Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

SKKN LOP 3 20122013 TAP DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.86 KB, 18 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHẦN MỘT : MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận Tiếng mẹ đẻ có vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc sống cộng đồng và đời sống của mỗi con người. Với cộng đồng đó là công cụ giao tiếp và tư duy. Đối với trẻ em, tiếng mẹ đẻ càng có vai trò quan trọng. K.A.U.Sim-x ki chỉ rõ: "Trẻ em đi vào trong đời sống tinh thần của mọi người xung quanh nó duy nhất thông qua phương tiện tiếng mẹ đẻ và ngược lại, thế giới xung quanh đứa trẻ được phản ánh trong nó chỉ thông qua chính công cụ này.'' Tiếng mẹ đẻ và toán học là những môn học công cụ quan trọng ở trường Tiểu học. Khi trở thành môn học, tiếng mẹ đẻ có tính chất hai mặt: nó vừa là đối tượng học tập của học sinh, vừa tạo cho các em công cụ để học các môn khác, là công cụ để tư duy giao tiếp. Kinh nghiệm dạy Tiếng Việt cho thấy: cần chú trọng dạy cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Phân môn Tập đọc coi trọng và rèn kỹ năng đọc cho học sinh. Trong chương trình tiểu học, phân môn Tập đọc có vai trò hết sức quan trọng vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng đọc, một kỹ năng hàng đầu của học sinh ở bậc học đầu tiên trong trường phổ thông. Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hoá, khoa học, những tư tưởng tình cảm của các thế hệ trước và kể cả những người đương thời phần lớn được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình thường, có hạnh phúc với đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại. Biết đọc, con người đã có khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, từ đây họ tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội tư duy. Biết đọc con người có khả năng chế ngự một phương tiện văn hoá cơ bản giúp họ. giao tiếp được thế giới bên trong của người khác, thông hiểu tư tưởng tình cảm của người khác. Đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn chương, con người không chỉ được tỉnh về mắt nhận thức, mà còn rung động về mặt tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, được khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Không biết đọc, con người sẽ không có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho mình, không thể hình thành nhân cách toàn diện. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin thì biết đọc càng quan trọng vì nó sẽ giúp người ta sử dụng các nguồn thông tin. Đọc chính là học, học nữa, học mãi, đọc để tự học, học cả đời. Vì vậy dạy đọc có ý nghĩa rất quan trọng. Tập đọc là phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kỹ năng bộ phận cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của đọc: đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu nội dung những điều mình học hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc hay (mà ở mức độ cao hơn là đọc diễn cảm)..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Ngoài ra dạy đọc là giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành phương pháp và thói quen làm việc với sách, làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho học sinh. 2. Cơ cở thực tiễn. Trong những năm gần đây việc đổi mới phương pháp dạy học đã được các thầy giáo cô giáo hết sức quan tâm nên phần nào nâng cao chất lượng giáo dục.Việc thực hiện chương trình lớp 3 mới đòi hỏi các thầy cô giáo cần mạnh dạn hơn trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Khi dạy phân môn Tập đọc lớp 3, GV còn gặp nhiều khó khăn trong khâu tổ chức dạy học cũng như cách hướng dẫn cho học sinh học tập từng bước lên lớp như: khai thác triệt để đồ dùng dạy học như thế nào, khai thác kênh hình trong SGK, sử dụng phiếu bài tập, thiết kế trò chơi học tập giúp học sinh luyện đọc còn nhiều lúng túng. Làm thế nào để thay đổi hình thức tổ chức học tập tạo tâm thế tốt cho học sinh khi tham gia học tập luôn là nỗi trăn trở của giáo viên trực tiếp giảng dạy. Trong năm học 2012 - 2013 tôi được phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 3 . Qua quá trình giảng dạy, tôi thấy ở lớp 3 chương trình hiện nay có 93 bài, gồm có các loại, khoa học hành chính, báo chí, khoa học thường thức. Trong phạm vi nghiên cứu có hạn, tôi không có tham vọng nghiên cứu sâu quy trình tất cả các tiết tập đọc các loại văn bản khác nhau mà chỉ tập trung nghiên cứu về quy trình dạy tiết tập đọc loại văn bản văn học. Với mong muốn làm cho tiết học nhẹ nhàng hơn, hiệu quả hơn, tôi đã tập trung nghiên cứu về vấn đề “Nâng cao chất lượng dạy tập đọc Lớp 3”. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu SGK để tìm hiểu nội dung cấu trúc giáo trình tập đọc lớp 3. Nghiên cứu tìm hiểu sách hướng dẫn dành cho giáo viên . Nghiên cứu tạp san giáo dục tìm hiểu quy trình đổi mới của tiết tập đọc. Nghiên cứu trò chơi học tập . Nghiên cứu một số phiếu bài tập giúp học sinh đọc. Nghiên cứu cách sử dụng kênh hình trong SGK. Nghiên cứu về việc giải nghĩa từ trong tiết tập đọc. III.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. Tìm hiểu dạy và học tập đọc lớp 3 của thầy và trò trường tiểu học. Nghiên cứu áp dụng cách sử dụng kênh hình, cách giải nghỉa từ, cách thiết kế phiếu bài tập và một số trò chơi học tập được sử dụng trong tiết học tập đọc lớp 3. Rút ra kinh nghiệm và phương pháp thực hiện khi dạy tập đọc lớp 3. IV.CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Trong đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: -Phương pháp nghiên cứu tài liệu. -Phương pháp quan sát sư phạm. -Phương pháp điều tra giáo dục. -Phương pháp thực nghiệm sư phạm. -Phương pháp tổng kết sư phạm. V. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CƯÚ. Nghiên cứu cách sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa. Nghiên cứu cách giải nghĩa từ trong tiết tập đọc. Nghiên cứu thiết kế phiếu bài tập. Nghiên cứu trò chơi học tập. Học sinh lớp 3 trường Tiểu học VI. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: Từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 4 năm 2013 PHẦN THỨ HAI NỘI DUNG. I.. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH TẬP ĐỌC LỚP 3.. Chương trình tập đọc lớp 3 hiện nay tiến hành trong 35 tuần (gồm 93 bài tập đọc với 124 tiết). Gồm các nội dung sau: - Có 60 văn bản tập đọc là văn bản văn học, gồm 45 bài văn xuôi và 15 bài thơ, trong đó có một số văn bản văn học nước ngoài. Trung bình, trong mỗi chủ điểm (2 tuần), học sinh được học một truyện vui (học kì I) hoặc truyện ngụ ngôn (học kì II ). Những câu chuyện này vừa là giải trí vừa có tác dụng rèn luyện tư duy và phong cách sống vui tươi, lạc quan cho các em. - Các văn bản khác có 33 bài (không có văn bản dịch của nước ngoài) bao gồm văn bản khoa học, báo chí, hành chính (tự thuật, thời khoá biểu, thời gian biểu, mục lục sách ...). Thông qua những văn bản này, SGK cung cấp cho các em một số kiến thức và kĩ năng cần thiết trong cuộc sống, bước đầu xác lập mối quan hệ giữa học và hành, giữa nhà trường và xã hội. Có 31 bài tập đọc được dạy trong 2 tiết và 62 bài dạy trong 1 tiết. Những bài dạy trong 2 tiết đều Tập đọc-kể chuyện, đóng vai trò chính trong mỗi chủ điểm .Sau khi học các bài tập đọc này, học sinh còn có một tiết để kể lại nội dung truyện.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> hoặc tập phân vai, dựng lại câu chuyện theo kiểu hoạt cảnh (tiết kể chuyện), và viết chính tả một đoạn trích hay đoạn tóm tắt nội dung truyện (tiết Chính tả). Sách giáo viên chủ yếu nêu quy trình chung cho từng bài cho một giờ lên lớp mà chưa thiết kế cụ thể cho từng phần, đặc biệt chưa chú trọng đến các hình thức tổ chức dạy học cũng như cách giải nghĩa từ, khai thác tranh trong SGK . II.. THỰC TRẠNG VIỆC DẠY VÀ HỌC TẬP ĐỌC LỚP 3. Qua dự giờ thăm lớp tôi thấy giáo viên đều đã có cố gắng nhiều trong việc thực hiện chương trình đổi mới. Các giờ dạy thực hiện theo các bước như đã thống nhất trong chương trình học. Tuy nhiên giáo viên còn chưa linh hoạt trong giảng dạy, còn phụ thuộc nhiều vào sách hướng dẫn trong khi sách hướng dẫn thiếu cụ thể ở một số phần, chưa phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình. Nhiều hình thức đọc lặp lại tạo tâm thế không tốt cho học sinh khi tham gia học tập. Phần lớn giáo viên sử dụng phương pháp hỏi đáp giúp học sinh tìm hiểu bài chưa kết hợp với phiếu bài tập để kiểm tra đọc hiểu của cả lớp. Phần giải nghĩa từ chưa thực sự linh hoạt nhiều khi chỉ dừng lại ở đọc chú giải trong SGK hay giải nghĩa bằng những lời lẽ khó hiểu, dài dòng. Phần mở bài, GV thường giới thiệu bằng lời để giúp học sinh biết bài học hôm nay là gì. Tuy nhiên học sinh chưa tự mình nhập cuộc bài học. Phần hướng dẫn đọc, nhiều khi còn hình thức nên chưa giúp học sinh tự tìm ra cách đọc, vì thế dẫn đến học sinh đọc chưa hay, chưa diễn cảm. Chưa chú trọng đến trò chơi học tập nên tiết học diễn ra thiếu thoải mái, học sinh tiếp thu bài còn mệt mỏi, căng thẳng. Mặt khác giáo viên chưa chú ý đến các đối tượng học sinh, hoặc chưa phân loại học sinh theo đối tượng để có phương pháp dạy học phù hợp. Một tiết học được coi là hiệu quả nếu như tiết học ấy thầy tổ chức cho học sinh một loạt các hoạt động tích cực giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới trong quá trình học tập của học sinh, Học sinh thoải mái tự tin hơn trong học tập. Muốn vậy giáo viên cần tìm ra những hình thức tổ chức dạy học cũng như phương pháp đổi mới. Dạy học là một nghệ thuật mà trong đó người giáo viên sử dụng phương pháp dạy học để trò của mình hiểu bài. Có khả năng vận dụng kiến thức để thực hành luyện tập và sử dụng nó trong giao tiếp hằng ngày và trong thực tế đời sống. Phiếu học tập, trò chơi học tập... là một phương tiện có ý nghĩa trong việc góp phần thực hiện đổi mới phương pháp học tập đọc ở tiểu học, nhằm phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh. Với ý nghĩa đó tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp giúp giáo viên thực hiện tốt quy trình của tiết tập đọc lớp 3. III : QUY TRÌNH CỦA MỘT TIẾT TẬP ĐỌC HIỆN NAY. 1.KIỂM TRA BÀI CŨ Học sinh đọc bài tập đọc hoặc đọc thuộc lòng bài đã học ở tiết trớc. GV nhận xét và có thể hỏi thêm về nội dung đoạn, bài đã học để củng cố kỹ năng đọc, hiểu ..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 2. DẠY BÀI MỚI 2.1.Giới thiệu bài 2.2 .Luyện đọc *GV đọc mẫu toàn bài *Luyện đọc từ,tiếng khó,đọc câu khó (kết hợp tìm hiểu nghĩa từ ngữ). - Đọc từng câu(kết hợp luyện đọc đúng từ ngữ) - Đọc từng đoạn trước lớp ( kết hợp luyện đọc đúng câu và tìm hiểu nghĩa từ) - Đọc theo nhóm hoặc theo cặp. - Đọc đồng thanh. 2.3.Hướng dẫn tìm hiểu bài. GV hướng dẫn HS đọc thầm và tìm hiểu bài dựa theo câu hỏi trong SGK(có thể dẫn dắt gợi mở, điều chỉnh cho sát với đối tượng học sinh cụ thể). 2.4.Luyện đọc lại/học thuộc lòng (theo yêu cầu bài dạy ). Luyện đọc lại được thực hiện sau khi HS đã nắm được nội dung bài đọc. Hình thức tổ chức luyện đọc lại là thi đọc (giữa các cá nhân). Yêu cầu chính của khâu này là luyện cho HS đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đúng mức. Riêng với một số lớp HS có rình độ khá, GV có thể giúp HS bước đầu có ý thức đọc diễn cảm với yêu cầu cụ thể như sau: - Thể hiện được giọng điệu của từng nhân vật. - Thể hiện được tình cảm của người viết. Khâu luyện đọc lại được thực hiện theo các bước sau: - GV đọc mẫu - GV lưu ý HS về giọng điệu của từng nhân vật hoặc của toàn bộ đoạn văn, bài văn. - GV tổ chức cho HS thi đọc cá nhân và uốn nắn cánh đọc cho HS . - GV hướng dẫn cho HS học thuộc lòng (nếu SGK yêu cầu). 2.5 Củng cố - Dặn dò (lưu ý về nội dung bài, về cách đọc; nhận xét về giờ học và dặn HS việc cần làm ở nhà). III. ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH DẠY TẬP ĐỌC THEO HƯỚNG CỦA ĐỀ TÀI . 1. KIỂM TRA BÀI CŨ. Đọc đoạn hoặc bài, sau đó có một số câu hỏi kiểm tra về nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật của bài tập đọc đó. Hoặc là trong bài văn đó em thích nhất đoạn nào, vì sao? Có thể thêm về sự hiểu biết của học sinh về cách đọc cụ thể bài tập đọc đó.Ví dụ: Em cho biết cách đọc đoạn văn, bài văn đó ? 2. BÀI MỚI . 2.1. Giới thiệu bài..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Kênh hình là một nguồn thông tin hiện diện cùng kênh chữ trên trang sách để minh hoạ, bổ trợ cho nội dung kiến thức đã được kênh chữ thể hiện. Có thể khai thác kênh hình để tạo nên hứng thú, nhu cầu tìm ra những điều thú vị từ kênh chữ. Đói với bậc tiểu học, do đặc điểm nhận thức bằng trực quan chiếm ưu thế trong tư duy trẻ em, nên kênh hình càng trở nên cần thiết. Những bài tập đọc có kênh hình đẹp thường cuốn hút học sinh ngay từ phút đầu, kích thích thêm nhu cầu tiếp cận kênh chữ trong bài đọc. Tất cả các bài tập đọc đều có kênh hình. Thay vào bài bằng một số câu giới thiệu bài mới của giáo viên, ta có thể cho học sinh quan sát tranh, thảo luận đôi điều tạo nên nhu cầu tìm hiểu kênh chữ. Ví dụ: Quan sát tranh trong SGK và cho biết bạn nhỏ được mẹ đưa đi đâu? (Nhớ lại buổi đầu đi học) Quan sát tranh và cho biết tranh vẽ gì? Vì sao ông cụ phải ôm đầu ngồi lên xích lô? Vì sao ba bạn nhỏ lại sợ và núp dưới gốc cây? chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài tập đọc hôm nay sẽ rõ (Trận bóng dưới lòng đường). - Quan sát tranh SGK vẽ, chụp cảnh ở đâu? Cảnh đó có gì đẹp? (Cảnh đẹp non sông). Ngoài ra tranh vẽ còn có thể sử dụng trong phần tìm hiểu nội dung bài, khi giảng từ khó. Ví dụ: Em thấy mặt của chiếc trống trường nhiều màu hay một màu? Vậy theo em hiểu loang lổ là như thế nào? (Ông ngoại) - Trong đám bạn ai là người đứng đầu? Vậy em hiểu thủ lĩnh là như thế nào? (Người lính dũng cảm) Quan sát tranh và cho biết nét mặt (vẻ mặt) của ông cụ như thế nào? Vì sao ông cụ lại có vẻ mặt đấy, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp (Các em nhỏ và cụ già). 2.2. Luyện đọc + GV đọc mẫu GV cần chuẩn bị tốt cho phần này, bởi lẽ giọng đọc mẫu của giáo viên sẽ ảnh hưởng đến giọng đọc của học sinh. Để có thể đọc mẫu tốt, GV cần đọc trước bài trong phần chuẩn bị của giáo viên . +. GV hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. a ) Đọc nối tiếp mỗi em một câu trong một đoạn, hoặc đến hết bài. HS tìm từ, tiếng khó đọc. GV giúp học sinh luyện đọc từ tiếng khó. b )-Đọc đoạn và tìm câu khó . GV cho học sinh tự tìm câu khó bằng cách hỏi đáp: Trong đoạn em vừa đọc, em thấy câu nào khó đọc ? Hoặc HS phát hiện câu khó khi trả lời câu hỏi kiểm tra đọc hiểu của GV Ví dụ: Đọc câu văn nói lên sự đón tiếp của vua nước Ê-ti-ô-bi-a (Đất quí, đất yêu). Đọc câu văn của vua mà khi nghe xong dân chúng phải lo sợ (Cậu bé thông minh). HS được luyện đọc kỹ câu khó, tự tìm ra cách đọc câu khó. GV là người nêu lại sau cùng cách đọc câu khó..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> +Kết hợp tìm hiểu nghĩa của từ: Tuân thủ theo các nguyên tắc sau: -Chú giải nghĩa trong văn cảnh là chủ yếu. -Phải dùng từ cùng loại với từ được chú giải để giải thích nghĩa từ. -Diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp trình độ học sinh lớp 3. + Các biện pháp giải nghĩa từ: -Đặt câu với từ giải nghĩa. -Tìm từ đồng nghĩa với từ cần giải nghĩa. -Tìm từ trái nghĩa với từ cần giải nghĩa. -Miêu tả sự vật, đặc điểm được biểu thị ở từ ngữ cần giải nghĩa. -Dùng đồ vật, vật thật để minh hoạ . c )Đọc đoạn và tìm hiểu cách đọc đoạn + Đọc trong nhóm (lưu ý HS đọc đủ trong nhóm nghe, tất cả các em trong nhóm đều được đọc). HS tự tìm ra cách đọc đoạn (quan tâm đến giọng đọc từng đoạn, cách nhấn giọng, thay đổi ngữ điệu, ngắt nhịp...) +Thi đọc giữa các nhóm: Nhằm giúp học sinh thể hiện khả năng của bản thân đồng thời giúp giáo viên tiếp tục chỉnh sửa những học sinh đọc còn sai so với yêu cầu. (Có thể tổ chức trò chơi học tập được trình bày ở phần sau). d ) HS đọc toàn bài: GV giúp HS tìm ra cách đọc toàn bài. 2.3.Tìm hiểu bài . GV dùng hệ thống câu hỏi giúp học sinh khai thác bài đọc. Câu hỏi cần được chuẩn bị chu đáo trong phần bài soạn của GV. Ngoài những câu hỏi trong SGK giáo viên cần bổ sung thêm hệ thống câu hỏi giúp học sinh tìm hiêủ kỹ nội dung bài. Hoặc có thể điều chỉnh câu hỏi cho phù hợp với trình độ học sinh của lớp mình. Khi dạy học sinh tìm hiểu bài bằng phương pháp hỏi đáp sẽ tiết kiệm được thời gian. Tuy nhiên khó có thể kiểm tra hết được sự tiếp thu bài học của học sinh. Vì vậy tôi đề xuất cách thiết kế phiếu bài tập cho phần này như sau: Các bài tập trắc nghiệm gồm các kiểu: điền thế, lựa chọn, đối chiếu cặp đôi, nêu câu hỏi và yêu cầu trả lời ngắn (bằng hình thức viết). Chuyển từ hình thức bài tập bằng lời thành bài tập trắc nghiệm hoặc ngược lại chuyển từ một bài tập trắc nghiệm thành một bài tập dùng lời là một việc làm dễ dàng. Vì vậy căn cứ vào điều kiện dạy học cụ thể mà GV sẽ chọn hình thức bài tập nào. Ví dụ các câu hỏi của bài ''Hai Bà Trưng '': 1. Tìm những câu văn nói lên tội ác của giặc ngoại xâm với nhân dân ta? 2. Em có hiểu biết gì về Hai Bà trưng? 3. Vì sao Hai Bà Trưng lại phất cờ khởi nghĩa? 4. Đoàn quân lên đường khởi nghĩa, khí thế như thế nào? 5. Vì sao mà bao đời nay nhân dân ta phải tôn kính Hai Bà Trưng? Có thể thiết kế bài tập trắc nghiệm cho phần tìm hiểu bài thay cho các câu hỏi trên. Các bài tập phải nâng dần về mức độ khó:.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> -Bài 1: là bài tập tái hiện (tức là loại bài tập nhằm giúp học sinh nhớ lại nội dung của các câu văn, câu thơ trong văn bản, giải bài tập lấy luôn tình tiết trong sách). -Bài 2: là bài tập cắt nghĩa văn bản (giải thích, giải nghĩa từ, ý, câu ...) Ví dụ : Giáp phục là gì? Trẩy quân có nghĩa là gì ? -Bài 3: là loại bài tập phản hồi (yêu cầu có suy nghĩ riêng trong sự đánh giá, về cách đánh giá, sự chi phối tình cảm của con người ...) Ví dụ thay cho các câu hỏi trong bài Hai Bà Trưng như sau: 1. Nối từ của cột A và từ của cột B cho biết tội ác của giặc. A. B. Chém giết dân lành Bắt hết đàn bà con gái Tội ác của giặc Cướp hết ruộng nương Bắt dân vào rừng sâu lấy gỗ Bắt dân len rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai... 2. Đánh dấu X vào ô trống trước ý nói về tài chí của Hai Bà Trưng Võ nghệ tài giỏi . Là người con gái ngoan, chịu khó. Có chí đánh đuổi quân giặc giành lại non sông. 3.Viết tiếp vào câu trả lời sau : - Hai Bà Trưng khởi nghĩa là để trả thù cho ...........và ..................................... - Đoàn quân rùng rùng lên đường ........................................................... 4. Vì sao bao đời nay nhân dân ta phải tôn kính Hai Bầ Trưng ? Hoặc bài "Ông tổ nghề thêu " 1. Gạch dưới những từ chỉ Trần Quốc Khái rất ham học: Hồi còn nhỏ Trần Quốc Khái rất ham học. Cậu học cả khi đốn củi, lúc kéo vó tôm. Tối đến, nhà không có đèn, cậu cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng, lấy ánh sáng để đọc sách. Chẳng bao lâu, Khái đỗ tiến sĩ, rồi làm quan to trong triều đình nhà Lê. 2. Kết quả của việc ham học là:  Quốc Khái trở thành nhà thông thái.  Quốc Khái đỗ tiến sĩ, làm quan to trong triều đình nhà Lê.  Quốc Khái được mọi người mời đi dạy chữ. 3. Em hãy tìm hiểu Trần Quốc Khái là con người như thế nào khi còn nhỏ? ..................................................................................................................... Bài " Ở lại với chiến khu " 1. Trung đoàn trưởng gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì? Đánh dấu x vào ô trống trước ý nêu đúng.

<span class='text_page_counter'>(9)</span>  Để báo cho các chiến sĩ nhỏ tuổi về hoàn cảnh chiến khu sắp tới có nhiều gian khổ.  Để báo cho các chiến sĩ nhỏ tuổi tin các em sắp phải về sống với gia đình.  Để thông báo ý kiến của trung đoàn muốn chó các chiến sĩ nhỏ tuổi về với gia đình nhằm tránh hoàn cảnh khó khăn của chiến khu sắp tới. 2. Khi trung đoàn trưởng báo tin, ai cũng thấy cổ họng nghẹn lại, vì sao vậy?  Vì mọi người thấy tin quá bất ngờ.  Vì mọi người đều không muốn xa chiến khu và đồng đội.  Vì mọi người cảm thấy tủi thân. 3. Em thấy Mừng có lời nói gì khi nghe trung đoàn báo tin? .............................................................................................................................. Bài '' Đối đáp với vua '' 1. Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn gì? Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng.  Muốn tắm ở hồ..  Muốn nhìn rõ mặt vua.  Muốn gây cảnh náo động để nhiều người chú ý đến mình. 2. Cao Bá Quát đã làm những gì để đạt được mong muốn của mình? Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng.  Cởi hết quần áo.  Nhảy xuống hồ tắm.  Vùng vẫy, la hét gây náo động khi quân lính bắt. 3. Khi gặp vua, vua nghĩ Cao Bá Quát là người như thế nào? .............................................................................................................................. 2.4. Luyện đọc lại / học thuộc lòng (nếu SGK yêu cầu ). Yêu cầu chính của khâu này là luyện cho học sinh đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đúng mức. Riêng một số học sinh có trình độ khá, GV có thể giúp học sinh bước đầu có ý thức đọc diễn cảm với yêu cầu cụ thể như sau: -Thể hiện được giọng điệu nhân vật. -Thể hiện được tình cảm người viết. Khâu luyện đọc lại được thực hiện theo các bước sau: -GV đọc mẫu -Tổ chức cho học sinh đọc cá nhân và uốn nắn học sinh cách đọc. -GV hướng dẫn học sinh đọc thuộc lòng (nếu SGK yêu cầu) Thiết kế trò chơi học tập cho phần này như sau: Trò chơi: '' Nhớ nhanh, đọc đúng'' Ví dụ bài "Quạt cho bà ngủ" Làm 4 phiếu gợi ý ghi 4 dòng thơ đầu của 4 khổ thơ như dưới đây: Phiếu 1 Ơi chích choè ơi Phiếu 2 Bàn tay bé nhỏ.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Phiếu 3 Phiếu 4. Căn nhà trống vắng Hoa cam, hoa khế. Hoặc bài Cảnh đẹp non sông, cần làm 6 phiếu gợi ý ghi từ ngữ đầu câu thơ lục bát: Phiếu 1 Đồng Đăng ...... Phiếu 2 Gió đưa.... Phiếu 3 Đường vô.... Phiếu 4 Hải Vân..... Phiếu 5 Nhà Bè.... Phiếu 6 Đồng Tháp Mười.... Hoặc trò chơi "Thi luyện đọc theo vai " Truyện vui ''Người mẹ'' - Phân vai (nhóm 6 HS): HS1(đọc lời người dẫn câu chuyện) HS2 (đọc lời Thần Đêm Tối) HS3 (đọc lời Bụi gai) HS4 (đọc lời của Hồ nước) HS5 (đọc lời của Thần Chết) HS6 (đọc lời của bà mẹ) - Đọc truyện theo vai chú ý ngắt nghỉ hơi đúng; nhấn giọng cao giọng nhằm diễn tả đúng ngữ điệu lời nói của từng nhân vật. + HS 1: Bà mẹ chạy ra ngoài / hới hải gọi con //Suốt mấy đêm ròng thức trông con ốm / bà vừa thiếp đi một lúc / Thần Chết bắt nó đi.// Thần Đêm Tối đóng giả một bà cụ mặc áo choàng đen / bảo bà:// + HS 2: - Thần Chết chạy nhanh hơn gió / và chẳng bao giờ trả lại những người lão đã cướp đi đâu.// + HS1: - Bà mẹ khẩn khoản cầu xin Thần chỉ đường cho mình / đuổi theo Thần Chết. //Thần Đêm Tối chỉ đường cho bà.// Đến một ngã ba đường / bà mẹ không biết phải đi lối nào.// Nơi đó có một bụi gai băng tuyết bám đầy.//Bụi gai bảo:// + HS 3: Tôi sẽ chỉ đường cho bà / nếu bà ủ ấm tôi.// ......................................................................................................... Trò chơi : ''Biết một câu đọc cả đoạn '' Nhóm A đọc một câu văn bất kỳ trong bài tập đọc mới học và cử người đứng lên đọc cho nhóm B nghe để tìm đoạn văn có câu văn đó. Ví dụ : Bài " Người liên lạc nhỏ " Nhóm A( đọc câu -lần 1 ): - Đón thầy mo này về cúng cho mẹ ốm. Nhóm B ( đọc cả đoạn ): Nghe đằng trước có tiếng hỏi: - Bé con đi đâu sớm thế?.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Kim Đồng nói: - Đón thầy mo này về cúng cho mẹ ốm. Trả lời xong, Kim Đồng quay lại, gọi: - Già ơi! Ta đi thôi! Về nhà cháu còn xa đấy Lần hai tương tự như lần một. 2. 5. Củng cố dặn dò. Giáo viên lưu ý nội dung bài, về cách đọc; nhận xét về giờ học và dặn học sinh công việc cần làm ở các tiết tiếp theo. Sau đây xin minh hoạ một tiết tập đọc dạy thực nghiệm theo quy trình nói trên BÀI DẠY THỰC NGHIỆM Bài: Hai Bà Trưng (tiết 1) I. Mục đích yêu cầu. 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: - Đọc đúng các từ, tiếng khó hoạc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: dân lành, ruộng nương, săn thú lạ, thuồng luồng, xâm lược, Mê Linh, non sông, Luy Lâu, giáo lao, cung nỏ, lần lượt, lịch sử... - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. - Đọc trôi chảy toàn bài, biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện. 2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu: - Hiểu các từ khó trong bài: giặc ngoại xâm, đô hộ, oán hận ngút trời, Mê Linh, Lâu, trẩy quân, đồ tang, giáp phục, phấn khích, hành quân, khởi nghĩa,... - Hiểu nội dung câu truyện: Câu truyện ca ngợi tinh thần anh dũng, bất khuất đấu tranh chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa. - Bảng phụ có viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc. - Bản đồ hành chính Việt Nam. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. A. Giới thiệu chủ điểm mới - Giới thiệu khái quát nội dung chương trình phân môn Tập đọc của học kì II lớp 3. - Chủ điểm Bảo vệ Tổ quốc mở đàu chương trình học kì II sẽ giúp các em hiểu thêm về lòng yêu nước nồng nàn của dân tộc ta, ý chí đánh giặc kiên cường, bất khuất của cha ông ta. B. Dạy bài mới.. 1. Giới thiệu bài: - Treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi - Bức tranh vẽ cảnh Hai Bà Trưng ra HS: Bức tranh vẽ cảnh gì? trận. - Em cảm nhận được điều gì qua bức - HS phát biểu ý kiến của mình..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> tranh minh hoạ này? - Biài học hôm nay sẽ giúp các em thêm hiểu về Hai Bà Trưng, hai vị anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà. 2. Luyện đọc - Gv đọc mẫu: Chú ý nhấn giọng các từ ngữ: thẳng tay chém giết, lên rừng, xuống biển, bao người thiệt mạng, ngút trời, đánh đuổi, tài giỏi, giỏi võ nghệ, giành lại non sông, rùng rùng, cuồn cuộn, dội lên... - Hướng dẫn đọc nối tiếp câu trong đoạn1. - Hỏi HS theo em từ nào em thấy khó đọc trong đoạn 1. Gv chú ý với các từ mà nhiều Hs trong lớp mắc lỗi, đặc biệt là HS trung bình yếu. GV cần cho HS cả lớp luyện phát âm từ đó, với các từ ít HS mắc lỗi thì chỉnh sửa riêng cho từng HS. - Yêu cầu HS đọc lại cả đoạn 1 Theo dõi HS đọc cả đoạn, chú ý sửa lỗi ngắt nghỉ giọng cho HS. Treo bảng phụ có viết sẵn câu khó đọc. Gọi HS khá giỏi đọc từng câu văn đó, sau đó gọi những HS mắc lỗi đọc lại. Cả lớp đọc đồng thanh câu văn đó.. VD: Hai Bà Trưng rất oai phong.... - Học sinh theo dõi GV đọc toàn bài. - 4 HS nối tiếp nhau đọc hết đoạn 1 - Yêu cầu hs nêu từ mà mình thấy khó đọc.. - 1 đến 2 HS đọc toàn bài. Và tìm ra câu khó đọc. Ngắt giọng đúng câu: Chúng bắt dân ta lên rừng săn thú lạ,/ xuống biển mò ngọc trai,/ khiến bao người thiệt mạng vì hổ báo,/ cá sấu,/ thuồng luồng,...//. - Yêu cầu đọc chú giải để tìm hiểu nghĩa từ Giặc ngoại xâm, đô hộ. Hỏi HS theo em hiểu "ngọc trai" là thế - Hs tự giải nghĩa nếu có thể. nào, "thuồng luồng"là thế nào ? - GV giải nghĩa nếu HS không giải nghĩa nổi: "ngọc trai" là loại ngọc quý lấy trong con trai, dùng làm đồ trang sức. "thuồng luồng" là con vật trong truyền thuyết (không có thật) giống như con rắn to hung dữ và hay hại người. - Hướng dẫn đọc tiếp đoạn 2 (Tương tự - HS đọc nối tiếp nhau từng câu trong như đoạn 1) đoạn và luyện phát âm các từ mắc lỗi.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> phát âm. - Tìm và luyện ngắt giọng câu khó và đọc cả đoạn 2. Luyện đọc: Cha mất sớm,/ nhờ mẹ dạy dỗ,/ hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông//. - Giải nghĩa từ khó . + Treo bản đồ hành chính Việt Nam và giới thiệu vị trí huyện Mê Linh, là một hyện của tỉnh Vĩnh Phúc. + Giải nghĩa nuôi chí là giữ một chí hướng, ý chí trong thời gian dài và quyết tâm thực hiện. - Hướng dẫn đọc đoạn 3. - HS đọc nối tiếp nhau đọc từng câu Hướng dẫn tương tự như đoạn 1. trong đoạn và luyện phát âm. - HS luyện ngắt giọng câu khó và đọc cả đoạn. Không!// .Ta sẽ mặc giáp phục thật đẹp /để dân chúng thấy thêm phấn khích,/ còn giặc trông thấy thì kinh hồn.// Giáo lao,/ cung nỏ,/ rìu búa,/ khiên mộc,/ cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà.// - Giải nghĩa từ khó. + Treo bản đồ hành chính Việt Nam và giới thiệu vị trí thành Luy Lâu là vùng đất thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ngày nay. + Theo em Trẩy quân là gì? Giáp phục - Học sinh tìm trong ghi chú SGK là gì? + Giải nghĩa thêmcác từ: đồ tang (trang - Nghe GV giải nghĩa từ, sau đó 2 đến 3 phục mặc trong lễ tang); phấn kích (vui HS đặt câu. vẻ, phấn khởi); cuồn cuộn (nổi lên thành từng cuộn, từng lớp nối tiếp nhau như sóng); hành quân (đi từ nơi này sang nơi khác với một tổ chức, đội hình, mục đích nhất định). Yêu cầu HS đặt câu với từ cuồn cuộn, hành quân. - Hướng dẫn HS đọc đoạn 4. (tương tự - HS đọc nối tiếp nhau từng câu trong như đoạn 1) đoạn và luyện phát âm các từ mắc lỗi phát âm. - HS luyện ngắt giọng câu khó và đọc cả.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> đoạn. Hai Bà Trưng trở thành hai vị anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên/ trong lịch sử nước nhà.//. * Hướng dẫn luyện đọc theo nhóm: - Chia thành các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm 4 HS và yêu cầu đọc từng đoạn với mỗi - Lần lượt từng HS đọc bài trước nhóm HS của mình, sau mỗi bạn đọc, các HS trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho - Theo dõi HS đọc bài theo nhóm để nhau. chỉnh sửa riêng cho từng nhóm. * Yêu cầu HS đọc đồng thanh trong đoạn 3. - HS cả lớp đọc đồng thanh. 3. Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc lại cả bài - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm GV phát phiếu học tập theo. HS làm bài tập và trình bày kết quả bài tập 1. (Phiếu bài tập đã được trình bày ở Tìm những câu văn nói lên tội ác của phần thiết kế bài tập) giặc ngoại xâm với nhân dân ta? - Chúng chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ. Chúng bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, bao người thiệt mạng vì hổ báo, cá - Câu văn nào cho thấy nhân ta rất căm sấu, thuồng luồng. thù giặc? - Lòng dân oán hận ngút trời, chỉ chờ - Em hiểu thế nào là oán hận ngút trời? dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược. - Là lòng oán hận rất nhiều, chồng chất - Giặc ngoại xâm đô hộ nước ta, đàn áp cao đến tận trời xanh. nhân ta khiến lòng dân oán hận ngút - 1 HS đọc đoạn 2 trước lớp, HS cả lớp trời. Lúc đó, Hai Bà Trưng đã đứng lên đọc thầm theo. lãnh đạo nhân dân ta khởi nghĩa chống giặc. Chúng ta cùng tìm hiểu về Hai Bà Trưng qua nội dung đoạn 2 của bài. - Hỏi: Em có hiểu biết gì về Hai Bà - Hai bà Trưng rất giỏi võ nghệ và nuôi Trưng? chí lớn giành lại non sông. - Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 3 để - 1 HS đọc đoạn 3 trước lớp, cả lớp đọc biết cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thầm theo. diễn ra như thế nào. - Vì sao Hai Bà Trưng phất cờ khởi - HS thảo luận cặp đôi, sau đó đại diện nghĩa? trả lời: Vì Hai Bà Trrưng yêu nước, thương dân, căm thù giặc đã gây bao tội ác cho dân lại còn giết chết ông Thi.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Chuyện gì xảy ra trước lúc trẩy quân? - Lúc ấy nữ tướng Trưng Trắc đã nói gì? - Đoàn quân lên đường khởi nghĩa, khí thế như thế nào?. Sách là chồng của bà Trưng Trắc. - Có người xin nữ chủ tướng cho mặc đồ tang. - Nữ tướng nói: Không! Ta sẽ mặc giáp phục thật đẹp để dan chúng thêm phấn khích, còn giặc trông thấy thì kinh hồn. - HS thảo luận cặp đôi dại diện trả lời: Đoàn quân rùng rùng lên đường. Giáo lao, cung nỏ, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà, tiếng trống đồng dội lên,đập vào sườn đồi, theo suốt đường hành quân. - 1 HS đọc đoạn cuối bài, cả lớp theo dõi.. - Đoàn quân của Hai Bà Trưng đã lên đường đánh giặc với khí thế thật lớn, thật hào hùng, cuộc khởi nghĩa đã đạt kết quả ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu đoạn cuối bài. - Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đạt - Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ, Tô kết quả như thế nào? Định ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù. - Vì sao mà bao đời nay nhân ta tôn kính - Vì Hai Bà Trưng là người lãnh đạo Hai bà Trưng? nhân dân ta giải phóng đất nước, là hai vị nữ anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà. 4. Luyện đọc lại bài - Gv đọc mẫu đoạn 3 của bài - Yêu cầu 3 đến 4 HS đọc đoạn trước - HS thi đọc bài trước lớp, HS khác nghe lớp và nhận xét. - Em thích đoạn nào nhất trong bài ? Vì - HS tự nêu vì sao mà mình thích đoạn sao em thích đoạn đó? Em hãy đọc thật đó. Sau đó thể hiện giọng đọc trước lớp. hay đoạn mà em thích cho cả lớp cùng nghe. IV.. KẾT QUẢ .. Với một vài kinh nghiệm ít ỏi đem áp dụng vào bài học, tôi nhận thấy giờ học sinh động hấp dẫn người học. Tiết học nhẹ nhàng, thoải mái, hiệu quả. Học sinh nắm bắt bài tốt, say sưa học tập. Trò chơi học tập giúp học sinh tiếp thu bài một cách chủ động và thoải mái. Phiếu bài tập giúp mọi học sinh trong lớp đều được tham gia học tập. GV kiểm tra được sự tiếp thu bài học của học sinh, kiểm tra được phần đọc hiểu và từ đó điều chỉnh cách dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Từ khâu luyện đọc từ, tiếng khó đến luyện câu, đoạn , bài đều được hướng dẫn tỉ mỉ giúp học sinh rèn đọc tốt góp phần rèn kĩ năng đọc cho học sinh. Tuy nhiên cách đọc đều do học sinh tự phát hiện, đáp ứng yêu cầu đổi mới là học sinh chủ động tìm ra kiến thức . 100 % số học sinh trong lớp đọc thành thạo bài tập đọc, biết ngắt nghỉ đúng dấu phẩy, dấu chấm. 80 % học sinh biết đọc thể hiện tình cảm của mình (đọc diễn cảm), từ việc học sinh đọc tốt sẽ góp phần giúp học sinh học tốt các môn khác. Tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng 3 đợt và thu được kết quả như sau : Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Sĩ Lớp Trên TB Dưới TB Trên TB Dưới TB Trên TB Dưới TB số SL % SL % SL % SL % SL % SL % 3B 6 2 33,3 4 66,6 4 66,6 2 33,3 6 100 0 0 V . LỜI BÌNH Qua gần một năm học giảng dạy thực nghiệm trên lớp 3B, tôi đã áp dụng quy trình dạy môn tập đọc lớp 3 như đã trình bày ở trên và thấy hiệu quả rõ rệt. Về tư tưởng: Học sinh hào hứng, hứng thú học tập hơn khi trong tiết học áp dụng trò chơi học tập. Phiếu bài tập giúp học sinh chủ động tích cực học tập độc lập suy nghĩ. Tổ chức cho học sinh khai thác triệt để kênh hình trong SGK giúp học sinh nhập cuộc nhanh với baì học. Học sinh được tự tìm hiểu về cách đọc từ, tiếng khó, câu, đoạn, bài, giúp học sinh tự khám phá ra cách đọc các bài tiếp theo mà không cần sự hướng dẫn của giáo viên. Về kết quả: Học sinh nắm bài nhanh hơn, nhớ bài lâu hơn, đọc tốt hơn nhờ các trò chơi học tập như đã nêu trên. Từ học sinh đọc còn yếu nay các em đã đọc tốt, biết diễn cảm bài học, biết giải nghĩa từ khó ... góp phần không nhỏ trong việc giúp học sinh rèn các kĩ năng khác. Đó là một thành công của tôi trong việc áp dụng phương pháp dạy tập đọc theo quy trình nói trên. VI - CÁC ĐIỀU BỎ NGỎ Qua quá trình nghiên cứu, bản thân mới chỉ tập trung vào quy trình tiết dạy tập đọc lớp 3 mà chưa trình bày và nghiên cứu hết tất cả các trò chơi được tổ chức trong tiết tập đọc. Cũng như mới chỉ trình bày một số phiếu bài tập phục vụ cho tiết dạy tập đọc, chưa có điều kiện trình bày tất cả các phiếu bài tập dùng cho các bài tập đọc. Rất mong rằng sau này có điều kiện sẽ nghiên cứu tiếp những vấn đề nêu trên và mong được sự ủng hộ của nhà trường và tất cả các bạn đồng nghiệp. VII. BÀI HỌC KINH NGHIỆM..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Sau khi áp dụng thành công kinh nhgiệm trên tôi rút ra một số bài học sau: 1. Giáo viên cần nhận thức đúng tầm guan trọng vai trò to lớn không thể thiếu được của đồ dùng dạy học trong các tiết học nhất là tiết tập đọc. Tôi đã sử dụng triệt để kênh hình trong SGK trong các phần giới thiệu bài, giải nghĩa từ, tổng kết bài, giúp học sinh đi từ trực quan sinh động tới tư duy trừu tượng, phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học, đặc biệt phù hợp với HS lớp 3 còn nhỏ. 2. Nghiên cứu kỹ chương trình SGK để lựa chọn phương pháp dạy học hợp lý. Không phải tiết nào cũng sử dụng phiếu bài tập trong phần tìm hiểu bài mà phiếu bài tập được sử dụng xen kẽ trong các tiết dạy giúp học sinh chủ động tiếp thu bài và góp phần thay đổi hình thức học tập. Tùy mục tiêu từng bài mà GV đưa ra trò chơi hợp lý, thông qua trò chơi góp phần rèn tốt kỹ năng đọc cho học sinh. Mỗi trò chơi học tập phải góp phần vào việc thực hiện mục tiêu dạy học; phải được chuẩn bị chu đáo và phù hợp với đối tượng học sinh. Phải tổ chức sao cho tất cả học sinh đều được tham gia; không để thời gian chơi kéo dài, ảnh hưởng đến giờ học hoặc làm trẻ mất đi hứng thú. 3. Luôn quan tâm khích lệ học sinh giúp học sinh tự tin vào bản thân khi tham gia đọc. Trong giảng dạy, giáo viên phải thực sự kiên trì, bền bỉ, tránh nôn nóng khi chưa thấy kết quả, tìm cách khắc phục những điểm yếu, điểm tồn tại trong quá trình dạy học. Một điều không thể thiếu với các thầy cô giáo là lòng nhiệt tình say mê nghề nghiệp, yêu thương, tôn trọng học sinh. VIII . ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG. Đề tài của tôi được áp dụng trong tiết học cần phải có các điều kiện sau: - Giáo viên cần nắm rõ quy trình tiết dạy và xác định rõ mục tiêu tiết học. - Cần biết cách thiết kế phiếu bài tập và vận dụng linh hoạt trong tiết dạy. - Cần bố trí thời gian phù hợp cho trò chơi và linh hoạt khi sử dụng trò chơi. - Chuẩn bị kĩ trong khâu soạn bài cho cách sử dụng kênh hình trong SGK xem phần nào được sử dụng trong giới thiệu bài, lúc nào dùng để giải nghĩa, lúc nào dành cho phần củng cố . - Các tổ chuyên môn cần tổ chức chuyên đề hội thảo để có điều kiện áp dụng sáng kiến một cách rộng rãi trong các tiết tập đọc và ở tất cả các giáo viên. - Giáo viên không ngừng đầu tư, suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo ra nhiều trò chơi mới cho tiết học có hiệu quả. - Gia đình học sinh phải quan tâm ủng hộ giáo viên, ủng hộ nhà trường phối kết hợp với giáo viên trong việc giảng dạy để kết quả giảng dạy đạt ở mức cao nhất . IX . KẾT LUẬN..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Trên đây là toàn bộ quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài: '' Nâng cao chất lượng dạy tập đọc lớp 3''. Tôi thấy rằng kinh nghiệm trên đây của tôi được sử dụng trong quả trình dạy tập đọc đã góp phần hoàn thành nhiệm vụ của môn tập đọc là: rèn năng lực đọc cho học sinh, giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành phương pháp và thói quen làm việc với sách cho học sinh, làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho học sinh . Kinh nghiệm này của tôi ít nhiều còn hạn chế. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp trong trường, trong ngành để đề tài của tôi thực sự có hiệu quả. Tôi xin chân thành cảm ơn !.

<span class='text_page_counter'>(19)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×