Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đánh giá sinh trưởng, chất lượng thân cây của khảo nghiệm hậu thế thông caribê (pinus caribaea morelet) tại Ba Vì, Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.86 KB, 8 trang )

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG, CHẤT LƯỢNG THÂN CÂY
CỦA KHẢO NGHIỆM HẬU THẾ THÔNG CARIBÊ
(Pinus caribaea Morelet) TẠI BA VÌ, HÀ NỘI
Trịnh Văn Hiệu1 , Cấn Thị Lan1, Ngơ Văn Chính1 , Phan Đức Chỉnh1,
Qch Mạnh Tùng1, Dương Hồng Quân1, Nguyễn Đức Kiên1, Đỗ Hữu Sơn1
TÓM TẮT
Đánh giá sinh trưởng và chất lượng thân cây trong khảo nghiệm hậu thế Thơng Caribê (Pinus caribaea
Morelet) tại Ba Vì, Hà Nội tuổi 3. Nghiên cứu nhằm mục đích xác định biến dị về sinh trưởng cũng như chất
lượng thân cây giữa các nguồn hạt giống tại 4 địa điểm (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng)
xác định được nguồn hạt giống có sinh trưởng và chất lượng thân cây tốt nhất. Từ đó lựa chọn được những
gia đình triển vọng có sinh trưởng và chất lượng thân cây vượt trội là nguồn biến dị tốt cho việc cải thiện
nguồn giống cho lồi Thơng Caribê. Sinh trưởng và chất lượng thân cây khảo nghiệm hậu thế Thông Caribê
tại Ba Vì, Hà Nội thuộc vùng Đơng Bắc bộ ở thời điểm 36 tháng tuổi cho thấy có sự sai khác rõ rệt giữa 4
nguồn hạt giống tham gia khảo nghiệm cũng như giữa các gia đình về các chỉ tiêu sinh trưởng và chất lượng
thân cây (ngoại trừ độ nhỏ cành); tỷ lệ sống trung bình tồn khảo nghiệm đạt 81,7%; D1,3 trung bình tồn
khảo nghiệm là 7,1 cm, Hvn và Vthân tương ứng là 3,0 m và 7,1 dm3 /cây; số liệu thống kê cũng cho thấy chất
lượng thân cây của nhóm gia đình có sinh trưởng tốt nhất có chỉ tiêu chất lượng tổng hợp Icl đạt mức khá
tốt (3,3 - 4,0 điểm), trong khi đó nhóm các gia đình có sinh trưởng kém nhất chỉ đạt 2,7 - 3,2 điểm. Kết quả
nghiên cứu tại thời điểm 36 tháng tuổi nguồn hạt giống từ Hà Nội đang có sinh trưởng tốt nhất, đứng thứ 2,
thứ 3 lần lượt là nguồn hạt giống Vĩnh Phúc và Đà Nẵng, xếp cuối cùng là nguồn hạt giống Thừa Thiên Huế. Cần có sự theo dõi đánh giá ở các năm tiếp theo, đảm bảo sự thường xuyên liên tục trong công tác
giống, giúp nâng cao hiệu quả năng suất, cũng như chất lượng nguồn giống.
Từ khóa: Thơng Caribê, sinh trưởng, khảo nghiệm hậu thế.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ††
Thông Caribê (Pinus caribaea Morelet) có phân
bố tự nhiên ở vùng Trung Mỹ. Loài này gồm 3 biến
chủng là Pinus caribaea var. caribaea (PCC) ở vùng
Cuba, vĩ độ 21035-22050. Pinus caribaea var.
hondurensis (PCH) ở vùng Trung Mỹ (chủ yếu là ở


Honduras và Nicaragua) vĩ độ 120-160. Pinus caribaea
var. bahamensis (PCB) các quần đảo Bahama và
Caicos, vĩ độ 220-270 (Stahl, 1988). P. caribaea Morlet
var. hondurensis (Sénéclauze) W. H. Barrett và
Golfari (PCH) đã chứng tỏ khả năng sinh trưởng
nhanh và thích nghi tốt với vùng sinh thái rộng nhiệt
đới và bán nhiệt đới (Gibson, 1982; Birks và Barnes,
1990, Dvorak et al. 1993). Hai biến chủng khác của
Thông Caribê (Pinus caribaea var. bahamensis
(PCB) và Pinus caribaea var. caribaea (PCC)) cũng
chứng tỏ được tiềm năng trên các rừng trồng sản
xuất ở một số vùng trên thế giới và hầu hết các giống

1

Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm
nghiệp

này đều thể hiện khả năng chống chịu với một số loài
sâu, bệnh hại (Baylis và Barnes, 1989; Lê Đình Khả
và cộng sự, 1989) và khả năng chịu được sự tàn phá
của gió tốt hơn các giống (PCH) vùng Trung Mỹ
(Birks và Barnes, 1990)
Thơng Caribê là lồi sinh trưởng nhanh, có thân
cây thẳng đẹp, cành nhánh nhỏ hơn Thông ba lá (P.
kesiya) và Thông đuôi ngựa (P. massoniana) hay
Thông nhựa (P. merkusii) và được xem như là một
trong số lồi thơng có triển vọng nhất cho trồng rừng
thơng ở Việt Nam (Lê Đình Khả và cộng sự, 2002).
Thông Caribê được trồng đầu tiên tại Đà Lạt vào năm

1963 (Lê Đình Khả, 2003), các nghiên cứu đã đánh
giá trên hầu hết các khu vực có tiềm năng trồng
thơng ở Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới
chỉ đánh giá ở mức độ khảo nghiệm lồi, xuất xứ. Vì
vậy cần có một chương trình nghiên cứu cải thiện
giống bài bản cho loài cây này.
Trong những năm gần đây, việc phát triển rừng
trồng Keo, Bạch đàn một cách nhanh chóng, đi kèm
với những lợi ích kinh tế mang lại thì cng ó phỏt

Nông nghiệp và phát triển nông thôn - KỲ 2 - TH¸NG 12/2020

105


KHOA HỌC CƠNG NGHỆ
sinh tình trạng sâu, bệnh hại cho rừng trồng Keo,
Bạch đàn dẫn tới việc suy giảm năng suất và mất an
tồn sinh học. Do khả năng thích nghi, sinh trưởng
nhanh và hình dáng thân đẹp, Thơng Caribê đã và
đang trở thành loài cây triển vọng cho trồng rừng
luân canh với các loài Keo (Acacia sp.) và Bạch đàn
(Eucalyptus sp.) trên vùng đồi thối hóa và các vùng
đất cằn cỗi của Việt Nam, tạo ra nguồn nguyên liệu
bột giấy sợi dài cho sản xuất giấy cũng như gỗ xẻ
chất lượng cao cho xây dựng và đồ gỗ dân dụng
(Mark J. Dieters và cộng sự, 2006).
Bên cạnh đó, Thơng Caribê có giai đoạn trẻ
(juvenile phase) khá dài (>10 năm), để có thể sản
xuất hạt giống từ các cây trội đã qua tuyển chọn và

khảo nghiệm đòi hỏi một thời gian dài. Nghiên cứu
cải thiện giống Thông Caribê cần được tiến hành
theo cách tiếp cận có tính lâu dài (10 - 15 năm), ở giai
đoạn đầu (5 năm) cần phải tạo lập nền tảng cho các

giai đoạn sau và qua mỗi giai đoạn có thể cung cấp
giống đã được cải thiện cho trồng rừng, với chất
lượng di truyền ở giai đoạn sau cao hơn giai đoạn
trước. Vì vậy, khảo nghiệm hậu thế Thơng Caribê tại
Ba Vì, Hà Nội là cần thiết.
2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Khảo nghiệm hậu thế Thông Caribê tại Ba Vì,
Hà Nội có diện tích 3 ha, trồng tháng 8 năm 2017.
Nguồn vật liệu đưa vào khảo nghiệm gồm 100 gia
đình Thơng Caribê được chọn lọc, thu hái từ các cây
trội của các vườn giống, rừng giống, bao gồm 39 cây
trội chọn lọc tại Ba Vì, Hà Nội; 23 cây trội tại Đại Lải,
Vĩnh Phúc; 25 cây trội tại Hương Thủy và Tứ Hạ,
Thừa Thiên - Huế; 13 gia đình tại Liên Chiểu, Đà
Nẵng.

Bảng 1. Nguồn vật liệu giống đưa vào khảo nghiệm hậu thế tại Ba Vì, Hà Nội
D1,3 (cm)
Số
Chiều cao (m)
Thể tích (m3/cây)
lượng
Độ
Độ

Địa điểm
Tuổi Trung
Trung
Trung
Độ vượt
gia
vượt
vượt
bình
bình
bình
(%)
đình
(%)
(%)
Đại Lải, Vĩnh Phúc
23
36
45,5
44,0
20,6
21,9
1,7
152,2
Hương Thủy và Tứ Hạ,
25
36
41,2
21,7
22,5

31,4
1,5
94,4
Thừa Thiên - Huế
Ba Vì, Hà Nội
39
22
32,0
37,4
17,0
16,9
0,7
101,6
Liên Chiểu, Đà Nẵng
13
36
46,4
27,1
26,8
51,1
2,3
143,9
cháy
rừng

bón
thúc
0,3
kg
NPK

(16: 16:
2.2. Phương pháp thiết kế, thu thập và xử lý số
8)/cây/năm (chia làm 2 lần).
liệu

- Thiết kế thí nghiệm: Khảo nghiệm được xây
dựng theo TCVN 8761-1: 2017, thiết kế theo khối
ngẫu nhiên đầy đủ, sử dụng chương trình phần mềm
Cycdesign 2.0 để thiết kế thí nghiệm kiểu hàng cột
với 100 gia đình, 8 lần lặp lại, 3 cây/ô (trồng thành 1
hàng), mật độ trồng 1.666 cây/ha (khoảng cách
trồng 3 x 2 m).

- Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng
+ Làm đất và bón lót phân: phát dọn thực bì tồn
diện, đào hố thủ cơng kích thước 40 x 40 x 40 cm,
bón lót 0,2 kg NPK (16: 16: 8)/cây, trộn đều phân và
lấp hố.
+ Chăm sóc năm thứ nhất: Sau khi trồng 1 tháng
tiến hành bón thúc 0,3 kg NPK (16: 16: 8)/cây/năm,
phát dọn thực bì, bảo vệ và phịng chống cháy rừng.
+ Chăm sóc năm thứ hai và năm thứ 3: mỗi năm
chăm sóc 2 lần gồm phát dọn thực bì, phịng chống

106

- Thu thập và xử lý số liệu
+ Thu thập các chỉ tiêu sinh trưởng tồn bộ các
cây trong thí nghiệm. Các chỉ tiêu thu thập gồm
đường kính ngang ngực (D1,3, cm), chiều cao vút

ngọn (Hvn) được thực hiện theo các phương pháp
thông dụng trong điều tra rừng của Vũ Tiến Hinh và
Phạm Ngọc Giao (1997) và các Tiêu chuẩn Quốc gia
TCVN 8755: 2017.
+ Thể tích thân cây được tính tốn với giả định
hình số thân cây của các lồi keo là 0,5 (Phí Hồng
Hải và cs, 2008) được tính bằng cơng thức:

V


40

2

D1.3  Hvn  f

(2.1)

Trong đó: V là thể tích thân cây (dm3), D1,3 là
đường kính ngang ngực (cm); Hvn là chiều cao vút
ngọn (m); f là hình s (gi nh f = 0,5).

Nông nghiệp và phát triển nông thôn - K 2 - THáNG 12/2020


KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
+ Đánh giá các chỉ tiêu về độ thẳng thân (Dtt),
độ nhỏ cành (Dnc) và chỉ tiêu sức khỏe (Sk) xác
định phương pháp cho điểm, thang điểm từ 1 đến 5

theo TCVN 8755: 2017.

Độ thẳng thân (Dtt) theo TCVN 8755: 2017, cụ
thể như sau: Cây rất cong: 1 điểm; cây cong: 2 điểm;
cây hơi cong và thân khơng trịn đều: 3 điểm; cây hơi
cong, thân trịn đều khơng xoắn vặn: 4 điểm; cây
thẳng, thân trịn đều khơng xoắn vặn: 5 điểm.
Độ nhỏ cành (Dnc) theo TCVN 8755: 2017, cụ
thể như sau: Cành rất lớn (đường kính gốc cành >
1/3 đường kính thân tại vị trí phân cành): 1 điểm;
cành lớn (đường kính gốc cành =1/4 -1/3 đường kính
thân tại vị trí phân cành): 2 điểm; cành trung bình
(đường kính gốc cành = 1/6 -1/5 đường kính thân tại vị
trí cành): 3 điểm; cành nhỏ (đường kính gốc cành =
1/9 - 1/7 đường kính thân tại vị trí phân cành): 4 điểm;
cành rất nhỏ (đường kính gốc cành < 1/10 đường kính
thân tại vị trí phân cành): 5 điểm.

Chỉ tiêu sức khoẻ (Sk) theo TCVN 8755: 2017,
cụ thể như sau: Cây rất kém phát triển (ngọn khô,
hoặc mất ngọn chính, tán rất thưa): 1 điểm; cây
kém phát triển (ngọn chính cong, 2 ngọn, cành to,
tán lá thưa): 2 điểm; cây phát triển trung bình
(ngọn phát triển bình thường, tán lá vừa phải): 3
điểm; cây phát triển khá (cây 1 ngọn, phát triển
khá, cành nhỏ, tán lá cân đối): 4 điểm; cây rất phát
triển (cây 1 ngọn, phát triển tốt, cành rất nhỏ, tán
rất cân đối): 5 điểm.
+ Chỉ tiêu chất lượng tổng hợp (Icl): được tính
bằng giá trị trung bình của các chỉ tiêu độ thẳng thân

(Dtt), độ nhỏ cành (Dnc) và chỉ tiêu sức khỏe (Sk)
theo công thức:
(2.2)
+ Xử lý số liệu theo các phương pháp của
Williams et al. (2002) sử dụng các phần mềm thống
kê thông dụng trong cải thiện giống bao gồm
DATAPLUS 5.0 và Genstat 12.0 (VSN International).

Mơ hình xử lý thống kê theo cơng thức:

Y   m a 
Trong đó:



(2.3)
là trung bình chung tồn thí

nghiệm; m là ảnh hưởng của khối và ơ thí nghiệm;
a là ảnh hưởng của cơng thức thí nghiệm (dịng
hoặc gia đình).

So sánh sai dị giữa các trung bình mẫu sử dụng
tiêu chuẩn Fisher (tiêu chuẩn F): Nếu Fpr < 0,05 thì
sự sai khác giữa các trung bình mẫu là rõ rệt với độ
tin cậy là 95%. Nếu Fpr > 0,05 thì sự sai khác giữa các
trung bình mẫu là chưa rõ rệt.
Hệ số biến động (%) được tính theo công thức
2.4:
S% = Sx/X*100


(2.4)

Sau khi xác định được mức độ sai khác giữa các
cơng thức thí nghiệm, sử dụng tiêu chuẩn khoảng
cách để xác định khoảng sai dị đảm bảo tối thiểu
(Least Significant Diference) giữa các cơng thức thí
nghiệm theo cơng thức 2.5:
Lsd = Sed x t.05(k)

(2.5)

Trong đó: Lsd là sai khác có ý nghĩa thống kê
nhỏ nhất giữa các trung bình mẫu; Sed (Standard
error difference) là sai tiêu chuẩn của các trung bình
mẫu; t.05(k) là giá trị t tra bảng ở mức xác suất có ý
nghĩa 0,05 với bậc tự do k.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá sinh trưởng Thông Caribê trong
khảo nghiệm hậu thế tại Ba Vì, Hà Nội

3.1.1. Đánh giá sinh trưởng của các nguồn hạt
giống trong khảo nghiệm hậu thế Thông Caribê tại
Ba Vì, Hà Nội
Khảo nghiệm hậu thế Thơng Caribê tại Ba Vì,
Hà Nội với 100 gia đình từ 4 nhóm nguồn hạt giống
thu tại các địa điểm (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng và
Thừa Thiên - Huế). Kết quả đánh giá sinh trưởng ở
giai đoạn 36 tháng tuổi của các nguồn hạt giống được
thể hiện ở bảng 2.

Bảng 2 cho thấy, có sai khác rõ rệt về các chỉ
tiêu sinh trưởng của cây từ các nguồn hạt giống khác
nhau (Fpr < 0,001). Cây từ nguồn hạt giống Ba Vì, Hà
Nội có sinh trưởng tốt nhất, với đường kính ngang
ngực đạt 7,6 cm, chiều cao vút ngọn đạt 3,2 m và thể
tích thân cây trung bình đạt 8,2 dm3. Tiếp đến là hai
nguồn hạt giống từ Đại Lải, Vĩnh Phúc và Liên Chiểu,
Đà Nẵng lần lượt đứng thứ 2 và thứ 3 có thể tích thân
cây trung bình lần lượt đạt 7,9 và 7,8 dm3. Nguồn hạt
giống từ Hương Thủy và Tứ Hạ, Thừa Thiên - Huế có
sinh trưởng kém nhất với đường kính trung bình đạt
6,4 cm, chiều cao trung bình 2,6 m và thể tích thân
cây trung bình đạt 5,1 dm3. Mức độ sinh trưởng của
các nguồn hạt ging c th hin hỡnh 1.

Nông nghiệp và phát triển nông thôn - K 2 - THáNG 12/2020

107


KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Bảng 2. Sinh trưởng của các nguồn hạt giống trong khảo nghiệm hậu thế Thông Caribê tại Ba Vì, Hà Nội
(trồng tháng 8/2017, đo tháng 8/2020)
Xếp
Hvn (m)
V (dm3)
D1,3 (cm)
Nguồn hạt giống
hạng
TB

Sd
V%
TB
Sd
V%
TB
Sd
V%
1
Ba Vì, Hà Nội
7,6
0,8
10,7
3,2
0,3
8,7
8,2
2,1
25,9
2
Đại Lải, Vĩnh Phúc
7,5
0,9
11,8
3,2
0,3
9,8
7,9
2,1
26,9

3
Liên Chiểu, Đà Nẵng
7,7
0,8
10,1
3,0
0,2
6,9
7,8
1,9
24,4
Hương Thủy và Tứ Hạ,
6,4
0,8
13,2
2,6
0,3
8,6
5,1
1,6
33,3
4
Thừa Thiên - Huế
TB
7,1
3,0
7,1
Fpr
<0,001
<0,001

<0,001
Lsd
1,20
0,50
2,89

Ghi chú: TB= Trung bình; D1,3 = đường kính ngang ngực; Hvn = chiều cao vút ngọn; V = thể tích thân cây;
V% = Hệ số biến động; Fpr = mức ý nghĩa thống kê; Lsd = sai khác có ý thống kê nhỏ nhất.

Hình 1. Thể tích thân cây của các nguồn hạt giống
khảo nghiệm tại Ba Vì, Hà Nội

3.1.2. Đánh giá sinh trưởng của các gia đình
trong khảo nghiệm hậu thế Thơng Caribê tại Ba Vì,
Hà Nội

Sau 36 tháng tuổi, tỷ lệ sống trung bình tồn
khảo nghiệm đạt 81,7%, dao động giữa các gia đình
từ 41,7% (gia đình 49) đến 100% (gia đình 10, 13, 99,
107, 111). Kết quả phân tích phương sai ở bảng 3 cho
thấy có sự sai khác rõ rệt về các chỉ tiêu sinh trưởng
đường kính (D1,3), chiều cao (Hvn) và thể tích thân
cây (V) giữa các gia đình tham gia khảo nghiệm (Fpr
< 0,001). Phạm vi biến động giữa các gia đình trong
khảo nghiệm là rất lớn, từ 1,1 cm đến 13 cm về
đường kính, từ 0,8 m đến 5,8 m về chiều cao và từ 1,5
dm3 đến 16,3 dm3 về thể tích thân cây. Bên cạnh đó,
hệ số biến động chỉ tiêu sinh trưởng trong từng gia
đình tham gia khảo nghiệm cũng tương đối cao, cụ
thể như hệ số biến động của đường kính từ 2,4% đến

24,5%, của chiều cao từ 1,3% đến 21,8% và thể tích từ
9,4% đến 60,2%.

Bảng 3. Sinh trưởng của các gia đình trong khảo nghiệm hậu thế Thơng Caribê tại Ba Vì, Hà Nội
(trồng tháng 8/2017, đo tháng 8/2020)

108

D1,3 (cm)

Hvn (m)

V (dm3)
V%

TLS
(%)

Nguồn hạt giống

16,3

20,2

70,8

Hà Nội

7,2


12,5

18,4

91,7

Vĩnh Phúc

3,8

13,0

12,3

27,2

91,7

Hà Nội

10,5

3,6

13,9

11,7

23,2


83,3

Hà Nội

8,8

6,5

3,6

4,8

11,1

17,3

95,8

Hà Ni

38

8,3

11,3

3,4

4,2


10,8

19,8

83,3

Nng

7

51

8,6

11,4

3,4

8,4

10,3

23,6

79,2

H Ni

8


95

8,4

4,9

3,5

3,9

10,0

14,7

62,5

Vnh Phỳc

9

90

8

12,2

3,6

3,8


10,0

25,5

83,3

H Ni

10

110

7,8

14,1

3,7

11,7

10,0

28,1

87,5

Vnh Phỳc

11


97

8,1

9,5

3,5

4,8

9,8

22,2

79,2

Vnh Phỳc

XH

Gia
ỡnh

TB

V%

TB

V%


TB

1

80

9,6

8,6

4,2

9,2

2

108

8,8

5,6

4,0

3

88

8,5


14,9

4

57

8,8

5

82

6

Nông nghiệp và phát triển nông thôn - K 2 - THáNG 12/2020


KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
12

77

7,8

11,6

3,7

7,0


9,6

27,6

91,7

Hà Nội

13

39

8,5

11,0

3,2

5,7

9,6

24,0

83,3

Đà Nẵng

14


49

8,3

2,8

3,4

3,0

9,6

9,4

41,7

Hà Nội

15

65

8,2

9,8

3,3

11,5


9,4

26,1

95,8

Hà Nội

16

35

8,4

9,5

3,1

12,5

9,2

29,1

87,5

Đà Nẵng

17


75

8

2,4

3,6

5,3

9,1

11,1

91,7

Hà Nội

18

107

7,9

13,4

3,4

14,5


9,1

30,2

100,0

Vĩnh Phúc

19

78

8

6,2

3,5

2,5

9,0

16,2

95,8

Hà Nội

20


40

8,2

7,2

3,3

3,9

8,9

21,1

87,5

Đà Nẵng

..




















95

7

5,2

13,0

2,4

5,1

2,8

31,2

79,2

Thừa Thiên - Huế

96


3

4,9

17,0

2,2

8,4

2,6

35,9

87,5

Thừa Thiên - Huế

97

8

4,8

15,2

2,2

3,2


2,3

26,0

91,7

Thừa Thiên - Huế

98

4

4,9

8,7

2,2

4,2

2,3

24,3

87,5

Thừa Thiên - Huế

99


1

4,2

17,9

2,2

4,4

2,0

40,1

79,2

Thừa Thiên - Huế

100

14

4

11,2

1,8

2,8


1,5

30,5

79,2

Thừa Thiên - Huế

TB

7,1

3,0

7,1

Fpr

<0,001

<0,001

<0,001

Lsd

1,2

0,5


2,9

81,7

Ghi chú: XH = xếp hạng; TB = trung bình; D1,3 = đường kính ngang ngực; Hvn = chiều cao vút ngọn; Vthân =
thể tích thân cây; V% = Hệ số biến động; Fpr = mức ý nghĩa thống kê; Lsd = sai khác có ý thống kê nhỏ nhất;
TLS = tỷ lệ sống.
Sinh trưởng về thể tích của 20 gia đình có sinh
trưởng nhanh nhất dao động trong khoảng 8,9 - 16,3
dm3/cây, trung bình là 10,4 dm3/cây, vượt 48% so với
trung bình của tồn khảo nghiệm (7,1 dm3) và trong
nhóm gia đình có sinh trưởng tốt nhất tại khảo
nghiệm thì nguồn hạt giống Ba Vì chiếm tới 11 gia
đình, cịn lại 5 gia đình thuộc nguồn hạt giống Vĩnh
Phúc, 4 gia đình từ Đà Nẵng.
Nhóm các gia đình có sinh trưởng kém nhất
trong khảo nghiệm đều thuộc nguồn hạt giống từ
Hương Thủy và Tứ Hạ, Thừa Thiên - Huế. Số liệu
điều tra cho thấy các gia đình từ nguồn hạt giống
Thừa Thiên - Huế đều thuộc một biến chủng là biến
chủng Pinus caribaea var. caribaea (PCC) và ở
nguồn hạt giống này đặc biệt khơng có cá thể nào
tham gia vào trong nhóm 20 gia đình tốt nhất của
khảo nghiệm. Nhìn vào bảng xếp hạng về sinh
trưởng cũng cho thấy nhóm nguồn hạt giống Thừa
Thiên - Huế có sinh trưởng kém nhất thì có tới 19 gia
đình trong tổng số 25 gia đình tham gia khảo nghiệm
(chiếm 76%), là nhóm nguồn hạt giống có sinh
trưởng chậm nhất ở thời điểm hiện tại trong khảo

nghiệm.

Nhóm các gia đình sinh trưởng nhanh có thể
tích thân cây vượt 308,6% so với nhóm các gia đình có
sinh trưởng kém và vượt 47,8% so với trung bình tồn
khảo nghiệm, mức độ sinh trưởng của các nhóm gia
đình được thể hiện ở hình 2.

Hình 2. Độ vượt về sinh trưởng của các nhóm gia
đình tại Ba Vì, Hà Nội

(Ghi chú: GĐTN = gia đình tốt nhất; GĐXN = gia
đình xấu nhất; TBKN = trung bình khảo nghim)

Nông nghiệp và phát triển nông thôn - K 2 - TH¸NG 12/2020

109


KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
3.2. Đánh giá chất lượng thân cây của Thơng
Caribê trong khảo nghiệm hậu thế tại Ba Vì, Hà Nội
Đối với cây rừng thì ngồi các chỉ tiêu về sinh
trưởng mang tính chất quyết định đến năng suất của
rừng trồng, các chỉ tiêu về chất lượng thân cây cũng
góp phần khơng nhỏ giúp tối ưu hóa hiệu quả cho
lâm phần. Kết quả đánh giá các chỉ tiêu chất lượng
của các gia đình Thơng Caribê trong khảo nghiệm
hậu thế tại Ba Vì, Hà Nội 36 tháng tuổi cho thấy các


chỉ tiêu chất lượng thân cây các gia đình Thơng
Caribê tại Ba Vì, Hà Nội (Bảng 4) có sự phân hóa rõ
rệt về độ thẳng thân và sức khỏe (Fpr< 0,001). Tuy
nhiên, đối với chỉ tiêu độ nhỏ cành (Dnc) khơng có
sự sai khác rõ rệt giữa các gia đình (Fpr> 0,005). Lý
giải cho điều này do khảo nghiệm mới xây dựng ở
tuổi 3 hình thái thân, cành vẫn cịn nhỏ nên chưa có
sự phân hóa rõ rệt.

Bảng 4. Các chỉ tiêu chất lượng của các gia đình trong khảo nghiệm hậu thế Thơng Caribê tại Ba Vì, Hà Nội
(trồng tháng 8/2017, đo tháng 8/2020)
XH

Gia
đình

V (dm3)

1

80

2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

95
96
97
98
99
100
TB
Fpr
Lsd

Dtt (điểm)

16,3

TB
4,0

108


12,5

88
57
82
38
51
95
90
110
97
77
39
49
65
35
75
107
78
40

7
3
8
4
1
14

V%


Dnc (điểm)
V%

11,1

TB
3,5

3,5

11,3

12,3

3,8

11,7
11,1
10,8
10,3
10,0
9,9
9,9
9,8
9,6
9,6
9,6
9,4
9,2

9,1
9,1
9,0
8,9

2,8
2,6
2,3
2,3
2,0
1,5
7,1
<0,001
2,89

3,4
4,1
3,3
3,4
3,6
3,7
3,3
3,5
3,7
3,4
3,3
3,2
3,2
4,0
3,5

3,8
3,0

3,3
3,3
3,0
3,0
3,5
3,1

Sk (điểm)

Icl

V%

6,9

TB
4,6

5,0

4,0

3,3

9,9

3,9


10,9

3,6

7,4

3,4

7,7

4,0

11,4

3,7

14,6
8,2
12,3
12,8
8,6

3,3
3,5
3,6
3,3
3,4
3,7
3,6

3,0
3,1
3,2
3,1
3,0
3,3
3,0
3,1
3,0
3,0

3,0
3,3
3,1
3,3
2,9
3,3

3,7
11,7
7,2
8,5
8,4

3,8
4,2
3,7
3,9
3,5
4,3

3,4
3,5
4,0
3,6
3,6
3,8
3,7
4,2
3,8
4,1
3,9

3,4
3,5
3,3
3,4
3,3
3,2

17,8
7,9
15,6
11,3
6,2

3,5
3,9
3,5
3,5
3,5


7,2
10,8
9,7
9,7
9,3
8,1
10,2
21,5
6,3
15,0
8,2
7,3

11,9
6,6
5,2
4,7
1,0
3,6

3,9
3,4
3,4
3,6
3,4
3,3
3,3
3,4
3,7

3,5
3,7
3,3

3,2
3,3
3,1
3,2
3,2
3,2

5,2
11,9
4,9
5,2
5,8
21,8
7,1
13,4
11,3
7,7
8,2
15,8

13,0
6,4
9,8
5,3
3,8
6,3

3,3
<0,001
0,53

7,6
3,4
15
12,1
8,7
5,0
7,2
7,4
9,9
5,7
6,4
12,2

10,5
5,3
1,1
7,9
1,3
3,1
3,1
0,32
0,36

3,5
<0,001
0,56


3,3

Ghi chú: XH = xếp hạng; TB = trung bình; V% = hệ số biến động; Dtt = độ thẳng thân; Dnc = độ nhỏ cành;
Sk = sức khỏe; Fpr = mức ý nghĩa thống kê; Lsd = sai khác có ý thng kờ nh nht.

110

Nông nghiệp và phát triển nông thôn - KỲ 2 - TH¸NG 12/2020


KHOA HỌC CƠNG NGHỆ
Kết quả phân tích thống kê cho thấy ở nhóm gia
đình có sinh trưởng tốt nhất trong khảo nghiệm hậu
thế tại Ba Vì, Hà Nội có chỉ số chất lượng thân cây
trung bình với độ thẳng thân (Dtt = 3,5/5), độ nhỏ
cành (Dnc = 3,3/5) và sức khỏe (Sk = 3,9/5) đều nằm
ở mức khá và tốt. Chỉ tiêu Icl được coi là chỉ tiêu tổng
hợp của nhóm chỉ tiêu Dtt, Dnc và Sk.
Kết quả ở bảng 4 cho thấy, trong nhóm gia đình
sinh trưởng tốt nhất trong khảo nghiệm đều có chỉ
số Icl trung bình đạt 3,6 trong khi đó Icl trung bình
tồn khảo nghiệm là 3,3. Điều này nói nên giữa sinh
trưởng và chất lượng thân cây ln có mối liên hệ
mật thiết khơng thể tách rời.
Với nhóm gia đình có sinh trưởng kém nhất
trong khảo nghiệm thì chỉ số chất lượng thân cây, độ
thẳng thân (Dtt), độ nhỏ cành (Dnc), sức khỏe (Sk),
có trị số chênh lệch thấp hơn khơng đáng kể so với
nhóm gia đình có sinh trưởng tốt nhất. Chỉ tiêu chất

lượng tổng hợp Icl đối với nhóm chất lượng trên đều
nằm ở mức trung bình tới mức thấp với trị số từ 2,7
đến 3,2.

4. KẾT LUẬN
Khảo nghiệm hậu thế Thông Caribê ở giai đoạn
36 tháng tuổi tại Ba Vì, Hà Nội có tỷ lệ sống trung
bình tồn khảo nghiệm đạt 81,7%; sinh trưởng trung
bình về đường kính ngang ngực đạt 7,1 cm, chiều
cao đạt 3,01 m và thể tích thân cây đạt 7,1 dm3.
Có sự sai khác rõ rệt giữa các nguồn hạt giống
Thông Caribê về các chỉ tiêu sinh trưởng (Fpr.
<0,001). Nguồn hạt giống Thơng Caribê từ Ba Vì, Hà
Nội có sinh trưởng vượt trội hơn trong khảo nghiệm
và nguồn hạt giống từ Thừa Thiên - Huế có sinh
trưởng và chất lượng thân cây kém nhất.
Tại thời điểm 36 tháng tuổi, các nguồn hạt giống
Thơng Caribê từ Ba Vì, Hà Nội và Đại Lải, Vĩnh Phúc
là những nguồn hạt giống chiếm ưu thế về sinh
trưởng và chất lượng thân cây trong khảo nghiệm.
Xác định được 14 gia đình có triển vọng sinh trưởng
nhanh và có chất lượng thân cây tốt bao gồm những
gia đình: 80, 108, 88, 57, 82, 38, 51, 95, 90, 110, 97, 77,
39 và 49. Các gia đình này cần được tiếp tục theo dõi,
đánh giá ở những năm tiếp theo làm cơ sở cho chọn
giống.
LỜI CẢM ƠN

Nghiên cứu được hoàn thành dưới sự hỗ trợ của
đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu chọn giống Thông Caribê

(Pinus caribaea Morelet) cung cấp gỗ lớn cho vùng
Bắc Trung bộ và Đông Bắc bộ” giai đoạn 2016 - 2020.
Các tác giả xin trân trọng cảm ơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Stahl, P. (1988). Species and provenance
trials on pine 1976-1984. Vinh Phu, Vietnam. 54p.
Hình 3. Độ vượt về chất lượng thân cây của các nhóm
gia đình tại Ba Vì, Hà Nội

(Ghi chú: GĐTN = gia đình tốt nhất; GĐXN = gia
đình xấu nhất; TBKN = trung bình khảo nghiệm)
Nhóm gia đình có chất lượng thân cây tốt có độ
vượt lớn hơn nhóm gia đình có sinh trưởng kém và
trung bình khảo nghiệm, với độ vượt lần lượt là 9,4%
và 5,4% cho độ thẳng thân; 6,5% và 3,1% cho độ nhỏ
cành; 18,2% và 11,7% cho chỉ tiêu sức khỏe. So với độ
vượt các chỉ tiêu về sinh trưởng, các chỉ tiêu về chất
lượng thân cây có giá trị tương đối nhỏ đối với các
nhóm gia đình, nhưng trên hết phải nói đến mặc dù
mới ở tuổi 3 những đã có sự phân hóa giữa các nhóm
nguồn hạt giống về cả sinh trưởng lẫn chất lượng
thân cây.

2. Gibson, G. L. (1982). Genotype-environment
interaction in Pinus caribaea. University of Oxford,
Commonwealth Forestry Institute, Department of
Forestry. 112p.
3. Baylis, W. B. H. and R. D. Barnes (1989).
International provenance trials of Pinus caribaea var.
bahamensis. In: Breeding tropical trees: Population

structure and genetic improvement strategies in
clonal and seedling forestry. Proc. IUFRO Conf.,
Pattaya, Thailand, November 1988 (Eds. Gibson, G.
L., Griffing, A. R. and Matheson, A. C.). Oxford
Forestry Institute/Winrock International, Arlington
VA. pp. 283 - 290.
4. Birks, J. S. and R. D. Barnes (1990).
Provenance variation in Pinus caribaea, P. oocarpa

Nông nghiệp và phát triển nông thôn - KỲ 2 - TH¸NG 12/2020

111


KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
and P. patula ssp. tecunumanii. University of Oxford,
Tropical Forestry Papers No. 21, Oxford Forestry
Institute, Department of Plant Sciences. 40 p.
5. Dvorak, W. S., K. D. Ross and Y. Lui. (1993).
Performance of Pinus caribaea var. hondurensis in
Brazil, Colombia and Venezuela. Bulletin on Tropical
Forestry No. 11. Raleigh, NC, CAMCORE, North
Carolina State University. 47 p.
6. Williams, E, R, Matheson, A, C, and analysis
for use in tree improvement, CSIRO Harwood, C, E
(2002). Experimental design and publication, 174 pp,
ISBN: 0 643 06259 9.
7. Hai, P. H., Harwood, C., Kha, L. D.,
Pinyopusarerk, K. & Thinh, H. H (2008). Genetic
gain from breeding Acacia auriculiformis in Vietnam.

Journal of Tropical Forest Science 20 (4), 313-327.
8. Lê Đình Khả, Phí Quang Điện, Đồn Văn
Nhưng (1989). Sinh trưởng của Pinus caribaea ở Việt
Nam. Trong chọn tạo các loài cây nhiệt đới: cấu trúc
quần thể và chiến lược cải thiện di truyền về dòng và
cây con cây lâm nghiệp. Hội nghị IUFRO, Pattaya,
Thailand, tháng 11/1988 (Eds. Gibson, G. L.,
Griffing, A. R. and Matheson, A. C.). Oxford Forestry

Institute/Winrock International, Arlington VA. pp.
376.
9. Lê Đình Khả, Phí Quang Điện, Phan Thanh
Hương, Cấn Thị Lan (2002). Triển vọng nhập nội các
giống Pinus caribaea vào Việt Nam. Tạp chí Nơng
nghiệp và PTNT. Tháng 4 - 2002, trang 340-342.
10. Lê Đình Khả (2003). Chọn giống, nhân giống
cho các loài cây trồng rừng chủ yếu ở Việt Nam. Nhà
xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 292 trang.
11. Mark J. Dieters, Hà Huy Thịnh, Phan Thanh
Hương, Huỳnh Đức Nhân (2006). Điểm lại đặc điểm
sinh trưởng và khả năng thích nghi của Thơng
Caribê ở Việt Nam. Dự án CARD 033/05VIE: Khảo
nghiệm, đánh giá và áp dụng công nghệ nhân giống
tiên tiến cho việc phát triển rừng trồng Thông Caribê
và thơng lai có giá trị kinh tế cao tại Việt Nam.
12. TCVN 8755: 2017: Giống cây lâm nghiệp Cây trội. Bộ Khoa học và Công nghệ.
13. TCVN 8761-1: 2017: Giống cây lâm nghiệp –
Khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng - Phần 1:
Nhóm lồi cây lấy gỗ. Bộ Khoa học và Công nghệ.


EVALUATED GROWTH AND STEM QUALITY OF PINUS CARIBAEA (Pinus caribaea Morelet)
IN BA VI, HA NOI
Trinh Van Hieu1, Can Thi Lan1 , Ngo Van Chinh1, Phan Duc Chinh1,
Quach Manh Tung1, Duong Hong Quan1, Nguyen Duc Kien1, Do Huu Son1
1

Institute of Forest Tree Improvement and Biotechnology
Summary

Evaluated growth and stem quality of Pinus caribaea Morelet progeny test at Ba Vi, Ha Noi, aged 3. The
research aims to determine superior growth variation and stem quality among seed source at four locations:
Ha Noi, Vinh Phuc, Thua Thien - Hue and Da Nang. Elite families were selected and used to improving the
seed source for the Pinus caribaea at Ba Vi. The progeny test at 36 months showed that there was a
significant difference on growth and stem quality (except for branches) among the 4 seed sources in the
trial and the families. Across the whole trial, the overall survival rate was 81%, the average D1.3 (diameter)
was 7.1 cm, the average Hvn (height) was 3.0 m and the average V (stem volume) was 7.1 dm3/tree. The
family groups with the best growth had the Icl (General quality indicators) composite stem quality indicator
at a good level at 3.3 - 4.0/5 points, while the families with inferior growth had a level at 2.7 - 3.2/5 points. At
36 months of age, the seed source from Ha Noi were the outstanding family, followed by the seed source
from Vinh Phuc, then Da Nang and finally Thua Thien - Hue. Further research is required to improve the
current genetic resources by ensuring the continuity of seeding and by re - evaluating the productivity and
quality of current seed sources.
Keywords: Pinus caribaea, growth, progeny testing.

Người phản biện: PGS.TS. Lê Xuân Trường
Ngày nhận bài: 9/10/2020
Ngày thụng qua phn bin: 9/11/2020
Ngy duyt ng: 16/11/2020

112


Nông nghiệp và phát triển nông thôn - K 2 - THáNG 12/2020



×