụ sản xuất trong nền kinh tế.
Đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về định nghĩa và nội hàm của khái niệm này.
- Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (American Marketing Association 2012) đưa ra
khái niệm người tiêu dùng cuối cùng “là người cuối cùng sử dụng hàng hóa, ý tưởng
hoặc dịch vụ nào đó”. Người tiêu dùng cũng được hiểu là người mua hoặc ra quyết
định như là người tiêu dùng cuối cùng. Ví dụ như một người mẹ mua đồ chơi cho đứa
trẻ cũng được gọi là người tiêu dùng mặc dù người mẹ khơng phải là người sử dụng
sản phẩm đó.
- Khái niệm người tiêu dùng trong các văn bản pháp luật về bảo vệ người tiêu
dùng của Liên minh Châu Âu đã được giải thích trong Chỉ thị số 1999/44/EC ngày
25/5/1999 về việc mua bán hàng hóa tiêu dùng và các bảo đảm có liên quan (Directive
1999/44/EC of the European Parliament and of the Council of 25 May 1999 on certain
aspects of the sale of consumer goods and associated guarantees). Chỉ thị này giải
thích “người tiêu dùng là bất cứ tự nhiên nhân (tức là cá nhân) nào … tham gia vào



17
các hợp đồng điều chỉnh trong Chỉ thị này… vì mục đích khơng liên quan tới hoạt
động kinh doanh hoặc nghề nghiệp của mình”14.
- Khái niệm người tiêu dùng cũng được giải thích rõ trong Bộ luật dân sự năm
2002 của CHLB Đức tại Điều 13 như sau: “Người tiêu dùng là bất cứ tự nhiên nhân
(cá nhân) nào tham gia giao dịch không thuộc phạm vi hoạt động kinh doanh, thương
mại hoặc nghề nghiệp của người này”15.
- Điều 2(1) Luật về Hợp đồng tiêu dùng (tức là hợp đồng giao kết giữa người
tiêu dùng với thương nhân) của Nhật Bản năm 2000 giải thích rõ: người tiêu dùng theo
quy định của luật này là cá nhân nhưng không bao gồm cá nhân tham gia hợp đồng
với mục đích kinh doanh16.
- Tại Điều 3, Chương 1, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số
59/2010/QH12 của Quốc hội ban hành, có hiệu lực từ ngày 1/7/2011, người tiêu dùng
được định nghĩa là “người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng,
sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức”.
Hành vi của người tiêu dùng được Philip Kotler (Principles of Marketing) định
nghĩa là “Một tổng thể những hành động được diễn biến trong suốt quá trình kể từ khi
nhận biết nhu cầu cho tới khi mua và sau khi mua sản phẩm”. Nói cách khác, hành vi
của người tiêu dùng là cách thức các cá nhân ra quyết định sẽ sử dụng các nguồn lực
sẵn có của họ (Thời gian, tiền bạc, nỗ lực) như thế nào cho các sản phẩm tiêu dùng.
Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ17 cũng cho rằng, hành vi người tiêu dùng chính là sự tác
động qua lại giữa các yếu tố của môi trường, nhận thức và hành vi con người, mà qua
sự tương tác đó, con người thay đổi cuộc sống của họ. Theo cách định nghĩa này, khái
niệm hành vi người tiêu dùng được nhìn nhận dưới góc độ tương tác, tác động lẫn
nhau giữa con người và các yếu tố của mơi trường xung quanh.
Tóm lại, tất cả các định nghĩa về Hành vi người tiêu dùng đều tập trung vào các
khía cạnh q trình nhận biết, tìm kiếm thơng tin, đánh giá mua hàng, phản ứng sau
mua của người tiêu dùng và mối quan hệ biện chứng giữa quá trình đó với các yếu tố
bên ngồi tác động trực tiếp, gián tiếp vào nó.


14

Xem Francise Rose (ed.), 2008, Blackstone’s Statutes on Commercial and Consumer Law 2008-2009, 17th ed.,
Oxford, Oxford University Press, trang 539.
15
Xem Định nghĩa được trích dẫn từ trang < truy cập ngày 29/12/2014.
16
Xem Định nghĩa được trích dẫn từ trang
< truy cập ngày 29/12/2014
17
/>

×